LỊCH SỬ CHÂU ÂU HẬU KỲ TRUNG ĐẠI ( THẾ KỶ XVI - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVII )
KHÁI QUÁT :
Hậu kỳ trung đại là giai đoạn :
Chế độ phong kiến lâm váo tình trạng khủng hoảng suy vong và quan hệ tư bản nảy sinh.Giai đoạn nầy đưộc mở đầu bằng các cuộc phát kiến lớn về địa lý. Bởi vì phát kiến địa lý mở đường cho sự ra đời của CNTB và mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân cận đại.
Ðây cũng là thời kỳ chính quyền quân chủ chuyên chế được xây dựng ở một số nước ( Anh , Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha, )
Lúc nầy là giai đoạn quá độ, khi mà các đẳng cấp phong kiến cũ đã suy thóai và giai cấp tư sản đã hình thành từ tầng lớp thị dân trung đại, và khi mà giữa hai bên đối địch nhau chưa bên nào thắng bên nào, lúc ấy qúi tộc phong kiến bắt tay vời tư bản để tiêu trừ phong kiến cát cứ và phong trào nông dân đang lên mạnh.
Ðây cũng là thời kỳ bắt đầu những cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa sâu sắc ( đấu tranh giữa hai ý thức hệ tôn giáo phản động và ý thức hệ tư sản tiến bộ), biểu hiện qua các phong trào cải cách tôn giáo, văn hóa phục hưng.
Trong giai đoạn này, do tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội và tư tưởng mới, pnong trào của nông dân và thị dân nổ ra rất mạnh mẽ, biến thành cuộc chiến tranh nông dân thực sự, mang tính chất hoàn toàn mới là thủ tiêu chế độ phong kiến và vương quyền.
Tất cả những điều đó đã làm cho giai đọan các thế kỷ XVI - XVII, trở thành một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử, khác về chất với giai đoạn phong kiến phát triển trước đó (thế kỷ XI-XV), cũng như với các thế kỷ tiếp theo của chủ nghĩa tư bản công nghiệp ( thế kỷ XVIII - XIX ). Qui luật những quan hệ sản xuất tất yếu phải phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất đã biểu hiện rất rõ ràng và đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến.
I- NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN LỚN VỀ ÐỊA LÝ CỦA NGƯỜI CHÂU ÂU
1- Những tiền đề của các Phát kiến lớn về địa lý
- Do nhu cầu phát triển của nền kinh tế thương mại châu Âu.
- Cơn khát vàng đặc trưng của những người tham gia các đoàn thám hiểm mạo hiểm ở thế kỷ XV - XVI là tiền đề đặt biệt quan trọng của những phát kiến địa lý.
- Sự phát triển của chủ nghiã chuyên chế ở Tây âu vào cuối thế kỷ XV cũng là tiền đề căn bản cho các phát kiến địa lý vĩ đại.
21 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3780 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử châu âu hậu kỳ trung đại ( thế kỷ xvi - Nửa đầu thế kỷ xvii ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ CHÂU ÂU HẬU KỲ TRUNG ĐẠI ( THẾ KỶ XVI - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVII )
KHÁI QUÁT :
Hậu kỳ trung đại là giai đoạn : Chế độ phong kiến lâm váo tình trạng khủng hoảng suy vong và quan hệ tư bản nảy sinh.Giai đoạn nầy đưộc mở đầu bằng các cuộc phát kiến lớn về địa lý. Bởi vì phát kiến địa lý mở đường cho sự ra đời của CNTB và mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân cận đại. Ðây cũng là thời kỳ chính quyền quân chủ chuyên chế được xây dựng ở một số nước ( Anh , Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha,....) Lúc nầy là giai đoạn quá độ, khi mà các đẳng cấp phong kiến cũ đã suy thóai và giai cấp tư sản đã hình thành từ tầng lớp thị dân trung đại, và khi mà giữa hai bên đối địch nhau chưa bên nào thắng bên nào, lúc ấy qúi tộc phong kiến bắt tay vời tư bản để tiêu trừ phong kiến cát cứ và phong trào nông dân đang lên mạnh. Ðây cũng là thời kỳ bắt đầu những cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa sâu sắc ( đấu tranh giữa hai ý thức hệ tôn giáo phản động và ý thức hệ tư sản tiến bộ), biểu hiện qua các phong trào cải cách tôn giáo, văn hóa phục hưng. Trong giai đoạn này, do tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội và tư tưởng mới, pnong trào của nông dân và thị dân nổ ra rất mạnh mẽ, biến thành cuộc chiến tranh nông dân thực sự, mang tính chất hoàn toàn mới là thủ tiêu chế độ phong kiến và vương quyền. Tất cả những điều đó đã làm cho giai đọan các thế kỷ XVI - XVII, trở thành một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử, khác về chất với giai đoạn phong kiến phát triển trước đó (thế kỷ XI-XV), cũng như với các thế kỷ tiếp theo của chủ nghĩa tư bản công nghiệp ( thế kỷ XVIII - XIX ). Qui luật những quan hệ sản xuất tất yếu phải phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất đã biểu hiện rất rõ ràng và đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến.I- NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN LỚN VỀ ÐỊA LÝ CỦA NGƯỜI CHÂU ÂU1- Những tiền đề của các Phát kiến lớn về địa lý- Do nhu cầu phát triển của nền kinh tế thương mại châu Âu. - Cơn khát vàng đặc trưng của những người tham gia các đoàn thám hiểm mạo hiểm ở thế kỷ XV - XVI là tiền đề đặt biệt quan trọng của những phát kiến địa lý. - Sự phát triển của chủ nghiã chuyên chế ở Tây âu vào cuối thế kỷ XV cũng là tiền đề căn bản cho các phát kiến địa lý vĩ đại. - Những mâu thuẩn của chế độ phong kiến, cuộc khủng hoảng sâu sắc của nó diễn ra trong thế kỷ XV, cũng là tiền đề thật sự cho phát kiến địa lý. - Cuối cùng, những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật ở châu Âu là tiền đề cần thiết cho phát kiến địa lý. (Ngành đóng tàu, La bàn, bản đồ,....) 2- Tiến trình phát kiến địa lýCho đến trước thế kỷ XV, người châu Âu chỉ biết có 3 đại lục : Âu, Á, Phi nối liền nhau, chung quanh là biển. Nhưng đến thế kỷ XV những hiểu biết của người châu Âu được bổ sung bằng thuyết qủa đất hình tròn, nhờ vậy mà họ biết rằng muốn sang Ấn độ thì có thể đi bằng hai cách : Vòng châu Phi hoặc vượt đại dương đi về phía Tây. Ði đầu trong việc tiến hành những cuộc thám hiểm vĩ đại vào thế kỷ XV là hai quốc gia Bồ đào nha và Tây ban nha. NHỮNG CHUYẾN ÐI CỦA NGƯỜI BỒ ÐÀO NHA : Ðặc điểm của người Bồ đào nha la đi theo đường vòng châu Phi và khởi hành ở Lisbonne . Các chuyến đi của HENRY : Henry vừa là một hoàng tử ( con vua John II) vừa là một nhà hàng hải, ông đã mở đầu những chuyến đi của người Bồ đào nha. Năm 1415, người Bồ đã chiếm được pháo đài Ceuta trên bờ biến châu Phi, từ đó hầu như năm nào họ cũng tổ chức những đoàn thám hiểm đi về phía Nam dọc theo bờ biển châu Phi. Năm 1419, họ chiếm được hòn đảo Porto Xanto do người Ý tìm ra trước kia và biến đảo nấy thành thuộc địa. Năm 1445, họ đến được Cap Vert (mũi Xanh). Năm 1472, họ đến Vịnh Guinée, và bắt đầu khai thác những lớp đất có vàng, sau đó họ biến nơi nầy thành nơi buôn bán ngà voi, vàng , nô lệ và một phần gia vị. Họ đem áo dài vải gai, hạt cườm vũ khí và rượu bán cho người da đen ở đây. Khi đến vịnh Guinée, họ tưởng đây là mõm cực nam của châu Phi, nên năm 1482 họ cho xây dựng ở đây đồn Mina để cướp bóc. Chuyến đi của BARTHOLEMEN DIAS : Tháng 8 năm 1486, đợt thám hiểm lần thứ hai được tiến hành do Bartholemen Dias thực hiện. Ông đã đến được mũi nam Phi, nhưng bị một cơn bão kéo dài 13 ngày đẩy ra khơi, khi quay được trở lại theo hướng Ðông-Bắc đoàn thám hiểm bất ngờ đi vòng quanh mỏm cực Nam châu Phi và đặt tên cho nó là mũi bảo táp. Họ trở về Lisbon năm 1487, Vua John II thấy có cơ sở để tiến xa hơn nên đã đổi tên mũi bảo táp thành mủi Hảo vọng .