Căn cứ vào đặc điểm sinh lý, sinh trưởng phát dục và để thuận tiện cho nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý, đàn gà được chia ra các nhóm sau:
- Gà con. là gà từ khi nở ra khỏi mấy ấp (1 ngày tuổi) đến 8 tuần tuổi (gà hướng trứng) hoặc 10 tuần tuổi (gà hướng thịt). Gà broiler là gà nuôi sản xuất thịt theo quy trình công nghiệp kết thúc, bán thịt luc 8-10 tuần tuổi.
-Gà dò (còn gọi là gà choai, gà đang lớn) là gà từ 8 hoặc 10 tuần tuổi cho đến 20 hoặc 22 tuần tuổi, tương ứng với hướng chuyên dụng trứng hoặc chuyên dụng thịt. Đối với đàn gà giống thì độ tuổi này thuộc giai đoạn gà hậu bị.
28 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2757 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật nuôi dưỡng gà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
225
thể chất yếu. Do đó thích hợp với chăn nuôi gà thương phẩm trứng,
thương phẩm thịt, nuôi chim cút.
- Nuôi trên nền (trên sàn). Gia cầm được nuôi trực tiếp trên nền
gạch, nền đất nện, nền xi măng có lớp độn chuồng hoặc trên sàn kim
loại, sàn bằng tre, nứa cao hơn mặt đất. Nuôi trên nền thích hợp với
chăn nuôi gà con, gà hậu bị, đàn gia cầm giống (gà, vịt, ngan, ngỗng,
gà tây). Gia cầm nuôi nền thể chất khỏe mạnh, sức sản xuất cao nếu
nuôi với mật độ thích hợp và chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý. Khi áp
dụng hình thức nuôi gia cầm trên nền cần lưu ý một số điểm dưới
đây.
Nuôi trên lớp độn chuồng dày không thay đổi. Cho vào
nền chuồng lớp độn chuồng dày 8-10cm vào mùa hè, 15-20 cm vào
mùa đông trước khi cho gia cầm vào nuôi. Trong quá trình nuôi, độn
chuồng không thay đổi cho đến khi xuất chuồng toàn bộ đàn gia
cầm. Trong quá trình nuôi nếu độn chuồng bị ẩm, ướt có thể bổ sung
thêm cho đến khi lớp độn chuồng đạt 25-30 cm. Khi đó thay toàn bộ
lớp độn chuồng, tổng tấy uế, khử trùng chuồng nuôi rồi đưa lớp độn
chuồng mới vào nuôi đợt tiếp theo. Hình thức này có ưu điểm tiết
kiệm được chi phí độn chuồng, chuồng nuôi giữ ấm tốt, đàn gia cầm
không bị xáo trộn trong quá trình nuôi. Theo các nghiên cứu gần đây
cho rằng cách này có lợi cho gia cầm vì các yếu tố hiếm (vi lượng,
đặc biệt vitamin nhất là vitamin B12) có trong lớp độn chuồng
không thay đổi được gia cầm sử dụng rất hiệu quả. Theo A.. Pôpôv,
trong 100g chất độn chuồng chứa trung bình 42mg vitamin B12,
trong cả màu xuân số lượng có thể đạt đến 100mg. Tuy vậy có
nhược điểm là không khí dễ nhiễm bẩn, ẩm độ chuồng nuôi có thể
lên cao gây ảnh hưởng sức khỏa đàn gia cầm. Hình thức này áp dụng
cho chăn nuôi gà giống, gia cầm hướng thịt và các nhóm gia cầm
nuôi thời gian ngắn (gà con, gia cầm nuôi thịt).
Nuôi trên lớp độn chuồng thay đổi. Cho vào nền
chuồng lớp độn chuồng dày 5-10cm trước khi cho gia cầm vào
226
chuồng nuôi. Trong quá trình nuôi sau 10-12 ngày thay lớp độn
chuồng một lần, loại bỏ lớp cũ thay vào bằng lớp độn chuồng mới.
Hình thức này chuồng nuôi luôn khô, sạch, vệ sinh, nhưng chi phí
độn chuồng tăng lên, mỗi lần thay đổi độn chuồng gây xáo động đàn
gia cầm, ảnh hưởng đến sinh trưởng hoặc làm giảm đẻ trứng. Hình
thức này áp dụng cho đàn gia cầm phải nuôi trong thời gian dài (gia
cầm giống, gia cầm đẻ trứng).
Yêu cầu của nguyên liệu dùng làm chất độn chuồng.
Nguyên liệu dùng làm chất độn chuồng nuôi gia cầm phải thảo mãn
các yêu cầu: hút ẩm tốt. khả năng hút ẩm từ 140 đến 1200% so với
khối lượng ban đầu của nó; không bị nát vụn, không tạo nhiều bụi;
giá phải rẻ và dễ kiếm. Trong chăn nuôi gia cầm công nghiệp thường
sử dụng các nguyên liệu như lõi ngô (hút ẩm 140-150%); rơm, rạ,
trấu (240%, nếu dày 5cm hút ẩm đến 265%), tuy vậy rơm rạ có
nhược điểm là dễ bị mấm mốc; dăm bào được xem là tốt nhất cho
gia cầm con (420%); phân bò, phân ngựa khô (600-12000%); than
bùn khô (160%). Trên thực tế thường dùng hỗn hợp các nguyên liệu
này với nhau như trấu + mùn cưa, trấu + dăm bào… với những tỷ lệ
thích hợp.
7.2. Kỹ thuật nuôi dƣỡng gà
Căn cứ vào đặc điểm sinh lý, sinh trưởng phát dục và để
thuận tiện cho nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý, đàn gà được chia ra
các nhóm sau:
- Gà con. là gà từ khi nở ra khỏi mấy ấp (1 ngày tuổi)
đến 8 tuần tuổi (gà hướng trứng) hoặc 10 tuần tuổi (gà hướng thịt).
Gà broiler là gà nuôi sản xuất thịt theo quy trình công nghiệp kết
thúc, bán thịt luc 8-10 tuần tuổi.
- Gà dò (còn gọi là gà choai, gà đang lớn) là gà từ 8
hoặc 10 tuần tuổi cho đến 20 hoặc 22 tuần tuổi, tương ứng với
227
hướng chuyên dụng trứng hoặc chuyên dụng thịt. Đối với đàn gà
giống thì độ tuổi này thuộc giai đoạn gà hậu bị.
