Kỹ thuật sản xuất rong biển

Tên đề tài : Kỹ thuật sản xuất rong biển Chương 3. KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG RONG NGUYÊN LIỆU CHIẾT XUẤT CARRAGEENAN (Carrageenophytes) RONG HỒNG VÂN EUCHEUMA 1.1 Đặc điểm sinh học 1.1.1. Phân loại và phân bố 1.1.2. Hình thái cấu tạo. 1.1.3. Sinh sản và vòng đời 1.2. Kỹ thuật nuôi trồng 1.2.1. Lựa chọn vị trí 1.2.2. Chuẩn bị cây giống và vật liệu nuôi trồng 1.2.3. Các mô hình trồng 1.2.4. Chăm sóc quản lý. 1.2.5. Thu hoạch và sơ chế 2. RONG SỤN KAPPAPHYCUS (nt). Trồng rong sụn 1. RONG HỒNG VÂN EUCHEUMA 1.1 Đặc điểm sinh học. 1.1.1. Phân loại và phân bố (1). Hệ thống phân loại: Ngành Rhodophyta Lớp Florideae Bộ Gigartinales Họ Solieriaceae Giống Eucheuma 1.1.1. Phân loại và phân bố (2). Danh pháp: Ban đầu, Eucheuma là loài thuộc giống Fucus với tên gọi Fucus denticulatus Burman 1768. Năm 1847, Agardh tách từ giống Fucus ra một giống mới với tên gọi Eucheuma, gồm 7 loài. Năm 1989, dựa vào thành phần carrageenan, người ta tách từ giống Eucheuma thêm một giống mới là Kappaphycus. Hiện nay có 24 loài thuộc 2 giống này trên thế giới. Phân bố: Rong phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Á, tập trung nhiều trong khu vực Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Philippines và Indonesia. Eucheuma thích nghi với độ mặn cao trên 30 ppt; khoảng nhiệt độ từ 20 - 30oC; độ trong lớn, ánh sáng mạnh và mức độ luân chuyển nước trung bình (từ 20 - 40 m/phút). 1.1.2. Hình thái cấu tạo (1). Hình thái: Cơ thể lớn, có thể đạt khối lượng trên 1kg. Rong thường có màu xanh đến nâu đỏ, trong và giòn dễ gãy, da rong bóng đẹp. Trên thân rong có nhiều nốt sần. Hình thái rong có nhiều thay đổi tùy theo môi trường sống. Các nhánh rong có thể có dạng bò hoặc thẳng tùy theo khu vực phân bố 1.1.2. Hình thái cấu tạo (2). Cấu tạo (1). Đây là giống rong đỏ đa trụ, có nhiều tế bào giả nhu mô. Thân: 1.1.2. Hình thái cấu tạo (3). Cấu tạo (2). Cystocarp: 1.1.3. Sinh sản và vòng đời Sinh sản: Trong tự nhiên, Eucheuma chủ yếu sinh sản theo hình thức vô tính và hữu tính. Trong nuôi trồng, nguồn giống chủ yếu được nhân lên theo hình thức sinh sản sinh dưỡng. Vòng đời: Cây bào tử và cây giao tử của Eucheuma xuất hiện luân phiên trong vòng đời. Cây bào tử bốn thành thục (2n) sinh sản (giảm phân) cho các bào tử bốn, chúng phát triển thành cây giao tử đực và cây giao tử cái. Cây giao tử đực thành thục hình thành túi tinh tử, cây giao tử cái hình thành túi trứng. Sau khi thụ tinh, cystocarp sẽ được hình thành trên cây giao tử cái. Ở giai đoạn chín muồi, bào tử quả (2n) được phóng ra từ cystocarp và phát triển thành cây bào tử bốn. Vòng đời Euchuma 1.2. Kỹ thuật nuôi trồng 1.2.1. Lựa chọn vị trí. Chọn nơi có sự trao đổi nước tốt nhưng tránh được sóng gió lớn và xa nguồn nước ngọt. Đáy cát, cát đá, có san hô càng tốt. Với mô hình nuôi dàn bè cần chọn nơi có độ trong lớn hơn 5m. Độ sâu ít nhất là 1m. Độ mặn trên 30ppt. Ít rong tạp, đặc biệt là bọn Hypnea, Laurentica, Corallina, Caulerpa, Turbinaria, Ít địch hại như bọn cầu gai, sao biển, cá dìa, 1.2.2. Chuẩn bị cây giống và vật liệu nuôi trồng (1). Chuẩn bị cây giống: Chọn cây rong khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng. Nếu được thì lấy rong tại chỗ, nếu không thì phải vận chuyển. Vận chuyển trong thời gian dài, thỉnh thoảng phải nhúng rong vào nước biển; xếp rong thoáng khí và khi đến vị trí nuôi trồng phải đưa rong vào ngay nước biển. Sau đó, cắt rong thành từng đoạn; công việc này nên được tiến hành vào buổi sáng. Một kg rong được cắt thành 80 – 100 đoạn nhỏ, mỗi đoạn khoảng 10 – 12,5g. Buộc từng nhánh rong vào dây giống bằng dây nhựa mềm theo kiểu thắt nơ. Nhúng cây rong mới buộc xong vào nước biển để giữ rong tươi khỏe. 1.2.2. Chuẩn bị cây giống và vật liệu nuôi trồng (2). Chuẩn bị vật liệu nuôi trồng: Dây giống: có thể sử dụng các vật liệu như dây cước, dây polyethylene hoặc dây nhựa dẹp. Dây buộc giống: dây nhựa mềm hoặc dây cước. Vật liệu nâng đỡ: tre, cọc đước, thanh thép hoặc dây polyethylene. Phao: có thể dùng thùng phuy, phao nhựa, phao xốp hoặc chai nhựa rỗng. 1.2.3. Các mô hình trồng (1). Trồng theo phương pháp dây đơn ngang cố định: vốn đầu tư thấp, dễ thực hiện nhưng không mang tính thâm canh cao Công trình: Kỹ thuật ra giống: 1.2.3. Các mô hình trồng (2). Trồng theo phương pháp bè dây đơn. 1.2.3. Các mô hình trồng (3). Phương pháp bè dây ghép 1.2.4. Chăm sóc quản lý (1). Công việc chăm sóc được tiến hành hàng