Định nghĩa trong từ điển cho rằng mục tiêu là "điều được nhắm đến". Mục đích của việc định ra mục tiêu cho một dự án là nhằm xác định chúng ta đang nhắm tới điều gì (trạng thái mong muốn trong tương lai), qua đó giúp lập kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đề ra. Quá trình này được gọi là lập kế hoạch dựa theo mục tiêu.
Khi các mục tiêu đã rõ ràng, có thể làm rõ mục đích cuối cùng của tất cả các hoạt động trong một chương trình, và đánh giá hiệu quả của dự án. Trong quá trình thực hiện, người ta theo dõi tiến độ để biết được dự án hiện có đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu không. Nếu không, cần phải có ngay hành động khắc phục và điều chỉnh để
103 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2488 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập kế hoạch dự án ODA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được kết quả
Đầu ra tương
tự bằng một
cách khác tốt
hơn hay
không?
Khả năng,
phạm vi mà
các ảnh hưởng
tích cực của dự
án có thể tiếp
tục được duy
trì sau khi
nguồn tài trợ
từ bên ngoài
chấm dứt.
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
82
Bảng 13.2 Các câu hỏi chính cho 5 tiêu chí đánh giá
Tiêu chí Câu hỏi chính Kiểm tra
Mục đích của dự án có phù hợp với các mục tiêu phát triển/xoá đói
giảm nghèo trong các chiến lược phát triển của chính phủ, ngành hay
địa phương (như Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm, Chiến lược xóa
đói giảm nghèo….) hay không?
9
Mục đích của dự án có phù hợp với các ưu tiên của nhà tài trợ dự kiến
hay không? Dự án này có phù hợp hay nhất thiểt phải kêu gọi vốn
viện trợ ODA hay không?
9
Dự án có phải là ưu tiên hàng đầu của cộng đồng thụ hưởng hay
không? Dự án có đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng
không?
9
Dự án có nhất quán và phù hợp với các dự án khác đã và đang triển
khai trên địa bàn/lĩnh vực dự kiến hay không?
9
Phù hợp
Dự án có phản ánh được những bài học kinh nghiệm từ những dự án
tương tự không?
9
Liệu có thể đạt được mục đích dự án hay không?
Liệu Mục đích đó có đạt được trên cơ sở các Kết quả và Đầu ra đề ra
hay không?
9
Có Kết quả/Đầu ra nào cần được củng cố hay thêm/bớt để đạt được
mục đích của dự án không?
9
Đã xác định được các yếu tố quan trọng bên ngoài chưa? Các yếu tố
này có ảnh hưởng tới việc đạt được Mục đích dự án như thế nào?
9
Hiệu quả
Liệu có thể giảm số Đầu ra mà không ảnh hưởng đến việc đạt được
Mục đích không?
9
Liệu tỷ lệ giữa Đầu vào và Đầu ra đã cân xứng chưa? Có thể giảm
lượng Đầu vào mà vẫn giữ nguyên lượng Đầu ra hay không?
9
Có hoạt động nào tốn kém và ít hiệu quả có thể bỏ đi không? 9
Các Đầu vào có được sử dụng đúng cách để tạo ra các Đầu ra không? 9
Hiệu suất
Tổng kinh phí dự án có phù hợp không? Có nên giảm bớt chi phí
không?
9
Mục đích dự án có đóng góp vào việc thực hiện Mục tiêu tổng thể
không?
9 Tác động
Có tác động tiêu cực nào không – nếu có thì làm thế nào để giảm
thiểu chúng?
9
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
83
Có tác động tích cực nào không – nếu có thì làm thế nào để tối đa hoá
chúng?
9
Liệu các hoạt động và kết quả tích cực của dự án có thể duy trì được
sau khi dự án kết thúc hay không?
9
Các bên liên quan tham gia dự án có khả năng tự lực duy trì các hoạt
động sau khi dự án kết thúc không? Lấy kinh phí từ đâu? Ai sẽ đóng
góp?
9
Cộng đồng thụ hưởng có thể tiếp tục tự duy trì các kết quả của dự án
sau khi dự án kết thúc không? Những giá trị mà dự án mang lại về
mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội có được cộng đồng tham gia duy trì sau
khi kết thúc dự án hay không?
9
Môi trường sinh thái có được bảo vệ trong quá trình thực hiện và sau
khi hoàn thành dự án không?
9
Các giải pháp kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong dự án có thể tiếp tục
duy trì và phát huy sau khi dự án kết thúc không?
9
Tính bền
vững
Các hoạt động của dự án có được coi là một phần công việc thường
nhật của các cơ quan liên quan hay không? Các cán bộ tham gia dự án
có thể tiếp tục công việc trong dự án khi dự án kết thúc không?
9
Hầu hết các nhà tài trợ ODA (và Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đều dùng những tiêu chí này để
thẩm định /đánh giá các dự án được đề xuất. Các câu hỏi trong bảng đánh giá có thể thay đổi
tùy theo tính chất và nội dung từng dự án.
Î Lưu ý : ở giai đoạn Lập kế hoạch dự án, Tính phù hợp thường được lựa chọn là tiêu chí
quan trọng nhất để đánh giá dự án. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về
tiêu chí này.
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
84
3. Kết quả kiểm tra khung logic theo Năm tiêu chí đánh giá
Bảng 13.3 Ví dụ về kiểm tra khung logic theo 5 tiêu chí – Dự án LEAP
1. Tính phù hợp
Dự án có tính phù hợp Cao:
- Phù hợp với chiến lược xóa đói giảm nghèo của Chính phủ và địa phương, đồng thời phù hớp với
chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được nói tới trong các chính sách của nhà
nước..
- Dự án hướng tới cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc tiểu số là một ưu tiên hàng đầu của
chính phủ
- Dự án nằm trong ưu tiên của nhiều nhà tài trợ tại Việt Nam
- Dự án nằm trong ưu tiên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển nông nghiệp
bền vững
- Dự án đáp ứng được nhu cầu và ưu tiên của cộng đồng. Chính quyền địa phương và cộng đồng
cam kết cao trong việc tham gia và ủng hộ dự án.
2. Hiệu quả
Dự án có tính hiệu quả Cao:
- Việc nâng cao thu nhập hoàn toàn có thể bắt đầu thông qua cải thiện các hoạt động sản xuất nông
nghiệp vốn có mà không cần bổ sung thêm các phương án khác.
- Dự án có phương án tiếp cận đa kênh bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật canh tác, khuyến nông, tổ chức
khai thác và tái trồng rừng. Các tiếp cận tổng hợp như vậy cùng với những Đầu ra cụ thể của dự
án sẽ đảm bảo hoàn thành được Mục đích dự án.
- Số lượng Đầu ra, Kết quả đủ đảm bảo hoàn thành Mục đích dự án
3. Hiệu suất
Hiệu suất của dự án Cao:
- Việc triển khai dự án phụ thuộc vào sự tham gia và đóng góp công sức của cộng đồng. Mặt khác,
chi phí cho các hoạt động của cộng đồng không cao và người dân hoàn toán có khả năng đóng
góp và tham gia
- Dự án có chi phí hợp lý nhưng có số lượng Đầu ra cụ thể, rõ ràng và có thể đạt được
- Các Đầu vào đều được sử dụng trực tiếp cho các hoạt động nhằm tạo ra các Đầu ra cụ thể. Không
có nguồn lực nào lãng phí hay thiếu hiệu quả
4. Tác động
Tác động của dự án là Trung bình
- Dự án có thể tạo ra các tác động tích cực về môi trường và thu nhập cho người dân. Người dân
tham gia vào các hoạt động canh tác, trồng rừng sẽ thay đổi các thói quen và tập tục canh tác lạc
hậu và thu được các lợi ích đáng kể. Tuy vậy điều đáng quan tâm là làm thế nào để có thể phát tán
và mở rộng phạm vi áp dụng các hoạt động này trên phạm vi toàn huyện và các địa bàn khác
thuộc vùng xung quanh dự án và vườn quốc gia.
