Veà kinh teá: caùc nhaø nöôùc quaân chuû luoân luoân chuù troïng ñeán vieäc xaây döïng kinh teá
vöõng maïnh ñeå ñoái phoù vôùi giaëc phöông Baéc baèng caùc bieän phaùp: khuyeán khích noâng
nghieäp, khai hoang, thuûy lôïi taïo cô sôû vöõng chaéc, vöõng maïnh.
Trong caùc cuoäc khôûi nghóa, chuù yù xaây döïng caên cöù ñòa (Lam Sôn) sau ñoù môû roäng ra
toaøn quoác. Thöïc hieän “vöøa caøy ruoäng, vöøa ñaùnh giaëc”. Nhaø nöôùc ñöa ra chính saùch noâng
nghieäp kòp thôøi ñeå khuyeán khích saûn xuaát.
Veà chính trò: oån ñònh tình hình chính trò, cuûng coá caùc maët bieân thuøy nhaát laø phía
Nam. Nhaø Toáng xuùi Chieâm Thaønh taán coâng nöôùc ta, nhaø Lyù ñaõ chuû ñoäng tieán coâng tröôùc
ñeå ñaäp tan aâm möu ñoù vaøo naêm 1075. Nhaø Traàn ñem 2 vaïn quaân giuùp Chieâm Thaønh ñeå
chaën ñaùnh ñaïo quaân xaâm löôïc cuûa Toa Ñoâ, khôûi nghóa Lam Sôn lieân keát vôùi ngöôøi Laøo.
Quan troïng nhaát laø tuyeân truyeàn giaùo duïc loøng yeâu nöôùc trong nhaân daân, cuûng coá
khoái ñoaøn keát. Nhaø Traàn môû hoäi nghò Dieân Hoàng vaø yeát baûng khaép nôi ñeå phaùt ñoäng
cuoäc khaùng chieán, boä chæ huy nghóa quaân Lam Sôn chuû tröông ñaùnh vaøo loøng ngöôøi
“Bình ngoâ saùch”, Nguyeãn Hueä “Chieáu leân ngoâi”.v.v ñeå cuûng coá khoái ñoaøn keát daân
toäc. Leâ Lôïi ñoaøn keát taát caû moïi ngöôøi trong giai caáp ñòa chuû vaø quyù toäc cuõ, lieân keát giöõa
giai caáp thoáng trò vaø giai caáp noâng daân. Luaät “Hoàng Ñöùc” tieán boä vaø luoân boû thu toâ thueá
moãi khi maát muøa, haïn haùn, chính saùch “Nhu vieãn” cuûa trieàu ñình vì caùc daân toäc ôû ñòa
ñaàu toå quoác giaùp bieân giôùi.
26 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử, văn hóa - Chương II: Tác dụng của những nhân tố lớn trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xâm lược về nước. Sau Hai Bà Trưng, phong trào bị chìm đắm trong
hơn một trăm năm là do không có thành phần quý tộc lãnh đạo nhân dân ta đoàn kết
đấu tranh dân tộc..
Lý Bí liên kết được hào kiệt các châu đồng thời khởi nghĩa, đánh đuổi quân Lương
đô hộ, lập nên nhà nước Vạn Xuân. Nhân dân ta đồng lòng ủng hộ công cuộc khôi phục
và đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền.
Cuối Đinh, trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, toàn thể quý tộc tôn Lê Hoàn là
người có uy tín, có tài năng lên làm vua. Lê Ngọa Triều tàn bạo, làm mất lòng dân nên
toàn thể tướng lĩnh, sư sãi đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhận thức sâu sắc sức
mạnh của tinh thần đoàn kết, trước cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt đã
chủ động dàn xếp mâu thuẫn với Lý Đạo Thành. Ông còn phát động tinh thần đoàn kết
trong nhân dân và quân sĩ để đánh thắng quân xâm lược.
Nhà Trần xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân. Trần Thái Tông nói: “xã tắc
này là của tổ tiên, người làm vua phải cùng anh em thụ hưởng”. Nhà vua không vì hiềm
khích mà trao quyền cho Trần Quốc Tuấn là người tài giỏi. Mặt khác, Trần Quốc Tuấn
lại rất gương mẫu để củng cố khối đoàn kết. Ông đã chủ động dàn xếp mâu thuẫn với
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 87 –
Trần Quang Khải khi tắm cho Trần Quang Khải trên bến sông Bình Than. Bộ chỉ huy
nghĩa quân Lam Sơn là hình ảnh của khối đoàn kết dân tộc. Ban đầu, trong Hội thề
Lũng Nhai chỉ có 19 người nhưng đã đầy đủ hào kiệt bốn phương về tụ nghĩa.
Nguyễn Huệ đã tìm mọi cách để thu hút lực lượng và đoàn kết trong bộ chỉ huy của
mình. Ông ra sức thu hút nhân sĩ Bắc Hà, phát hịch kể tội quân xâm lược, nêu cao
truyền thống đánh giặc cứu nước của tổ tiên để kích động tinh thần yêu nước của toàn
dân. Nhờ đó, toàn dân như một, tập hợp dưới ngọn cờ dân tộc của Quang Trung -
Nguyễn Huệ
Ngược lại, khi có sự chia rẽ thì kháng chiến thất bại. An Dương Vương thất bại trong
cuộc chiến tranh chống Triệu Đà là do bị chia rẽ “Âu Lạc tương công đánh lẫn nhau”.
Nhà Hồ không tranh thủ được sự ủng hộ của quý tộc phong kiến và nhân dân. Hồ
Nguyên Trừng đã trả lời Hồ Quý Ly là: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không
theo mà thôi”. Đánh giá về quân đội nhà Hồ, nguyễn Trãi nói: “Quân họ Hồ trăm vạn
người, trăm vạn lòng”.
Giới quý tộc phong kiến đã rút ra được tác dụng to lớn của khối đoàn kết trong các
vấn đề sống còn của quốc gia, thể hiện qua lời nói của các bậc anh hùng. Trần Hưng
Đạo nói: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức khiến giặc mạnh phải
bó tay”.
Điều kiện khách quan cho việc thực hiện khối đoàn kết toàn dân chính là: Tạo cơ sở
cho việc xóa bỏ cát cứ, thực hiện khối đoàn kết, sở hữu ruộng đất thuộc nhà nước.
Ở nước ta, mặc dù mới dựng nước nhưng con người đã có thói quen sử dụng vũ khí,
ý chí đấu tranh được duy trì trong suốt thời kỳ bị nô dịch. Nông nghiệp trồng lúa nước
cần phải liên kết với nhau làm thủy lợi. Nhà nước tập quyền của An Dương Vương ra
đời, đến thời kỳ thống trị, nhà nước đó vẫn là nhà nước tập quyền, thi hành chính sách
bóc lột ở khắp các địa phương một cách đồng đều tạo ra mâu thuẫn đồng đều trong cả
nước. Đối lập với phong kiến ngoại tộc không chỉ là giai cấp nông dân mà còn cả phong
kiến dân tộc. Người nông dân chống xâm lược, nên liên minh với quý tộc phong kiến
chống ngoại tộc. Mặt khác, phong kiến dân tộc cũng chống phong kiến ngoại tộc vì
quyền lợi giai cấp. Họ phải nhân nhượng nông dân ở chỗ thu tô thuế nhẹ làm cho giai
cấp nông dân thấy được phải theo giai cấp phong kiến để giành quyền lợi cho mình,
nguyện vọng dân chủ được đáp ứng phần nào, ý thức quốc gia dân tộc có từ sớm là nhân
tố quan trọng trong việc đoàn kết chống ngoại xâm.
