Có rất nhiều phƣơng pháp chẩn đoán tác nhân
gây bệnh, trong đó đa phần là các kỹ thuật
nuôi cấy, xác định hình thái học vẫn sử dụng
nhiều. Tuy nhiên, những kỹ thuật này thƣờng
mất thời gian, phức tạp, độ chính xác không
cao. Kỹ thuật LAMP khắc phục đƣợc hầu hết
những nhƣợc điểm của các phƣơng pháp
trƣớc đây. Trên thế giới có hàng trăm bộ kit
đƣợc xây dựng dựa trên kỹ thuật này. Đối với
Việt Nam, đây là một hƣớng đi mới nhằm xây
dựng các bộ kít chuẩn đoán nhanh và chính
xác các tác nhân gây bệnh góp phần làm giảm
thiểu bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật LAMP (Loop-Mediated Isothermal Amplification)- hướng đi mới trong việc tạo kit phát hiện nhanh bệnh truyền nhiễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Phú Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 43 - 48
43
KỸ THUẬT LAMP (LOOP-MEDIATED ISOTHERMAL AMPLIFICATION)-
HƢỚNG ĐI MỚI TRONG VIỆC TẠO KIT PHÁT HIỆN NHANH BỆNH
TRUYỀN NHIỄM
Hoàng Phú Hiệp1, Lê Quang Huấn2*
1 Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên;
2 Viện Công nghệ Sinh học, VAST
TÓM TẮT
Kỹ thuật tái bản đẳng nhiệt (LAMP) là một phƣơng pháp tái bản acid nucleic (DNA hoặc RNA)
trong một nhiệt độ duy nhất sử dụng một bộ mồi đƣợc thiết kế đặc biệt và một DNA polymerase
có khả năng vừa tách mạch đôi vừa tổng hợp. Sản phẩm DNA là cấu trúc gốc vòng do sự lặp lại
nhiều lần của gen đích. LAMP là phƣơng pháp có độ đặc hiệu cao, hiệu quả, nhanh chóng và sản
phẩm có thể quan sát trực tiếp trong ống phản ứng, do vậy phƣơng pháp LAMP có thể là một
phƣơng pháp đặc biệt hữu ích để chẩn đoán bệnh truyền nh iễm nhƣ nhƣ virus, vi khuẩn,
ký sinh trùng ...
Từ khoá: LAMP, PCR, mồi FIP, mồi BIP, DNA gốc vòng.
MỞ ĐẦU*
Kỹ thuật LAMP (Loop-mediated isothermal
amplifcation ) đƣợc nghiên cứu và phát triển
bởi công ty Eiken Chemical Co. Ltd. Đây một
phƣơng pháp nhân bản gen mới , có thể tổng
hợp một đoạn DNA lớn mà không cần các
chu trình biến nhiệt [1]. Đặc điểm phƣơng
pháp là sử dụng 4 mồi khác nhau đƣợc thiết
kế đặc biệt để nhận ra 6 vùng riêng biệt trên
gen đích và phản ứng diễn ra ở một nhiệt độ
duy nhất. Quá trình tái bản và phát hiện gen
đích chỉ diễn ra trong một bƣớc duy nhất.
Thành phần phản ứng gồm có mẫu, mồi,
enzyme DNA polymerase, hỗn hợp phản ứng
đƣợc ủ ở 65oC. Phƣơng pháp này có hiệu quả
khuyếch đại cao khoảng 109-1010 lần trong
15-60 phút. So với các phƣơng pháp nhƣ
PCR, Realtime PCR,... LAMP có nhiều ƣu
điểm hơn nhƣ: chính xác, đơn giản, giá thành
thấp và đặc biệt là thời gian thực hiện ngắn và
có thể phát hiện kết quả bằng mắt thƣờng. Do
vậy, LAMP thƣờng đƣợc sử dụng để tạo các
bộ kit chẩn đoán nhanh đƣợc phổ biến rộng
rãi trên thế giới.
Phƣơng pháp LAMP rất đơn giản để thực
hiện [2, 3], phƣơng pháp này là phƣơng pháp
tổng hợp thay thế DNA tƣ̀ sợi đôi và tƣ̣ quay
*
Email: huanlequang@gmail.com
vòng nhờ enzyme Bst DNA polymerase và
bốn mồi đƣợc thiết kế đặc biệt : hai mồi trong
(FIP và BIP) và hai mồi ngoài (F3 và B3).
