Lập và phân tích dự án - Chương 6: Tính toán khấu hao và phân tích kinh tế dự án sau thuế
Bài tập:
Ông Phương vừa mua miếng đất (giá 1 tỷ đồng) để
xây một khách sạn mini (tổng chi phí xây là 3 tỷ đồng).
Ông dự định cho thuê trong 3 năm với khoản thu ròng
hàng năm là 400 triệu đồng, và sẽ bán khách sạn cùng đất
vào cuối năm 3 với giá 5,5 tỷ đồng (trong đó 1 tỷ đồng là
tiền bán đất).
Ông dùng khấu hao đường thẳng cho khách sạn, với
giá trị còn lại là 500 triệu đồng, thời gian khấu hao là 10
năm (lưu ý: đất không khấu hao). Thuế suất cho các
khoản lợi tức thông thường, dôi vốn, hụt vốn là 40%.
Hãy ước tính CFAT của dự án này?
35 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập và phân tích dự án - Chương 6: Tính toán khấu hao và phân tích kinh tế dự án sau thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: Tính toán
khấu hao và phân tích
kinh tế dự án sau thuế
Nguyễn Hải Ngân Hà
nhnha@sim.hcmut.edu.vn
Bộ môn Tài Chính – Khoa Quản lý Công nghiệp
Đại học Bách Khoa - TPHCM
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 2
Nội dung
1. Giới thiệu chi phí khấu hao
2. Mô hình khấu hao đều - SL
3. Giới thiệu về thuế TNDN
4. Dòng tiền sau thuế - CFAT
5. So sánh phương án dựa vào CFAT
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 3
1. Giới thiệu chi phí khấu hao - depreciation
• Định nghĩa: Sự giảm dần giá trị của một tài sản cố định
• Ví dụ: Bạn mua một chiếc xe giá $15,000 vào năm nay.
Ta có giá trị của chiếc xe giảm dần theo thời gian như sau:
D
ep
recia
tio
n
Năm Giá trị thị
trường
Giảm dần
giá trị
0 $15,000
1
2
3
4
5
10,000 $5,000
8,000 2,000
6,000
5,000
2,000
1,000
1,000 4,000
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 4
1. Giới thiệu chi phí khấu hao - depreciation
Tại sao cần xem xét chi phí khấu hao?
Khấu hao
+ Được xem là
một phần chi
phí được khấu
trừ thuế thu
nhập.
+ Không phải
là khoản thực
chi
Tổng thu nhập (Gross Income)
- Chi phí (Expenses)
Giá vốn (Cost of goods sold)
Khấu hao (Depreciation)
Chi phí hoạt động (Operating expenses)
Thu nhập chịu thuế (Taxable income)
Thuế
Thu nhập ròng sau thuế (Net income)
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 5
Chi phí khấu hao trong thời đoạn càng lớn
thì tiền thuế trong thời đoạn đó càng nhỏ.
1. Giới thiệu chi phí khấu hao - depreciation
Tiền thuế =
(Thu nhập – Các khoản khấu trừ) x (Thuế suất)
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 6
Các yếu tố cần xem xét khi khấu hao tài sản
1. Giới thiệu chi phí khấu hao - depreciation
Thời gian khấu hao (how long?)
Giá trị còn lại (salvage value)
Cơ sở tính chi phí khấu hao (cost basis)
Phương pháp khấu hao (how?)
DN phải đăng ký PP trích khấu hao TSCĐ mà DN
lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản
lý trước khi bắt đầu thực hiện trích khấu hao
Bài giảng “Lập và phân tích dự an” 7
Tài sản nào có thể khấu hao ?
1. Giới thiệu chi phí khấu hao - depreciation
Tài sản sử dụng trực tiếp cho hoạt động SXKD hoặc
tạo ra nguồn thu nhập cho công ty.
Tài sản phải có thời hạn sử dụng hữu hạn và có tuổi
thọ kinh tế lớn hơn 1 năm.
Tài sản phải bị hao mòn, bị giảm dần giá trị theo thời
gian
Tài sản khấu hao phải thỏa cả 3 điều kiện.