- Số lượng người thụ hưởng của dự án là hạn chế, do vậy các tác động của dự án ở phạm vi rộng
hơn cũng tương đối nhỏ. Vì thế, đóng góp của dự án vào việc hoàn thành Mục tiêu tổng thể cũng
hạn chế ở phạm vi hẹp nếu không có các hoạt động nhân rộng ở cấp độ cao hơn.
5. Tính bền vững
Tính bền vững của dự án ở mức Trung bình
- Khi người dân hiểu được các lợi ích của dự án, họ sẽ thay đổi thái độ và hành vi cũ và hướng tới
các hành động có lợi cho môi trường hơn. Tuy vậy, những kết quả cụ thể trong các hoạt động
trồng rừng và bảo vệ rừng thường mất thời gian và lâu cho ra các kết quả cụ thể do vậy người dân
thường phải đợi lâu hơn để thấy các lợi ích thực tiễn. Vì lẽ đó cần có các hoạt động hỗ trợ hợp lý
trong giai đoạn dự án
- Việc duy trì các kỹ thuật mới và từ bỏ các thói quen cũ trong khai thác rừng của người dân cần
được quan tâm một cách lâu dài. Người dân hoàn toàn có thể quay trở lại các thói quen cũ nếu
không có các biện pháp quản lý và hỗ trợ hợp lý…
- Các diện tích rừng được trồng cần được bảo vệ lâu dài cho tới khi chúng có khả năng tạo tự tồn
tại.
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
85
CHƯƠNG 14: KIỂM TRA TÍNH PHÙ HỢP CỦA ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
VỚI CÁC CHÍNH SÁCH VÀ ƯU TIÊN CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CỦA
NHÀ TÀI TRỢ (BƯỚC 7-2)
? Làm thế nào để đảm bảo chắc chắn dự án của chúng ta phù hợp với các chính
sách/ kế hoạch phát triển của Chính phủ và những chính sách/ ưu tiên của các
nhà tài trợ?
Trong các phần “Phân tích các bên lên quan” và “Lựa chọn phương án can thiệp” ở trên,
chúng ta đã lựa chọn một lĩnh vực rộng và một số lĩnh vực cụ thể để can thiệp và xây dựng dự
án. Chúng ta cũng đã đề xuất nguồn vốn sử dụng cho dự án đang đề xuất.
Nói chung, nếu muốn vận động vốn ODA cho dự án đang đề xuất, các lĩnh vực can thiệp của
dự án cần phải nằm trong lĩnh vực ưu tiên vận động ODA của Chính phủ và các lĩnh vực ưu
tiên tài trợ của nhà tài trợ mà chúng ta hướng tới. Chương này sẽ cung cấp một số thông tin
để kiểm tra sơ bộ tính phù hợp của dự án đối với các lĩnh vực ưu tiên. Sau khi kiểm tra, nếu
nhận thấy dự án đang đề xuất không nằm trong các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ hoặc của
Nhà tài trợ dự kiến, chúng ta nên nghĩ đến việc:
• Tìm kiếm nhà tài trợ khác có lĩnh vực ưu tiên trùng hợp với lĩnh vực mà dự án dự định
can thiệp nếu lĩnh vực can thiệp của dự án vẫn nằm trong số những ưu tiên vận động
ODA của Chính phủ
• Tìm kiếm các nguồn tài chính khác cho dự án (có thể là từ khu vực tư nhân). Không nhất
thiết lúc nào cũng cần ODA để thực hiện được dự án
• Lựa chọn lĩnh vực can thiệp cụ thể khác nếu vẫn muốn sử dụng vốn ODA. Cần nhớ là
trong lĩnh vực rộng mà dự án định can thiệp, có thể vẫn có các lĩnh vực cụ thể mà nhà tài
trợ và Chính phủ quan tâm và ưu tiên sử dụng ODA.
Trong rất nhiều trường hợp, nhu cầu hoặc các vấn đề trong lĩnh vực mà dự án muốn can thiệp
hoàn toàn không phải là lĩnh vực ưu tiên của một số nhà tài trợ nhất định, và cũng không phải
là lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ trong thời điểm dự án được đề xuất. Khi đó, cơ quan bạn
nên thảo luận với Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan đầu mối trong thu hút và sử dụng ODA
của Việt Nam – để xác định liệu dự án đang đề xuất có nên vận động ODA hay không.
Để có thể kiểm tra được tính phù hợp của dự án với các ưu tiên và chính sách của Chính phủ
và nhà tài trợ, chúng ta cần phải trả lời một số câu hỏi chính sau:
• Mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu phát triển của Chính phủ hay không?
Chúng ta cần kiểm tra trong các văn kiện kế hoạch của Chính phủ (ví dụ như Kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa
đói giảm nghèo, v.v) xem các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Việt Nam là gì, và
những lĩnh vực nào ưu tiên thu hút ODA. Hãy xem lĩnh vực đề xuất trong dự án của
chúng ta có nằm trong những lĩnh vực ưu tiên đó hay không.
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
86
• Có cần phải huy động nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA để thực hiện dự án
không?
Hãy xem liệu các nguồn lực trong nước có đủ để phân bổ cho dự án hay không? Để
làm được việc này, cần thiết phải tham khảo kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm,
danh sách các dự án đang hoặc chuẩn bị thực hiện để biết được các nguồn vốn có thể
sử dụng cho dự án.
Đánh giá xem nguồn vốn ODA có ưu và nhược điểm gì so với các nguồn vốn khác
(chẳng hạn nguồn vốn trong nước hoặc nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ) nếu
sử dụng để thực hiện dự án. Chẳng hạn với các dự án có liên quan đến chuyển giao
hàng hóa và dịch vụ mà Việt Nam hiện chưa có khả năng sản xuất một cách hiệu
quả, hay chuyển giao công nghệ và kiến thức tiên tiến để góp phần vào phát triển
ngành hoặc vùng thì nguồn vốn ODA lại có ưu thế hơn các nguồn vốn khác.
• Mục tiêu của dự án có phù hợp với những mục tiêu phát triển và các lĩnh vực ưu tiên của
nhà tài trợ đang đề xuất hay không?
Hãy tham khảo chiến lược và kế hoạch hỗ trợ quốc gia của nhà tài trợ dự định vận
động ODA để xem liệu lĩnh vực dự án đề xuất có phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên
và chính sách của nhà tài trợ đó hay không. Một số nhà tài trợ tập trung vào phát
triển hạ tầng cơ sở, các nhà tài trợ khác quan tâm đến phát triển năng lực, giáo dục,
y tế hoặc là tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái. Ưu tiên của nhiều nhà tài trợ
thường bao quát hầu hết các lĩnh vực chúng ta quan tâm song cần tránh quan điểm
cho rằng lĩnh vực dự án quan tâm luôn luôn nằm trong danh sách các ưu tiên của
nhà tài trợ.
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
87
Bảng 14.1 Nguồn thông tin cho việc đánh giá tính phù hợp của đề xuất dự án
Câu hỏi Tài liệu/ Thông tin cần đề cập đến Nguồn thông tin
Các mục
tiêu của dự
án có phù
hợp với
những mục
tiêu phát
triển của
Chính phủ
hay
không?
