Lao động nữ dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên với phát triển kinh tế hộ gia đình

Còn nhiều khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm hộ khá, giầu và nghèo. Mức chênh lệch khoảng 20%. Có sự bất công trong công tác quản lý và kiểm soát các nguồn lực như đất đai, nguồn thông tin ký thuật, y tế, dịch vụ vốn Thông thường nữ giới ít cơ hội được tiếp cận với các nguồn lực này so với nam vì có nhiều nguyên nhân như phong tục tập quán, quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong các tổ chức ở địa phương và ngay cả trong gia đình. Còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ như: thiếu chính sách cho phát triển phụ nữ, tồn tại những quan niệm lạc hậu, trình độ học vấn của phụ nữ thấp, áp lực từ quan niệm xã hội, thiếu sự chia sẻ của công đồng,điều kiện kinh tế - xã hội không thuận lợi, phụ nữ ít tham gia vào các hoạt động của xã hội, số con trên một phụ nữ cao, số giờ nội trợ của phụ nữ nhiều

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lao động nữ dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên với phát triển kinh tế hộ gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 153 - 159 153 LAO ĐỘNG NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN VÕ NHAI - TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ngô Xuân Hoàng*, Nguyễn Thị Vân Chi Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đông- Bắc tỉnh Thái Nguyên, lao động nữ dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn chiếm một tỷ lệ trên 65,27% trong tổng số lao động nữ ở huyện. Trong số này tập trung chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng trên 70%. Lực lượng lao động nữ dân tộc thiểu số có độ tuổi trẻ, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 15 đến 44. Trình độ văn hoá và chuyên môn của lao động nữ dân tộc thiểu số còn thấp trên 68% tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở, trên 90% chưa qua đào tạo nghề, khá chênh lệch so với lao động dân tộc Kinh. Lao động nữ dân tộc thiểu số tham gia chủ yếu vào các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp (trên 87,7%), tỷ lệ lao động nữ tham gia vào các cấp chính quyền đoàn thể trong những năm qua có tăng nhưng so với nam còn thấp hơn nhiều (bình quân dưới 14,3% các chức danh). Tuy nhiên lao động nữ có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra thu nhập và phát triển kinh tế gia đình. Từ khóa: Lao động nữ dân tộc thiểu số, phát triển, kinh tế hộ ĐẶT VẤN ĐỀ* Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Thái Nguyên 37 km dọc theo tuyến quốc lộ 1B và cách thị trấn Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn 80km. Toàn huyện có 14 xã và 1 thị trấn được chia làm 3 tiểu vùng có đặc điểm địa hình tương đối khác biệt: Tiểu vùng 1: Gồm 6 xã vùng cao thích hợp cho sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp trồng cây đặc sản. Tiểu vùng 2 gồm 3 xã và 1 thị trấn dọc đường quốc lộ 1B thích hợp cho sản xuất cây hàng năm, cây lâu năm, phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tiểu vùng 3 gồm 5 xã phía Nam phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây ăn quả. Năm 2011, toàn huyện có 63.143 nhân khẩu phân bố có các dân tộc anh em, dân tộc Kinh 36,57%; Tày 22,12%, dân tộc Nùng 19,58%, dân tộc Dao 13,2%, dân tộc H' Mông 4,1%, dân tộc Sán Chay chiếm 4,13%, dân tộc khác chiếm 0,3%. Trong tổng số 18.163 lao động nữ thì lao động nữ là người dân tộc thiểu số chiếm 65,27%, trong đó dân tộc Tày, Nùng, Dao chiếm đại đa số trên 70%. Trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số, những