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 8
Cơ sở tính chi phí khấu hao?
1. Giới thiệu chi phí khấu hao - depreciation
Chi phí mua máy móc mới (giá
trên hóa đơn)
62.500.000
+ Phí vận chuyển 725.000
+ Phí lắp đặt 2.150.000
Cơ sở chi phí để tính khấu hao 65.375.000
Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ chi phí mà DN phải
bỏ ra để có TS đó tính đến thời điểm đưa TS đó vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng (Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC)
Bài giảng “Lập và phân tích dự an” 9
2. Mô hình khấu hao đều – straight line (SL)
Chi phí khấu hao hằng năm:
D = (P- SV)/N
D: chi phí khấu hao hằng năm
P: Giá trị đầu tư ban đầu của tài sản (cost basis)
SV: Giá trị còn lại của tài sản
N: Số năm tính khấu hao
Giá trị bút toán ở cuối năm x:
BVX = P – D.x = P – [(P- SV).x / N]
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 10
2. Mô hình khấu hao đều – straight line (SL)
Ví dụ: Một tài sản được mua với giá 15trĐ, khấu
hao đều trong 12 năm, giá trị còn lại sau 12 năm là
1,5trĐ.Tính Chi phí khấu hao hàng năm và giá trị
bút toán của tài sản vào cuối năm 3?
Lời giải:
Chi phí khấu hao hàng năm của TS:
D = (15 – 1,5) / 12 = 1,125 trĐ/năm
Giá trị bút toán của TS vào cuối năm 3:
BV3 = 15 – 1,125*3 = 11,625 trĐ
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 11
2. Mô hình khấu hao đều – straight line (SL)
Một số luật thuế cho phép tăng thêm khoản khấu hao
cho năm đầu vận hành (có thể đến 20% giá trị đầu tư
ban đầu của tài sản, tuy nhiên thường không vượt quá
một giá trị tới hạn nào đó)
VD ở VN: để khuyến khích DN kinh doanh có hiệu quả và thu hồi
vốn đầu tư nhanh, thông tư 203 qđ: “DN hđ có hiệu quả KT cao được
khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xđ theo
PP đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi trích khấu
hao nhanh, DN phải kd có lãi. Trường hợp DN trích khấu hao nhanh
vượt 2 lần mức thời gian sử dụng TSCĐ quy định bởi Thông tư này,
thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính
vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ”.
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 12
2. Mô hình khấu hao đều – straight line (SL)
Ví dụ: Một tài sản được mua với giá 20trĐ, khấu hao đều
trong 10 năm, SV là 3trĐ, cho phép tăng thêm khoản khấu
hao cho năm đầu vận hành là 20% giá trị đầu tư ban đầu
nhưng không vượt quá 2trĐ. Tính Chi phí khấu hao hàng
năm và giá trị bút toán của tài sản vào cuối năm 5?
Lời giải:
20% của TS đầu tư ban đầu là: 4tr (lớn hơn mức giới hạn
cho phép là 2tr)
Chi phí khấu hao hàng năm của TS:
D = (20 - 2 - 3) / 10 = 1,5 trĐ/năm
Giá trị bút toán của TS vào cuối năm 5:
BV5 = 20 – 2 – 5*1,5 = 10,5 trĐ
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 13
2. Mô hình khấu hao đều – straight line (SL)
Ví dụ: Một DN kinh doanh vận tải trong năm 2009 đầu tư 10 xe
khách, nguyên giá 1 tỉ đồng/xe. Theo Thông tư 203/2009/TT –
BTC qđ Phương tiện vận tải đường bộ có thời gian sử dụng tối
thiểu là 6 năm, tối đa là 10 năm. DN đăng ký với cơ quan thuế
chọn PP khấu hao nhanh đường thẳng và thời gian KH 4 năm.
Tính chi phí khấu hao hàng năm? PP khấu hao DN chọn có vi
phạm Thông tư 203 không?
