* Vận dụng kiến thức vừa học để thiết kế các tình huống dạy học mới
Các tình huống có vấn đề có thể ở trong kiến thức bài học, trong cuộc sống xung quanh,
ngay tại địa phương các em, có thể giống hoặc khác với những kiến thức mà các em đã
học. Tuy nhiên trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới các tình huống này lại thể hiện
khác nhau, điều quan trọng là các em phải nhận diện được vấn đề, phân loại nó và đưa
về đúng bản chất, sau đó dựa vào hiểu biết đó giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
Quay trở lại ví dụ chống lũ ở trên: Vì sao đồng bằng Sông Cửu Long chống lũ bằng
cách sống chung với lũ, đồng bằng Bắc Bộ phương châm là chống lũ triệt để của hai hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình, miền Trung có thể chống lũ bằng biện pháp này
không? Với tình huống này các em phải lí giải được lí do 2 đồng bằng trên sử dụng các
biện pháp đó? Miền Trung sử dụng 2 biện pháp đó có được không? Trước tình huống
đó, giáo viên dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề theo hướng phân tích các đặc điểm khác
biệt của miền Trung về địa hình, sông suối, lượng mưa Dựa vào các đặc điểm đó đưa
ra kết luận về biện pháp chống lũ của miền Trung là “né tránh, thích nghi và hạn chế
bằng các biện pháp công trình và phi công trình”. Như vậy, qua ví dụ trên cho thấy
cũng phòng chống lũ nhưng mỗi địa phương có biện pháp khác nhau và học sinh cần
giải thích được vì sao lại có sự khác nhau đó trong cùng một hiện tượng. Tương tự như
vậy các em phải lí giải được vấn đề về thực tế nguồn lao động ở Nghệ An và Thanh Hóa
bị từ chối ở các tỉnh miền Nam đã được nêu ở phần trên. Thực trạng này cũng phản ánh
phần nào về vấn đề đào tạo nghề, vấn đề cung ứng nguồn lao động trong giai đoạn mới
của nước ta, đúng như lời một người lao động trong số đó đã nói:“Bao nhiêu năm nay
không có ai chỉ ra cái hay, cái dở cho tụi em để đến giờ mới nên nổi” [10].
Thông qua cách giải quyết các vấn đề trên các em có cách nhìn thực tế chính xác hơn,
linh hoạt hơn và quan trọng hơn, tạo nên tính chủ động, thích ứng khi hòa nhập vào
cuộc sống.
3. KẾT LUẬN
Qua phân tích cho thấy, dạy học Địa lí sẽ khó đạt hiệu quả cao nếu không lồng ghép,
liên hệ và dựa vào thực tế. Địa lí là môn học về cuộc sống, vì cuộc sống nên ý nghĩa
thực tiễn trong mỗi bài học được xem là mục tiêu quan trọng trong dạy học hiện nay.
Việc gắn kết tri thức khoa học với các vấn đề thực tế cần xác định không chỉ dừng lại ở
việc làm rõ kiến thức bài học mà quan trọng hơn là khả năng huy động sự tham gia,
hứng thú của học sinh trong việc phát hiện, giải quyết vấn đề. Cách tổ chức dạy học này
vừa sinh động hóa bài học đồng thời phát triển được năng lực của người học đáp ứng
được yêu cầu, mục tiêu dạy học ở phổ thông hiện nay
10 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên hệ thực tế địa phương tỉnh Nghệ An trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT - Võ Thị Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(32)/2014: tr. 52-61
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƢƠNG TỈNH NGHỆ AN
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 THPT
VÕ THỊ VINH
Trường Đại học Vinh
Tóm tắt: Địa lí là môn học gắn liền với thực tế. Tuy nhiên, việc liên hệ thực
tế trong dạy học địa lí chƣa có hiệu quả cao, đây chính là nguyên nhân làm
giảm ý nghĩa của môn Địa lí trong hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh
phổ thông, trong đó đáng chú ý là lớp 12. Xác định đúng kiến thức cần liên
hệ, cách thức liên hệ và vai trò của ngƣời học là những vấn đề cần đƣợc
cụ thể trong dạy học Địa lí nói chung và dạy học Địa lí lớp 12 nói riêng. Với
yêu cầu trên, bài báo đã phân tích những lợi thế của kiến thức Địa lí lớp 12,
từ đó đề xuất một số cách thức liên hệ thực tế và đƣa ra một số các dẫn
chứng cụ thể để minh họa cho vấn đề này.