khó khăn đang cản trở sự tiến bộ của họ trong phát triển kinh tế gia đình. Trên cơ sở đó tìm * ra những giải pháp nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, phụ nữ ở huyện Võ Nhai nói chung phát huy thế mạnh, khai thác nguồn lực để phát triển kinh tế hộ tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình và xã hội. PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã thu thập số liệu trên địa bàn huyện và hộ nông dân để điều tra. Các chỉ tiêu: Tỷ lệ lao động nữ tham gia lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi; Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động nữ khu vực thành thị và nông thôn; Tỷ lệ người có việc làm; Tỷ lệ thất nghiệp; Sự tham gia của lao động nữ trong các ngành kinh tế; Phân chia công việc hàng ngày trong gia đình: Sử dụng quỹ thời gian của người phụ nữ Các phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, điều tra nhanh nông thôn, phân tích định lượng, thống kê kinh tế đã được sử dụng để thu thập, phân tích thông tin, số liệu để đảm bảo tính chính xác của kết quả nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm của lao động nữ dân tộc thiểu số 1. Dân tộc thiểu số của huyện gồm: chủ yếu là người Tày, Nùng, Dao là những người bản xứ sống ở đây từ rất lâu đời. Họ sống chủ yếu ở những vùng thấp, gần đường giao thông, có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 153 - 159 154 đất ruộng, đất vườn nhiều, đời sống kinh tế khá giả hơn nhóm dân tộc thiểu số khác. Người H’Mông, Sán Chí, Sán Dìu, Mường, Thái chiếm tỷ lệ rất nhỏ (8,5%). Họ di cư từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn... đến Võ Nhai, tập sinh sống tập trung chủ yếu ở trên những vùng núi cao, đi lại rất khó khăn, xa trung tâm, xa chợ, đất ruộng rất ít, chủ yếu canh tác trên đất đồi núi và trồng các loại cây lương thực như: ngô, sắn, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn. 2. Lao động nữ dân tộc thiểu số theo các nhóm tuổi: Lực lượng lao động nữ dân tộc thiểu số phần lớn tập trung trong nhóm tuổi từ 15-34 (chiếm gần 60%). Đây là nhóm tuổi lao động chính trong hộ gia đình nhưng cũng đây là nhóm tuổi ở độ sinh sản, điều này cũng ảnh hưởng tới công việc và thu nhập của hộ gia đình. Số liệu cho thấy điều bất cập là lao động chính trong nhóm tuổi 15-24 chiếm tỷ trọng cao nhất (30,14%) và giảm dần đến nhóm tuổi trên 55. Đây là lượng lao động trẻ còn thiếu kinh nghiệm làm ăn, nếu không được quan tâm, giúp đỡ để họ nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức và vốn thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi trở thành lao động chính của gia đình. 3. Cơ cấu lao động nữ dân tộc thiểu số theo thành phần dân tộc: Trong tổng số lao động nữ (18.163 người) thì lao động nữ là người dân tộc thiểu số chiếm 65,27%, trong đó dân tộc Tày, Nùng, Dao chiếm đại đa số trên 70%. Xem xét cơ cấu lao động nữ dân tộc thiểu số theo dân tộc, ta nhận thấy, tỷ lệ lao động trong nhóm tuổi từ 15-24 cao, tiếp đến là lao động trong nhóm tuổi từ 25-34. Tuy nhiên nếu xét lượng lao động trên 55 tuổi thì nhóm dân tộc như: Nùng, Sán Chay chiếm tỷ lệ cao hơn trong cùng nhóm tuổi, đây là lực lượng lao động phụ làm các công việc như: chăn nuôi, làm việc nhà, chăm sóc gia đình...; tuy nhiên lực lượng lao động này tương đối quan trọng trong mỗi gia đình ở khu vực nông thôn. Nhưng nếu so với nhóm dân tộc đa số như Kinh thì tỷ lệ lao động trên 55 tuổi thấp hơn, đây là sự khác biệt giữa lao động dân tộc thiểu số với nhóm đa số. Sự khác biệt về cơ cấu lao động của các dân tộc thiểu số còn được thể hiện trong các nhóm