Giải: D = 10 tỉ /4 = 2,5 tỉ đồng/năm
Thời gian sd bình quân của phương tiện vận tải bộ trên là 8
năm {(6+ 10)/2 = 8}. DN thực hiện khấu hao nhanh không
quá 2 lần (8 năm/2 = 4 năm) mức KH đường thẳng
Theo phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư 203/2009/TT – BTC ngày 20/10/09 của bộ tài chính áp dụng từ 01/01/2010:
KHUNG THỜI GIAN SỬ DỤNG
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 14
3. Thuế TNDN
Định nghĩa: là loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận
của doanh nghiệp
Năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Tuy
nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần
bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp với
tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới.
Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 đã được ban hành nhằm đảm bảo sự
phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong
giai đoạn mới.
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 15
3. Thuế TNDN
Thu nhập chịu thuế:
Gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác như:
+ TN từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất
động sản;
+ TN từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;
+ TN từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý TS
+ TN từ lãi tiền gửi, cho vay vốn
..... (xem thêm Luật thuế)
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 16
3. Thuế TNDN
Thuế suất:
1. Thuế suất thuế TNDN là 25%, trừ trường hợp
quy định khác
2. Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm
kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên
quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng
dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 17
3. Thuế TNDN
Cách tính thuế
Thuế = (TI) * (TR)
– TI : thu nhập chịu thuế (Taxable Income)
– TR : thuế suất (Tax Rate)
Cách tính thu nhập chịu thuế (lợi tức chịu thuế)
TI = (Tổng doanh thu) – (Chi phí hdkd) –
(Chi phí khấu hao) + (TN khác, nếu có)
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 18
Ví dụ:
Trong năm 2010, công ty Yakult có doanh thu 20 tỉ
đồng, tổng chi phí sản xuất và khấu hao là 10 tỉ
đồng. Tính tiền thuế cty này phải đóng.
• Biết thuế TNDN là 25%
• TI = 20 – 10 = 10 (tỉ đồng)
• Thuế = TI * TR = 10 * 0,25 = 2,5 tỉ
3. Thuế TNDN
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 19
3. Thuế TNDN
Khoản Dôi vốn (capital gains): là khoản TN xảy ra khi
đem bán một TSCĐ với giá SP1 lớn hơn giá mua ban đầu
FC.
Khoản dôi vốn = SP1 – FC
Khoản hụt vốn (capital loss): là khoản chi phí xảy ra khi
giá bán SP3 nhỏ hơn giá trị bút toán BV tại thời điểm bán
tài sản đó
Khoản hụt vốn = BV – SP3
Khoản dôi khấu hao (recapture depreciation – RD): là
khoản TN xảy ra khi giá bán SP2 lớn hơn giá trị bút toán
BV tại thời điểm bán tài sản đó
Khoản dôi khấu hao = SP2 - BV
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 20
Khoản Dôi vốn – Hụt vốn
FC: Giá mua ban đầu
SP1, SP2, SP3: Giá bán
BV: Giá trị bút toán
3. Thuế TNDN
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 21
4. Dòng tiền sau thuế - CFAT
Suất thu lợi sau thuế:
Chuỗi dòng tiền tệ:
Trước thuế : CFBT (Cash Flow Before Tax)
Sau thuế : CFAT (Cash Flow After Tax)
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 22
4. Dòng tiền sau thuế - CFAT
Không vay vốn (100% vốn công ty):
Dòng tiền trước thuế: CFBT = DT – CP + giá thanh lý TS
Thu nhập chịu thuế:
TI = TN từ hđsx + TN khác (thanh lý TS)