- Gà đẻ (hay gà sinh sản) là gà tiếp theo giai đoạn gà
dò, đẻ qủa trứng đầu tiên cho đến khi kết thúc chu kỳ sinh sản
(thường 12 tháng đẻ trứng) hoặc ở 500 ngày tuổi. Ở đàn gà giống
giai đoạn này gọi là gà sinh sản. Gà sinh sản khác với gà đẻ ở chỗ
trong đàn bắt buộc phải thả trống, đảm bảo cho trứng có phôi, ấp nở
để nhân đàn tiếp tục.
7.2.1. Kỹ thuật nuôi dƣỡng gia cầm con
7.2.1.1. Đặc điểm của gia cầm con.
Gia cầm con có tốc độ sinh trưởng nhanh, cường độ trao đổi
chất mạnh nhưng dung tích đường tiêu hoá nhỏ; khả năng tiêu hoá
còn thấp nên cần có chế độ nuôi dưỡng hợp lý. Khối lượng gia cầm
con nở ra khoảng 68-70% khối lượng trứng đưa vào ấp. Khối lượng
gia cầm tăng gấp 2-3 hoặc 5 lần trước 6 tuần tuổi và tăng trưởng kéo
dài đến khoảng 10 tuần tuổi, sau đó tốc độ sinh trưởng giảm đi rõ
rệt. Cùng với sự tăng trọng là sự hoàn thiện của bộ lông. Ở 4-5 tuần
tuổi bộ lông tơ của gia cầm con được thay bằng bộ lông vũ có khả
năng giữ ấm, còn trước 5 tuần tuổi bộ lông chưa hoàn thiện, khả
năng điều tiết thân nhiệt kém nên gia cầm con dễ bị nhiễm lạnh, đòi
hỏi nhiệt độ chuồng nuôi phải cao (350C). Giai đoạn 13-14 tuần tuổi
gia cầm thay bằng bộ lông hoàn thiện hơn và giữ cho đến trước khi
thành thục về tính. Sau khi thành thục về tính, gia cầm có bộ lông
của gia cầm trưởng thành. Cùng với sự tăng trưởng kích thước cơ
thể, tiêu thụ thức ăn của gia cầm cũng tăng lên nhưng hiệu quả sử
dụng thức ăn giảm xuống. trước 6 tuần tuổi gà hướng trứng tiêu thụ
khoảng 1 kg thức ăn hốn hợp, ở gà thịt (Broiler) là 2-2,3 kg. Tổng
thức ăn tiêu thụ cho gà cho đến thời điểm đẻ trứng là khoảng 8-12
kg.
Các cơ quan của cơ thể gia cầm phát triển với tốc độ khác
nhau qua các giai đoạn sinh trưởng phát dục của nó. Các cơ quan của
228
cơ thể có thể phân làm 3 nhóm liên quan đến giai đoạn phát triển.
Các cơ quan thành thục sớm là đầu, tim, gan, máu, ống tiêu hoá,; các
cơ quan phát triển ở mức trung bình là chân, phổi, cánh, lông, thân.
Trong đó các cơ quan: buồng trứng, ống dẫn trứng, lách, bài tiết và
mô mỡ của gia cầm thuộc nhóm thành thục muộn.
7.2.1.2. Công tác chuẩn bị nhận gà con một ngày tuổi
Trước khi đưa gà về nuôi cần chuẩn bị chu đáo chuồng trại,
các thiết bị dụng cụ chăn nuôi và đảm bảo khử trùng sạch sẽ.
Khử trùng chuồng trại: Chuồng trại được quét sạch bụi bẩn,
mạng nhện trên trần, lưới, sàn nhà. Khử trùng nền chuồng bằng cách
phun dung dịch formol 2%, liều lượng 0,5 lít trên 1m2 nền chuồng
hoặc quét một lớp nước vôi đặc lên trên nền chuồng (nền ximăng
hoặc lát ngạch); để khô trước khi cho vào lớp độn chuồng.
Chuẩn bị rèm che: rèm che quây quanh chuồng có thể làm
bằng cót, vải bạt nhưng phải đảm bảo kín , linh hoạt khi mở ra hoặc
đóng vào. Rèm che treo cách trần 30-40cm đảm bảo thông thoáng và
phủ sát nền chuồng để tránh gió lùa.
Chuẩn bị nguồn sưởi: nguồn sưởi có thể là lò sưởi điện, bếp
than, củi, trấu, bóng đèn điện… đảm bảo cung cấp nhiệt trong quây
gà lên được 36-37 0C. Phải được vận hành thử để kiểm tra trước khi
đưa gà vào chuồng.
Quây gà: quây gà được làm băng cót, bìa cứng, hộp gỗ…
quây có đường kính 2,5m, chiều cao 0,5m dùng cho 300 gà 1 ngày
tuổi. Quây có thể nới rộng, để có thể mở ra khi tuổi gà lớn lên.
Máng ăn, máng uống. Máng ăn, máng uống cho gia cầm
con có thể hình trụ, hình ống. Cần tính toán đủ cho đàn gà và phân
bố đều trong quây gà. Khay làm máng ăn, máng uống cỡ 70x70cm
cho 75-100 gà. Một số loại máng ăn, máng uống hiên đang sử dụng
trong chăn nuôi gia cầm con (hình 7.2, 7.3).
229
Hình 7. 2: Các dạng máng uống cho gia cầm con
230
Hình 7. 3: Các dạng máng ăn cho gia cầm
Nguyên liệu làm độn chuồng: nguyên liệu làm lớp độn
chuồng cho chăn nuôi gia cầm con có nhiều loại. Khi chọn nguyên
liệu làm độn chuồng cần chú ý là các vật liệu không nát vụn, có khả
năng giữ ẩm tốt, không tạo thành nhiều bụi, không bị nấm mốc.
Thông thường hay dùng phôi bào, mùn cưa, trấu, rơm rạ, phân ngựa
231
hoặc than bùn phơi khô làm độn chuồng. Lớp độn chuồng lúc đầu
dày 8-10cm, sau đó bổ sung hoặc thay mới.
Thức ăn, nước uống: chuẩn bị thức ăn theo yêu cầu độ tuổi
của gà , đảm bảo chất lượng thức ăn và không ẩm mốc. Nước uống
phải từ nguồn nước sạch và cung cấp đủ cho cả giai đoạn nuôi.