tuổi. Trong nhóm lao động trẻ nhưng kinh nghiệm thấp (nhóm 15 -24 tuổi) có tỷ lệ cao nhất là dân tộc H’Mông, tiếp đến là các dân tộc như Nùng, Dao. Ở các nhóm tuổi khác có sự thay đổi rõ rệt, ở các nhóm tuổi từ 25-44 thì các dân tộc như Kinh và Tày có cơ cấu cao hơn các dân tộc khác và thấp nhất vẫn là các dân tộc như Sán Chay hay Dao. 4. Trình độ học vấn của lao động nữ dân tộc thiểu số: Nghiên cứu riêng về trình độ học vấn của các lao động nữ dân tộc thiểu số và so sánh với lao động nữ của huyện, chúng ta thấy: lao động nữ là dân tộc thiểu số chủ yếu học hết Tiểu học chiếm 39,17%, Tỷ trọng lao động nữ dân tộc thiểu số có trình độ Trung học cơ sở và Trung học phổ thông thấp hơn so với tỷ trọng của lao động nữ trong toàn huyện. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ quan niệm còn nặng nề ở nhóm dân tộc thiểu số là “trọng nam”. Những đối tượng tham gia học đến Trung học phổ thông, theo thống kê của phòng giáo dục huyện chủ yếu là đối tượng chính sách và học ở trường nội trú chiếm 65,77% tổng số học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở và học lên Trung học phổ thông, một số lượng ít học ở trường Trung học phổ thông quốc lập khác. 5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trong tổng số lực lượng lao động nữ ở khu vực nông thôn là 17.655 người, thì lao động nữ là dân tộc thiểu số chiếm 72%, còn lại lao động nữ là dân tộc Kinh chiếm 28%. Với số lượng đông đảo như vậy, nhưng lực lượng này phần lớn là chưa qua lớp đào tạo nghề chiếm 95,67%. Lượng lao động nữ là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng rất nhỏ (2,06%). Trong khi đó, lượng lao động nữ là người dân tộc Kinh tham gia đào tạo nghề chiếm tỷ lệ 7,55% trong tổng số lao động nữ dân tộc Kinh ở khu vực nông thôn. Qua đây ta thấy có sự khác biệt rất rõ về cơ cấu trình độ giữa lao động nữ là người dân tộc thiểu số với lao động nữ là người Kinh (nếu so với lao động là nam thì sự chênh lệch này còn cao hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 153 - 159 155 Bảng 01. Trình độ chuyên môn của lao động nữ dân tộc thiểu số của huyện năm 2010 Trình độ chuyên môn Lao động nữ là Dân tộc thiểu số Lao động nữ là Dân tộc kinh Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 12714 100 4941 100 1. Chưa qua đào tạo 12164 95,67 4213 85,27 2. Đã qua đào tạo nghề và tương đương 261 2,06 373 7,55 3. Trung học chuyên nghiệp trở lên 289 2,27 355 7,18 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Võ Nhai năm 2010 Vai trò chủ yếu của lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ Bảng 02. Lao động việc làm của lao động dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn huyện Võ Nhai năm 2010 Các chỉ tiêu phản ánh ĐVT Tổng số Phân theo giới Nam nữ 1. Dân số trong độ tuổi lao động Người 12.232 5.852 6.380 2. Dân số hoạt động kinh tế Người 12.715 5.975 6.740 3. Dân số không hoạt động kinh tế Người 2.908 1.493 1.415 4. Tỷ lệ tham gia lực lượng LDBQ % 0,93 0,92 0,935 5. Tỷ lệ người có việc làm BQ % 92,18 91,25 93,11 6. Tỷ lệ thất nghiệp BQ % 7,76 8,75 6,89 Nguồn: Phòng lao động và TBXH, Võ Nhai 1. Lao động, việc làm của lao động nữ dân tộc thiểu số: Xét trên toàn huyện, tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm ở khu vực nông thôn là 33.725 người chiếm 97,6%, còn lại tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,4%. Xét riêng lao động dân tộc thiểu số cho thấy: Tổng số lượng lao động dân tộc thiểu số khu vực nông thôn trong độ tuổi hoạt động kinh tế là 12.232 người, lao động nữ chiếm 0.52%. Tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 