TN từ hđsx = DT – CP – Khấu hao
TN từ thanh lý TS = Giá bán thanh lý TS – Giá trị còn lại
Thuế: T = (TI)*(thuế suất TR)
Dòng tiền sau thuế: CFAT = CFBT – Thuế
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 23
4. Dòng tiền sau thuế - CFAT
Không vay vốn (100% vốn công ty):
Bảng tính tổng hợp
Năm 0 -> n
1/ Doanh thu
2/ Chi phí
3/ Giá bán/thanh lý TS
4/ Giá trị còn lại
5/ CFBT = 1 – 2 + 3
6/ CP khấu hao
7/ TN từ HĐSX chịu thuế= 1 – 2 - 6
8/ TN khác (từ thanh lý TS) = 3 - 4
9/ Thuế = 7 * thuế TNDN + 8 * thuế dôi hụt vốn và khấu hao
10/ CFAT = 5 - 9
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 24
4. Dòng tiền sau thuế - CFAT
Có vay vốn :
Dòng tiền trước thuế: CFBT = DT – CP + giá thanh lý TS
Thu nhập chịu thuế:
TI = TN từ hđsx + TN khác (thanh lý TS)
TN từ hđsx = DT – CP – Khấu hao – Lãi vay
TN từ thanh lý TS = Giá bán thanh lý TS – Giá trị còn lại
Thuế: T = (TI)*(thuế suất TR)
Dòng tiền sau thuế:
CFAT = CFBT – Thuế - Lãi vay – Vốn vay
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 25
4. Dòng tiền sau thuế - CFAT
Có vay vốn: Bảng tính tổng hợp
Năm 0 -> n
1/ Doanh thu
2/ Chi phí
3/ Giá bán/thanh lý TS
4/ Giá trị còn lại
5/ CFBT = 1 – 2 + 3
6/ CP khấu hao
7/ Lãi vay phải trả
8/ TN từ HĐSX chịu thuế = 1-2-6-7
9/ TN khác (từ thanh lý TS) = 3-4
10/ Thuế = 8*thuế TNDN + 9*thuế dôi hụt vốn và khấu hao
11/ Vốn vay phải trả
12/ CFAT = 5 – 7 – 10 - 11
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 26
4. Dòng tiền sau thuế - CFAT
Ví dụ:
Một công ty đầu tư vào một dây chuyền sản suất sữa chua
với chi phí đầu tư ban đầu của thiết bị là 15 trĐ. Sau 5
năm sử dụng, giá trị còn lại là 2trĐ. Thu nhập hàng năm
là 7 trĐ, chi phí hàng năm là 1 trĐ. Thuế TNDN là 50%.
Khấu hao đều hàng năm. Giá bán thiết bị sau 5 năm là 3
trĐ.
1. Xác định CFAT nếu 100% vốn của Công ty.
2. Xác định CFAT nếu 40% vốn chủ sở hữu và 60% là
vốn vay. Lãi suất của vốn vay là 10% và là lãi suất đơn.
Phương thức thanh toán là trả đều trong 5 năm cả lãi
lẫn vốn.
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 27
4. Dòng tiền sau thuế - CFAT
0 1 2 3 4 5
1/ Doanh thu 7 7 7 7 7
2/ Chi phí 15 1 1 1 1 1
3/ Giá bán/thanh lý TS 3
4/ Giá trị còn lại 2
5/ CFBT = 1 – 2 + 3 -15 6 6 6 6 6 + 3
6/ CP khấu hao 2.6 2.6 2.6 2.6 2.6
7/ TN từ HĐSX chịu thuế= 1 – 2 - 6 3.4 3.4 3.4 3.4 3.4
8/ TN khác (từ thanh lý TS) = 3 - 4 1
9/ Thuế = 7 * thuế TNDN + 8 * thuế
dôi hụt vốn và khấu hao 1.7 1.7 1.7 1.7 2.2
10/ CFAT = 5 - 9 -15 4.3 4.3 4.3 4.3 6.8
1/ 100% vốn công ty
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 28
4. Dòng tiền sau thuế - CFAT
0 1 2 3 4 5
1/ Doanh thu 7 7 7 7 7
2/ Chi phí 6 1 1 1 1 1
3/ Giá bán/thanh lý TS 3
4/ Giá trị còn lại 2
5/ CFBT = 1 – 2 + 3 -6 6 6 6 6 6 + 3
6/ CP khấu hao 2.6 2.6 2.6 2.6 2.6
7/ Lãi vay phải trả 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
8/ TN từ HĐSX chịu thuế = 1-2-6-7 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5
9/ TN khác (từ thanh lý TS) = 3-4 1
10/ Thuế = 8*thuế TNDN + 9*thuế
dôi hụt vốn và khấu hao 1.25 1.25 1.25 1.25 1.75
11/ Vốn vay phải trả 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8
12/ CFAT = 5 – 7 – 10 - 11 -6 2.05 2.05 2.05 2.05 4.55
2/ 40% vốn công ty
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” - 2011 29
4. Dòng tiền sau thuế - CFAT
Bài tập:
Ông Phương vừa mua miếng đất (giá 1 tỷ đồng) để
xây một khách sạn mini (tổng chi phí xây là 3 tỷ đồng).