Những lĩnh vực ưu tiên cho các dự án/chương trình ODA
được qui định trong Nghị định 131/2006/ND-CP như sau:
• Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông
nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp và thủy sản) kết hợp xoá
đói giảm nghèo;
• Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại;
• Phát triển hạ tầng cơ sở xã hội (y tế, giáo dục đào tạo,
dân số và phát triển và các lĩnh vực khác);
• Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
• Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân
lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên
cứu và triển khai;
• Một số những lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
Các tài liệu về kế hoạch và chính sách của Chính phủ:
• Tài liệu cấp nhà nước: Kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội 5 năm (SEDP), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng
và xóa đói giảm nghèo (CPRGS), Mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ Việt Nam (VDGs), kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội hàng năm, Đề án thu hút và sử dụng
ODA , danh mục các chương trình/dự án đầu tư công,
Tuyên bố Hà Nội, v.v.
• Các tài liệu ngành: Kế hoạch phát triển ngành 5 năm, kế
hoạch phát triển ngành hàng năm, các chương trình
trong ngành, danh mục các dự án trong ngành;
• Các tài liệu cấp tỉnh: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5
năm của tỉnh, các kế hoạch phát triển hàng năm của
tỉnh, danh mục các chương trình/dự án ưu đãi đầu tư của
tỉnh, danh mục phân bổ ngân sách cho các dự
án/chương trình
Nhiều tài liệu được
xuất bản rộng rãi như
Chiến lược toàn diện về
tăng trưởng và xóa đói
giảm nghèo (CPRGS),
Kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội (SEDP)
Mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ của Việt
Nam (VDGs)
Các tài liệu chính sách
cấp quốc gia khác có ở
Bộ KH&ĐT (trên trang
web hoặc tại văn phòng
Bộ)
Các tài liệu chính sách
cấp Tỉnh có ở Uỷ ban
Nhân dân Tỉnh hoặc Sở
KH&ĐT của tỉnh (trên
trang web hoặc tại văn
phòng)
Các tài liệu chính sách
ngành có ở các Bộ
ngành liên quan (trên
trang web hoặc tại văn
phòng) và/hoặc Sở ban
ngành cấp Tỉnh.
Có cần
phải huy
động
nguồn viện
trợ phát
triển chính
thức ODA
để thực
hiện dự án
không?
Đánh giá các nguồn lực sẵn có trong nước để thực hiện dự
án dựa vào:
• Danh mục phân bổ ngân sách cho các chương trình/dự
án, bao gồm cả các dự án đang thực hiện và những dự án
mới được đề xuất.
• Phần đóng góp của các đối tượng thụ hưởng
• Sự tham dự của các khu vực kinh tế tư nhân hoặc các cơ
quan khác trong việc cung cấp tài chính cho dự án.
Điểm lợi thế khi sử dụng nguồn vốn ODA để thực hiện dự án:
• Chuyển giao nguồn vốn (nguồn lực tài chính)
• Chuyển giao hàng hoá và dịch vụ không thể sản xuất
trong nước với chi phí hợp lý
• Chuyển giao công nghệ tiên tiến để góp phần vào sự
phát triển của ngành
• Chuyển giao tri thức để nâng cao năng lực của đối
tượng thụ hưởng hoặc phát triển nguồn nhân lực nói
chung.
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
88
Các mục
tiêu của dự
án có phù
hợp với
những mục
tiêu phát
triển và
các lĩnh
vực ưu tiên
của nhà tài
trợ đang đề
xuất hay
không?
Các tài liệu chính sách của nhà tài trợ:
• Chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS), khuôn khổ các
chương trình quốc gia, kế hoạch trợ giúp quốc gia,
khuôn khổ hợp tác quốc gia
• Thủ tục và chính sách cấp vốn của các nhà tài trợ
• Phương thức hỗ trợ
• Thế mạnh hoặc lợi thế cạnh tranh của nhà tài trợ về mặt
công nghệ, nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản lý
trong lĩnh vực liên quan
Trang web và tại văn
phòng của các nhà tài
trợ (trung tâm thông
tin)
• Chiến lược hỗ trợ
quốc gia (CAS):
ADB, AusAid,
• Khuôn khổ các
chương trình quốc
gia: CIDA
• Kế hoạch trợ giúp
quốc gia : WB,
DFID
• khuôn khổ hợp tác
quốc gia: UNDP
• Các tài liệu chiến
lược quốc gia: EU
BÀI THỰC HÀNH 14.1: Kiểm tra tính phù hợp của lĩnh vực dự án đề xuất với chính
sách và ưu tiên của Chính phủ và nhà tài trợ
Hãy thảo luận với các thành viên trong nhóm về tính phù hợp của dự án
với chính sách của Chính phủ Việt Nam và các lĩnh vực ưu tiên của nhà
tài trợ.
Bảng 14.2 Kiểm tra tính phù hợp của lĩnh vực đề xuất
Chủ đề thảo luận Giải thích chi tiết
(a) Lĩnh vực mục tiêu của dự án
(b) Liệt kê các lĩnh vực ưu tiên thu hút ODA của
Chính phủ Việt Nam
(c) Kiểm tra xem (a) có phù hợp với (b) hay
không
(d) Liệt kê cac lĩnh vực ưu tiên của các nhà tài trợ
đang đề xuất
Nhà tài trợ tiềm năng (1):
Các lĩnh vực ưu tiên:
Nhà tài trợ tiềm năng (2):
Các lĩnh vực ưu tiên:
Nhà tài trợ tiềm năng (3):
Các lĩnh vực ưu tiên:
(e) Kiểm tra xem phần (a) có phù hợp với các ưu
tiên của nhà tài trợ hay không
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
89
CHƯƠNG 15: CHUẨN BỊ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN (BƯỚC 8)
? Những nội dung chính của một đề xuất dự án?
? Xây dựng đề xuất dự án sử dụng kết quả từ các bước trước?
1. Chuẩn bị đề xuất dự án trên cơ sở các thông tin đã thu thập từ các
bước trước
Sau khi đã tiến hành đánh giá nội bộ và kiểm tra tính phù hợp của lĩnh vực dự án đề xuất với
các chính sách và lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ và quyết định sẽ vận động ODA cho dự án
này, bạn sẽ tiến hành việc chuẩn bị đề xuất dự án. Học phần này sẽ cung cấp cho bạn các
thông tin để hoàn thành mẫu đề xuất dự án dựa trên các thông tin đã có được từ những học
phần trước.
Trên thực tế, các nhà tài trợ thường có các mẫu đề xuất dự án tương đối khác nhau. Tuy
nhiên, các mẫu đề xuất này chủ yếu khác về mặt hình thức thể hiện còn các nội dung cơ bản
thì tương tự nhau.
Việc lập Đề xuất dự án ODA (còn được gọi là Đề cương chi tiết) theo yêu cầu của Chính phủ
Việt Nam được quy định tại Điều 7.2 Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 19/11/2006 của
Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý và Sử dụng Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và
các Phụ lục 2a, 2b, 2c, 2d và 2e xây dựng Mẫu Đề cương chi tiết của Thông tư
04/2007/TT-BKH12 hướng dẫn Nghị định 131. Các nội dung này của Đề cương chi tiết có
tính thống nhất và tương thích cao với các nội dung thường xuất hiện trong đề xuất dự án và
văn kiện dự án của các nhà tài trợ. Ngoài mục đích hài hóa hóa, việc quy định các nội dung
này cũng nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong thu hút và sử dụng ODA giai đoạn tới của
Việt Nam, cụ thể là nhằm nâng cao chất lượng của các đề xuất dự án. Do vậy, các dự án sẽ
cần được chuẩn bị chu đáo hơn và được lựa chọn để nhận tài trợ ODA một cách hợp lý hơn,
từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng ODA phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và
xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Bạn có thể sử dụng những thông tin có được từ phần phân tích (bao gồm phân tích bối cảnh
dự án, phân tích các bên liên quan, phân tích vấn đề, phân tích mục tiêu và xây dựng khung
lôgíc cùng với những thông tin khác đã có) để hoàn thành một số phần trong các mẫu đề xuất
dự án, bao gồm mẫu đề xuất dự án theo quy định của Chính phủ Việt Nam và mẫu đề xuất
của nhà tài trợ.
