Lịch sử báo chí đài tiếng nói Hoa Kỳ

Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ A. Phần mở đầu. 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. 5.1. Cơ sở lí luận. 5.2. Phương pháp nghiên cứu. 6. Tài liệu. B. Nội dung. I. Lịch sử của hình thành và phát triển của đài Tiếng nói Hoa kỳ. II. Tình hình phát triển hiện nay của VOA. 1. Tình hình phát triển chung của đài VOA. C. Kết Luận.

doc17 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử báo chí đài tiếng nói Hoa Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ A. Phần mở đầu. 1. Tính cấp thiết của đề tài. Lịch sử báo chí thế giới là một bộ môn quan trọng trong các bộ môn chuyên ngành của sinh viên ngành báo chí ở nước ta nói chung và sinh viên của Học viện báo chí và tuyên truyền nói riêng. Nó cùng với môn Lịch sử báo chí Việt Nam cung cấp cho sinh viên báo chí một cái nhìn tổng quan về tình hình báo chí trong nước và thế giới trong quá khứ và hiện tại, đồng thời nó giúp chúng ta dự đoán được xu thế phát triển của báo chí thế giới trong tương lai. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước đang cố gắng phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên vẫn có một số phần tử phản động trong nước đang tìm cách chống phá chúng ta. Chúng cấu kết và chịu sự điều khiển của bọn đế quốc bên ngoài, gây rối loạn tình hình trong nước để nước ngoài có cớ can thiệp vào tình hình Việt Nam, đặc biệt là vấn đề tôn giáo và vấn đề nhân quyền. Bọn đế quốc thì sử dụng chiêu bài “Diễn biến hoà bình” với chính sách thâm độc: dùng người Việt đánh người Việt, lấy cộng sản con đánh cộng sản cha…Đồng thời trên các diễn đàn quốc tế chúng tìm mọi cách hạ thấp uy tín của đất nước ta. Mục đích cuối cùng của bọn chúng là lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, buộc đất nước ta phải chịu lệ thuộc vào chủ nghĩa tư bản. Để thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” chủ nghĩa đế quốc sử dụng rất nhiều biện pháp. Báo chí là một phương pháp hữu hiệu để chúng tập trung khai thác. Chúng lập hơn 50 đài phát thanh có sử dụng tiếng Việt (Chân trời mới, Châu Á tự do…) và hàng trăm tờ báo in, hàng nghìn trang web…để chĩa mũi nhọn tấn công vào nước ta. Chúng xuyên tạc các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta, bôi nhọ chế độ, kích động những phần tử xấu biểu tình, đấu tranh chống chế độ, gây hoang mang dư luận. Tất cả những hành động đó ảnh hưởng không tốt tới công cuộc xây dựng đất nước ta. Đập tan chiến lược “diễn biến hoà bình” là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong đó có đội ngũ những người làm công tác báo chí. Đội ngũ những người làm báo phải ngày càng thực hiện tốt công tác của mình, để xứng đáng với trách nhiệm to lớn mà Đảng và nhà nước đã giao phó. Đảng giao cho ngành báo chí và những người làm báo hai nhiệm vụ quan trọng. Thứ nhất phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống và tình hình phát triển của đất nước; thứ hai, đập tan các luận điệu phản cách mạng của bọn phản động ở cả trong và ngoài nước, làm cho bạn bè quốc tế tin tưởng, ủng hộ và giúp đỡ chúng ta. Trong phạm vi bài tiểu luận này em xin đi nghiên cứu Đài tiếng nói Hoa kỳ (viết tắt là VOA) - đây là cơ quan báo chí nổi tiếng của Mỹ, theo một số chuyên gia báo nghiên cứu báo chí hàng đầu thế giới nhận xét rằng: Cùng với BBC, đài tiếng nói Hoa kỳ là một đài lớn trong lĩnh vực phát thanh quốc tế. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu về Đài tiếng nói Hoa kỳ để thấy được quá trình hình thành và phát triển của nó, hoạt động của nó hiện nay ra sao và một điều không thể thiếu là thái độ của đài này đối với Việt nam như thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trong trọng trong việc xây dựng mối bang giao giữa nước ta và nước Mỹ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được những mục đích trên chúng ta cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu kĩ sự ra đời và phát triển của nó (ra đời trong hoàn cảnh nào, phục vụ mục đích gì…) - Hoạt động hiện nay của VOA ra sao, ảnh hưởng của nó đối với nhân dân ta như thê nào. Trả lời được những câu hỏi đó chúng ta sẽ thành công trong việc tìm hiểu nó để phục vụ cho mục đích như trên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Bài tiểu luận này em xin tập trung sâu vào nghiên cứu một mình đài VOA để có thể đạt được kết quả cao nhất. 