Tất cả dụng cụ, vật liệu đều được khử trùng sạch sẽ
trước khi đưa vào chuồng nuôi. Chú ý kiểm tra lưới, nền, trần để
phòng chuột, thú dữ có thể tấn công đàn gia cầm.
7.2.1.3-Chọn gà 1 ngày tuổi
Gà nở ra khỏi máy ấp cần được chọn lọc kỹ. Chọn gà có
khối lượng trung bình của giống, không quá to, không quá nhỏ. Gà
lông khô, bồng, min, mắt sáng tinh nhanh, bụng to mềm, không hở
rốn, khòeo chân, đứng vững trên hai chân. Loại bỏ gà quẹo mỏ, lông
xoăn, chân yếu, khòeo chân, rốn không kín có dính máu, có các dị
tật… Nhưng gà con nở đúng ngày quy định (không quá sớm, không
quá muộn) là những gà tốt. Cần tách riêng trống mái ngay khi gà 1
ngày tuổi (nếu có yêu cầu nuôi riêng).
7.2.1.4-Vận chuyển gà con
Gia cầm con dược vận chuyển tốt nhất bằng các xe chuyên
dụng, cũng có thể vận chuyển bằng tàu hoả, ô tô, máy bay hoặc xe
mô tô nhưng cần chú ý tránh xóc lắc mạnh, tránh gió lùa và gà xô
vào nhau chết vì ngạt. Gà con nở ra được đựng trong các hộp cỡ
450x450x125mm bằng bìa cotton hoặc hộp nhựa.
232
Hình 7. 4: Gà con mới nở ấp theo máy ấp tự chế tạo
Hộp được chia làm 4 ô nhỏ, mỗi ô 20-25 gà con 1 ngày tuổi,
xung quanh hộp có những lỗ thông hơi tránh ngạt. Nếu vận chuyển
đi xa, khi gà về cần mở hộp cho thông thoáng, cho uống nước có pha
vitamin C, B, glucose trước khi thả gà vào quây.
7.2.1.5- Kỹ thuật nuôi dưỡng gà con
Các yêu cầu đối với gà con
+Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố đầu tiên và cũng là yêu tố quan trọng nhất
trong chăn nuôi gia cầm con. Tuần đầu nhiệt độ trong quây gà là 33-
35
0C, cứ mỗi tuần sau đó giảm đi 2-3 0C và giữ ổn định ở 20-22 0C
lúc 8 tuần tuổi. Thực tế tuỳ thuộc vào sức khoẻ đàn gà và nhiệt độ
môi trường mà sử dụng nguồn sưởi, mùa hè có thể chỉ sử dụng 3-4
tuần đầu. Thường xuyên theo dõi quan sát đàn gà trong quây để điều
chỉnh nhiệt độ. Gà con phân tán xa nguôn sưởi, ép sát vào mép quây
là nhiệt độ cao. Gà tập trung thành cụm sát nguồn sưởi, chen lấn
nhau là nhiệt độ quá thấp. Gà phân bố đều trong quây, ăn uống tốt,
233
hoạt động linh hoạt là nhiệt độ thích hợp.Gà nằm dạt về một phía
của quây, chen lấn, kêu nhiều cân chú ý kiểm tra có gió lùa.
+Ẩm độ trong chuồng nuôi gà con thích hợp là 75-80%.
Tránh ẩm thấp do nước uống đổ ra nên chuồng.
+Mật độ nuôi
Mật độ nuôi là số gà/m2 nền chuồng. Trong những ngày đầu
một quây gà dùng cho 500 gà con thương phẩm hoặc 300 gà giống.
Sau 4-5 ngày nới rộng dần quây, sau 10 ngày có thể bỏ quây cho gà
tự do trên nền chuồng (nếu gà khoẻ, sinh trưởng tốt và thời tiết tốt).
Vẫn giữ quây nếu thời tiết xấu. Sau khi bỏ quây mật độ gà giống
8con/m
2, gà thịt thương phẩm 10-12 con/m2, gà trứng thương phẩm
18-22 con/m
2. Mật độ có thể thay đổi theo mùa nóng -lạnh.
+Sử dụng rèm che:
Tùy điều kiện thời tiết và độ tuổi gà mà sử dụng rèm che cho
thích hợp (bảng 7.1).
Bảng 7.1. Sử dụng rèm che chuồng nuôi gà con
Trạng thái rèm che Mùa hè Mùa đông
Che kín chuồng tuần1 tuần 1 và 2
Che kín bên có gió ban ngày,
ban đêm che kín hoàn toàn
tuần2 tuần 3
Cả ngày đêm che kín bên có
gió thổi
tuần 3 tuần 4
Tuỳ thời tiết có thể che hoặc
không che
Từ tuần 4; 5 trở đi
+Ánh sáng, thông thoáng
Tuần đầu gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ. Sử dụng bóng đèn
công suất 75-100W, định mức 3-4W/m2 nền chuồng (5-10lux). Thời
gian chiếu sáng các tuần tiếp theo giảm 2-4h/tuần, và giữ ở 18h/tuần
ở tuần thứ 8. Màu sắc ánh sáng tốt nhất ở gà con là màu đỏ hoặc ánh
sáng trắng(đèn neon), ánh sáng yêu cầu toả đều trong chuồng nuôi.
234
Cần thông thoáng tốt chuồng nuôi để đủ không khí sạch cho gà. Gà
con cần không khí sạch: 0,9-1,0 m3 vào mùa đông và 5-8m3 vào
mùa hè, có thể cao hơn nữa ở chuồng nuôi gà giống.
+Thức ăn và nuôi dưỡng gà con
Gà con 1-8 tuần tuổi có cường độ sinh trưởng nhanh, nhưng
không đồng đều. Giai đoạn 5-6 ngày tuổi đầu sinh trưởng châm, sau
đó nhanh dần và đạt đến 3% so với khối lượng cơ thể. Khối lượng
lúc 8-10 tuần tuổi cần đạt 600-800g/con gà hướng trứng và 800-
1000g/con ở gà giống nặng cân trung bình. Để đạt được khối lượng
này, thức ăn hỗn hợp cho gà con cần có:hàm lượng dinh dưỡng
(trong 1kg thức ăn) như sau:
Năng lượng trao đổi: 2750-2950 Kcal (11,50-12,34 MJ);
Protêin thô: 18-20%;
Canxi: 1,0-1,3%; Phốt pho: 0,75-0,80%.
