Lịch sử Đông Nam Á - Chương V: Mianma

Ảnh hưởng của Ấn Độ vào quần đảo thể hiện rõ nét ở tôn giáo. Các hiện vật được phát hiện ở Philippin có liên quan đến sự thờ cúng Phật giáo và Ấn Độ giáo. Bên cạnh đó, các tập quán, phong tục hiện tồn tại trong các tộc người mang dấu ấn đậm nét của Phật giáo cũng chứng tỏ điều này. Ở người Tagal, Thần tối cao là Batkhala là một dạng Phật. Trên cơ sở ảnh hưởng đó, chữ viết Tagal ra đời. Nguồn của chữ viết ở một vài tộc người Philippin chưa được rõ ràng, song người ta đã thừa nhận nền văn minh cổ Philippin. Sự tồn tại của nền văn minh cổ Philippin được chứng minh thông qua các thư tịch cổ Trung Quốc và khảo cổ học. Quan hệ giữa các triều đại Trung Quốc với một số quốc gia cổ trên quần đảo được duy trì liên tục và khá bền vững trong thời Hán đến thời Minh (thế kỷ II đến thế kỷ XVIII). Vương quốc Thái Sukhôthay cũng đã từng có quan hệ với một vương quốc (?) ở đảo Punai. Từ thế kỷ XV, đạo Hồi bắt đầu xâm nhập mạnh mẽ vào các đảo ở khu vực Đông Nam Á. Vào giữa thế kỷ XV, ở vương quốc Hồi giáo Hôlô (trên đảo Xulu), các đạo luật dựa trên cơ sở kinh Côran được soạn thảo. Đồng thời với nó là sự ra đời của chữ viết và lịch pháp Arập. Trên một số vùng của đảo Luxông, Xêbu và Punai đã xuất hiện quan hệ phong kiến sơ kỳ, trong khi vẫn bảo lưu các mối quan hệ thị tộc bộ lạc. Điều này có lẽ do ảnh hưởng của phong kiến Ấn Độ, Arập và Inđônêxia. Tuy nhiên, Philippin vẫn không bao giờ có được chế độ phong kiến tập quyền như ở các nước khác trong khu vực. Chế độ dân chủ trong các công xã láng giềng thân thích Balangai hay Barangai (tiếng Tây Ban Nha) vẫn tồn tại khá rõ nét.

pdf65 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử Đông Nam Á - Chương V: Mianma, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iám sát của Tây Ban Nha. Thực dân Tây Ban Nha muốn biến tầng lớp trên trong xã hội Philippin thành công cụ tiếp tay cho nền thống trị thực dân. Chỉ có tầng lớp này mới được sử dụng tiếng Tây Ban Nha. Những người Philippin không được học ngôn ngữ của những kẻ thực dân. Điều đó làm yếu đi sự tiếp xúc với các yếu tố văn hoá Tây Ban Nha và châu Âu của các tộc người ở Philippin. Nhân dân Philippin phải gánh vác thuế má nặng nề. Thực dân Tây Ban Nha quy định, đàn ông từ 16 đến 60 tuổi phải đóng 10 rêan1 cho ngân sách chính quyền, 1 rêan cho nhà thờ và 1 rêan cho ngân khố huyện. Thông thường, thuế này được quy đổi thành hiện vật phù hợp với chính sách khai thác đơn phương của thực dân Tây Ban Nha. Ngoài ra, họ còn phải đóng góp nhiều nghĩa vụ tạp dịch. Một năm quy định chế độ lao động là 52 ngày, nhưng bao giờ cũng vượt qua số ngày đó. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 107 - Nông dân Philippin không đủ sống, phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn lên rừng đốn gỗ, đóng thuyền, khai mỏ, làm cầu đường để kiếm sống. Ngoài ra, thực dân Tây Ban Nha còn tăng cường việc bắt cư dân Philippin, bán sang châu Mỹ làm nô lệ. Mặt khác tình trạng khốn khổ của nông dân Philippin đã đẩy họ vào con đường bán sức lao động cho địa chủ bản xứ và tư bản nước ngoài trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp. Trong những năm đầu thống trị Philippin, thực dân Tây Ban Nha gặp khá nhiều khó khăn do thương mại chính quốc bảo thủ, bị những đối thủ cạnh tranh trên biển là Trung Quốc, Nhật Bản và Hà Lan uy hiếp. Tỷ lệ giữa người Tây Ban Nha và người lai Hoa ở Philippin là 1:20. Đến thế kỷ XIX, về cơ bản đã hình thành giai cấp tư sản thương mại cho vay nặng lãi địa phương. Sang thế kỷ XX, các nước tư bản Anh, Hà Lan phát triển mạnh mẽ và làm mất đi địa vị bá chủ mặt biển của Tây Ban Nha. Thực dân Tây Ban Nha đã thi hành chính sách đóng cửa, cấm tuyệt đối việc giao lưu buôn bán giữa Philippin với tư bản nước ngoài. Đồng thời, Tây Ban Nha vẫn tiếp tục duy trì các quan hệ phong kiến lỗi thời ở Philippin, làm cho khả năng giao tiếp với văn minh phương Tây trên quần đảo bị hạn chế tối đa. Đầu thế kỷ XIX, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu như thuốc lá, chè, đường, bông, chàm, hồ tiêu, thu lại giá trị lớn. Riêng đường, xuất khẩu năm 1835 đạt đến 40.000 tấn. Năm 1810, tổng giá trị xuất khẩu Philippin đạt tới 5,3 triệu USD, nhập khẩu là 4,8 triệu USD. Năm 1831, tổng sản lượng xuất khẩu gai ở Manila đạt 316 tấn, sáu năm sau đạt 2.500 tấn. Chính phủ Tây Ban Nha cũng cho phép các công ty tư bản nước ngoài lập các trạm buôn bán. Manila trở thành một thương cảng quốc tế với 14 công ty vào năm 1858. Đồng thời, Tây Ban Nha cũng mở các hoạt động quân sự, chiếm đóng các vương quốc Hôlô và Minđanao vào giữa thế kỷ XIX để độc chiếm toàn quần đảo, ngăn ngừa sự xâm nhập của các cường quốc tư bản Anh, Pháp, Mỹ Sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha đã làm nảy sinh ý thức dân tộc Philippin. Đầu thế kỷXIX, các phong trào nông dân, thị dân, tiểu tư sản trí thức bùng nổ mạnh mẽ, chĩa mũi nhọn vào thực dân Tây Ban Nha, địa chủ, giáo sĩ . Giai tầng phong kiến bị chèn ép bởi thực dân Tây Ban Nha, nhà thờ hướng họ vào cuộc đấu tranh chung chống lại ách nô lệ thuộc địa. Tầng lớp trí thức Philippin tiếp thu ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản lần thứ nhất ở Tây Ban Nha (1801-1814) và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa Tây Ban Nha ở Mỹ La Tinh (1810-1826), đã hoạt động sôi nổi hẳn lên với các phong trào đòi quyền dân chủ, tự do cho dân tộc Philippin. