Cũng đúng vào lúc Quang Trung cho quân đánh vào đồn Ngọc Hồi, theo
đúng kế hoạch đã định, đạo quân của đô đốc Đông tấn công như vũ bão vào đồn
Khương Thượng – Đống Đa. Bị tấn công bất ngờ, quân giặc hoảng loạn, chống
đỡ yếu ớt. Hàng ngàn quân Thanh tử trận. Nhân dân 9 xã ngoại thành sôi nổi
dùng rơm rạ bện thành hình rồng, đốt lên xông vào doanh trại giặc trợ chiến.
Tướng chỉ huy giặc là Sầm Nghi Đống tuyệt vọng, thắt cổ chết tại sở chỉ huy.
Hàng trăm thân binh của hắn cũng tự sát theo. Thừa thắng, đô đốc Đông hô
quân đánh về trung tâm Thăng Long.
Vào lúc canh tư sáng ngày mồng 5 Tết, tiếng súng nổ liên hồi ở mạn tây
nam đã làm Tôn Sĩ Nghị tỉnh giấc. Đồn Ngọc Hồi đã bị tấn công. Đang lo lắng
hướng về phía đó đợi tin,Tôn Sĩ Nghị bỗng thấy lửa rực cháy ở phía Đống Đa và
tiếng quân la hò reo ngày càng gần. Y hốt hoảng, không còn biết xử trí ra sao
nữa, đành nhảy lên “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”
cùng một số tùy tùng chạy qua cầu phao, vượt sông Hồng lên mạn bắc. Quân sĩ
thấy tướng đã chạy, bèn hùa nhau chạy theo, chen chúc vượt qua cầu. Cầu gãy.
Hàng vạn quân Thanh rơi xuống nước chết, trôi theo dòng sông Nhị. Tàn quân
của Tôn Sĩ Nghị chạy đến Phượng Nhãn thì bị đạo quân của đô đốc Lộc đổ ra
đánh giết, phải chui lủi theo đường rừng chạy về Bắc. Quân của Ô Đại Kinh ở
Sơn Tây được tin đó, cũng kéo nhau rút về nước, khi qua Tuyên Quang, chúng
cũng bị các đội dân binh người Tày đón đánh tơi bời, phải vất vả lắm mới về
được Vân Nam
18 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - Chương III: Thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến đại Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 65 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
CHƯƠNG III: THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG CỦA CHẾ ĐỘ
PHONG KIẾN ĐẠI VIỆT
(Từ đầu thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XVIII)
I. Thời kỳ Lê – Mạc và nội chiến Nam – Bắc triều
Đầu thế kỷ 16, triều Lê bắt đầu suy yếu. Vua, quan suy đồi, bắt đầu từ đời
Hiến Tông. Lê Uy Mục và Lê Tương Dực là những ông vua sa đọa, bệnh hoạn.
Nạn chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ gia tăng. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông
dân và địa chủ phong kiến trở nên sâu sắc. Khởi nghĩa nông dân lan rộng. Trong
khi chính quyền trung ương suy yếu thì nhiều phe phái phong kiến đã mạnh lên:
phái Trịnh Tuy và phái Nguyễn Hoằng Dụ.
Trong bối cảnh hỗn loạn cuốỉ triều Lê sơ, thời Chiêu Tông, một phe phái
phong kiến do Mạc Đăng Dung cầm đầu đã trỗi dậy, phế truất Vua Lê (Cung
Hoàng), lập ra nhà Mạc (năm 1527).
Mạc Đăng Dung sinh ngày 23-11-1483, người làng Cổ Trai (Nghi Dương -
Hải Hưng), vốn là dòng dõi Mạc Đĩnh Chi đời Trần.
Triều Mạc ra đời trong bối cảnh gặp sự chống đối mạnh mẽ của cựu thần
triều Lê nên chỗ dựa chủ yếu là quân sĩ. Chính vì thế, triều Mạc tích cực tổ chức
Khoa thi để bổ sung bộ máy quan liêu.
Nhà Mạc đã thành lập, nhưng sự tranh chấp của các thế lực phong kiến vẫn
tiếp diễn. Một nhân vật là Nguyễn Kim, con của Nguyễn Hoằng Dụ đã chiếm
giữ vùng Thanh Hóa, lấy danh nghĩa phù Lê, tôn một người Hoàng tộc là Lê
Duy Ninh lên làm vua, chống đối nhà Mạc. Lịch sử thường gọi nhà Mạc đóng đô
ở Thăng Long là Bắc Triều và nhà Lê - mà thực chất quyền hành từ năm 1545
đã lọt vào tay Trịnh Kiểm (con rể Nguyễn Kim)- là Nam Triều, tức triều Lê
Trung Hưng.
Cuộc nội chiến Nam- Bắc triều dẫn đến tình trạng đất nước bị khủng hoảng
trong hơn nửa thế kỷ. Nhà Mạc thậm chí đã đầu hàng nhà Minh, đem dâng một
phần đất đai phía Bắc của tổ quốc cho ngoại bang.
Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài từ năm 1539 đến năm 1592 mới cơ
bản kết thúc bằng sự thắng lợi của họ Trịnh. Tuy vậy, tàn quân của nhà Mạc
vẫn còn cố thủ ở Cao Bằng và cuộc xung đột Trịnh - Mạc còn kéo dài đến cuối
thế kỷ 17.
-Thế thứ thời cường thịnh của triều Mạc
1. Mạc Thái Tổ (1527 – 1529); họ, tên : Mạc Đăng Dung, sinh năm Qúy
Mão (1483)
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 66 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
2. Mạc Thái Tông (1530 – 1540); họ, tên : Mạc Đăng Doanh.
3. Mạc Hiến Tông (1540 – 1546); họ, tên : Mạc Phúc Hải.
4. Mạc Tuyên Tông (1546 – 1561); họ, tên : Mạc Phúc Nguyên.
5. Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592)
-Thế thứ thời suy tàn của nhà Mạc
1. Mạc Toàn (1592 – 1593)
2. Mạc Kính Chỉ (1592 – 1593)
3. Mạc Kính Cung (1593 – 1625)
4. Mạc Kính Khoan (1623 – 1638)
5. Mạc Kính Vũ (1638 – 1677).
II. Nội chiến Trịnh - Nguyễn và cục diện chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
Sau khi nhà Mạc bị đánh đổ, nguy cơ nội chiến vẫn tiềm tàng bởi sự hình
thành một vùng cát cứ mới ở xứ Thuận - Quảng (Bình-Trị-Thiên và Quảng Nam)
của Nguyễn Hoàng, con thứ hai của Nguyễn Kim.
Từ khi Nguyễn Kim bị ám sát (1545), nội bộ Nam triều bắt đầu chia rẽ.
