Liên minh an ninh Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc ở Đông Bắc Á sau chiến tranh lạnh

Tóm lại, trong suốt thời gian qua, liên minh giữa Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc đã định hình cấu trúc tổng thể cho chính sách an ninh của mỗi nước và chính sách an ninh chung cho khu vực Đông Bắc Á. Mặc dù vẫn tồn tại những bất đồng, nhưng hiện nay liên minh Mỹ -Nhật - Hàn đang được củng cố, thích nghi với môi trường an ninh biến động trong khu vực và quốc tế. Trong thời gian vài thập kỷ tới, liên minh này vẫn tồn tại do các bên vẫn còn tồn tại nhiều lợi ích trong việc duy trì mối quan hệ này. Tuy nhiên, việc tăng cường khả năng quân sự, trang bị vũ khí hiện đại và liên tục tăng ngân sách quốc phòng của ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng với các cường quốc khác trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực và quốc tế nhiều biến động phức tạp, đã làm cho cộng đồng quốc tế không thể không lo ngại nguy cơ xuất hiện một cuộc chạy đua vũ trang mới trên thế giới mà nơi xuất phát chính là Đông Bắc Á./

pdf7 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên minh an ninh Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc ở Đông Bắc Á sau chiến tranh lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 102-108 LIÊN MINH AN NINH MỸ - NHẬT BẢN - HÀN QUỐC Ở ĐÔNG BẮC Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH Trường THPT Vĩnh Hưng, Long An Tóm tắt: Liên minh giữa Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc được hình thành trong cuộc Chiến tranh lạnh. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, liên minh này vẫn tiếp tục duy trì, phát triển và có tác động rất lớn đối với tình hình chính trị mỗi nước và cả khu vực Đông Bắc Á. Hiện nay, các nước đang cố gắng nâng cấp liên minh tay ba này lên tầm cao mới, vai trò chính trị của Nhật Bản và Hàn Quốc được nâng lên xứng đáng với địa vị kinh tế của hai nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể nói liên minh giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc có cơ sở từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhật Bản và Hàn Quốc đều được chọn làm “bức màn sắt” ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan rộng ở Châu Á trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trong quá trình hợp tác và duy trì liên minh, giữa ba nước vì lợi ích quốc gia đã không ít lần xảy ra những sóng gió, bất đồng, thậm chí có thời kỳ băng giá kéo dài. Tuy nhiên, mối quan hệ liên minh tay ba này đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong chiến lược của mỗi nước, có tác động lớn đến tình hình an ninh khu vực Đông Bắc Á và cả thế giới từ trong Chiến tranh lạnh cho đến hiện nay. Trên cơ sở trình bày sự hình thành liên minh an ninh Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc, bài viết sẽ nêu rõ mục tiêu, lợi ích của các nước khi tham gia liên minh này. Qua đó phân tích những tác động và thách thức mà liên minh này gặp phải đối với khu vực và thế giới trong giai đoạn hiện nay. 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH LIÊN MINH GIỮA MỸ - NHẬT BẢN - HÀN QUỐC Ở ĐÔNG BẮC Á Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, quan hệ đồng minh Xô - Mỹ trong chiến tranh bị tan vỡ. Tháng 3/1947, “Học thuyết Truman” ra đời chính thức đưa hai cường quốc Xô - Mỹ cùng hai hệ thống TBCN và XHCN bước vào một cuộc chiến mới - Chiến tranh lạnh. Châu Á - Thái Bình Dương (trong đó có Đông Bắc Á) chỉ là vùng ngoại vi, không phải là chiến trường chính của Chiến tranh lạnh. Song, trước sự ra đời của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên (8/1948) và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (10/1949) cùng đi theo con đường XHCN. Sau đó, Trung Quốc kí “Hiệp ước thân thiện và hợp tác” với Liên Xô (2/1950) đã làm cho Mỹ vô cùng lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng lan rộng của “dòng thác đỏ” ở châu Á, nên đã gấp rút xây dựng hàng loạt khối quân sự và liên minh quân sự ở châu Á, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc được chọn là những chốt tiền tiêu đối đầu trực tiếp với Liên Xô và Trung Quốc ở Đông Bắc Á. Đối với Nhật Bản: Sau chiến tranh, Nhật chịu sự chiếm đóng của lực lượng đồng minh để tránh nguy cơ Nhật quay trở lại con đường quân phiệt. Do tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực, Mỹ nhận thấy “trong một thế giới bị chia rẽ như thế này, Nhật Bản là một nhân tố có tác động quyết định trong thế cân bằng lực lượng về phương diện quân sự, kinh tế, chính trị ở Đông Bắc Á” [2, 261]. Với mục tiêu đó, ngày 8/9/1951, “Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật” LIÊN MINH - MỸ - NHẬT BẢN - HÀN QUỐC Ở ĐÔNG BẮC Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH 103 đã được kí kết tại San Francisco. Bình luận về mục đích của hai bên, R. Guillain-nhà nghiên cứu chiến lược của Mỹ viết: đối với Mỹ “Hòa ước với Nhật Bản được đề cập trong hoàn cảnh nguy cơ của chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc bị mất hoàn toàn, Triều Tiên ít nhất mất một nửa. Mỹ cần bảo đảm nắm được Nhật Bản, Nhật Bản phải ở trong phe Mỹ, không có quyền đứng trung lập”. Về phía Nhật, ông cho rằng: “Nhật Bản không có quyền lựa chọn, sự cộng tác của Nhật Bản là sự cộng tác của một nước bị chiếm đóng về quân sự, cần phải thay đổi bằng một sự cam kết tự nguyện và lâu dài làm cho nước Nhật bại trận trở thành dứt khoát là một nước liên kết với Mỹ thắng trận” [1, 320]. Đối với Hàn Quốc: trước sự phân cực mạnh mẽ giữa hai phe tại Đông Bắc Á, Mỹ bắt đầu nhận thấy bán đảo Triều Tiên là một “vùng đệm” lý tưởng, và “Hàn Quốc vừa là một quốc gia tuyến đầu, vừa là một khu vực tập kết, trở thành một tiền tiêu chiến lược ngăn chặn CNCS và bảo vệ Nhật Bản” [7, 79]. Năm 1950-1953, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến được ký kết, sau đó, ngày 1/10/1953, Mỹ và Hàn Quốc đã ký “Hiệp ước phòng ngự chung Mỹ - Hàn”, chính thức thiết lập quan hệ an ninh, quân sự Mỹ - Hàn, Hàn Quốc trở thành đồng minh của Mỹ cho đến nay. Như vậy, bằng những hiệp ước song phương, Nhật Bản - Hàn Quốc trở thành những đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Bắc Á, tạo cơ sở pháp lý cho các lực lượng quân sự Mỹ lưu trú lâu dài ở hai nước. Dù chỉ là những liên minh song phương, nhưng liên minh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã phối hợp rất chặt chẽ trong các chiến lược của Mỹ ở khu vực và trên thế giới trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh. Bước sang thập kỷ 90, Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, CNCS không còn là mối nguy hiểm chủ yếu của Mỹ và đồng minh, cũng có nghĩa là điều kiện hình thành liên minh giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc không còn nữa. Song, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ, sự phức tạp về an ninh khu vực, đặc biệt là sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố là những thách thức mà bản thân mỗi nước không thể tự mình giải quyết. Đây chính là nguyên nhân quan trọng để các nước khẳng định lại sự cần thiết của các hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật; Mỹ - Hàn và hợp tác tay ba Mỹ - Nhật - Hàn trong hoàn cảnh mới. 2. MỤC TIÊU VÀ LỢI ÍCH CỦA CÁC NƯỚC KHI TIẾP TỤC DUY TRÌ LIÊN MINH SAU CHIẾN TRANH LẠNH 2.1. Đối với Mỹ 2.1.1. Lợi ích kinh tế: Sau Chiến tranh lạnh, kinh tế Mỹ phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế năng động nhất thế giới đang tập trung ở Đông Á. Hiện nay, Đông Bắc Á chiếm tới 25% giá trị thương mại toàn cầu, 24% kim ngạch thương mại của Mỹ [4, 23]. Trong đó, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Hàn Quốc đứng hàng thứ 11 của thế giới, có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ. Vì