Đoàn kết trong cộng đồng các tộc người: nước ta là quốc gia đa dân tộc từ buổi ban
đầu dựng nước đã khác nhiều quốc gia đa dân tộc khác là chia rẽ: Âu Lạc duy trì và
phát huy khối cộng đồng dân tộc. Bắc thuộc lần thứ nhất, Bà Trưng kêu gọi mọi tộc
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 88 –
người. Bắc thuộc lần thứ hai, Lý Bí, Lý Thiên Bảo thường rút lui vào các Động để
nương náu và xây dựng lực lượng. Bắc thuộc lần thứ ba, người Ô Tử, Man.v.v.. đã tham
gia các cuộc khởi nghĩa Lý Tự Tiên, Đinh Kiến ( miền núi - đồng bằng ), Mai Thúc
Loan liên kết 32 châu. Thời Lý, Trần, Lê Sơ thực hiện chính sách “Nhu viễn” để lôi
kéo đồng bào các dân tộc ( Tày, Nùng ở phía Bắc, họ Thân ở Động Giáp, họ Nùng ở
Tông Đán, họ Lê ở Hưng Hóa, họ Hà ở Tuyên Quang, cha con Hà Khuất, Hà Bổng, Hà
Đặc, Hà Chương ở Chiêm Hóa, Lê Lợi, Lê Lai người Mường, v.v..).
3. VỊ TRÍ CỦA NHỮNG YẾU TỐ KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG
CÁC CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM THỜI CỔ TRUNG
ĐẠI VIỆT NAM.
3.1. YẾU TỐ KINH TẾ:
Ăngghen nói: “Bất cứ bạo lực chính trị nào ban đầu cũng đều dựa trên một chức
năng kinh tế, xã hội”1. Kẻ thù của ta có lực lượng vật chất rất mạnh, lại ở sát nước ta,
khi có chiến tranh, chúng ta phải mất một số lực lượng để phục vụ chiến tranh (quân
đội, vật chất). Do đó, kinh tế có vị trí rất quan trọng.
Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp rất phát triển (đồng thau, đồ sắt)
tạo nên của cải thặng dư để cung cấp cho lực lượng thoát ly sản xuất để chuyên phục vụ
chiến đấu. Nền kinh tế đó tạo nên mảng kinh tế thủ công nghiệp phát triển, sản xuất vũ
khí phong phú về loại hình và số lượng. Mặt khác, nông nghiệp tạo điều kiện cho cư dân
ổn định kết cấu và tạo điều kiện chiến tranh việc tổ chức tập trung để chiến đấu: “Trước
khi có nhà nước phải có một điều kiện hoàn toàn đặc biệt mới làm cho nửa triệu người
có thể tập hợp lại dưới sự chỉ đạo của trung ương duy nhất và điều kiện đó chắc chắn
chưa bao giờ có được”1.
Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, mặc dù chính quyền thực dân kìm hãm, nhân dân ta
vẫn phấn đấu kiên quyết để phát triển kinh tế làm cho kinh tế đồ sắt ngày càng phát
triển trên phạm vi cả nước. Thế kỷ II, đồ sắt khá phát triển, đến thế kỷ VI đã phổ biến
toàn quốc gia.
Từ thế kỷ III, những cuộc đấu tranh giành độc lập đã nổ ra liên tục, rộng lớn về
không gian và thời gian. Đến cuối Bắc thuộc lần thứ hai, kinh tế càng phát triển, quan
hệ sản xuất độc lập càng thúc đẩy kinh tế phát triển tạo điều kiện cho chúng ta xây
dựng được một đạo quân lớn không chỉ về tinh thần mà còn cả về vật chất. Nền kinh tế
1 F. Engels: Chống Đuy Rinh, C. Mác, F. Aêng Ghen tuyển tập, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1983, T.V, trang
259, 260.
1 F. Aêngghen, Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước, Tuyển tập, Sđd, TVI. trang
245.
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 89 –
thủ công nghiệp khá phát triển là cơ sở để trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại trong thời
kỳ đó. Thời Lý có máy bắn đá, thời Trần, Hồ có hỏa pháo (Hồ Nguyên Trừng là người
cải tiến), Tây Sơn có súng đại bác. Tổ tiên ta xây dựng được đủ các binh chủng, chiến
thuyền nhiều, trọng tải lớn có khi chở được vài trăm quân: Tây Sơn 60 đại bác, 70
người/thuyền dài hàng chục mét (chiến thuyền). Nhà Hồ xây dựng thành Đa Bang và
các tuyến phòng thủ khác vào loại kiên cố.
Mặt khác, đó là điều kiện cho thương nghiệp, giao thông vận tải phát triển. Hệ
thống giao thông chính được thiết lập từ cuối đời Đường, có thể huy động quân đội dễ
dàng. Nhà Trần huy động quân đội ở Vạn Kiếp và rút quân thần kỳ. Thông tin tuyên
truyền phát triển thuận lợi, truyền tin, mệnh lệnh. Hào kiệt mọi nơi về hội thề ở Lam
Sơn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
3.2. YẾU TỐ AN NINH CHÍNH TRỊ
Yêu cầu liên kết các tộc người dẫn đến nhà nước trung ương tập quyền ra đời. Ngay
từ thời kỳ Hùng Vương, An Dương Vương, quốc gia Văn Lang, Âu Lạc đã là một vương
quốc thống nhất. Các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đã liên kết được nhân dân cả
nước đánh đuổi quân đô hộ của phong kiến Hán tộc. Trong thời kỳ xây dựng và củng cố
quốc gia độc lập tự chủ, các nhà nước phong kiến Đại Việt đã hết sức chú ý giữ gìn an
ninh chính trị quốc gia.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981), Lê Hoàn đã dẹp yên nội
loạn, đánh bại cuộc tấn công quân sự của Chiêm Thành từ phía Nam để tập trung toàn
lực đối phó với quân Tống ở phía Bắc. Nhờ đó, hậu phương của Đại Cồ Việt được đảm
bảo và quân dân ta đã đánh thắng quân xâm lược Tống ngay ở địa đầu đất nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, trên cơ sở một nền kinh tế phát
triển, một lực lượng quân sự hùng mạnh, nhà Lý đã đủ sức đương đầu với hàng chục vạn
quân Tống xâm lược. Để đảm bảo an ninh chính trị vững vàng, nhà Lý đã làm tốt việc
bảo đảm an ninh biên giới. Bằng chính sách “Nhu viễn”, nhà Lý đã gắn kết các cộng
đồng dân cư các dân tộc thiểu số ở vùng rừng núi phía bắc của tổ quốc, củng cố an ninh
biên giới phía nam. Trước hành động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của bọn gián điệp
nhà Tống, một mặt nhà Lý phát hiện và trừng trị bọn gián điệp, mặt khác nhà Lý chủ
động dàn xếp mâu thuẫn nội bộ. Nhờ đó, nhà Lý đã đánh thắng quân Tống cả trên đất
Tống và trên đất nước ta.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, nhà Trần nhờ làm tốt công tác
an ninh chính trị mà tổ chức cuộc chiến tranh nhân dân thắng lợi. Cả ba lần kháng chiến,
nhà Trần đều cô lập bọn sứ giả nhà Nguyên, không cho chúng tự động đi lại để dò xét
kinh thành và đảm bảo bí mật quốc gia. Nhà Trần còn cấm nhân dân đi lại buôn bán với
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 90 –
các lái buôn Hồi Hột, không giao dịch buôn bán ở biên giới phía bắc. Nhà Trần còn chủ
động đặt quan hệ hữu nghị với Chiêm Thành để ổn định biên giới phía nam. Nhờ đó, an
ninh chính trị của đất nước được giữ vững, giặc Nguyên – Mông dù có chiếm được phần
lớn nước ta nhưng đều không thể bắt được bộ chỉ huy cuộc kháng chiến. Nhân dân ta
một lòng đoàn kết và đánh đuổi được quân xâm lược.