Quyền hành ở Nam Triều lọt vào tay Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm âm mưu loại trừ
thế lực họ Nguyễn, giành quyền thế tập.
Trước tình hình đó, Nguyễn Hoàng vận động xin vào trấn thủ vùng Thuận -
Quảng từ năm 1558, thực chất để tránh sự kiểm soát của họ Trịnh. Đến năm
1614, họ Nguyễn đã xây dựng được thế lực, chính thức li khai khỏi chính quyền
họ Trịnh. Quan hệ của hai tập đoàn phong kiến càng ngày càng gay gắt dẫn đến
cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn bùng nổ năm 1627 và kéo dài gần nửa thế kỷ
(1627 - 1672).
Sau bảy lần giao tranh bất phân thắng bại vào các năm 1627, 1630, 1643,
1648, 1655, 1661 và 1572, họ Trịnh và họ Nguyễn đi đến giảng hòa, lấy sông
Linh Giang (sông Gianh) làm giới tuyến. Phía bắc sông Gianh là phần đất thuộc
họ Trịnh, lịch sử gọi là Đàng Ngoài. Phía nam sông Gianh gọi là đất Đàng
Trong, thuộc chúa Nguyễn.
Cả hai tập đoàn phong kiến cùng âm mưu củng cố thế lực của mình nhằm
biến hai miền thành hai quốc gia riêng biệt.
Như vậy là, tiếp theo sau sự suy yếu của triều Lê, các cuộc thoán đoạt, cát
cứ và xung đột giữa các phe phát phong kiến diễn ra liên miên. Đây chính là
biểu hiện của sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam từ thế kỷ 16 đến
thế kỷ 18.
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 67 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
III. Công cuộc khai phá vùng đất đàng Trong
Cho đến thế kỷ XVl, vùng Thuận - Quảng còn rất hoang vắng. Từ rất sớm,
dân nghèo các tỉnh phía bắc đã di cư vào đây sinh sống, làm ăn. Những lớp dân
di cư này lập ra nhiều xóm làng, bên cạnh các đồn điền của nhà nước phong
kiến.
Sau khi được cử trấn trị vùng này, họ Nguyễn đã có mưu đồ cát cứ lâu dài.
Do các cuộc nội chiến, nhân dân lưu tán, làn sóng di cư từ phía Bắc vào ngày
càng lớn. Họ Nguyễn lợi dụng thành quả khai khẩn của lớp người này bằng cách
đề ra chính sách “khẩn hoang, lập làng". Ruộng đất mới khai phá được sung làm
ruộng công của làng xã, đặt dưới quyền sở hữu tối cao của chúa Nguyễn.
Cuối thế kỷ 18, diện tích ruộng canh tác ở Thuận - Quảng tăng lên 265.507
mẫu. Đất Thuận - Quảng dần dần trở thành một vùng trù phú.
Mặt khác, nhân sự suy yếu của Vương quốc Chăm Pa, chúa Nguyễn dần
dần lấn chiếm các vùng Phú Yên(1611), Khánh Hòa, Phan Rang(1653). Đến
năm 1693, Họ Nguyễn chiếm Bình Thuận, Vương quốc ChămPa từ đó không
còn tên trên bản đồ nữa.
Nhân dân Chăm đã nhiều lần sát cánh với nhân dân ở Đàng Trong chống lại
bọn thống trị triều Nguyễn. Trải qua các biến động lịch sử, người Chăm đã trở
thành một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Việt nam.
Đối với Chân Lạp, chúa Nguyễn cũng thi hành chính sách xâm lấn. Năm
1698, lãnh thổ xứ Đàng trong đã mở rộng đến Gia Định. Đối với các vùng đất
mới, chúa Nguyễn giao cho địa chủ vùng Thuận - Quảng chiêu mộ dân lưu tán
khai khẩn và cấp cho làm ruộng tư. Bọn địa chủ dựa vào chính quyền chúa
Nguyễn, không những bóc lột sức lao động của nông dân và nô tỳ mà còn trắng
trợn chiếm đoạt cả ruộng đất của người Chăm, người Khơ Me và di dân cũ ngườt
Việt. Một tầng lớp đại địa chủ ở Nam Bộ ra đời. Thực chất chính sách khai
hoang của họ Nguyễn giai đoạn này nhằm làm giàu cho giai cấp địa chủ và
củng cố cơ sở xã hội. Chính vì vậy, bọn đại địa chủ Nam bộ là chỗ dựa trung
thành của họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Tình hình đó dẫn đến thực trạng, từ Phú Yên trở vào Nam, ruộng tư hữu
chiếm tỷ lệ cao hơn ruộng công nhà nước.
IV. Tình hình chính trị - xã hội
ở Đàng Trong, từ năm 1614, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cải tổ lại chính
quyền. Đơn vị hành chính Đàng Trong chia thành 12 dinh. Riêng Thừa Thiên
gọi là Chính Dinh. Chính Dinh có Tam ti giúp việc. Dưới Dinh có phủ, huyện,
tổng, xã.
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 68 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
ở Đàng Ngoài, bên cạnh triều đình vua Lê (bù nhìn), chúa Trịnh lập phủ
Chúa, giúp việc có 6 phiên, trông coi mọi việc. Họ Trịnh duy trì một đội quân
thường trực lớn gồm hai loại: quân túc vệ và ngoại binh. Đơn vị hành chính
Đàng Ngoài chia thành các trấn, đứng đầu là trấn thủ, giúp việc có ti Hiến và ti
Thừa.
Sự chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ, sự bóc lột thâm
tệ của nhà nước phong ktến, sự sa đọa của bộ máy thống trị là những nguyên
nhân chính dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam thế kỷ 18. ở
Đàng Trong, tình hình tạm thời ổn định hơn nhưng sự tập trung ruộng đất của địa
chủ cũng diễn ra rất mạnh mẽ. ở Đàng Ngoài, do hậu quả của chiến tranh, nhân
dân chịu gánh nặng lao dịch, lại thêm tô thuế nặng nề và nạn cường hào nên đời
sống khổ cực. Số dân phiêu bạt ngày càng lớn.
Những tệ nạn này làm cho mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến
trở nên gay gắt. Ngoài ra, phải kể đến mâu thuẫn của tầng lớp thương nhân, thợ
thủ công, nhân dân các dân tộc thiểu số với chính quyền cai trị.
Những mâu thuẫn đó đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân
đầu thế kỷ 18.
Ơ Đàng Ngoài, có một số cuộc khởi nghĩa lớn của Nguyễn Danh Phương
(1740), Nguyễn Hữu Cầu (1741), Nguyễn Dương Hưng (1737), Hoàng Công
Chất (1739). Đáng chú ý nhất là cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật (1738) có qui
mô lớn, rộng hơn cả.