Hơn nữa Nagamine và cộng sự (2002) đƣa ra
phƣơng pháp mới bằng cách đặt mồi vòng
xuôi và ngƣợc (LF và LB) làm phản ứng
LAMP đƣợc tiến hành nhanh hơn. LAMP là
phản ứng nhân bản DNA hết sức đặc hiệu, chỉ
xảy ra khi có điều kiện cần và đủ cho phản
ứng, đó là chỉ khi cả 4 chuỗi mồi, bao gồm
các mồi đơn F3, B3, các mồi FIP (F1c+F2),
BIP (B1c+B2) bám đƣợc vào 6 chuỗi đích
của khuôn, thì sản phẩm DNA-vòng mới
đƣợc tạo ra và mới phát hiện đƣợc. Chỉ một
hay vài mồi không hoạt động, hoặc không
bám đặc hiệu, sản phẩm DNA-vòng sẽ không
đƣợc tạo ra. Đặc biệt sản phẩm của phản ứng
có thể quan sát bằng mắt thƣờng do sự kết tủa
của phản ứng tạo muối pyrophotphate
(Mg2P2O7) hoặc phát quang khi nhuộm bằng
thuốc nhuộm [2, 4].
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA
PHƢƠNG PHÁP LAMP CHỌN GEN ĐÍCH
VÀ THIẾT KẾ MỒI
Gen đích của phản ứng LAMP dài khoảng từ
200- 2000 nucleotide, do vậy vùng cần tái bản
thích hợp đối với mọi gen hay một đoạn
nucleotide của mọi sinh vật. Trên gen đích có
6 vùng bao gồm vùng F3/F3c, F2/F2c,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hoàng Phú Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 43 - 48
44
F1/F1c ở đầu 3’ và vùng B1/B1c, B2/B2c,
B3/B3c ở đầu 5’.
Những trình tự này là cơ sở cho việc thiết kế
4 cặp mồi đặc biệt: FIP, BIP, F3, B3. Trong
đó mồi FIP (Forward Inner Primer) gồm 2
phần: vùng F2 (ở đầu 3’) là vùng bổ sung cho
F2c và đƣợc nối với vùng F1c ở đầu 5’; mồi
BIP (Backward Outer Primer) gồm 2 phần:
vùng B2 (ở đầu 3’) là vùng bổ sung cho B2c
đƣợc nối với vùng B1c ở đầu 5’; mồi F3
(Forward Outer Primer) chứa vùng F3, là
trình tự bổ sung cho vùng F3c; mồi B3
(Backward Outer Primer) chứa vùng B3, là
trình tự bổ sung cho vùng B3c.
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHẢN ỨNG
Kỹ thuật LAMP dựa vào sự tổng hợp DNA
thay thế sợi đôi diễn ra ở 60- 65oC trong
khoảng 45-60 phút với sự có mặt của enzyme
Bst DNA polymerase, dNTPs, cặp mồi đặc
biệt và DNA khuôn. Cơ chế phản ứng LAMP
gồm ba bƣớc: tạo vật liệu khởi đầu, tái bản và
kéo dài chuỗi, cuối cùng là lặp lại chu kỳ [1].
Bƣớc 1- Tạo vật liệu khởi đầu: Một trong
những mồi LAMP sẽ bám vào trình tự DNA
đích, sau đó dƣới tác dụng của enzyme Bst
polymerase có hoạt tính tách sợi và kéo dài
sợi mới theo chiều 3’-5’. Ở đây chúng tôi lấy
ví dụ từ mồi FIP. Các mồi khác sẽ tƣơng tự,
kết quả thu đƣợc một sản phẩm là đoạn DNA
sợi đơn đƣợc giới hạn bởi 2 trình tự là F1 và
B1c. Mồi FIP bám vào vị trí F2c sau đó kéo
dài mạch DNA (Hình 2B). Tiếp theo mồi F3
sẽ bám vào vị trí F3c trên 2 mạch mới để kéo
dài mạch (hình 2D). Ở bƣớc này sẽ tách mạch
vừa tổng hợp bởi mồi F1c ra (hình 2F), sau đó
ở đầu 5’ của mạch này, do trình tự F1c bổ
sung với với F1 nên sẽ hình thành cấu trúc
vòng ở đầu 5’ này (hình 2G). Tƣơng tự mồi
BIP và B3 sẽ bám vào và tổng hợp sợi mới.