Từ khóa: liên hệ thực tế, thực tế địa phƣơng, dạy học địa lí
1. MỞ ĐẦU
Liên hệ thực tế, nhất là thực tế địa phƣơng là một phần không thể thiếu trong dạy học
Địa lí. Ngoài việc làm rõ kiến thức bài học, thực tế còn là môi trƣờng giúp rèn luyện các
năng lực cho ngƣời học. Tiếp cận với nội dung Địa lí lớp 12, học sinh sẽ nghiên cứu các
vấn đề về tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng, địa phƣơng trên phạm vi cả nƣớc. Với
những kiến thức đó, để sinh động hóa bài học và giúp học sinh có đƣợc những kĩ năng
giải quyết các vấn đề thực tế sau khi ra trƣờng, trong tổ chức dạy học, giáo viên nên dựa
vào thực tế, bằng thực tế để khái quát nên tri thức khoa học [1], [2], [6]. Đây chính là
mục tiêu và định hƣớng của dạy học địa lí nói chung và dạy học địa lí lớp 12 nói riêng.
2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ LIÊN HỆ THỰC TẾ
2.1. Một số quan điểm về liên hệ thực tế trong dạy học
“Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận và là tiêu chuẩn của chân lý; sự
hình thành và phát triển của lý luận xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn; lý luận phải được kiểm nghiệm, được bổ sung và phát triển trong thực tiễn”[6].
Nhƣ vậy, xét đến cùng mọi nghiên cứu của khoa học đều xuất phát từ thực tiễn, trong
thực tiễn và vì thực tiễn. Với ý nghĩa đó, trong nghiên cứu khoa học cũng nhƣ trong dạy
học phải xác định thực tiễn là đích, bằng cách nào cũng phải tiến đến đích và phải xác
định rằng: “Dạy tốt là khi giảng bài phải gắn liền với thực tiễn, làm cho học sinh dễ
hiểu, dễ nhớ và có thể áp dụng điều mình đã học vào công tác thực tiễn được” [7]. Để
nội dung bài học đƣợc thực tiễn hóa và thực tiễn đi vào kiến thức bài học một cách tự
nhiên, đòi hỏi vai trò của mỗi giáo viên, cụ thể là khả năng lựa chọn kiến thức, thời
điểm, hình thức, đặc biệt là khả năng sử dụng phƣơng pháp dạy học để lôi cuốn, khuyến
khích sự tham gia, nói cách khác “không nên đi theo con đường sao chép lí luận ở đâu đó
rồi nhồi cho người học, vì học như vậy là kiểu học sách vở. Nên theo con đường có một
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƢƠNG TỈNH NGHỆ AN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ... 53
lí luận hướng dẫn ban đầu rồi bắt tay hoạt động thực tiễn, dùng thực tiễn này mà củng
cố lí luận, kế thừa có phê phán lí luận của người khác, rồi lại hoạt động thực tiễn, cứ
thế theo mối quan hệ qua lại giữa lí luận và thực tiễn mà đi lên” [9].
Nhƣ vậy, từ rất lâu, việc liên hệ thực tế trong dạy học đã đƣợc các nhà giáo dục quan
tâm và phân tích. Dù trong nghiên cứu hay dạy học, gốc rễ vẫn là thực tiễn, đây chính là
nguyên tắc mà trong dạy học cần bám sát và thực hiện.
2.2. Liên hệ thực tế địa phƣơng trong dạy học địa lí
Liên hệ thực tế địa phƣơng là việc sử dụng các bối cảnh, tƣ liệu của thực tế địa
phƣơng để tạo nên các tình huống có vấn đề trong các bài giảng trên lớp hoặc tổ chức
các hoạt động thực hành, ngoại khoá cho học sinh. [2], [8]
Liên hệ thực tế địa phƣơng trong dạy học địa lí chính là thu thập các sự kiện, vấn đề...
đã và đang diễn ra ở các địa phƣơng có gắn liền với các nội dung bài học để giúp học
sinh nắm vững kiến thức, từ đó vận dụng vào thực tiễn.
Trong dạy học địa lí nói chung, dạy học địa lí 12 nói riêng, liên hệ thực tế là một phần
không thể thiếu bởi kiến thức địa lí là kiến thức về thực tế cuộc sống, các nhà khoa học
khái quát thành các vấn đề học tập giúp các em tiếp cận dƣới dạng kiến thức khoa học.
Nhƣ vậy liên hệ thực tế địa phƣơng trong dạy học Địa lí lớp 12 cần đi theo hai chiều: Sử
dụng dữ liệu thực tế vào bài dạy và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề
thực tế địa phƣơng. Đây cũng chính là một trong ba nhóm mục tiêu kĩ năng của môn
Địa lí phổ thông do Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định năm 2006.