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 108 - Trước tình hình đó, chính phủ Tây Ban Nha lo sợ phái các quan chức Tây Ban Nha thay thế hầu hết các quan chức bản sứ trong chính quyền và quân đội. Năm 1823, thủ lĩnh phong trào dân tộc trong quân đội là Nôvalét đã lãnh đạo 800 binh lính bản xứ khởi nghĩa chiếm được thành phố Manila nhưng bị thất bại khi đánh chiếm pháo đài Santiagô. Nông dân tỉnh Ilôcốt nổi dậy chống lại ách lao dịch nặng nề và sự bóc lột của địa chủ (1807-1814). Nông dân đảo Xebu nổi dậy khởi nghĩa chống lại mức tô thuế quá cao của nhà thờ (1824). Nông dân tỉnh Negôbôt nổi dậy chống tệ tham nhũng của quan lại thực dân (1844). Đáng kể nhất là cuộc khởi nghĩa mang màu sắc tôn giáo của Kơrútxơ. Quân khởi nghĩa đã đánh bại các cuộc đàn áp quân sự của chính quyền Tây Ban Nha, giết chết viên toàn quyền. Mặc dầu bị thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã báo hiệu một cuộc đấu tranh dân tộc mạnh mẽ đang đến gần. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 109 - 3. PHONG TRÀO DÂN TỘC TƯ SẢN PHILIPPIN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Sự thức tỉnh dân tộc và cuộc khởi nghĩa Kavittơ (1872) Sau hơn 200 năm thống trị, thực dân Tây Ban Nha đã cấy lên ở Philippin mầm mống của xã hội phương Tây. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa định hình và cùng với nó là giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân thuộc địa ra đời. Những luồng tư tưởng mới dân chủ tư sản tràn vào Philippin làm thức tỉnh tinh thần dân tộc và tư tưởng độc lập tự do, nhất là trong tầng lớp tư sản và tiểu tư sản. Cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai năm 1868 ở Tây Ban Nha đã lật đổ ngai vàng nhà vua đã ảnh hưởng tới Philippin. Chính quyền Tây Ban Nha đã thi hành những cải cách về giáo dục, ban hành quyền tự do dân chủ, hạn chế về tổ chức và ngôn luận đã tạo cho nhân dân Philippin những nhận thức mới về quyền độc lập, tự do của dân tộc. Tháng 12/1870, chính phủ phản động được tái hồi ở Tây Ban Nha. Nền thống trị thực dân phản động được phục hồi ở Philippin .Những cải cách dân chủ bị thủ tiêu, nhân dân bị khủng bố nặng nề, ruộng đất trở lại tay nhà thờ, địa chủ, nông dân bị biến thành tá điền. Một số nông dân bị sung vào quân đội, nhà máy, xí nghiệp quân sự. Mâu thuẫn dân tộc phát triển lên đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa của công nhân ở công binh xưởng Xêđula phản đối thuế thân và nghĩa vụ lao dịch. Một kế hoạch khởi nghĩa của công nhân và binh lính ở Kavittơ và Manila ra đời. Theo kế hoạch, đêm 20/1/1872, công nhân, nông dân Kavittơ và sĩ quan, binh lính Manila sẽ đồng thời nổi dậy khởi nghĩa. Nhưng ở Manila, kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ, chính quyền thực dân đã nhanh chóng dập tắt cuộc khởi nghĩa. Tuy vậy, khởi nghĩa ở Kavittơ vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch. Đêm 20/1/1872, quần chúng khởi nghĩa hô vang khẩu hiệu “Đả đảo bọn Tây Ban Nha “, “Giết hết bọn giáo sĩ”. Nghĩa quân chiếm được cảng San Philips, nông dân ngoại ô Kavittơ nổi dậy kéo vào phối hợp với quân khởi nghĩa. Nghĩa quân chiếm được và làm chủ thành phố trong ba ngày, nhưng lại chỉ giam mình trong thắng lợi mà không tiếp tục mở rộng địa bàn khởi nghĩa. Thực dân Tây Ban Nha phản công, khủng bố dã man, xử tử những người lãnh đạo, bắt giam và đày ải hơn 200 người có tư tưởng tự do. Trong số đó có 3 vị cha cố Philippin là Buốcgốt (Busgos), Gômmet (Gormer), Giamôra (Zamora), những người sau này trở thành các liệt sĩ của sự nghiệp dân tộc Philippin. Nhiều người khác phải chạy trốn sang Hồng Công, Singapore, Nhật Bản, Paris và cả Mađrít. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 110 - Thực dân Tây Ban Nha khủng bố dã man các chiến sĩ đấu tranh cho nền độc lập, tự do của dân tộc Philippin, hòng thủ tiêu ý thức dân tộc Philippin song chính hành động dã man đó lại lay động tận gốc rễ tình cảm dân tộc của nhân dân Philippin. Mặc dầu bị thất bại, nhưng cuộc khởi nghiã đã chứng tỏ khả năng liên kết giữa các tầng lớp trong xã hội Philippin chống lại chính quyền thực dân Tây Ban Nha. Liên Minh Philippin và tổ chức Katipunan Cuôïc khởi nghiã Kavitơ bị đàn áp đẫm máu, nhiều trí thức Philippin phải chạy ra nước ngoài. Họ đã phát động “phong trào tuyên truyền” đòi quyền bình đẳng, tự do và kêu gọi sự thức tỉnh dân tộc Philippin, lãnh tụ xuất sắc của phong trào này là Hôxê Ridan (Jose Rizal 1861-1896) Hôxê Ridan sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở Kalampa thuộc tỉnh Lapuna. Mẹ ông là một trí thức rất giỏi tiếng Tây Ban Nha và là người có tư tưởng tự do dân tộc. Thuở nhỏ, ông được giáo dục tại trường dòng tên ở Manila và được linh mục Buốcgốt nhận làm con đỡ đầu. Cuộc khởi nghiã Kavittơ thất bại, mẹ ông bị giam cầm, cha Buốcgốt bị tử hình, ông lớn lên trong nỗi khổ đau, mất mát của gia đình và tổ quốc. Điều đó hình thành trong ông tư tưởng yêu nước và tinh thần nhân văn chủ nghiã. Ngay từ thời đi học, ông đã tỏ ra là người có khả năng xuất sắc về thơ văn và điêu khắc. Năm 1879, ông xuất sản tập thơ “Gửi thanh niên Philippin”, kêu gọi thanh niên Philippin đấu tranh cho nền độc lập và tương lai của đất nước. Sau đó, ông tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa ở Mađrít. Ông đã đi nhiều nước châu Âu và xuất bản nhiều tác phẩm nổi tiếng, kêu gọi tinh thần yêu nước trong nhân dân Philippin, tố cáo tội ác của thực dân Tây Ban Nha, nỗi thống khổ của nhân dân và đả kích các dòng đạo Tây Ban Nha. Năm 1887, tại Béc Lin, ông xuất bản tác phẩm “El Filibusterismo” (Nổi loạn) thổi vào Philippin một luồng gió đấu tranh dân tộc mạnh mẽ, phần lớn các tác phẩm của ông đều được gởi về nước đăng trên báo “ Đoàn kết” (La solidaridad). Do Đen Pila (Del Pilar) làm chủ bút. Tháng 6/1892, Hôxê Ridan trở về Manila, sáng lập ra tổ chức “Liên minh Philippin” (Liga Filipina), một tổ chức hòa bình đấu tranh cho sự cải thiện về xã hội và chính trị của nhân dân Philippin. Mục tiêu đấu tranh của Liên minh gồm bốn nội dung chính: - Thống nhất toàn quần đảo thành lập một quốc gia lớn mạnh, - Chống bạo lực và bất công, - Phát triển giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp và buôn bán , - Thi hành cải cách. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 111 - Tầng lớp trí thức tập trung đông đảo trong tổ chức, ủng hộ quan điểm ôn hòa của Hôxê Ridan. Họ tin rằng, chỉ cần dùng biện pháp giáo dục sẽ cải thiện được đời sống nhân dân và tin tưởng vào con đường cải cách của chính phủ Tây Ban Nha mà không tin vào lực lượng quần chúng nhân dân. Vì vậy, chỉ vài ngày sau khi ra đời, Liên minh Philippin đã tan rã khi Hôxê Ridan bị bắt và đày đi Minđanao. Sự nghiệp chính trị của Hôxê Ridan kết thúc, song đã đặt nền móng cho phong trào dân tộc tư sản Philippin phát triển. Tháng 7/1892, Anđơrét Bôniphaxiô (Andres bonifacio) cùng với Eâmiliô Giaxintô (Emilio Jacinto) sáng lập ra một tổ chức cách mạng mới là “Katipunan” (liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân) ở Manila. Bôniphaxiô sinh ngày 30/11/1863 ở ngoại ô Manila, trong một gia đình hèn kém. Ông mồ côi cha từ năm 14 tuổi, vừa phải lao động để kiếm sống, vừa phải tự học. Bạn ông là Giaxintô cùng xuất thân nghèo khổ, nhưng bằng ý chí và nghị lực, ông đã tốt nghiệp đại học. Hội Katipunan do một hội đồng tối cao gồm ba người lãnh đạo, hoạt động thông qua các hội đồng địa phương ở các tỉnh, thành phố. Hội nêu ra hai mục tiêu là giành độc lập bằng vũ lực và thống nhất tất cả người dân Philippin trong một quốc gia dân tộc. Tháng 7/1896, các nhà lãnh đạo Katipuman đã liên hệ với Hôxê Ridan đang bị đày ở Dapitan thuộc Minđanao. Hôxê Ridan từ chối hợp tác và cảnh báo họ là kế hoạch bắt đầu một cuộc cách mạng là quá sớm và cần phải chuẩn bị nhiều hơn nữa. Ngày 30/12/1896, chính phủ Tây Ban Nha đã kết tội Hôxê Ridan kích động nổi loạn và xử bắn ông. Đó chính là ngòi nổ cho một cuộc cách mạng tư sản giải phóng dân tộc Philippin bùng nổ. Cuộc cách mạng tư sản Philippin và sự can thiệp của đế quốc Mỹ Từ năm 1894, phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân bùng nổ mạnh mẽ đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Katipunan tích cực chuẩn bị khởi nghĩa. Ngày 28/8/1896, Bôniphaxiô phát ra lời kêu gọi khởi nghĩa. Nhân dân toàn quốc đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa chống chính quyền thực dân Tây Ban Nha. Cái chết của Hôxê Ridan đã làm cho không khí cách mạng ngày càng sôi sục. Quân khởi nghĩa tấn công mãnh liệt vào Manila và Kavittơ nhưng bị thất bại. Bôniphaxiô phải lánh nạn vào vùng núi Môntanban (Montalban) ở Bắc Luxông. Đầu năm 1897, Bôniphaxiô đã thành lập chính quyền cách mạng ở Têgiêrốt (Tejeros). Nhưng được sự ủng hộ của giai cấp tư sản, địa chủ tự do, Aghinanđô (Aguinaldo) đứng đầu lực lượng cách mạng ở Kavittơ đã được bầu làm tổng thống nước cộng hòa Philippin. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 112 - Bôniphaxiô cùng các nhà cách mạng khác cũng lập ra một chính phủ ở Limbôn (limbon), nhưng bị Aghinanđô kết tội phá hoại cách mạng và tử hình ông. Trong khi đó, chính phủ Tây Ban Nha đã cử quân tăng viện cùng với viên toàn quyền mới là pôlô Riêgia (polo Rieja) để đàn áp cách mạng. So sánh lực lượng chênh lệch về phía thực dân Tây Ban Nha. Tháng 7/1897, Aghinanđo phải lánh nạn ở Bulacan. Viên toàn quyền mới của chính phủ Tây Ban Nha là Phécnanđô Princô đê Rivêra (F.Rivera) một mặt tiếp tục duy trì các cuộc phản công quân sự, mặt khác hứa hẹn cải cách và bồi thường 80 vạn pêxô cho chính phủ Aghinanđô và 90 vạn pê xô cho các gia đình bị thiệt hại. Chính phủ Aghinanđô kêu gọi nhân dân ngừng đấu tranh và tự nguyện rời Philippin sang Hồng Công sống lưu vong. Bất chấp sự đầu hàng của chính phủ Aghinanđô, quần chúng nhân dân Philippin vẫn liên tục nổi dậy khởi nghĩa. Ngày 17/4/1898, các khu giải phóng triệu tập hội nghị đại biểu bầu ra ủy ban hành chính mới ở miền Trung Luxông do Phơnanxinô Mắccabulốt (Francisco Makabulos) đứng đầu. Chính quyền Rivêra không tôn trọng lời hứa, chỉ trả một nửa số tiền đã nêu và không đoái hoài gì đến cải cách. Aghinanđô dùng 40 vạn pêxô để mua vũ khí và lập ra “Hội những người yêu nước” ở Hồng Công, bắt liên lạc với phong trào cách mạng trong nước. Các cuộc đấu tranh của nông dân ở Xêbu, Giămbalét, Punai và một số thành phố diễn ra quyết liệt. Tuy nhiên, do lực lượng tư sản trí thức lãnh đạo cách mạng phân tán nên phong trào mất phương hướng và khá lẻ tẻ. Giữa lúc phong trào cách mạng đang sôi sục, ngày 1/5/1898, hạm đội Mỹ do Đô đốc Điuây (Dewey) đánh chìm hạm đội Tây Ban Nha tại vịnh Manila. Điuây nêu chiêu bài “bênh vực dân tộc bị áp bức” để lợi dụng con bài Aghinanđô nhằm bóp chết cách mạng Philippin đang trên đà phát triển. Chỉ trong vài tuần, toàn bộ đảo Luxông trừ Manila đã nằm trong tay quân cách mạng. ngày 12/6/1898, Aghinanđô đã trịnh trọng tuyên bố nền độc lập của Philippin tại Kavit, Kavittơ (Cavit, Cavite). Ngày 23/6/1898, chính phủ cách mạng được thành lập. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của quần chúng nhân dân toàn quần đảo và là cơ quan tối cao của Nhà nước. Mặc dù tổng thống không có quyền can thiệp vào việc triệu tập hội nghị của Quốc hội nhưng lại được phê chuẩn quyết nghị của Quốc hội. Tổng thống có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các bộ trưởng. Ngày 29-/11/1898, Hiến pháp Malôbốt được thông qua. Chính phủ mới gồm hầu hết các đại biểu tư sản và địa chủ cũng đã thi hành một loạt biện pháp như: xóa bỏ quyền lũng đoạn kinh tế của nhà thờ, chuyển quyền sở hữu ruộng đất về nhà nước, thi hành cải cách giáo dục ... những chính sách này tạo ra niềm tin phấn khởi cho nhân dân tiếp tục đấu tranh cách mạng. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 113 - Ngày 13/8/1898, quân Mỹ chiếm thành phố Manila để giam quân cách mạng ngoài thành phố. Ngày 10/12/1898, Hội nghị Pari chấm dứt cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha. Phái viên của chính phủ Aghinanđô không được tham dự. Ngày 23/1/1899, Hiến pháp Malôbốt chính thức ban hành và Aghinanđô tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Chính phủ Aghinanđô tiếp tục tổ chức kháng chiến chống Mỹ, kiên quyết giành độc lập dân tộc. Tuy vậy, do tương quan lực lượng và thái độ ôn hòa của chính phủ mà quân cách mạng bị dồn về vùng rừng núi ở Bắc Luxông. Từ năm 1900, lực lượng chủ lực Philippin bị tan vỡ và cuộc đấu tranh được tiến hành dưới hình thức chiến tranh du kích. Các hoạt động này bị tắt dần sau khi Aghinanđô và chính phủ của ông bị bắt vào tháng 3 năm 1901. Mặc dầu chiến đấu rất dũng cảm, kiên cường, nhưng nhân dân Philippin vẫn không thể chống được quân đội Mỹ. Cuộc cách mạng tư sản Philippin kết thúc trong sự chuyển giao quyền lực giữa Mỹ và Tây Ban Nha. Nền thống trị của Mỹ và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Philippin Sau khi đàn áp các lực lượng cách mạng Philippin, tháng 7/1901, chính phủ Máckinlây (Mc. Killey) đã cử một ủy ban 5 người do thẩm phán Uyliam Táp (William Taft) dẫn đầu sang Philippin lập hệ thống chính quyền thuộc địa của Mỹ. Khoảng 440 đạo luật được chính phủ Mỹ ban bố nhằm thiết lập một hệ thống chính quyền thực dân tại Philippin. Người Philippin được quyền tham gia chính quyền ở tỉnh và thành phố trở xuống. Các cố vấn Mỹ đóng vai trò giám sát và chỉ đạo, duy trì luật dân sự từ thời thống trị của Tây Ban Nha. Tòa án tối cao của Mỹ được lập ra do một chánh án bản xứ đứng đầu và 3 ủy viên giúp việc. Tháng 7/1902, Quốc hội Philippin thông qua đạo luật tổ chức qui định : Quốc hội gồm 80 đại biểu do các khu vực bầu cử ra, mỗi khu vực là một người. Quyền hành pháp thuộc về Toàn quyền trên cơ sở sự giúp đỡ đắc lực của Thượng nghị sĩ Quốc hội. Hai đại biểu Philippin sẽ là thành viên Quốc hội Mỹ nhưng không được quyền bỏ phiếu. Do phong trào dân tộc vẫn tiếp tục phát triển nên chính phủ Mỹ đã ban bố đạo luật chống nổi loạn, cấm tuyên truyền đòi độc lập và dựng cờ Philippin. Quyền quản lý tiền tệ thuộc về tổng thống Mỹ, quyền bãi bỏ các đạo luật thuộc về quốc hội Mỹ, và kháng cáo được tòa án tối cao Oasinhtơn xem xét. Chính sách này của Mỹ thi hành trong suốt thời gian thống trị ở Philippin. Về kinh tế, chính phủ Mỹ ít nhiều quan tâm đến việc phát triển kinh tế, thành lập ngân hàng Philippin nhằm cung cấp các khoản vay dài hạn để phát triển công nghiệp thuộc địa, phục vụ cho tư bản Mỹ. Dưới thời toàn quyền Mỹ Harisơns ( Francis Burton Harrison 1912-1921), tư bản Mỹ tăng cường việc đầu tư tư bản vào Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 114 - Philippin. Các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải... phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa với sự tham gia tích cực của tư sản dân tộc Philippin. Ngành giáo dục cũng được chính phủ Mỹ quan tâm. Phong trào dân tộc tư sản Philippin tiếp tục diễn ra nhưng theo hướng thỏa hiệp. Giai cấp tư sản, địa chủ tập hợp quanh Đảng Liên bang và Đảng Dân tộc (Nacionalista). Cả hai Đảng này đều chủ trương giành độc lập dân tộc cho Philippin bằng con đường hòa bình. Thủ lĩnh của Đảng dân tộc là Sergio Osmena và Manuel Quezon từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội và là đại biểu Philippin tại Quốc hội Mỹ từ năm 1909. Năm 1916, chính phủ Mỹ buộc phải cho phép Philippin được quyền tự trị với quyền hành pháp thuộc về Toàn quyền, quyền lập pháp thuộc về Quốc hội (2 viện), quyền tư pháp thuộc về tòa án tối cao. Giao cho người Philippin kiểm soát công việc đối nội trên cơ sở giám sát của Mỹ. Tháng 12/1932, đoàn đại biểu Quốc hội Philippin do Osmena dẫn đầu tới Oasinhtơn vận động, được Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Hare - Hawe về quyền tự trị cho Philippin. Mặc dù tổng thống Herbest Hoover phủ quyết, song đạo luật vẫn được áp dụng tại Philippin. Ngày 24/3/1934, tổng thống Mỹ Roosevelt đã ký đạo luật độc lập tương tự mang tên Tydings Me Duffie, trong đó qui định xóa bỏ mọi sự bất bình đẳng. Ngày 15/11/1935, nước Philippin thịnh vượng đã chính thức tuyên bố thành lập tại Manila do Manuel Quezon làm tổng thống và Osmena làm phó tổng thống. Toàn quyền Frank Murphy trở thành cao ủy đầu tiên tại Philippin. Quan hệ ngoại giao và quốc phòng vẫn thuộc quyền kiểm soát của Mỹ. Tổng thống Mỹ vẫn có quyền cao nhất về thông qua hoặc phủ quyết các điều khoản của Hiến pháp. Quân đội Mỹ vẫn đóng tại Philippin để sẵn sàng can thiệp vào nội bộ chính phủ. Hàng hòa của Mỹ nhập khẩu vào Philippin vẫn được miễn thuế hoàn toàn. Trong khi đó hàng hóa của Philippin nhập vào Mỹ chịu thuế 5% (1941) và tăng lên 25% (1946). Chính phủ mới nêu ra chính sách phát triển kinh tế lâu dài là: đa dạng hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành sản phẩm. Trong khi trên thực tế, nền kinh tế Philippin bị cột chặt vào nền kinh tế Mỹ, các căn cứ quân sự Mỹ ở Philippin vẫn tiếp tục tồn tại là thách thức lớn nhất với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của nhân dân Philippin. Ngày 8/12/1941, phát xít Nhật tấn công Trân Châu Cảng và sau đó vài giờ ném bom Philippin . Đến ngày 6/12/1942, phát xít Nhật hoàn toàn làm chủ quần đảo, buộc quân Mỹ phải đầu hàng. Chính phủ Quezon chạy thoát sang Australia. Nhân dân Philippin bị bóc lột nặng nề đã anh dũng tổ chức cuộc chiến tranh du kích chống Nhật khắp toàn quốc. Quân Nhật và chính phủ bù nhìn Jose P.Laurel thực tế chỉ kiểm soát được 12/48 tỉnh. Được sự viện trợ của Mỹ, “Quân đội nhân dân chống Nhật” gọi tắt là Hukbalahap do Luis Taruc và Casto Alejan drino lãnh Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 115 - đạo, trở thành hạt nhân của phong trào kháng Nhật. Lực lượng này khoảng 30.000 người, họ lập chính quyền Xô Viết ở các vùng giải phóng, chia đất đai cho nông dân và lập ra các hợp tác xã. Cuối 9/1944, quân Mỹ bắt đầu ném bom Philippin. Ngày 