12.715, chia ra lao động nữ là 0.53%, còn lại 47% lao động nam. Tổng số lao động không hoạt động kinh tế là 2.908, chia ra lao động nữ là 49%, còn lại 51% lao động nam. Như vậy, tỷ lệ những người không tham gia lao động của nam cao hơn nữ giới. Trong số này, phần lớn là những người già, người ốm đau bệnh tật. Đây chính là số lượng người “ăn theo”, điều này cũng ảnh hưởng tới kinh tế của các hộ gia đình cũng như ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tỷ lệ lao động nữ có việc làm cao hơn lao động nam. Sở dĩ như vậy, là vì lao động nữ có thể làm những công việc gia đình, làm việc phụ (đan, lát, thêu thùa...), còn lao động nam thường tham gia các công việc đòi hỏi sức lực hơn, mạnh mẽ và nặng nhọc hơn. Điều đó dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ dân tộc thiểu số thấp hơn so với lao động nam. 2. Sự tham gia của lao động nữ dân tộc thiểu số trong các ngành sản xuất: Do đặc điểm riêng của người phụ nữ do vậy rất thích hợp với các ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán chiếm 52,64%. Như vậy lao động người dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành này, cần quan tâm giải quyết vấn đề liên quan đến lực lượng lao động là người dân tộc thiểu số nói chung, lao động nữ dân tộc thiểu số nói riêng. Đó là các vấn đề: nâng cao năng lực trong sản xuất cũng như trong quản lý hộ gia đình. Nếu xét lực lượng lao động theo cơ cấu ngành thì trong tổng số lao động nam các hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 56,95% tiếp đến là lĩnh vực thương mại và dịch vụ trong chiếm 27,53% và cuối cùng là lao động trong lĩnh vực công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 153 - 159 156 nghiệp và xây dựng chiếm 1,52%. Điều này phản ánh nét đặc thù của một huyện cơ cấu GDP chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Như vậy, trong những năm tới để nâng cao tổng thu nhập cho toàn huyện cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng bền vững và đầu tư cho chất lượng nguồn lao động ở khu vực nông thôn. Đối với lao động nữ là dân tộc thiểu số, lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông-lâm nghiệp chiếm gần 90% tổng số lao động nữ dân tộc thiếu số (cao hơn gần 4% cơ cấu so với mặt bằng chung của huyện). Trong lĩnh vực này công việc tạo ra thu nhập chính cho gia đình là trồng trọt, chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc và gia cầm. Trong nhóm dân tộc thiểu số thì người Nùng, H’Mông, Sán Chay có tỷ lệ tham gia vào hoạt động nông nghiệp còn cao hơn dân tộc khác. Riêng những lao động tham gia vào lĩnh vực dịch vụ thương mại chủ yếu tập trung vào những hộ gia đình có điều kiện thuận lợi về đường giao thông, gần đường, gần trung tâm. 3. Lao động nữ dân tộc thiểu số tham gia quản lý hộ và điều hành sản xuất: Phụ nữ ngoài thiên chức làm mẹ, họ còn có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động lớn nhỏ của hộ. Để xem xét vai trò của nữ trong quản lý hộ và việc ra các quyết định sản xuất, chúng tôi phân chia các tiêu chí đánh giá theo mức độ kinh tế của các hộ dân tộc thiểu số ở 3 vùng sinh thái. Kết quả được tổng hợp trong bảng 03 cho thấy tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số làm chủ hộ ở cả 3 vùng đều chiếm tỷ lệ nhỏ so với nam giới, tỷ lệ này có sự phân hoá giữa các nhóm hộ có mức thu nhập khác nhau. Ở các vùng, tỷ lệ nữ tham gia quản lý hộ và điều hành sản xuất chiếm tỷ lệ cao ở các hộ khá, thấp nhấp ở các hộ nghèo. Qua đây, cho ta nhận xét, có sự ảnh hưởng của mức sống tới vai trò của lao động nữ dân tộc thiểu số, có sự bất bình đẳng trong việc