(Cap good of Hope) Chuyến đi của VASCO DA GAMA : Ngày 8 tháng 7 năm 1497, đợt thám hiểm lần thứ 3 do Vasco da Gama tiến hành. Ðoàn lên đường với 4 tàu và 168 thủy thủ . - Ngày 27 tháng 7 , đoàn đến các đảo ở mũi Cap Vert. - Ngày 22 tháng 11, các con tàu đi vòng qua mũi Hảo vọng và đi vào Ấn độ dương. - Ngày 01 tháng 05 năm 1498, đoàn đã đến các thành thị cực Nam của người Arap ở châu Phi là Mozambique, sau nhiều lần đụng độ với người Arap, đoàn đã được một người hoa tiêu biết đường dẫn tới Ấn độ. - Sau 23 ngày bơi trên Ấn độ dương, cuối cùng ngày 20 tháng 05 năm 1498 đoàn đã đến thành phố Calicut . - Ngày 30 tháng 09 năm 1498, đoàn rời khỏi Calicut. Trên đường đi người Bồ đã đánh cướp các con tàu của dân Ấn giáo mỗi khi gặp và giết hại thủy thủ của nó, mãi đến ngày 01 tháng 01 năm 1499 đoàn mới đến châu Phi. - Chuyến quay về qua Ấn độ dương kéo dài trong 89 ngày, tất nhiều thủy thủ bị chết vì bệnh hoại huyết, tàu Xan Raphaen bị bốc cháy, đến ngày 10 tháng 3, đoàn đi vòng qua mũi Hảo vọng. - Cuối cùng ngày 18 tháng 09 năm 1499, Vasco Da Gama cùng 55 thủy thủ đã cập bến Lisbon. Họ trở về chỉ còn hai tàu với đầy ấp vàng, đồ gia vị, lụa, ngọc, những chế phẩmbằng ngà voi, đáng giá 60 lần phí tổn chuyến đi. - Sau thắng lợi của Gama, người Bồ đào nha còn tổ chức thêm nhiều chuyến đi nữa. Trong đó có chuyến đi của Cabral. Ngày 09 tháng 03 năm 1500, Cabral rời Lisbon với 13 tàu, nhưng khi ra khơi, đoàn tàu đã bị dòng hải lưu xích đạo đẩy xa về hướng Tây. Ngày 22 tháng 4 đoàn đã Brasil. Như vậy, Cabral định đi Ấn độ, nhưng lại phát hiện ra Brasil và ông nhầm tưởng đây là một hòn đảo. NHỮNG CHUYẾN ÐI CỦA NGƯỜI TÂY BAN NHA : Ðặc điểm của người Tây ban nha là vượt đại dương đi về hướng Tây. Chuyến đi của CHRISTOPHE COLOMB : - Colomb là nhà hàng hải người Ý, từ thời trẻ đã tham gia những chuyến đi biển đường dài, ông đã đến Cận đông, Guinée, Anh và những nơi khác. Là một người ham học, ông đã nghiên cứu một cách cơ bản toán học, thiên văn học và đồ bản, đồng thời nghiên cứu kỹ càng những thành công của các nhà thám hiểu Bồ đào nha.. Khi đến Lisbon, ông đã đệ trình kế hoạch vượt đại dương theo hường Tây của mình cho vua Bồ là John II, nhưng không được ủng hộ. - Năm 1485, ông đến Tây ban nha, sau nhiều lần tâu nghị kéo dài, ông được vua Ferdinan và nữ hoàng Iszabella phê chuẩn. Năm 1492, ông thành lập đoàn thám hiểm, bản thân ông đóng gớp 1/8 chi phí, vì thế được phong tước đô đốc, được thế tập ở những vùng đất mới phát hiện, và được hưởng 1/10 số châu ngọc. - Ngày 03 tháng 08 năm 1492, Colomb rời cảng Palos với 3 tàu ( Xanta Maria 100 tấn, Pinta 50 tấn, Ninia 40 tấn ) và 90 thủy thủ , họ tiến về phía Tây ra khoảng rộng mênh mông của Ðại tây dương. Tiếp tục tiến về hướng Nam, Colomb phát hiện một số đảo nhỏ và đật tên Ferdinan, Isabella, Xanta Maria, sau đó đoàn đã đến được đảo lớn Cuba thuộc quần đảo Angti, tường là mình đã đến được Nhật bản, nhưng tại đây tàu chỉ huy Xanta Maria va phải đá ngầm và bị vỡ, tàu Pinta tự ý rời khỏi đoàn, nên ông buộc phải quay về. Ngày 04 tháng 01 năm 1493 , ông trở về theo hướng Ðông-Bắc để tránh gío ngược, sau đó tiến thẳng theo hướng Ðông châu Mỹ .Ông chỉ mang về một ít vàng và đường , không có hương liệu.. Ngày 15 tháng 03 năm 1493, đoàn thám hiểm về đến Palos. Giữa tháng 4, Colomb được đón tiếp một cách long trọng ở Barcelona.. Theo định ước ông được nhận tước thủy sư đô đốc, phó vương Ấn độ và danh hiệu qúi tộc. Sau đó từ năm 1493 đến năm 1498, Colomb lại tổ chức chuyến đi lần thứ hai và đã. tìm ra các đảo Trinidat, Hamaica, Puecto-Rico thuộc vùng biển Cariepe. Năm 1502, trong chuyến đi lần thứ 3 ông tìm ra đảo Guanaha và mũi Hondurat .Ðến đây ông tưởng lầm là mình đã đến được bờ Ðông Ấn độ, nên đã gọi những thổ dân ở đây là người Indian. Chuyến đi của AMERICA VEPUCCI : America Vepucci một nhà hàng hải người Ý, đã từng tham gia những đoàn thám hiểm của người Tây ban nha từ năm 1499 ở miền Nam của lục địa mới, và ông đã soạn lập ra những bản đồ đầu tiên. Năm 1515, tấm bản đồ đầu tiên về vùng đất mới do Colomb phát hiện nhưng mang tên America đã được in ra, nên người châu Âu đã lấy tên ông đặt tên cho những vùng đất mới là America, tức châu Mỹ. (tuy nhiên cho đến nay quần đảo Angti và các đảo Bagam vẫn còn được gọi là Tây Ấn). Chuyến đi của MAGELLAN : Tháng 09 năm 1519, Magellan rời cửa sông Guadanquivira với 5 tàu và 265 thủy thủ, vượt đại tây dương đi men theo phía Ðông bờ biển Nam Mỹ. Cuối tháng 10 năm 1520 đoàn đi vào một eo biển hẹp ngăn lục địa với đảo đất lửa (về sau gọi là eo Magellan). Ðến ngày 28 tháng 11 năm 1520 đoàn đã ra đến đại dương mênh mông, Magellam gọi là Thái bình dương. Ðoàn thám hiểu sau đó bôi trong đại dương 3 tháng 20 ngày. Cuối cùng đến đầu tháng 3 năm 1521, họ đến được đảo Ladronexe ( đảo kẻ cướp) và chẳng bao lâu họ đã thả neo ở Philippines, lập một căn cứ trên đảo Cebu. Sau đó trên đảo Mactan đã xãy ra xung đột giữa những thủy thủ với dân địa phương, Magellan can thiệp và đã bị thổ dân ở đây giết chết ngày 27- 04- 1521. Sau cái chết của Magellan, những thủy thủ còn lại lên đường trở về, họ đã tới đảo Boocneo, và đến tháng 11 năm 1521 đến đảo Tidora thuộc nhóm đảo Malucu. Tại đây họ cướp lấy nhiều gia vị và chở đầy trên con tàu nhỏ Victoria trở về Tây ban nha. Ngày 06 tháng 09 năm 1522, với 13 người còn sống sót và bị kiệt sức đã về đến Tây ban nha.. Dù Magellan đã không còn , nhưng những thủy thủ của ông ta đã thực hiện thành công chuyến đi vĩ đại, một cuộc vòng quanh thế giới lần đầu tiên. Tóm lại , những người phát hiện ra châu Mỹ và đi vòng quanh thế giới là những người có tấm gương sáng về lòng dũng cảm và nghị lực phi thường. Họ đã gớp một phần quan trọng trong việc mở đường cho chủ nghiã tư bản và là nhân tố cách mạng trong xã hội phong kiến đang thời kỳ tan rã. Bên cạnh những mặt tích cực ấy, những pát kiến địa lý đã dẫn đến