20/10/1944, bốn sư đoàn và 650 tàu chiến Mỹ do cựu cao ủy Mỹ ở Philippin là Mc. Athur chỉ huy đã đổ bộ vào Leyte. Cuộc chiến tranh Mỹ - Nhật đã diễn ra quyết liệt. Quân Nhật mặc dù bị thất bại nặng nề, nhưng mãi đến ngày 3/9/1945, tư lệnh quân Nhật tại Philippin là nguyên soái Yamashita mới chịu đầu hàng tướng Mc. Arthur. Nhân dân Philippin mà đại diện là tổ chức Hukbalahap đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi này, nhưng thành quả lại rơi vào tay đế quốc Mỹ và chính phủ Osmena lập lại vào ngày 27/2/1945. Ngay sau khi Nhật đầu hàng, quân Mỹ đã ngay lập tức tiến hành đàn áp các lực lượng kháng chiến, ra lệnh tước vũ khí “Quân đội nhân dân chống Nhật”. Đảng Cộng sản Philippin thành lập vào 7/11/1930 trên cơ sở Đảng Công nhân (10/1924). Tháng 10/1938, Đại hội lần thứ 3 của Đảng được tổ chức công khai với 5000 đại biểu, quan sát viên là một khách mời, đó là một thắng lợi lớn của Đảng. Đảng ra nghị quyết thành lập một mặt trận chống nguy cơ xâm lược Nhật. Trong thời gian Nhật chiếm đóng Philippin, Đảng Cộng sản đã tham gia và là hạt nhân của “Quân đội nhân dân chống Nhật ”. Trước sự đàn áp của Mỹ và chính quyền tay sai, Đảng Cộng sản Philippin cùng với “Quân đội nhân dân chống Nhật”(cũ) rút vào rừng tiến hành cuộc chiến tranh du kích và giành lại quyền kiểm soát ở miền Trung Luxông. Mặt khác, Mỹ tiến hành tái thiết Philippin như lập lại trật tự, mở lại trường học và hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp lương thực, quần áo, nhà cửa, chăm sóc y tế cho dân cư. Chính phủ Mỹ đã nêu chiêu bài viện trợ cho chính phủ thịnh vượng chung 72 triệu USD để tái thiết Philippin. Thực chất, đây là những bù đắp thiệt hại mà cuộc chiến tranh Mỹ - Nhật đã tàn phá ở quần đảo. Ngày 23/4/1946, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau chiến tranh đã được tiến hành. Ông Manuel Roxas, thủ lĩnh phái hữu thân Mỹ trong Đảng Dân tộc giành được chức tổng thống của chính phủ cộng hòa Philippin ngày 4/7/1946. Nước cộng hòa Philippin ra đời như Mỹ đã hứa hẹn trong đạo luật Tydings Me Duffie (24 /3/1934) nhưng thực chất vẫn là một nước thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Điều này được thể hiện rõ trong “Đạo luật Bell” về thương mại và “Đạo luật Tydings” về khôi phục Philippin. Theo đạo luật Bell, hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Philippin được miễn thuế, người Mỹ ở Philippin được hưởng quyền dân sự bình đẳng với người Philippin, tức là quyền khai thác tài ngyuên thiên nhiên Philippin, Philippin phải cam kết duy trì tỉ giá hối đoái 2 Pêsô =1USD và sẽ không đình chỉ chuyển đổi nếu không được sự đồng ý của Mỹ. Mặt khác, chính phủ Mỹ đã duy trì nhiều phái Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 116 - đoàn ở Philippin như: phái đoàn bồi thường chiến tranh, phái đoàn xây dựng các kế hoạch phát triển, phái đoàn lâm thời bảo quản các cơ quan an ninh và thông tin, phái đoàn cải cách giáo dục... để giám sát hành động của chính phủ Roxas. Chính phủ Philippin còn phải kí hiệp định nô dịch vào tháng 3/1947 về việc Mỹ được thuê đất đai để xây dựng 23 căn cứ quân sự ở Philippin trong 99 năm. Đoàn cố vấn quân sự Mỹ chịu trách nhiệm huấn luyện và xây dựng quân đội Philippin. Trước tình hình đó, cuộc đấu tranh giành độc lập thực sự của nhân dân Philippin vẫn diễn ra mạnh mẽ. Từ năm 1946 đến năm 1950, quân đội Hukbalahap hoạt động mạnh ở Luxông và gây cho chính phủ nhiều khó khăn. Tháng 4/1948, chính phủ Quirino (Quirino phó tổng thống thay thế Roxas khi ông này chết ngày 15/4/1948) phải mời Tarue (lãnh tụ của Hukbalahap) tham gia nghị viện. Nhưng ngay sau đó, nhận thấy chính phủ Quirino không thực hiện được các chính sách và là tay sai của Mỹ, Tarue đã kêu gọi nhân dân Philippin tiếp tục đấu tranh lật đổ chính quyền. Đầu năm 1950, Hukbalahap đổi tên thành Hukbong Mapagpalayang Bayan (Quân giải phóng nhân dân) tiến hành cuộc tiến công toàn dân chống chính phủ Quirino. Tháng 10/1950, chính phủ Quirino mở rộng các cuộc đàn áp quân sự với sự giúp sức của Mỹ, “Quân giải phóng nhân dân” buộc phải rút vào rừng núi và đi vào hoạt động bí mật. 4. PHILIPPIN TỪ NĂM 1951 ĐẾN NAY Cuộc bầu cử tổng thống tháng11/1945 với thắng lợi thuộc về Quirino lãnh tụ của Đảng tự do (phân hóa từ Đảng Dân tộc). Tuy nhiên, sự thắng lợi này của Quirino là vì tiền bạc, áp lực quân sự và gian lận kiểm phiếu (1/5 số phiếu giành được). Chính quyền Philippin lúc này trở nên bối rối chưa từng thấy. Cán cân thanh toán và tài chính khủng hoảng nghiêm trọng, kinh tế sa sút, các cuộc đấu tranh vũ trang của quân giải phóng và nhân dân diễn ra quyết liệt... Chính phủ Mỹ đã viện trợ cho Philippin khoảng 2 tỉ USD từ sau ngày độc lập đến tháng 1-1950. Nạn tham nhũng đã làm cho chính phủ Quirino bị mất uy tín nghiêm trọng.Trong cuộc bầu cử năm 1951, Đảng tự do bị thất bại nặng nề, Đảng Dân tộc thắng thế và ông Ramon Magsaysay lên làm thổng thống. Chính phủ Mỹ đã thực hiện chương trình viện trợ kinh tế trị giá 250 triệu USD trong vòng 5 năm với những điều khoản trói buộc. Chính phủ mới đã thi hành một loạt biện pháp về tài chính như: quản lý nguồn thuế làm cho nguồn thu này vào năm 1951-1952 tăng gấp hai lần so với năm 1949 -1950 (294 triệu pêso với 150 triệu pêso). Ngân hàng trung ương được thành lập và quản lý chặt chẽ về tín dụng, luật lương tối thiểu được áp dụng. Philippin cam kết không hạn định về quyền lực quân sự của Mỹ thông qua hiệp định song phương ký tại Oasinhtơn vào 8/1951. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 117 - Chính phủ Magsaysay đã thi hành một số biện pháp khác về việc làm trong sạch chính quyền và nâng cao hiệu quả làm việc của nó. Chính phủ còn tiến hành cải cách nông nghiệp, thành lập cơ quan tái định cư và định cư , khôi phục quốc gia, thành lập ngân hàng nông thôn và mở rộng phong trào hợp tác nông nghiệp. Về công thương nghiệp, chính phủ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát thuế xuất nhập khẩu và bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước. Những biện pháp tích cực đó đã giúp cho nền kinh tế Philippin từ năm 1953-1956 đạt mức tăng trưởng khoảng 25%. Tuy nhiên, vai trò của Mỹ vẫn hết sức quan trọng trong nền kinh tế Philippin. Tốc độ phát triển kinh tế của Phlippin bắt đầu chậm lại từ năm 1957 vì phong trào phản đối sự có mặt của các căn cứ quân sự Mỹ ở Philippin. Các tổng thống Philippin từ Garcia đến Máccốt (1957-1986) đã đề ra chính sách cải cách kinh tế Philippin từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp nửa phong kiến sang cơ cấu kinh tế công nông nghiệp, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển. Từ năm 1965, nền kinh tế Philippin bắt đầu trỗi dậy. Về nông nghiệp năm 1972, tổng thống Máccốt tiến hành cải cách ruộng đất lần thứ hai nhằm phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp: thành lập tòa án giải quyết các tranh chấp về ruộng đất, lập ủy ban thuê đất nông nghiệp, xác lập quyền sở hữu của tư bản ruộng đất,... Đồng thời, chính phủ Philippin còn tăng cường đầu tư tín dụng nông nghiệp, thay đổi cơ cấu cây trồng, hướng tới xuất khẩu như cà phê, abaca cho sợi, mía, bông, chuối, lúa,...Mặt khác, chính phủ Philippin đã tập trung ưu tiên cho những ngành có nhiều tiềm năng như lâm nghiệp và hải sản. Về công nghiệp, để phát huy thế mạnh của công nghiệp vừa và nhỏ, chính phủ Philippin tập trung nguồn vốn và nhân công cho lĩnh vực này. Đồng thời nắm bắt cơ hội phát triển công nghiệp hiện đại trên cơ sở nguồn vốn và kỹ thuật của tư bản Mỹ. Khu vực kinh tế nhà nước đảm bảo việc phát triển cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống,...) dịch vụ các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy. Nhờ đó, nền kinh tế Philippin trong những năm 70 đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ, đạt mức trung bình 6,2% năm, làm thay đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nông nghiệp hiện đại. Các chương trình phát triển kinh tế đất nước đều hoàn thành. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ này, ở Philippin đã diễn ra cuộc khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế. Chính phủ của ông Máccốt sa vào nạn tham nhũng, hối lộ, mất uy tín nghiêm trọng trong nhân dân và quốc tế. Nền kinh tế bị khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh. Tháng 2/1986, bà Akinô lên làm tổng thống thay Mátcốt, đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để khôi phục và phát triển kinh tế. Để tăng cường hơn nữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, chính phủ Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 118 - Akinô đã tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh, tự do hóa đầu tư, khai thác tài nguyên có kế hoạch,...Do đó từ năm 1986, tổng thu nhập quốc dân của Philippin đã không ngừng tăng lên. Năm 1988, mức tăng trưởng đạt 6,8% năm, các ngành kinh tế đi vào hoạt động ổn định. Nhưng tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn khi xu thế quốc tế thay đổi. Mức tăng trưởng kinh tế của Philippin lại giảm dần vào đầu những năm 90 của thế kỷ. Những căn bệnh trầm kha của Philippin tái phát. Phong trào đấu tranh đòi Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự ở Philippin diễn ra mạnh mẽ. Năm 1992, những sĩ quan và binh lính Mỹ đã phải rút khỏi 2 căn cứ quân sự cuối cùng là Clác và Subic. Nhân dân Philippin bước vào một quá trình xây dựng nền kinh tế mới. Sau khi nhận chức tổng thống Philippin, Phiđen Ramốt đã thực hiện chương trình chống nghèo đói, thất nghiệp, cải thiện hạ tầng cơ sở, tìm nguồn tài chính, tiết kiệm để trả nợ,... Ủy ban kinh tế và phát triển Philippin đã đề ra chương trình kinh tế dài hạn trong 6 năm (1993-1998) nhằm biến Philippin từ một nền kinh tế còn yếu ở châu Á thành một nước công nghiệp mới. Mức tăng trưởng kinh tế năm 1993 là 2%, tổng thu nhập quốc dân là 61 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 850 USD năm 1994. Hiện nay Philippin là một trong 10 nước sản xuất vàng hàng đầu thế giới, với gần 200 mỏ vàng và là một nước sản xuất đồng lớn nhất ở châu Á. Philippin cũng đang thăm dò và khai thác các mỏ dầu mới, một trong những mỏ dầu đó có trữ lượng khoảng 300 triệu thùng. Tuy nhiên, nền kinh tế Philippin vẫn còn tương đối lạc hậu với 1/2 dân số nông nghiệp, tạo ra 1/2 tổng thu nhập quốc dân. Nhiều vấn đề quan trọng đang tồn tại như vấn đề dân số tăng nhanh, vấn đề ruộng đất chưa được giải quyết thỏa đáng, tình hình chính trị xã hội chưa ổn định. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1997 cũng chưa được giải quyết hết. Nhân dân và chính phủ Philippin còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong sự nghiệp “biến Philippin thành một nước công nghiệp mới”. CHƯƠNG X. BRUNÂY I. ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN CƯ 1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Brunây nằm ở phía Bắc đảo Borneo. Diện tích đất nước là 5.765km2, nằm giữa hai bang Sarawak ở phía Tây và Sabah ở phía Đông của Malaixia. Thủ đô của Brunây là Brunây, dân số khoảng 290.000 người tính đến năm 1996. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 119 - Borneo là một đảo lớn nhất ở quần đảo Mã Lai và lớn thứ ba trên thế giới. Phần lớn diện tích của đảo là rừng rậm, chưa được biết đến đầy đủ, dân cư thưa thớt. Điều kiện tự nhiên của Brunây không khác gì so với Inđônêxia và Malaixia. Nhất là cũng như miền Malaixia - Borneo. Đáng chú ý nhất là trữ lượng dầu mỏ ở Brunây, lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Inđônêxia. Vì vậy, trong nền kinh tế Brunây, ngành dầu mỏ chiếm vị trí hàng đầu, xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn trong một năm. 2. DÂN CƯ Cư dân bản địa Brunây có tên gọi chung là Dyak, gồm các dân tộc Iban (du cư) và Melanau (chài lưới). Về văn hóa, người Melanau giữ vai trò trung gian giữa văn hóa Mã Lai và văn hóa Dyak. Trong nhiều thế kỷ trước khi người châu Âu đặt chân tới đây, người Mã Lai, Java, Bugis và Sulu đã đến định cư ở bờ biển Brunây. Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát hiện và khai thác dầu mỏ ở Brunây, đã dẫn đến làn sóng di cư mới từ Ấn Độ, Philippin và chủ yếu là Java đến vùng đất này. Cũng như các nước Đông Nam Á khác, ở Brunây cũng có khá đông người Trung Quốc và một số ít người Anh. Họ sống chủ yếu ở thành phố và nắm vị trí lãnh đạo trong bộ máy hành chính, công an và kinh tế. Các cư dân bản địa chủ yếu sống ở nông thôn, làm nghề nông với kỹ thuật khá lạc hậu, năng suất lao động thấp, thậm chí còn săn bắn và hái lượm. Ngoài ra, một số khác làm nghề đánh cá và khai thác rừng. Cư dân Brunây sống theo từng làng dọc theo các bờ sông. Mỗi làng có thể có từ 1 đến 2 nhà dài, làm theo kiểu nhà sàn là nơi cư ngụ của hàng chục hộ gia đình. Nguồn lương thực chính là gạo, họ theo đạo Hồi. Bên cạnh đó, tục thờ cúng tổ tiên còn rất phổ biến trong tập tục của người dân Brunây. Ngoài ra, họ còn thờ các vị thần linh khác nhau. II. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ BRUNÂY 1. BRUNÂY TRƯỚC NĂM 1888 Trước năm 1888, vương quốc Brunây có một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm toàn bộ vùng lãnh thổ Bắc Borneo. Người ta đã phát hiện ra ở Kutéc và Sambas dấu vết của các quốc gia đầu tiên ra đời trên sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Khi đế chế Srivijaya ở Inđônêxia lớn mạnh, các vương quốc này đã thần phục để tham gia vào hoạt động thương mại với Trung Quốc. Đến thời kỳ vương triều Môjôpahit hưng thịnh, các quốc gia ở Borneo đã phụ thuộc chặt chẽ vào nó. Như vậy cho tới thế kỷ XIV, lịch sử các Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 120 - vương quốc ở Borneo nằm trong sự vận hành của các vương triều phong kiến Inđônêxia. Từ thế kỷ XIV, Hồi giáo bắt đầu thâm nhập mạnh mẽ vào khu vực Đông Nam Á. Các vương quốc ở Borneo đã tiếp thu Hồi giáo một cách tích cực. Đến cuối thế kỷ XV, vương quốc Hồi giáo Brunây được thiết lập. Trong các thế kỷ tiếp theo, các triều đại Hồi giáo lần lượt xuất hiện ở Sambas, Sukadana, Ladak và Banjenmasin. Năm 1521, nhà sử học Anmonito Piratta, thành viên của đoàn F.Magelland đã tới Brunây và viết về sự giàu có và hùng mạnh của nó. Người Bồ Đào Nha cũng đăït quan hệ văn hóa buôn bán với Hồi quốc Brunây, Banjenmasin và Sukadana bị các cường quốc ở Bắc Java là Demack và Surabaya chi phối về chính trị. Sambas quan hệ chặt chẽ với Jorhore. Các quốc gia này là nơi sản xuất chủ yếu hồ tiêu của quần đảo nên chúng trở thành đối tượng tranh chấp của Hà Lan và vương quốc Bantam ở Inđônêxia. Trong khi đó, các cảng ở Borneo, người Anh, Trung Quốc đã có những hoạt động buôn bán hồ tiêu, vàng, kim cương, long não, sáp ong, nhựa thông, gỗ khá ổn định. Năm 1787, thực dân Hà Lan đã xây dựng các pháo đài ở Tibanio và Pontianak trên hòn đảo, nhưng Hà Lan vẫn không thể kiểm soát được hoạt động buôn bán ở đây và đến năm 1791, Hà Lan đã thực sự bỏ rơi Borneo. Năm 1808, thế lực của Anh mở rộng trong khu vực. Quốc vương Brunây đã yêu cầu Raffles bảo hộ, nhờ đó Raffles đã thiết lập khu định cư của Anh ở Benjermasin, mở đầu kế hoạch chiếm toàn hòn đảo. Năm 1816, do Alexander Hare (Công sứ tại Borneo) tham nhũng, Anh buộc phải từ bỏ kế hoạch. Năm 1824, hiệp ước Anh - Hà Lan về vấn đề Borneo được ký kết, Hà Lan có chủ quyền ở hòn đảo, Anh được tự do buôn bán ở đây. Tháng 9/1841, James Brooke được cử làm thống đốc Anh tại Borneo, nạn hải tặc và các cuộc đấu tranh chống Anh ở Brunây phát triển mạnh mẽ. Năm 1846, hiệp ước thương mại giữa Anh và Brunây được ký kết. Nội dung của hiệp ước là vua Osman của Brunây cam kết dập tắt nạn buôn bán nô lệ và hải tặc, cho Anh hưởng qui chế tối huệ quốc và cam kết không chuyển nhượng lãnh thổ khi Anh chưa đồng ý, Brooke được cử làm thống đốc Labuan, phái viên và tổng lãnh sự Anh bên cạnh nhà vua Brunây và các tù trưởng độc lập ở Borneo Đầu năm 1849, phong trào đấu tranh của nhân dân Đaiắc diễn ra mạnh mẽ phản đối hiệp ước nói trên. Nhân cơ hội đó , quân đội Anh đa tiến công và cai trị trực tiếp vùng đất của người Đaiắc, năm 1857, người hoa đã cùng với nhân dân địa phương ở Borneo nổi dậy khởi nghĩa nhưng bị chính quyền Anh đàn áp. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 121 - Trong thời kỳ cai trị của Jame Brooke, thực dân Anh một mặt dùng quân sự đàn áp, mặt khác mua chuộc các lãnh chúa và vua Brunây. Anh đã từng bước biến Brunây thành căn cứ quan trọng, khống chếeo biển sunđa phục vụ cho quyền lợi của tư bản Anh, năm 1863 Jame Brooke về Anh nghỉ hưu, cháu y là Chales- johnson Brooke kế nhiệm tiếp tục đường lối cai trị tên hòn đảo. Từ năm 1865, các nước đế quốc như Tây Ban Nha, Áo-Hung, Mỹ, Đức, Hà Lan, Pháp cũng lần lược đến Borneo. Năm 1888, chính phủ Anh đã ký với vua Brunây một hiêp định mới chính thức xác lập quyền bảo hộ của Anh ở Brunây và bắc Boneo, Saranak. Như vậy, từ một vưong quốc hồi giáo rộng lớn Brunây bị chia thành ba phần đều thuộc quyền bảo hộ của Anh, vương quốc Brunây từ đây chỉ còn là vương quốc nhỏ bé đặt dưới sự giám sát của Anh. Hai phần còn lại hoàn toàn nằm dưới sự cai trị trực tiếp của thực dân Anh, lịch Sử Brunây bắt đầu bước sang giai đoạn mới. 2. BRUNÂY TỪ 1888 ĐẾN NAY Sau khi xác lập được nền thống trị của mình trên đảo Bắc Borneo, thực dân Anh vẫn duy trì sự tồn tại của vương triều Hồi giáo Brunây. Phầøn còn lại đặt dưới sự cai trị kế thừa của dòng họ Brooke. Brunây chỉ còn là một vùng đất nhỏ bé giữa hai vùng Sarawak và Bắc Borneo. Thực dân Anh đảm bảo về an ninh cho nhà vua và hoàng tộc Brunây. Quyền lực của quốc vương Brunây chí còn giới hạn trong việc hưởng hoa lợi của vùng đất 5.765 km2. Tháng 3 /1942, quân Nhật chiếm đóng Brunây và đảo Borneo. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, thực dân Anh qay trở lại thống trị Brunây, thực hiện chế độ cai trị nhẹ nhàng, xoá bỏ đặc quyền của dòng họ Brooke. Sarawak và Bắc Borneo(đổi tên thành Sabah) trở thành thuộc địa của Anh, vương quốc Brunây vẫn là lãnh thổ hưởng quyền bảo hộ. Giai cấp tiểu tư sản Brunây thành lập Đảng Nhân dân, lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi độc lập dân tộc cho Brunây. Năm 1959, chính phủ Anh công bố hiến pháp riêng cho Brunây, trong đó Brunây lệ thuộc chặt chẽ vào Anh về chính trị. Hiến pháp Brunây khẳng định chế độ của mình là thuộc quyền bảo hộ (Protectorate) của nước Anh. Tháng 7/1961, tại Jesselton, các nhà lãnh đạo Malaixia nêu ra ý tưởng về việc thành lập một nước “đại Malaixia” trong đó có Brunây. Tháng 12/1962, các lực lượng yêu nước Brunây nổi dậy khởi nghĩa vũ trang, phản đối dự án này. Kế hoạch bắt cóc vua Brunây bị thất bại, quân Anh từ Singapore đàn áp cuộc khởi nghĩa. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 122 - Mặc dầu bị thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa tháng 12/1962 đã buộc quốc vương Brunây phải chấp nhận không gia nhập Liên bang Malaixia. Năm 1966, Mặt trận dân tộc Brunây ra đời, tập hợp đông đảo các thành phần yêu nước như công nhân, nông dân, tư sản trí thức, trên cơ sở đó, các cuộc đấu tranh đòi chấm dứt nền bảo hộ của Anh và quyền độc lập cho Brunây liên tục diễn ra với nhiều hình thức. Năm 1971, chính phủ Anh buộc phải tuyên bố công nhận nền độc lập Brunây, nhưng trên thực tế, vương quốc Brunây vẫn lệ thuộc chặt chẽ vào tư bản Anh. Năm 1975, Liên hợp quốc đã khẳng định quyền tự quyết của Brunây. Tuy vậy, quốc vương Brunây vẫn yêu cầu sự có mặt của quân đội và tư bản Anh. Tháng 1/1979, chính phủ Anh lại một lần nữa ký hiệp định trao trả nền độc lập cho Brunây. Ngày 1/1/1984, Brunây tuyên bố là quốc gia độc lập nằm trong khối liên hiệp Anh với tên nước mới là Negơra Brunai Đarutxalam. Diện tích của vương quốc lúc này chỉ bằng chỉ bằng 1/36 diện tích của Brunây cuối thế kỷ XIX (lúc đó Brunây bao gồm Sarawak 125.200 km2, Sabah (Bắc Bomeo) 76.000 km2 và Brunây hiện nay 5.765 km2). Từ năm 1963, quốc vương Brunây đã cho phép các công ty tư bản nước ngoài tới Brunây để thăm dò và tìm kiếm dầu mỏ nhằm mục đích tìm được thật nhiều dầu mỏ, từ đó mở ra một tiềm năng to lớn cho vương quốc Brunây. Từ sau khi giành được độc lập (1984), nền kinh tế của Brunây phát triển mạnh mẽ, bên cạnh hai ngành mũi nhọn là khai thác dầu mỏ và khí đốt (chiếm 70% tổng sản phẩm trong nước), ngành công nghiệp khai thác và đánh bắt cá, ngành công nghiệp trồng và khai thác rừng cũng tương đối phát triển. Sản xuất nông nghiệp Brunây chỉ chiếm 1% tổng thu nhập quốc dân với khoảng 10% diện tích đất canh tác. Brunây phải nhập khẩu 80% lương thực và thực phẩm. Để giải quyết trình trạng đó, quốc vương Brunây đã mua một trang trại để nuôi cừu ở Uylơru diện tích 5.793 km2 phía Bắc Australia (lớn hơn diện tích Brunây). Năm 1987, Brunây đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu hơi đốt hoá lỏng, chủ yếu sang thị trường Nhật Bản. Từ năm 1986 - 1990, Brunây triển khai kế hoạch 5 năm nhằm đa dạng hóa cơ cấu nền kinh tế và tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tổng sản lượng dầu lửa 1991 là 7,3 triệu tấn, hầu hết được xuất khẩu. Hiện nay Brunây có 2 mỏ dầu trên đất liền, 6 mỏ dầu và khí đốt ở ngoài khơi với trên 580 giếng khoang. Brunây có một nhà máy hóa lỏng khí đốt vào loại lớn nhất thế giới. Năm 1994 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Brunây đạt 3%. Thu nhập bình quân đầu người Brunây cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với 18.500 USD. Hiện nay Brunây vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng kinh tế ổn định. Quốc Vương Brunây là người giàu nhất thế giới. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử Lịch sử Đông Nam Á - 123 - TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Caroline F.ware, K. Panikkar và J.M. Eomein: Lịch sử văn minh nhân loại thế kỷ XX - NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội,1999 2.D.G.E .Hall: Lịch sử Đông Nam Á - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,1997 3. Phan Ngọc Liên, Nghiêm Đình Vỳ, Trần Thị Vinh, Đinh Ngọc Bảo: Lược sử Đông Nam Á - NXB Giáo dục, Hà Nội,1997 4. Lương Ninh: Lịch sử trung đại thế giới - quyển 2, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội,1984 5. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng: Lịch sử thế giới trung đại - NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998 6.Vũ Dương Ninh: Hành trình hội nhập Việt Nam- ASEAN, Tạp chí Cộng Sản số 15 tháng 8.1997 7. Nguyễn Anh Thái, Đỗ Thanh Bình,Vũ Ngọc Oanh, Đặng Thanh Toán, Trần Thị Vinh: Lịch sử thế giới hiện đại - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1995 8. Nguyễn Anh Thái, Phan Văn Ban, Nguyễn Ngọc Quế: Lịch sử thế giới hiện đại - NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1986 9. Nguyễn Duy Thiệu ( chủ biên): Các dân tộc ở Đông Nam Á - NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997 10. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện nghiên cứu Đông Nam Á: Lịch sử Lào - NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1997. 11. Trung tâm Khoa Học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện nghiên cứu Đông Nam Á. Lịch sử Thái Lan - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. ----------------------------------- Bùi Văn Hùng Khoa Lịch sử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxh0019_p2_8649.pdf
Tài liệu liên quan