Số lượng thức ăn cần thiết cho 1 con gà đến 10 tuần tuổi là
3kg (giống nặng cân trung bình) và 2,4 kg (giống hướng trứng).
Có thể chia ra các giai đoạn tuổi 1-3, 4-8 hoặc 1-3, 4-7; 7-10
tuần tuổi và điều chỉnh thức ăn theo từng giai đoạn. Thức ăn sử dụng
cho gà con, trong 1 kg thức ăn hỗn hợp cần có 3000-3200 Kcal năng
lượng trao đổi protein thô 19-21% ở 1-3 tuần tuổi đầu, sau đó giảm
xuống 2800-3000 Kcal và 17-19% tương ứng ở các tuần tiếp theo.
Thức ăn cho gà hâu bị. Sau 10 tuần tuổi tốc độ sinh trưởng
của gà giảm 3-1% khối lượng cơ thể. Sự thay đổi về tăng trọng cần
phải thay đổi thức ăn. Prôtêin thô giảm còn 15-16%, trong một số
trường hợp giảm còn 13%. Giai đoạn này, thức ăn hỗn hợp có:
Năng lượng trao đổi: 2750-3000 Kcal (11,50-12,55 MJ);
Protêin thô: 15-16%;
Canxi: 1,0-1,3%; Phốt pho: 0,70-0,80%.
Số lượng thức ăn cần thiết cho 1 con gà/1ngày đêm gần 100g
(giống hướng trứng); gần 130g (giống nặng cân trung bình). Cả giai
235
đoạn từ 10 đến 20-22 tuần tuổi cần 13kg thức ăn (giống nặng cân
trung bình) và 10 kg (giống hướng trứng).
+ Máng ăn, máng uống
Lượng cho ăn tự do bằng máng ăn tự động là tốt nhất. Cần
chứa đủ vitamin, khoáng trong thức ăn. Từ ngày tuổi thứ 43-46
chuyển dần thức ăn từ thức ăn cho gà con qua thức ăn cho gà dò theo
tỉ lệ 75/25, 50/50, 25/75 và 100. Nước uống sạch và đủ cho gà uống
tự do. Máng ăn cần 8-11cm/con, máng uống cần 2cm/con, ở gà
broiler tương ứng là 4 và 1,5cm/con.
+Chủng ngừa vaccine
Trong giai đoạn gà con cần cho uống hoặc tiêm phòng các
loại vaccine phòng bệnh đậu gà, Gumboro, Niucatxon, tụ huyết
trùng, viêm rốn…theo hướng dẫn của thú y (quy trình phòng bệnh
cho từng đối tượng gia cầm nuôi).
Ở vịt, ngan, ngỗng, gà tây con có quá trình nuôi tương tự như
chăn nuôi gà con. Các yếu tố kĩ thuật có điều chỉnh chút ít. Nuôi vịt
chăn thả thời vụ có quy trình nuôi vịt riêng.
Ở vịt: yêu cầu nhiệt độ 26-28 0C ở tuần đầu, 22-250C tuần thứ
2, 20-22
0
C tuần thứ 3 và 16-190C ở tuần cuối. Cần cung cấp không
khí sạch/1kg khối lượng sống trong 1 giờ là 0,7-1m3 trong mùa đông
và 4-5m
3
trong mùa hè. Kiểm tra điều chỉnh lượng khí độc trong
chuồng CO2 không quá 0,25% thể tích không khí, NH3 không quá
0,01cm
3
/lít và H2S không quá 0,005cm
3/lít. Chiếu sáng tuần đầu
24giờ (15-20lux), tuần thứ 2: 16-18 giờ từ tuần 3 trở đi giảm dần
xuống còn 10giờ (5-7lux). Máng ăn 1,5- 2cm/con tuần đầu, những
tuần sau 2-3cm/con, nuôi vịt giống có thể 10-15cm/con; máng uống
tương ứng với tuần tuổi trên là 1,2-1,5cm/con và 1,5-2cm/con và 10-
15cm/con.
Ở ngan: yêu cầu nhiệt độ 30-32 0C ở tuần đầu, giữ ổn định
nhiệt độ 21-240C tới tuần thứ 4, sau 4 tuần là 15-200C. Các yêu cầu
khác tương tự như ở vịt. Máng ăn 2,0- 2,5cm/con tuần đầu, những
236
tuần sau 3-4cm/con, nuôi vịt giống có thể 10-15cm/con; máng uống
tương ứng với tuần tuổi trên là 2,0-2,5cm/con và 2,5-3,0cm/con và
12-16cm/con.
7.2.2. Kỹ thuật nuôi dƣỡng gà dò
Sau khi kết thúc giai đoạn gà con, nếu nuôi thịt (broiler) thì
gà được xuất chuồng 8-10 tuần tuổi, nếu nuôi thả hoặc nuôi sinh sản
gà được chuyển nuôi theo quy trình nuôi gà dò. Nếu nuôi gà giống
thì chuyển qua giai đoạn nuôi gà hậu bị cho đến 20-22 tuần tuổi. Gà
dò cơ thể đã phát triển hoàn thiện nên ít chịu ảnh hưởng của điều
kiện ngoại cảnh. Trong chuồng nuôi không cần nguồn sưởi, quây,
rèm che và có thể nuôi chăn thả ngoài sân vườn…
7.2.3. Kỹ thuật nuôi dƣỡng gà đẻ (gà sinh sản)
Gà hướng thịt sau 22 tuần tuổi, gà hướng trứng sau 20 tuần
tuổi chuyển qua giai đoạn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm. Cũng ở độ
tuổi này nhưng là gà sinh sản lấy trứng giống đem ấp được gọi là gà
giống và chăn nuôi theo quy trình nuôi gà giống. Yêu cầu gà giống
khác gà thương phẩm là phải đảm bảo tỉ lệ trống/ mái thích hợp để
có tỉ lệ phôi, tỉ lệ ấp nở cao. Gà đẻ trứng thương phẩm thường loại
thải sau 1 năm đẻ (500-550 ngày tuổi), gà giống sinh sản có thể kéo
dài hơn.