chính sách thực dân của các nước chuyên đi tìm nguồn tài nguyên mới. Marx và Engels đã nhận định như sau : Việc tìm ra châu mỹ và đường biển vòng quanh châu Phi đã tão nên mãnh đất hoạt động mới cho giai cấp tư sản đang lên. Những thị trường Ðông ấn, Trung quốc, công cuộc khẩn thực ở châu Mỹ, việc trao đổi với thuộc địa, sự gia tăng phương tiện trao đổi và hàng hóa, nói chung đã thúc đẩy mạnh chưa từng thấy nghề thương mại, ngành hàng hài, công nghiệp và do đó sẽ gây nên sự phát triển nhanh chóng của nhân tố cách mạng trong xã hội phong kiến đã tan rã. II- SỰ RA ÐỜI CỦA CHỦ NGHIÃ THỰC DÂNSau cuộc thám hiểm của Colomb ( 1492) đã nãy sinh ra vấn đề phân chia vùng sở hữu bên kia đại dương giữa Bồ đào nha và Tây ban nha. Ðể giải quyết Tây ban nha và Bồ đào nha đã có những cuộc đàm phán ở Barcelona và ở Lisbon, nhưng không thành. Ngày 7 tháng 6 năm 1494, hiệp ước Tordesillas được ký kêt có sự tham gia của giáo hoàng Roma Alerxandro VI với tư cách là người đảm bảo có uy quyền. Theo hiệp ước, từ 17 độ kinh Tây đến 130 độ kinh Ðông là thuộc quyền cai trị của Bồ Ðào Nha, phần còn lại thuộc Tây Ban Nha. Ðây là sự phân chia thế giới lần đầu tiên của chủ nghiã thực dân. 1- Chính sách thực dân của BỒ ÐÀO NHAÐể thực hiện việc thống trị và cướp bóc ở những vùng chiếm đóng, Vua bồ đào nha đã cử Albuquerque làm phó vương ở Ấn độ, thực tế y là người đặt nền mống cho chủ nghiã thực dân của Bồ. Những căn cứ có vị trí chiến lược quan trọng của người Bồ là Aden và Goa. Căn cứ Goa : Ðược xem như một tiểu Lisbon, Albuquerque cho xây dựng ở đó một pháo đài và một đơn vị đồn trú mạnh. Ðây là nơi buôn bán tấp nập, có nhiều đoàn lái buôn ra vào.Theo lệnh của Albuquerque, tháng 11 năm 1510, một cuộc tàn sát đẩm máu người Hồi giáo đã diễn ra ở đây kéo dài trong 3 ngày.Căn cứ Aden Là một cảng biển, được xem là căn cứ hải quân quan trọng án ngữ ngõ Hồng hải vào Ấn độ dương và là bàn đạp để tấn công vào Mecca và Medina, nhằm biến lăng mộ của Mohamet thành lăng mộ của Jesu, chắm dứt cuộc tranh chấp hàng thề kỷ giữa người thiến chúa giáo và Hồi giáo. Ngoài hai căn cứ trên, từ năm 1517 Bồ đã đặt quan hệ buôn bán với Trung quốc và từ năm 1548 với Nhât bản. Nhờ thế mà sau đó, năm 1557 Bồ đào nha đã lập một thương điếm trên bán đảo Macao, để làm nơi buôn bán với Trung quốc và Nhật bản Như thế là vào thế kỷ XVI đế quốc thuộc địa của người Bồ đào nha đã xuất hiện, mà những người sáng lập ra nó là Vacco Da Gama , Francoi dAlmeida, Albuquerque, đã biến nước Bồ đào nha nhỏ bé chưa đầy 1 triệu dân trở thành một cường quốc thế giới mà những thương điếm và các đồn lũy của nó rãi ra trên bờ 3 lục địa (từ Madagatca đến Brasil, Trung quốc và Nhât bản ) Mặc khác, do Bồ đào nha chưa tổ chức được bộ máy cai trị địa phương, do đó chúng chưa có cơ sở vững vàng ở vùng chiếm đóng, vì dựa vào các căn cứ rãi rác như các ốc đảo, hơn nữa giai cấp tư sản Bổ còn yếu, dựa vào vương quyền ăn chơi xa xĩ, nên vàng và hàng hóa dần dần rơi vào tay Anh và Hà Lan (hàng hóa cướp được chủ yếu bán cho Anh và Hà Lan). Chính vì thế Bồ đào nha không giữ được thực dân địa lâu dài, đến thê kỷ XVII, phần lớn thuộc địa bị Hà lan chiếm. 2 - TÂY BAN NHA bóc lột thuộc địa CHÂU MỸ Ở châu Mỹ trước khi bọn thực dân Tây ban nha đến, đã từng có các tộc Maya, Aztèques, Incas sinh sống và họ đã có được một nền văn hóa lâu đời, đang đứng ở đỉnh cao của công xã thị tộc ( ở Mexico người ta đã biết làm tuộng, dẫn thủy và có quốc gia riêng). Năm 1519, Tây ban nha cử Cortès đem 300 quâm đổ bộ lên Mexico và sau 3 năm y đã chiếm được xứ nầy Năm 1532, một tên thực dân khác tên là Pizarro đem 300 quân chiếm Peru (xứ sở của người Inca, họ đang sống trong các công xã nông thôn, có chữ viết) , dù Pizarro bị giết, nhưng bọn thực dân cũng chiếm được vùng nầy và Trung Mỹ. Chính sách thực dân của Tây ban nha : • Mua chuộc chia rẽ nội bộ dân địa phương. • Cướp đất đai và hầm mỏ Họ chiếm được các địa phương vì : dân địa phương thiếu thống nhất, chân thật, và thần thánh hóa các phương tiện khoa học. Ðể thực hiện việc chiếm đóng trên, bọn thực dân TBN chủ trương chiếm từng miền , từng quốc gia để biến thành thuộc địa. Sau đó tiến hành việc mua bán bằng cách đổi chác , tiến hành cướp bóc, bắt dân địa phương nộp sản vật, phá hoại tôn giáo. Của cải vơ vét được, theo qui ước họ trích 1/5 nộp cho vua Tây ban nha, số còn lại chúng chia nhau.3 - Việc khai thác bước đầu và sự ra đời của chế độ nô lệ da đenKhai thác bước đầu : Bọn thực dân sau khi chiếm được những vùng đất ở châu Mỹ, chúng đã tiến hành khai thác quặng mỏ để vơ vét kim loại bản xứ. Họ bắt dân địa phương làm việc trong điều kiện vật chất thiếu thốn, khắc nghiệt và cưỡng bức qúa sức lao động, chính vì thế sau một thời gian khai thác, đã làm cho từ 1/2 đến 2/3 số lao động phải thiệt mạng Sự ra đời của chế độ nô lệ da đen: Ðể bù vào số lao động hao hụt vì chết, bọn thực dân Tây ban nha đã đặt mua nô lệ da đen ở châu Phi, hoặc săn bắt họ (khiến những người da đen châu Phi phải lẫn trốn vào rừng và sống như thú vật). Chúng dùng thuyền chở nô lệ sang châu Mỹ (.họ bị nhét trong tàu hàng tháng trong cảnh thiếu ăn, thiếu dưỡng khí, nên một số đã chết trên đường đi, số còn lại chúng đưa vào các đồn điền, hầm mỏ).Nhờ sự kích thích trong khi vơ vét, bọn thực dân đã đem gia đình theo sang châu Mỹ, nhờ qúa trình tiếp xúc với dân bản xứ, nên đã tạo thành nền văn hóa Mỹ - Latinh . Ngoài ra để cai trị xứ sở mới, chúng đã đặt chức Phó vương và lập Hội đồng các xứ Ấn độ. Trong bộ Tư bản, Marx viết : Việc tìm ra các mỏ vàng, bạc ở châu Mỹ, sự tuyệt diệt, nô dịch và chôn vùi những dân cư bản xứ đang sống trong các hầm mỏ, những bước đầu đi xâm chiếm và cướp bóc Ðông ấn, việc biến châu Phi thành khu vườn cấm để săn người da đen - đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghiã. 4 - Hậu quả của các phát kiến địa lýVề kinh tế : - Trước hết, phát kiến địa lý đã mở rộng cơ sở lãnh thổ cho nền thương mại thế giới và phạm vi kinh tế cho tư bản châu âu. - Hậu qủa quan trọng nhất của phát kiến địa lý là nó đã tạo nên cuộc cách mạng giá cả, làm cho giá cả hàng hoá ở châu Âu tăng vọt , mà nguyên nhân của nó là do những kim loại qúi đổ vào châu Âu với số lượng lớn chưa từng có. Nhìn chung, cách mạng giá cả đã tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp tư sản và cả những phần tử qúy tộc và tầng lớp nông dân giàu mà phương thức kinh tế của họ gần gủi với giai cấp tư sản, nhưng lại bất lợi cho phong kiến, kẻ đã thu tô cố định như cũ, đồng thời nó làm cho nông dân nghèo và dân nghèo thành thị thêm bần cùng và biến họ thành những công nhân làm thuê trong các công trường thủ công đang phát triển. Về chính trị : Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đã thúc đẩy nhanh qúa trình xây dựng chính quyền trung ương tập quyền ( triều Hapsbua ở TBN, Capet ở Pháp, Tudo ở Anh ) bởi thương nhân và thị dân muốn chấm dứt tình trạng phân tán, muốn phát triển kinh tế thương mại. Hệ tư tưởng phong kiến bị lung lay, chế độ phong kiến đang trên đường tan rã (xuất hiện cách mạng tảo kỳ ở Hà lan, chiến tranh nông dân, cải cách tôn giáo, phong trào văn hóa phục hưng,...) Chủ nghiã thực dân phát triển ( ngoài TBN và BÐN sau nầy có thêm Anh, Pháp, Hà lan,..) Về xã hội : Ngoài hai giai cấp cơ bản, xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản (giai cấp tư sản ra đời đồng thời cũng xuất hiện giai cấp vô sản - gcts hình thành do cách mạng giá cả, do rào đất cướp ruộng,.. CNTB ra đời thúc đẩy các nước thực dân đi xâm lược thuộc địa bằng những phương pháp tàn bạo rất nhiều lần).Về khoa học kỹ thuật : -Thúc đẩy sự phát triển về điạ lý, thiên văn và công nghiệp. - Tạo nên một sự giao lưu văn hóa Tây - Ðông, mở rộng khả năng nghiên cứu khoa học ( Dân tộc học, ngôn ngữ học, sinh vật học,...) III- SỰ NẢY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN1- Sự phát triển của sức sản xuấta- Trong công nghiệp : - Phát minh lò cao làm tăng khối lượng gang thép (TK XV). - Phát minh nhiều máy móc : Máy bơm nước, bánh xe guồng nước, bánh xe quay sợi, máy in,... phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa,... - Kỹ nghệ chiến tranh cũng phát triển : súng đại bác, súng cầm tay, thuốc nổ,... - Có sự phân công trong lao động nên năng xuất cao. b- Trong nông nghiệp : - Xu hướng chuyên môn hóa xuất hiện, làm cho hiệu xuất lao động tăng : nuôi bò lấy sữa làm format ; nuôi cừu lấy lông dệt dạ; trồng nho ép rượu,... c- Trong thương nghiệp : - Công nông nghiệp phát triển đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển, quan hệ buôn bán ngày càng được đẩy mạnh, làm xuất hiện mần mống tư bản chủ nghiã. 2- Sự giải thể của chế độ phong kiến• Vào thế kỷ XVI - XVII quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn chiếm địa vị thống trị. Tuy nhiên quan hệ phong kiến bắt đầu giải thể . Như vậy, từ sự phát triển của sức sản xuất và sự giải thể của chế độ phong kiến đã làm nãy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghiã. Mặc khác cũng do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tuy nhiên bản thân nền kinh tế hàng hoá không làm nãy sinh chủ nghiã tư bản, mà chủ nghiã tư bản có điều kiện căn bản là sự tích luỹ ban đầu. 3 - Sự tích lũy ban đầu của chủ nghiã tư bảnÐiều kiện để thực hiện TL TBNT : @ Tư bản : - Bằng sự phát triển buôn bán, của cải tập trung trong tay một số ít người. - Thuế má nặng nề đánh vào nông dân, làm cho thị dân giàu lên. - Cho Vua vay trước tiền thuế rồi đứng ra bao thầu việc thu thuế Tư bản ra đời đầm đìa những máu và bùn nhơ ở khắp mọi lổ chân lông của nó [Marx]. @ Lực lượng lao động làm thuê : Lực lượng lao động làm thuê có thể có được là do chiến tranh, thuế má, cướp đoạt ruộng đất,... làm cho người nông dân bị phá sản, họ kéo lên thành thị ngày càng đông, thợ thủ công ngày càng xuất hiện nhiều, họ là một lực lượng lao động làn thuê đáng kể. Như vậy, việc cướp đoạt nông dân là điều kiện chủ yếu vừa tạo nên tư bản, vừa tạo nên lực lượng lao động làm thuê ( Anh là nước điển hình trong việc tích luỹ TBNT). Chủ nghiã tư bản ra đời là một bước ngoặt lớn của lịch sử, một bước tiến bộ rất dài so với chế độ phong kiến. Nó đã sản sinh ra một khối lượng của cải lớn hơn nhiều so với các xã hội trước và tạo nên một nền văn hóa phát triển cao. Tuy nhiên lịch sử vế sự tước đoạt họ (nông dân) không phải là một vấn đề nghi vấn : nó được ghi trong sử sách của nhân loại bằng nghững chữ máu và lửa không bao giờ phai [ K.Marx- Tư bàn, Q1, T3, Sự thật, HN 1960, Tr 220]. 4 - Sự ra đời của Công trường thủ côngMột đặc trưng cho sự ra đời của chủ nghiã tư bản thời ấy là sự xuất hiện của các công trường thủ công. Ðây là hình thức kinh doanh công nghiệp đầu tiêbn của CNTB. Vì CNTB ra đời bằng sự phát triển của kinh tế hàng hóa, thương mại, mậu dịch hàng hải, tổ chức ngân hàng tín dụng và các công trường thủ công . Khái niệm CTTC : Công trường thủ công là một tổ chức có phân công lao động và kỹ thuật thủ công trong một qúa trình sản xuất, do những người có vốn bỏ vốn ra mua nguyên liệu và tập hợp những người lao động làm thuê lại để sản xuất hàng hóa, nhằm tạo ra nhiều gía trị thặng dư trong bóc lột. - Thế kỷ XV, những công trường thủ công ở Châu âu bắt đầu hình thành. Có hai loại công trường thủ công : + Công trường thủ công tập trung: Loại công trường nầy được nhà tư bản lập ra và tập hợp những người thợ thủ công khác ngành nghề tại một xưởng để sản xuất hàng hoá. + Công trường thủ công phân tán : Nhà tư bản cho những người thợ thủ công chuyên nghiệp nhận gnuyên liệu về làm gia công. Trong các công trường thủ công, căn bản là sản xuất bằng tay, có một vài kiểu máy móc thô sơ (khung cửi nửa tự động, lò cao đơn giản,...) Tuy nhiên lúc nầy công trường thủ công tập trung chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ so với công trường phân tán. Công trường thủ công xuất hiện trước hết ở những ngành cổ truyền , gắn với nhu cầu sinh hoạt của quần chúng (như nghề làm len dạ) , sau đó xuất hiện các công trường khai thác quặng, luyện kim, đóng tàu, chế tạo vũ khí,... Có thê nói, công trường thủ công ra đời vào thời kỳ nầy đã gớp phần làm cải tiến bộ mặt xã hội ( nhất là bộ mặt nông thôn) , nhưng chưa cải tiến một cách triệt để, việc nầy phải đợi đến nền đại công ngiệp sử dụng nhiều máy móc mới làm được. 5- Sự ra đời của giai cấp Tư sản và Vô sảnThế kỷ XV, tầng lớp thương nhân và chủ xưởng ra sức kinh doanh lập ra nhiều công trường thủ công, bóc lột công nhân làm thuê, làm phá sản thợ thủ công và tước đoạt ruộng đất của nông dân, làm những người lao dộng ấy mất đi hết tư liệu sản xuất trở thành người vô sản. Nhờ qúa trình ấy, giai cấp tư sản ra đời đồng thời giai cấp vô sản cũng xuất hiện. Giai cấp tư sản : - Thành phần xuất thân của giai cấp tư sản rất phức tạp, gồm : thợ cả, thương nhân, thị dân giàu, chủ nhà buôn, chủ ngân hàng,... họ nắm trong tay nhiều của cải, là lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản (có một bộ phận thân cận với triều đình, mua quan bán tước, quyền lợi của họ gắn liền với triều đình phong kiến gọi là tầng lớp qúi tộc áo dài- tiêu biểu ở Pháp). - Ngoài ra còn có bọn qúi tộc mới , xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau, họ kinh doanh theo lối tư bản chủ nghiã (rào đất, chuyên trồng đồng cò để nuôi cừu).Cả hai bộ phận nầy chưa ổn định về thành phần, có nhiều quan hệ với xã hội phong kiến, và bước đầu còn phục tùng và ủng hộ triều đình, bằng nhiều hình thức bóc lột khác nhau, nhưng đều nhằm chiếm lấy tư liệu sản xuất và làm vô sản hóa nhân dân lao động. Giai cấp vô sản : Là những người bị tước đoạt mất tư liệu sản xuất, trở thành những người làm thuê (thợ thủ công, nông dân, dân nghèo thành thị) . Vào thời kỳ nầy họ còn quan hệ nhiều với nông thôn, đau khổ do chế độ phong kiến gây ra, nên theo giai cấp tư sản để làm cách mạng phản phong. IV- PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG1- Sự ra đời : Cùng với sự ra đời của CNTB, một nền văn hóa mới cũng xuất hiện, đối lập gay gắt với hệ tư tưởng văn hóa phong kiến : đó là nền văn hoá phục hưng. Văn hóa phục hưng là khôi phục lại và phát triển nền văn hóa xán lạn của Hy lạp - La mã bị xã hội phong kiến và giáo hội Thiên chúa giáo vùi dập đi gần 10 thế kỷ. Văn hóa phục hưng xuất hiện tương đối sớm, vào thế kỷ XIV, XV ở các thành thị của Bắv Ý, về sau phong trào lan ra Hà Lan, Anh, Pháp, Ðức , Tây ban nha, Bồ đào nha,.... phát triển rực rở nhất vào thế kỷ XVI và ảnh hưởng của nó kéo dài đến thế kỷ XVII. Sự ra đời của nền văn hó a phục hưng biểu hiện bằng sự phát triển phong phú của các thể loại và hình thức (văn, kịch , nhạc, hội họa,...) , nó còn biểu hiện ở sự nhảy vọt của khoa học kỹ thuật , của khối lượng đồ sộ các tác phẩm và những tài năng sáng tạo. Giá trị chủ yếu của nền văn hóa nầy vẫn là ở nội dung tư tưởng của nó. 2- Về nội dung : Trong nền văn hóa thời phục hưng, chủ nghiã nhân văn được thể hiện rõ ràng. Trước hết ở sự phê phán xã hội phong kiến và lên án giáo hội thiên chúa giáo, tinh thần đề cao gía trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, tinh thần dân tộc nãy nở. CHỦ NGHIÃ NHÂN VĂN : Theo V.P Volgin : chủ nghiã nhân văn là một quan điểm đạo đức và chính trị không phải xuất phát từ những nguyên tắc nào đấy ở cỏi âm hoang, ở bên ngoài đời sống thực tế của con người, mà xuất phát từ con người tồn tại thực tế, với những nhu cầu và năng lực thực tế đòi hỏi phải được phát triển và thoả mãn càng rộng càng đầy đủ càng tốt trong đời sống thực tế. Theo nghiã hẹp , chúng ta gọi trào lưu tư tưởng nhất định thế kỷ XIV -XVI là chủ nghiã nhân văn vì các đại biểu của nó biểu hiện rõ ràng các khuynh hướng nói trên. a- Tư tưởng phê phán xã hội phong kiến Và lên án giáo hội Thiên chúa giáo : Người được coi là mở đầu và tiêu biểu cho tư tưởng nầy là Alighieri Dante (1265 - 1321) tác giả của Hài kịch thần thánh . Thông qua tác phẩm ông muốn tỏ rõ thái độ của mình đối với bọn thống trị, bọn thầy tu gian ác, bọn giáo hoàng. Tác giả thứ hai là Fracois Rabelais ( 1494-1553). Ông là ngôi sao sáng của nền văn hóa phục hưng, ông dã phê phán giáo hội và chỉ trích sâu cay trật tự xã hội PK, đánh thẳng vào bọn vua chúa, với tác phẩm nổi tiếng Garganchuya và Pantaguyen “. b- Tinh thần đề cao gía trị con người : Ðược thể hiện sâu sắc trong tác phẩm Don Quichotte nhà qúi tộc tài ba xứ Manche của đại văn hào người Tây ban nha Miguel de Cervantès (1547-1616). c- Ý thức đòi quyền tự do cá nhân : Ðòi giải phóng con người hỏi mọi qui tắc, giáo điều và sự khổ hạnh do bọn tăng lữ phong kiến đề ra. Ðòi được tự do yêu thương. d- Tinh thần dân tộc : Văn thơ thời kỳ nầy nói lên lòng yêu quê hương, sự gắn bó với dân tộc, tinh thần qúi trọng tiếng nói của dân tộc . Tiêu biểu như Dante, Joachim Du Belley (1522-1560). Ngoài các nhà văn học ra, ta thấy chủ nghiã nhân văn được tổng hợp, được nâng tới cao độ và khép lại ở William Shakespear (1564-1616), nhà viết kịch nổi tiếng người Anh. Kịch của ông lên tiếng sự tàn bạo, lòng tham lam ích kỷ và sự phản bội, bao gồm hai loại kịch ; • Hài kịch : gây tiếng cười sảng khoái, toát lên từ những tấm lòng yêu đời và chung thủy trong tình yêu.• Bi kịch : là những tiếng nói đanh thép, kết tội thái độ thù địch phong kiến, lên án những cuộc đổ máu vì lòng ích kỷ, những âm mưu phản trắc,... đồng thời là tiếng nói bênh vực tình yêu chính đáng và trong sạch, ca ngợi tấm lòng kiên trung. 3- Nền nghệ thuật thời Phục hưng : a- Nghệ thuật tạo hình : Lấy con người làm chủ đề sáng tác, nên đã thoát khỏi những đường nét hạn chế, những bộ mặt nghiêm nghị hay thiểu não, những màu sắc sặc sỡ hay ảm đạm của nghệ thuật phong kiến. Tiêu biểu cho nghệ thuật hội họa là Leonardo da Vinci (1452-1519) và Michelangele Buonarrotti (1475-1564) đều là người Ý. • Leonardo da Vinci với tác phẩm nổi tiếng là bức Lajocol vẽ hình ảnh người thiếu phụ Monnalida với nụ cười và đôi mắt chứa chan hàm xúc. • Michelangele, nhà họa sĩ điêu khắc nổi tiếng với bức bích họa có diện tích 221 mét vuông vẽ trên trần nhà thờ Sittien ( Roma). b- Kiến trúc : Những công trình xây dựng thời kỳ nầy đều mang những phong cách mới : Kiểu trang trí đơn điệu, đường nét hạn chế, gãy khúc, hình dáng nặng nề đã nhường chổ cho những công trình có bề mặt rộng rãi, khoáng đạt, sáng sủa, chắc chắn và bề thế ( với những vòm lớn, những dãy cột cao, cửa sổ có lấp kính màu) vừa gắn với thiên nhiên, vừa gần gũi với cuôc sống hơn. c- Âm nhạc : Có những tiến bộ, thoát khỏi những khuôn khổ nhạc đệm cho những bài hát trong nhà thờ. Ðặc biệt nhiều nhạc cụ mới được cải tiến, biết tổ chức dàn nhạc và dàn hợp xướng với 3-4 bè. 4- Sự tiến bộ của kỹ thuật : Có nhiều thay đổi lớn về kỹ thuật như : • Cải tiến bánh xe nhỏ quay bằng sức nước các giòng sông thành những bánh xe lớn dùng sức nước từ các máng trên cao đổ xuống ( gọi là nguồn n7ớc trên) • Trong ngành luyện kim, người ta đã biết xây những lò cao để nấu gang và luyện thép. • Ngành sản xuất vũ khí đã đúc được súng đại bác và súng cầm tay bằng sắt dày và tốt, đạn bằng gang thay thế cho đạn đồng và đá. ( sự tiến bộ của vũ khí, những thành quách phong kiến có thể bị phá vỡ, những đội kỵ binh trở nên mất tác dụng, nên nghĩ đến việc cải tổ quân đội). • Ngành hàng hải cũng đạt nhiều thành tựu : đóng được những thuyền đi biển lớn, có trọng tải 50 - 100 tấn, tốc độ 60 km/ngày. Hoàn thiện và áp dụng rộng rãi la bàn, viễn kính, thước đo phương vị. • Ðồng hồ lên dây cót được chế tạo sớm nhất ở Hà lan, Pháp , Thụy sĩ. • Dệt có sự phân công trong qúa trình sản xuất, dệt đưọc len và sợi pha len, dệt thành nhiều tấm có nhiều màu. • Máy in cũng ra đời, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong kỹ thuật (quyễn sách in máy đầu tiên ra đời vào khoảng năm 1445) 5- Khoa học và Triết học : Khoa học : xuất hiện những ngôi sao sáng. Nikolai Copernik (1473- 1543), nhà bác học Ba lan đã phát hiện ra Hệ thái dương và cho rằng trái đất hình cầu và xoay quanh mặt trời. Jordano Bruno (1548-1600), người Ý , Ông đã phát triển lý thuyết của Copernik, ông cho bầu trời là vũ trụ bao la và vô tận. Galileo (1564-1642) người Ý, ông là người đầu tiên quan sát bầu trời bằng kính thiên văn, phóng to nó gấp 30 lần, ôg còn nghiên cứu mặt trăng và các hành tinh khác, đã khẳng định kết qủa của những người đi trước. Triết học : Nhà triết học Fracis Bacon (1561-1626) người Anh, Decaster người Pháp đả phá thế giới quan duy tâm của giáo hội, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ. Khoa học và triết học thật sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng. 6- Kết qủa- Ý nghiã : - Nền văn hóa phục hưng mang tính chất giai cấp rõ rệt. Nền văn hóa đó là nền văn hóa của giai cấp tư sản mới ra đời, nó đại diện cho nền kinh tế mới tiến bộ. Trong khi đấu tranh chống những tư tưởng và hành động của giáo hội, nó đề cao gía trị con người, đòi giải phóng con người, phát động quần chúng chống lại chế độ cũ. - Trong đấu tranh chống chế độ cũ, xuất hiện một bộ phận tri thức của giai cấp tư sản mới hình thành, đó là nền tảng của nền văn hóa tư tưởng mới. Tuy nhiên nền văn hóa phục hưng cũng còn nhiều hạn chế : - Trong khi đấu tranh chống lại giáo hội, chống chế độ phong kiến, các nhà tư tưởng không đòi thủ tiêu tôn giáo màchỉ thay bằng tôn giáo khác ( tôn giáo cải cách). - Khi đề cao gía trị con người, thì lại đề cao con người tư sản , với những đức tính khôn ngoan, óc sáng tạo, nghị lực làm giàu,... - Khi đòi giải phóng cá nhân, đòi tự do cá nhân, các nhà văn hóa đã đặt nền mống cho chủ nghiã cá nhân thâm chí cực đoan. V- CẢI CÁCH TÔN GIÁO Ở CHÂU ÂUCùng với phong trào văn hóa phục hưng, phong trào cải cách tôn giáo cũng ra đời. Ðây là mặt thứ hai của cuộc đấu tranh phản phong trong hệ tư tưởng-văn hóa của giai cấp tư sản. Cải cách tôn giáo kịch liệt lên án những hành vi tham nhũng và đồi bại của của giáo hoàng thời ấy, chỉ trích những giáo lý của giáo hội, đòi cải tổ giáo hội về tổ chức và nghi lễ. Cải cách tôn giáo được phổ biến rộng rãi ở châu Âu, vì gần như toàn bộ dân chúng châu âu đều là tín đồ Thiên chúa giáo, và những người khởi xướng phong trào nầy là những tăng lữ thiên chúa mang tư tưởng tư sản.1- Cải cách tôn giáo ở ÐỨCPhong trào cải cách tôn giáo nổ ra trước tiên ở Ðức, vì Ðức là nước bị giáo hoàng và giáo hội áp bức bóc lột tồi tệ nhất : vừa áp bức giai cấp, vừa áp bức dân tộc. Ngoài ra người dân Ðức còn phải đóng nộp thuế thập phân (1/10), tiền sắc phong, tiền bán thẻ xá tội cho giáo hội. Vì thế giai cấp phong kiến, qúi tộc, thị dân và nông dân đều căm ghét và oán hận giáo hoàng. Vào thế kỷ XVI, CNTB đã hình thành ở Ðức, nên tư tưởng tư sản đã thâm nhập vào nước nầy. Người đầu tiên khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo ở Ðức là Martin Luther (1483-1546) người Ðức, là một tu sĩ, giáo sư thần học và triết học của trường đại học Wittenberg. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân khá giả, cha là một thợ mỏ. Nội dung cải cách của Luther : - Trở lại tôn giáo cơ đốc nguyên thủy, lấy kinh thánh làm giáo lý duy nhất. Vì đạo cơ đốc lúc nầy đã bị giáo hoàng đưa vào giáo lý nhiều tư tưởng xấu. - Thực hiện giáo hội rẽ tiền, tịch thu toàn bộ tài sản của giáo hội đương thời. Giáo hội không cần có tài sản, không cần tổ chức những nghi lễ tế tự phiền phức ( đã có nhiều người theo phe cải cách để lấy tài sản của giáo hội). - Lấy cơ sở là cứu vớt con người bằng lóng tin, chống lại việc cứu vớt con người bằng việc thiện. ( đối với đạo thiên chúa, việc gì nhà thờ cũng buộc tín đồ nộp tiền để làm lễ, nên Luther tuyên bố Mỗi người là một linh mục của chính mình. Như vậy nội dung cải cách của Luther đã biểu hiện tính tư sản vì còn duy trì tôn giáo, hay nói cách khác , Luther muốn tách giáo hội Ðức ra khỏi Giáo hoàng và chuyển tài sản giáo hội cho tư sản và qúi tộc. Diễn tiến: Cải cách của Luther nhanh chóng lan ra khắp nước Ðức. Lúc đầu Luther viết Luận văn 95 điều chống việc giáo hoàng bán thẻ xá tội, nên được qúi tộc, thị dân nghèo mà đặc biệt là nông dân ủng hộ. Những người nông dân đã biến việc ủng hộ cải cách của Luther thành cuộc đấu tranh chống lại giáo hoàng, được sự ủng hộ của tiểu qúi tộc, cuộc đấu tranh đã biến thành cuộc đại khởi nghiã của nông dân Ðức. Trước tình hình đó, năm 1520 Giáo hoàng đã Rút phép thông công của Luther, Còn bản thân Luther khi thấy cuộc đại khởi nghiã của nông dân nổ ra cũng hoảng sợ, nên vội chạy theo phe qúi tộc lớn và kêu gọi qúi tộc đàn áp nông dân. Năm 1521, trước những biến động do khởi nghiã nông dân gây ra, Hoàng đế Ðức đã ra lệnh bắt giam Luther, nhưng hầu tước xứ Dacsen là Frederik đã che chở và dấu Luther vào lâu đài Wartburg. Từ đó coi như Luther không còn là người lãnh đạo phong trào nữa. Kết qủa : Cải cách tôn giáo của Luther không triệt để, vì sự phản bội của Luther đã biến tôn giáo cải cách của ông thành thứ tôn giáo của qúi tộc và vì thế giáo hội Tân giáo trở thành tay chân của phong kiến. 2- Cải cách tôn giáo của CALVIN ở Thụy sĩJean Calvin (1509-1561), người Pháp, học luật tại Paris, con một viên chức cấp tỉnh. Trong khi tiếp thu học vấn, Calvin đồng thời tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo của Erasme, Luther.Năm 1530, ông bị trục xuất khỏi Pháp, sang Ðức và từng sống ở nhiều vùng khác nhau của nước Ðức, sau đó ông đến Genève (Thụy sĩ), Calvin mới xây dựng nên nền mống cho tôn giáo mới của mình. Ðó là đạo Tin lành. ( dịch từ chữ Evangélisme, có nghiã là tôn giáo Phúc âm [tin mừng] ) Thụy sĩ là nước tự do kiểu tư sản, nên cải cách của Calvin rất thích hợp và được hoan nghênh, vì cải cách của Calvin có nhiều ưu điểm và gần với giai cấp tư sản hơn. Nội dung cải cách : Năm 1536, tại Besel (Ðức) Calvin cho xuất bản tập Lời khuyên về lòng tin thiên chúa, tóm tắt những quan niệm giáo lý và đạo đức cùng một số tác phẩm khác của ông, đã trở thành hệ thống tư tưởng của đạo Tin lành . Cụ thể : Vẫn thực hiện 3 nội dung cải cách của Luther, nhưng ông bổ sung thên thuyết định mệnh. Cải cách của Calvin ảnh hưởng đến các giai cấp trong xã hội: giai cấp tư sản, giai cấp phong kiến, giai cấp vô sản. Tổ chức : - Ông chia xã hội ra làm hai hạng người : Hạng người được thượng đế lựa chọn và hạng người bị đọa đày ghét bỏ. - Ở mỗi khu vực ông cho hình thành một Công xã những người được lựa chọn , ở đó mục sư là người chịu trác h nhiệm về tinh thần ( linh hồn) của các tín đồ trong công