gia quyết định trong hộ, giữa nam và nữ. Số liệu trong bảng 03 chỉ rõ các vùng khác nhau, nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số, với các phong tục, tập quán riêng pha trộn với văn hóa người Kinh đã làm nên sự khác biệt. Ở Thần Sa, nơi tập trung các dân tộc như Dao, Sán Chay, H’Mông có tỷ lệ nữ làm chủ hộ rất thấp (gần bằng 1/2 các vùng khác), còn ở vùng khác như Phú Thượng đây là nơi tập trung dân tộc Tày, Nùng sống xen kẽ với người Kinh nên có sự đồng đều và công bằng hơn về vai trò quản lý hộ, điều hành sản xuất. 4. Lao động nữ dân tộc thiểu số trong việc ra quyết định phân công lao động trong hộ: Trong 3 xã nghiên cứu thì lao động nam thường làm những công việc nặng như cày bừa, chặt tre, lấy gỗ... còn lao động nữ ngoài các công việc chăm sóc gia đình như nấu cơm, giặt giũ, lấy nước, lấy củi họ còn tham gia vào các hoạt động sản xuất như gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch và bán các sản phẩm. Đối với các công việc chăn nuôi gia súc người phụ nữ đảm nhận công việc như chọn giống, chăm sóc. . . Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như trong các hoạt động sản xuất có thể thấy rất rõ qua các công việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Nếu xét về hoạt động trồng trọt thì lao động nữ ở các hộ có điều kiện tham gia vào công việc trong khâu làm đất chiếm 13,07% còn phụ nữ ở các hộ không có điều kiện tham gia vào công việc trong khâu làm đất chiếm 16,65%. Trong các công việc khác cũng vậy đều có sự chênh lệch về mức độ tham gia vào các công việc của lao động nữ trong hai nhóm hộ. Tại xã Tràng Xá thì phần lớn bà con dân tộc có mức thu nhập thấp, công việc chính là trồng trọt, chăn nuôi, trình độ văn hoá thấp dẫn đến việc sử dụng lao động vào các công việc không phù hợp. Giữa nam và nữ có sự bất công trong công việc tham gia các hoạt động xã hội. Trên 50% nam giới được tham gia các buổi họp, điều này càng làm thêm khoảng cách hiểu biết giữa nam và nữ. Điều tra ở 3 vùng nghiên cứu thì hầu hết đều nhận được các ý kiến cho rằng lao động nữ đã bị sử dụng vào những công việc vất vả, không phù hợp. Xã Tràng Xá là nơi mà lao động nữ ít được học hành, công việc chủ yếu là làm nông nghiệp do vậy mức độ vất vả của người phụ nữ cao nhất (chiếm 51,73%); trong khi đó ở các vùng khác thấp hơn như xã Thần Sa (chiếm 39,83%), xã Phú Thượng (chiếm 38,24%). Qua số liệu ta thấy sự bất bình đẳng giữa lao động nam và nữ trong phân công các công việc của nông hộ. Ngoài thời gian tham gia lao động sản xuất, phụ nữ còn bận rộn với biết bao công việc như công việc nội trợ (8,3%); công việc lấy củi (6,7%); chăm sóc con cái (4,2%); công tác xã hội (1,7%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 153 - 159 157 Bảng 03. Tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ Tiêu chí Xã Thần Sa Xã Phú Thượng Xã Tràng Xá Khá TB nghèo Khá TB nghèo Khá TB nghèo 1. Hộ DT kinh (165 hộ) +Tỷ lệ nữ làm chủ hộ 17,22 15,57 11,65 26,42 21,13 19,32 24,77 18,73 13,92 +Tỷ lệ nữ tham gia quản lý điều hành SX 41,05 33,25 16,36 38,38 36,83 28,31 35,29 31,40 25,12 2. Hộ DT thiểu số (255 hộ) +Tỷ lệ nữ làm chủ hộ 13,65 11,23 6,75 24,35 12,19 9,43 23,42 11,79 8,25 +Tỷ lệ nữ tham gia quản lý điều hành SX 32,16 26,34 14,66 34,37 29,41 20,19 33,28 27,45 16,32 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 5. Lao động nữ dân tộc thiểu số trong hoạt động tiếp cận khoa học kỹ thuật và kiến thức khuyến nông: Qua thực tế chúng tôi thấy lao động nữ tiếp nhận các thông tin từ cán bộ kỹ thuật khuyến nông và từ hội nông dân còn ít, chủ yếu lao động nữ nông