Lịch sử, văn hóa - Chương II: Văn minh thế kỷ XX

Nền văn minh nhân loại phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Nếu so với cả quá trình phát triển lâu dài về mặt sinh học (loài người có mặt trên trái đất cách đây từ 1- 3.000.000 năm) văn minh đến với loài người muộn hơn nhiều- ước chừng 6 đến 7.000 năm. Nhưng trong ngần ấy năm, những gì mà con người sáng tạo được là cực kỳ phong phú và đa dạng. Với thời gian,sức sáng tạo của con người diễn ra với nhịp độ càng lúc càng nhanh (lấy một ví dụ đơn giản từ thời kỳ đồ đá mới chuyển sang thời đại kim khí, con người phải mất khoảng 2 đến 3.000 năm. Trong thời cận – hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp được hoàn tất trong khoảng trên dưới trăm năm). Thời gian hao tốn cho mỗi thời kỳ được thu ngắn lại, những thành quả thu lượm được thì nhiều hơn. Chỉ tính riêng trong thế kỷ XX, những thành tựu văn minh mà loài người thu được lớn hơn cả ngàn năm cộng lại. - Trong lịch sử nhân loại, có nhiều nền văn minh đã xuất hiện một cách độc lập và phát triển một cách biệt lập, nhưng số phận cuối cùng của chúng có phần giống nhau. Có nền văn minh bị tàn lụi hẳn và bị chìm đắm vào quên lãng trong một thời gian dài, trước khi được người đời khám phá. Đó là trường hợp của các nền văn minh Ai Cập, Tây Á, Angkor, Trung Nam Mĩ có nền văn minh tỏa sáng rực rỡ lúc đầu, nhưng sau đó bị chững lại trong một thời gian dài như văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.

pdf12 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử, văn hóa - Chương II: Văn minh thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề cơ bản LSVM Thế giới Cận - Hiện đại - 21 - CHƯƠNG II:VĂN MINH THẾ KỶ XX 1. NỀN VĂN MINH CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA 1.1. Có hay không “Nền văn minh cộng sản chủ nghĩa”? - Theo nguyên lý duy vật lịch sử, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Marx đã xem xét sự xuất hiện và phát triển của nền văn minh trong mối liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện và cải biến lực lượng sản xuất xã hội cũng như với sự phân công lao động xã hội do lực lượng sản xuất đó quy định. Engels cho rằng: Thời đại văn minh là giai đoạn phát triển của xã hội trong đó có sự phân công lao động, sự trao đổi do phân công lao động đẻ ra – giữa những cá nhân và nền sản xuất hàng hoá kết hợp cả hai quá trình đó, đều đạt đến mức phát triển toàn thịnh của chúng và gây ra một sự đảo lộn trong toàn xã hội trước đây Những nền văn minh được hình thành và phát triển trong lòng xã hội xây dựng trên chế độ tư hữu thì tất nhiên được đặc trưng bằng sự bất bình đẳng xã hội, thiểu số bóc lột đa số, bằng sự xuất hiện luật pháp, chính trị nhà nước, hệ tư tưởng thống trị, những cái đó có sự mệnh bảo vệ chế độ tư hữu tài sản và đè bẹp những người nô dịch muốn thoát khỏi tình trạng đau khổ và nhục nhã của họ. Do đó, sự xuất hiện một nền văn minh mới – đánh dấu giai đoạn tiến bộ xã hội đáng kể trong sự phát triển nền văn hóa đã đi đôi với việc xuất hiện “sự nô dịch giai cấp” và mâu thuẫn đối kháng giai cấp. Xuất phát từ quan điểm trên các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx – Lênine đã coi sứ mệnh chủ yếu của giai cấp công nhân được lịch sử giao cho là chấm dứt vĩnh viễn chế độ tư hữu, chế độ nô lệ làm thuê, và sáng tạo ra một nền văn minh mới không còn mâu thuẫn đối kháng và mang lại cho mọi người quyền được sử dụng các thành tựu về kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật và văn hoá. Đó là nền văn minh cộng sản chủ nghĩa mà CNXH là cơ sở ban đầu tạo dựng nền văn minh đó. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch Sử Một số vấn đề cơ bản LSVM Thế giới Cận - Hiện đại - 22 - 1.2. Đặc trưng của nền văn minh cộng sản chủ nghĩa. Có thể nói “một cách tổng quan” vài nét riêng biệt của nền văn minh công sản chủ nghĩa mà toàn bộ loài người đang tiến tới. Những nét đặc thù mới về căn bản của nền văn minh đó là gì? - Đứng về cơ sở của nó thì nền văn minh cộng sản chủ nghĩa tương ứng với khái niệm hình thái kinh tế xã hội công sản chủ nghĩa. - Nền văn minh công sản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển trên cơ sở tiếp thu có phê phán các thành tựu của nền văn hoá tư sản đặc sắc đối với thời đại của nó. - Marx gọi chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. Nhưng từ này diễn tả đúng bản chất, tính đặc thù có một không hai của nền văn minh cộng sản chủ nghĩa được đặc trưng bởi quyền của con người – những quyền không thể tước bỏ được về tự do và hạnh phúc. Một nền văn minh trong đó tiến bộ đã mất hết tính chất đối kháng của nó, và mọi thành tựu đều hoàn toàn thuộc về nhân dân. Mục đích sản xuất, đúng như bản chất nhân đạo của nó là hạnh phúc của nhân dân, là sự thoả mãn ngày càng tăng lên nhu cầu vật chất và tinh thần. - Nền văn minh cộng sản chủ nghĩa tìm được một nền tảng bất diệt trong chế độ sở hữu xã hội về các công cụ và tư liệu sản xuất. Điều đó loại trừ khả năng tồn tại mọi hình thức bất bình đẳng xã hội, mọi hình thức bất công xã hội, mọi đối kháng giai cấp. Không những nền văn minh cộng sản thủ tiêu giai cấp đối kháng, mà đến giai đoạn phát triển cao, nó còn đưa đến tính đồng nhất về mặt xã hội của xã hội, đến việc thủ tiêu giai cấp nói chung và như vậy đúng với nguyên lý nhân đạo của mình nền văn minh cộng sản chủ nghĩa sẽ loại bỏ mọi đối kháng dân tộc bất kể dưới hình thức nào và khẳng định nguyên lý của chủ nghĩa quốc tế. - Không có một sự tuyên truyền thù địch nào, không có một sự chia rẽ về tư tưởng nào có thể bôi nhọ một bộ mặt nền văn minh mới trong tương lai: Nền văn minh cộng sản chủ nghĩa thực sự nhân đạo, không những có khả năng sáng tạo ra các công cụ sản xuất mạnh nhất, mà còn hình thành nên con người mới, mở ra trước mắt họ tất cả mọi con đường cho phép đạt tới chỗ tự khẳng định và hoàn thiện bản thân mình. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch Sử Một số vấn đề cơ bản LSVM Thế giới Cận - Hiện đại - 23 - 2. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI NGA – CƠ SỞ XUẤT HIỆN NỀN VĂN MINH XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - Những nhà sán lập ra chủ nghĩa Marx đã rút ra kết luận khoa học và cách mạng sâu sắc rằng: Cuộc cách mạng xã hội hoàn toàn khác với bất kỳ cuộc đảo chính do một nhóm nhỏ và cá nhân tiến hành (chỉ đả động đến lĩnh vực riêng biệt của đời sống xã hội). Cách mạng xã hội là bước ngoặt sâu sắc trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, từ kinh tế và chính trị cho đến hệ tư tưởng, bởi vì cuộc cách mạng đó lật đổ chế độ đã lỗi thời và xác lập chế độ xã hội mới. Marx cho rằng: Mỗi cuộc cách mạng phá huỷ xã hội cũ cho nên nó mang tính chất xã hội. Mỗi cuộc cách mạng lật đổ chính quyền cũ, cho nên nó mang tính chất chính trị. Lẽ dĩ nhiên, quy mô và nội dung cụ thể của cách mạng phụ thuộc vào hình thái kinh tế – xã hội mà cuộc cách mạng có nhiệm vụ thay thế nó, phụ thuộc vào những đặc điểm của chế độ mà cách mạng đã mở đường. Và từ tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học được thể nghiệm trong phong trào công nhân châu Âu và Công xã Paris. Những cuộc cách mạng theo quy mô châu Âu – một thời đại cách mạng- bước nhảy vọt (khắc phục trở ngại và dọn đường cho tiến bộ xã hội – bước chuyển tiếp - hình thức tiến bộ hơn của đời sống kinh tế và xã hội. - tựa như một đầu tầu kéo theo tất cả các toa tàu, cách mạng xhcn tháng mười nga và sự ra đời của nhà nước xô viết đã tạo ra cơ sở cho sự ra đời của nền văn minh xã hộichủ nghĩa.. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc, tự trở thành sức kìm hãm tiến bộ lịch sử: Sức sản xuất vật chất được tạo ra trong giai đoạn phát triển xã hội theo chủ nghĩa tư bản đã làm nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc nhất với quan hệ sản xuất kìm hãm sự tiếp tục phát triển của sức sản xuất đó. Xóa bỏ tính chất không tương xứng của hình thức tư hữu đối với sản phẩm lao động của con người đối với tính chất xã hội của nền sản xuất đó trở thành tất yếu lịch sử. Như vậy thời điểm giao thời cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã chín muồi – tạo ra những điều kiện cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội mới – Đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa: Cách mạng tháng Mười Nga. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch Sử Một số vấn đề cơ bản LSVM Thế giới Cận - Hiện đại - 24 - Từ cuối thế kỉ XIX, với sự ra đời hàng loạt các tổ chức độc quyền, nước Nga bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Nhưng khác với phương Tây, chưa có một cuộc cách mạng tư sản nào diễn ra thành công ở Nga, những tàn tích của chế độ phong kiến nông nô vẫn còn tồn tại. Ách áp bức tàn bạo của triều đình phong kiến Nga không chỉ đối với nông dân Nga mà với nhân dân tất cả các dân tộc. Tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Nga liên tiếp phải gánh những tổn thất nặng nề làm cho các mâu thuẫn xã hội lúc đó vốn đã sâu sắc lại càng thêm gay gắt. Tháng 2 năm 1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga bùng nổ và thắng lợi. Chế độ quân chủ bị lật đổ. Nền cộng hoà được thiết lập nhưng giai cấp tư sản tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc, không giải quyết những đòi hỏi cấp bách của quần chúng về hoà bình, ruộng đất, bánh mì. Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolchévik, đứng đầu là V.I.Lênin, nhân dân các dân tộc Nga tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và đến ngày 25-10 (7/11/1917) đã lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, chuyển chính quyền vào tay nhân dân lao động. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười không chỉ mở ra một thời kì mới trong lịch sử nước Nga mà còn tác động mạnh mẽ đến toàn thế giới: bắt đầu một thời đại mới – thời đại qúa độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội được khai phá. Vậy là lần đầu tiên trong lịch sử đã ra đời một Nhà nước xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng và phục vụ lợi ích của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, đồng thời là công cụ để cải tạo tất cả các quan hệ theo hướng xã hội chủ nghĩa và giành được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực. Hiện nay, Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết đã tách ra thành những quốc gia riêng biệt, nhưng văn hoá Xô viết vẫn lan toả, tiếp tục chi phối ảnh hưởng của mình tới nhiều quốc gia trên thế giới. 3. TIẾN BỘ CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT 3.1. Vài nét khái quát Cách mạng khoa học kỹ thuật là một khái niệm ra đời trong vài thập kỷ gần đây (và cho đến này nhiều quan niệm chưa thống nhất). Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng lịch sử loài Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch Sử Một số vấn đề cơ bản LSVM Thế giới Cận - Hiện đại - 25 - người đã trải qua hai cuộc cách mạng lớn về khoa học và kỹ thuật: cuộc cách mạng công nghiệp (thế kỷ XVIII – XIX) và cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật (đầu thế kỷ XX đến nay). Giống như cách mạng kĩ thuật thế kỷ XVIII-XIX, cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX diễn ra trước hết do những đòi hỏi, ngày càng cao của con người về cả vật chất lẫn tinh thần. Những đòi hỏi đó trở lên cấp bách trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cùng với sự bùng nổ dân số và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái sinh (như than đá, dầu mỏ ....). Để nâng cao năng suất lao động (với những công cụ sản xuất mới) để có vũ khí mới có hiệu quả hơn về tấn công và phòng thủ, để thay thế các nguồn tài nguyên đang cạn bằng những vật liệu mới, con người cũng phải đi sâu vào nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Thứ hai; những thành tựu về khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ cách mạng khoa học. Trên đà tiến bộ của cách mạng công nghiệp, trong thế kỷ XIX các phát minh kỹ thuật nối tiếp nhau ra đời như tàu hoả, tày thuỷ, xe hơi, tàu ngầm ..v..v Các ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, y học, toán học phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là một cuộc cách mạng thực sự đã diễn ra trong lĩnh vực vật lý học với ba phát minh vĩ đại điện tử (1896), tính phóng xạ (1898) và lí thuyết tương đối. Có thể nói rằng hầu hết các phát minh lớn về vật lý học của thế kỷ XX đều có liên quan đến tên tuổi của Albert Einstein (với lý thuyết tương đối hiện đại) từ năng lượng nguyên tử cho đến lade, bán dẫn.. Khác với cuộc cách mạng kỹ thuật thế kỷ XVIII – XIX đã chuyển nền sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy, thì nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật là tự động hoá cao độ bằng cách sử dụng máy tính điện tử, hiện đại hoá kỹ thuật và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới nhất, sử dụng những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, những công cụ sản xuất mới, tấn công vào lòng các đại dương, đi sâu vào lòng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, tìm hiểu thế giới vô cùng nhỏ bé của hạt nhân, đồng thời đi vào vũ trụ bao la. 3.2 . Một số thành tựu nổi bật của khoa học công nghệ. - Một trong những phát minh đánh dấu mốc khởi điểm cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX là sự ra đời của máy tính điện tử đầu tiên vào năm 1946. Đến nay, máy tính điện tử Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch Sử Một số vấn đề cơ bản LSVM Thế giới Cận - Hiện đại - 26 - trải qua 4 thế hệ và hiện nay các nhà khoa học đang xúc tiến chế tạo máy tính điện tử thế hệ thứ năm, có khả năng suy luận logíc, giao tiếp với con người bằng ngôn ngữ tự nhiên. Các thế hệ máy tính điện tử đã tạo ra những xu thế và các quan hệ hoàn toàn mới lạ, thâm nhập vào mọi hoạt động kinh tế – xã hội. Đặc biệt từ thập niên 90, cuộc cách mạng máy tính quốc tế. Ngày nay mọi người trên thế giới đều có thể đến với Internet để gửi và nhận những thông tin mình muốn. - Một trong những thành tựu nổi bật của công nghệ điện tử đó là Robot công nghiệp được xuất hiện đầu tiên ở Mĩ vào năm 1962, do hãng Unimation chế tạo. Cho đến nay “công nghệ Robot” ngày càng linh hoạt và thông minh, được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển và đang phát triển. - Một trong những hướng quan trọng của cách mạng khoa học kĩ thuật là nghiên cứu và chế tạo các vật liệu mới. Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên và đòi hỏi ngày càng cao của cách mạng công nghệ, con người không chỉ tìm cách nâng độ bền của các vật liệu truyền thống như sắt, thép, thuỷ tinh, gỗ.... mà còn tổng hợp ra những vật liệu thay thế cho vật liệu thiên nhiên, chế tạo những vật liệu không có trong thiên nhiên. - Một trong kĩ thuật cao của loài người là laser (laser – nghĩa là khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức). Từ chiếc máy laser ở Mĩ ra đời từ 1960 đến nay, laser đã phát triển nhanh chóng và được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực. - Trong mấy thập niên gần đây, loài người còn chứng kiến sự phát triển nhảy vọt của công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học được tập trung vào bốn lĩnh vực là: công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ enzyme. - Một trong những lĩnh vực khoa học kĩ thuật thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của con người nửa sau thế kỉ XX là công cuộc chinh phục vũ trụ. Ngoài Mĩ và Liên Xô, cuộc chạy đua vào vũ trụ còn cuốn hút các nước như Pháp, Ấn Độ, Nhật, Trung Quốc.... tham gia. Sự phát triển mạnh mẽ và những thành tựu vũ trụ trong mấy thập kỉ qua đã đem lại những lợi ích thiết thực phục vụ con người. Với những bằng chứng khoa học xác thực, nó đã trả lời nhiều câu hỏi đến khoảng không bao la và các hành tinh xa xăm ngoài trái đất, làm giàu thêm kho tàng trí thức nhân loại. Các vệ tinh địa tĩnh, vệ tinh viễn thông.... các chương trình vô tuyến, tin tức, điện thoại được truyền khắp mọi nơi trên thế giới. Các bức ảnh được chụp từ vũ trụ đem lại những thông tin chính xác hơn cho con người trong việc dự báo thời Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch Sử Một số vấn đề cơ bản LSVM Thế giới Cận - Hiện đại - 27 - tiết, điều tra tài nguyên, lập bản đồ... Nghiên cứu khoảng không vũ trụ còn thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật khác như: thông tin, tự động, điều khiển từ xa.... đồng thời không ngừng đưa ra những câu hỏi cấp bách nhằm chế tạo vật liệu mới, công cụ mới cho phép nghiên cứu ở trình độ ngày một cao hơn. - Những đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XX là: 1- Khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều này được hiểu là sự thống nhất giữa khoa học – kỹ thuật, trong đó mọi phát minh về kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật và sản xuất. 2- Cách mạng khoa học – kỹ thuật là sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ. Khác với cách mạng kỹ thuật thế kỷ XVIII-XIX chỉ diễn ra trong một lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn châu Âu và Bắc Mĩ, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ngày nay tác động bao trùm tất cả các mặt của sản xuất đời sống xã hội với tốc độ nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới. 3- Khác với cách mạng kỹ thuật cách mạng khoa học – kỹ thuật là thời gian từ khi phát minh khoa học đến khi ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn và đầu tư vào khoa học cho hiệu quả kinh tế cao hơn. - Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ở thế kỷ XX đã trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ nửa sau những năm 40 đến đầu những năm 70. Giai đoạn 2: Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX đến nay: Cách mạng khoa học – kỹ thuật có xu hướng phát triển mới, được coi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,với sự ra đời các hệ công nghệ mới về nguyên tắc của sản xuất như: Máy tính điện tử thế hệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học..v..v. (Công nghệ được hiểu là sự tập hợp công cụ, phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hoá. Công nghệ được hợp thành bởi 4 yếu tố: Thiết bị, thông tin, con người và quản lý. Trong bốn yếu tố đó con người đóng vai trò chủ yếu). - Hơn nửa thế kỷ qua, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật (từ thập niên 70) gọi là cách mạng khoa học – công nghệ đã đạt nhiều thành tựu chưa từng có, tác động mạnh mẽ, toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. + Thứ nhất: Nó là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất. Công nghệ mới đã thay đổi phương thức lao động của con người. Trí tuệ trở thành Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch Sử Một số vấn đề cơ bản LSVM Thế giới Cận - Hiện đại - 28 - động lực và yếu tố quyết định tốc độ phát triển sản xuất cũng như giá trị sản phẩm. Tạo ra nhu cầu cần thiết cho đầu tư giáo dục mà thực chất là chuẩn bị đội ngũ những người lao động sáng tạo, phù hợp với nền sản xuất mới. + Thứ hai: Cách mạng khoa học công nghệ làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. + Thứ ba: Cách mạng khoa học công nghệ làm cho nền kinh tế thế giới được quốc tế hoá cao độ. Ngoài ra, cách mạng khoa học công nghệ còn tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, quyền lực, giao lưu văn hoá.. đặt ra những thử thách cũng như tạo ra những vận hội đối với tất cả các dân tộc. Mặt khác, trong khi tiếp tục chạy đua nhằm tranh giành những thành tựu mới về khoa học công nghệ, các nước đồng thời phải hợp tác với nhau để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như nguy cơ hạt nhân, nạn ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, mất cân bằng sinh thái.. 4. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI VÀ SỰ PHÁ HOẠI VĂNMINH NHÂN LOẠI - Theo tính toán của nhà khoa học Thuỵ sĩ Jacqne Babel thì trong 5550 năm, trên hành tinh chúng ta đã xảy ra tới 14513 cuộc chiến tranh với số người chết là 3,6 tỉ người. Đó là những con số khủng khiếp. Sang thế kỷ XX, sự thiệt hại ấy lại tăng lên gấp bội do quy mô chiến tranh mở rộng không bao giờ hết, chiến trường bao trùm trong thời gian ngắn trên hầu hết lãnh thổ các quốc gia thuộc nhiều lục địa khác nhau, sự tàn phá với sức huỷ diệt của các loại vũ khí, bom đạn tới mức khó lường được hết. Thế kỷ XX đã xảy ra hai lần chiến tranh thế giới vào các năm 1914-1918 và 1939- 1945. - Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là hậu quả của những mâu thuẫn về quyền lợi và sự giành giật thuộc địa không thể điều hoà được giữa hai tập đoàn đế quốc: khối “Liên minh” gồm Đức-Áo-Hung, Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari và khối “Hiệp ước” gồm Anh, Pháp, Nga. Hai mươi năm sau, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1938-1945) lại diễn ra với quy mô và cường độ ác liệt chưa từng thấy. Nhưng khác với thế chiến lần thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai pháp tạp hơn về nội dung chính trị, tính chất giai cấp và diễn tới những thay đổi Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch Sử Một số vấn đề cơ bản LSVM Thế giới Cận - Hiện đại - 29 - căn bản. Chiến tranh nổ ra là do những mâu thuẫn đối kháng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, đồng thời do những mâu thuẫn gay gắt trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Cuộc chiến đã được bắt đầu giữa hai tập đoàn đế quốc, giữa các nước phát xít Đức, Ý, Nhật và các nước Anh, Pháp, rồi Mỹ và nhiều nước khác. Nhưng dưới tác động của cuộc đấu tranh chống Phát xít ngày càng mở rộng ở nhiều nước, nó đã trở thành cuộc chiến tranh giải phóng của các dân tộc chống chủ nghĩa phát xít. Việc Liên Xô tham chiến (1941) và sự hình thành khối đồng minh chống phát xít (1942) đã làm thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh. Chiến tranh thế giới trong đại chiến thế giới II, là cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử loài người, lôi kéo 72 nước tham chiếm. Hậu quả nền văn minh của loài người bị phá hoại nghiêm trọng. Và cho đến nay, tiếng súng vẫn nổ ra ở nơi này, nơi khác trên toàn hành tinh vì nhiều nguyên do khác nhau: Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, kinh tế, hay là sự tiếp tục cuộc đấu tranh chính trị của các quốc gia, dân tộc và giai cấp bằng bạo lực quân sự, hoặc lợi ích kinh tế gắn liền với bạo lực quân sự... Khó có thể biết tới bao giờ chiến tranh mới chấm dứt. Đó chính là điều cảnh báo đối với loài người, đối với nền văn minh nhân loại. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch Sử Một số vấn đề cơ bản LSVM Thế giới Cận - Hiện đại - 30 - TẠM KẾT - Nền văn minh nhân loại phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Nếu so với cả quá trình phát triển lâu dài về mặt sinh học (loài người có mặt trên trái đất cách đây từ 1- 3.000.000 năm) văn minh đến với loài người muộn hơn nhiều- ước chừng 6 đến 7.000 năm. Nhưng trong ngần ấy năm, những gì mà con người sáng tạo được là cực kỳ phong phú và đa dạng. Với thời gian,sức sáng tạo của con người diễn ra với nhịp độ càng lúc càng nhanh (lấy một ví dụ đơn giản từ thời kỳ đồ đá mới chuyển sang thời đại kim khí, con người phải mất khoảng 2 đến 3.000 năm. Trong thời cận – hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp được hoàn tất trong khoảng trên dưới trăm năm). Thời gian hao tốn cho mỗi thời kỳ được thu ngắn lại, những thành quả thu lượm được thì nhiều hơn. Chỉ tính riêng trong thế kỷ XX, những thành tựu văn minh mà loài người thu được lớn hơn cả ngàn năm cộng lại. - Trong lịch sử nhân loại, có nhiều nền văn minh đã xuất hiện một cách độc lập và phát triển một cách biệt lập, nhưng số phận cuối cùng của chúng có phần giống nhau. Có nền văn minh bị tàn lụi hẳn và bị chìm đắm vào quên lãng trong một thời gian dài, trước khi được người đời khám phá. Đó là trường hợp của các nền văn minh Ai Cập, Tây Á, Angkor, Trung Nam Mĩ có nền văn minh tỏa sáng rực rỡ lúc đầu, nhưng sau đó bị chững lại trong một thời gian dài như văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Riêng nền văn minh Hy – La có số phận khác hẳn. Sau nhiều thế kỷ phát triển rực rỡ, chúng bị các man tộc Gécmanr tiền thân các dân tộc Tây Âu ngày nay phá huỷ. Phải mất gần ngàn năm sống trong “đêm trường trung cổ” nền văn minh Tây Âu mới được hồi sinh trở thành nền tảng cho nền văn minh mới được gọi là văn minh phương Tây. Trong thời kỳ xâm chiếm thuộc địa và sự ngự trị của chế độ thực dân, nền văn minh phương Tây đã lấn át các nền văn minh bản xứ, đẩy chúng đến chỗ tàn lụi để chiếm địa vị gần như độc tôn. Lúc đó chỉ mỗi văn minh phương Tây mới được xem là nền văn minh đích thực. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XX, văn minh phương Tây bị rơi vào khủng hoảng mà đỉnh điểm là các cuộc chiến tranh thế giới I và II. Thế kỷ XX còn chứng kiến sự xuất hiện của một nền văn minh mới (được tạm gọi là văn minh xã hội chủ nghĩa), được ra đời như là một sự phản ứng chống lại nền văn minh bị Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch Sử Một số vấn đề cơ bản LSVM Thế giới Cận - Hiện đại - 31 - xem là tha hoá, đồi trụi, phản động của phương Tây. Nền văn minh này trong nhiều thập niên đã tạo ra được hệ thống những giá trị riêng biệt với những thành tựu lớn trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây nền văn minh xã hội chủ nghĩa cũng đang phải thích ứng với những thay đổi của hoàn cảnh xung quanh để tiếp tục tồn tại và phát triển Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch Sử Một số vấn đề cơ bản LSVM Thế giới Cận - Hiện đại - 32 - Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch Sử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxh0006_p2_3632.pdf
Tài liệu liên quan