Để những kiến thức khoa học có giá trị ứng dụng trong thực tiễn thì mỗi giáo viên phải
xác định đƣợc sự cần thiết, cách thức, hình thức, thời điểm để liên hệ kiến thức thực tiễn
có hiệu quả. [6], [8]
2.3. Chƣơng trình Địa lí lớp 12 và các vấn đề thực tế địa phƣơng
2.3.1. Chương trình Địa lí lớp 12
Chƣơng trình Địa lý lớp 12 gồm 4 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cƣ, Địa lí kinh tế - xã
hội và địa lí địa phƣơng. Chƣơng trình này tiếp tục mở rộng, nâng cao so với chƣơng
trình địa lí Việt nam ở cấp Trung học cơ sở. Có thể xem bố cục của nội dung kiến thức
sách giáo khoa địa lí lớp 12 đƣợc cấu tạo theo dạng các vấn đề cụ thể: Vấn đề chung của
cả nƣớc, vấn đề của các vùng và sau cùng là vấn đề của địa phƣơng. Cụ thể nhƣ sơ đồ 1.
54 LÊ THỊ LÀNH
Sơ đồ 1. Nội dung sách giáo khoa địa lí lớp 12
2.3.2. Các vấn đề của thực tế địa phương gắn liền với kiến thức địa lí lớp 12
Bảng 1. Các vấn đề cụ thể của thực tế địa phương gắn liền với kiến thức Địa lí lớp 12
Các vấn đề của thực tế
Môi trƣờng tự nhiên
xung quanh
• Không khí đang bị ô nhiễm (do hoạt động sản xuất của làng
nghề...)
Các hậu quả ô nhiễm MT gây ảnh hƣởng đến sức khoẻ, đời
sống của ngƣời dân; nhu cầu đƣợc sống trong môi trƣờng
đảm bảo an toàn;
• Nƣớc
• Đất
• Đa dạng sinh học
Kinh tế - xã hội
• Tăng trƣởng
• Năng suất, hiệu quả
• Thị trƣờng
• Tệ nạn xã hội
• Đạo đức lối sống
• Giáo dục, tuyên truyền
• Đô thị hóa, giao thông
Liên ngành - đa lĩnh vực
• Nghèo đói
• Biến đổi khí hậu
• Toàn cầu hóa
• Bệnh dịch
• Chiến tranh
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
ĐỊA LÍ
TỰ NHIÊN
ĐỊA LÍ
DÂN CƢ
ĐỊA LÍ
KINH TẾ
ĐỊA LÍ
ĐỊAPHƢƠNG
Vị trí địa
lí và lịch
sử phát
triển
lãnh thổ
Đặc
điểm
chung
của tự
nhiên
Vấn
đề sử
dụng
và
bảo
vệ tự
nhiên
Đặc
điểm
dân
số và
phân
bố
dân
cƣ
Lao
động
việc
làm
Đô
thị
hóa
Địa lí
ngành
kinh tế
Địa
lí
vùng
kinh
tế
Tìm
hiểu
địa lí
tỉnh,
thành
phố
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƢƠNG TỈNH NGHỆ AN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ... 55
Kiến thức thực tế đƣợc xác định để liên hệ là các vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp, trùng hợp hoặc tích hợp với kiến thức của bài học và xoay quanh các vấn đề về
môi trƣờng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và các kiến thức liên ngành
– đa lĩnh vực, Cụ thể nhƣ bảng 1 ở trên.