ngày, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho rong sinh trưởng. Thời điểm thích hợp nhất cho việc chăm sóc là khi nước triều xuống với phương pháp dây đơn ngang cố định và khi vùng nuôi ít sóng gió với phương pháp bè dây ngang. Cũng cần phải chọn những phương tiện chăm sóc phù hợp với đặc trưng của từng vùng nuôi. 1.2.4. Chăm sóc quản lý (2). Các yếu tố môi trường nước phải nằm trong giới hạn thích hợp với sinh trưởng và phát triển của rong. Vệ sinh rong Kết hợp với vệ sinh rong là việc theo dõi, kiểm tra và tu sửa khi cần thiết hệ thống nuôi trồng. Có biện pháp cách ly và xử lý hiệu quả khi dịch bệnh xảy ra trên rong. Đánh bắt cá ăn rong và diệt trừ địch hại của rong trong vùng nuôi. 1.2.5. Thu hoạch và sơ chế (1). Thu hoạch: Tiêu chuẩn thu hoạch: khối lượng tối thiểu cây rong là 1 kg. Thời gian: tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng của cây rong trong điều kiện sinh thái đặc thù của vị trí nuôi trồng. Tiến hành: thu toàn bộ rong và trồng lại bằng những đoạn rong mới.Những cây rong tốt nhất được giữ lại làm giống cho vụ sau. 1.2.5. Thu hoạch và sơ chế (2). Sơ chế: Cây rong được rửa sạch, loại bỏ rong tạp, động vật, Sau đó được phơi dưới ánh sáng mặt trời cho đến lúc khô, tránh bị ướt do mưa. Nếu trời nắng, rong có thể chỉ cần phơi trong 2 – 3 ngày để đạt được độ ẩm 40%. Rong khô được bó chặt trong những túi nhựa và bảo quản nơi khô ráo trước khi chuyển đi tiêu thụ. Hiện nay, Eucheuma được bán dưới 4 dạng: rong nguyên liệu khô, miếng nhỏ được xử lý kiềm, bột sơ chế, và carrageenan nguyên chất. Hai dạng sau đang được chuộng trong thương mại quốc tế. Trồng rong sụn giảm nghèo 2. RONG SỤN KAPPAPHYCUS. 2.1. Đặc điểm sinh học. 2.1.1. Phân loại và phân bố. Hệ thống phân loại: Ngành Rhodophyta Lớp Florideae Bộ Gigartinales Họ Solieriaceae Giống Kappaphycus Danh pháp: Năm 1989, dựa vào thành phần carrageenan người ta tách từ giống Eucheuma thêm một giống mới là Kappaphycus. Theo đó, lượng carrageenan được chiết xuất từ Kappaphycus chủ yếu là kappa - carrageenan. Hiện nay có 24 loài thuộc 2 giống này trên thế giới. 2.1.1. Phân loại và phân bố. Phân bố: Rong phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, có nhiều ở vùng Tây Thái Bình Dương mà đặc biệt là ở Phillipines và Indonesia. Đây là loài rong phát triển mạnh trên nền rạn nơi có chất đáy cát - san hô, có lưu chuyển nước ở mức trung bình, và thuộc vùng trung triều đến dưới triều. Rong sụn Kappaphycus alvarezii hiện trồng tại Việt Nam là loài rong biển nhiệt đới, có nguồn gốc từ Philippines, được Phân viện Khoa học Vật liệu tại Nha Trang nhập nội và trồng từ tháng 2 năm 1993. Độ mặn: độ mặn cao và tương đối ổn định, tốt nhất là từ 30 ppt trở lên. Dòng chảy: Tốc độ dòng chảy thích hợp nhất đối với rong sụn là từ 20 – 40 m/phút. Nhiệt độ: từ 20 đến 30oC, thích hợp nhất là từ 25 đến 28oC Cường độ ánh sáng: trong khoảng 30.000 – 50.000 lux. Muối dinh dưỡng: phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và nhiệt độ nước. 2.1.2. Hình thái cấu tạo. Cơ thể rong sụn có cấu tạo đa trụ. Màu rong có thể là xanh lục hoặc nâu đỏ. Hiện có nhiều dạng khác nhau được nuôi trồng 2.1.3. Sinh sản và vòng đời (1). Sinh sản: trong tự nhiên, rong sụn sinh sản chủ yếu theo phương thức vô tính và hữu tính. Trong nuôi trồng, nguồn giống chủ yếu được nhân lên theo hình thức sinh sản sinh dưỡng. Vòng đời: cây bào tử và cây giao tử xuất hiện luân phiên trong vòng đời. Cây bào tử bốn thành thục (2n) sinh sản theo hình thức giảm phân cho các bào tử bốn, chúng phát triển thành cây giao tử đực và cái. Cây giao tử đực thành thục hình thành túi tinh tử, cây giao tử cái hình thành túi trứng. Sau khi thụ tinh và cystocarp được hình thành trên cây giao tử cái, bào tử quả (2n) được phóng ra và phát triển thành cây bào tử bốn. 2.1.3. Sinh sản và vòng đời (2). 2.2. Kỹ thuật nuôi trồng 2.2.1. Lựa chọn vị trí Các chỉ thị vật lý, hóa học: bảo đảm trong khoảng thích hợp của rong đồng thời tạo ra cho thủy vực một độ phì nhất định. Anh sáng: từ 30.000 đến 50.000 lux. Với những quốc gia nhiệt đới, rong sụn sinh trưởng tốt trong mùa mát, ở nơi có sóng gió. Nhiệt độ: thích hợp từ 20 – 30 oC. Cần quan tâm nhiều đến điều kiện nhiệt độ cũng như sự biến động nhiệt độ theo thời gian của thủy vực. Lưu chuyển nước: là yếu tố quan trọng nhất quyết định sản lượng rong và do vậy quyết định tính bền vững của các hoạt động nuôi trồng. Chất lượng nước: hàm lượng các muối dinh dưỡng, độ mặn, các yếu tố gây ô nhiễm, của vị trí trồng rong cũng cần được xác định là thích hợp cho hoạt động sản xuất, ít ra là trong mùa vụ nuôi trồng. 