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. 5.1. Cơ sở lí luận. Sử dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí làm nền tảng lí luận. Đồng thời vận dụng những kiến thức thầy cô dạy trên lợp để nghiên cứu về VOA 5.2. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng một số phương pháp khoa học như: phân tích, tổng hợp thông tin để trả lời tốt nhất phần nhiệm vụ đã đặt ra. 6. Tài liệu. Nguồn tài liệu trên mạng và những bài viết về VOA của những tác giả khác trên tạp chí Người làm báo, Nghề báo… B. Nội dung. I. Lịch sử của hình thành và phát triển của đài Tiếng nói Hoa kỳ. Đài Tiếng nói Hoa kỳ có tên tiếng Anh là Voice of America, viết tắt là VOA là dịch vụ truyền thông chính thức cuả chính phủ Hoa kỳ. VOA được thành lập năm 1942 thuộc văn phòng thông tin thời chiến với những chương trình tuyên truyền nhằm vào khu vực châu Âu bị chiếm đóng bởi Đức và khu vực Bắc Phi. VOA bắt đầu phát thanh chính thức vào ngày 24 tháng 2 năm 1942. Các trạm phát sóng được VOA sử dụng lúc đó là các trạm phát sóng ngắn của Hệ thống phát thanh Columbia (CBS) và Công ty phát thanh quốc gia (NBC). Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phủ sóng phát thanh trên lãnh thổ Liên Xô vào ngày 17 tháng 2 năm 1947. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, VOA được đặt dưới quyền giám sát của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ. VOA khi đó dính dáng đến các chương trình phát thanh mang tính tuyên truyền. Trong những năm 1960 – 1970 VOA quyết liệt hơn trong các vụ tuyên truyền chống Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa. Vào thập niên 1980, VOA tăng thêm dịch vụ truyền hình cũng như các chương trình khu vực đặc biệt nhắm vào Cuba như Radio Marti và TV Marti. VOA hiện nay nằm dưới sự quản lý của Ủy ban Phát thanh Quốc tế (IBB), là một bộ phận của Ủy ban Phát thanh chính quyền (BBG). Điều này dẫn đến sự tranh cãi về mức độ độc lập của các chương trình thông tin của VOA đối với các đường lối chính sách của chính quyền (Hoa Kỳ). IBB sử dụng một loạt mạng lưới truyền thông trên toàn thế giới. Các trạm trong nước đặt tại Greenville ở North Carolina và Delano ở California. Bên ngoài Mỹ, IBB có trạm tiếp vận đặt tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Hy Lạp, Philippines, São Tomé và Príncipe, Kuwait và Thái Lan. Theo luật pháp Hoa Kỳ thì Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bị cấm phát thanh trực tiếp tới công dân Mỹ. Nhiều phát thanh viên của đài này như Willis Conover, Pat Gates và Judy Massa đã trở thành nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng họ lại không được biết đến ngay tại chính đất nước mình. Tuy vậy các chương trình của VOA trên sóng ngắn và Internet có thể nghe được tại Mỹ. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện nay phát thanh bằng hơn 50 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Anh đặc biệt (tiếng Anh với từ vựng và ngữ pháp được đơn giản hóa). Địa chỉ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ là 330 Independence Avenue, Washington, D.C.,20547, 20547. Nhạc hiệu của đài là bài "Yankee Doodle," được chơi bởi ban nhạc đồng và gõ, tiếp theo là thông báo: "This is the Voice of America, signing on" (Đây là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, bắt đầu). Bài "Columbia, Gem of the Ocean" ("Columbia, hòn ngọc đại dương") đã từng được dùng làm nhạc hiệu trong nhiều năm. Các đài phát thanh "anh em" với VOA, được quản lí bởi IBB hoặc trực tiếp bởi BBG: Radio Marti nhằm vào Cuba Radio Sawa nhằm vào các thính giả trẻ của thế giới Ả Rập Radio Free Europe/Radio Liberty và Radio Free Asia nhằm vào các nước cộng sản cũ và các nước bị áp bức tại châu Âu, châu Á và Trung Đông. * Nhận xét: Có ba điểm ở đây mà chúng ta thấy rõ ràng rằng nó ảnh hưởng tới chất lượng thông tin của đài mỗi khi phát. Thứ nhất nó đặt dưới sự quản lí của