2.4. Liên hệ thực tế địa phƣơng trong dạy học địa lí lớp 12
a. Một số yêu cầu trong việc liên hệ thực tế địa phương
Để thực hiện việc dạy học bằng liên hệ thực tế địa phƣơng, bƣớc đầu tiên đóng vai trò
tiên quyết là phát hiện vấn đề. Trƣớc tiên, cần phải căn cứ vào nội dung bài học để lựa
chọn các vấn đề trong thực tế có liên quan, mức độ liên quan, sau đó dự kiến cách thức
liên hệ và kết quả đạt đƣợc Ngoài ra, chúng ta phải phân tích, nhận diện các vấn đề
thực tế đang diễn ra, trong số đó vấn đề nào là phù hợp, có khả năng làm rõ kiến thức
bài học, hình thành các kĩ năng và thái độ cho ngƣời học. Để có hiệu quả cao, trong tổ
chức dạy học cần đi theo các hƣớng sau:
* Chọn các kiến thức thực tế tiêu biểu gắn liền với kiến thức bài học
Mỗi địa phƣơng đều có đầy đủ các vấn đề để chúng ta liên hệ. Tuy nhiên, chúng ta nên
lựa chọn các kiến thức đại diện, tiêu biểu cho một vấn đề nào đó. Ví dụ, khi nói về vấn
đề giao thông tắc nghẽn thì chúng ta nên chọn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, khi
nói về ảnh hƣởng của địa hình đến lƣợng mƣa thì chúng ta liên hệ về lƣợng mƣa lớn ở
Huế mỗi khi có gió mùa Đông Bắc thổi theo hƣớng vuông góc với dãy núi Bạch Mã,
biến đổi khí hậu với việc nƣớc biển dâng gây nhập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
bằng sông Cửu Long, lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ Các
kiến thức đƣợc lựa chọn để liên hệ, một mặt, làm sáng rõ kiến thức bài học, mặt khác có
tác dụng kích thích khả năng tìm tòi cách giải quyết cho các vấn đề này.
* Kiến thức liên hệ phải phản ánh trung thực, chính xác hiện trạng của địa phương
Đây là một yêu cầu cần thiết tạo niềm tin vào tri thức khoa học, đồng thời giúp học sinh
có đƣợc một cách nhìn tổng quát và đúng bản chất các vấn đề thực tiễn. Thông thƣờng
khi liên hệ theo hƣớng này, các vấn đề thực tế đƣợc lựa chọn ngoài việc với kiến thức
bài học còn có tính nóng, thời sự để kích thích hứng thú của học sinh. Vì vậy, cần xem
xét bản chất của nó hơn là tính nhất thời, giai đoạn và điều quan trọng hơn hết là tìm ra
căn nguyên của vấn đề, những thực trạng tiềm ẩn bên trong của nó từ đó đƣa ra định
hƣớng giải quyết. Xem xét dƣới mục đích đó, Địa lí lớp 12 sẽ có các vấn đề nhƣ: Biển,
đảo, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giải quyết việc làm, lãng phí lao động, tài nguyên, ô
nhiễm môi trƣờng, bất hợp lí trong quản lí làm nảy sinh các vấn đề xã hội trong thời
gian qua.
* Đi theo hướng từ diễn dịch đến quy nạp
Có nhiều cách để chúng ta liên thực tiễn trong dạy học. Đối với Địa lí, để phát huy tính
tích cực của học sinh, trong dạy học nên để học sinh tự nêu các vấn đề theo gợi ý của
giáo viên, sau đó dựa vào các vấn đề thực tế đó tổ chức các hoạt động giải quyết vấn đề
và cuối cùng khái quát thành kiến thức khoa học. Ví dụ, mục b của bài 31. Tình hình
56 LÊ THỊ LÀNH
phát triển các trung tâm du lịch chủ yếu, giáo viên yêu cầu học sinh kể các tháng mà du
lịch biển Cửa Lò phát triển mạnh nhất, sau đó nêu nhận xét về tổng thời gian/1 năm hoạt
động của du lịch biển Cửa lò nói riêng và cả nƣớc nói chung, từ đó đặt ra các vấn đề
sau: Vì sao rất nhiều nƣớc trên thế giới du lịch biển phát triển quanh năm trong khi
nƣớc ta loại hình này đang bị chi phối bởi tính mùa vụ. Nƣớc ta cần phải đƣa ra những
giải pháp nào để hạn chế đặc điểm trên...
- Định hướng, khuyến khích học sinh phát hiện và đề xuất biện pháp giải quyết các vấn
đề của thực tiễn
Những vấn đề của cuộc sống đang từng giờ, từng ngày diễn ra, học sinh đang chịu tác
động của ô nhiễm nƣớc, không khí, văn hóa giao thông, xây dựng nông thôn mới, xóa
đói giảm nghèo, biến đổi khí hậu Để có đƣợc cách nhìn tổng quan, chính xác và sinh
động, giáo viên cần khuyến khích học sinh tự trình bày các vấn đề trên theo cách nhìn
của các em, thông qua đó để hình thành kiến thức khoa học. Ví dụ khi dạy mục 3 của
bài 18. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế -xã hội, giáo viên cho học sinh
nêu một số dấu hiệu nhƣ:
+ Em hãy kể tên các hoạt động kinh tế - xã hội không chính quy đang diễn ra trên các
vỉa hè thành phố Vinh
+ Hiện nay có 2 ý kiến trái chiều: Nên chấp nhận kinh tế vỉa hè như một thực thể trong
nền kinh tế hoặc nên xóa bỏ các hoạt động này. Em sẽ chọn ý kiến nào? Vì sao? Nêu
một số ý kiến đề xuất của bản thân cho ý kiến đã chọn.