thôn nhận thông tin từ người chồng (57%), cửa hàng vật tư nông nghiệp (57,67%), qua chợ (47,33%) hay qua kinh nghiệm bản thân (42,67%). Việc tham gia các lớp tập huấn khuyến nông về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, phần lớn lao động nữ không được tham dự (chiếm 54,14%). Các lớp tập huấn về trồng trọt (chiếm 57,67%), lớp chăn nuôi ( chiếm 36,67%), lớp tập huấn về làm vườn... tỷ lệ phụ nữ tham gia lớn. Qua vấn đề này rút ra nhận xét về hiệu quả của công tác truyền thông. Các thông tin cần truyền đạt về kiến thức kỹ thuật chưa đến được người trực tiếp sản xuất, nhất là phụ nữ. 6. Mức độ kinh tế của các hộ dân tộc thiểu số khu vực nông thôn huyện Võ Nhai: Qua kết quả nghiên cứu đã hiện được phần nào vai trò trò của phụ nữ trong các quyết định về hoạt động sản xuất mặc dù người phụ nữ không có vai trò quyết định lớn, đa số họ có quyền tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, bàn bạc cùng chồng, nhưng quyết định cuối cùng vần thường là người chồng. Tuy vậy người quản lý ngân sách gia đình thường thuộc về nữ giới. Năm 2010, toàn huyện có 14.193 hộ, khu vực nông thôn với 12.107 hộ chiếm 85%. Trong số này nếu căn cứ theo mức thu nhập thì dân tộc Kinh với 4.638 hộ chiếm 38%, tỷ lệ hộ có mức thu nhập khá trở lên chiếm 15,07%, hộ nghèo chiếm 14,23%. Đối với các hộ là dân tộc thiểu số (chiếm 62% tổng số hộ), có sự chênh lệch đáng kể về mức sống. Phần lớn số hộ dân tộc thiểu số có mức sống trung bình (bình quân 71,76%), còn hộ nghèo chiếm 15,53%. Xét riêng những hộ là dân tộc thiểu số, chúng ta thấy các hộ dân tộc Tày, Nùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn các dân tộc thiểu số khác. Theo đánh giá ban đầu khảo sát, cho thấy nguyên nhân có sự chênh lệch này phần lớn do sự khác nhau về sở hữu các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác như: giao thông, vị trí gần trung tâm, gần chợ. Trong các nhóm hộ là dân tộc thiểu số có mức sống từ khá trở lên chủ yếu tập trung vào các hộ có nhiều đất canh tác, đất lâm nghiệp, tham gia công tác chính quyền địa phương. Các nhân tố tác động tới vai trò lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ 1. Mức độ kinh tế: Qua kết quả nghiên cứu thu nhập của các hộ, nếu áp dụng theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 thì tỷ lệ nghèo của huyện sẽ còn rất cao (200 nghìn đồng/người/tháng). Cụ thể số liệu cho thấy, chênh lệch về thu nhập bình quân/ người/năm của hộ nghèo dân tộc Kinh cao gấp 1,23 lần so với hộ nghèo dân tộc thiểu số, còn đối với tiêu dùng cũng vậy, tiêu dùng của hộ người Kinh cao gấp 1,05 lần so với hộ dân tộc thiểu số. Chênh lệch về thu nhập giữa hộ giầu với hộ nghèo là dân tộc thiểu số tới 2,3 lần (23%), chênh lệch giữa hộ khá, trung bình so với hộ nghèo dân tộc thiểu số là 1,84 lần (18,4%). Tương tự như vậy, xét khoảng cách về tiêu dùng ở các nhóm hộ cũng có sự khác nhau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 153 - 159 158 lớn: chênh lệch giữa nhóm hộ giầu và nghèo là 2,3 lần (23%), giữa hộ khá, trung bình với hộ nghèo là 16,8%. Như vậy có sự bất bình đẳng trong thu nhập cũng như trong tiêu dùng của các nhóm hộ trong huyện, đặc biệt là sự bất bình đẳng giữa nhóm dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh. 2. Phong tục tập quán: Phần lớn các dân tộc như: H’Mông, Nùng, Dao, Cao Lan, vẫn còn giữ những tập tục từ xưa. Chẳng hạn như: Người H’Mông có tập quán du canh, du cư từ lâu đời, hoạt động sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên sẵn có, dẫn tới đời sống kinh tế thường bấp bênh, mức sống thấp, con cái ít có điều