uỷ ban Phát thanh chính quyền, mà chính quyền Mỹ thì luôn luôn tìm cách lợi dụng truyền thông nói chung, phát thanh nói riêng để phục vụ mục đích mở rộng ảnh hưởng của nước Mỹ, bắt các nước khác lệ thuộc vào Mỹ. Ví dụ như trong chiến tranh IRắc năm 2003, Mỹ sử dụng truyền thông phát những hình ảnh tự do dân chủ của nước Mỹ, nói về tội ác của chế độ Saddam Hussein… Mục đích nhằm chia rẽ khối đoàn kết của nhân dân IRắc, gây mâu thuẫn giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shiite để Mỹ dễ bề đánh chiếm IRắc. Thứ hai, luật pháp Mỹ không cho phép nó phát trực tiếp tại nước Mỹ, chúng ta sẽ phải có ngay câu hỏi rằng: Tại sao Đài tiếng nói của một quốc gia hung mạnh nhất thế giới mà nhân dân ngay trong nước lại không được nghe? Phải chăng là mục đích phát sóng của đài VOA là nhằm vào các nước khác và tuyên truyền cho lợi ích của nước Mỹ mà nếu để nhân dân Mỹ biết được thì sẽ làm lộ tẩy bộ mặt thật của chính quyền Mỹ, sẽ phản đối chính sách của chính phủ Mỹ sử dụng hiện nay. Thứ ba, các đài anh em của nó như Radio Marti, Radio Sawa, Radio Free Europe/Radio Liberty và Radio Free Asia là những đài phát thanh hoạt động vì mục đích chính trị rất rõ ràng nhằm chống lại Cu ba, nhằm vào thế giới Arập và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Từ đây chúng ta có thể thấy rõ tính chất của đài VOA. Mặc dù ngày nay nó đã có nhiều đổi mới, cố gắng độc lập với chính quyền nhưng nó là đài quốc gia, sự tồn tại của nó bị chi phối bởi chính quyền vì vậy sự độc lập này chỉ là một điều không tưởng mà thôi. Điều này thì không phải chỉ có đài tiếng nói Hoa Kỳ mà bất cứ một đài phát thanh quốc gia tư bản nào cũng đều như thê. Một số người sẽ đặt ngay câu hỏi rằng: ở Việt Nam thì đài Tiếng nói Việt Nam có bị như vậy không? Tôi xin trả lời rằng, ở Việt nam không bị như vậy, Đảng và nhà nước chỉ định hướng thông tin chứ không phải kiểm duyệt thông tin như Mỹ, bên cạnh nhiệm vụ chính trị nhà nước giao cho, đài Tiếng nói Việt Nam còn phục vụ cho nhân dân Việt Nam ở cả trong và ngoài nước chứ không phải như Mỹ cấm nhân dân Mỹ nghe đài của quốc gia. II. Tình hình phát triển hiện nay của VOA. 1. Tình hình phát triển chung của đài VOA. Hiện nay đài VOA phát hơn 1000 chương trình một tuần trên Radio, Television, internet. Hàng tỉ người trên khắp thế giới đã được nghe chương trình của VOA. Đài sử dụng các tần số sóng khác nhau để phát chương trình cho khắp mọi nơi trên thế giới.Cụ thể:  Làn sóng phát thanh của Ðài VOA Có hiệu lực từ ngày 30/3 đến 26/10 năm 2008 Giờ phát (UTC) Làn sóng Tần số Làn sóng trung bình 1300-1330 30m86, 50m38, 190m50 9720, 5955, 1575KHZ 190m50 1500-1600 32m07, 40m24, 50m40, 256m41 9355, 7455, 5955, 1170KHZ 256m41 2230-2330 19m56, 49m50 15340, 6060KHZ Đài đã phát chương trình của mình trên Radio với 45 thứ ngôn ngữ, giúp cho các thính giả trên khắp thế giới đều có thể hiểu được nội dung thông tin mà VOA truyền tải tới. Đây chính là điểm mạnh của VOA so với các đài phát thanh quốc tế khác. Một số quốc gia được đài VOA phát ngôn ngữ dân tộc mình: châu Âu: Anbani, Acmenia, Pháp,Coroatia, Anh,Thổ Nhĩ Kì…, châu Á: Việt nam, Trung quốc, Nhật bản, Ấn độ, Inđônêxia, Khơme, hàn quốc, Thái…, châu Mỹ: Khu vực nói tiêng Tây ban nha, Bồ đào nha, tiếng Anh, châu phi: Zimbabuê, các quốc gia Arập, Nam phi…, châu Đại Dương: Úc, Niudilân. Cấu trúc của đài VOA cũng tương tự như các đài phát thanh quốc tế khác như BBC. Hiện nay tổng giám đốc là ông Danforth W. Austin. T ừ năm 1980, ngoài việc phát các chương trình phát thanh, đài VOA còn thành lập kênh truyền hình của riêng mình, trang Web VOA hoạt động ngày càng hiệu quả, nó bổ trợ rất tốt cho Radio. Độc giả ngoài cách nghe các chương trình Radio của VOA còn có thể xem các thông tin của VOA ở trên mạng. Trang Web của VOA lưu trữ các chương trình phát thanh của đài trong 6 tháng gần đây. Thính giả tại Mỹ (luật pháp Mỹ không cho phép công dân Mỹ nghe chương trình của đài VOA) và mọi nơi trên thế giới có thể nghe chương trình của VOA trong trang Web chính thức của đài www.VOAnews. Ngoài ra, đài VOA còn liên kết với các đài phát thanh khác. Ông Danforth