7.2.3.1. Đặc điểm gia cầm sinh sản
Gia cầm từ khi đẻ quả trứng đầu tiên được xem là gia cầm
sinh sản hoặc là gia cầm giống. Gia cầm giống khác gia cầm sinh sản
ở chỗ có sự nuôi chung trống mái với tỉ lệ thích hợp để sản xuất ra
các quả trứng có phôi, ấp nở ra gà con. Ở gia cầm sinh sản có các
đặc điểm sau:
- Quy luật của sự đẻ trứng
Từ khi đẻ quả trứng đầu tiên gia cầm mái trải qua các biến đổi
về sinh lý, sinh hoá có liên quan đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng,
khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn. Ở gia cầm tơ hay gà
mái đẻ trứng năm đầu quy luật đẻ trứng diễn ra theo ba pha:
237
+Pha 1: Thường là từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến hết ba
tháng đẻ trứng. Trong pha này sản lượng trứng đẻ tăng từ ngày đẻ
đầu tiên đến khoảng 2-3 tháng đẻ. Đồng thời với tăng sản lượng
trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể gà mái tăng lên. Pha đầu
tiên của sự đẻ trứng thường kết thúc lúc 42 tuần tuổi.
+Pha 2: Sau khi sản lượng trứng đạt đỉnh cao thì pha 2 của sự
đẻ trứng băt đầu. Lúc này sản lượng trứng giảm từ từ nhưng khối
lượng trứng và khối lượng cơ thể gà không giảm, giai đoạn cuối gà
mái có biểu hiện tích luỹ mỡ. Pha 2 kéo dài đến khoảng 62 tuần tuổi,
khi sức đẻ trứng giảm xuống còn 65% so với tổng số gà mái đẻ trong
ngày.
+ Pha 3: Pha 3 tiếp theo pha 2 cho đến khi gà mái có biểu
hiện thay lông. Trong pha này sản lượng trứng giảm đến khi ngừng
đẻ hẳn. Khối lượng trứng giảm nhẹ hoặc ổn định, nhưng chi phí thức
ăn để sản xuất trứng tăng lên.
Gà đẻ trứng các năm sau, quy luật đẻ trứng diễn ra tương tự
như gà đẻ trứng năm đầu nhưng sản lượng trứng và thời gian kéo dài
đẻ trứng giảm đi. Sản lượng trứng theo năm đẻ ở gà và các đối
tượng gia cầm khác có khác nhau thể hiện trên bảng 7.2.
Trên thực tế gà đẻ trứng thương phẩm chỉ sử dụng 1 năm đẻ
trứng, gà giống có thể sử dụng ở cả năm đẻ thứ 2. Vịt sử dụng 2-3
năm, ngỗng 3-4 năm, gà tây 3-4 năm.
Đồ thị về quy luật đẻ trứng của gà mái thể hiện ở hình 7.5;
7.6.
238
Pha 1 Pha 2 Pha 3 Thay lông
Hình 7.5. Đồ thị về quy luật đẻ trứng ở gà năm đầu
Năm đẻ thứ nhất Năm đẻ thứ hai Năm đẻ thứ ba
Hình 7.6. Đồ thị về quy luật đẻ trứng ở gà qua các năm
Bảng 7.2: Sản lƣợng trứng qua các năm đẻ trứng ở gia cầm (%)
Năm đẻ Gà Vịt Ngỗng Gà tây
I 100 100 100 100
II 75 115 110 110
III 45 95 125 120
IV - 50 85 80
V - - 48 45
239
- Quá trình hình thành trứng diễn ra trong một thời gian
dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội tại cũng như ngoại cảnh.
Từ khi tế bào trứng hình thành ở buồng trứng, quá trình phát dục,
chín và rụng khỏi buồng trứng, di chuyên trong ống dẫn trứng để
hình thành lòng trắng, màng vỏ trứng, vỏ trứng và dược đẻ ra ngoài
diễn ra trong thời gian dài (bảng 2.3, 2.4, chương 2) và chịu ảnh
hưởng của nội tiết tố, trạng thái sinh lý của gia cầm, điều kiện dinh
dưỡng, điều kiện môi trường sống: nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết…Vịt
nhà thường đẻ tập trung từ 0 đến 8 giờ, vịt khakicampbell có 97%
tổng đàn đẻ lúc 7 giờ. Gà đẻ tập trung từ 10-13 giờ.
- Sản phẩm do gia cầm mái tạo ra có giá trị dinh dưỡng
cao. Trong đó hàm lượng protein chiếm 18-23%, trong protein có
đầy đủ các axitamin thiết yếu và cân đối với các yếu tố dinh dưỡng
khác. Vì vậy giá trị sinh vật học của trứng là 100%. Thịt gia cầm có
hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, tính ngon miệng cao. Thịt gia
cầm chứa hàm lượng protein 21% (trong khi ở thịt bò là 16%, thịt
lợn là 11%). Thành phần hoá học và giá trị năng lượng của thịt gia
cầm tình bày trên bảng 7.5).
Bảng 7.5. Thành phần hoá học và nhiệt năng (Q-kcalo)
có trong 100g thịt gia cầm
Loại gia
cầm
Tuần
tuổi
Nƣớc Lipid Protêin khoáng Q(kcal)
Gà trưởng
thành
52 65,5 13,7 19,0 1,0 200
Gà thịt
Broiler
46 67,5 11,5 19,8 1,2 180
Vịt trưởng
thành
48 49,1 37,0 13,0 0,6 365
Vịt thịt
Broiler
34 56,6 26,8 15,8 0,8 294
240
Ngỗng
trưởng
thành
54 48,9 38,1 12,2 0,8 369
Gà tây
trưởng
thành
51 60,0 19,1 19,9 1,0 250
Thành phần thịt gia cầm thay đổi phụ thuộc vào tuổi, loài,
phương thức chăn nuôi và thời gian nuôi.