kiện chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, nhất là phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi, chịu vất vả trong gia đình. Phân công lao động trong gia đình, giữa người H’Mông và Dao gần như tương đồng, không có nhiều sự khác biệt. Trong mỗi gia đình người H’Mông và Dao, nam giới đảm nhận toàn bộ công việc phát rẫy, cuốc cày nương, chặt cây, làm nhà còn người phụ nữ làm nhiệm vụ tra hạt, làm cỏ, chăn nuôi và kiếm củi... Guồng máy lao động trong gia đình khá chặt chẽ. 3. Trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật: Như đã phân tích ở phần trên, lao động người dân tộc thiểu số nói chung và lao động nữ dân tộc thiểu số nói riêng có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn thấp hơn so với lao động người Kinh. Điều này ảnh hưởng tới sự ra quyết định sản xuất, quản lý hộ, tham gia các công tác chính trị, đoàn thể của cả nhóm đồng bào dân tộc. 4. Nhân tố khác: Về Kinh tế: Trong những năm qua, hiệu quả của các chương trình 135, 134 đã được thể hiện thông qua: sự ổn định sản xuất của người dân, khắc phục hiện tượng du canh, du cư, người dân chuyển hướng thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, thu nhập của hộ gia đình được nâng cao, chất lượng cuộc sống được nâng cao dần. Tỷ lệ nữ được đi học phổ thông không ngừng nâng cao, lao động nữ giảm sự vất vả và có nhiều thời gian dành cho bản thân. Về Y tế: Cải thiện trang bị cơ sở vật chất cho vùng dân tộc thiểu số, tăng cường đội ngũ cán bộ; khám chữa bệnh miễn phí; Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; chăm sóc sức khoẻ sinh sản, thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Giáo dục: Cải thiện trang bị, cơ sở vật chất (trường, lớp...), tăng cường đội ngũ giáo viên; chính sách cử tuyển, miễn học phí, cấp phát giấy vở cho học sinh...; Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục. Kết quả là số học sinh dân tộc thiểu số được đi học ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh nữ bị bỏ học đã giảm rõ rệt. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu vai trò của lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Tỷ lệ lao động nữ ở khu vực nông thôn chiếm một tỷ lệ cao (trên 94%). Cơ cấu lao động giữa nam và nữ có sự chênh lệch, lao động nữ chiếm trên 50,3%. Lao động nữ dân tộc thiểu số chiếm 65,27% trong tổng số lao động nữ ở khu vực nông thôn. Trong số này tập trung chủ yếu trên 70% là dân tộc Tày và Nùng. Lực lượng lao động nữ dân tộc thiểu số có độ tuổi trẻ, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 15 đến 44. Tỷ lệ thất học và bỏ học ở phụ nữ là dân tộc thiểu số cao hơn nhiều so với dân tộc Kinh. Các dân tộc như Hmông, Dao do địa bàn sống xa trung tâm nên tỷ lệ này cao nhất. Có sự khác biệt giữa các vùng trong huyện về trình độ, mức sống, sự công bằng, vai trò của lao động nữ là dân tộc thiểu số. Lao động nữ thuộc tiểu vùng 1 có vai trò cao hơn các tiểu vùng 2 và 3 (thấp nhất là tiểu vùng 1, nơi có nhiều người dân tộc H’Mông và Dao sinh sống). Trình độ văn hoá và chuyên môn của lao động nữ dân tộc thiểu số còn thấp (trên 68% tốt nghiệp Tiểu học và THCS, trên 90% chưa qua đào tạo nghề), khá chênh lệch so với lao động dân tộc Kinh. Có sự khác nhau trong nội bộ nhóm dân tộc thiểu số. Dân tộc Tày có trình độ văn hoá và chuyên môn cao nhất. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý hộ và điều hành sản xuất đạt gần 30%. Tỷ lệ lao động nữ tham gia vào các cấp chính quyền đoàn thể trong những năm qua có tăng nhưng so với nam còn thấp hơn nhiều (bình quân dưới 14,3% các chức danh). Lao động nữ dân tộc thiểu số tham gia chủ yếu vào các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp (trên 87,7%). Lao động nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngô Xuân Hoàng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 153 - 159 159 có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho hộ gia đình. Thu nhập và tiêu dùng bình quân trên tháng của lao động nữ dân tộc thiểu số thấp hơn so với nam giới (bằng 0,67% nam giới). Còn nhiều khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm hộ khá, giầu và nghèo. Mức chênh lệch khoảng 20%. Có sự bất công trong công tác quản lý và kiểm soát các nguồn lực như đất đai, nguồn thông tin ký thuật, y tế, dịch vụ vốn Thông thường nữ giới ít cơ hội được tiếp cận với các nguồn lực này so với nam vì có nhiều nguyên nhân như phong tục tập quán, quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong các tổ chức ở địa phương và ngay cả trong gia đình. Còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ như: thiếu chính sách cho phát triển phụ nữ, tồn tại những quan niệm lạc hậu, trình độ học vấn của phụ nữ thấp, áp lực từ quan niệm xã hội, thiếu sự chia sẻ của công đồng,điều kiện kinh tế - xã hội không thuận lợi, phụ nữ ít tham gia vào các hoạt động của xã hội, số con trên một phụ nữ cao, số giờ nội trợ của phụ nữ nhiều. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm, Thực trạng lao động - Việc làm tỉnh Thái Nguyên, các năm 2005, 2008, 2009, 2010. [2]. Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005 [3]. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện Võ Nhai, Báo cáo tình hình hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện Võ Nhai, các năm 2003, 2004, 2005 [4]. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân (1996), Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [5]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, [6]. Học viện hành chính quốc gia, Đổi mới sự nghiệp phát triển con người, Nxb Hà Nội, 2001 [7]. UBND huyện Võ Nhai, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội qua các năm 2009, 2010 [8]. Đỗ Văn Viện - Đỗ Văn Tiến. Giáo trình kinh tế hộ nông dân - Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội SUMMARY FEMALE ETHNIC MINORITY WORKERS IN VO NHAI DISTRICT - THAI NGUYEN PROVINCE WITH THE DEVELOPMENT OF HOUSEHOLD ECONOMY Ngo Xuan Hoang*, Nguyen Thi Van Chi College of Economics and Technology – TNU Vo Nhai is a mountainous district located in North-East of Thai Nguyen province. In this district, female ethnic minority workers in rural areas acount for 65.27% of total female workers, most of whom are the Tay and Nung accounting for over 70%. They are mostly young, at the age of 15 to 44. However, their educational and professional level is low; particularly, over 68% of them only recieved elementary and junior secondary degrees, over 90% have not been properly trained. Female ethnic minority labors mainly participate in agriculture and forestry production (over 87.7%); the proportion of ethinic minority women engaged in governments and organizations in recent years has increased but is still much lower then that of men (average of less than 14.3% of the titles). Nonetheless, female workers have a very important role in generating income and household economic development. Key words: Female ethnic minority workers, development, household economy Ngày nhận: 28/05/2012; Ngày phản biện:06/06/2012; Ngày duyệt đăng:12/06/2012 * Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflao_dong_nu_dan_toc_thieu_so_huyen_vo_nhai_tinh_thai_nguyen.pdf