Hoặc khi dạy mục c - Gió mùa, bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa chúng ta có
thể gợi mở một số dấu hiệu về biểu hiện của gió mùa nhƣ:
+ Vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 ở Nghệ An các em thấy có sự thống trị của loại gió
nào?
+ Biểu hiện của nó sao?
+ Vì sao nó chỉ hoạt động chủ yếu ở Bắc Trung Bộ?
+ Gia đình em đã thích ứng với nó nhƣ thế nào?
b. Liên hệ thực tế địa phương trong các bài học Địa lí lớp 12
* Vận dụng kiến thức thực tiễn địa phương để làm sáng tỏ kiến thức bài học
Thực tế địa phƣơng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển khả năng nhận
thức và nhân cách học sinh. Các vấn đề thực tế đang diễn ra giúp các em tƣ duy trực
quan, sinh động và dễ hiểu hơn các kiến thức bài học. Hơn thế, bƣớc đầu các em có sự
quan tâm đến những vấn đề, sự kiện diễn ra trong thực tế, qua đó phát triển vốn sống, kĩ
năng sống ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Đó là phƣơng pháp giáo dục tốt để
các em từng bƣớc hình thành và phát triển nhân cách bền vững. Việc liên hệ kiến thức
bài học theo hƣớng này đƣợc thể hiện một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không khiên cƣỡng
hay áp đặt, các kiến thức thực tiễn đƣợc liên hệ ở đây chính là những minh chứng sống
động cho các vấn đề lí thuyết mà các em vừa đƣợc nghiên cứu trong bài học. Ví dụ mục
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƢƠNG TỈNH NGHỆ AN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ... 57
a phần 3 bài 2 - Ý nghĩa tự nhiên: sách đã viết: “Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều
thiên tai...”. Đây là một vấn đề phải bằng kiến thức thực tế để chuyển tải kiến thức khoa
học, các em lấy các ví dụ về thiên tai của miền Trung nhƣ bão, lũ, hạn hán, các hiện
tƣợng thời tiết cực đoan, bất thƣờng để hiểu sâu sắc thêm kiến thức của bài học
Nội dung trong sách giáo khoa mang tính khái quát cao, có nhiều nội dung còn chƣa sát
với thực tế hiện nay nên ngoài hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu các nội dung, giáo viên
là một nguồn thông tin thực tiễn sinh động giúp bổ sung và chuẩn hóa kiến thức sách
giáo khoa. Với nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên phải lƣu ý một số điểm sau:
- Chọn lựa kĩ càng các kiến thức và xác định mức độ cần thiết phải liên hệ
Liên hệ thực tế có tính hai mặt, một mặt phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo
của học sinh nếu giáo viên lựa chọn đúng kiến thức, thời điểm, cách thức liên hệ. Mặt
khác, sẽ mất thời gian, gây nhàm chán, rối nội dung bài học, không nhấn mạnh đƣợc
trọng tâm và khắc sâu đƣợc kiến thức nếu liên hệ tràn lan, không đúng thời điểm. Vậy
nên, việc chọn kiến thức, hình dung trƣớc các diễn biến và kết quả sẽ là điều kiện để
chúng ta liên hệ thành công
Ví dụ: Khi dạy bài 14, mục 2 – Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây, nếu giáo viên
chỉ yêu cầu quan sát trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và nêu sự phân hóa thiên
nhiên theo chiều Đông – Tây thì học sinh rất dễ quên. Để các em hiểu và có thể vận
dụng kiến thức, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ, nhận xét, rút ra kết luận bức tranh thiên
nhiên của tỉnh Nghệ An từ Tây sang Đông.
- Xác định mục đích liên hệ
Cũng ví dụ trên, ngoài việc làm rõ kiến thức bài học về thiên nhiên phân hóa theo chiều
Đông – Tây, các em có sự so sánh với các vùng, miền khác về các đặc trƣng nổi bật,
hiểu đƣợc các quy luật nhờ sự phân hóa đó, từ đó có thể vận dụng để giải thích các hiện
tƣợng thiên nhiên khác. Ví dụ nhƣ ngƣời miền biển có cách thức khai thác tự nhiên khác
ngƣời đồng bằng và càng khác hơn ngƣời miền núi. Chính đặc tính tự nhiên này đã ảnh
hƣởng lớn đến tính cách và văn hóa của họ.