vậy, củng cố liên minh với Nhật Bản-Hàn Quốc sẽ tạo điều kiện cho Mỹ gây sức ép nhằm mở cửa thị trường, giải quyết vấn đề thâm thụt thương mại nặng nề với hai nước. Bên cạnh đó, thời gian gần đây Mỹ phải chia sẻ quyền lực kinh tế với Trung Quốc khi Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản-Hàn Quốc và cả khu vực Đông Á. NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH 104 2.1.2. Mục tiêu an ninh - chính trị * Ngăn chặn Trung Quốc và Nhật Bản: Mục tiêu lớn nhất của Mỹ ở Đông Bắc Á là chống lại bất kỳ một cường quốc nào thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nhật Bản - Hàn Quốc sẽ tạo thành “hai gọng kiềm” giúp Mỹ ngăn chặn, răn đe sự lớn mạnh của Trung Quốc - đối thủ tiềm tàng nguy hiểm của Mỹ. Với vị thế kinh tế đứng hàng thứ ba thế giới (2007), Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ dự báo rằng có thể Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới vào 2015, vượt Mỹ đứng đầu thế giới vào năm 2040 [9]. Quan trọng hơn, Trung Quốc là nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân, là một cường quốc hải quân có khả năng khống chế tuyến giao thông đường biển thiết yếu của Mỹ và các đồng minh trên Biển Đông Mỹ hy vọng tiếp tục liên minh với Tokyo và Seoul sẽ phần nào kiềm chế được Bắc Kinh, hai nước sẽ đóng vai trò then chốt trong chiến lược cân bằng lực lượng giữa các nước lớn ở Đông Bắc Á dưới sự chủ đạo của Mỹ. Đồng thời, trong tính toán của Washington, sự bành trướng thế lực kinh tế của Nhật Bản sẽ làm lung lay địa vị chủ đạo của Mỹ tại khu vực châu Á - TBD. Vì vậy, tăng cường hợp tác an ninh với hai nước còn có mục tiêu kiềm chế chính Nhật Bản. Việc cho phép Nhật có vai trò quân sự lớn hơn không có nghĩa là Mỹ từ bỏ sự nghi ngờ đối với Nhật Bản. Mỹ tiếp tục đóng quân ở Nhật Bản - Hàn Quốc nhằm gián tiếp giám sát Nhật Bản, và sử dụng Hàn Quốc như một tiền đồn quan trọng để kiềm chế Nhật Bản. * Đối phó với các điểm nóng trong khu vực: Đông Bắc Á là nơi vẫn còn những di sản của Chiến tranh lạnh chưa được giải quyết. Đối với Mỹ, việc Bắc Triều Tiên phát triển hạt nhân không chỉ gây bất lợi trong khu vực, Mỹ còn lo ngại Bình Nhưỡng sẽ cung cấp loại vũ khí này cho những phần tử khủng bố hoặc các nước “bất trị”. Bởi thế, Mỹ cần hợp tác chặt chẽ với Tokyo-Seoul, gây sức ép buộc Bình Nhưỡng cam kết ngừng và hủy bỏ chương trình hạt nhân. Mỹ còn yêu cầu hai đồng minh chia sẻ viện trợ, tích cực hợp tác với Mỹ giải quyết vấn đề hạt nhân này thông qua đàm phán song phương và đa phương. Mặc khác, Đài Loan cũng là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm đối với Mỹ và quan hệ Mỹ - Trung. Washington muốn tránh đối đầu với Bắc Kinh ở eo biển này, vì lúc này Mỹ đang dồn sức của mình vào cuộc chiến chống khủng bố trên chiến trường Trung Đông. Vì thế, duy trì lực lượng đồn trú của Mỹ trên lãnh thổ hai đồng minh ở khu vực, thực hiện chính sách mềm dẽo đối với Trung Quốc là việc làm cần thiết nhất đối với Mỹ. * Tăng cường “chia sẻ trách nhiệm” về kinh phí cho quân đội Mỹ đóng trên lãnh thổ hai nước, cũng như các vấn đề về an ninh khu vực và quốc tế. Mặc dù là siêu cường duy nhất, Mỹ không thể một mình đảm đương tất cả mọi chi phí quân sự khắp toàn cầu. Hơn nữa, sau Chiến tranh lạnh, sức mạnh tổng hợp của Mỹ đã bị giảm sút tương đối. Nhật Bản - Hàn Quốc có nền kinh tế phát triển cao, có thể chia sẻ với Mỹ về vấn đề này. Năm 2006, Tokyo đóng góp hơn 70% chi phí cho việc duy trì quân Mỹ trên đất Nhật và Seoul đóng góp 38% kinh phí cho lực lượng đồn trú của Mỹ trên đất Hàn. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới tùy thuộc vào sự biến động tình hình an ninh trong khu vực [8]. Đóng góp này đã giúp Mỹ giảm bớt gánh nặng chi phí quốc phòng, tập trung vào phục hồi kinh tế nhằm xoa dịu làn sóng phản đối trong nước. Chính vì có nhiều lợi ích như vậy nên Mỹ không ngừng tìm mọi cách duy trì và nâng cấp quan hệ an ninh Mỹ - Nhật; Mỹ - Hàn và liên minh Mỹ-Nhật-Hàn trong tình hình mới. LIÊN MINH - MỸ - NHẬT BẢN - HÀN QUỐC Ở ĐÔNG BẮC Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH 105 2.2. Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, do nhu cầu tái thiết đất nước, cả hai nước đều dựa vào “ô an ninh” và viện trợ của Mỹ. Không thể phủ nhận rằng chính nhờ sự bảo hộ và nguồn viện trợ này đã tạo nên “cú hích” ban đầu để Nhật tạo ra sự “thần kỳ Nhật Bản” từ thập kỷ 50-70 và Hàn Quốc với “kỳ tích Sông Hàn” những năm 60-90 của thế kỷ XX, trở thành những đối tác cạnh tranh gay gắt với Mỹ. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trong bối cảnh quốc tế mới “nhân tố Mỹ” vẫn là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế và an ninh của hai nước. Nhật Bản và Hàn Quốc đều tìm được những lợi ích kinh tế và an ninh cho mình khi tiếp tục liên minh với Mỹ. 2.2.1. Lợi ích kinh tế: Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế, khoa học và công nghệ hiện đại, nắm quyền chi phối và có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và tài chính toàn cầu. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mỹ - Nhật và Mỹ - Hàn có giảm so với thời kỳ trước nhưng Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn của hai nước. Hiện nay, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Nhật Bản, và là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc [8]. Bên cạnh đó, Mỹ cũng là nước đi tiên phong trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại nên cả hai nước vẫn dựa nhiều vào thị trường và đầu tư của Mỹ để tiếp tục củng cố sự thịnh vượng của đất nước mình. 2.2.2. Lợi ích an ninh: Cũng như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều cho rằng Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên là những thách thức an ninh hiện tại và cả trong tương lai của họ. Khả năng hạt nhân của những nước này có thể đe dọa trực tiếp đến an ninh Nhật Bản trong bối cảnh Hiến pháp hòa bình và những nguyên tắc phi hạt nhân không cho phép Nhật trở thành một cường quốc hạt nhân, cho dù Nhật Bản có thừa sức mạnh kinh tế để thực hiện điều này. Tokyo không thể không lo ngại vì sự gần gũi địa lý sẽ làm cho bất kỳ tên lửa nào được triển khai ở Bắc Kinh hay Bình Nhưỡng có thể bắn tới bất kỳ chỗ nào trên đất Nhật. Thủ đô Seoul, nơi tập trung đến 1/4 dân số và 1/3 GNP của Hàn Quốc, là trung tâm văn hóa, thương mại lớn của khu vực chỉ nằm cách khu phi quân sự chưa đầy 50km, hoàn toàn nằm trong tầm ngắm tên lửa của Bắc Triều Tiên. Cho nên, cam kết phòng thủ với Mỹ luôn được Nhật Bản và Hàn Quốc xem là nền tảng của an ninh quốc gia. Từ liên minh này, hai nước sẽ thuận lợi hơn trong quan hệ với Nga, Trung Quốc và đàm phán với Bình Nhưỡng. Hơn nữa, nhờ có sự bảo hộ an ninh của Mỹ, Nhật Bản - Hàn Quốc giảm ngân sách quân sự và chi phí an ninh khác, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước. Gần đây, theo xu hướng chung của thế giới trong cuộc chiến chống khủng bố, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng ngân sách quốc phòng, song hai nước vẫn xem sự bảo trợ của Mỹ là chủ yếu đối với an ninh quốc gia của mình. 2.2.3. Lợi ích chính trị: Trong nửa thế kỷ qua, do sự ràng buộc của Hiến pháp hòa bình 1946, tiếng nói chính trị của Nhật Bản chưa tương xứng với vị thế kinh tế. Sau sự kiện 11/9, Nhật Bản gửi chiến hạm đến Ấn Độ Dương để hỗ trợ cho quân đội Mỹ tấn công Afghanistan (2001). Năm 2003, Nhật đưa lực lượng của mình sang làm nhiệm vụ hậu cần trong cuộc chiến ở Iraq Những động thái này làm cho các nước trong khu vực châu Á - TBD càng nghi kỵ sâu sắc hơn đối với Nhật Bản. Tiếp tục liên minh với Mỹ cho phép Nhật Bản xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực dễ dàng hơn. Đối với Hàn Quốc, việc phi hạt nhân hóa, lập lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên là vấn đề trọng tâm và xuyên suốt của liên minh Mỹ - Hàn trong năm thập kỷ qua. Gần đây, Hàn Quốc đã có nhiều nỗ lực trong chiến lược đối với Bắc Triều Tiên như “Chính sách Ánh Dương” của tổng thống Kim Dea Jung và chính sách “Ngoại giao cân bằng ” của chính quyền Roh Moo Hyun NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH 106 nhằm sử dụng sức mạnh kinh tế để chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai miền, giảm bớt những nghi ngờ cùng tiến tới hòa bình và thống nhất. Song, những cố gắng của bản thân Hàn Quốc chưa đủ sức làm “hạ nhiệt” căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng vẫn sử dụng con bài hạt nhân để thách thức Mỹ và các nước đồng minh, nhiều lần thử tên lửa và dọa biến Seoul thành biển lửa [5, 98]. Vì vậy, một mặt Hàn Quốc vẫn xúc tiến các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng trong thương lượng hòa bình, mặc khác Hàn Quốc vẫn tiếp tục dựa vào “ô hạt nhân” của Mỹ. Hơn nữa, quan hệ an ninh Mỹ - Hàn tốt đẹp sẽ thúc đẩy kế hoạch Washington trao quyền chỉ huy thời chiến cho Seoul thuận lợi hơn, nâng cao vị thế của Hàn Quốc trên bản đồ chính trị thế giới. Tóm lại, với những lợi ích như trên, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều thấy sự cần thiết củng cố liên minh an ninh với Mỹ. Đây là nguyên nhân chủ yếu để các bên điều chỉnh hiệp ước an ninh, bất chấp những xung đột và tranh chấp về thương mại. Gần đây những cuộc viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia 3 nước càng thấy rõ tầm quan trọng của mối liên hệ giữa Mỹ và hai đồng minh chiến lược này. - Quan hệ song phương giữa Nhật Bản - Hàn Quốc: Đây là “một cạnh” mà Mỹ quan tâm nhất trong tam giác Mỹ - Nhật - Hàn. Tuy hai nước đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1965), nhưng sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa Tokyo và Seoul vẫn rất lạnh nhạt do còn nhiều bất đồng về tranh chấp lãnh thổ và những “ân oán” trong chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Song, vì lợi ích quốc gia, hai nước phải khép lại những bất đồng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hướng tới tương lai. Năm 1998, tuyên bố chung về “quan hệ đối tác mới giữa Hàn Quốc - Nhật Bản trong thế kỷ XXI” được thông qua đã mở ra một trang mới trong quan hệ giữa hai nước. Về kinh tế, quan hệ buôn bán giữa hai nước phát triển rất tốt, bằng nguồn vốn ODA, Nhật Bản giúp Hàn Quốc vượt qua khủng hoảng 97/98. Hiện nay, Nhật Bản là đối tác thương mại thứ 3 của Hàn Quốc, Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại thứ 3, là nước đầu tư lớn thứ 2 của Nhật Bản [6]. - Quan hệ an ninh: Cả Nhật Bản và Hàn Quốc cùng chia sẻ lo ngại về những tổn thất trực tiếp mà hai nước phải gánh chịu nếu Mỹ có biện pháp cứng rắn với Bắc Triều Tiên nên hai nước coi việc hợp tác an ninh quân sự là điều quan trọng và cần thiết đối với nhau. Ngày 28/4/2008, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố hai nước đang thúc đẩy việc ký kết một hiệp định hợp tác quân sự toàn diện đầu tiên, hiệp định sẽ phác thảo những quy định chung trong việc hợp tác và trao đổi nhân viên, nghiên cứu và diễn tập cứu hộ hải quân. Đây là dấu hiệu ấm dần lên trong quan hệ an ninh, quân sự giữa hai nước dù vẫn còn tồn tại cuộc tranh chấp về hòn đảo Dokdo/Takeshima. Những động thái trên không chỉ giúp giải tỏa những khúc mắc giữa hai nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc triển khai cơ chế an ninh ba bên Mỹ - Nhật - Hàn đã được chính thức hóa từ năm 1997. Có thể thấy điều này qua những hoạt động hợp tác giữa Mỹ - Nhật - Hàn trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Những thỏa thuận chung giữa ba nước luôn có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của tiến trình đàm phán đa phương. Với cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động, Nhật