2.2.1. Lựa chọn vị trí (1). Các chỉ thị sinh học trong lựa chọn vị trí: Các yếu tố sinh học như địch hại và dịch bệnh có thể quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động trồng rong. Đối với rong sụn cần lưu ý những điểm sau: Bọn sống bám và bệnh: Khống chế hoặc hạn chế các loài rong tạp sống bám bề mặt và các loại bệnh là điều cần thiết phải làm để bảo đảm thành công. Màu sắc của tản và tốc độ tăng trưởng thường là các chỉ thị về sức khỏe của cây rong. Bệnh thường gặp: Triệu chứng ‘kem’, ‘Đỉnh thẩm màu’, ‘Đỉnh mất màu’, 2.2.1. Lựa chọn vị trí (2). Địch hại ăn rong: Địch hại cỡ nhỏ: Cầu gai sống trên rong sụn ở giai đoạn phù du. Khi cầu gai lớn đến lúc thấy được, chúng ăn rong để lại lỗ ở tầng giữa. Với bọn giun, ở giai đoạn nhỏ chúng là bọn ăn phù du. Khi lớn lên, chúng ngoạm các đỉnh rong vào mồm làm cho rong không thể đồng hóa được. Địch hại cỡ lớn: sao biển, cầu gai, cá dìa, Các chỉ thị sinh thái trong lựa chọn vị trí: Chọn vùng nuôi trồng rong sụn cần tránh xa nguồn nước ngọt. Nước trong vùng trồng phải trong sạch, độ mặn tốt nhất trên 30 ppt, lưu chuyển nước từ 20 đến 40 m/phút. Độ sâu mực nước lúc triều xuống thấp nhất phải đạt trên 30 cm. Nên chọn vùng vịnh được che chắn kín gió. 2.2.2. Chuẩn bị cây giống và vật liệu nuôi trồng (1) Chuẩn bị cây giống: Chọn cây rong khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng. Nếu được thì lấy rong tại chỗ, nếu không thì phải vận chuyển. Vận chuyển trong thời gian dài, thỉnh thoảng phải nhúng rong vào nước biển; xếp rong thoáng khí và khi đến vị trí nuôi trồng phải đưa rong vào ngay nước biển. Sau đó, dùng dao bén cắt chọn các nhánh nhỏ, mỗi nhánh khoảng từ 100 đến 150 g. Buộc từng nhánh rong vào dây giống bằng dây nhựa mềm theo kiểu thắt nơ. Nhúng cây rong mới buộc xong vào nước biển để giữ rong tươi khỏe. 2.2.2. Chuẩn bị cây giống và vật liệu nuôi trồng (2) Chuẩn bị vật liệu nuôi trồng: Dây giống: có thể sử dụng các vật liệu như dây cước, dây polyethylene hoặc dây nhựa dẹp. Dây buộc giống: dây nhựa mềm hoặc dây cước. Vật liệu nâng đỡ: tre, cọc đước, thanh thép hoặc dây polyethylene. Phao: có thể dùng thùng phuy, phao nhựa, phao xốp hoặc chai nhựa rỗng. 2.2.3. Các mô hình trồng rong sụn Rong sụn có thể được trồng đơn riêng biệt hoặc trồng ghép với các đối tượng thủy sản khác như là một sản phẩm phụ và có tác dụng cải thiện môi trường nước. Phương pháp nuôi trồng đơn: Phương pháp dây đơn ngang cố định: Phương pháp dây đơn ngang nổi: Phương pháp bè dây đơn: Phương pháp bè dây ghép: Phương pháp nuôi trồng ghép: Được tiến hành trong các lồng có cá ăn thịt như cá mú, cá hồng hoặc cá chẽm là đối tượng nuôi chính. Quan hệ hỗ trợ qua lại giữa cá và rong biển được ghi nhận với muối dinh dưỡng từ phân cá và thức ăn thừa cung cấp cho rong, ngược lại rong là chổ ẩn nấp lý tưởng cho cá để giảm stress và giúp cá sống khỏe hơn. Phương pháp dây đơn ngang cố định Phương pháp dây đơn ngang nổi Phương pháp bè dây đơn và bè dây ghép Một số kết quả nghiên cứu triển khai mô hình trồng rong sụn ở Việt Nam gần đây (các mô hình cải tiến). Dàn căng trên đáy Dàn căng trên đáy có phao Dàn phao diện tích nhỏ Dàn phao diện tích lớn Trồng luân canh trong ao tôm sú ven biển 2.2.4. Chăm sóc quản lý (1) Quản lý môi trường nước: Điều chỉnh khi các yếu tố môi trường vượt ra ngoài phạm vi cho phép. Khi nhiệt độ quá cao, sóng gió lớn hay nước ngọt tràn về: cần hạ thấp dây rong xuống đến 60 – 80 cm nhằm hạn chế các loại bệnh do môi trường và mức độ rơi rụng của rong. Khi mức độ luân chuyển nước kém và vùng nuôi ít sóng gió: thường phải can thiệp bằng cách nâng cao dây rong, cách mặt nước từ 10 – 20 cm, hoặc thay đổi hướng của dây rong thành vuông góc với hướng sóng. Có thể bổ sung muối dinh dưỡng cho vùng nuôi bằng cách bón phân. Phân có thể được bón qua các túi lọc treo hoặc đặt trong vùng nuôi, hay trộn với dất sét nung rồi thả trong vùng nuôi. Khi các biện pháp can thiệp trên không mang lại hiệu quả mong muốn, phải di chuyển rong sang vị trí nuôi khác thích hợp hơn. 2.2.4. Chăm sóc quản lý (2) Vệ sinh rong: Rong cần được vệ sinh thường xuyên để có thể sinh trưởng tốt. Kết hợp với vệ sinh rong là việc theo dõi, kiểm tra và tu sửa khi cần thiết hệ thống nuôi trồng. Tùy vào vùng nuôi mà định kỳ hàng ngày cho đến hàng tuần “giặt giũ” rong, nhằm loại bỏ chất