Libe là tập hợp của tất cả các tế bào đã chuyên hoá có
nhiệm vụ dẫn truyền
các sản phẩm hữu cơ đã được tổng hợp ở lá đi tới tất
cả các cơ quan khác của cây.
Tuỳ theo sự xuất hiện sớm hay muộn trong quá trình
sinh trưởng của cây,
người ta phân biệt 2 loại:
Libe sơ cấp: được hình thành trong quá trình sinh
trưởng sơ cấp của cây.
Libe thứ cấp: hình thành trong quá trình sinh trưởng
thứ cấp của cây.
Libe có thể nằm ngoài gỗ gọi là libe ngoài và cũng có
thể nằm ở phía trong gỗ
gọi là libe trong; libe ngoài giống libe trong về mặt
cấu tạo nhưng hình thành sớm
hơn.
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Libe (Phloem), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Libe (Phloem)
Libe là tập hợp của tất cả các tế bào đã chuyên hoá có
nhiệm vụ dẫn truyền
các sản phẩm hữu cơ đã được tổng hợp ở lá đi tới tất
cả các cơ quan khác của cây.
Tuỳ theo sự xuất hiện sớm hay muộn trong quá trình
sinh trưởng của cây,
người ta phân biệt 2 loại:
Libe sơ cấp: được hình thành trong quá trình sinh
trưởng sơ cấp của cây.
Libe thứ cấp: hình thành trong quá trình sinh trưởng
thứ cấp của cây.
Libe có thể nằm ngoài gỗ gọi là libe ngoài và cũng có
thể nằm ở phía trong gỗ
gọi là libe trong; libe ngoài giống libe trong về mặt
cấu tạo nhưng hình thành sớm
hơn.
4.2.1. Mạch rây (Ống rây)
Được cấu tạo bởi những tế bào sống chuyên hoá cao
gọi là thành phần rây (là
những tế bào rây có cấu tạo chuyên hóa cao): đó là
những tế bào dài, nhọn đầu, chất
tế bào làm thành một lớp mỏng ở sát vách tế bào.
Trong quá trình phát triển nhân bị
mất đi, màng mỏng bằng cellulose; trên màng của
những tế bào rây có những vùng
thủng lỗ đặc biệt gọi là vùng rây; nhiều vùng rây tập
hợp trên 1 vách gọi là phiến
rây. Vách tế bào ở vùng rây có nhiều lỗ nhỏ trong đó
có chứa đầy các dải chất tế
bào gọi là các dải liên kết, được bao bọc bởi 1 lớp
đặc biệt gọi là bao caloza, dải này
có nhiệm vụ liên kết các tế bào rây lại với nhau.
44
- Tế bào rây: là tế bào có vùng rây ít chuyên hoá,
phân bố rải rác trên vách dọc
và vách ngang, phiến rây ở đây là phiến rây kép gồm
nhiều vùng rây. Các tế bào rây
thường có đầu nhọn, tiếp xúc với nhau không tạo
thành những ống hoặc dãy thẳng
hàng. Tế bào rây thường gặp ở cây Hạt trần, Dương
xỉ, ở thực vật hạt kín chỉ gặp ở
phần non của cây.
Trong quá trình tiến hoá các vách tận cùng của tế bào
rây bớt xiên đi dần tiến
tới nằm ngang: từ phiến rây kép với nhiều vùng rây
tới ít vùng rây hơn và cuối cùng
trở thành phiến rây đơn với một vùng rây, đồng thời
chiều dày của tế bào thu ngắn
lại và tăng cường chiều ngang - Các tế bào rây có cấu
tạo như vậy gọi là thành phần
rây, chúng tập hợp lại thành mạch rây - thường gặp ở
cây thực vật hạt kín.
4.2.2. Tế bào kèm
Trong thành phần của libe đã chuyên hoá cao, nằm
bên cạnh mạch rây thường
có từ 1-2 tế bào sống, có nhân lớn, chất tế bào đậm
đặc và một số nội bào quan khác
đó là các tế bào kèm, giữa các tế bào kèm và ống rây
có rất nhiều sợi liên bào. tế
bào kèm chỉ gặp ở cây thực vật hạt kín.
Về nguồn gốc: tế bào kèm được hình thành từ tế bào
khởi sinh của tế bào rây.
Tế bào khởi sinh phân chia thành 2 tế bào không
bằng nhau: tế bào lớn phân hoá
thành tế bào rây, còn tế bào nhỏ phân chia cho ra các
tế bào kèm.
Số lượng các tế bào kèm bên cạnh mạch rây luôn
luôn thay đổi, chúng có thể dài
ngắn, xếp chồng lên nhau thành dãy dọc hoặc theo
các phía khác nhau.
Các tế bào kèm liên hệ với các ống rây bằng những
sợi liên bào thông qua
những phần màng mỏng của ống rây, mối liên hệ này
rất mật thiết đến nỗi khi các
phần tử rây chết đi thì các tế bào kèm cũng chết theo.