12 Sau đây gọi là thông tư hướng dẫn
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
90
Bảng 15.1 Các thông tin tương thích của đề xuất và nội dung cuốn sổ tay
Các mục trong Phụ lục 213 Các phần hoặc tài liệu tương ứng
Phần I. Thông tin chung về chương trình/dự án
1. Tên chương trình/dự án:
2. Mã ngành chương trình/dự án:
Thống nhất tên dự án
Theo Danh mục Hệ thống
ngành kinh tế quốc dân của
Việt Nam năm 2007
3. Tên nhà tài trợ: Chương 5: Phân tích các
bên liên quan (Bước 2)
4. Cơ quan chủ quản: a) Địa chỉ liên lạc: b) Số điện thoại/fax:
5. Đơn vị đề xuất chương trình/dự án: a) Địa chỉ liên lạc: b) Số điện
thoại/fax:
Chương 5: Phân tích các
bên liên quan (Bước 2)
Chương 8: Lựa chọn dự án
(Bước 5)
6. Chủ chương trình/dự án dự kiến: a) Địa chỉ liên lạc: b) Số điện
thoại/fax:
Đề cử một người đại diện
trong cơ quan làm đầu mối
liên lạc
7. Thời gian dự kiến thực hiện chương trình/dự án:
8. Địa điểm thực hiện chương trình/dự án:
Chương 8: Lựa chọn dự án
(Bước 5)
9. Tổng vốn cho chương trình/dự án: ............................... USD
9.1. – Vốn ODA: ................nguyên tệ, tương đương ........USD
(Theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm xây dựng Đề cương chi tiết chương trình/dự án)
9.2. – Vốn đối ứng: ................VND, tương đương ..............USD
10. Hình thức cung cấp ODA
10.1. ODA không hoàn lại
10.2. ODA vay ưu đãi
10.3. ODA vay hỗn hợp
Chương 8: Lựa chọn dự án
(Bước 5)
Phần II. Đề cương chi tiết chương trình/dự án
I. Bối cảnh và sự cần thiết của chương trình/dự án
1. Mô tả tóm tắt quy hoạch, kế hoạch phát triển của đơn vị thụ hưởng
liên quan đến nội dung của chương trình/dự án và sự cần thiết, vai trò,
vị trí của chương trình/dự án trong quy hoạch, kế hoạch đó.
2. Khái quát các chương trình/dự án khác đã và đang thực hiện bằng
nguồn vốn khác nhau nhằm mục đích hỗ trợ giải quyết các vấn đề có
liên quan của đơn vị đề xuất chương trình/dự án.
3. Khái quát những vấn đề cần giải quyết trong phạm vi của chương
trình/dự án đề xuất.
4. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chương trình/dự
án đề xuất.
Chương 4: Phân tích bối
cảnh dự án (Bước 1)
Chương 5: Phân tích các
bên liên quan (Bước 2)
Chương 6: Phân tích vấn đề
(Bước 3)
Chương 8: Lựa chọn dự án
(Bước 5)
Chương 14: Kiểm tra tính
phù hợp của dự án với chính
sách và ưu tiên của Chính
phủ và nhà tài trợ (Bước 7)
13 Thông tin trong bảng này áp dụng để xây dựng Đề cương chi tiết của dự án hỗ trợ kỹ thuật, dự án đầu tư sử
dụng vốn ODA, chương trình sử dụng vốn ODA (theo Phụ lục 2a, 2b và 2c). Đối với mô hình NAM, mẫu Đề
cương chi tiết theo Phụ lục 2d và 2e của Thông tư hướng dẫn.
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
91
II. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ
1. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu
tiên của nhà tài trợ.
2. Phân tích lí do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ,
kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ
3. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ (nếu có) và
khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.
Chương 14: Kiểm tra tính
phù hợp của dự án với chính
sách và ưu tiên của Chính
phủ và nhà tài trợ (Bước 7)
Phân tích vấn đề (bước 3)
Phân tích mục tiêu (bước 4)
III. Mục tiêu của chương trình/dự án:
1. Mục tiêu dài hạn
2. Mục tiêu ngắn hạn
IV. Các kết quả chủ yếu của chương trình/dự án:
Kết quả dự kiến đạt được của chương trình/dự án (theo từng cấu phần
nếu có)
V. Cấu phần, hạng mục, hoạt động chủ yếu và dự kiến phân bổ
nguồn lực của chương trình/dự án
Mô tả tóm tắt các cấu phần, hạng mục công trình, hoạt động chủ yếu
của mỗi cấu phần của chương trình/dự án (trong đó nêu rõ từng kết
quả theo từng cấu phần, hạng mục công trình) và nguồn lực dự kiến
tương ứng.
Chương 7: Phân tích mục
tiêu (Bước 4)
Chương 8: Lựa chọn dự án
(Bước 5)
Chương 10: Xây dựng
khung logic (Phần tóm tắt –
Bước 6-1)
Chương 11: Xây dựng
khung logíc: Thiết lập các
chỉ số kiểm chứng (Bước
6-3)
VI. Kiến nghị cơ chế tài chính trong nước đối với chương
trình/dự án
1. Đối với vốn ODA:
Vốn ODA : ……..nguyên tệ, tương đương……… USD, trong đó:
a) Ngân sách cấp phát xây dựng cơ bản: .............. % tổng vốn ODA
b) Ngân sách cấp phát hành chính sự nghiệp ......... % tổng vốn ODA
c) Cho vay lại ............................ % tổng vốn ODA
2. Đối với vốn đối ứng: Vốn đối ứng……………. VND, trong đó:
Hiện vật: tương đương……….. VND Tiền mặt:………. VND
a) Vốn ngân sách trung ương cấp phát: ............. % tổng vốn đối ứng
b) Vốn khác (nêu rõ nguồn vốn): ..................% tổng vốn đối ứng
Chương 8: Lựa chọn dự án
(Bước 5)
Chương 14: Kiểm tra tính
phù hợp của dự án với chính
sách và ưu tiên của Chính
phủ và nhà tài trợ (Bước 7)
Chương 5: Phân tích các
bên liên quan (Bước 2)
VII. Tổ chức quản lý thực hiện chương trình/dự án
1. Phương thức tổ chức quản lý thực hiện chương trình/dự án và tiểu
dự án (cấu phần, hoạt động)
2. Khái quát cơ chế làm việc, quan hệ giữa các cơ quan: cơ quan chủ
quản, chủ chương trình/dự án, Ban quản lý dự án, các nhà thầu, nhà
tài trợ và các bên tham gia khác để thực hiện và quản lý dự án
3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện chương trình/dự án (bao gồm
cả năng lực tài chính) của chủ chương trình/dự án dự kiến được giao
thực hiện chương trình/dự án
Chương 8: Lựa chọn dự án
(Bước 5)
Chương 14: Kiểm tra tính
phù hợp của dự án với chính
sách và ưu tiên của Chính
phủ và nhà tài trợ (Bước 7)
Chương 5: Phân tích các
bên liên quan (Bước 2)
VIII. Phương án xây dựng và công nghệ dự kiến để thực hiện
chương trình/dự án (đối với chương trình/dự án đầu tư).