7.2.3.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà sinh sản
- Chọn gà mái đẻ
Gà mái đẻ, đặc biệt gà giống cần được chọn lọc kỹ trước
khi lên đẻ và trong quá trình cho sinh sản. Ngoài việc chọn lọc theo
nguồn gốc, trong quá trình nuôi thường chọn theo ngoại hình để loại
thải kịp thời những gà mái đẻ kém ra khỏi đàn, tăng hiệu quả chăn
nuôi. Căn cứ vào độ lớn, độ mềm và độ đậm của mào, độ rộng của
bụng và vkhoảng cách của hai mỏm xương háng, độ mềm và bóng
của niêm mạc hậu môn của gà mái đẻ để chọn lọc. Những gà mái có
mào phát triển, mềm, đỏ tượ, độ rộng bụng đặt lọt 3 ngón tay trở lên,
bụng mềm, khoảng cách hai mỏm xương háng đặt lọt 2 ngón tay trở
lên, mỏm xương háng mềm, niêm mạc hậu môn ướt, mềm, độ đàn
hồi cao là những gà mái đẻ tốt. (xem hình 7.7).
- Mật độ nuôi
Mật độ nuôi là số gà /m2 nên chuồng, phụ thuộc vào loài, lứa
tuổi, hướng sản xuất và phương thức nuôi.
Gà giống hướng trứng nuôi nền: 3,5 con/m2
Gà giống hướng thịt nuôi nền :3 con/m2
Gà thương phẩm nuôi nền : 8-12 con/m2
Gà thương phẩm nuôi lồng : 16-30 con/m2
241
Hình 7. 7 : Ngoại hình gà mái đẻ tốt (bên trái) và đẻ kém
(bên phải)
- Nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi
Gà sinh sản nhiệt độ chuồng nuôi tốt nhất là 18-20oC, không
quá 25oC. Nếu nhiệt độ nuôi dưới 15oC hoặc cao hơn 30oC ảnh
hưởng lớn dến sức đẻ trứng và khối lượng trứng, tỉ lệ gà chết tăng
lên.
Ẩm độ chuồng nuôi gà sinh sản thích hợp là 60-70%.
242
- Chế độ chiếu sáng:
Thời gian chiếu sáng ở gà đẻ không dưới 14h/ngày dêm, tuần
đẻ thứ 16 trở đi tăng dần và đạt tối đa là 17h/ngày đêm. Cường độ
chiếu sáng 3-4 W/m2 nền. Ánh sáng màu đỏ có lợi cho gà đẻ.
- Thức ăn và nuôi dưỡng gà sinh sản
Gà mái đẻ (gà sinh sản) cần cho ăn thức ăn hỗn hợp với dinh
dưỡng đầy đủ. Trong 1kg thức ăn hỗn hợp gà đẻ cần:
Năng lượng trao đổi: 2700-2800 Kcal (11,29-11,71MJ);
Protêin thô: 15-18%;
Canxi: 2,1-3,2%; Phốt pho: 0,75-0,80%.
Số lượng thức ăn cần thiết cho 1 con gà mái đẻ/1ngày đêm
phụ thuộc khối lượng cơ thể, sản lượng trứng (bảng 7.6), hoặc xác
định theo tuổi và hướng sản xuất của gà (bảng 7.7). Các yế tố dinh
dưỡng khác theo hướng dẫn trên bảng 7.8, 7.9.
Bảng 7. 6: Thức ăn cho gà mái đẻ (g/ngày đêm) theo
khối lƣợng (P) gà và sản lƣợng trứng (SLT) khác nhau
SLT
(quả/
năm)
P gà
1,75kg/
con
P gà
2,00kg/
con
P gà
2,25kg/
con
P gà
2,50kg/
con
P gà
2,75kg/con
120 102,5 111,5 120 128 136
150 109 117,5 126 134 142
180 115 124 132,5 140,5 148,5
210 121,5 130 138,5 147 154,5
240 128 136 145 153 161
243
Bảng 7. 7: Lƣợng thức ăn cho gà sinh sản (g/ngày/con)
Tuần tuổi Gà hƣớng
thịt
Gà hƣớng
trứng
Gà thƣơng phẩm
nuôi lồng
23-24 100-130 107-112 105-110
25-26 120-140 110-120 110-115
27-28 140-155 110-120 110-115
29-42 140-155 110-120 110-115
43-52 135-150 110-118 110-115
53-64 130-145 108-115 105-110
- Máng ăn, máng uống
Máng ăn, máng uống đảm bảo đủ cho gà và phân bố đều
trong chuồng nuôi, tốt nhất sử dụng máng ăn, máng uống tự động.
- Ổ đẻ, cầu đậu
Trong chuồng nuôi gà sinh sản cần có ổ đẻ và sào đậu (cầu
đậu). Ổ đẻ được treo trên tường hoặc đặt trên mặt đất, kích thước có
thể khác nhau (hình 7.8). Đối với gà giống theo dõi cá thể, ổ đẻ cần
có cửa sập (tự động). Mỗi ổ đẻ dùng cho 3-4 gà mái.
Cầu đậu (sào đậu). Gia cầm xuất phát từ lớp chim nên thích đỗ trên
cao. Trong chuồng nuôi gà, nhất là gà đẻ phải bố trí các cầu đậu.
Cầu đậu là các thanh tre, gỗ vót nhẵn kích thước 0,2 x 0,4cm, đóng
dọc cách nhau 3-4 cm, hoặc nghiêng cách nhau 25-30cm, tạo thành
các giá đỗ hay cầu đậu. Chiều dài cầu đậu dành cho mỗi con gà 8-
10cm (hình 7.9).
244
Hình 7.8: Ổ đẻ dùng cho gia cầm mái
245
Hình 7.9: Cầu đậu cho gà đẻ
Bảng 7.8: Nhu cầu về năng lƣợng, protêin và một số axít amin
cho gà
Nhóm gà Gà
Broiler
Gà hậu bị
hƣớng trứng
Gà đẻ
hƣớng
trứng và
hƣớng thịt
Tuổi (tuần) 0-6 7-10 0-6 7-14 15-20 20- 54
Năng lượng trao
đổi (kcal/kg thức
ăn)
3200 3200 2900 2900 2900 2850
Protêin (%) 23 20 20 16 12 15
Lysine (%) 1,25 1,10 1,10 0,90 0,66 0,50
246
Methionine (%) 0,86 0,75 0,75 0,60 0,45 0,53
Methionine +
Cyctine (%)
0,46 0,40
0,40 0,35
0,40 0,32 0,24
0,35 0,28 0,21
0,28
0,25
Bảng 7.9: Nhu cầu về một số vitamin và khoáng cho gà
Tuổi gà (tuần) 0-8 9-18 Gà đẻ
(19-52)
Gà giống
(22-74)
Vitamin A (UI) 1500 500 4000 4000
Vitamin D (UI) 200 200 500 500
Calcium (%) 1,0 0,8 2,75 2,75
Phosphorus(%) 0,7 0,4 0,6 0,6
Sodium (%) 0,15 0,15 0,15 0,15
Các loại gia cầm khác như vịt, ngan, ngỗng, gà tây...về
nguyên tắc nuôi dưỡng như là gà, nhưng do có đặc điểm sinh sống
khác nhau nên trong quy trình chăn nuôi cụ thể cho mỗi loại cần có
yêu cầu riêng và điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật cho thích hợp. Dưới
đây là những kiến thức cơ bản nhất, cần tham khảo thêm các tài liệu
chuyên sâu cho các đối tượng nuôi này.