Nhà Minh xâm lược nước ta, nhân dân ta đã không ngừng nổi dậy giành quuyền độc
lập. Lê Lợi phát động cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trong thời kỳ xây dựng lực lượng, dù
quân giặc liên tục càn quét, tấn công vào căn cứ địa của nghĩa quân, nhưng nhờ làm tốt
công tác bảo mật mà cả ba lần nghĩa quân rút về căn cứ Chí Linh đều thoát khỏi sự truy
nã của giặc Minh. Trong suốt thời gian đấu tranh giải phóng dân tộc, bộ chỉ huy nghĩa
quân Lam Sơn đều nêu cao tinh thần yêu nước và đoàn kết của toàn dân để giữ vững an
ninh chính trị ở vùng giải phóng. Yếu tố bí mật nhờ đó đã phát huy tác dụng và hoàn
thành sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Quân Thanh xâm lược nước ta, mặc dù có sự chỉ đường của bè lũ Lê Chiêu Thống
nhưng hoàn toàn không biết gì ở nội bộ quân Tây Sơn. Quang Trung – Nguyễn Huệ đã
tận dụng tốt yếu tố bất ngờ để lần lượt đánh bại quân xâm lược chỉ trong một thời gian
ngắn.
Yếu tố an ninh chính trị là một trong những vấn đề quan trọng nhằm tạo nên sức
mạnh để tổ tiên ta giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh dân tộc.
4. NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO CHIẾN TRANH
“Nghệ thuật tổ chức chiến tranh là nghệ thuật tổ chức các lực lượng và kết hợp tất
cả các mặt trong chiến tranh, trong đó nghệ thuật quân sự là một bộ phận hết sức quan
trọng vì vũ trang là mặt chủ yếu trong chiến tranh nên nghệ thuật quân sự Việt Nam chỉ
đạo tất cả các mặt trong chiến tranh, nó có một truyền thống lâu đời” - Mấy vấn đề về
nghệ thuật quân sự Việt Nam, Văn Tiến Dũng.
Mục đích: đấu tranh để giành lại độc lập dân tộc hoặc đấu tranh để ngăn chặn sự
xâm lược của kẻ thù là để đạt được nội dung: toàn vẹn lãnh thổ bảo đảm được chủ
quyền và bảo đảm làm cho quân thù quân thù không dám xâm lược nữa. Muốn đạt được
mục đích đó phải xét đến nghệ thuật quân sự.
Các nhà sử học ghi chép lại đường lối chỉ đạo chiến tranh của các nhà lãnh đạo rất ít
ỏi. Sách Toàn Thư và các sách khác chỉ ghi chép lời nói của Trần Hưng Đạo và các vua
Trần.
Binh Thư Yếu Lược trên danh nghĩa của Trần Quốc Tuấn nhưng thực chất có những
phần của đời sau thêm thắt vào.
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 91 –
Trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, cuốn Vạn Kiếp Tông bí truyền thư của
Trần Hưng Đạo đã bị mất hoàn toàn.
Quân Trung từ mệnh tập gồm có thư từ, chỉ thị của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn,
chúng ta cũng phải dựa vào diễn biến để cân nhắc đúng sai.
Mặc dù vậy ta vẫn có thể nghiên cứu được nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của cha
ông ta.
4.1. NGHỆ THUẬT CHIẾN LƯỢC
4.1.1. Tương quan lực lượng
Xét đến tương quan lực lượng để đề ra được đường lối thực hiện chiến tranh. Tục
ngữ ta có câu: “biết mình, biết người trăm trận đánh trăm trận thắng”. Nguyễn Trãi có
câu: “tri bổ, tri kỷ, năng nhược năng cường”, nghĩa là biết mình biết người, biết chỗ
mạnh, chỗ yếu.
Kẻ thù về vật chất rất mạnh và chính họ đã tự khoe khoang là rất mạnh để thực hiện
tư tưởng bình thiên hạ. Người đương thời cho rằng nhà Lý đánh nhà Tống chỉ như châu
chấu đá xe. Ô Mã Nhi nói với Trần Khắc Chung “bọ ngựa dám chống xe liệu sẽ ra sao
?”. Thực tế thì kẻ thù cũng rất mạnh so với ta, dân số tỷ lệ là 13/1 tức gấp chúng ta 13
đến 14 lần, đất đai cũng như thế, dã tâm và tham vọng của họ rất lớn. Nhà Tống hai lần
xâm lược quy mô, nhà Nguyên 3 lần, nhà Minh 5 lần động binh. Tổ tiên ta biết kẻ thù
rất rõ nhưng không máy móc mà rất toàn diện và cụ thể để đấu tranh chống lại cuộc
chiến tranh phi nghĩa của chúng.
Trong Quân Trung từ mệnh tập - Nguyễn Trãi viết: “Trời đất không dung tha, lòng
người đều căm giận”. Vua Trần gửi vua Nguyên các bức thư, trong đó có nói “trăm họ
đều căm giận”. Mặc dù nước ta nhỏ, dân ta ít nhưng trong quá trình tiến hành chiến
tranh, ta luôn có lợi còn kẻ thù thì bất lợi vì chúng khó huy động lực lượng, còn ta được
mọi người ủng hộ tức là ta rất mạnh về tinh thần.
Từ chỗ đó, tổ tiên đã nhận định mạnh yếu có thể chuyển hóa lẫn nhau. Nguyễn Trãi
nói: “người dùng binh giỏi ở chỗ biết rõ thời thế, được thời thế thì mất biến thành còn,
nhỏ hóa ra lớn, bất thời không thế thì mạnh hóa yếu, yên thành nguy” - Quân Trung từ
mệnh tập.
Tổ tiên ta thường quan niệm rằng nhỏ yếu đánh được lớn mạnh “kẻ nhân giả lấy
yếu trị được mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch được nhiều”- Quân Trung từ mệnh tập.
Trần Hưng Đạo nói “ lấy đoản binh chế được trường trận đấy là việc thường của
binh pháp” Toàn Thư .
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 92 –
4.1.2. Xét đến đường lối chiến tranh chung
Tổ tiên ta thường không chủ trương dùng đội quân chuyên nghiệp mà bằng: “vua tôi
đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”- Toàn Thư, hay “lấy đại nghĩa thắng
hung tàn”, đánh vào lòng người, tuyên truyền lòng yêu nước trong nhân dân, dựa vào
sức mạnh của dân tộc để chiến thắng kẻ thù nhất định thực hiện được.