IX. Phân tích sơ bộ về tính khả thi của chương trình/dự án (về kinh
tế, tài chính, công nghệ và năng lực tổ chức thực hiện)
X. Phân tích sơ bộ hiệu quả của chương trình/dự án
1. Đánh giá hiệu quả trực tiếp đối với đơn vị thực hiện
2. Đánh giá tác động kinh tế-xã hội, môi trường đối với ngành,
lĩnh vực và địa phương
Đánh giá tính bền vững của chương trình/dự án sau khi kết thúc
Chương 14: Kiểm tra tính
phù hợp của dự án với chính
sách và ưu tiên của Chính
phủ và nhà tài trợ (Bước 7) –
Phần 5 tiêu chí đánh giá
Chương 11: Xây dựng
khung logíc: Những giả định
chính (Bước 6-2)
***Ghi chú: Khóa học không tập trung vào các kỹ năng phân tích chi tiết về chi phí – lợi ích tài chính
và kinh tế, phân tích kỹ thuật, phân tích đánh giá tác động môi trường và xã hội.
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
92
2. BÀI TẬP THỰC HÀNH
BÀI THỰC HÀNH 15.1: Chuẩn bị phụ lục 2 - đề xuất dự án
Hãy thảo luận với các thành viên trong nhóm và chuẩn bị đề xuất dự án
theo Phụ lục 2. Sử dụng dự án mà bạn đã thiết kế trong khung logic
hoàn thành ở cuối bước 7.
BÀI THỰC HÀNH 15.2: Kiểm tra đề xuất dự án trước khi đệ trình
Bản liệt kê các mục cần kiểm tra dưới đây được xây dựng để đánh giá
chất lượng của đề xuất dự án, và mỗi mục trong bản liệt kê này được
tham chiếu đến phần tương ứng của Phụ lục 2 – Đề cương chi tiết.
Hãy thảo luận với các thành viên trong nhóm và sử dụng bản liệt kê các
mục cần kiểm tra dưới đây để kiểm tra xem các tài liệu dự án đã được
chuẩn bị đầy đủ và cẩn thận hay chưa.
Bảng 15.2 Các mục cần kiểm tra trong đề xuất dự án
Kết quả
Mục
Tham chiếu
trong Phụ lục 2 Đạt Chưa đạt
I. Những vấn đề chung
1 Các thông tin cơ bản về dự án được điền đầy
đủ và chính xác
Phần I: 1-10
2 Trình bày theo đúng Mẫu Toàn bộ
3 Ngôn ngữ phù hợp Toàn bộ
II. Giải trình Dự án
4 Bối cảnh của dự án được phân tích khái quát Phần II:I.1
5 Các vấn đề cần giải quyết trong phạm vi dự
định được xác định
Phần II:I.3
6 Dự án đóng góp vào việc thực hiện các mục
tiêu phát triển của Việt Nam
Phần II:III
7 Các kế hoạch, quy hoạch và các chương
trình, dự án khác có liên quan cũng được
tham chiếu và phân tích
Phần II:I.1 và 2
8 Các bài học kinh nghiệm rút ra từ những dự
án khác được tích hợp vào dự án
Phần II:I.2
9 Các đầu vào của dự án được làm rõ Phần II: VI
10 Các phương án hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng và
công nghệ được phân tích sơ bộ
Phần II: VIII
III. Nhà tài trợ
11 Chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài
trợ được xác định; các tiêu chí lựa chọn dự án
của nhà tài trợ (nếu có) được đánh giá cẩn
thận; và dự án đề xuất có nằm trong lĩnh vực
ưu tiên của nhà tài trợ
Phần II:II.1
12 Lợi thế trong việc sử dụng vốn ODA của nhà Phần II:II.2
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
93
tài trợ được phân tích
13 Các điều kiện ràng buộc của nhà tài trợ và
khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía
Việt Nam được xác định
Phần II: II.3
III. Lập kế hoạch và khung lôgíc
13 Các đối tượng thụ hưởng được xác định rõ
ràng
Phần II:I.4
14 Các mục tiêu của dự án được xác định rõ
ràng với những chỉ số kiểm chứng phù hợp
Phần II:III
15 Các đầu ra của dự án được dự kiến theo từng
cấu phần, hạng mục (nếu có) với các chỉ số
kiểm chứng phù hợp
Phần II:IV
16 Các hoạt động của dự án được lên kế hoạch
một cách hợp lý
Phần II:V
17 Cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án được
xác định hợp lý
Phần II: VII
IV. Vấn đề tài chính
18 Nguồn vốn cho dự án được xác định cụ thể
(bao gồm cả ODA và vốn đối ứng)
Phần I:9 và Phần
II: VI
19 Cơ chế tài chính cho việc sử dụng vốn ODA
và vốn đối ứng được đề xuất một cách hợp lý
Phần II:VI
V. Phân tích chi phí - lợi ích và tác động
20 Hiệu quả trực tiếp đối với đơn vị thực hiện đã
được phân tích sơ bộ
Phần II: X.1
21 Phân tích tài chính được thực hiện hợp lý Phần II: IX
22 Tác động môi trường đã được phân tích sơ bộ Phần II:X.2
23 Tác động kinh tế-xã hội đã được đánh giá sơ
bộ
Phần II: X.2
22 Tính bền vững của dự án sau khi kết thúc đã
được phân tích sơ bộ
Phần II:X.3
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
94
CHƯƠNG 16: QUY TRÌNH CHUẨN BỊ VÀ ĐỆ TRÌNH DỰ ÁN
? Những giai đoạn chính của quá trình chuẩn bị và đệ trình dự án ODA?
1. Các quy trình
Thông thường, một đề xuất dự án cần phải trải qua 4 giai đoạn chính trước khi chính thức
được Chính phủ và nhà tài trợ phê duyệt và đưa vào thực hiện. Thực tế thu hút ODA cho
thấy, có nhiều dự án không lần lượt trải qua các giai đoạn này, phụ thuộc vào đặc điểm của
dự án, hình thức viện trợ, tính khẩn cấp của dự án/ khoản viện trợ và mối quan hệ giữa nhà tài
trợ và các đơn vị đề xuất dự án của Việt Nam.
Các giai đoạn đó bao gồm:
1.1. Giai đoạn 1: Xác định dự án và chuẩn bị đề xuất dự án
Đây là giai đoạn mà đơn vị đề xuất dự án sẽ xác định ý tưởng dự án, lập kế hoạch và chuẩn bị
đề xuất. Sau khi đã tiến hành các bước chuẩn bị một đề xuất dự án như hướng dẫn trong các
chương trước, các đơn vị đề xuất sẽ hoàn thiện bản đề xuất dự án theo Mẫu Đề cương chi tiết
quy định tại Thông tư hướng dẫn (chương 16), dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Cơ quan
chủ quản.
Cơ quan chủ quản chủ động chuẩn bị Danh mục yêu cầu tài trợ ODA. Cơ quan chủ quản xem
xét và lựa chọn các đề xuất chương trình/dự án ODA do các đơn vị trực thuộc đề xuất. Danh
sách dự án đề xuất cho từng Nhà tài trợ được chuẩn bị.
Cơ quan chủ quản đệ trình lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư Danh mục các đề xuất dự án yêu cầu
tài trợ chính thức, trong đó phải giải trình tóm tắt những cơ sở đề xuất cho từng chương trình,
dự án, kèm theo Đề cương chi tiết của từng chương trình hoặc dự án đề nghị sử dụng ODA
cho từng nhà tài trợ bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh.