Ơ Đàng Trong, ngoài một số cuộc khởi nghĩa nhỏ của thương nhân, Hoa
Kiều, người Chăm, người Khơ-me, đáng chú ý có cuộc khởi nghĩa của Lía ở Qui
Nhơn.
Tất cả các cuộc khởi nghĩa nửa đầu thế kỷ 18 đều thất bại. Phong trào nổ ra
tuy rầm rộ - nhất là ở Đàng Ngoài- nhưng tự phát, rời rạc, phân tán ở từng địa
phương, chưa đạt tới sự lãnh đạo thống nhất. Mặt khác, chính quyền Trịnh-
Nguyễn tuy thốt nát nhưng lực lượng quân sự còn khá mạnh, đủ sức để đàn áp
từng cuộc khởi nghĩa.
Phong trào đấu tranh nông dân tuy bị dập tắt nhưng nó là khúc nhạc mở màn
cho một cuộc chiến tranh nông dân to lớn nhất trong lịch sử nước ta - phong trào
nông dân Tây Sơn.
V. Tình hình Kinh tế – văn hóa
Cuối thế kỷ thứ 18, trên nền tảng nền kinh tế tự nhiên, kinh tế kinh tế hàng
hóa đã có bước phát triển. Mạng lưới chợ quê phổ biến ở nông thôn đóng vai trò
là những trung tâm trao đổi, buôn bán. Ngoài hình thức trao đổi trực tiếp giữa
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 69 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
người sản xuất, đã xuất hiện tầng lớp thương nhân, hoạt động đôi khi vượt giới
hạn địa phương.
Hoạt động buôn bán giữa các miền xuất hiện. Phương tiện vận chuyển thời
đó khá thô sơ, chủ yếu dựa vào đường thủy. Tiền tệ được lưu hành phổ biến,
vàng, bạc cũng được sử dụng trong thương mại.
Quan hệ sản xuất hàng hóa - tiền tệ đã thúc đầy việc mở rộng thị trường địa
phương, dần dần hình thành thị trường cả nước. Một số thành thị trở nên sầm uất
như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Gia Định.
Phần tô thuế thu bằng tiền ngày càng lớn. Tô tiền lôi kéo người nông dân
vào quỹ đạo của kinh tế hàng hóa, đẩy phần đông trong số họ bước nhanh vào
con đường bần cùng hóa. Tầng lớp thương nhân và cho vay nặng lãi trở nên
đông đảo. Hình thức bao mua đã xuất hiện. Dấu hiệu của mầm mống tư bản chủ
nghĩa đã ra đời tuy còn lẻ tẻ, chưa trở thành một thành phần kinh tế độc lập.
Mầm mống đó chưa đủ sức tạo ra một quan hệ sản xuất mới nhưng kết hợp với
nhiều nhân tố khác, báo trước sự suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam.
Về phương diện ý thức hệ, từ thế kỷ 15, Nho giáo vẫn chiếm địa vị thống trị
trong xã hội. Trong giai đoạn này, một tôn giáo mới truyền bá vào nước ta, đó là
Đạo Thiên Chúa. Đạo Thiên Chúa du nhập vào nước ta trước hết do hoạt động
của các giáo sĩ Bồ Đào Nha, sau đó là các giáo sĩ người Pháp.
Hoạt động truyền đạo của các giáo sĩ nhằm mục đích mở đường cho sự xâm
lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Trong quá trình truyền đạo, các giáo sĩ
phương Tây phải học tiếng Việt và họ đã dùng chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng
Việt. Dần dần họ đã chỉnh lý thành một hê thống kí hiệu ghi âm thống nhất.
Giữa thế kỷ 16, một cố đạo người Pháp tên là Alexandre de Rhodes xuất bản ở
Rome một cuốn từ điển Việt - Bồ - Latinh. Đó là một đóng góp lớn cho sự ra
đời của chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ ra đời do nhu cầu của việc truyền đạo nên
lúc đầu chỉ được lưu hành hạn chế trong giới hành đạo. Đạo Thiên Chúa mặc dù
bị cấm vẫn tiếp tục phát triển, số giáo dân ngày càng tăng lên.
Sang thế kỷ 18, cùng với sự suy vong của chế độ phong kiến, ý thức hệ Nho
giáo bắt đầu rạn nứt, Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.
Giáo dục, khoa cử thời kỳ này vẫn theo lối học cử nghiệp. Nội dung học
nghèo nàn xoay quanh mấy bộ Tứ thư, Ngũ kinh, chú trọng hình thức. Qui chế
thi cử gò bó, tiêu cực. Tệ mua quan bán tước trở nên phổ biến.
Tầng lớp trí thức lúc này bày tỏ sự bất mãn với chính quyền phong kiến
thông qua các sáng tác mang màu sắc thoát tục. Nghệ thuật thế kỷ 17-18 mang
đậm chất dân gian cổ truyền. Kiến trúc, điêu khắc thời Lê - Mạc có bố cục tự
do phóng khoáng, lấy đề tài từ cuộc sống bình dị cuả nhân dân lao động.
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 70 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
-Thế thứ các đời chúa Trịnh
1. Trịnh Kiểm (1545 – 1569)
2. Trịnh Cối (1569 – 1570)
3. Trịnh Tùng (1570 – 1623)
4. Trịnh Kiểm (1623 – 1657)
5. Trịnh Tạc (1657 – 1682)
6. Trịnh Căn (1682 – 1709)
7. Trịnh Bách (1684)
8. Trịnh Bính (1688)
9. Trịnh Cương (1709 – 1729)
10. Trịnh Giang (1729 – 1740)
11. Trịnh Doanh (1740 – 1767)
12. Trịnh Sâm (1767 – 1782)
13. Trịnh Cán (1782)
14. Trịnh Khải (1782 - 1786)
15. Trịnh Bồng (1786)
-Thế thứ các đời chúa Nguyễn
1. Nguyễn Hoàng (1558 – 1613); sinh vào tháng 8 năm Ất Dậu (1525)
2. Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635); sinh vào tháng 7 năm Qúy Hợi
(1563)
3. Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1648); sinh vào tháng 7 năm Tân Sửu
(1601)
4. Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687); sinh vào tháng 6 năm Canh Thân
(1620)
5. Nguyễn Phúc Trăn (1687 – 1691); sinh vào tháng 12 năm Kỉ Sửu
(1649)
6. Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725); sinh vào tháng 5 năm Ất Mão
(1675)
7. Nguyễn Phúc Chú (1725 – 1738); sinh vào tháng 12 năm Bính Tí
(1696)
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 71 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
8. Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765); sinh vào tháng 8 năm Giáp Ngọ
(1714)
9. Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777); sinh vào tháng 11 năm Giáp
Tuất (1754).