4.1.3. Tư tưởng chiến lược
Tư tưởng xuyên suốt trong các cuộc chiến tranh là chủ động tiến công dưới mọi hình
thức dựa trên cơ sở tinh thần yêu nước của nhân dân và lòng quyết tâm giành bằng được
độc lập dân tộc. Trên cơ sở tinh thần tự vệ mạnh mẽ đã nảy sinh ra cách đánh giặc của
người Việt Nam trong lịch sử nước ta: “Mỗi khi dân tộc ta vùng dậy chống ngoại xâm là
chỉ có tiến công chứ không có phòng ngự, tiến công kẻ xâm lược để bảo vệ độc lập dân
tộc của mình”- Lê Duẩn - Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, thanh niên trong các lực lượng
vũ trang hãy tiến lên.
4.1.4. Phương châm chiến lược
Tư tưởng chủ động tiến công cũng như bất cứ yêu cầu nào của cuộc chiến tranh là
nhằm bảo toàn lực lượng ta, tiêu hao lực lượng địch, muốn vậy ta phải có phương châm
chiến lược đúng đắn.
- Một mặt thể hiện đường lối chính trị của ta.
- Mặt khác thể hiện ứng phó của ta, thích ứng với âm mưu của kẻ thù. Mục đích
của kẻ thù là đánh nhanh thắng nhanh để bóc lột sức người sức của và tránh sự chán nản
của binh lính và sự phản đối của nhân dân. Trong khi nếu tiến hành chiến tranh bằng
phương châm đánh nhanh thắng nhanh thì ta sẽ mắc mưu kẻ thù, sẽ bị thất bại hoàn toàn
hoặc phải kéo dài chiến tranh trong thế bất lợi vì:
Lực lượng ta ít ỏi thua kém về vật chất và con người nên tổ tiên ta chủ trương dựa
vào dân để xác định ngay từ đầu và bảo toàn lực lượng đánh lâu dài.
Xét qua diễn biến của các cuộc chiến tranh ta thấy tổ tiên ta không định rõ thời gian
lâu dài là bao nhiêu mà quan niệm chuẩn bị tốt về tinh thần và vật chất để có thể tiến
hành cuộc chiến tranh kéo dài. Trong quá trình đó, ta luôn luôn tìm mọi cách làm
chuyển biến tương quan lực lượng, chủ động tiêu diệt địch, nắm thời cơ chính xác để
chuyển sang tiến công.
Trong cuộc kháng chiến chống Tần, tương quan lực lượng rất chênh lệch, do đó ta
chủ trương đánh lâu dài và sau 10 năm nhân dân ta đã thu được thắng lợi.
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 93 –
Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, không thực hiện đánh lâu dài trong khi lực
lượng địch rất mạnh với khoảng 20 vạn quân, 2 nghìn tàu xe và những tướng lão luyện.
Hai Bà Trưng dàn quân ra đối địch nên bị thất bại nhanh chóng.
Lý Bí cũng không chủ trương đánh lâu dài mà dàn quân ra các nơi nên thua hết trận
này đến trận khác, phải bị động kéo dài chiến tranh ra trong 3 năm nhưng vẫn thất bại.
Triệu Quang Phục lần đầu tiên đã xác định phải đánh lâu dài chống lại thế lực hùng hậu
nhà Lương. Trong khi ta bị suy yếu nghiêm trọng, Triệu Quang Phục lập cơ sở ở Dạ
Trạch (Vĩnh Phúc), dần dần tương quan lực lượng chuyển biến ta mạnh lên, địch suy yếu
và sau 2 năm Triệu Quang Phục đã giành lại được đất nước.
Đến thời kỳ độc lập, tự chủ, tổ tiên ta đã rất khôn ngoan vận dụng phương châm
đánh lâu dài. Nhà Tống là một vương triều rất mạnh, huy động mấy chục vạn quân
chuẩn bị rất công phu để xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt chủ trương đánh lâu dài:
nhận định nhà Tống có lực lượng mạnh nhưng thế yếu: phân tích 3 khó khăn của nhà
Tống: mắc họa với nạn xâm lăng của Liêu, Hạ; nội bộ triều đình lục đục; nhân dân mâu
thuẫn với triều đình, do đó không dốc được toàn lực vào cuộc chiến tranh. Những cải
cách của Vương An Thạch càng làm cho tình hình nhà Tống thêm rối ren. Lý Thường
Kiệt chủ trương khoét sâu vào thế yếu của địch làm cho thế của chúng suy sụp, chủ
động tấn công trước để tự vệ. Kháng chiến trên đất nước không đưa chủ lực lên biên
giới để đánh địch mà ở đó chỉ có các đơn vị người dân tộc phòng thủ, cản bước tiến của
quân thù. Mặt khác, Lý Thường Kiệt dồn lực lượng chính ở bờ Nam sông Như Nguyệt,
tin tưởng vững chắc là sẽ kết thúc chiến sự thắng lợi.
Cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông, rõ ràng nhà Trần có chủ trương đánh lâu
dài. Mặc dù lúc đầu đã định chặn đánh địch ở Bình Lệ Nguyên nhưng sau đó lại chủ
động rút lui và từng bước ngăn chặn bước tiến của địch ra lệnh cho cả kinh đô sơ tán.
Từng bước đẩy địch vào thế bị động, lúng túng đối phó rồi đánh trận quyết định. Lần
thứ hai, nhà Trần quyết định rút khỏi Thăng Long để lại kinh thành trống không, ở các
nơi khác khi giặc đến đều có sự sơ tán như vậy. Quân địch truy đuổi, ta quyết không
giao chiến những trận lớn mà phục kích đánh các đơn vị nhỏ làm cho địch hoang mang,
dao động, mệt mỏi. Lần thứ ba, Trần Quốc Tuấn nói “thế giặc năm nay dễ đánh”. Các
mặt trận ở biên giới, ta không để lực lượng đối địch mà chỉ để một đơn vị mạnh ở Vân
Đồn nhằm chặn đánh đoàn thuyền tải lương thực của Trương Văn Hổ.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, bộ chỉ huy nghĩa quân ngay từ đầu đã chủ trương đánh
lâu dài nhằm xây dựng lực lượng và phát triển lực lượng, tránh chỗ giặc mạnh, đánh vào
chỗ yếu hiểm.
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 94 –
Cuộc kháng chiến chống Xiêm, các tướng lĩnh Tây Sơn rút lui chiến lược nhử địch
vào sâu, ngụy trang bằng cách xin giảng hòa đó là chủ trương đánh lâu dài.
Cuộc kháng chiến chống Thanh, ngay từ đầu ta đã chủ trương đánh lâu dài. Nguyễn
Huệ chấp nhận cuộc rút lui chiến lược của Ngô Thì Nhậm, tránh nhuệ khí của địch.
Rõ ràng phương châm chiến lược của tổ tiên ta là đánh lâu dài dựa vào sức mạnh
của nhân dân. Mỗi thời một vẻ nhưng luôn luôn dựa vào dân để phát triển lực lượng,
làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cuộc chiến tranh lâu dài thắng lợi.
4.1.5. Xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh
Muốn thực hiện được các mặt chiến lược nhằm biến ta từ yếu sang mạnh và buộc kẻ
thù không thể tiếp tục thực hiện dã tâm xâm lược, chúng ta phải hết sức linh hoạt.