1.2. Giai đoạn 2: Đệ trình các dự án để đưa vào Danh mục yêu cầu tài trợ ODA của Thủ
tướng Chính Phủ
Sau khi nhận được Danh mục các đề xuất dự án đề nghị đưa vào Danh mục yêu cầu tài trợ
ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về ODA
và các cơ quan liên quan, tham vấn ý kiến với nhà tài trợ để tổng hợp Danh mục yêu cầu tài
trợ ODA do cơ quan chủ quản đề nghị. Danh mục dự án vận động ODA được chuẩn bị cho
từng nhà tài trợ. Danh mục yêu cầu tài trợ ODA được đệ trình tới Thủ tướng Chính phủ để
xem xét và phê duyệt. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các danh sách này sẽ
được gửi đến các nhà tài trợ tương ứng kèm theo đề xuất dự án. Các đề xuất dự án có thể
được chuẩn bị theo mẫu đề xuất dự án của Chính phủ Việt Nam (phụ lục 2 của Thông tư
hướng dẫn) hoặc Mẫu của nhà tài trợ (nếu nhà tài trợ có yêu cầu sử dụng mẫu đề xuất của
họ).
Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các cuộc đối thoại với nhà tài trợ về các đề xuất
mới trong các năm tài chính tiếp theo. Thông thường, mỗi Nhà tài trợ có lịch biểu riêng cho
các cuộc họp này trong một năm.
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
95
1.3. Giai đoạn 3: Đàm phán và ký Điều ước quốc tế khung về ODA
Cuộc đàm phán giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ sẽ quyết định các dự án được
nhà tài trợ chấp thuận tài trợ. Sau khi đã có thỏa thuận, Điều ước quốc tế khung về ODA sẽ
được chuẩn bị và ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau đó sẽ thông báo đến Cơ quan chủ quản về các dự án đã được chấp
thuận tài trợ để Cơ quan chủ quản chuẩn bị tiến hành các bước tiếp theo.
Trong một số trường hợp, Cơ quan chủ quản được yêu cầu cung cấp các thông tin và tài liệu
bổ sung về dự án và tham gia vào các cuộc đàm phán vận động ODA.
1.4. Giai đoạn 4: Chuẩn bị văn kiện dự án
Sau khi nhận được thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Danh mục tài trợ chính thức, các
cơ quan chủ quản ra quyết định về chủ dự án và hướng dẫn chủ dự án tiến hành chuẩn bị xây
dựng văn kiện dự án (ví dụ nguồn vốn, chuyên môn, v.v…).
Văn kiện dự án là một tài liệu được xây dựng chi tiết trên cơ sở đề xuất dự án. Quá trình xây
dựng văn kiện dự án không chỉ bao gồm các bước lập kế hoạch dự án mà bạn đã được tìm
hiểu trong các chương trước của cuốn sổ tay này, mà còn bao gồm các những bước phân tích
chi tiết về kỹ thuật cũng như phân tích tài chính và kinh tế, tác động xã hội và môi trường của
dự án nếu có. Các chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng sẽ chuẩn bị những phần có tính chất
kỹ thuật/chuyên môn đó, còn phần thiết kế và lập kế hoạch dự án là do đơn vị đề xuất dự án
thực hiện.
Văn kiện dự án ODA hiện có 3 loại khác nhau:
• Văn kiện dự án Hỗ trợ kỹ thuật
• Văn kiện dự án đầu tư sử dụng vốn ODA
• Văn kiện chương trình sử dụng vốn ODA
Văn kiện dự án sau khi hoàn thành sẽ được đệ trình lên Cơ quan có thẩm quyền (Thủ tướng
hoặc Cơ quan chủ quản) để thẩm định và phê duyệt. Văn kiện dự án đồng thời được gửi đến
nhà tài trợ để phê duyệt.
Dựa trên văn kiện dự án đã được phê duyệt của cả nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam, hai bên
sẽ ký Điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho dự án. Sau khi Điều ước được ký kết, dự án sẵn
sàng đi vào giai đoạn thực hiện.
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
96
Hình 16.1 Quy trình đệ trình và phê duyệt dự án ODA
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
97
Phụ lục: Khung logic dự án LEAP (Livelihood in Fragile Environmental Area Project)
Tên dự án: Sinh kế trong vùng dễ tổn thương về môi trường Thời gian dự án: Từ 01/2011 đến 12/2015 Phiên bản 4
Địa điểm: Huyện Y, Tỉnh X Nhóm mục tiêu: nông dân huyện Y và cán bộ khuyến nông Ngày: 01/10/2010
Tóm tắt dự án Chỉ số kiểm chứng khách quan
Phương tiện&nguồn kiểm
chứng Giả định chính
Mục tiêu tổng thể
Người dân huyện Y không còn nghèo đói
Tỷ lệ các hộ nghèo đói (giảm từ 40%
xuống 20% vào năm 2015)
Khảo sát của chính quyền huyện dựa
trên tiêu chí phân loại nghèo đói quốc
gia
Kinh tế vùng không chuyển biến theo
hướng quá xấu
Mục đích dự án
Thu nhập của người dân huyện Y được cải thiện
Thu nhập bình quân hộ (80% số hộ thụ
hưởng tăng gấp đôi thu nhập vào năm
2015)
Khảo sát ban đầu và đánh giá của dự án
Chính sách và kinh phí giảm đói nghèo
vẫn được duy trì
Kết quả
A: Năng suất sản xuất nông nghiệp tăng lên
Năng suất sản xuất nông nghiệp của các
hộ dân tham gia(tăng trung bình
30%/năm)
Khảo sát ban đầu và đánh giá của dự án
Giá cả trên thị trường nông nghiệp và
chăn nuôi ổn định
B: Năng suất sản xuất lâm nghiệp tăng lên Diện tích rừng của các hộ (tăng
30%/năm)
Thu nhập từ nông sản ngoài gỗ (tăng
20%/năm)
Ghi chép và báo cáo hàng quý của dự án Các hộ không tham gia không hủy hoại
rừng
Giá các lâm sản, đặc sản rừng không
giảm quá 15% so với mức điều tra cơ sở
Đầu ra
A1. Dịch vụ kỹ thuật khuyến nông được chuyển giao
Số cán bộ được đào tạo (120 cán bộ
khuyến nông lâm được đào tạo sau 2
năm dự án)
Số người tham gia hội thảo (90% nông
dân tham gia hội thảo/ đào tạo trung
bình 5 lần/ năm)
Báo cáo đào tạo/ hội thảo
Cán bộ khuyến nông-lâm không bỏ việc
hay chuyển công tác khác
A2. Kỹ thuật canh tác được nâng cấp
Số mô hình trình diễn nông nghiệp (6
mô hình/huyện)
Số người tham gia áp dụng kỹ năng và
kỹ thuật canh tác mới vào các hoạt động
thâm canh và chăn nuôi (80% vào năm
2012)
Báo cáo đào tạo/ hội thảo
Không xảy ra sâu hại mùa màng và
bệnh dịch nguy hiểm đối với vật nuôi
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
98
A3. Có vốn đầu tư cho nông dân cải thiện năng suất Số người tham gia có thể tiếp cận nguồn
tài chính vi mô (80% sau năm thứ nhất
của dự án)
Sổ ghi chép của tổ chức cấp vốn về giải
ngân Tài chính vi mô
Lãi suất cho vay của ngân hàng không
cao hơn 15% so với lãi suất thị trường
B1. Rừng được bảo vệ khỏi hoạt động khai thác bừa bãi Diện tích rừng được bảo vệ (95% vào
năm thứ 2 của dự án)
Số vụ khai thác trái phép (giảm
25%/năm)
Ghi chép và báo cáo hàng quý của dự án Lực lượng kiểm lâm đồng ý tham gia và
tăng cường lực lượng
B2. Hoạt động trồng rừng được thực hiện và đảm bảo bền vững
Số diện tích rừng trồng (Đến năm 2012,
người dân trồng được 90% diện tích
trống và tái trồng 100.000 cây cho các
vùng hiện tại)
Diện tích rừng tài trồng được phân bổ
bảo vệ
Ghi chép và báo cáo hàng quý của dự án Lượng mưa không giảm quá nhiều
Hoạt động
Hoạt động khởi động dự án