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 72 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
CHƯƠNG IV: TRIỀU TÂY SƠN VÀ TRIỀU NGUYỄN
I. Phong trào Tây Sơn và công cuộc thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân
tộc.
Tây Sơn là vùng đất thuộc phủ Qui Nhơn cũ, nay thuộc tỉnh KonTum. Tổ
tiên ba anh em Tây Sơn quê ở Hưng nguyên (Nghệ an). Trong cuộc nội chiến
Trịnh - Nguyễn, do bầt bình với chế độ phong kiến, lại sinh trưởng ở khu
vực có mâu thuẫn giai cấp gay gắt nhất Đàng Trong, vì vậy, năm 1771, Nguyễn
Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa, lấy ấp
Tây Sơn làm căn cứ xuất phát.
Đầu năm 1773, nghĩa quân đã chiếm được miền núi Qui Nhơn để từ đó phát
triển ra Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Ngăi đến
Bình Thuận.
Nhân sự suy yếu của họ Nguyễn, họ Trịnh đã cử tướng Hoàng Ngũ Phúc
đem quân vượt sông Gianh, âm mưu thôn tính Đàng Trong. Cuối năm 1774, quân
Trịnh tiến đánh Phú Xuân.
Quân Nguyễn bị ép hai mặt, nhanh chóng tan rã, thành Phú Xuân bị chiếm,
Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Thuần phải vượt biển trốn vào Gia Định. Quân
Trịnh tiếp tục vượt đèo Hảì Vân tiến vào Quảng Nam. Từ phía nam, quân
Nguyễn đã chiếm lại Phú Yên và tiếp tục gây sức ép với thành Quy Nhơn.
Nghĩa quân Tây Sơn lâm vào tình thế hiềm nghèo, bị kẹt giữa hai thế lực thù
địch. Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Nhạc thay đổi sách lược, chủ động tạm giảng
hòa với quân Trịnh. Yên được mặt bắc, nghĩa quân Tây Sơn dồn lực lượng tiến
công quân Nguyễn ở phía nam, chiếm lại Phú Yên. Tới năm 1777, Tây Sơn tấn
công Gia Định, giết chết Nguyễn Phúc Thuần. Riêng Nguyễn ánh chạy thoát.
Quân Trịnh vì chinh chiến xa, đã mệt mỏi, lại bị tổn thất quá nửa quân số,
trước sự lớn mạnh của quân Tây sơn, bất đắc dĩ phải rút quân về Bắc.
Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn do sự chỉ huy của Nguyễn
Huệ và Nguyễn Lữ đã bốn lần tiến đánh Gia Định. Đến lần thứ tư, Nguyễn ánh
đại bại trốn ra đảo Phú Quốc.
Lúc này, Nguyễn Nhạc đã lên ngôi Hoàng Đế, đóng đô ở thành Đồ Bàn cũ
thuộc phủ Qui Nhơn. (thành này cũng còn gọi là thành Hoàng Đế )
- Cuộc kháng chiến chống Xiêm
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 73 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn ánh trốn sang Băng Cốc cầu cứu vua Xiêm.
Nước Xiêm La từ lâu đã nhòm ngó vùng đất Gia Định, vì vậy, vua Xiêm cử một
đạo quân hai vạn người và 300 chiến thuyền đổ bộ lên Gia Định. Một đạo quân
khác gồm ba vạn người đóng ở Chân Lạp rồi tiến xuống phối hợp với cánh quân
ở Gia định.
Năm 1784, quân Xiêm chiếm đưọc Kiên Giang, Sa đéc, Cần Thơ và quá
nửa đất Gia Định. Sau đó quân Xiêm chuẩn bị đánh thành Mỹ Tho.
Tháng 1- 1785, thủy quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ tiến vào đóng ở Mỹ
Tho. Nguyễn Huệ quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho, đoạn từ Rạch Gầm đến
Xoàt Mút để quyết chiến với quân thù. Bằng một trận mai phục lớn, quân Tây
Sơn đã đánh tan toàn bộ quân Xiêm cùng với đoàn chiến thuyền, chỉ còn vài
ngàn quân Xiêm sống sót. Nguyễn ánh cùng một nhóm tàn quân chạy thoát.
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút giải phóng hoàn toàn đất Gia Định, về
cơ bản đánh đổ chính quyền họ Nguyễn, giành quyền kiểm soát xứ Đàng Trong.
- Vào nửa cuối thế kỷ thứ 18, chính quyền họ Trịnh ngày càng suy đồi. Các
phe phái phong kiến xung đột kịch liệt. Nạn kiêu binh lộng hành, tàn phá kinh
thành Thăng long. Nhân tình hình rối loạn ở Bắc Hà, sau khi chiếm Phú Xuân,
Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Hữu Chỉnh kéo quân ra Bắc theo hai đường thủy, bộ.
Trước sức tấn công vũ bão của quân Tây Sơn, quân Trịnh đại bại, kiêu binh tan
rã, Chúa Trịnh Khải bị bắt sống.
Ngày 21-7-1786, đại quân Nguyễn Huệ chiếm thành Thăng Long. Thế lực
họ Trịnh bị xóa bỏ, thời kỳ đất nước bị chia cắt đã chấm dứt. Cũng từ đó,
Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng ở Qui Nhơn. Nguyễn Lữ
cai quản vùng Gia Định, Nguyễn Huệ cai quản từ đèo Hải Vân trở ra Bắc. Giữa
Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bắt đầụ nảy sinh mâu thuẫn và xung đột. Sự chia
rẽ đó đã làm suy yếu lực lượng Tây Sơn.
- Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mãn Thanh
Sau khi âm mưu chống Tay Sơn không thành, Nguyễn Hữu Chỉnh bị bắt, Lê
Chiêu Thống chạy thoát lên Trung Quốc.
Thoát sang được Quảng Tây, vua tôi Lê Chiêu Thống vội đến cầu cứu tuần
phủ Quảng Tây là Tôn Vĩnh Thanh và viết thư cho tổng đốc Lưỡng Quảng là
Tôn Sỹ Nghị. Cả hai, mặc dầu có ý sợ quân Tây Sơn “một phen ra tay đã đánh
đổ được triểu đình 300 năm”, vẫn tỏ thái độ sẵn sàng giúp vua Lê “phục tồn” để
nhân đó “đặt thú binh giữ lấy An Nam”, làm một việc mà được hai công. Tôn Sỹ
Nghị đã dâng sớ lên vua Thanh Càn Long nói rõ ý định đó. Sau khi kiểm tra cẩn
thận, vua Càn Long đã đồng ý, hạ lệnh điều động binh mã bốn tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu tất cả 29 vạn người (bao gồm cả dân
phụ), do Tôn Sỹ Nghị làm tổng chỉ huy, chia làm 4 đạo tiến sang nước ta:
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 74 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
Đạo thứ nhất đi theo đường Lạng Sơn, do Tôn Sỹ Nghị chỉ huy.