lơ lửng và sinh vật bám bám trên thân rong. Kiểm tra và gia cố lại hệ thống cọc, ống, dây. Phát hiện và buộc lại các cụm rong bị lỏng mối hoặc bị tổn thương tại vị trí buộc dây. Có biện pháp thu rong rơi rụng phù hợp và hiệu quả. 2.2.4. Chăm sóc quản lý (3) Phòng bệnh và diệt trừ địch hại: Việc vệ sinh rong giúp rong thoát khỏi nguy cơ bị các bệnh chậm tăng trưởng do không đồng hóa được, đồng thời loại bỏ địch hại bám trên thân rong. Khi vùng trồng rong xuất hiện dịch bệnh, cần có biện pháp thu rong bệnh và cách ly kịp thơi nhằm tránh dịch bệnh lây lan. Có biện pháp phòng trừ các loại cá ăn rong, cầu gai, sao biển, Sự xuất hiện thường xuyên của con người kết hợp với việc dùng lưới đánh bắt cá cũng hạn chế hiệu quả sự tàn phá của các loại địch hại ăn rong. 2.2.5. Thu hoạch và sơ chế (1) Khi cây rong đạt từ 1 kg trở lên thì có thể thu tỉa. Sau khi nuôi trồng 2 – 3 tháng, rong có thể thu theo kiểu tổng thu. Thu hoạch: Rong được thu hoạch sau 45 đến 60 ngày trồng. Toàn bộ cây rong được thu hoạch theo ba cách: Từng cây rong có thể được tháo ra hoặc được cắt khỏi dây giống. Cách này thường được tiến hành đối với phương pháp bè ghép và phương pháp dây đơn ngang nổi. Cả hai đầu dây giống có thể được tháo ra khỏi cọc. Cách này được tiến hành đối với phương pháp dây đơn ngang cố định, và đôi khi với phương pháp dây đơn ngang nổi. Toàn bộ bè đơn được mang vào bờ, rong được tháo hoặc cắt từng cây trên cạn. 2.2.5. Thu hoạch và sơ chế (2) Sơ chế: Rửa: cây rong thu hoạch được rửa sạch bằng nước hiện trường để loại bỏ vật bám mà không làm giảm phẩm chất của rong. Phơi: có thể phơi theo 2 cách là phơi rong trên mặt đất hoặc treo rong trên dàn treo. Nếu phơi rong trên mặt đất, có thể sử dụng các tấm lưới, bạt hoặc lá dừa để lót; trong quá trình phơi nên đảo thường xuyên để giúp rong chóng khô và khô đều. Nếu phơi rong cách mặt đất có thể dùng sạp, sào tre hoặc dây treo; phương pháp này tiết kiệm được diện tích phơi và rút ngắn được thời gian phơi rong. 2.2.5. Thu hoạch và sơ chế (3) Nên phơi rong ngay sau khi rửa sạch bằng nước hiện trường. Trong quá trình phơi giữ rong sạch, phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời đến khi độ ẩm đạt dưới 40%. Độ ẩm của rong quan trọng vì nó xác định giá bán của rong trên thị trường. Luôn giữ rong tránh tiếp xúc với nước ngọt trong quá trình phơi vì điều này làm giảm lượng muối, giảm chất lượng carrageenan và tính ổn định của rong trong bảo quản. 2.2.5. Thu hoạch và sơ chế (4) Bảo quản: Rong khô phải được bảo quản trong thời gian ngắn nhất có thể được trước khi tiêu thụ. Vì rong chưa đóng kiện có tính hút ẩm lớn nên phải bảo quản rong ở nơi sạch sẽ, khô mát và thoáng khí. Không bao giờ bảo quản rong tươi và không dồn rong tươi thành đống quá lâu.

ppt49 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4960 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật sản xuất rong biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2. KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG RONG NGUYÊN LIỆU CHIẾT XUẤT AGAR (Agarophytes) 1. RONG CÂU GRACILARIA 1.1. Đặc điểm sinh học. 1.1.1. Phân loại và phân bố. 1.1.2. Hình thái cấu tạo. 1.1.3. Sinh sản – vòng đời. 1.2. Kỹ thuật nuôi trồng. 1.2.1. Lựa chọn vị trí. 1.2.2. Chuẩn bị cây giống. 1.2.3. Kỹ thuật nuôi trồng thương phẩm. 1.2.4. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế. 2. RONG THẠCH GELIDIUM (nt) 1. RONG CÂU GRACILARIA 1.1. Đặc điểm sinh học. 1.1.1. Phân loại và phân bố (1). Hệ thống phân loại: Ngành Rhodophyta Lớp Florideae Bộ Gigartinales Họ Gracilariaceae Giống Gracilaria Danh pháp: Giống Gracilaria được Greville lập ra vào năm 1830, chỉ với 4 loài. Năm 1852, Agardh kiểm tra lại giống này và nâng số loài lên đến 61. Từ đây, các loài trong giống Gracilaria được phát hiện và báo cáo từ nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, số loài thuộc giống này vào khoảng 100. 