Trần Hưng Đạo: “xem xét quyền biến như người đánh cờ”. Quang Trung: “lường
thế giặc rồi mới đánh, nắm phần thắng rồi mới hành động, tùy theo tình thế mà bày
chước lạ”. Rồi từ đó rút ra được một số biện pháp trong nghệ thuật chỉ đạo chiến lược,
xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh dựa vào sức mạnh của toàn dân. Nhưng “mục
đích của chiến tranh là tiêu diệt lực lượng của địch” - Võ Nguyên Giáp. Nên chúng ta
vẫn phải xây dựng lực lượng vũ trang là biện pháp nòng cốt.
Dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc và sức chiến đấu của toàn dân. Trong các cuộc
khởi nghĩa, tổ tiên ta đã tuyển nghĩa quân từ mọi thành phần, mọi tầng lớp. Mọi người
dân ở nước ta ngay từ đầu khi thoát ra khỏi thời kỳ nguyên thủy đã quen sử dụng vũ khí
thậm chí khi bị mất nước vẫn còn vũ khí trong tay. Bởi vậy, từ đầu thời kỳ Bắc thuộc,
nhân dân đã tự động nổi dậy đấu tranh suốt trong các thời kỳ đô hộ. Đó là một thực tế
mà các nhà đề xướng đã phân tích và nhìn nhận khả năng chiến đấu của toàn dân. Lực
lượng thuở ban đầu được xây dựng dần dần thành đội quân chính quy của quần chúng
nhân dân các địa phương.
Trong các cuộc chiến tranh tự vệ, việc xây dựng lực luợng vũ trang vẫn dựa vào
quan điểm như vậy. Lúc bình thường, trong điều kiện xã hội có giai cấp, nhà nước
không thể vũ trang toàn dân nhưng lại khuyến khích tinh thần thượng võ của nhân dân
để duy trì sức chiến đấu của toàn dân tộc. Nhà nước thi hành chế độ tuyển quân sáng
tạo “Ngụ binh ư nông” được bắt đầu từ thời Lý nhằm một mặt giảm gánh nặng kinh tế
cho nhà nước và tạo cho đinh nam tập quen dần với chiến đấu. Thanh niên nào cũng trải
qua thời kỳ nghĩa vụ quân sự do đó khi hết hạn họ trở thành lực lượng dự bị ở nhà và khi
có chiến tranh họ sẵn sàng chiến đấu: “khi có việc toàn dân là lính”- Phan Huy Chú-
Lịch triều Hiến chương lọai chí. Mặt khác, nhà nước cho phép thành lập các đội dân
binh ở các địa phương để bảo vệ xóm làng trong những lúc bình thường và khi có chiến
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 95 –
tranh trở thành lực lượng kháng chiến rất quan trọng vì họ đã tập quen dần với chiến
đấu. Nguyễn Lộc, Nguyễn Lĩnh đã lập ra các đội dân binh và cùng quân triều đình đánh
bại đội quân hộ tống Trần Ích Tắc, Trần Kiện về nước. Nguyễn Truyền, Trần Thông,
Nguyễn Khả Lạp đã phối hợp với quân Trần đánh giặc. Đội dân binh của Lý Huề hoạt
động rất có hiệu quả ở Lạng Sơn.
Mặt khác, để đảm bảo có đội quân đông, nhà nước còn cho phép các vương hầu, tù
trưởng thiểu số có quân đội riêng. Nhà nước còn ban thưởng, cung cấp một phần cho các
đạo quân đó để khi cần có thể huy động được ngay lực lượng này. Chính sách đó rất có
tác dụng vì ta có thể huy động và xây dựng được đội quân mạnh. Quân đội của Thân
Cảnh Phúc, Hoằng Chân, Chiêu Văn (thời Lý chống Tống xâm lược).v.v..
Quan điểm dựa vào sức mạnh của toàn thể dân tộc, nhà nước phong kiến đã áp dụng
những chính sách trên để đánh thắng quân xâm lược, đó là số lượng lớn quân đội chính
quy kết hợp với quân địa phương.
Mặt khác, nhà nước rất coi trọng việc giáo dục tinh thần quyết chiến cho quân đội
giáo dục tinh thần yêu nước. Nhìn vào các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa, ta thấy nhà
nước tuyên truyền vấn đề này rất rõ ràng: Lý Thường Kiệt nêu lên bài thơ “thần”, Trần
Hưng Đạo viết Hịch Tướng Sĩ, quân lính nhà Trần thích vào tay hai chữ “ sát thát”.
Nguyễn Trãi nói: “ đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng giúp thêm”. Nhân
nghĩa là yêu nước, yêu dân. Nguyễn Huệ khi đánh quân Thanh đã tập hợp toàn thể binh
sĩ nêu tấm gương các anh hùng dân tộc để động viên binh lính chiến đấu nên đã tạo ra
sức mạnh rất lớn.
Ngoài ra các tướng lĩnh còn quan tâm đến việc xây dựng khối đoàn kết trong binh
lính: Trần Quốc Tuấn đã nêu rõ là “làm sao thu hút quân sĩ như cha con một nhà thì
mới thắng được” - Toàn Thư. Thực hiện điều đó, các gia tướng của ông đã nêu cao tinh
thần đoàn kết trong quân đội nên lịch sử thường gọi binh lính của ông là “phụ tử chi
binh”. Nguyễn Trãi nói: “binh mạnh hay yếu không cứ ở nhiều, quân họ Hồ trăm vạn
người, trăm vạn lòng, quân tôi bất quá vài mươi vạn nhưng ai cũng một lòng”, Quân
Trung từ mệnh tập, Nguyễn Huệ nói: “quân lính cốt hòa hòa thuận không cốt đông”.
Bang giao tập. Bên cạnh đó, những người chiû đạo chiến tranh còn quan tâm tới sự đoàn
kết giữa quân đội và nhân dân. Quân đội dưới thời quân chủ chuyên chế vẫn mang tính
giai cấp của nó nhưng muốn tạo nên sức mạnh to lớn chống ngoại xâm, các nhà lãnh
đạo đã đề ra tính kỷ luật cao, nguyên tắc đó đã tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân.
Xây dựng tinh thần kỷ luật trong quân đội cao: Lý Thường Kiệt đánh sang Ung Châu
mà binh lính không hề đụng đến của cải của dân Tống, quân giặc đuổi đến, Yết Kiêu
vẫn giữ chiến thuyền ở bến Bãi.
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 96 –
Rèn luyện kỹ thuật chiến đấu: coi sức mạnh quân đội không chỉ ở số lượng mà coi
trọng chất lượng. Trần Hưng Đạo nói: “quân lính cần tinh nhuệ, không cần nhiều”.
Nguyễn Huệ “quân lính cần tinh nhuệ không cần đông”. Do đó, các nhà chỉ huy quân sự
luôn luôn chú trọng luyện tập quân sự, tập trận ở những nơi sung yếu.
4.1.6. Xây dựng hậu phương vững mạnh
Về kinh tế: các nhà nước quân chủ luôn luôn chú trọng đến việc xây dựng kinh tế
vững mạnh để đối phó với giặc phương Bắc bằng các biện pháp: khuyến khích nông
nghiệp, khai hoang, thủy lợi tạo cơ sở vững chắc, vững mạnh.