W. Austing tổng giám đốc của VOA cho biết : « Bạn là chủ một đài phát thanh, đài tiếng nói hay chương trình cáp, quan tâm theo dõi tới những chương trình tin tức quốc tế ? Bạn cần nội dung cho một dịch vụ thông tin Internet ? Bạn đặt trụ sở ở ngoài nước Mỹ ? Nếu đúng là như vậy, bạn hoàn toàn có thể đăng ký làm trụ sở cho VOA và nhận được những chương trình miễn phí cho việc phát sóng từ cơ sở của bạn từ đài tiếng nói Hoa kỳ. VOA, một chương trình truyền thanh quôc tế uy tín từ những năm 1942, cung cấp tin tức từ đội ngũ phóng viên tại Washington, DC và khắp mọi nơi trên thế giới với chính ngôn ngữ của bạn. VOA phát sóng hơn 1000 chương trình mỗi tuần trên radio, TV và internet với 45 ngôn ngữ. Chúng tôi đem đến những chương trình về thanh niên, ca nhạc, sức khoẻ, kinh doanh, và khoa học. Bạn thậm chí có thể học và phát triển trình độ tiếng Anh. VOA có mạng lưới chi nhánh và trụ sở tại khắp nơi trên thế giới. Hãy liên hệ với đại diện của chúng tôi tại khu vực của bạn nếu bạn muốn ». Các chuyên mục chính của đài VOA : Thế giới, Kinh doanh, Y học, Khoa học, Thể thao, Chuyên mục đặc biệt, Nhạc. Ngoài ra ban tiếng Việt có chương trình riêng về Việt nam. Thế giới : Thế giới là mục lớn nhất của VOA, nó chứa đựng rất nhiều thông tin trong đó. Các sự kiện quan trọng xảy ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới được đài VOA thu thập, phân tích và đưa vào chương trình của mình. Sự kiện có tính chất rất quan trọng sẽ được phát đi, phát lại nhiều lần trong mỗi buổi phát thanh và trong các buổi phát kế tiếp nhau. Mục đích của VOA là giúp thính giả của đài hình dung sự phát triển của sự kiện đó theo một quá trình. Ví dụ khi Mỹ đánh IRắc năm 2003 thì VOA rất thường xuyên mô tả về cuộc chiến, đặc biệt là tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà Mỹ đã tham chiến, về tình hình thương vong của quan Mỹ và quân IRắc...Để rồi khi cuộc chiến qua đi, khi mà cả thế giới tiến bộ đã biết bộ mặt thật của Mỹ thì vẫn có người tin vào sự chính nghĩa của cuộc chiến tranh. Sức mạnh của truyền thông thật lớn, VOA đã làm rất tốt công việc của mình (mục đích của chính phủ Mỹ lập ra VOA để làm nhiệm vụ tuyên truyền). Những tin tức về tình hình thế giới của VOA có những tít dật rất thiếu trung thực, qua đó người nghe sẽ bị hiểu sai về sự việc, sự kiện, nguy hiểm hơn nó làm hình thành một tư tưởng thân Mỹ, sợ Mỹ. Ví dụ : Trung quốc hạn chế hoạt động của truyền thông nước ngoài, Bản kê khai của Bình Nhưỡng không liệt kê các chi tiết về vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại tòa Bạch Ốc nếu Việt nam không cải thiện vấn đề nhân quyền... Kinh doanh : Kinh doanh cũng là lĩnh vực được rất nhiều thính giả quan tâm, nhất là những người làm kinh doanh về tiền tệ ngân hàng hoặc nhiên liệu. Kinh doanh là mục được VOA rất quan tâm sau thế giới. Thực chất kinh doanh nằm trong tin tức về thế giới, nhưng VOA phân rõ ra từng TT Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong lễ kí kết các hợp đồng thương mại giữa doanh nghiệp hai nước. mục để thính giả tiện theo dõi và phóng viên của đài có điều kiện phân tích sâu về các sự kiện kinh tế trên thế giới. Những thông tin quan trọng có liên quan đến tình hình kinh tế thế giới được VOA cho lên đầu và được phân tích sâu trở thành nhiều tin, nhiều bài để thính giả hiểu được vấn đề. Ví dụ : trước sức ép của giá dầu thế giới tăng do lo ngại tình hình chính trị của Nizeria sẽ ảnh hưởng tới ngành công nghiệp dầu của nước này. Xung quanh vấn đề này đài VOA có tới 5 bài viết về nó : Giá dầu vẫn tăng mặc dù ẢRập Saudi hứa tăng sản lượng, Opec :Gia tăng sản lượng dầu là phi lí, Quốc vương Ả Rập Saudi bác bỏ các quy trách về giá dầu tăng vọt. Tin kinh tế liên quan tới Việt Nam cũng được VOA khá quan tâm, các tin tức đó được phát bằng tất cả các ngôn ngữ đài sử dụng. Hiện nay khi mà giá lương thực thế giới đang lên cao thì tình hình Việt Nam càng được quan tâm hơn. Các nước hối thúc Việt Nam xuất khẩu thêm gạo để đảm bảo cuộc lương thực cho nhân dân của họ, nhất là Philippin- nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam : Việt Nam sẽ tăng mức xuất