1.1.1. Phân loại và phân bố (2). Phân bố: Các loài khác nhau trong giống Gracilaria phân bố khác nhau về vị trí. Nhiều loài phân bố ở đảo vùng khơi nơi có độ mặn cao, trong khi những loài khác phân bố ở vùng cửa sông độ mặn thấp. Gracilaria có thể phân bố ở vùng biển hoặc trong ao nước tĩnh. Chúng phân bố từ cao triều đến hạ triều và dưới triều. Sự phân bố của Gracilaria mang tính toàn cầu. Đa số phân bố khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Theo Ekman (1953), khoảng 100 loài Gracilaria : 9 loài ở biển Nhật Bản 18 loài ở biển nước ấm châu Mỹ - Đại Tây Dương 24 loài ở biển Ấn Độ Dương có sự phân bố như sau 20 loài ở biển nước ấm châu Mỹ - Thái Bình Dương 17 loài ở biển Malaysia 10 loài ở biển, bờ Đông Bắc Đại Tây Dương 1.1.2. Hình thái cấu tạo (1). Hình thái: Thân rong thẳng, có thể có dạng trụ tròn hay dẹp Bàn bám dạng đĩa Rong chia nhánh kiểu chạc hai, mọc chùm hoặc mọc chuyền Một số loài có thân dẹp, mọc bò tạo thành các bàn bám phụ từ mép các nhánh (G. eucheumoides). Ở một số loài, thân có dạng lưỡi mác (G. textorii). Cấu tạo: Thân chính: đa đạng tùy loài. Người ta căn cứ vào kích thước, số lượng tế bào lõi, các lớp của vỏ, … để phân loại đến loài. Túi bào tử bốn: phân bố dày trên bề mặt vỏ của rong. Mỗi túi bào tử bốn gồm bốn bào tử sắp xếp theo hình chữ nhật. Túi tinh tử có hình cầu hoặc hình bầu dục, phân bố trên bề mặt thân. Vị trí và dạng phòng tế bào của túi tinh tử là những căn cứ để phân loại đến loài. Quả túi (cystocarp): có thể có dạng lồi, mấu lồi, cầu hoặc bán cầu; gồm vỏ quả, chồi sinh sản, túi bào tử quả và các sợi hấp thu. 1.1.2. Hình thái cấu tạo (2). 1.1.2. Hình thái cấu tạo (3). 1.1.2. Hình thái cấu tạo (4). 1.1.2. Hình thái cấu tạo (5). 1.1.3. Sinh sản – vòng đời (1). Sinh sản: Rong có thể sinh sản bằng cả 3 hình thức là sinh sản dinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Vòng đời: cây bào tử và cây giao tử của Gracilaria xuất hiện luân phiên trong vòng đời của rong. Cây bào tử bốn (2n) thành thục sinh sản bằng cách giảm phân cho ra các bào tử bốn, chúng phát triển thành cây giao tử đực và cây giao tử cái. Cây giao tử đực thành thục hình thành túi tinh tử, cây giao tử cái hình thành túi trứng. Túi tinh tử phóng tinh, quá trình thụ tinh diễn ra trên cây giao tử cái, hình thành cystocarp ở đây. Bào tử quả (2n) phóng ra từ cystocarp phát triển hình thành nên cây bào tử bốn. Dạng cây dinh dưỡng của cây bào tử bốn, cây giao tử đực và cây giao tử cái không phân biệt rõ ràng. 1.1.3. Sinh sản – vòng đời (2). 1.2. Kỹ thuật nuôi trồng. 1.2.1. Lựa chọn vị trí (1). Tiêu chuẩn lựa chọn vị trí trồng rong bên trong vịnh: Tránh nơi chịu ảnh hưởng lớn của bão lụt, sóng lớn hoặc nguồn nước ô nhiểm đổ vào. Nơi đáy tương đối bằng phẳng, rộng, có chất đáy cát bùn. Về độ sâu, chỉ cần vẫn còn nước trong thời gian nước rút. Độ mặn từ 10 – 250/oo; nhiệt độ thấp hơn 35oC; hàm lượng đạm lớn hơn 0,1 ppm. Nếu trồng bằng phương pháp dàn, bè thì cần quan tâm nhiều đến tiêu chuẩn đáy và độ sâu mức nước 1.2.1. Lựa chọn vị trí (2). Tiêu chuẩn lựa chọn vị trí trồng rong xa bờ: Ở vị trí này, rong chủ yếu được trồng theo phương pháp dàn bè nổi. Tránh nơi chịu ảnh hưởng lớn của bão lụt, sóng lớn hoặc nguồn nước ô nhiểm. Độ sâu từ 1,5 m trở lên lúc triều rút. Độ trong lớn; hàm lượng đạm lớn hơn 0,05 ppm. 1.2.1. Lựa chọn vị trí (3). Tiêu chuẩn lựa chọn vị trí ao trồng rong: Ao có chất đáy là cát bùn hoặc bùn cát. Độ sâu mực nước từ 0,3 đến 0,5 m. Độ mặn từ 5 – 150/oo; nhiệt độ nước 20-30oC. 1.2.2. Chuẩn bị cây giống (1). 1.2.2.1. Thu bào tử và ương giống ở biển: Chọn vị trí: Chuẩn bị vật bám: Chuẩn bị cây bố mẹ: Xử lý cây bố mẹ và thu bào tử: Phương pháp 1: thường sử dụng ở những nơi rong câu phát triển tự nhiên. Vật bám sạch được vãi ra trên vùng trồng rong sau khi thu hoạch với một lượng cây bố mẹ được chừa lại. Bào tử phóng ra sẽ bám vào vật bám và nảy mầm trên đó. Phương pháp 2: Cây bào tử được kích thích khô để phóng bào tử trên vùng trồng rong. Phương pháp 3: Phương pháp vãi nước bào tử. 1.2.2. Chuẩn bị cây giống (2). 1.2.2.2. Thu bào tử và ương giống trong phòng: Rửa sạch cây bố mẹ và vật bám. Chuẩn bị nước biển lọc sạch, đảm bảo các chỉ tiêu về nhiệt độ (20 – 25oC), độ mặn 200/oo, muối dinh dưỡng ([N] = 1 ppm) và cường độ ánh sáng (5000 lux). Việc thu bào tử được tiến hành trong phòng bằng phương pháp kích thích khô. Cây giống được ương trong trại từ bào tử thu được. Hệ thống công trình trong trại ương giống gồm thiết bị làm lạnh, máy bơm, máy lọc, ống cấp thoát nước và các bể chữ nhật với chiều sâu 40 cm. Nước biển được thay từng phần, muối dinh dưỡng được bổ sung mỗi ngày, dòng chảy được duy trì ở tốc độ ổn định phù hợp. 1.2.2. Chuẩn bị cây giống (3). 