Bản- Hàn Quốc là hai trong số ít các đồng minh ủng hộ nhiệt tình nhất. Trong cuộc chiến ở Afghanistan (2001), Nhật Bản đã cung cấp khoảng 120 triệu thùng nhiên liệu trị giá 168 triệu USD cho các tàu chiến của liên quân. Hàn Quốc đã đưa 200 binh sĩ đến Afghanistan và viện trợ 45 triệu đô-la cho nước này [10]. Trong cuộc chiến ở Iraq (2003), dù Mỹ vấp phải sự phản đối của nhiều nước kể cả những đồng minh thân thuộc, nhưng Tokyo và Seoul LIÊN MINH - MỸ - NHẬT BẢN - HÀN QUỐC Ở ĐÔNG BẮC Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH 107 vẫn ủng hộ quyết định của Washington. Ngày 18/12/2003 Tokyo gửi 1.000 quân thuộc lực lượng phòng vệ đến Samawah, giúp khu vực này xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp nước sạch và trợ giúp y tế. Ngoài ra, Nhật còn cam kết đóng góp một khoản viện trợ trị giá khoảng 5 tỷ USD tái thiết Iraq. Hàn Quốc đã cam kết sẽ triển khai 3.600 quân tới Iraq theo yêu cầu của Mỹ, trở thành nước có quân số lớn thứ 3 sau Mỹ và Anh [10]. Đây là những minh chứng cho sự hợp tác an ninh tay ba Mỹ - Nhật - Hàn sau Chiến tranh lạnh. 3. TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH ĐỐI VỚI AN NINH KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á 3.1. Đối với khu vực: Trên một mức độ nhất định, liên minh này góp phần duy trì hòa bình, ổn định tại Đông Bắc Á. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là những nhân tố chủ yếu trong tiến trình đàm phán để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Năm 2007, “Hiệp định về những bước đi đầu tiên hướng đến việc giải trừ vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên” của 6 bên gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và hai miền Triều Tiên đã được ký tại Bắc Kinh. Hiệp định này được xem là một chất xúc tác tiến tới thành lập “Diễn đàn an ninh Đông Bắc Á” để tập trung giải quyết một số vấn đề như kiểm soát vũ khí, quản lý khủng hoảng, ngăn ngừa và giải quyết xung đột [3, 32]. Đây là một cố gắng lớn của ba nước đối với tình hình an ninh trong khu vực. Mặc khác, sự tồn tại của liên minh Mỹ - Nhật - Hàn trong nhiều thập kỷ qua ít nhiều làm cho nó trở thành một nhân tố thường xuyên trong bức tranh an ninh ở Đông Bắc Á. Hơn nữa, khu vực này vẫn chưa có cơ chế an ninh đa phương giống như châu Âu, các nước lớn vẫn còn nhiều nghi kỵ, chưa xây dựng được lòng tin với nhau. Sự biến mất của liên minh này chắc chắn sẽ làm đảo lộn những tính toán chiến lược của các nước trong khu vực và có khả năng tạo ra một khoảng trống quyền lực và các cường quốc khác sẽ tìm cách thay thế vào khoảng trống đó. Điều này sẽ không có lợi cho an ninh khu vực vốn đã nhiều phức tạp như Đông Bắc Á. Tuy nhiên, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản dù nhằm mục tiêu bảo vệ Nhật Bản - Hàn Quốc song nó đã gây nên mối nghi ngờ đối với nhiều quốc gia khác. Việc Mỹ nhấn mạnh đến vai trò lực lượng quân sự trong các liên minh, đã đi ngược lại xu thế của thời đại là hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển, gây khó khăn trong việc xây dựng các cơ chế hợp tác an ninh đa phương ở khu vực. Đây là những thách thức lớn đối với ba nước nếu tiếp tục duy trì liên minh. Nhất là khi các nước chuẩn bị đưa liên minh Mỹ - Nhật - Hàn phát triển thành liên minh châu Á - TBD (PAPSU) để đối trọng với sự hợp tác quân sự trong tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và đối phó với những nguy cơ bất ổn ở Đông Á - Thái Bình Dương. Muốn được như vậy, liên minh này phải được mở rộng về quy mô, có cơ chế vận hành rõ ràng hơn, Mỹ phải có chính sách bình đẳng và tôn trọng hơn đối với đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc... 3.2. Đối với Việt Nam: Thực hiện phương châm “đa phương hóa, đa dạng hóa” trong chính sách đối ngoại, chúng ta đang có quan hệ tốt đẹp với Mỹ, các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á