Kết quả thu đƣợc sản phẩm DNA đơn có giới
hạn bởi 2 mồi là FIP và BIP (hình 2I). Sợi
DNA này có 2 đầu cuộn lại hình thành cấu
trúc gốc vòng (stem-loop) (do trình tự F1 bắt
cặp bổ sung với F1c và B1c bắt cặp bổ sung
với B1). Cấu trúc này sẽ là cấu trúc khởi đầu
cho quá trình tái bản của phƣơng pháp LAMP
(chu kỳ lặp lại LAMP).
Bƣớc 2- Chu kỳ tái bản và kéo dài chuỗi: Trong
chu kỳ tái bản và kéo dài chuỗi, mồi FIP liên kết
với vòng trong cấu trúc DNA gốc vòng (stem-
loop DNA) ở vùng F2/F2c và tổng hợp sợi
DNA thay thế, đồng thời do cấu trúc vòng ở đầu
3’ (do trình tự FIP tạo thành) sẽ đƣợc kéo dài và
hình thành cấu trúc vòng ở vị trí kết thúc của
trình tự BIP. Cấu trúc vòng của trình tự BIP lại
đƣợc kéo dài hình thành nên cấu trúc sợi kép
đƣợc gấp khúc ở giữa và một sợi đơn có cấu
trúc vòng ở hai đầu. Cả hai sản phẩm này đều là
DNA mẫu cho mồi BIP trong các chu kỳ tái bản
tiếp theo. Sản phẩm cuối cùng là hỗn hợp DNA
gốc vòng với cấu trúc gấp khúc và độ dài khác
nhau của cùng một trình tự (hình 3) [1].
Bƣớc 3- Lặp lại chu kỳ: Cứ nhƣ vậy, các mồi
FIP và BIP của cả hai sợi khuôn thay phiên
nhau tổng hợp DNA bổ sung và tạo gốc vòng
ở cuối mỗi sợi. Phản ứng cứ vậy tiếp tục và
có thể tạo nên 109 - 1010 bản sao DNA mạch
trong vòng khoảng 15 phút đến 1 giờ.
Khi mẫu có bản chất là RNA, thì có 2 cách:
thứ nhất có thể tạo cDNA trƣớc sau đó tiến
hành phản ứng LAMP bình thƣờng [5]; hoặc
có thể thực hiện phản ứng RT-LAMP (phản
ứng LAMP ngƣợc), phƣơng pháp này cần bổ
sung enzyme sao chép ngƣợc (reverse
transcriptase).
Hình 1. Bộ mồi phản ứng LAMP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hoàng Phú Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 43 - 48
45
Hình 2. Tạo vật liệu khởi đầu
Hình 3. Tái bản và kéo dài chuỗi DNA
PHÁT HIỆN SẢN PHẨM PHẢN ỨNG
LAMP
Điều đặc biệt là, khi sử dụng dẫn chất deoxy-
nucleotide triphosphate (dNTP), theo qui luật
tổng hợp DNA, các gốc phosphate đƣợc giải
phóng ra sẽ kết hợp với i-on Mg++ có trong
thành phần của phản ứng để tạo nên chất tủa
vẩn đục Mg2P2O7 (Magnesium
pyrophosphate) có màu trắng. Từ nguồn
khuôn DNA/RNA khoảng vài picogram (pg),
thậm chí vài femtogram (fg)) DNA là đủ (1
microgram = 10
3
nanogram = 10
6
picogram =
10
9
femtogram) đã có khoảng vài trăm ngàn
chuỗi DNA vòm sinh ra đủ để tạo nên chất
vẩn đục màu trắng của phản ứng dƣơng tính.
Có bao nhiêu chuỗi nucleotide ban đầu làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hoàng Phú Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 43 - 48
46
khuôn, kết quả sẽ có một hàm lƣợng chừng ấy
sản phẩm tƣơng ứng đƣợc tạo ra theo tỷ lệ
thuận và nếu chuẩn hóa thành phần MgSO4 để
biết lƣợng ion Mg++, chúng ta có thể xác định
đƣợc hàm lƣợng sản phẩm DNA vòm; và đó
cũng là nguyên lý định lƣợng của phản ứng
LAMP định lƣợng (real-time LAMP) [4].