1.2.2.3. Sản xuất giống cây mầm: Cơ sở: Căn cứ vào khả năng sinh sản dinh dưỡng của rong câu trong đầm nước lợ, người ta tiến hành sản xuất giống cây mầm rong câu trong mùa vụ sinh sản của chúng. Tiến hành: Chuẩn bị ao đầm: diện tích ao tùy điều kiện thực tế và chiếm khoảng 20% tổng diện tích nuôi trồng. Ao được tháo cạn nước, vơ sạch rong cỏ tạp, bón vôi bột và phân hữu cơ (5-10 tấn/ha). Chuẩn bị cây bố mẹ: Cây rong bố mẹ trưởng thành, ít nhất là 2 tháng tuổi, chiều dài từ 20-40 cm, khối lượng từ 2,5 g, màu sắc tươi sáng, cơ thể hoàn chỉnh. Xử lý cây bố mẹ: Rong sau khi rửa sạch và nhặt tạp được xé tơi ra rồi hồ phân vô cơ nhằm giúp cây sinh trưởng nhanh trong thời gian đầu. 1.2.2. Chuẩn bị cây giống (4). Kỹ thuật hồ phân Sử dụng hai loại phân vô cơ là đạm và lân. Hàm lượng phân tùy thuộc đối tượng rong nuôi trồng. Với G. asiatica thì: Sử dụng 10 kg urê, 10 kg super photphat trong 50 m3 nước hiện trường, dùng cho 1 tấn rong nguyên cây. Thời gian hồ phân là từ 12 đến 24 giờ tùy theo kích thước đoạn rong. Có thể hồ phân trong bể ximăng hoặc trong ao đất 50 – 100 m2. 1.2.2. Chuẩn bị cây giống (5). Gieo giống Thường tiến hành vào lúc sáng sớm. Gieo thành luống như gieo mạ trên bùn đối với vùng có điều kiện tháo cạn nước hoặc vãi giống theo cọc cắm sẳn đối với những vùng không tháo được nước ra. Mật độ: gieo với mật độ 80 – 100 g/m2 để trồng không san thưa tới kích thước thương phẩm hoặc 200 – 300 g/m2 nếu có san thưa sau này. 1.2.2. Chuẩn bị cây giống (6). Quản lý – chăm sóc Thay nước theo thủy triều, kiểm tra và vệ sinh rong khi triều xuống, duy trì các yếu tố môi trường vùng nuôi trong khoảng thích hợp. Thu hoạch: Tiêu chuẩn rong thu hoạch: dài 5 – 10 cm, khối lượng 0,01 – 0,1 g/cây; có nhánh cấp 1, ít nhánh cấp 2; màu sáng hoặc vàng sẫm; sinh lượng 1-2 kg/m2. Rút cạn nước còn khoảng 20 cm; dùng tay vơ rong, rửa sạch đưa lên thuyền đem đến nơi trồng lớn. 1.2.3. Kỹ thuật nuôi trồng thương phẩm. 1.2.3.1. Phương pháp trồng đáy (1): Rong câu có thể được trồng đáy ngoài đê bao hoặc trồng trong ao. Mặc dù chúng rất ít khi phân bố tự nhiên trong ao nước lợ nhưng dạng thủy vực này phù hợp với việc trong rong câu cả ở mức độ thâm canh. 1.2.3.1. Phương pháp trồng đáy (2). Yêu cầu vùng nuôi: Điều kiện tự nhiên vùng nuôi tương tự vùng có rong phân bố tự nhiên. Tốt nhất là có rong câu tự nhiên phân bố trong vùng nước được chọn nuôi trồng. Vùng trồng rong có thể là bãi ngoài đe bao, đầm nước lợ, vùng đất nhiễm mặn hoang hóa hay canh tác nông nghiệp kém hiệu quả, vùng cao triều hoặc trên triều ven biển, … Vùng trồng rong không chịu ảnh hưởng của sóng gió mạnh; nhiệt độ 15-30oC, độ mặn 10-20o/oo, pH = 7.0-8.0. Chất đáy có thể là đáy cứng hay mềm nhưng phải giàu muối dinh dưỡng để rong sinh trưởng tốt. Tốt nhất là đáy bùn cát cho đến cát bùn với độ lún khoảng 20 cm. 1.2.3.1. Phương pháp trồng đáy (3). Kỹ thuật ra giống: Phương pháp vãi giống có vật bám: Có thể áp dụng cho cả giống cây mầm và giống bào tử, trên đáy mềm hoặc đáy cứng. Nếu các tản rong đính tự nhiên vào vật bám, ta chuyển chúng ra vùng nuôi, phân bố chúng theo mật độ thích hợp. Ngược lại, ta buộc rong vào đá cục hay ống nhựa đổ đầy cát bằng dây cao su để cố định tản rong trên đáy. Phương pháp vãi giống không có vật bám: Có thể sử dụng các phương pháp: vãi giống theo cọc đóng sẵn, cấy giống bằng tay hoặc cấy giống bằng chĩa nếu ở vùng nước sâu. Mật độ rong không nên quá dày hoặc quá thưa và phụ thuộc vào nhiệt độ, loại hình vùng trồng rong. Nhiệt độ rong trong ao thích hợp vào mùa nóng là 200-300 g/m2, vào mùa mát là 400 g/m2. 1.2.3.1. Phương pháp trồng đáy (4) 1.2.3.1. Phương pháp trồng đáy (5) Chăm sóc – quản lý (1). Quản lý môi trường nước: Dòng chảy: vùng trồng có sóng gió vừa phải, trao đổi nước thường xuyên sẽ tốt cho sinh trưởng của rong. Ao trồng rong cần có sự trao đổi nước 2-3 lần mỗi tuần, có thể theo sự lên xuống của thủy triều. Độ mặn: cần được ổn định ở mức 18-20o/oo trong mùa nắng nóng và khoảng 12-15o/oo trong mùa nhiệt độ thấp. Mức nước: giữ mức nước trên 40 cm vào ban ngày và còn khoảng 20 cm vào lúc chiều tối. Bón phân: Dùng các loại phân hữu cơ bón lót trước khi ra giống hoặc sau khi thu hoạch với liều lượng 0,2-0,5 kg/m2. Bón thúc bằng phân urê và lân 15 ngày trước khi thu hoạch, liều lượng tùy thuộc vào khả năng hấp thu của rong, điều kiện môi trường, … thường khoảng 10 ppm hỗn hợp N, P với tỷ lệ 2:1. 