- Xác định cách thức liên hệ
Đây cũng là một yêu cầu rất cần thiết trong quá trình liên hệ. Có thể, giáo viên giảng
đến đâu liên hệ thực tiễn đến đó để làm sáng rõ vấn đề vừa nêu, ví dụ trong nội dung bài
21, mục b – Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới,
giáo viên liên hệ và giải thích từng vấn đề liên quan đến chuyên canh, thâm canh,
chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, cụ thể ở tỉnh Nghệ An, các vùng sinh thái nông
nghiệp đƣợc phân bố phù hợp hơn; Cơ cấu mùa vụ đƣợc xác định sát với những diễn
biến của thiên nhiên để tránh thiệt hại bằng cách chọn các giống cây trồng, vật nuôi;
Tính mùa vụ đƣợc khai thác tốt hơn nhờ sự hỗ trợ của các nhân tố khác về giao thông
vận tải, công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại, điều tiết thị trƣờng; Xuất khẩu các sản phẩm
thế mạnh Bên cạnh đó, giáo viên có thể nêu vấn đề của thực tế địa phƣơng, học sinh
tìm hƣớng giải quyết và rút ra kết luận cho bài học, ví dụ mục 3 của bài 17, – Vấn đề
58 LÊ THỊ LÀNH
việc làm và hướng giải quyết việc làm, giáo viên nêu vấn đề nhƣ sau: “Tại các trung tâm
công nghiệp phía Nam một vài năm trở lại đây chỉ tuyển dụng nguồn lao động của các
tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên, còn ngƣời miền Trung, nhất là Nghệ An và Thanh Hóa rất
khó để đƣợc tuyển vào” [10]. Với thực trạng này, yêu cầu học sinh vận dụng khả năng
hiểu biết cùng với sự hổ trợ của giáo viên để tìm, phân tích nguyên nhân và đƣa ra kết
luận. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng các hình thức nhƣ trò chơi, du lịch địa phƣơng,
đóng vai để liên hệ các kiến thức thực tế vào bài học một cách có hiệu quả.
* Vận dụng kiến thức địa lí đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế địa phương
Thực tế liên tục thay đổi với sự đa dạng, phức tạp đang diễn ra hàng ngày xung quanh
các em. Có những vấn đề vừa quan sát học sinh có thể hiểu nhƣng cũng có những vấn
đề các em không thể lí giải đƣợc nếu không đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu. Vì vậy, kiến
thức Địa lí chính là công cụ giúp các em giải thích các vấn đề đang diễn ra xung quanh
mình, ví dụ nhƣ cách xác định vị trí của một địa điểm, giải thích đƣợc cách thức chống
lũ khác nhau ở các vùng, miền trên cả nƣớc, tập quán canh tác của các đồng bào dân tộc
thiểu số ở miền tây Nghệ An... Ngoài hiểu và lí giải các vấn đề cuộc sống, thông qua
việc giải thích các vấn đề thực tiễn còn giúp nâng cao năng lực, kĩ năng giải quyết vấn
đề, từ đó giáo dục, phát triển kĩ năng sống, khả năng thích ứng, linh hoạt, tích cực, chủ
động tham gia các hoạt động của trƣờng, lớp, cộng đồng... Liên hệ kiến thức theo hƣớng
này giáo viên lƣu ý một số điểm sau:
- Các vấn đề thực tế đƣợc lựa chọn để yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để
giải thích phải là các vấn đề nóng, bất thƣờng và đôi khi mâu thuẫn với cách hiểu thông
thƣờng của các em. Chính những điều bất thƣờng, mâu thuẫn đó sẽ là động lực kích
thích tính tò mò, hứng thú đi tìm lời giải. Theo hƣớng này giáo viên có thể nêu một số
vấn đề đang diễn ra tại địa phƣơng sau đó định hƣớng cho học sinh giải quyết vấn đề, ví
dụ, ở Nghệ An ngƣời Mông trên núi cao làm nhà trệt bằng gỗ pơmu trong khi các dân
tộc khác ở miền núi tỉnh Nghệ An sống lƣng chừng hoặc chân núi và ở nhà sàn, hoặc
cũng chống lũ nhƣng ở đồng bằng Sông Cửu Long chống lũ bằng cách sống chung với
lũ, đồng bằng Bắc Bộ phƣơng châm là chống lũ triệt để của hai hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình và miền Trung “là né tránh, thích nghi và hạn chế bằng các biện pháp
công trình và phi công trình” (Chiến lƣợc quốc gia phòng chống thiên tai lũ lụt). Với
các vấn đề thực tiễn này, trƣớc hết các em cần phải nắm vững kiến thức cơ bản trong
sách giáo khoa Địa lí lớp 12, đồng thời phải tìm hiểu những vấn đề thực tế mà giáo viên
nêu thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
- Các kiến thức đƣợc lấy từ thực tế phải đại diện cho các nội dung kiến thức bài học về
các quy luật, mối quan hệ địa lí cũng nhƣ các quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối,... của
Đảng và Nhà nƣớc. Các nội dung này đƣợc thể hiện trong Địa lí lớp 12 chính là các vấn
đề về phát triển kinh tế biển, đảo; gia tăng dân số, lao động việc làm, đô thị hóa; đặc
điểm nổi bật của từng ngành, từng vùng kinh tế; biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên,
ô nhiễm môi trƣờng, thiên tai và các biện pháp phòng tránh thiên tai... Dựa vào những
nội dung đó giáo viên chọn lựa các ví dụ thực tế điển hình mang lại hiệu quả cho bài
học.