khẩu gạo trong năm nay… Y học : Mục y học trước hết đề cập tới những tin tức về lĩnh vực y học trên thế giới, những tiến bộ của khoa học trong việc giải mã bộ gen người hoặc những thông tin về thuốc chữa căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS, những trường hợp điển hình của mất an toàn trong sử dụng các loại thuốc hoặc việc thất bại trong khống chế một loại bệnh dịch nào đó. Nhóm thông tin đó hiện nay đang được tập trung vào Nizeria đất nước đang rơi vào khủng hoảng và bệnh dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào để cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân nước này. Ngoài những tin tức về tình hình y tế thế giới, VOA có mục Hỏi đáp trực tiếp các kiến thức y học phát một tuần một lần, chuyên mục thường phát vào tối thứ 3. Các câu hỏi về y học từ trên khắp thế giới sẽ được gửi về đài, đài VOA sẽ mời các chuyên gia hoặc các bác sĩ am hiểu sâu về các lĩnh vực của y học để trả lời bạn. Nếu muốn bạn có thể liên hệ với đài theo địa chỉ : VOA - Vietnamese Service 330 Independence Ave, SW, Room 2700 Washington, DC 20237 USA (202)382-5900. Hoặc bạn có thể vào trang Web của VOA, ở đó các bản có thể gửi mail cho đài. Bạn cũng có thể gọi điện thoại cho chưong trình bằng tổng đài quốc tế 110 và gọi tới số 202 619 3774. Những chương trình về Y học thường rất bổ ích cho các thính giả, nhất là những người già cần được chăm sóc về sức khỏe. Chương trình Hỏi đáp về y học được phát trên sóng của đài VOA ngày 24 tháng 6 là một ví dụ : Bác sĩ Nguyễn Ý Đức là chuyên gia, hôm nay ông nói về cách sử dụng kháng sinh của người cao tuổi. Hệ thống miễn dịch của người cao tuổi giảm dần. Người cao tuổi sử dụng nhiều loại kháng sinh khác nhau vì vậy tác dụng khác nhau. Thể trạng cảu mỗi người cao tuổi lại khác nhau vì vậy tình trạng hấp thụ thuốc vào cơ thể của từng người cũng khác. Do đó, cùng một bệnh, cùng một loại thuốc nhưng mỗi người khỏi ở một thời điểm riêng…Qua ví dụ trên đây thì chúng ta có thể thấy được tác dụng rất lớn của Hỏi đáp trực tiếp về y học đối với sức khỏe mọi người. Có những điều tưởng chừng như đơn giản trong cuộc sống mà chúng ta không biết, nó có thể gây ra những vụ nguy hiểm cho tính mạng con người : như uống chung mật ong và bột sắn, ăn tỏi với trứng ngỗng. Chương trình đã giúp bạn có thêm kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của mình. Sương cột sống ở người. Khoa học : Cũng giống như các mục khác, Chuyên mục khoa học của đài VOA trước hết đề cập tới các tin tức khoa học mới nhất trên toàn thế giới :Úc và Nhật tranh cãi với nhau trước hội nghị của Ủy ban bảo vệ cá voi quốc tế, Phi hành gia tàu Dicovery chuẩn bị đóng cửa khoang giữa tàu vũ trụ, Na Sa phóng một viễ vọng kính lên không gian…Đây là một lĩnh vực rất sôi nổi của đời sống tri thức, không giống như các lĩnh vực khác khoa học luôn phấn đấu tìm ra cho nhân loại những cái mới, chính vì vậy lượng thông tin để cho VOA và các đài khác khai thác là không bao giờ cạn kiệt. Chính vì vậy nó được coi là mục ăn khách nhất của đài. Một ngày trên thế giới có hàng ngàn phát minh khoa học mới, để chọn lựa những phát minh nội tiếng để phát trong chương trình của mình cũng là một việc rất khó khăn đối với VOA. Cá voi bị đánh bắt ở vùng Thái Bình Dương. Thể thao : không phải là điểm mạnh của VOA, những tin tức thể thao của VOA thường không sâu và nó có những phần bị cũ. Vì vậy nó không thể bằng các kênh chuyên về thể thao được. Hiện nay mục thể thao của VOA đang tập trung vào việc tuyên truyền cho đội tuyển Mỹ tại thê vận hội Olim pic Bắc kinh 2008 tại Trung Quốc vào tháng 8 tới. Mỗi vận động viên của Mỹ tham gia thế vận hội đều được VOA giành cho một bài để giới thiệu, như : Đôi nét về vận động viên môn cử Melanie Roach vận động viên môn cử , EvaLee niềm hi vọng huy chương môn cầu lông của Mỹ, Đội tuyển Mỹ chuẩn bị tới Bắc Kinh tranh tài…Thời gian tới nếu đài VOA muốn thu hút đựợc thính giả đón nghe mục thể thao thì mục này phải được thay đổi lại rất nhiều, thông tin phải nóng hổi và phong phú như chuyên mục của Thế giới hay Khoa học. Khi đó thì tự thính giả sẽ tìm đến để nghe chương trình