P-1 Thành lập ban quản lý dự án, cơ quan điều phối hoạt động
và các tổ thực hiện dự án tại các xã tham gia
P-2 Mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất cho văn phòng dự án
P-3 Phổ biến thông tin về dự án và động viên người dân tham
gia dự án
Hoạt động quản lý và theo dõi đánh giá
P2-1 Họp ban điều phối dự án hàng tháng
P2-2 Tổ chức theo dõi, thu thập thông tin dự án và báo cáo định
kỳ
P3-3 Tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm và đánh giá giữa kỳ
Các Hoạt động chính
A1-1. Tổ chức đào tạo cho cán bộ khuyến nông lâm
A1-2. Tăng cường các hoạt động khuyến nông cho nông dân
A1-3 Thành lập các nhóm nông hộ tham gia hoạt động dự án
A1-4 Tổ chức các hội thảo đầu bờ, hội thảo kỹ thuật canh tác
cho người dân
Kế hoạch thực hiện và tiến độ thực tế
Ghi chép và báo cáo hàng quý của dự án
Báo cáo đánh giá
Người dân chấp nhận kỹ thuật mới cũng
như phong cách làm việc mới
A2-1. Xây dựng các trang trại điển hình để chuyển giao kinh
nghiệm canh tác
A2-2. Nhân rộng những kinh nghiệm thành công đến nông dân
trong vùng
A2-3 Thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm qua các nhóm nông hộ
A2-4. Xây dựng các cửa hàng/mô hình cung cấp dịch vụ nông
Các thỏa thuận thực hiện hoạt động với
các hộ dân
Biên bản thỏa thuận và biên bản kiểm
tra hoạt động
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
99
nghiệp mẫu chất lượng cao
A3-1. Xây dựng cơ chế tiếp cận tín dụng và tìm kiếm các nguồn
tài chính phục vụ phát triển nông nghiệp
A3-2 Thành lập các nhóm tín dụng vi mô
A3-2 Thực hiện các chương trình tín dụng vi mô
B1-1. Xây dựng mô hình vườn rừng để lấy gỗ củi và khai thác
lâm sản phụ
B1-2. Tổ chức các hoạt động truyền thông và bảo vệ rừng
B2-1. Thực hiện đào tạo về kỹ thuật lâm sinh và biện pháp chăm
sóc
B2-2. Tổ chức trồng lại rừng với kỹ thuật và giống phù hợp có
sự tham gia của người dân
Đầu vào
Đầu vào thông thường
- Chuyên gia nông nghiệp, chăn nuôi, tín dụng vi mô, trồng rừng
...vv. của nhà tài trợ.
- Cán bộ đối tác của chính quyền tỉnh
- Cán bộ địa phương
- Văn phòng làm việc và thiết bị
Tổng ngân sách dự án: 1.325.000 USD
- EC: 1 triệu USD
- Vốn đối ứng: 0,325 triệu USD
Nguồn lực được chuẩn bị theo kế hoạch
thực hiện
Tỷ lệ giải ngân thực tế
Tài khoản ngân hàng của dự án và báo
cáo sao kê
Sự tham gia đóng góp của dân được huy
động kịp thời và đúng cam kết
A1. Trang thiết bị đào tạo, tài liệu đào tạo, phụ cấp, phí đi lại cho
cán bộ đào tạo và thiết bị khác
A2. Đất đai, nhân sự, trang thiết bị và chi phí hoạt động của các
trang trại kiểu mẫu. Vật tư và trang thiết bị bổ sung
A3. Kinh phí, quy tắc hướng dẫn, chi phí vận hành cơ chế tài
chính vi mô
B1. Vườn ươm, đất mô hình vườn rừng, kinh phí đào tạo, chi phí
cho hoạt động bảo vệ rừng
B2. Vườn ươm, cây con, thiết bị và kinh phí hoạt động
Điều kiện tiên quyết
Cộng đồng dân cư địa phương chấp
nhận dự án
Cơ quan chủ quan phê duyệt dự án
Nhà tài trợ đồng ý hỗ trợ tài chính
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
100
Thuật ngữ & Định nghĩa
Phương pháp tiếp cận khung lôgíc (LFA) sử dụng những thuật ngữ kỹ thuật chuyên biệt, và
việc hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ thường dùng này rất quan trọng. LFA được nhiều
nhà tài trợ sử dụng và áp dụng thuật ngữ theo hoàn cảnh riêng của họ, tuy vậy nội hàm của
các thuật ngữ này cơ bản là giống nhau. Sau đây là phần trình bày ngắn gọn về các thuật ngữ
sẽ sử dụng trong cuốn sách này
Thuật ngữ Định nghĩa
Lập kế hoạch dự án
Project planning
Quá trình thu thập thông tin, phân tích, thảo luận, thống nhất và đi đến
thiết kế một dự án từ ý tưởng sơ khởi ban đầu. Lập kế hoạch dự án
thường bắt đầu từ việc xác định một vấn đề cần giải quyết và đi đến
xây dựng chiến lược cụ thể để giải quyết vấn đề đó. Lập kế hoạch dự
án sử dụng phương pháp tổng hợp và phương pháp tiếp cận khung
logic với sự tham gia của cộng đồng thụ hưởng và các bên liên quan
Tóm tắt dự án
Narrative Summary
Mô tả tóm tắt những gì dự án dự kiến đạt được và bằng cách nào, mô tả
các phương tiện mà nhờ đó đạt được các kết quả cuối cùng như mong
muốn (logic chiều dọc trong Ma trận khung logic)
Mục tiêu tổng thể
Overall Objective
Mục đích cuối cùng của dự án, được mô tả dưới dạng các lợi ích dài
hạn của dự án đối với xã hội nói chung. Mục tiêu tổng thể cần phản ánh
những mục đích rộng lớn của chính sách phát triển của chính phủ và
chiến lược hỗ trợ quốc gia của nhà tài trợ. Một dự án đơn lẻ phải đóng
góp vào việc thực hiện mục tiêu tổng thể (cùng với những dự án khác)
nhưng không thể tự mình đạt được mục tiêu tổng thể
Mục đích dự án
Project Purpose
Mục tiêu trọng tâm của dự án xét về những lợi ích bền vững phải mang
lại cho các nhóm thụ hưởng. Mục tiêu này cần phản ánh được tình
trạng cụ thể mà dự án muốn đạt được như là kết quả của việc giải quyết
vấn đề cốt lõi. Mục tiêu này không đề cập tới những dịch vụ mà dự án
cung cấp (ám chỉ các hoạt động), mà là đề cập đến việc sử dụng các
dịch vụ đó của nhóm thụ hưởng dự án. Mục đích là điều mà dự án phải
đạt được khi kết thúc dự án
Kết quả
Outcomes
Tác động trung hạn và ngắn hạn đạt được hoặc có khả năng đạt được
nhờ các sản phẩm Đầu ra của hoạt động
Đầu ra
Outputs
Đầu ra là những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cụ thể là kết quả của một
hoạt động phát triển, có thể là cả những thay đổi bắt nguồn từ hoạt
động liên quan đến việc đạt được kết quả. Đầu ra liên quan đến việc
hoàn thành hơn là thực hiện hoạt động
Hoạt động
Activities
Những nhiệm vụ cụ thể được thực hiện nhằm đạt được các sản phẩm
đầu ra theo yêu cầu của hoạt động đầu tư ODA. Hành động hoặc công
việc được thực hiện thông qua các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, hỗ
trợ kỹ thuật và các nguồn lực khác để tạo ra những sản phẩm đầu ra cụ
thể
Đầu vào
Inputs
Các nguồn lực về tài chính, nhân lực và nguyên vật liệu cần thiết để tạo
ra những sản phẩm đầu ra dự kiến thông qua việc thực hiện các hoạt
động theo kế hoạch
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
101
Thuật ngữ Định nghĩa
Chỉ số kiểm chứng khách
quan
Objectively Verifiable
Indicators
Một nhóm các tiêu chí được sử dụng để kiểm chứng mức độ hoàn
thành (dự đoán hoặc thực tế) mục tiêu, các đầu ra và các yếu tố đầu vào
của dựa án. Các chỉ số có thể mang tính định lượng, nên có thể vừa
kiểm chứng vừa đo lường được, hoặc chỉ mang tính định tính, do đó
chỉ có thể kiểm chứng được. Chỉ số là căn cứ thể thiết kế hệ thống theo
dõi và đánh giá phù hợp.