Ông dự định cho thuê trong 3 năm với khoản thu ròng
hàng năm là 400 triệu đồng, và sẽ bán khách sạn cùng đất
vào cuối năm 3 với giá 5,5 tỷ đồng (trong đó 1 tỷ đồng là
tiền bán đất).
Ông dùng khấu hao đường thẳng cho khách sạn, với
giá trị còn lại là 500 triệu đồng, thời gian khấu hao là 10
năm (lưu ý: đất không khấu hao). Thuế suất cho các
khoản lợi tức thông thường, dôi vốn, hụt vốn là 40%.
Hãy ước tính CFAT của dự án này?
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” - 2011 30
4. Dòng tiền sau thuế - CFAT
0 1 2 3
1/ Giá trị còn lại 2.25
2/ Giá bán 1+4.5
3/ CFBT -(1+3) 0.4 0.4 0.4 + 5.5
4/ CP Khấu hao 0.25 0.25 0.25
5/ TN từ HĐSX chịu thuế 0.15 0.15 0.15
6/ TN khác từ thanh lý TS 4.5 - 2.25
7/ Thuế 0.06 0.06 0.96
8/ CFAT -4 0.34 0.34 4.94
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” - 2011 31
5. So sánh phương án dựa vào CFAT
Số liệu ban đầu Máy tiện A Máy tiện B
Chi phí và thu nhập( triệu Đ)
Đầu tư ban đầu
Chi phí hàng năm
Thu nhập hàng năm
Giá bán TS
SV
Tuổi thọ (năm)
10
2,2
5
2
1,5
5
15
4,3
8
0
1,5
10
MARR(%)
Thuế suất
5%
55%
Phân tích kinh tế sau thuế để lựa chọn PA đầu tư theo AW.
Phương pháp khấu hao là đường thẳng.
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” - 2011 32
5. So sánh phương án dựa vào CFAT
GIẢI:
SV giả định dùng để tính khấu hao cho cả 2 PA là 1,5tr
PA A có khoản dôi khấu hao: 2 - 1,5 = 0,5 trĐ.
PA B có khoản hụt vốn là: 0 – 1,5 = -1,5 trĐ
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” - 2011 33
5. So sánh phương án dựa vào CFAT
Phương án A
0 1 2 3 4 5
Doanh thu 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0
Chi phí 10 2.2 2.2 2.2 2.2 2.2
CFBT -10 2.8 2.8 2.8 2.8 2.8 + 2
CP Khấu hao 1.7 1.7 1.7 1.7 1.7
Thu nhập chịu thuế 1.1 1.1 1.1 1.1 1.1 + 0.5
Thuế 0.61 0.61 0.61 0.61 0.88
CFAT -10.0 2.20 2.20 2.20 2.20 3.92
AW = 0.2
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 34
5. So sánh phương án dựa vào CFAT
Phương án B
0 1 2 . 9 10
Doanh thu 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0
Chi phí 15 4.3 4.3 4.3 4.3 4.3
CFBT -15 3.7 3.7 3.7 3.7 3.7 + 0
CP Khấu hao 1.4 1.4 1.4 1.4 1.4
Thu nhập chịu thuế 2.3 2.3 2.3 2.3 2.3 - 1.5
Thuế 1.26 1.26 1.26 1.26 0.44
CFAT -15.00 2.44 2.44 2.44 2.44 3.26
AW = 0.56
Bài giảng “Lập và phân tích dự án” 35
BÀI TẬP
Làm bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.9, 6.10 và 6.12
Lưu ý: khấu hao chỉ học phần mô hình khấu hao
SL, các mô hình khác như SYD, DDB không học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lapvabanticduanc6_khau_hao_va_ptda_sau_thue_4228.pdf