thể thao. Chuyên mục đặc biệt : Chuyên mục này của VOA thực sự là rất đặc biệt vì nó tổng hợp rất nhiều lĩnh vực của đời sống : Cúm gia cầm, Nghệ sĩ và đời sống, Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa, Bài học thành ngữ, Đọc truyện, Cuộc chạy đua vào tòa bạch ốc, Phỏng vấn của VOA, Điểm sách, Nhìn về Á Châu, Văn học nghệ thuật, Miến Điện sau bão Nargis… Trang tiếng Việt thì có thêm Câu chuyện Việt Nam. Những lĩnh vực này rất thu hút được sự quan tâm của các bạn thính giả, bởi vì nó là những lĩnh vực của đời sống tinh thần, nhiều người mong ước trong đời mình được gặp nghệ sĩ Nguyễn ngọc Ngạn một lần, nhiều người lại thích được nghe các chương trình nhạc Mỹ… Chuyên mục đặc biệt thực sự là một chương trình giải trí rất phong phú và bổ ích giúp thính giả thư giãn sau khi nghe các tin tức đã phát của đài. Tuy nhiên chuyên mục đặc biệt cũng nồng vào đó nhiều lĩnh vực nhạy cảm của tình hình Việt Nam như Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa, Câu chuyện Việt Nam. VOA cho phát những cuộc phỏng vấn những người của chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây giờ họ đang định cư ở Mỹ. Những cuộc phỏng vấn này đã xuyên tạc tình hình thực tế của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về những vấn đề biên giới, lãnh thổ với các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc. Những bài viết của các phóng viên VOA đôi khi cũng mắc phải những sai lầm này, đáng lí là phóng viên của đài phát thanh quốc tế họ phải có tiếng nói trung tính trong các vấn đề nhạy cảm này, tuy nhiên họ đã a dua theo những phe phái, những người đối lập kia chống lại chính quyền Việt Nam. Như vậy là đạo đức nghệ nghiệp đac không được đề cao trong trường hợp này, nhất là đối với các phóng viên của ban Tiếng Việt. 2.Ban Tiếng Việt. Ban Việt ngữ cùng với ban Mỹ la tinh, ban Hoa ngữ… là những ban quan trọng của đài VOA. Khu vực Đông á, Trung đông, Mỹ la tinh là những khu vực quan trọng trong chiến lược toàn cầu cầu của Mỹ, điều này đã ảnh hưởng tới thời lượng thông tin được đề cập đến trong mỗi chương trình phát thanh của đài. Khu vực này sẽ được ưu tiên thời gian phát sóng nhiều hơn. Cụ thể đối với Việt Nam. Đài VOA phát thanh bằng tiếng Việt 2,5 tiếng một ngày và phát liên tục 7 ngày trong một tuần cho hơn 80 triệu người dân Việt nam và Việt kiều tại nhiều quốc gia khác nghe. Chương trình của Ban tiếng Việt thường gồm 5 tiết mục chính: tin tức, tường trình của thông tín viên, nhạc, bài học tiếng Anh, doanh nghiệp và kinh tế. Tin tức: Là một trọng tâm trong các tiết mục của VOA. Các buổi phát thanh tiếng Việt thường bắt đầu bằng 12 phút đầu giờ với những tin tức diễn biến mới nhất về tình hình chính trị xã hội tại Việt Nam, Châu Á, Hoa kỳ và các nước khác. Vào giữa buổi phát song, họ lại cho nhắc lại các tin nóng hổi, có thể là diễn biến tiếp theo của một sự kiện thời sự chính trị, chiến tranh…mà họ cho là nổi bật. Vào cuối buổi họ tóm lược lại các tin đã phát. Theo như những phóng viên làm việc ở đài VOA thì họ cho rằng: “Các bản tin của VOA chính xác và đáng tin cậy. Chủ biên giữ vững nguyên tắc phải có hai nguồn. Nếu VOA không có hai nguồn độc lập cùng nói một tin, chúng tôi sẽ không dùng”. Tuy rằng họ nói như vậy nhưng họ đôi khi không làm được như vậy. Ví dụ những thông tin về tình hình Việt nam: Tháng 12 năm 2007 Trung quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam sa gồm hai quần đảo Trường sa và Hoàng sa của Việt Nam, Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam kiên quyết phản đối việc đó và chủ trương giải quyết vấn đề này bằng phương pháp hoà bình, tuy nhiên đài VOA lại cho phát những ý kiến của những kẻ đối lập chính trị với Đảng Cọng sản Việt Nam,bọn chúng cho rằng chính quyền Cộng sản đang bán rẻ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc để mưu lợi cá nhân…Đó chính là một bằng chững để thấy rằng đài VOA đôi khi vẫn chạy theo thông tin một chiều nhằm phục vụ mục đích chính trị của nhà cầm quyền. Tường trình của thông tín viên: Tin tức của họ được bổ sung bằng các bài tường trình của các thông tín viên của VOA thường trú tài nhiều