1.2.3.1. Phương pháp trồng đáy (6) Chăm sóc – quản lý (2). Diệt tạp: Điều chỉnh mức nước, độ mặn và thu tỉa thường xuyên (hàng tháng) sẽ hạn chế được rong tạp trong vùng trồng. Với rong trồng trong ao, có thể hạ độ mặn để diệt rong thích nghi với độ mặn cao và ngược lại. Quản lý rong: Rong nuôi trồng thường được thu tỉa mỗi tháng một lần để duy trì mật độ thích hợp và hạn chế rong tạp. Theo dõi sự tăng trưởng của rong, khoanh vùng và thu hoạch chạy khi rong bị tàn lụi sớm để tránh lây lan. 1.2.3.2. Phương pháp trồng cắt ngang tầng nước (1). Trồng rong trong vùng triều (1). Trong vùng triều, có thể sử dụng phương pháp lưới ngang bán cố định và phương pháp bè dây ngang bán cố định. Trồng rong trong vùng triều (2). Công trình. Đơn vị trồng là những tấm lưới 2a = 30 cm hoặc dây PE căng theo chiều dọc tạo thành bè có kích thước 8m x 1m; hai đầu là 2 ống tre 1,2 m và dọc hai bên là 2 dây thừng dài 12 m. Mỗi đơn vị trồng được treo trên 4 cọc ở 4 góc bằng các dây treo.Cọc được dùng là cọc đước hoặc gỗ, dài 1 m, chôn sâu 50 cm. Có thể bố trí thêm phao để tăng sức nổi của lưới và dây rong. Kỹ thuật ra giống:. Mỗi ha bố trí được 600 tấm lưới. Trên mỗi tấm lưới có khoảng 180 búi rong. Rong được gắn vào các nút mắt lưới. Trồng rong trong vùng triều (3). Chăm sóc – quản lý: đây là công việc được tiến hành hàng ngày, lúc triều rút. Duy trì các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rong. Bón phân cho rong khi hàm lượng muối dinh dưỡng vùng trồng rong xuống thấp (hàm lượng đạm nhỏ hơn 0,005 ppm gây hại cho rong). Diệt tạp cho rong bằng cách điều chỉnh dây treo rong và thu tỉa hàng tháng. Theo dõi rong để buộc lại rong lỏng lẻo, bổ sung cụm rong mới, giũ vật bám trên thân rong 1.2.3.2. Phương pháp trồng cắt ngang tầng nước (2) Trồng rong trong vùng biển cạn (1). Người ta sử dụng phương pháp bè dây ngang nổi. Công trình nuôi: Bè gồm hai dây chính PE, mỗi dây dài 28 m nối với 2 ống tre ở hai đầu. Ống tre có đường kính khoảng 10 cm, chiều dài 2,2 m. Giữa 2 ống tre chính là các ống tre phụ, được bố trí cách nhau 4 m. Để bè chịu được sức nặng của công trình và rong nuôi trồng, phao được bố trí trên dây chính. Bốn góc của bè được neo giữ trên nền đáy. Dây giống là dây PE nhỏ. Bè có 15 dây giống, cách nhau khoảng 15 cm. Trồng rong trong vùng biển cạn (2). Kỹ thuật ra giống: Cây giống được gắn trên dây giống, cách nhau khoảng 10 cm dọc theo chiều dài dây. Có 200 búi rong/dây giống, khoảng 3.000 búi rong/bè và khoảng 75 bè/ha. Chăm sóc – quản lý: Vì rong được trồng ở vùng nước sâu, công việc chăm sóc được tiến hành trên ghe, xuồng hoặc thúng. Nội dung công việc tương tự như phương pháp lưới ngang bán cố định trồng rong câu trong vùng triều. 1.2.4. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế (1). Tiêu chuẩn thu hoạch rong câu: Để xác định rong có thể thu hoạch hay chưa, người ta căn cứ vào một số tiêu chí như chiều dài, khối lượng, sinh lượng, tỷ lệ khô tươi và chất lượng agar. Với rong câu chỉ vàng G. asiatica: Chiều dài: 30-40 cm Khối lượng: 2,5-3,5 g/tản Sinh lượng: 800 – 1.200 g/m2. Tỷ lệ khô tươi: 10-12% Hàm lượng agar: 20-30% khối lượng khô 1.2.4. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế (2). Thu hoạch: Thu tỉa: thu cây đã đạt yêu cầu, chừa lại cây bé; sau đó trồng bù vào chỗ đã thu. Tổng thu: Có thể dùng tay hoặc cào để vớt toàn bộ rong lên thuyền. 1.2.4. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế (3). Sơ chế: Rửa sạch rong bằng nước hiện trường Phơi khô rong 1-2 nắng Rửa lại rong 1-2 lần bằng nước ngọt Phơi lại rong rồi đóng gói, bảo quản nơi khô ráo 2. RONG THẠCH GELIDIUM 2.1. Đặc điểm sinh học. 2.1.1. Phân loại và phân bố (1). Hệ thống phân loại: Ngành Rhodophyta Lớp Florideae Bộ Gelidiales Họ Gelidiaceae Giống Gelidium Các loài phổ biến: G. amansii, G. pacificum, G. divaricatum, G. japonicum. 2.1.1. Phân loại và phân bố (2). Phân bố Rong bám đá hoặc vỏ động vật thân mềm Phân bố từ vùng trung triều đến vùng nước sâu khoảng 10 m Thích nghi với vùng nước trong có dòng chảy mạnh Mùa vụ xuất hiện: xuân – hè Ở Việt Nam, rong phân bố rộng từ Bắc vào Nam Trên thế giới, rong phân bố ở vùng nước ấm, dọc bờ biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. 2.1.2. Hình thái cấu tạo (1). Hình thái: Tản rong thạch có dạng dẹp, thẳng và rậm, phân nhánh kiểu lông chim 4-5 cấp. Các nhánh nhỏ mọc cách hoạc mọc đối. Bàn bám dạng rễ giả. Kích thước rong sai khác lớn theo loài: từ 1-2 cm đến 30-40 cm. Tản Gelidium có màu đỏ tía hay đỏ nhạt. Rong chuyển sang màu nâu vàng khi phân bố trong thủy vực nghèo dinh dưỡng. 