Đạo thứ hai đi theo đường Cao Bằng, do tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy.
Đạo thứ ba đi theo đường Tuyên Quang, do đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy.
Đạo thứ tư đi theo hướng Quảng Ninh, tiến vào đóng ở Hải Dương.
Tháng 11 năm 1788, quân Thanh ồ ạt tiến vào nước ta. Tướng Tây Sơn
đóng ở Lạng Sơn là Phan Khải Đức đầu hàng. Tin báo về Thăng Long. Ngô Văn
Sở hội các tướng bàn cách đối phó. Một số đề nghị đánh ngay theo cách của Lê
Lợi thời xưa. Trên cơ sở phân tích tương quan lực lượng của hai bên, thời xưa và
thời nay, Ngô Thời Nhậm không tán thành chủ trương của Nguyễn Văn Dũng và
đề nghị: Tạm rút lui vào đóng giữ phòng tuyến Tam Điệp (Ba Dội – Ninh Bình)
– Biện Sơn (Thanh Hoá) để cho quân Thanh vào Thăng Long rồi cho ngươi cấp
báo với Nguyễn Huệ đem quân ra tiêu diệt chúng, tựa như “cho chúng ngủ trọ
một đêm rồi lại đuổi đi”. Ngô Văn Sở đã tán thành đề nghị đó, một mặt hạ lệnh
cho quân sĩ bí mật rút về Tam Điệp – Biện Sơn, một mặt cử Nguyễn Văn Tuyết
phi ngựa về Phú Xuân cáo cấp.
Được sự dẫn đường và nội ứng của tàn quân Lê Chiêu Thông, ngày 17
tháng 12 năm 1788, quân chủ lực của quân Tôn Sỹ Nghị tiến vào chiếm đóng
Thăng Long. Để phòng thủ Thăng Long Tôn Sỹ Nghị cho đạo quân của Sầm
Nghi Đống đóng ở Khương Thượng (Đống Đa – Hà Nội), đạo quân của Ô Đại
Kinh đóng ở Sơn Tây, lập nhiều đồn luỹ liên tiếp ở Thanh Quyết, Nhật Tảo, Hà
Hồi, Ngọc Hồi Còn mình thì đóng Đại doạnh ở cung Tây Long (bờ sông Hồng
thuộc Hà Nội).
Nhận được tin cấp báo, ngày 22 tháng 12 năm 1788 (25 tháng 11 Mậu Thân)
Nguyễn Huệ sai người lập đàn ở phía nam núi Ngự Bình (Huế), tế cáo trời đất,
lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức ra quân. Ngày 26,
Quang Trung đến Nghệ An, đóng quân lại một thời gian để mộ thêm quân. Chỉ
trong mấy ngày, thanh niên trai tráng địa phương nô nức kéo về hăng hái tòng
quân làm cho quân số tăng lên đến trên 10 vạn. Quang Trung cũng cho mời La
Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đến hỏi ý kiến. Phu tử đã khẳng định: “ nếu đánh
gấp không ngoài mười ngày sẽ phá tan được”. Rồi tiếp đó, Quang Trung kéo
quân ra Thanh Hoá tuyển thêm lính mới. Ngày 20 tháng chạp Mậu Thân (ngày
15 tháng 1 năm 1789) đại quân Tây Sơn tập kết ở phòng tuyến Tam Điệp – Biện
Sơn. Nghe báo cáo của Ngô Văn Sở, Quang Trung tán thành chủ trương của Ngô
Thời Nhậm và cùng các tướng chuận bị cuộc tổng tiến công. Toàn quân được
chia làm 5 đạo:
Đạo thứ nhất đánh thẳng vào các đồn luỹ ở phía nam Thăng Long và là đạo
quân chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy.
Đạo thứ hai do đô đốc Đặng Tiến Đông (Long) chỉ huy, đánh vào đồn
Khương Thượng rồi qua cửa Tây Nam thọc sâu vào Thăng Long.
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 75 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
Đạo thứ ba do Đại đô đốc Bảo chỉ huy, tiến vào Đại Aùng (Thường Tín – Hà
Tây), chuẩn bị tham gia tiêu diệt đồn Ngọc Hồi.
Đạo thứ tư do đô đốc Tuyết chỉ huy, vượt biển lên đóng ở Hải Dương uy
hiếp mặt Đông của quân giặc.
Đạo thứ năm do đại đô đốc Lộc chỉ huy vượt biển vào sông Lục Đầu sẵn
sàng tiêu diệt tàn quân của giặc.
Các đồn tiền tiêu của địch như Gián Khẩu, Thanh Quyết, Nhật Tảo lần lượt
bị hạ. Không một tên lính địch nào chạy thoát. Nửa đêm ngày mùng 3 Tết, quân
Quang Trung bao vây đồn Hà Hồi (Thường Tín – Hà Tây, cách trung tâm Thăng
Long 20 km) đúng vào lúc quân Thanh đang say sưa trong giấc ngủ. Theo đúng
kế hoạch đã định, Quang Trung cho bắc loa gọi hàng. Hốt hoảng bất ngờ khi
nghe tiếng loa vang như sấm dậy, lũ giặc bó tay xin hàng. Đồn Hà Hồi bị diệt
gọn.
Quang Trung cho đóng quân lại, chuẩn bị trận quyết chiến sắp tới ở đồn
Ngọc Hồi (thuộc Thường Tín, trên quốc lộ 1, cách Thăng Long 14 km). Theo
phân bố của Tôn Sỹ Nghĩ, đồn Ngọc Hồi giữ vị trí then chốt ở mặt nam Thăng
Long và được giao cho phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy.
Ngày mùng 4 Tết, đang vui vẻ ăn uống thì Tôn Sỹ Nghị được tin “quan
quân ở đồn Hà Hồi đều bị quân Tây Sơn đánh úp bắt hết rồi!”. Quân sỹ nhà
Thanh cũng hoảng sợ nói với nhau: “Thật là tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới
đất chui lên”. Đồn Ngọc Hồi lập tức được tăng viện. Tôn Sỹ Nghị dồn hết tâm
trí vào việc giữ Ngọc Hồi.
Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình địch và nhận được tin về hai đạo quân của
đô đốc Đông và đại đô đốc Bảo, Quang Trung đặt kế hoạch tác chiến và cho
quân chuẩn bị đầy đủ vũ khí, quân trang, quân dụng. Ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu
(30 tháng 1 năm 1789) lúc trời còn chưa sáng, đội tượng binh của Quang Trung
bất thần tiến nhanh về phía Ngọc Hồi. Hứa Thế Hanh lập tức ra lệnh cho đội
cựu binh thiện chiến xông ra nghênh chiến, nhưng vừa thấy voi đoàn ngựa địch
đã hoảng loạn rút lui. Địch bắn ra như mưa. Đoàn voi chiến chia thành hai cánh
tả, hữu mở đường cho đội xung kích tiến lên. 600 chiến sĩ cảm tử chia thành 20
toán, cứ 10 người, dao ngắn dắt bên hông, cùng nhau khiêng một tấm mộc lớn,
bên ngoài quấn rơm ướt xông lên phía trước, phía sau có 20 chiến sĩ khác đi
theo, kết thành những bức tường di động. Đại bác, cung nỏ, hỏa mù của địch
bắn ra tới tấp “khói tỏa mù trời” nhưng không ngăn nổi bước tiến của đoàn quân
cảm tử. Áp sát chân lũy, các chiến sĩ xung kích bỏ các tấm mộc xuống, rút dao
và các loại vũ khí khác xông vào chiến đấu dữ dội. Cùng lúc đó, theo sự chỉ huy
của Quang Trung, hàng vạn quân ta áo ạt xông lên tiếp chiến, đại bác và hỏa hổ
bắn dữ dội. Trước sức tấn công như vũ bão của quân ta, địch chống không nổi,
quay đầu bỏ chạy toán loạn. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết, thây giặc nằm
đầy đồng, máu chảy thành suối. Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng cùng nhiều
tên tướng khác tử trận. Đồn Ngọc Hồi bị hạ.
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 76 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
Hàng vạn quân Thanh tháo chạy về phía Thăng Long, bị quân ta nghi binh
nên dồn về làng Quỳnh Đô, định từ đây chạy qua cầu về Văn Điển rồi ra Thăng
Long. Theo đúng kế hoạch, đạo quân của đại đô đốc Bảo đã mai phục sẵn ở
mạn bắc Quỳnh Đô, đổ ra dồn địch vào khu Đầm Mực và tiêu diệt.
Cũng đúng vào lúc Quang Trung cho quân đánh vào đồn Ngọc Hồi, theo
đúng kế hoạch đã định, đạo quân của đô đốc Đông tấn công như vũ bão vào đồn
Khương Thượng – Đống Đa. Bị tấn công bất ngờ, quân giặc hoảng loạn, chống
đỡ yếu ớt. Hàng ngàn quân Thanh tử trận. Nhân dân 9 xã ngoại thành sôi nổi
dùng rơm rạ bện thành hình rồng, đốt lên xông vào doanh trại giặc trợ chiến.
Tướng chỉ huy giặc là Sầm Nghi Đống tuyệt vọng, thắt cổ chết tại sở chỉ huy.
Hàng trăm thân binh của hắn cũng tự sát theo. Thừa thắng, đô đốc Đông hô
quân đánh về trung tâm Thăng Long.
Vào lúc canh tư sáng ngày mồng 5 Tết, tiếng súng nổ liên hồi ở mạn tây
nam đã làm Tôn Sĩ Nghị tỉnh giấc. Đồn Ngọc Hồi đã bị tấn công. Đang lo lắng
hướng về phía đó đợi tin,Tôn Sĩ Nghị bỗng thấy lửa rực cháy ở phía Đống Đa và
tiếng quân la hò reo ngày càng gần. Y hốt hoảng, không còn biết xử trí ra sao
nữa, đành nhảy lên “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”
cùng một số tùy tùng chạy qua cầu phao, vượt sông Hồng lên mạn bắc. Quân sĩ
thấy tướng đã chạy, bèn hùa nhau chạy theo, chen chúc vượt qua cầu. Cầu gãy.
Hàng vạn quân Thanh rơi xuống nước chết, trôi theo dòng sông Nhị. Tàn quân
của Tôn Sĩ Nghị chạy đến Phượng Nhãn thì bị đạo quân của đô đốc Lộc đổ ra
đánh giết, phải chui lủi theo đường rừng chạy về Bắc. Quân của Ô Đại Kinh ở
Sơn Tây được tin đó, cũng kéo nhau rút về nước, khi qua Tuyên Quang, chúng
cũng bị các đội dân binh người Tày đón đánh tơi bời, phải vất vả lắm mới về
được Vân Nam.
Như vậy là, trong vòng chưa đầy 5 ngay đêm vừa hành quân thần tốc vừa
chiến đấu quyết liệt, dũng cảm, cơ động và đầy sáng tạo, dưới sự chỉ đạo của
người chỉ huy quân sự thiên tài Quang Trung, quân ta đã đập tan hoàn toàn
mộng tưởng xâm chiếm nước ta của quân Thanh cũng như mưu đồ “rước voi giày
mồ” của bè lũ Lê Chiêu Thống, giữ vững nền độc lập dân tộc. Chiến thắng oanh
liệt Ngọc Hồi – Đống Đa cũng như tên tuổi của người anh hùng áo vải Quang
Trung mãi mãi sáng ngời trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ
quốc anh hùng của dân tộc ta.
- Thế thứ triều Lê Trung hưng.
1. Lê Trang Tông (1533 - 1548); họ, tên : Lê Ninh, lại có tên khác là Lê
Huyến
2. Lê Trung Tông (1548 - 1556); họ, tên : Lê Huyên. Vua sinh năm Giáp
Ngọ (1534).
3. Lê Anh Tông (1556 – 1573); họ, tên : Lê Duy Bang. Vua sinh năm
Nhâm Thìn (1532).
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 77 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
4. Lê Thế Tông (1573 - 1599); họ, tên : Lê Duy Đàm. Vua sinh tháng 11
năm Đinh Mão (1567).
5. Lê Kính Tông (1599 – 1619); Họ, tên : Lê Duy Tân. Vua sinh năm
Mậu Tí (1588).
6. Lê Thần Tông (1619 – 1643 và 1649 - 1662); họ, tên : Lê Duy Ky.
Vua sinh ngày 19 tháng 11 năm Đinh Mùi (1607). Vua hai lần lên ngôi.
+ Lần thứ nhất lên ngôi vào tháng 6 năm Kỉ Mùi (1619).
+ Lần thứ hai lên ngôi vào tháng 10 năm Kỉ Sửu (1649).
7. Lê Chân Tông (1643 1649); họ, tên : Lê Duy Hựu. Vua sinh năm
Canh Ngọ (1630).
8. Lê Huyền Tông (1662 - 1671); họ, tên : Lê Duy Vũ. Vua sinh năm
Giáp Ngọ (1654).