Trong các cuộc khởi nghĩa, chú ý xây dựng căn cứ địa (Lam Sơn) sau đó mở rộng ra
toàn quốc. Thực hiện “vừa cày ruộng, vừa đánh giặc”. Nhà nước đưa ra chính sách nông
nghiệp kịp thời để khuyến khích sản xuất.
Về chính trị: ổn định tình hình chính trị, củng cố các mặt biên thùy nhất là phía
Nam. Nhà Tống xúi Chiêm Thành tấn công nước ta, nhà Lý đã chủ động tiến công trước
để đập tan âm mưu đó vào năm 1075. Nhà Trần đem 2 vạn quân giúp Chiêm Thành để
chặn đánh đạo quân xâm lược của Toa Đô, khởi nghĩa Lam Sơn liên kết với người Lào.
Quan trọng nhất là tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước trong nhân dân, củng cố
khối đoàn kết. Nhà Trần mở hội nghị Diên Hồng và yết bảng khắp nơi để phát động
cuộc kháng chiến, bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn chủ trương đánh vào lòng người
“Bình ngô sách”, Nguyễn Huệ “Chiếu lên ngôi”.v.v để củng cố khối đoàn kết dân
tộc. Lê Lợi đoàn kết tất cả mọi người trong giai cấp địa chủ và quý tộc cũ, liên kết giữa
giai cấp thống trị và giai cấp nông dân. Luật “Hồng Đức” tiến bộ và luôn bỏ thu tô thuế
mỗi khi mất mùa, hạn hán, chính sách “Nhu viễn” của triều đình vì các dân tộc ở địa
đầu tổ quốc giáp biên giới.
Vì thế trong các cuộc kháng chiến thắng lợi, hậu phương rất ổn định, số quý tộc đầu
hàng rất ít.
4.1.7.Chọn phương hướng tác chiến chiến lược chính xác
Yếu tố này tác động thắng lợi tới 9/10 của cuộc chiến tranh. Cha ông ta đã biết tổ
chức tác chiến chính xác. Một trong những hướng đó là đánh vào hậu cần của địch, vì kẻ
thù tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược viễn chinh ở xa không thể thực hiện hậu
cần tại chỗ được. Nhà Tống, Nguyên, mỗi tên xâm lược phải có 2 phu mang vác lương
thực và vũ khí theo. Vì vậy vấn đề lương thực là nhược điểm cố hữu của kẻ thù. Lý
Thường Kiệt phá tan Ung Châu là một cứ điểm xâm lược kiên cố: ngoài số quân bảo vệ
còn có 5 vạn quân sẵn sàng tràn qua biên giới. Để hạn chế lực lượng địch, Lý Thường
Kiệt đã phá tan căn cứ đó, làm chậm lại cuộc xâm lăng của quân Tống, buộc chúng
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 97 –
phải chuẩn bị lại, Vương An Thạch phải từ chức 10 tháng sau khi Ung Châu bị san bằng.
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên, nhà Trần phát động nông dân làm vườn không
nhà trống : “người Giao thường cất thóc gạo và trốn đi”. Trong lần thứ 3, nhà Nguyên
phải huy động lực lượng thuyền tải lương chở 17 vạn thạch thóc, chuẩn bị kho tàng ở
Vạn Kiếp để chứa thóc duy trì cuộc chiến tranh. Nhà Trần chọn phương hướng chính
xác, Trần Quốc Tuấn: “năm nay thế giặc dễ đánh”. Nhà Trần chủ động rút lui trước các
mũi tiến công của địch nên quân địch đánh 17 trận đều thắng. Trong khi đó mặt trận
Vân Đồn, quân ta được chuẩn bị rất chu đáo. Trần Quốc Tuấn giao cho Phó tướng Trần
Khánh Dư trực tiếp chỉ huy. Lúc đầu vua Trần gọi Trần Khánh Dư về trị tội, Trần Khánh
Dư xin khất vài ngày rồi chuẩn bị trận địa từ Vân Đồn đến Cửa Lục rồi nhấn chìm toàn
bộ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
Nguyễn Huệ tiêu diệt và phá hủy 18 kho lương của địch.
Khởi nghĩa Lam Sơn cấm nhân dân không được bán lương thực cho địch.
Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh khi thế lực kẻ thù còn mạnh ta đánh vào chổ
yếu hoặc sơ hở của địch. Sơ hở của địch ở Ung Châu là bất ngờ.
Khi tương quan lực lượng có lợi cho ta, ta đánh vào đầu não của kẻ thù làm cho các
nơi khác suy sụp và tan rã.
Kháng chiến chống Tống, ta đánh vào doanh trại Triệu Tiết và Quách Quỳ buộc
chúng phải rút quân và bị ta tiêu diệt. Kháng chiến chống Nguyên – Mông, ta đánh vào
Đông Bộ Đầu làm cho địch tan rã và rút chạy. Lần 2, ta đánh vào chỗ dựa của địch ở
Nam Sông Hồng, lần 3 ta đánh vào Sông Bạch Đằng trên đường rút chạy của địch.
Kháng chiến chống Minh ta đánh vào đạo viện binh của Liễu Thăng là mũi chính
của địch lại có nhiều sơ hở làm cho Mộc Thạnh phải rút lui, Vương Thông phải xin
hàng.
4.1.8. Liên tục tiến công quân giặc
Trong các cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Lam Sơn. Giai đoạn đầu
1418 –1423, mặc dù lực lượng còn nhỏ bé ta đã tiến hành 15 trận đánh như Mường Pòn,
Nga Lạc, Bến Bổng, Kình Lộng, Quan Du .v.v.. tức là vẫn chủ động tiến công địch. Mặc
dù chúng vây quét ta, ta vẫn chủ động tiến công địch giết được vài trăm, thậm chí vài
ngàn tên, buộc địch phải đình chiến với ta vào năm 1423.
Trong các cuộc kháng chiến, giai đoạn 1 ta vẫn tiến công: Tống, Nguyên 3 lần khiến
cho nhà Nguyên phải than “chư man đã phục rồi lại phản”. Nguyễn Huệ mặc dù rút lui
chiến lược vẫn để Trương Văn Đa tiến công địch làm cho chúng 6 tháng sau mới chiếm
được 3 tỉnh. Mặc dù rút lui chiến lược nhưng Ngô Thì Nhậm vẫn phái Phan Văn Lân lên
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 98 –
chặn địch ở sông Cầu. Xuất phát từ điều kiện nước ta nếu chỉ rút lui đơn thuần thì không
đảm bảo được tiêu diệt sinh lực địch khác với Napôlêông vào nước Nga. Ta đánh liên
tiếp làm cho địch không kịp trở tay và kết thúc bằng trận quyết chiến chiến lược. Kháng
chiến chống Tống, Nguyên – Mông .v.v, ta tiến công liên tục là cách đánh giặc của
người Việt Nam, kiến tạo thế mạnh quân sự trên các chiến trường mặc dù ta ít, địch
nhiều kể cả giai đoạn phản công. Ta phải kết hợp cả chủ lực và dân binh đánh địch tạo
ra thế mạnh, lợi dụng địa thế lợi hại để tạo nên sức mạnh phát huy tinh thần yêu nước
cao độ của nhân dân và binh sĩ, ta biết tập trung sinh lực vì ta đánh địch trên đất nước ta
và tiến hành cuộc chiến tranh yêu nước nên ta tập trung không sợ mất đất, mất dân là
tạo nên thế mạnh trên chiến trường.