Cột thứ hai trong khung logic, được gọi là các chỉ số kiểm chứng
khách quan, cụ thể hóa các hạng mục trong cột Tóm tắt dự án. Những
chỉ số này có thể được xác định và đo lường được khách quan nhằm chỉ
ra liệu các mục tiêu của dự án đã đạt được hay chưa. Các chỉ số này
được đưa ra cho từng cấp độ mục tiêu: hoạt động, đầu ra, kết quả, mục
đích và mục tiêu tổng thể của dự án. Chúng thường bao gồm các chỉ
tiêu có giới hạn về thời gian, được mô tả dưới dạng một thay đổi cụ thể
diễn ra ở một thời điểm nhất định
Chỉ tiêu
Target
Chỉ tiêu cho biết cái đích cụ thể cần phải đạt được đối với mỗi chỉ
số/mục tiêu, cũng như thời gian và địa điểm cho việc đó. Chỉ tiêu là
một loại “cột mốc” nhằm hỗ trợ đánh giá thành quả trong suốt thời gian
dự án chứ không chỉ đơn thuần là vào lúc kết thúc dự án.
Phương tiện và nguồn
kiểm chứng
Means of verification
Những nguồn thông tin và phương tiện phục vụ việc thu thập các chỉ
số. Phương tiện & nguồn kiểm chứng giúp ban quản lý dự án hoặc cho
những người đánh giá hiệu quả dự án có thể tiếp cận thông tin về các
chỉ số một cách dễ dàng
Giả định chính
Key Assumption
Những điều kiện cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu dự án. Giả
định là các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoặc sự
thành công của dự án, song người quản lý dự án không kiểm soát trực
tiếp được
Rủi ro
Risks
Các yếu tố và sự kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoặc sự
thành công của dự án, và thường không đúng. Các rủi ro thường được
nêu ở dạng tiêu cực. Rủi ro của một dựa án còn có thể hiểu là khả năng
trong đó các giả định chính có nguy cơ không được đáp ứng
Điều kiện tiên quyết
Precondition
Những yếu tố ban đầu cần có để dự án có thể ra đời. Đây là những điều
kiện về bối cảnh hay các sự kiện cần thiết cho sự ra đời của dự án. Các
điều kiện tiên quyết (nếu có) thường kèm theo những đòi hỏi hỗ trợ
phải có trước khi dự án có thể bắt đầu
Nhóm đối tượng mục tiêu
Target Group
Các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể mà đầu tư (dự án) đang thực hiện đem
lại lợi ích
Đối tượng/người thụ
hưởng
Beneficiaries
Cá nhân, nhóm hoặc tổ chức, dù là đối tượng mục tiêu hay không,
được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ những can thiệp phát triển
(dự án)
Các bên liên quan
Stakeholders
Bất kì một cá nhân, nhóm người, cơ quan hay doanh nghiệp có thể liên
quan đến dự án/chương trình. Họ có thể có các lợi ích bị ảnh hưởng
trực tiếp, gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực bởi quá trình và những kết
quả của dự án hoặc chương trình
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
102
Thuật ngữ Định nghĩa
Thực tiễn tốt nhất
Best Practices
Thực tiễn lập kế hoạch và (hoặc) điều hành đã chứng tỏ thành công
trong những điều kiện cụ thể. Thực tiễn tốt nhất được sử dụng để chia
sẻ bài học kinh nghiệm thông qua việc trình bày những thành công và
thất bại, để tích lũy và áp dụng kiến thức về cách thức và lý do mà thực
tiễn tốt nhất có tác dụng trong những tình huống và hoàn cảnh khác
nhau
Bài học kinh nghiệm
Lesson Learned
Kiến thực tạo ra được phản ánh qua kinh nghiệm. Việc tổng hợp dựa
trên các kinh nghiệm đánh giá các bài học ODA được rút tỉa từ các tình
huống cụ thể đến các hoàn cảnh rộng lớn hơn. Thông thường các bài
học kinh nghiệm nêu bật các điểm yếu, điểm mạnh trong công tác
chuẩn bị, thiết kế và thực hiện dự án vốn có ảnh hưởng đến hoạt động,
kết quả và tác động.
Quan hệ nhân quả
Causal Relationship
Mối kiên kết logic hoặc quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả trong
việc đạt được các mục tiêu có mối quan hệ phụ thuộc. Nhìn chung
thuật ngữ này nhằm chỉ những mối liên hệ hợp lý nhưng không thể thể
hiện bằng con số thống kê chính xác
Can thiệp phát triển
Development
Intervention
Một dự án ODA có mục đích và mục tiêu phát triển. Ví dụ: hỗ trợ ngân
sách trực tiếp, cố vấn chính sách, việc trợ theo dự án, chương trình và
theo ngành
Dự án
Project
Một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được một
hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trên một địa bàn cụ thể,
trong khoảng thời gian xác định, dựa trên những nguồn lực xác định.
Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật
Chu trình dự án
Project Cycle
Khái niệm dưới dạng biểu đồ mô tả vòng đời của một dự án từ những ý
tưởng ban đầu cho đến khi hoàn thành. Chu trình dự án đưa ra một cơ
cấu bảo đảm các bên liên quan được tham vấn; xác định những quyết
định quan trọng, yêu cầu thông tin và trách nhiệm ở từng giai đoạn để
các quyết định được đưa ra trên cơ sở thông tin đầy đủ cho từng giai
đoạn trong vòng đời của dự án. Chu trình dự án bao gồm cả việc đánh
giá, phản ảnh các bài học kinh nghiệm vào các thiết kế chương trình,
dự án trong tương lai
Quản lý chu trình dự án
Project Cycle
Management
Phương pháp chuẩn bị, thực hiện và đánh giá chương trình, dự án dựa
trên phương pháp tổng hợp và phương pháp tiếp cận khung logic
Kế hoạch hoạt động/thực
hiện
Action/Operation Plan
Lịch trình trong đó đề ra các hoạt động và nguồn lực cần thiết để đạt
được các kết quả và mục tiêu của một dự án
Hướng dẫn lập kế hoạch dự án
Nâng cao năng lực lập kế hoạch dự án ODA (CDOPP)
103
Nguồn tham khảo
Các tài liệu tham khảo sau đây đã giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình xây dựng cuốn
cẩm nang này:
1. World Bank, 2003, The logframe handbook: The logical Approach to project Cycle
Management
2. Ministry of Planning & Investment, 2007, Handbook on Monitoring & Evaluation
3. European Commission, 2001, Project Cycle Management Guideline. Internet:
4. Ausaid guidelines, The logical framework Approach
5. Fasid, 2001, Project Cycle Management: A tool for managing development project.
Internet: www.fasid.or.jp
6. SIDA, 2004, Logical Framework Approach.
7. DFID, 2002, Tool for development: A handbook for those engage in development activity
8. Tham khảo từ www.tokyopcm.tripod.jp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lập kế hoạch dự án ODA.pdf