trung tâm tin tức quan trọng trên thế giới. Điều này thì chúng ta không thể phủ nhận được rằng mạng lưới thông tín viên của họ rộng khắp thế giới. Chỗ nào có tin tức là chỗ đó có phóng viên của CNN, BBC, AP và VOA. Vì vậy mà nhiều khi họ bán được bản quyền thông tin với giá rất cao. Ngoài các thông tín viên chuyên nghiệp của đài tại các quốc gia thì Ban tiếng Việt cũng có riêng các thông tín viên cộng tác bán thời gian tại Châu Âu, Australia, Canada và Hoa kỳ để tường trình về cộng đồng Việt kiều tại địa phương. Đó cũng là thế mạnh của ban tiếng Việt đài VOA mà không phải ban tiếng Việt của đài nào (CRI, EFI…) cũng có khả năng làm được như thế. VOA làm được như thế vì họ có khả năng tài chính dồi dào. Nhạc: Ban tiếng Việt sử dụng các bài hát Việt - Mỹ quen thuộc được trọn để phát trong mỗi buổi phát thanh hàng ngày. Một chương trình nhạc Việt Nam được phát lúc 10 giờ tối ngày thứ bảy và chương trình nhạc Mỹ được phát lúc 10 giờ tối chủ nhật hang tuần. Những bài hát tiếng Việt được sử dụng thường là những bài nhạc vàng hoặc nhạc được sang tác trước 1975 ở miền Nam, sau 1975 khi hơn 1 triệu người Việt đã tản cư sang Mỹ. Những bài hát này thường buồn, lay lắt, nhớ về những hoài niệm xa xăm. Bài học tiếng Anh: Có hai loại bài học tiếng Anh. Anh ngữ sinh động, trình độ trung cấp được phát lúc 5 giờ 30 sáng thứ bảy và phát lại lúc 10 giờ tối thứ hai. Bài học thành ngữ chú ý đến các thành ngữ hang ngày, ít khi được dạy trong các lớp tiếng Anh chính quy, được phát lúc 10 giờ tối thứ 5 và phát lại lúc 5 giờ 30 sáng chủ nhật. Nói chung chương trình học tiếng Anh này rất bổ ích cho thính giả của đài nhất là những người đang chuẩn bị sang Mỹ và Việt kiều của ta ở Mỹ. Qua các chương trình tiếng Anh này họ nắm thêm được nhiều thành ngữ của người Mỹ để biết thêm phong tục tập quán của dân Mỹ, rất cần thiết khi học tập và sinh sống tại đây. Doanh nghiệp và kinh tế: Trong phần tin tức hang ngày có những tin ngắn về sinh hoạt doanh nghiệp có liên quan đến Việt Nam và các nước xung quanh chúng ta. Trong các buổi phát thanh lúc 5 giờ 30 sáng, đài VOA có cung cấp tỉ giá trao đổi tiền tệ châu Á của ngày hôm trước. Tin kinh tế liên quan đến Việt Nam được phát lúc 10 giờ tối thứ bảy và nhắc lại lúc 5 giờ 30 sáng chủ nhật. Hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO, mối quan hệ Việt Mỹ đã đuợc bình thường hoá, vì vậy nó mở ra cơ hội rất lơn cho các doanh nghiệp hai nước tìm hiểu cơ hội làm ăn, hợp tác với nhau, đài VOA chính là 1trong những cầu nối giữa hai bên để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước phát triển. Các tin tức về nền kinh tế của đất nước ta được VOA phản ánh đầy đủ trong các bản tin hàng ngày của đài, nhất là giá các loại nông sản và đời sống hàng ngày của người nông dân. Đây chính là lĩnh vực mà người nông dân quan tâm nhất vì nó liên quan đến quyền lợi sát sườn của họ. Các mục khác: Từ thứ hai đến thứ 6, sau phần tin tức, Ban tiếng Việt có phần Tin Việt Nam thuật lại những gì có liên quan đến Việt Nam được báo chí quốc tế nhắc đến. Các mục thường lệ trong tuần gồm có Y học, Khoa học không gian, Phụ nữ, Thể thao, Hỏi đáp y học trực tiếp…Họ phát truyện ngắn vào 10 giờ tối thứ 3, mục Độ truyện vào 10 giờ tối thứ 5. Mục đối thoại với thính giả lúc 10 giờ tối thứ 7 và được phát lại lúc 5 giờ 30 sáng chủ nhật. Mục Lá thư Mỹ quốc lúc 10 giờ tối thứ bảy, Tin Văn học nghệ thuật lúc 10 giờ tối chủ nhật và Câu chuyện Việt Nam lúc 5 giờ 30 sáng chủ nhật. * Nhận xét: nhìn chung các mục của Ban tiếng Việt đài VOA khá phong phú, nó cũng đề cập tới mọi mặt quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên do đây là một đài của Mỹ, vì vậy nó chưa nắm bắt được nhu cầu thực sự của mỗi loại thính giả Việt Nam nên chưa thu hút được lượng thính giả lớn ở trong nước mà chủ yếu là số Việt kiều đang định cư tại nước ngoài. Đây là lịch phát song các chương trình của Ban tiếng Việt đài VOA tại Việt Nam. Chương trình phát thanh 1300UTC (8:00-8:30 tối giờ Việt Nam) Giờ Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ Nhật 8:00 - 8:15 Tin Quốc Tế Tin Quốc Tế Tin Quốc Tế Tin Quốc Tế Tin Quốc