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƢƠNG TỈNH NGHỆ AN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ... 59
- Chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh
Vận dụng kiến thức bài học để giải quyết các vấn đề thực tiễn có rất nhiều khả năng
trong việc phát triển kĩ năng cho ngƣời học nhƣ kĩ năng nhận diện vấn đề, kĩ năng giải
quyết vấn đề, kĩ năng vận dụng kiến thức vừa mới học để giải quyết một tình huống
mới...
Kĩ năng nhận diện vấn đề: Kiến thức sách giáo khoa sẽ cung cấp các kiến thức lí thuyết,
các kiến thức này sẽ giúp định hƣớng trong việc phân luồng đƣợc các vấn đề, xem xét
nó trong mối tƣơng quan để xác định đúng bản chất, từ đó giúp phân loại đối tƣợng cần
nghiên cứu, xác định chủ thể giải quyết vấn đề. Đây là kĩ năng khởi đầu nhƣng rất quan
trọng vì quá trình giải quyết vấn đề phụ thuộc rất lớn vào kĩ năng này.
Kĩ năng giải quyết vấn đề: Đây là kĩ năng giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã
học để giải quyết các vấn đề của thực tế, thông qua giải quyết vấn đề các em biết phân
tích, so sánh, giải thích, phản biện... Ví dụ để giải thích một số thực trạng ở Nghệ An
nhƣ vấn đề đầu tƣ vốn, trang thiết bị, cán bộ đào tạo, miễn phí tiền học... cho các trƣờng
dạy nghề ở miền núi. Tuy nhiên, đến nay vẫn rất ít ngƣời theo học, hoặc theo học một
thời gian rồi bỏ học; Ngƣời dân vạn chài ở một số địa phƣơng đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ tái
định cƣ với những chính sách ƣu ái vẫn quay về cuộc sống sông nƣớc; Các vùng dân cƣ
ở các khu vực có dự án xây dựng nhà máy thủy điện sau khi nhà nƣớc, các tổ chức,
doanh nghiệp đền bù, hỗ trợ để ổn định kinh tế lại quay về chỗ ở cũ... Trƣớc những thực
trạng nêu ra các em phải dựa vào kiến thức đã học để có những luận cứ khoa học, từ đó
lập luận, phân tích, so sánh... để tìm ra lời giải.
* Vận dụng kiến thức vừa học để thiết kế các tình huống dạy học mới
Các tình huống có vấn đề có thể ở trong kiến thức bài học, trong cuộc sống xung quanh,
ngay tại địa phƣơng các em, có thể giống hoặc khác với những kiến thức mà các em đã
học... Tuy nhiên trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới các tình huống này lại thể hiện
khác nhau, điều quan trọng là các em phải nhận diện đƣợc vấn đề, phân loại nó và đƣa
về đúng bản chất, sau đó dựa vào hiểu biết đó giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
Quay trở lại ví dụ chống lũ ở trên: Vì sao đồng bằng Sông Cửu Long chống lũ bằng
cách sống chung với lũ, đồng bằng Bắc Bộ phƣơng châm là chống lũ triệt để của hai hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình, miền Trung có thể chống lũ bằng biện pháp này
không? Với tình huống này các em phải lí giải đƣợc lí do 2 đồng bằng trên sử dụng các
biện pháp đó? Miền Trung sử dụng 2 biện pháp đó có đƣợc không? Trƣớc tình huống
đó, giáo viên dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề theo hƣớng phân tích các đặc điểm khác
biệt của miền Trung về địa hình, sông suối, lƣợng mƣa Dựa vào các đặc điểm đó đƣa
ra kết luận về biện pháp chống lũ của miền Trung là “né tránh, thích nghi và hạn chế
bằng các biện pháp công trình và phi công trình”. Nhƣ vậy, qua ví dụ trên cho thấy
cũng phòng chống lũ nhƣng mỗi địa phƣơng có biện pháp khác nhau và học sinh cần
giải thích đƣợc vì sao lại có sự khác nhau đó trong cùng một hiện tƣợng. Tƣơng tự nhƣ
vậy các em phải lí giải đƣợc vấn đề về thực tế nguồn lao động ở Nghệ An và Thanh Hóa
bị từ chối ở các tỉnh miền Nam đã đƣợc nêu ở phần trên. Thực trạng này cũng phản ánh
60 LÊ THỊ LÀNH
phần nào về vấn đề đào tạo nghề, vấn đề cung ứng nguồn lao động trong giai đoạn mới
của nƣớc ta, đúng nhƣ lời một ngƣời lao động trong số đó đã nói:“Bao nhiêu năm nay
không có ai chỉ ra cái hay, cái dở cho tụi em để đến giờ mới nên nổi” [10].