7.3. Kỹ thuật nuôi dƣỡng vịt, ngan, ngỗng
Chăn nuôi vịt là một nghề truyền thống khá phát triển ở nước
ta. Tổng đàn vịt ở việt Nam là 44 triệu con, chỉ đứng thứ hai sau
Trung Quốc. Trong đàn vịt thì vịt hướng trứng chiếm tới 63%, gắn
với phương thức chăn nuôi thả đồng thời vụ là chính. Nuôi nhốt kiểu
công nghiệp chỉ ở vịt giống và các giống vịt cao sản mới nhập vào
trong những năm gần đây. Ngoài vịt, ngan cũng được quan tâm phát
triển để cung cấp thịt cho nhu cầu trong nước. Chăn nuôi vịt cũng
đang tồn tại ba phương thức chính đó là:
- Nuôi chăn thả (nuôi quảng canh). Đây là phương thức chăn
nuôi truyền thống có từ lâu trong nhân dân. Theo phương thức này
247
vịt con được úm đến 3 tuần tuổi, tiếp đó được thả trên vuìng nước
hoặc trên đồng với giới hạn không hạn chế. Vịt đẻ có thể di chuyển
đi nhiều vùng cách xa nhau 20-30km hoặc hơn nữa. Thức ăn cho vịt
nuôi theo phương thức này chủ yếu là thóc, ngô mảnh. Thức ăn đạm
là cá, ốc, ếch nhái, côn trùng và động vật thủy sinh ở các nguồn
nước và thóc rơi vãi sau các vụ thu hoạch. Đầu tư làm chuồng trại
không lớn, chỉ là các lều, trại tạm để vịt nghỉ lại buổi tối hoặc khi
thời tiết xấu. Thích hợp với phương thức này là các giống vịt địa
phương, vịt lai nuôi lấy trứng hoặc lấy thịt thời vụ. Từ phương thức
này hình thành kỹ thuật ấp trứng vịt bằng trấu, thóc nóng ở các lò ấp
thủ công cung cấp vịt con giống và trứng vịt lộn. Ưu điểm là tận
dụng tốt điều kiện tự nhiên nuôi vịt, đầu tư thấp nên hiệu quả cao,
nhưng nhược điểm lớn là dễ dịch bệnh, sự phát triển, lây lan dịch
bệnh nhanh chóng gây hại không chỉ về kinh tế mà ảnh hưởng đến
môi trường và sức khoẻ con người. Từ sau khi có dịch cúm gia cầm
H5N1, phương thức nuôi này đang được hạn chế và cải tiến.
- Nuôi bán thâm canh. Phương thức này vịt 0-3 tuần tuổi nuôi
trong chuồng ấm hoàn toàn có lớp độn chuồng dày không thay đổi,
có sân chơi, bể nước để vịt tắm. Sau 3 tuần vịt được chuyển ra gần
mặt nước (ao, hồ, đầm, phá, kênh rạch) đề bơi lộ, tìm thêm thức ăn.
Thức ăn tự phối chế hoặc thức ăn công nghiệp do con người cung
cấp là chính.
- Nuôi thâm canh. Vịt được nuôi nhốt hoàn toàn, trong
chuồng, trên nền có độn lót hoặc trên sàn. Tiểu khí hậu chuồng nuôi
được khống chế thích hợp. Thức ăn, nước uống cung cấp chủ động
và đầy đủ, quá trình tự động hóa và cơ khí hóa cao.
248
Hình 7. 10: Ngan pháp dòng R71 và con lai với vịt
Super Meat
- 7.3.1. Kỹ thuật nuôi vịt thâm canh.
Nuôi thâm canh áp dụng cho các cơ sở giống quốc gia, nuôi
giữ giống gốc, sản xuất, cung cấp giống cho các cơ sở sản xuất
thương phẩm. Các yêu cầu kỹ thuật chính cho vịt nuôi nhốt là:
249
+ Nhiệt độ chuồng nuôi 15-20 0C, ẩm độ 70-75%; không khí
sạch chuồng nuôi: 8 m3 không khí/giờ/1kg khối lượng sống. Lượng
H2S không quá 0,007mg/lít, NH3: 0,034mg/lít, CO2 : 0,025mg/lít.
+ Chiếu sáng: vịt con 8 giờ/ngày, vịt đẻ 14giờ/ngày, cuối kỳ đẻ
trứng có thể đến 16giờ/ngày. Cường độ chiếu sáng 5W/m2 nền,
tương đương 15lux.
+ Thức ăn và nuôi dưỡng vịt.
Các nghiên cứu đã khẳng định rằng vịt ít mẫn cảm với số lượng
và chất lượng prôtêin, và đồng hóa prôtêin tốt hơn ở gà. Vịt và
ngỗng ở 2 tháng tuổi sử dụng năng lượng trong thức ăn tương ứng
79,5% và 80,5%, trong khi đó gà chỉ là 65,5% (Shinhesova,1966).
Thức ăn cho vịt thịt (broiler). Vịt 50-55 ngày tuổi tốc độ sinh
trưởng nhanh và khối lượng tăng 50-60 lần so với lúc mới nở, đạt
khối lượng 2,5-3,0kg/con. Theo đặc điểm sinh trưởng thức ăn cho
vịt chia làm 2 dạng: thức ăn khởi động và thức ăn vỗ béo. Giai đoạn
2-3 tuần đầu sau khi nở, thức ăn cần:
Năng lượng trao đổi: 2800-2900 Kcal (11,71-12,13MJ);
Protêin thô: 18-20%;
Canxi: 0,6-0,8%; Phốt pho: 0,6-0,7%.