9. Lê Gia Tông (1671 – 1675); họ, tên : Lê Duy Cối. Vua sinh năm Tân
Sửu (1661).
10. Lê Hy Tông (1675 – 1705); họ, tên : Lê Duy Hiệp. Vua sinh ngày 15
tháng 3 năm Qúy Mão (1663).
11. Lê Dụ Tông (1705 – 1729); họ, tên : Lê Duy Đường. Vua sinh tháng
10 năm Canh Thân (1680).
12. Lê Đế Duy Phường (1729 – 1732); họ, tên : Lê Duy Phường. Vua
sinh năm Kỷ Sửu (1709).
13. Lê Thuần Tông (1732 – 1735); họ, tên : Lê Duy Tường. Vua sinh
tháng 2 năm Kỷ Mão (1699).
14. Lê Ý Tông (1740 – 1786); họ, tên : Lê Duy Thuận lại có tên là Duy
Chấn. Vua sinh tháng 2 năm Kỷ Hợi (1719).
15. Lê Hiển Tông (1740 – 1786); họ, tên : Lê Duy Diêu. Vua sinh tháng 4
năm Đinh Dậu (1717).
16. Lê Chiêu Thống (1786 – 1788); họ, tên : Lê Duy Kỳ. Vua sinh năm Ất
Dậu (1765).
II. Sự thành lập triều Tây Sơn và những cải cách của Quang Trung
Trên thực tế, Nguyễn Nhạc là Trung ương Hoàng Đế từ năm 1786 nhưng
quyền lực không bao trùm khắp nước. Chính quyền của Nguyễn Lữ ở Gia Định
có phần lệ thuộc vào Nguyễn Nhạc và chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Chỉ có
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 78 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
chính quyền của Nguyễn Huệ tồn tại vững chắc hơn và có sự đóng góp to lớn
vào sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc.
Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế từ 12-1788 nhưng phải đến sau cuộc cả
phá quân Thanh, Quang Trung - Nguyễn Huệ mới có thời gian quan tâm củng cố
nội trị, xây dựng chính quyền phong kiến mới. Trong khu vực cai trị của Nguyễn
Huệ từ Bắc Hà vào đến Quảng Nam, ông đã thi hành nhiều chính sách cải cách
quan trọng.
Về chính trị, ông chủ trương dời đô về Nghệ An. Đáng tiếc là tòa thành
Phượng Hoàng Trung Đô đang xây dựng dở dang thì ông đã mất sớm.
Quang Trung chủ trương chấn chỉnh chế độ giáo dục, khoa cử, và thu nạp
những sỹ phu, nhân tài của chính quyền cũ vào giúp rập triều đình.
Quân đội thời Quang Trung được cải tiến một bước về chất lượng. Ngoài bộ
binh và thủy binh, Triều Tây Sơn còn xây dựng thêm kỵ binh, tượng binh và
pháo binh.
Về kinh tế, năm 1789, Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông”, chú
trọng giải quyết hai vấn đề dân lưu tán và ruộng đất hoang hóa. Ông bãi bỏ chế
độ ban cấp ruộng đất cho quan lại, chia ruộng đất hoang quá thời hạn và ruộng
đất của bọn phản động cho nông dân.
Quang Trung bãi bỏ chính sách "Bế quan toả cảng" của họ Trịnh và họ
Nguyễn, khuyến khích công thương nghiệp phát triển và đẩy mạnh ngoại
thương, nhất là đối với Trung Quốc.
Quang Trung cho thi hành một chính sách thuế khóa đơn giản, bãi bỏ một số
thứ thuế trước đây.
Về văn hóa, giáo dục, Quang Trung chú trọng đề cao chữ Nôm. Ông cho lập
Viện Sùng Chính để dịch sách vở từ chữ Hán ra chữ Nôm. Quang Trung muốn
mở rộng hệ thống trường học tớỉ tận cấp xã. Ông cương quyết chấm dứt nạn học
sáo rỗng, từ chương cũ, buộc các sinh đồ trước kia phải thi lại.
Toàn bộ chính sách cải cách của Quang Trung tuy vẫn nằm trong khuôn khổ
quan hệ sản xuất phong kiến nhưng có những tiến bộ, sáng tạo. Tuy chỉ thực
hiện trong thời gian ng¾n nh−ng c¶i c¸ch cđa Quang Trung ®· gãp phÇn kh¾c phơc
hËu qu¶ cđa cuéc néi chiÕn, phơc håi kinh tÕ vµ ph¸t triĨn v¨n ho¸ d©n téc.
-Thế thứ chính quyền Tây Sơn:
+ Chính quyền Nguyễn Nhạc
1.Nguyễn Nhạc (? – 1793)
2.Nguyễn Bảo.
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 79 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
+ Chính quyền Nguyễn Huệ
1.Quang Trung (1788 – 1792); họ, tên: Nguyễn Huệ, còn có tên là Nguyễn
Văn Thơm, Nguyễn Văn Bình.Vua sinh năm 1753.
2.Nguyễn Quang Toản (1793 – 1802); tên lúc nhỏ : Trác, sinh năm Quý Mão
(1783)
III. Sự thành lập triều Nguyễn
Sau kht bị đánh tơi tả ở Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn ánh theo tàn quân
trốn sang Xiêm. Từ 1787, nhân sự bất hòa của anh em Tây Sơn, với sự ủng hộ
của bọn đại địa chủ Gia Định và miền Tây Nam Bộ, Nguyễn ánh tích cực chuẩn
bị lực lượng. Mặt khác, Nguyễn ánh cầu viện nước Pháp, ký với chính phủ Pháp
hiệp ước Versailles. Lúc đó, nước Pháp chuẩn bị diễn ra cuộc cách mạng tư sản,
nền quân chủ ở Pháp có nguy cơ bị sụp đổ nên hiệp ước Versailles không được
thực hiện.
Sau khi chuẩn bị lực lượng ở Gia Định, từ tháng 5-1790, Nguyễn ánh nhiều
lần đánh ra Miền Trung và chiếm lại được Bình Thuận và Diên Khánh. Lực
lượng quân sự của Tây Sơn còn khá mạnh nhưng do nội bộ triều đình lục đục
nên bị tốn thất và suy yếu nhanh chóng.
Tháng 3-1799, Nguyễn ánh tấn công chiếm đưọc thành Qui Nhơn. Đầu năm
1800, các tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng tổ chức phòng
thủ cửa Thi Nại và bao vây thành Qui Nhơn. Tháng 6-1801, sau khi chiếm đưọc
Thi Nại và cố gắng giảt vây thành Qui Nhơn không thành, Nguyễn ánh đem
quãn tieỏn ra đánh Phú Xuân, Quang Toản thua chạy. Tháng 7 năm 1802, quân
Nguyễn thừa thắng kéo ra Bắc chiếm thành Thăng Long, triều Tây Sơn đến đây
hoàn toàn sụp đổ.
Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng Đế tháng 6-1802, đóng đô ở Huế, đặt Quốc
hiệu là Việt Nam, lấy niên hiệu là Gia Long. Gia Long và các triều vua Nguyễn
tiếp theo đều ra sức phục hồi chế độ quân chủ chuyên chế. Trong triều, mọi
quyền hành tập trung trong tay vua. Dưới vua là các thượng thư đứng đầu sáu
bộ. Bên cạnh có một số cơ quan chuyên trách.
Về quân đội, trước hết có năm phủ đô đốc chỉ huy năm quân. Các phủ đô
đốc lại đặt dưới sự cai trị trực tiếp của nhà vua. Để không chia sẻ quyền lực, các
vua Nguyễn đề ra lệ “bốn không”, tức là: Không lập tể tướng, không lấy trạng
nguyên, không lập Hoàng Hậu và không phong tước vương cho người ngoài
hoàng tộc.
Hệ thống hành chính cả nước được chia ra làm 29 tỉnh, đứng đầu tỉnh là
chức tổng đốc. Dưới triều Nguyễn, từ đời Minh Mạng, hệ thống chính quyền
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 80 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
được tổ chức chặt chẽ từ trung ương tới địa phương. Bộ máy quan liêu được mở
rộng, trở nên cồng kềnh, nặng nề. Nạn tham quan cường hào ngày càng trầm
trọng.
Pháp luật thời Nguyễn rất hà khắc. Bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long)
được ban hành năm 1811, chủ yếu là luật hình nhằm bảo vệ chế độ chuyên chế
và quyền lợi của giai cấp địa chủ, chống lại quảng đại quần chúng.
Hoạt động truyền đạo của các giáo sĩ nhằm mục đích mở đường cho sự xâm
lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Các vua đầu triều Nguyễn chủ trương
cấm Đạo và quay lưng lại với tư bản phương Tây. Đạo Thiên Chúa mặc dù bị
cấm vẫn tiếp tục phát triển, số giáo dân ngày càng tăng lên.
Sang thế kỷ 18, cùng với sự suy vong của chế độ phong kiến, ý thức hệ Nho
giáo bắt đầu rạn nứt, Phật giáo và Đạo giáo bắt đầu được phục hồi.
Nền văn học thời kỳ này khá phát triển, nhất là loại hình văn Nôm với tên
tuổi nhều danh sĩ như Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương, Lê Hữu Trác, Nguyễn
Du...
Về mỹ thuật, một số công trình kiến trúc còn lại đến ngày nay hầu hết là
kiến trúc chùa tháp, đình làng. Các cung điện, lăng tẩm của vua Nguyễn được
xây dựng khá đồ sộ. Còn các thành của nhà Nguyễn xây dựng theo kiểu Vauban
du nhập từ Pháp sang.
Điêu khắc thế kỷ 18 đã đạt tới trình độ điêu luyện. Đề tài điêu khắc tuy vẫn
lấy từ chủ đề tôn giáo nhưng đã được Việt Nam hoá. Đề tài sinh hoạt dân gian
trong mảng nghệ thuật cung đình từ giữa thế kỷ 18 dần vắng bóng.
- Thế thứ Triều Nguyễn (1802 – 1945)
1. Nguyễn Thế Tổ – Gia Long(1802 – 1819); họ, tên : Nguyễn Phúc
Chủng, tự là Phúc Aùnh. Sinh ngày 15 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (1762)
2. Nguyễn Thánh Tổ – Minh Mệnh (1820 – 1840); họ, tên : Nguyễn
Phước Hiệu, hiệu là Phước Đảm. Sinh năm Tân Hợi (1816)
3. Nguyễn Hiến Tổ – Thiệu Trị (1841 – 1847); họ, tên : Nguyễn Phúc
Miên Tông. Sinh năm Đinh Mão (1807)
4. Nguyễn Dực Tông – Tự Đức (1848 – 1883); họ, tên : Nguyễn Phúc
Thì, hiệu là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỉ Sửụ (1829)
5. Nguyễn Dục Đức (1883); họ, tên : Nguyễn Phúc Ưng Chân. Sinh năm
Qúy Sửụ (1853)
6. Nguyễn Hiệp Hòa (1883); họ, tên : Nguyễn Phúc Hồng Dật.
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 81 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
7. Nguyễn Giản Tông (1884); họ, tên : Nguyễn Phúc Ưng Đăng. Sinh
năm Kỉ Tị (1869)
8. Nguyễn Hàm Nghi (1884 – 1888); họ, tên : Nguyễn Phúc Ưng Lịch.
Sinh năm Nhâm Thân (1872)
9. Nguyễn Cảnh Tông (1885 – 1888); họ, tên : Nguyễn Phúc Ứng Xuy.
Sinh năm Qúy Hợi (1863)
10. Nguyễn Thành Thái (1889 – 1907); họ, tên : Nguyễn Phúc Bửu Lân.
Sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỉ Mão (1879)
11. Nguyễn Duy Tân (1907 – 1916); họ, tên : Nguyễn Phúc Vĩnh San.
Sinh ngày 19 tháng 9 năm 1900.
12. Nguyễn Hoằng Tông (1916 – 1925); họ, tên : Nguyễn Phúc Bửu
Đảo. Sinh năm Nhâm Ngọ (1882)
13. Nguyễn Bảo Đại (1925 – 1945); họ, tên : Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy.
Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX - 82 -
Trần Văn Bảo Khoa Lịch Sử
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh. Lịch sử Việt
Nam. T1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội, 1983.
2. Trần Trọng Kim. Việt Nam sử lược. NXB Văn hóa-thông tin, Hà nội,
2000.
3. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên). Đại cương lịch sử Việt Nam. T1, NXB
Giáo dục, 1998.
4. UB khoa học xã hội. Lịch sử Việt Nam. T1, NXB khoa học xã hội, Hà
Nội, 1976.
5. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam. Hùng Vương dựng nước, T1,2,3,4.
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1973.
6. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia. Khâm Định Việt sử
thông giám cương mục.T1,2 NXB Giáo dục 1998.
7. Nhà xuất bản khoa học xã hội. Đại Việt sử ký toàn thư. T 1,2. Hà Nội
1985.
8. Đào duy Anh. Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb Thuận Hóa
9. Đào Duy Anh. Việt Nam văn hóa sử cương. NXb Hội nhà văn, 2000.
10. Ngô Thì Sĩ, Việt sử tiêu án. Nxb Thanh niên,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khxh0017_p2_0299.pdf