Thông qua cách giải quyết các vấn đề trên các em có cách nhìn thực tế chính xác hơn,
linh hoạt hơn và quan trọng hơn, tạo nên tính chủ động, thích ứng khi hòa nhập vào
cuộc sống.
3. KẾT LUẬN
Qua phân tích cho thấy, dạy học Địa lí sẽ khó đạt hiệu quả cao nếu không lồng ghép,
liên hệ và dựa vào thực tế. Địa lí là môn học về cuộc sống, vì cuộc sống nên ý nghĩa
thực tiễn trong mỗi bài học đƣợc xem là mục tiêu quan trọng trong dạy học hiện nay.
Việc gắn kết tri thức khoa học với các vấn đề thực tế cần xác định không chỉ dừng lại ở
việc làm rõ kiến thức bài học mà quan trọng hơn là khả năng huy động sự tham gia,
hứng thú của học sinh trong việc phát hiện, giải quyết vấn đề. Cách tổ chức dạy học này
vừa sinh động hóa bài học đồng thời phát triển đƣợc năng lực của ngƣời học đáp ứng
đƣợc yêu cầu, mục tiêu dạy học ở phổ thông hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn cƣờng – Bernd Meier (2010). Một số vấn đề chung về đổi mới phương
pháp dạy học ở trường Trung học. NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
[2] Dự án phát triển giáo dục THPT (2005). Tài liệu hội thảo – tập huấn. Hà Nội.
[3] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (2005). Phương pháp dạy học Địa lý theo
hướng tích cực, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
[4] C.Mác và Ph.Ăngnghen (1994). Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội
[5] Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6] Nguyễn Bá Kim (1998). Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, NXB Giáo dục.
[7] Dạy và học ngày nay. Tạp chí Giáo dục (Số 5, 1998).
[8] Nguyễn Hoàng Trí (chủ biên) (2010). Dạy và học từ thực tế địa phương trong các
hoạt động ngoài giờ lên lớp, sách bồi dưỡng giáo viên THCS. NXB Đại học Sƣ phạm
Hà Nội
[9] Nguyễn Cảnh Toàn (2002). Tuyển tập các tác phẩm Bàn về giáo dục Việt Nam, NXB
Lao động.
[10] Báo Khoa học xã hội và nhân văn Nghệ An, số 9/2013.
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƢƠNG TỈNH NGHỆ AN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ... 61
Title: THE EFFECTIVENESS OF LINKING TO THE REALITY OF LOCAL IN TEACHING
GEOGRAPHY 12
Abstract: Geography is a subject associated with reality. However, teaching geography without
linking to the reality has reduced the significance of this subject in the basic knowledge system
of pupils of general education, especially for 12
th
grade student.. Determining exactly the
knowledge that need to be linked with reality , how to make linkage and the role learners are
issues that need to be specified in teaching geography in general and teaching geography 12 in
particular. Basing on the above-mentioned requirements, we analyze the advantages and the
necessity of knowledge of geography 12, proposing a number of solutions to link to reality and
providing some specific evidence to illustrate this issue.
Keywords: Linking to reality , the reality of local, teaching geography
ThS. VÕ THỊ VINH
Khoa Địa lí, Trƣờng Đại học Vinh
ĐT: 0983 928 996, Email: vothivinh.dhv@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25_408_vothivinh_10_vo_thi_vinh_1473_2021203.pdf