xã. Trong công xã có Hội dồng trưởng lão do công xã bầu lên ( các thành viên trong hội đồng trưởng lão ở Genève đếu do thị dân tư sản giáu có đảm nhiệm), hội dồng trưởng lão có quyền bãi miễa, chọn mục sư cho công xã, nắm quyền sử án và hành chánh trong công xã. Ở mỗi công xã có một nhà thờ là nơi giảng giải giáo lý. - Ðể quản lý các khu vực có cơ quan quản lý tối cao, mà trong đó toà án tôn giáo là cơ quan tối cao của giáo hội Calvin, do mục sư và hội đồng trưởng lão hợp thành. Như vậy trong khi đấu tranh chống lại giáo hội Thiên chúa , giáo hội của Calvin đã thực hiện độc tài về tôn giáo cũng như về chính trị. Biện pháp thực hiện cải cách : - Ở Genève, Calvin cho mở viện Thần học, để đào tạo giáo sĩ đi truyền bá cải cách. - Về giáo hội : bỏ mọi nghi thức, lễ giáo phiền phức, nhà thờ không có bàn thờ, tranh ảnh, tương chúa (chỉ còn giữ lại lễ rửa tội và ban bánh rượu) - Về giáo lý, chỉ công nhận những tín điều rút ra từ kinh thánh (nghiã là vẫn công nhận rất nhiều thuyết vô lý như thánh linh tam vị nhất thể) - Bài xích những người theo tín ngưỡng khác, hoặc có tư tưởng khác với giáo lý của mình. ( Năm 1533, nhà sinh vật học Tây ban nha là Michel Servet bị giáo hội Calvin xử thiêu sống vì dám công kích thuyết Thánh linh tam vị nhất thể. Ở Genève, hội đồng trưởng lão thành phố đã xử tử 58 người vô thần và đuổi ra khỏi thành hố 76 người trong sạch vì không chịu đi lễ). Có thể nói, chủ nghiã Calvin đã được tiếp thu nhanh chóng và bành trướng mạnh mẽ ở các thành thị và những miền có quan hệ TBCN phát triển. Nó được truyền sang các nước Anh , Pháp, Hà lan, Hungary, Ba lan, Hoa kỳ. Dưới những danh hiệu khác nhau, những người theo chủ nghiã Calvin ở mỗi nước chẳng những là nhà hoạt động về tôn giáo, mà còn là nhà hoạt động tích cực về chính trị, xã hội. VI- CHIẾN TRANH NÔNG DÂN ÐỨC1- Tình hình nước Ðức trước chiến tranha- Về kinh tế : - Ðức là một quốc gia chiếm vị trí trung tâm châu Âu, đã có một số ngành công nghiệp cổ truyền phát triển như : luyện kim, dệt , làm giấy , in,... nhưng kinh tế Ðức không đồng bộ và phát triển không đều ở các địa phương. - Kinh tế không theo kịp các nước ( công nông nghiệp kém Anh và Hà lan ), hơn nữa chưa có thành thị nào ở Ðức đóng vai trò trung tâm để thúc đẩy nền kinh tế dân tộc (như London của Anh, Paris của Pháp , Amsterdam của Hà lan,..) b- Xã hội : Xã hội Ðức rât phức tạp . - Cho đến thế kỷ XVI, Ðức vẫn còn chế độ phong kiến phân quyền. Trong khi đó giao hội gắn với La mã là chổ dựa của hoàng đế Ðức thì bị cả qúi tộc lẫn kỵ sĩ căm ghét. - Một bộ phận bình dân ( thợ bạn, những người buôn bán nhỏ, dân nghèo thành thị) và nông dân phá sản muốn vào thành thị tìm công ăn việc làm, nhưng thành thị Ðức chưa phát triển, nên học trở thành cùng dân, vì thế họ sát cánh với nông dân trong đấu tranh ( bản thân họ cũng thường xuyên đấu tranh nhưng thiếu chí hướng và thiếu kiên định nên thất bại ). - Một số phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra như phong trào liên minh giày cỏ, phong trào Conrat nghèo khổ, đã cho thấy sự bất mãn của quần chúng đối với chính quyền và giáo hội. - Hoàng đế Ðức Charles V (vừa là hoàng đế Ðức, nhưng do thừa kế vừa là Vua Tây ban nha, Netherland, một phần Ý và nhiều kãnh địa khác ở châu Âu) mãi lo tiến hành chiến tranh, ít chú trọng đến đời sống nhân dân, gánh nặng chiến tranh lại trút lên đầu nhân dân , làm cho nhân dân càng thêm bất mãn. 2- Ảnh hưởng cải cách của Luther và tư tưởng của MuntzerCó thể nói cải cách tôn giáo của Luther ảnh hưởng rất lớn đối với các giai cấp trong xã hội Ðức. Ðối với qúi tộc phong kiến: Vì tư tưởng của Luther bị giáo hội căm ghét và kịch liệt chống đối, nên qúi tộc đồng tình và ủng hộ phong trào của Luther, nhằm làm giãm uy tín của giáo hội và cướp ruộng đất của nhà thờ. Ðối với kỵ sĩ : Là tầng lớp thấp nhất trong bậc thang phong kiến, vai trò của kỵ sĩ đã lỗi thời vì sự xuất hiện của pháo binh và súng cá nhân, làm cho thu nhập của họ ít đi, họ hùa theo phong trào của Luther và đấu tranh rất mạnh nhằm chống lại qúi tộc và thị dân giàu ( Kỵ sĩ vùng Shwaben và Franken đã liên minh lại với nhau khoảng 700 người, từ tháng 8-1522 đến tháng 9 -1523 họ đã liên tục tấn công vào địa phận của tổng giám mục Trier nhưng thất bại vì nhân dân không ủng hộ họ). Ðối với phong trào nông dân : Cải cách của Luther đã giúp cho những người nông dân hiểu rõ hơn về giáo hội và bọn thống trị phong kiến, nên nhân dân ủng hộ phong trào của Luther, tuy nhiên nhiệt tình và tinh thần đấu trnh của nông dân đã vượt xa hơn Luther, nên họ đã đẩy phong trào đấu tranh thành những cuộc khởi nghiã nông dân, chống lại giáo hội và chính quyền. Tư tưởng của Muntzer : Thomas Muntzer (1490-1525), là con một thợ mỏ, cha ông bị bọn phong kiến treo cổ vì có hành động chống đối. Ông học và đỗ tiến sĩ thần học, làm linh mục ở nhà thờ Schwitcao. Ông là người tiêu biểu cho tư tưởng của phái Rửa tội lại. Giáo phái nầy chủ trương không thờ tượng thánh, không nghi thức. Như vậy quan điểm tôn giáo của Muntzer đi gần với chủ nghiã vô thần. Về quan điểm chính trị, Muntzer tin tưởng xây dựng một vương quốc thần thánh, trong xã hội không có giai cấp, không phân chia tài sản, không phân biệt các thành viên trong xã hội. Có thể nói quan điểm chính trị của ông đi gần với chủ nghiã cộng sản không tưởng. Tư tưởng của Muntzer dã có ảnh hưởng rất lớn đối với nông dân, nên khi Muntzer kêu gọi khởi nghiã, ông đã được nông dân ở 2 vùng Thuygingel và Dacsen hưởng ứng đông đảo. 3 - Những cuộc khởi nghiã tiêu biểu của nông dân Ðức (1524 - 1525) a- Khởi nghiã nông dân SCHWABEN : Thời gian và địa điểm : Khởi nghiã nổ ra vào tháng 6 năm 1524. Trung tâm khởi nghiã là thị trấn Waldhut ( nơi có ảnh hưởng khá nhiều của tư tưởng Muntzer) Diễn biến : Lãnh đạo khởi nghiã là một cựu chiến binh tên là Hans Munler. Lực lượng khoảng 3000 người.Nghiã quân đã tấn công vào lâu đài của bọn lãnh chúa, đòi họ phải giãm bớt sự bóc lột đối với nông dân. Bọn lãnh chúa hoảng sợ nên vôi vã xin điều đình với nông dân, nhưng thực chất chúng muốn trì hoãn để chờ cứu viện, nghiã quân nhận thấy sự thiếu thiện chí của lãnh chúa, nên đã đẩy phong trào phát triển mạnh lên. Phong trào lan ra toàn vùng Schwaben và con số nghiã quân tăng lên đến 40.000 người, được chia thành 6 đạo quân , chia nhau tấn công vào nhiều hướng. Trên đà thắng lợi, tháng 3 năm 1525, các đạo quân họp nhau lại ở Meiningel để thống nhất hành động và đưa ra cương lĩnh đấu tranh gồm 12 điểm, gọi là cương lỉnh Meiningel, đại để :• Ðòi cải cách tôn giáo và được bầu mục sư. • Ðòi giaó hội xóa