trên nhiều phương diện. Đối với liên minh Mỹ - Nhật - Hàn và tình hình an ninh ở Đông Bắc Á, Việt Nam luôn bày tỏ hy vọng các bên liên quan giải quyết các vấn đề “nóng” của khu vực bằng con đường hòa bình thông qua hiệp thương và đối thoại, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước, không để xung đột vũ trang leo thang thành cuộc chiến mới. Hơn nữa, là nước được xem là đứng giữa các cường quốc, làm thế nào để cân bằng mối quan hệ với các nước lớn đang là bài toán khó đối với Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần có NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH 108 chính sách linh hoạt và cân bằng giữa các nước lớn, khôn khéo tận dụng những khác biệt về lợi ích giữa họ với nhau, không để “được lòng” nước này nhưng “mất lòng” nước khác, gắn lợi ích của Việt Nam với lợi ích an ninh của các nước láng giềng trong khu vực để tạo cho nước ta một vị thế quốc tế thuận lợi hơn, góp phần bảo vệ sự lợi ích quốc gia và hòa bình trong khu vực, hướng tới một Đông Á hòa bình, ổn định, phồn vinh và phát triển. KẾT LUẬN Tóm lại, trong suốt thời gian qua, liên minh giữa Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc đã định hình cấu trúc tổng thể cho chính sách an ninh của mỗi nước và chính sách an ninh chung cho khu vực Đông Bắc Á. Mặc dù vẫn tồn tại những bất đồng, nhưng hiện nay liên minh Mỹ -Nhật - Hàn đang được củng cố, thích nghi với môi trường an ninh biến động trong khu vực và quốc tế. Trong thời gian vài thập kỷ tới, liên minh này vẫn tồn tại do các bên vẫn còn tồn tại nhiều lợi ích trong việc duy trì mối quan hệ này. Tuy nhiên, việc tăng cường khả năng quân sự, trang bị vũ khí hiện đại và liên tục tăng ngân sách quốc phòng của ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng với các cường quốc khác trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực và quốc tế nhiều biến động phức tạp, đã làm cho cộng đồng quốc tế không thể không lo ngại nguy cơ xuất hiện một cuộc chạy đua vũ trang mới trên thế giới mà nơi xuất phát chính là Đông Bắc Á./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Giảng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế từ chiến tranh thế giới thứ hai đến chiến tranh Triều Tiên (1939-1952), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Edwin O. Reischauer (1998), Nhật Bản quá khứ và hiện tại, NXB Khoa học Xã hội. [3] Nguyễn Ngọc Hùng (2008), Triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 3(85), tr. 28-34. [4] Jason T. Shaplen - James Laney (2008), Sự suy yếu quyền lực của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 4(86), tr. 20-32. [5] Thông tấn xã Việt Nam (2004), Nóng bỏng trên bán đảo Triều Tiên, NXB Thông tấn xã. [6] Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo số 7 năm 2005. [7] Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo ngày 2/10/2006. [8] Zbigniew Brzezinski (1999), Bàn cờ lớn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [9] [10] [11] Title: THE SECURITY ALLIANCE OF THE US - JAPAN - SOUTH KOREA IN NORTH- EAST ASIA AFTER THE COLD WAR Abstract: The Security Alliance of the US - Japan - South Korea was established in The Cold War. Although the cold war stopped, this alliance has still continued to maintain and develop. The security alliance of the US - Japan - South Korea has a great effect on the politics of each nation and North-East Asian area. Nowadays, they have tried to upgrade this organization in order to keep up with the development of the world. Japan and Korea have played an important role in politics as well as in economy both in their region and in the world. ThS. NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH, GV Trường THPT Vĩnh Hưng, Long An.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21_340_nguyenthimyhanh_17_nguyen_thi_my_hanh_5683_2021187.pdf
Tài liệu liên quan