4.1.9. Đấu tranh quân sự kết hợp với những biện pháp khác
Kẻ thù dùng lực lượng quân sự rất mạnh nên ta phải kết hợp đấu tranh quân sự cùng
các hình thức khác trên cơ sở dựa vào dân thi hành quyền chính nghĩa, chiến tranh yêu
nước lấy ít địch nhiều đó là đấu tranh chính trị kết hợp ngoại giao, địch vận nhằm vạch
trần tính chất xâm lược của kẻ thù.
Tờ “Lộ bố” của Lý Thường Kiệt khi ông trên đường tiến đánh Ung Châu có tác
dụng hạn chế sự chống đối của nhân dân Trung Quốc, nên Lý Thường Kiệt hành quân
từ Khâm Châu đến Ung Châu dễ dàng.
Kháng chiến chống Nguyên, nhà Trần nhiều lần vạch trần tội ác của quân Nguyên
qua nhiều bức thư gửi vua Nguyên.
Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết rất nhiều về việc đó như nêu lên nỗi khổ của nhân dân,
đấu tranh địch vận, dụ hàng thành Nghệ An vạch rõ 6 điều thua của Vương Thông cho
quân sĩ thấy. Tác dụng là đã hạ được các thành khác.
Đấu tranh ngoại giao nhằm mục đích hòa hoãn để củng cố thêm lực lượng tiến hành
cuộc chiến tranh đang gay go hoặc kết thúc chiến tranh một cách tốt đẹp nhất để đạt
mục đích của chúng ta.
Quách Quỳ “ai bàn đến đánh sẽ chém”: ốm đau, thiếu lương thực, bị ta tập kích
mạnh tiêu diệt hơn quá nửa nhưng không thể rút lui được vì sợ mất thể diện. Lý Thường
Kiệt chủ động giảng hòa khi đã đánh thắng quân giặc. Giảng hòa không nhục tướng sĩ,
không đổ xương máu mà còn bảo tồn được tôn miếu.
Kháng chiến chống Nguyên, ta sử dụng nhiều biện pháp này: 3 năm cống 1 lần, ta
có hơn 20 năm chuẩn bị kháng chiến, dùng lý lẽ để thuyết phục kẻ thù: không
lạy chiếu thư, luôn luôn chuẩn bị lực lượng quốc phòng tích cực chuẩn bị kháng chiến
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 99 –
Khởi nghĩa Lam Sơn, phương pháp này rất quan trọng. Năm 1423, ta giảng hòa phú
núi Chí Linh: “bên trong ta rèn khí giới, bên ngoài ta giả thác hòa thân”, tướng nhà Minh
tâu về triều đình là Lê Lợi hàng nhưng không chịu ra làm quan. Năm 1426 lực lượng ta
mạnh, nhà Minh đặt điều kiện tìm con cháu nhà Trần, Lê Lợi lập Trần Cảo để thương
lượng với kẻ thù. Ta vẫn tiến công, chuẩn bị điều kiện để phản công quét sạch kẻ thù.
Kết thúc chiến tranh, Vương Thông phải thề trước thần sông núi nước Nam là không
dám xâm lược nước ta nữa. Ta vẫn trao đổi ngoại giao, đưa chiếu cầu phong và cấp
thuyền cho quân Minh về nước.
Kháng chiến chống Thanh, ta thắng oanh liệt, gần 29 vạn quân Thanh bị tiêu diệt.
Quang Trung vẫn ra lệnh cho Ngô Thì Nhậm viết biểu để lập lại quan hệ ngoại giao và
nói với Phan Huy Ích: “nay quân Thanh đã bị thất bại tất lấy làm xấu hổ quyết không
ngừng tay nhưng hai nước đánh nhau thì không phải là phúc cho sinh dân, chỉ có những
lời lẽ khôn khéo mới ngừng được binh đao”- Quang Trung (chính biên liệt truyện).
Tóm lại: Đấu tranh chính trị, ngoại giao là củng cố thắng lợi cho đấu tranh quân sự.
Nhưng chỉ dựa trên cơ sở đấu tranh quân sự đã có kết quả thì đấu tranh ngọai giao mới
có kết quả để bảo đảm độc lập, hòa bình cho đất nước. Đó là năm biện pháp trên cơ sở
phương châm chiến lược của tổ tiên ta.
4.2. NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO CHIẾN DỊCH , CHIẾN THUẬT
Định nghĩa: chiến dịch là một hệ thống các trận chiến đấu liên quan với nhau theo
một kế hoạch và sự chỉ huy thống nhất, diễn ra trong một không gian nhất định và trong
một thời gian nhất định nhằm đạt được nhiệm vụ đã định –Văn Tiến Dũng, Mấy vấn đề
về nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, yêu cầu của chiến tranh cần thiết phải
có những chiến dịch. Giai đoạn đầu, địch chủ động tiến công ta theo nhiều hướng, giai
đoạn phản công, chúng vẫn mạnh hơn ta. Nên chúng ta không bao giờ có thể bằng một
trận đánh mà đạt mục đích. Vài trường hợp đánh nhanh gọn như Ngô Quyền, Lê Hoàn
rất hãn hữu nhưng phải chuẩn bị lâu dài.
Trận Bạch Đằng, Chi Lăng trong kháng chiến chống Tống năm 981 là hai trận trong
một chiến dịch. Lý Thường Kiệt đánh thành Ung Châu kiên cố nên mặt dù ở thế chủ
động nhưng vì ở trên đất địch nên ta phải có sự chuẩn bị chu đáo để phá tan thành Ung
Châu.
Kháng chiến chống Nguyên, ta chuẩn bị nhiều trận cho Bạch Đằng vừa kìm hãm
vừa tiêu hao sinh lực địch để đảm bảo đúng ngày nước triều lên là ngày 9 tháng 4 âm
lịch. Chống Minh là những trận Tốt Động, Chúc Động hay Chi Lăng, Xương Giang nằm
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 100 –
trong hệ thống chiến dịch dưới sự chỉ đạo chung, kế hoạch chung. Muốn thực hiện được
chiến dịch phải có quân mạnh, thông tin liên lạc tốt, bảo đảm chỉ huy nhanh nhạy, thống
nhất tốt. Nghệ thuật chỉ đạo chiến thuật là các hình thức tác chiến của tổ tiên xưa. Tổ
tiên ta thường sử dụng 3 hình thức tác chiến: đánh du kích, đánh vận động và đánh trận
địa. Đánh du kích được sử dụng rất nhiều. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm là
các hình thức như đánh lén, đánh nhỏ, đánh bất ngờ, mai phục là chiến tranh của người
yếu chống lại kẻ mạnh. Lê Lợi nói:“giặc đông ta ít, lấy ít đánh đông, chỉ ở chỗ hiểm
mới lập được công. Vả lại binh pháp có nói: nhử người đến chứ không để người nhử ta
đến ”- Lam Sơn Thực Lục.
Do đó tổ tiên ta sử dụng các biện pháp rất nhanh nhẹn. Kháng chiến chống Tần, ban
ngày ta bỏ trốn vào rừng, ban đêm ra đánh quân Tần. Phò mã Thân Cảnh Phúc lẩn vào
bụi rậm rồi ra đánh quân Tống khiến cho người Tống sợ như thiên thần.