thuế 1/10. • Thủ tiêu chế độ nông nô. • Giáo hội và nhà nước giãm thuế, giãm nghiã vụ và tiền phạt. • Cho nông dân được sử diụng ruộng đất công ( như săn bắt và đốn củi trong rừng). Kết qủa : Do không thống nhất hành động nên qúi tộc phong kiến đã kịp thời tập hợp lực lượng, dùng thủ đoạn lừa lọc phân tán lực lượng nghiã quân. Tháng 12 năm 1525, phong trào bị tiêu diệt. Ý nghiã : Phong trào Schwaben tiêu biểu cho khởi nghiã nông dân Ðức : nhiệt tình, mãnh liệt nhưng không triệt để Ðó cũng chính là đặc điểm của của phong trào nầy. b- Khởi nghiã nông dân Franken : Thời gian và địa điểm : Khởi nghiã nổ ra vào đầu năn 1525 ở Franken. Diễn biến : - Lãnh đạo khởi nghiã là Ghipelen và Berlikhingel. - Lực lượng : chủ yếu là nông dân ngoài ra còn có thị dân và kỵ sĩ. Quân số 30.000 người , chia làm 4 đạo quân. Nghiã quân tấn công vào lâu đài của bọn lãnh chúa, nhà thờ và tu viện của giáo hội. Họ đã chiếm được lâu đài lớn của bá tước Henfenstai và đem ông ta đi tử hình. Tháng 5 năm 1525, các đạo quân đã họp ở Heilbronn để thông qua chương trình hành động chung , gọi là cương lĩnh Heilbronn gồm 14 điểm. Nội dung được thể hiện ở 3 điểm lớn sau : • Ðòi thủ tiêu chế độ nông nô, cho nông dân lệ thuộc chuyển thành nông dân tư hữu tực do bằng cách chuộc lại ruộng đất phong kiến • Hoàn tục đất nhà thờ chuyển cho kỵ sĩ và đòi cho kỵ sĩ được tham gia toà án hoàng đế. • Ðòi bỏ thuế quan nội địa, thống nhất đo lường, xóa độc quyền phường hội của thượng lưu thành thị và đòi cho thị dân tham gia vào toà án hoàng đế. Thái độ của phong kiến : Trước sức tấn công của nghiã quân, bọn phong kiến Franken đã hoảng sợ nên vội liên minh với phong kiến Schwaben, hình thành nên đồng minh Schwaben do Truchsess Von Waldburg- một qúi tộc tàn bạo và xảo huyệt cầm đầu, để đối phó với nghiã quân. Lúc nầy nghiã quân đang bao vây pháo đài Fraoelbe, Berlikhingen được lệnh quay sang tấn công liên minh Truchsess, nhưng y đã hoảng sợ nên bí mật thương lượng với địch và bỏ ngũ trong khi nghiã quân đang chiến đấu, làm cho hàng ngũ nghiã quân mau chóng tan rã. Hậu quả : Dù kiên cường chiến đấu nhưng do không thống nhất hành động, thống nhất lực lượng và bị phản, nên phong trào đi xuống và thất bại nặng nề trong trận quyết chiến bên bờ sông Tabor. Tháng 7-1525, Truchsess bao vây cứ điểm cuối cùng của nghiã quân ở Watsburg, bọn thị dân thành thị làm nội ứng, nên nghiã quân bị tiêu diệt. c- Khởi nghiã Thuringen & Sachsen : Thời gian & địa điểm : Khởi nghiã nổ ra vào đầu năm 1525 ở Thuringen & Sachsen. Trung tâm khởi nghiã là thành phố Muhlhausen. Diễn biến : - Lãnh đạo : Muntzer & Pephayfe. - Lực lượng : Nông dân, bình dân và công nhân mỏ. - Quân nòng cốt là 8.000 người. Ngày 17-03-1525, nghiã quân tấn công vào thành phố Muhlhausen và lật đổ được chính quyền do bọn thượng lưu thành thị nắm, họ lập ra một tổ chức của quần chúng gọi là Hội đồng vĩnh viễn, bầu Muntzer làm chủ tịch. Phong trào sau đó lan rộng ra các vùng xung quanh, họ tấn công vào các thành thị, lâu đài của lãnh chúa, tu viện, nhà thờ của giáo hội. Theo lệnh của Muntzer, nơi nào làm chủ được thì lập chính quyền ở nơi đó, lấy tài sản của nhà thờ, của bọn thượng lưu thành thị, của qúi tộc chia cho dân nghèo, xây dựng một trật tự mới dân chủ hơn. Sau những thắng lợi ban đầu, Muntzer cho người đi kêu gọi nông dân vùng Schwaben và Franken thống nhất hành động với nông dân Thuringen và Sachsen, để phát triển một phong tráo chung. Tuy nhiên họ chưa kịp tập họp lực lượng thì bọn phong kiến đã liên minh với nhau, mà đứng đầu là bá tước xứ Hessen và quận công vùng Sachsen- nơi có phong trào nông dân phát triển mạnh. Lực lượng liên minh của bọn phong kiến được sự yểm trợ của kỵ binh và pháo binh, nên trong trận quyết chiến ở Frankenhausen ngày 16-05-1525, 5000/8000 nghiã quân đã hy sinh, Muntzer bị bắt và bị chặt đầu. Số nghiã quân còn lại rút về Muhlhausen, dước sự chỉ huy của Pephayfe, họ tiếp tục chiến đấu, đến ngày 25-05-1525 Pephayfe và nhiều ủy viên trong hội đồng đã bị bắt và bị hành hình, đến đây thì phong trào tan rã. Kết quả : Dù chiến đấu kiên cường anh dũng, nhưng do lực lượng ít và trang bị kém, đồng thời do những hạn chế nhất định như nghiã quân không được huấn luyện đầy đủ , lãnh đạo có tinh thần kiên quyết nhưng thiếu kinh nghiệm tổ chức , nên phong trào nhanh chóng thất bại. Ðó cũng là một bài học kinh nghiệm cho những cuộc khởi nghiã nông dân. d- Ý nghiã của chiến tranh nông dân Ðức (1524 -1525) • Ðặc điểm : - Gần như đồng thời ở Ðức cùng nổ ra 3 cuộc khởi nghiã lớn mà lực lượng nông dân là chủ yếu, tạo thành một phong trào rộng lớn, bao gồm 1/3 lãnh thổ, vượt phạm vi một hay một số lãnh địa. - Tiến bộ hơn so với các phong trào nông dân khác và ở các thời kỳ trước về một số mặt : • Bước đầu có tổ chức. • Có cương lĩnh đấu tranh. • Khắc phục được tình trạng ô hợp. • Trong một chừng mực nào đó có phối hợp dược hành động. Ðây là phong trào dồn dập, mãnh liệt, sâu sắc, lay động được xã hội, thu hút được nhiều tầng lớp tham gia. Phong trào phát triển ngày càng cao, ít nhiều mang tính tư sản, từng bước thoát ly ý thức hệ phonng kiến. Và đây chính là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại chưa từng có trong lịch sử châu Âu. Tuy nhiên những cuộc khởi nghiã nông dân Ðức cũng cho thấy những hạn chế lớn lao của nó. (là nguyên nhân thất bại, do xã hội Ðức tạo ra). - Nông dân : đại diện nền sản xuất nhỏ, nên chưa có một tổ chức vững chắc và mục tiêu rõ ràng, lúc nguy hiểm nhất lại không dám đoàn kết nhất trí, có lúc lại bắt tay với kỵ sĩ và thị dân, những kẽ mà về bản chất giai cấp là không thể dung hòa được. - Kỵ sĩ : Do bản chất giai cấp phong kiến, sẽ vì quyền lợi mà phản bội phong trào. - Thị dân giàu thì lưng chừng thậm chí phản bội (tiêu biểu là Luther), còn thị dân nghèo ( tiêu biểu là Muntzer ) thì hào hùng nhưng chiếm tỷ lệ ít trong xã hội, nên chưa thể cùng nông dân đưa phong trào đến thắng lợi . - Cùng dân : có mục tiêu nhất thời, vô kỷ luật nên đã tác hại không ít đến phong trào. Ý nghiã : Chiến tranh nông dân Ðức được xem như là trận chiến đấu lần thứ nhất chống chế độ phong kiến của gai cấp tư sản châu Âu. Nó nói lên lòng căm thù tột độ của quần chúng chống áp bức bóc lột và chủ nghiã anh hùng của họ, làm lung lay nền thống trị phong kiến. Cuối cùng nó để lại cho đời sau một bài học lớn. Bài học về sự liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân để đưa cách mạng đến thắng lợi.(ST)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lịch sử châu âu hậu kỳ trung đại ( thế kỷ xvi - nửa đầu thế kỷ xvii ).docx