2.1.2. Hình thái cấu tạo (2). Cấu tạo: Gồm hai cấu trúc cơ bản là vỏ và lõi. Tầng vỏ: các tế bào ngoài cùng của tầng vỏ sắp xếp thành hàng, mỗi tế bào có một sắc lạp; khoảng trống giữa các tế bào được lấp đầy bởi các sợi nhỏ. Bên ngoài tầng vỏ được bao phủ bởi một lớp màng dày. Tầng lõi: được hình thành từ hàng chục trụ tế bào kéo dài song song trục thân. Ở những phần mềm của tản, có các khoảng trống lớn chứa đầy dịch keo nhờ đó Gelidium có hàm lượng keo rất cao. Ở những tản thành thục, chất keo này có nhiều tế bào sợi chạy xuyên qua làm cho tản rong bền chặt hơn. 2.1.3. Sinh sản – vòng đời (1). Sinh sản: tản Gelidium có thể sinh sản theo hình thức sinh sản dinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản dinh dưỡng có thể được diễn ra nhờ sự đứt đoạn các phần thân bò có rễ giả hoặc theo cách mọc mầm hay đứt đoạn. Sinh sản vô tính bằng bào tử bốn: Túi bào tử bốn có dạng hình gậy gồm bốn bào tử hình thành từ tế bào mẹ trên đỉnh của các nhánh nhỏ. Bốn bào tử này sắp xếp theo dạng hình chữ thập hoặc tứ diện thông qua quá trình giảm phân. Sinh sản hữu tính: Các túi giao từ được hình thành từ những tế mẹ có nguồn gốc là tế bào vỏ kéo dài. Các túi giao tử này đều là túi giao tử đực có hình bầu dục nằm ở đỉnh nhánh, sẽ sản xuất và phóng ra tinh tử khi thành thục. Trên cây giao tử cái, các nhánh túi trứng được hình thành từ những chồi nhỏ trên nhánh chính hoặc nhánh bên. Sau khi được thụ tinh, tế bào túi trứng biệt hóa và phân cắt thành một hoặc nhiều túi bào tử quả. Các tế bào vỏ ở bên ngoài túi bào tử quả giãn và nhô ra trên bề mặt nhánh tạo thành các cystocarp. Nhìn theo mặt cắt dọc, mỗi cystocarp có hai khoang và hai lỗ mà qua đó bào tử được phóng thích. 2.1.3. Sinh sản – vòng đời (2). Vòng đời: 2.2. Kỹ thuật nuôi trồng. 2.2.1. Lựa chọn vị trí. Có thể trồng rong ở vùng ven bờ, dưới triều, độ sâu mực nước khoảng vài mét. Vị trí được lựa chọn phải tránh được gió bão, sóng lớn và nguồn nước ô nhiễm. 2.2.2. Chuẩn bị cây giống (1). Chuẩn bị vật bám: Vật bám có thể là dây ni-lon, dây thừng, vỏ động vật thân mềm xâu thành chuổi, đá, … được rửa sạch. Chuẩn bị cây bố mẹ: Chọn cây giao tử cái, cây bào tử có túi bào tử bốn. Loại bỏ sinh vật bám và rửa sạch bằng nước hiện trường. 2.2.2. Chuẩn bị cây giống (2). Thu bào tử: Có thể sử dụng các phương pháp sau: Thu bào tử trong nước tĩnh: Vật bám được sắp xếp trên đáy bể rồi cấp nước sạch vào với mức nước cao hơn vật bám khoảng 5 cm. Cây bố mẹ được đặt trên vật bám để bào tử phóng ra bám vào vật bám. Thu bào tử trong nước động: Sử dụng thêm máy khuấy để giúp bào tử phân bố đều. Khi lượng bào tử thu được đáp ứng đủ nhu cầu ương giống thì đưa cây bố mẹ ra ngoài. Thu nước bào tử: Đưa cây bố mẹ vào bể chứa nước với tỷ lệ thể tích 1 rong : 10 nước cho đến 1 rong : 20 nước. Sau khi thu được số lượng bào tử đạt nhu câu thì vớt rong bố mẹ ra, lọc nước biển có chứa bào tử qua vải mỏng để thu được nước bào tử. Nước bào tử được tưới đều lên vật bám trong một bể khác. Ương giống: Khống chế các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp. Nhiệt độ: 20 – 25oC Cường độ ánh sáng: 1500 – 2500 lux Hàm lượng đạm 4-10 ppm, lân 0,4-1 ppm Loại bỏ rong tạp, thay nước với chu kỳ 3-7 ngày 2.2.3. Kỹ thuật trồng thương phẩm. Rong thường được trồng theo phương pháp bè dây ngang nổi. Phương pháp bè dây ngang nổi trồng rong thạch (1). Hệ thống công trình: Bè gồm hai dây chính PE dài 60 m với hai ống tre 1,2 m ở hai đầu. Đường kính ống tre khoảng 10 cm. Bốn góc bè được neo giữ ở bốn góc. Trên hai dây chính, cứ cách 0,5 m có một bè nhỏ gồm 4 dây giống, mỗi dây dài 2 m. Hai đầu các sợi dây này được buộc vào hai ống tre. Phương pháp bè dây ngang nổi trồng rong thạch (2). Kỹ thuật ra giống: Rong giống được gắn vào dây giống theo cách thắt nơ hoặc gắn trực tiếp. Các cụm rong giống cách nhau 2,5 cm. Có khoảng 80 cây rong trên mỗi dây giống. Phương pháp bè dây ngang nổi trồng rong thạch (3). Chăm sóc – quản lý: Công việc này được tiến hành hằng ngày bằng xuồng hoặc thúng. Tiến hành các nội dung công việc dành cho phương pháp lưới ngang bán cố định. 2.2.4. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế. Thu rong tự nhiên: Rong tự nhiên mọc ở vùng dưới triều, phải lặn xuống đáy và thu bằng tay. Thu rong nuôi trồng: Thu rong theo kiểu thu tỉa và trồng bù rong mới Sơ chế: Rửa sạch rong bằng nước hiện trường Phơi khô rong 1-2 nắng Rửa lại rong 1-2 lần bằng nước ngọt Phơi lại rong rồi đóng gói, bảo quản nơi khô ráo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt04-Chuong2-KT trong rong cx agar.ppt
  • ppt02-Bai mo dau.ppt
  • ppt05-Chuong3-KT trong rong cx carra.ppt
  • ppt07-Chuong5-KT trong rong tp.ppt
  • ppt08-Chuong6-Khai thac va bao ve.ppt