Lịch sử nghiên cứu giải phẫu hình thái thực vật

Trong lịch sử phát triển của thực vật học thì giải phẫu hình thái được phát triển tương đối sớm. Hơn 2300 năm trước đây, Theophrastus (371- 286 TCN) lần đầu tiên đã đề cập đến các dẫn liệu về hình thái và cấu tạo của cơ thể thực vật trong các tác phẩm “Lịch sử thực vật”, “Nghiên cứu về cây cỏ”. Ông đã chia các phần của cây ra rễ, thân, lá, hoa, quả. Đồng thời những kiến thức về giải phẫu cũng lần đầu tiên được đề cập đến sự tạo thành vòng hàng năm của gỗ và libe. Nhiều kiến thức về sự phân biệt trong cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản cũng được trình bày trong tác phẩm của Theophrastus

pdf6 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử nghiên cứu giải phẫu hình thái thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử nghiên cứu giải phẫu hình thái thực vật Trong lịch sử phát triển của thực vật học thì giải phẫu hình thái được phát triển tương đối sớm. Hơn 2300 năm trước đây, Theophrastus (371- 286 TCN) lần đầu tiên đã đề cập đến các dẫn liệu về hình thái và cấu tạo của cơ thể thực vật trong các tác phẩm “Lịch sử thực vật”, “Nghiên cứu về cây cỏ”. Ông đã chia các phần của cây ra rễ, thân, lá, hoa, quả. Đồng thời những kiến thức về giải phẫu cũng lần đầu tiên được đề cập đến sự tạo thành vòng hàng năm của gỗ và libe. Nhiều kiến thức về sự phân biệt trong cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản cũng được trình bày trong tác phẩm của Theophrastus. Giải phẫu thực vật với phương pháp nghiên cứu của nó có liên quan chặt chẽ với những thành tựu của kính hiển vi. Năm 1660, nhờ R. Hook phát minh ra kính hiển vi, nên vào năm 1672 Grew đã sáng lập môn Giải phẫu thực vật và cùng Malpighi xuất bản quyển “Giải phẫu thực vật”. J.P.de Tournefort đã dựa vào đặc 3 điểm của tràng hoa, chia thành 3 nhóm thực vật: cánh rời, cánh liền và không cánh. Trong khi John Jay đã dựa vào cấu tạo của phôi, đặt cách phân chia thực vật một lá mầm và hai lá mầm. Lineaus đã đưa ra khái niệm về biến thái hình thái khi xem xét về nguồn gốc hoa, lá, chồi của thực vật. Dựa vào đó, nhà tự nhiên học người Đức Goeth đã nâng lên thành học thuyết biến thái trong công trình “Thử giải thích hiện tượng biến thái thực vật’’. Theo ông, sự thích nghi của thực vật với tác động của môi trường dẫn đến biến thái. Giữa thế kỷ XIX, các công trình nghiên cứu về thực vật có hạt đã lấp được hố ngăn cách giữa thực vật hạt trần và thực vật hạt kín, đã xác định được qui luật chung trong chu trình sống của thực vật dưới hình thức xen kẽ thế hệ, góp phần quan trọng trong việc giải thích sự tiến hoá của giới thực vật. Vào cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan giữa cấu trúc và một số chức năng cơ bản trong đời sống của thực vật như quang hợp, hô hấp và tiêu thụ nước, quá trình dinh dưỡng khoáng... Năm 1784, Svendener đã chú ý đến việc áp dụng chức năng sinh lý khi nghiên cứu giải phẫu thực vật. Năm 1884, Haberclan đã phát triển hướng nghiên cứu này trong tác phẩm “Giải phẫu sinh lý thực vật”. Năm 1887, De Barry cho xuất bản tác phẩm “Giải phẫu so sánh các cơ quan dinh dưỡng” trong đó đã mô tả các loại mô của cơ thể thực vật. Cách phân loại mô của ông còn mang tính nhân tạo nhưng cũng đánh dấu một bước tiến bộ trong việc nghiên cứu cấu trúc của cơ thể thực vật. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu về tế bào đã được phát triển mạnh mẽ, Tchiliacov đã phát hiện ra sự phân chia gián tiếp của tế bào và sau đó Gherasimov tìm được vai trò của nhân tế bào. Năm 1898, Navasin phát hiện ra quá trình thụ tinh kép ở thực vật hạt kín. Nhờ sự phát minh ra kính hiển vi điện tử, người ta đã nghiên cứu được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào và đã tách việc nghiên cứu về tế bào thành một môn khoa học mới là tế bào học . Vào nửa sau của thế kỷ XX, việc nghiên cứu về giải phẫu hình thái thực vật càng được đẩy mạnh và các kết quả nghiên cứu đã được tập hợp trong một số sách về giải phẫu thực vật, như các cuốn “Giải phẫu cây thực vật một lá mầm và cây thực vật hai lá mầm” (Metcalfe và Chalk,1960,1961) và “Giải phẫu thực vật’’ (Katherine Esau, 1978).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLịch sử nghiên cứu giải phẫu hình thái thực vật.pdf
Tài liệu liên quan