Quân đội nhà Trần tổ chức đánh rất bất ngờ, đánh du kích. Những bãi cọc ở dưới
lòng sông Bạch Đằng, những hố bẫy ngựa trong kháng chiến chống Nguyên, những mũi
tên trên rừng rậm trong khởi nghĩa Lam Sơn đánh du kích kết hợp với chiến tranh
nhân dân là chiến tranh đánh lâu dài thích hợp với mọi lớp người. Chiến tranh du kích
trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm có tác dụng rất lớn.
Đánh vận động: tiến hành chiến tranh trên nhiều hình thức trong đó có hình thức lưu
động. Truy kích địch trong kháng chiến chống Nguyên, Thanh, Minh Đánh vận động
là hình thức lưu động thích hợp khi tiến hành chiến tranh trong điều kiện ta ít, địch
nhiều, giải quyết được vấn đề thiếu quân “tốc độ nhanh chóng của vận động có thể bù
đắp được sự thiếu quân vì chúng cung cấp được khả năng tấn công quân địch trước khi
chúng tập hợp sinh lực. Thương nghiệp có câu “thì giờ là vàng bạc” thì trong chiến tranh
“thì giờ là bộ đội”. F. Ăngghen – Luận văn quân sự. Chúng ta thường phát huy ưu thế
thủy binh của ta.
Đánh trận địa: công thành hay đánh dã chiến ngoài đồng nội so với đánh du kích và
vận động thì hình thức này có yêu cầu cao hơn về các mặt. Mỗi lần đánh trận địa yêu
cầu cao về số lượng, chất lượng quân đội, kỹ thuật chiến đấu, vũ khí, tinh thần. Do đó
đây là hình thức tác chiến cao. Trong cuộc chiến tranh lấy ít địch nhiều ta ít sử dụng
nhưng cũng có dùng. Lý Thường Kiệt đánh Ung Châu, Lê Lợi bao vây và hạ thành
Xương Giang, Chúc Động, Tốt Động, Nguyễn Huệ đánh đồn Ngọc Hồi, Hà Hồi, v.v..
Tóm lại kết hợp 3 hình thức để đạt kết quả cao nhất: Trần Hưng Đạo - Bạch Đằng:
du kích là nhiều chiến địa cọc, thuyền chiến nhỏ, quân sĩ nấp trong rừng, trên núi đá vôi
... Dòng sông Bạch Đằng là trận địa lưu động trên sông để tiêu diệt hoàn toàn sinh lực
địch. Chi Lăng- Xương Giang: du kích ở Chi Lăng bất ngờ tấn công giết chết Liễu
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 101 –
Thăng. Truy kích địch dồn chúng vào Xương Giang tiêu diệt chúng. Trận Ngọc Hồi -
Đầm Mực trong kháng chiến chống Thanh.
Những nguyên tắc chỉ đạo tác chiến: có 3 nguyên tắc:
- Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, chỗ sơ hở “yếu chống mạnh, ít địch nhiều phải
dùng quân mai phục”- Nguyễn Trãi. Lê Lợi: “bỏ chỗ thực đánh chỗ trống, bỏ chỗ vững,
đánh chỗ hở thì sức dùng một nửa đã thành công gấp bội”.
- Hết sức linh hoạt, chủ động và cơ động Nguyễn Trãi: “thời, thời thuộc không nên
bỏ lỡ, việc binh giúp ở mau chóng. Mấy then đóng mở như xe chuyển mây bay, chỉ
trong chóc lát chợt nóng, chợt lạnh”. Trần Hưng Đạo: “ quyền biến như người đánh cờ”,
Lý Thường Kiệt đánh Ung Châu bất ngờ và lui về ngay.
- Tiến công mãnh liệt tiêu diệt ý chí xâm lược của kẻ thu,ø phục vụ việc lấy ít đánh
nhiều làm cho địch phải từ bỏ ý chí xâm lược “bêu đầu Hốt Tất Liệt ở của Khuyết, rưã
thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai” hoặc “đánh trận đầu sạch không kình ngạc, đánh trận
nữa tan tác chim muông” - Nguyễn Trãi.
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 102 –
KẾT LUẬN
1. Những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm là chiến tranh nhân dân độc đáo. Vào
những năm 60, Võ Nguyên Giáp đã cho rằng chiến tranh nhân dân phải do toàn dân
tiến hành là nhân dân chiến đấu dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân -Tạp chí
Quân đội Nhân dân 4.64.
Qua phân tích, các nhà lý luận và kinh điển cho rằng chiến tranh nhân dân
phải đạt 2 điều kiện: mục đích là bảo vệ khôi phục quyền lợi của nhân dân. Động
lực là toàn thể nhân dân tham gia vào cuộc chiến tranh. Từ đó ta có thể coi các cuộc
chiến tranh thời cổ trung đại là chiến tranh nhân dân nhằm gạt bỏ ách thống trị của
phong kiến ngoại tộc với sự tham gia đông đảo của giai cấp nông dân, nhưng về mặt
mức độ không cao vì giai cáp thống trị cần nông dân vì quyền lợi dân tộc và giai cấp
nhưng hạn chế không rõ ràng vì giai cấp thống trị nhân nhượng và đấu tranh bảo vệ
độc lập dân tộc đó là đông đảo.
2. Nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta độc đáo do kinh nghiệm của tổ tiên ta liên tục
phải đấu tranh “nhiều tai nạn chính là gốc để dựng nước mà sự băn khoăn lo lắng là
nền mở ra nghiệp thánh, trải biến cố nhiều thì tư lự sâu, lo lắng việc xa thì thành
công kỹ”-Nguyễn Trãi- Phú Núi Chí Linh.
Tổ tiên ta coi trọng sức mạnh tinh thần là yếu tố quan trọng nhất. Chiến tranh là sự
đối chọi giữa người với người nên cần phát huy tính năng động, chủ quan của con
người, do đó phải coi trọng sức mạnh của tinh thần. Tổ tiên ta biết nhìn nhận sự việc
một cách biện chứng nên thấy được địch mạnh có thể chuyển thành yếu và ta yếu
thì có thể chuyển thành mạnh nên dám đứng lên chống giặc, nên chỉ đạo một cách
biện chứng tìm mọi cách để làm chuyển biến lực lượng rút ngắn thời gian chiến
tranh.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh có tính dân tộc và sáng tạo, những người chỉ đạo
chiến tranh thông hiểu binh pháp nhưng không vận dụng máy móc, luôn nhớ đến
kinh nghiệm của tổ tiên.
Có tính nhân dân sâu sắc, những người lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện thuộc tầng
lớp trên và giai cấp phong kiến nó là sản phẩm của giai cấp phong kiến và cả nhân
dân. Do tinh thần yêu nước sâu sắc, ý chí kiên cường nên nhân dân ta liên tục nổi
dậy đánh giặc và đánh giặc rất anh dũng. Những người lãnh đạo chiến tranh đã nhận
thấy được thực tế đó nên đã lãnh đạo nhân dân một cách cụ thể. Nhân dân là người
thực hiện đường lối chiến tranh, họ cũng chính là người xây dựng đường lối quân sự
và thực hiện đường lối quân sự trong thời cổ trung đại.
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 103 –
Một cuộc chiến tranh muốn thắng lợi cần hai yếu tố quan trọng “ có dám đánh hay
không và biết đánh hay không”, tổ quốc ta, dân tộc ta đã dám đánh và đã thắng.
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - 104 –
ThS. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khxh0009_p2_792.pdf