Một vài phƣơng pháp khác có thể sử dụng để
xác định chắc chắn phản ứng LAMP xảy ra
hay không. Thông thƣờng nhất đó là điện di
trên gen agarose, với thuốc nhuộm nhƣ
ethidium bromide. Dƣới ánh sáng UV, bản
gel có cấu trúc giống thang chuẩn DNA từ
kích thƣớc nhỏ nhất của DNA đến tận các
giếng, điều này là do sản phẩm có cấu trúc
gốc vòng (stem loop) có độ dài khác nhau của
phản ứng LAMP. Một cách khác, sản phẩm
có thể quan sát trực tiếp trong ống phản ứng
sau khi thêm thuốc nhuộm SYBR Green I
(Karlsen et al. 1995).
Thêm thuốc nhuộm huỳnh quang (fluorescent
detection reagent- FDR) vào hỗn hợp phản
ứng LAMP cho phép quan sát sản phẩm trực
tiếp dƣới tia UV và làm giảm sự nhiễm bẩn
đối với sản phẩm. Calcein trong FDR kết hợp
với ion Mg++ và loại bỏ những phần cặn. Nhƣ
đã biết ion pyrophosphate đƣợc tạo ra nhƣ sản
phẩm phụ của phản ứng LAMP, chúng sẽ kết
hợp và loại manganese từ calcein, và kết quả
là chỉ nhận dạng đƣợc các gen đích phát
quang [6, 7]. Ngoài ra một trọng lƣợng phân
tử nhỏ PEI có thể thêm vào sản phẩm phản
ứng, sau khi ly tâm trong 10s ở 6000rpm để
tạo thành phức PEI-sản phẩm không hoà tan
có chứa mẫu dò huỳnh quang đƣợc gắn nhãn.
Ống phản ứng có thể quan sát dƣới đèn UV
thông thƣờng hoặc bằng kính hiển vi huỳnh
quanh [8].
Tƣơng tự, cũng giống nhƣ phƣơng pháp PCR
định lƣợng (real-time PCR) dựa vào hàm
lƣợng phát quang (fluorescence) sinh ra tƣơng
ứng với sản phẩm có từ khuôn; LAMP cũng
đƣợc phát triển thành LAMP định lƣợng
(real-time LAMP) trên cơ sở xác định hàm
lƣợng chất tủa (turbidity), đo đƣợc bằng một
dụng cụ gọi là vẩn kế (turbidimeter) có tỷ lệ
thuận với sản phẩm DNA-vòm sản sinh ra
trong phản ứng [5, 9].
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA PHƢƠNG
PHÁP LAMP
Phát hiện mầm bệnh virus
Một số virus sử dụng phƣơng pháp LAMP
phát hiện nhƣ: Corona (SARS), Distemper,
Herpes, Influenza, Japanese encephalitis,
Measles, Mumps, Newcastle, Parvovirus,
West Nile virus etcMột số xét nghiệm
LAMP đã đƣợc phát triển nhằm phát hiện
mầm bệnh do virus gây ra ở ngƣời [10-12],
động vật [6, 11] và cá [13].Đối với các tác
nhân là virus, đa phần kỹ thuật RT-LAMP
đƣợc ứng dụng để phát hiện [14, 15]. Những
nghiên cứu này cho thấy sử dụng phƣơng
pháp LAMP cho độ nhạy tốt hơn so với
phƣơng pháp PCR hay nested PCR.
Phát hiện mầm bệnh vi khuẩn
Một vài vi khuẩn gây bệnh đã đƣợc phát hiện
thành công bằng kỹ thuật LAMP. Báo cáo
đầu tiên vào năm 2004 bởi Savan [16] đối với
bệnh edwardsiellosis, một bệnh ở cá gây ra
bởi Edwardsiella tarda ở Nhật Bản. Sử dụng
gen haemolysin cho thấy, phản ứng LAMP có
độ nhạy cao hơn so với PCR, không có phản
ứng dƣơng tính nào đối với 12 chủng vi
khuẩn liên quan. Sử dụng 4 mồi của gen
eip18 Yeh và cs đã phát hiện nhanh vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri ở cá trê và không có
phản ứng đặc hiệu xảy ra khi kiểm tra với 12
dòng vi khuẩn khác [17]. Đối với vi khuẩn
chủng E. coli, phƣơng pháp LAMP cũng
đƣợc sử dụng, trình tự mồi đƣợc thiết kế dựa
trên các gen malB [18], gen stx2 [19],...