Tế Tin Quốc Tế Tin Quốc Tế 8:15 - 8:20 Tin VN Tin VN Tin VN Tin VN Tin VN Tin kinh tế Mục thư tín 8:20 - 8:27 Tường trình TTV Tường trình TTV Tường trình TTV Tường trình TTV Tường trình TTV Phỏng vấn Văn học nghệ thuật 8:27 - 8:30 Tin quốc tế Tin quốc tế Tin quốc tế Tin quốc tế Tin quốc tế Tin quốc tế Tin quốc tế Chương trình phát thanh 1500UTC (10:00-11:00 tối giờ Việt Nam) Giờ Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ Nhật 10:00 - 10:15 Tin quốc tế Tin quốc tế Tin quốc tế Tin quốc tế Tin quốc tế Tin quốc tế Tin quốc tế 10:15 - 10:20 Tường trình TTV Tường trình TTV Tường trình TTV Tường trình TTV Tường trình TTV Hỏi đáp y học Tin văn học 10:20 - 10:25 Tường trình CTV Tường trình CTV Tường trình CPV Khoa học Tường trình TTV Lá thư Mỹ Quốc Tin nghệ thuật 10:25 - 10:30 Thể thao Hỏi đáp y học trực tiếp Ðiểm sách Ðọc truyện Phụ nữ Nhạc Việt Nhìn về Á Châu 10:30 - 10:52 Anh Ngữ SÐ Hỏi đáp y học trực tiếp Anh Ngữ SÐ Thành Ngữ Thơ nhạc Nhạc Việt Nhạc Mỹ 10:52 - 10:55 Xã luận Xã luận Xã luận Xã luận Xã luận Xã luận Xã luận 10:55 - 11:00 Tin tóm lược Tin tóm lược Tin tóm lược Tin tóm lược Tin tóm lược Tin tóm lược Tin tóm lược Chương trình phát thanh 2230 UTC (5:30- 6:30 sáng giờ Việt Nam) Giờ Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ Nhật 5:30 - 5:45 Tin Quốc Tế Tin Quốc Tế Tin Quốc Tế Tin Quốc Tế Tin Quốc Tế Tin Quốc Tế Tin Quốc Tế 5:45 - 5:53 Tin VN Tin VN Tin VN Tin VN Tin VN Tin kinh tế Nhìn về Á Châu 5:53 - 6:00 Lá thư VOA Tường trình TTV Tường trình TTV Tường trình TTV Tường trình TTV Câu chuyện VN Tường trình TTV 6:00 - 6:10 Tin kinh tế Tin kinh tế Tin kinh tế Tin kinh tế Tin kinh tế Y học Tường trình TTV 6:10 - 6:15 Tường trình CTV Tường trình CTV Tường trình TTV Tường trình TTV Anh Ngữ SÐ Nhạc Việt Khoa học 6:15 - 6:20 Nhạc Việt Nhạc Việt Nhạc Việt Nhạc Việt Anh Ngữ SÐ Thành Ngữ Nhạc Việt 6:20 - 6:25 Xã luận Xã luận Xã luận Xã luận Xã luận Xã luận Xã luận 6:25 - 6:30 Tin tóm lược Tin tóm lược Tin tóm lược Tin tóm lược Tin tóm lược Tin tóm lược Tin tóm lược C. Kết Luận. Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị xã hôi. Tuy nhiên trong những năm tới để thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng và nhân dân ta đề ra “thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cần phát huy mọi sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân nước trong đó có sự đóng góp của các nhà báo. Họ chính là những chiến sĩ trên măt trận văn hóa tư tưởng, đang từng ngày âm thầm đấu tranh chống chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đang chĩa mũi nhọn vào nước ta.Vì vậy, đội ngũ các nhà báo cần phải đựợc trang bị nền tảng lí luận vững chắc, có khả năng ứng phó linh hoạt với mọi tình huống bất thường có thể xảy ra. Muốn vậy không còn cách nào khác là họ phải lăn xả vào cuộc sống và viết bài, khi đó họ sẽ trưởng thành hơn rất nhanh chóng. Mặt khác, chúng ta có sự tìm hiểu sâu sắc về kẻ thù của mình, từ đó vạch ra cho các nhà báo phương thức đấu tranh khi gặp phải hoàn cảnh cụ thể. Tiểu luận này của em với mong muốn nghiên cứu sâu về VOA với tư cách một đài phát thanh quốc tế của Hoa Kỳ và cũng là đối tượng cần quan tâm trong quá trình đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Nói như vậy không có nghĩa là VOA xấu, mà chúng ta có sự hiểu biết cặn kẽ về VOA nói riêng và các đài Phát thanh - Truyền hình của các nước Tư bản nói chung sẽ rất có lợi cho đất nước ta và cho các nhà báo. Trước hết là cách làm truyền thông của họ, rất chuyên nghiệp, thứ hai là dò xét được thái độ của họ đối với đát nước chúng ta, từ đó để có biện pháp đối phó. Bài tiểu luận của em đã cố gắng đi sâu vào các nhiệm vụ đặt ra từ đầu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện em vẫn còn nhiều sai xót. Những sai xót này mắc phải do thời gian làm tiểu luận tương đối ngắn, khối lượng thông tin về đài VOA quá nhiều và chủ yếu viết bằng tiếng Anh nên dịch rất khó khăn. Em mong cô thông cảm, nếu có điều kiện phát triển thành luận văn, em sẽ cố gắng làm hoàn chỉnh hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLịch sử báo chí đài tiếng nói Hoa Kỳ.doc