Vịt không nhận biết được việc giảm hay tăng thức ăn có
nguồn gốc động vật. Hàm lượng thích hợp thức ăn prôtêin động vật
trong giai đoạn này là 25-30%, còn ở thức ăn giai đoạn vỗ béo là
10% so với tổng lượng prôtêin trong thức ăn. Giai đoạn vỗ béo từ
sau 3 tuần tuổi, thức ăn cho vịt cần có:
Năng lượng trao đổi: 3000- 3100 Kcal (12,55- 12,97MJ);
Protêin thô: 15- 16%;
Canxi: 0,6-0,8%; Phốt pho: 0,6-0,7%.
Theo Donchev và cộng sự, 1973: sự phát triển khối lượng vịt
là như nhau khi cho ăn thức ăn với 18% prôtêin thô và cho ăn thức
ăn với 12% prôtêin thô, có bổ sung 0,2% lysine và 0,1% DL-
250
Methionine. Số lượng thức ăn cần thiết cho 1 con vịt trong cả giai
đoạn này là 7,5-8,0Kg.
Hình 7. 11: Vịt Super Meat và con lai với ngan Pháp dòng R71
251
Nuôi dưỡng vịt hậu bị. Trước 7-8 tuần tuổi vịt ăn thức ăn như
của vịt thịt. Sau 8 tuần tuổi cho vịt ăn hỗn hợp thức ăn với 12%
prôtêin thô, nếu nuôi nước thả vịt xuống nước cho ăn thức ăn hõn
hợp 160-170g/con/ngày đêm và cho ăn thức ăn xanh. Từ 8 tuần tuổi,
tốc độ sinh trưởng giảm. Lượng thức ăn cho cả giai đoạn là 17-20kg
thức ăn.
Nuôi dưỡng vịt đẻ. Vịt bắt đầu vào đẻ lúc 6-8 tháng tuổi (tuy
theo giống), tỷ lệ đẻ trứng coa nhất tới 70-90%. Vịt đẻ cần cho ăn
thức ăn hỗn hợp chứa:
Năng lượng trao đổi: 2300- 2600 Kcal (9,62- 10,88MJ);
Protêin thô: 16- 18%;
Canxi: 2,3- 2,6%; Phốt pho: 0,6-0,8%.
Trong chăn nuôi gia đình ngoài thức ăn hỗn hợp cho ăn thêm
thức ăn xanh với lượng 50-60g/con/ngày.
+ Nước uống cho vịt
Vịt cần được cung cấp đủ nước uống sạch. Nước uống cần 600-
700ml/con/ngày đêm, nếu ăn thức ăn viên cần 1000ml
nước/con/ngày đêm.
+ Các yêu cầu kỹ thuật khác có thể tham khảo tiêu chuẩn ở
bảng 7.10, của hãng Chery Velley (1996), cho vịt sinh sản.
Bảng 7. 10: Tiêu chuẩn nuôi dƣỡng đàn vịt sinh sản hƣớng thịt
( theo hãng Chery Velley, 1996)
Yêu cầu Tuổi vịt 5-180
ngày
Tuổi vịt 181-390
ngày
Mật độ nuôi (con/m2) 3 16
Máng ăn (cm/con) 25 30
Máng uống (cm/con) 15 20
Thời gian kéo dài đẻ
trứng: Chu kỳ I
Chu kỳ II
210
190
252
7.3.2. Kỹ thuật nuôi vịt chăn thả
Nuôi vịt chăn thả là phương thức nuôi cổ truyền của người
nông dân nước ta. Con vit, lúa nước, gần đây mở rộng hơn việc nuôi
vịt trên các vùng nước trong hệ thống canh tác lúa-vit, lúa-vịt-
cá…đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho người chăn nuôi và cung
cấp một phần thực phẩm cho người tiêu dùng.
Kỹ thuật nuôi vịt chăn thả có thể chia ra các giai đoạn sau:
- Úm vịt con (nuôi vịt con)
Vịt sau khi nở ra khỏi trứng, nuôi dưỡng trong chuồng 3 tuần
đầu. Thức ăn cho vịt chuyển dần từ cơm, bún dấp nước (3 ngày tuổi
đầu), qua cơm gạo lức (4-10 ngày tuổi), qua gạo ngâm mềm (11-15
ngày tuổi), chuyển qua thóc luộc chín (16-18 ngày tuổi) và cuối cùng
là thóc sống (17-20 ngày tuổi). sau 20 ngày tuổi vịt đã ăn thóc sống
thành thạo, được nuôi thả trên đồng lúa sa khi thu hoạch, trên các bãi
bồi, các nguồn nước với thức ăn chính là thóc và động vật thủy sinh
của các nguồn nước. Cùng với thức ăn trên, từ ngày thứ 3 trở đi, cần
cung cấp thức ăn đạm (mồi), thường là tôm, tép, cá con, giụ đất, giun
đỏ,cua ốc đập vỡ vỏ; sau 10 ngày bổ sung bột cá. Cho ăn rau xanh
thái nhỏ, bèo tấm, bèo hoa dâu…Số lượng thức ăn và số lần cho ăn
tùy thuộc vào tuổi vịt và kinh nghiệm của mỗi chủ hộ. Vịt con được
giữ ấm và tập làm quen với nước từ ngày tuổi thứ 5-6, thời gian bơi
lội tăng dần. Các điều kiện chuồng nuôi như yêu cầu với nuôi vịt
nhốt hoàn toàn, cần chú ý tránh sự tấn công và phá hoại cuả thú dữ,
chuột.
Vịt con sau 21 ngày nếu nuôi thịt thời vụ sẽ được thả trên
đồng và cho ăn thêm thức ăn vào đầu ngày (trước khi thả vịt) hoặc
cuối ngày (khi vịt về chuồng), hoặc nhốt vịt, nuôi vỗ béo 5-10 ngày
trước khi bán thịt nếu đồng chăn ít mồi, thời gian chăn thả ngắn.
Nuôi theo phương thức này vịt xuất bán lúc 60-70 ngày tuổi, khối
lượng 1,2-1,6kg/con (giống thịt có khối lượng cao hơn), chi phí thức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kỹ thuật nuôi dưỡng gà.pdf