Tế bào kèm có khả năng hình
thành các enzyme giúp mạch rây hình thành các phản
ứng sinh hoá trong mạch để
đảm bảo việc vận chuyển các sản phẩm hữu cơ tổng
hợp được.
Hình 2.9. Mạch rây (Cucurbita pepo): A. Cắt
ngang; B. Cắt dọc
1. Ống rây với các dải tế bào chất; 2. Màng rây; 3.
Sợi liên bào;
4. Tế bào kèm; 5. Thế chai (Nguồn: N.X. Kixeleva;
N.X. Xelukhi, 1969)
45
4.2.3. Nhu mô libe, tia libe và sợi libe
- Nhu mô libe: gồm các tế bào sống có màng mỏng
bằng cellulose, các tế bào
này có nhiệm vụ dự trữ tinh bột, dầu và các sản phẩm
khác.
- Tia libe: là mô mềm của libe thứ cấp, nằm xen kẽ
với các bó dẫn và xếp
thành dải xuyên tâm. Các tia này thường hẹp ở phần
gỗ và loe rộng ở libe thứ cấp.
- Sợi libe: là những tế bào có dạng hình thoi dài, có
màng dày hoá gỗ, có
xoang tế bào rất hẹp, thường làm nhiệm vụ nâng đỡ
về mặt cơ học.
4.2.4. Khái niệm về libe sơ cấp và libe thứ cấp
a. Libe sơ cấp
Libe sơ cấp được hình thành từ tầng trước phát sinh
của mô phân sinh ngọn,
bao gồm libe trước và libe sau.
- Libe trước: bao gồm các ống rây chưa phân hoá đầy
đủ nhưng vẫn có những
đặc tính: không nhân, nhiều chất tế bào, có không
bào và có các vùng rây nhưng
không có các tế bào kèm. Libe trước chỉ hoạt động
một thời gian sau đó biến mất đi.
- Libe sau: được hình thành sau libe trước, libe sau là
yếu tố dẫn truyền chính
trong cấu tạo sơ cấp của các cơ quan, chúng được giữ
lại trong suốt đời sống của
cây (đối với cây chỉ có cấu tạo sơ cấp) hoặc được
thay thế bởi libe thứ cấp (đối với
cây có cấu tạo thứ cấp).
Các ống rây ở libe sau có kích thước lớn và dài hơn
các ống rây ở libe trước,
đã có các tế bào kèm phân hoá, mô mềm libe và sợi
libe.
b. Libe thứ cấp
Nằm trong cấu tạo thứ cấp của cây, được hình thành
từ mô phân sinh thứ cấp
(tầng phát sinh trụ).
Libe thứ cấp gồm đầy đủ các thành phần: mạch rây,
tế bào kèm, sợi, mô mềm
và các tia libe. Các tế bào của libe thứ cấp có thể xếp
thành tầng hoặc không.
4.3. Cấu tạo của các bó dẫn
Ở trong cây, các thành phần của mô dẫn thường tập
hợp lại với nhau trong các
cấu trúc - gọi là các bó dẫn. Căn cứ vào cách sắp xếp
của gỗ và libe, người ta chia
các bó dẫn ra thành các kiểu sau đây:
- Bó dẫn chồng chất: là kiểu bó dẫn trong đó libe sắp
xếp bên ngoài, gỗ sắp xếp
ở trong. Nếu giữa gỗ và libe có tầng phát sinh gọi là
bó dẫn chồng chất hở hay bó dẫn
chồng chất mở (thường gặp ở cây thực vật 2 lá mầm).
Nếu giữa gỗ và libe không có tầng phát sinh gọi là bó
dẫn chồng chất kín
(Thường gặp ở cây thực vật 1 lá mầm).
- Bó dẫn chồng chất kép: kiểu bó dẫn này thường có
2 phần: libe sắp xếp bên
ngoài và trong, gỗ sắp xếp ở giữa (thường gặp ở họ
Bầu bí, họ Cà, và họ Cúc).
46
- Bó dẫn đồng tâm: gỗ bao xung quanh libe thành 1
vòng kín hoặc cũng có
khi libe bao xung quanh gỗ, kiểu bó mạch này thường
gặp ở cây Củ gấu (Cyperus
rotundus) cây Huyết dụ, Dương xỉ, Cau, Dừa...
- Bó dẫn xen kẽ (Bó mạch xuyên tâm): các thành phần
gỗ và libe sắp xếp xen
kẽ nhau theo các bán kính khác nhau và không tiếp
giáp với nhau, giữa chúng có
các tế bào nhu mô ngăn cách. Kiểu bó dẫn kiểu này
thường thấy trong cấu tạo của
rễ cây thực vật 1 lá mầm và cấu tạo sơ cấp của rễ cây
thực vật 2 lá mầm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Libe (Phloem).pdf