Phát hiện mầm bệnh ký sinh
Năm 2004, Ikadai và cs đã sử dụng mồi đƣợc
thiết kế từ gen 18S rRNA cho phƣơng pháp
PCR và LAMP để phân tích và phát hiện
nhanh ký sinh trùng Babesia gibsoni ở chó.
[20]. Phƣơng pháp LAMP cũng đƣợc sử dụng
để phát hiện nhanh các ký sinh trùng khác
nhƣ: African trypanosomes, Plasmodium
falciparum... So với phƣơng pháp PCR,
LAMP có độ nhạy hơn thậm chí tới 100 lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hoàng Phú Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 43 - 48
47
KẾT LUẬN
Có rất nhiều phƣơng pháp chẩn đoán tác nhân
gây bệnh, trong đó đa phần là các kỹ thuật
nuôi cấy, xác định hình thái học vẫn sử dụng
nhiều. Tuy nhiên, những kỹ thuật này thƣờng
mất thời gian, phức tạp, độ chính xác không
cao. Kỹ thuật LAMP khắc phục đƣợc hầu hết
những nhƣợc điểm của các phƣơng pháp
trƣớc đây. Trên thế giới có hàng trăm bộ kit
đƣợc xây dựng dựa trên kỹ thuật này. Đối với
Việt Nam, đây là một hƣớng đi mới nhằm xây
dựng các bộ kít chuẩn đoán nhanh và chính
xác các tác nhân gây bệnh góp phần làm giảm
thiểu bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. 1. Notomi T., Okayama H., Masubuchi H.,
Yonekawa T., Watanabe K., Amino N. and Hase
T., 2000,"Loop-mediated isothermal amplification
of DNA".Nucleic Acids. Res., 28(12), 7.
[2]. 2. Mori Y., Nagamine K., Tomita N. and
Notomi T., 2001,"Detection of Loop-Mediated
Isothermal Amplification Reaction by Turbidity
Derived from Magnesium Pyrophosphate
Formation".Biochem. Biophys. Res., 289(1), 150-
154.
[3]. 3. Nagamine K., Watanabe K., Ohtsuka K.,
Hase T. and Notomi T., 2001,"Loop-mediated
isothermal amplification reaction using a
nondenatured template".Clin. Chem., 47(9), 1742-
1743.
[4]. 4. Goto M., Honda E., Ogura A., Nomoto A.
and Hanaki K.-I., 2009,"Colorimetric detection of
loop- mediated isothermal amplifcation reaction
by using hydroxy naphthol blue".BioTechniques,
46, 167-172.
[5]. 5. Parida M., Sannarangaiah S., Dash P. K.,
Rao P. V. L. and Morita K., 2008,"Loop mediated
isothermal amplification (LAMP): a new
generation of innovative gene amplification
technique; perspectives in clinical diagnosis of
infectious diseases".Reviews in Medical Virology,
18(6), 407-421.
[6]. 6. Imai M., Ninomiya A., Minekawa H. and
T. N., 2007,"Rapid diagnosis of H5N1 avian
influenza virus infection by newly developed
influenza H5 hemagglutinin gene-specific loop-
mediated isothermal amplification method".J.
Virol. Methods, 141, 173–180.
[7]. 7. Yoda T., Suzuki Y., Yamazaki K., Sakon
N., Kanki M., Aoyama I. and Tsukamoto T.,
2007,"Evaluation and application of reverse
transcription loop-mediated isothermal
amplification for detection of noroviruses.".J.
Med. Virol., 79(3), 326-334.
[8]. 8. Mori Y., Hirano T. and Notomi T.,
2006,"Sequence specific visual detection of
LAMP reactions by addition of cationic
polymers".BMC Biotechnol., 10(6), 3.
[9]. 9. Mori Y., Kitao M., Tomita N. and Notomi
T., 2004,"Real-time turbidimetry of LAMP
reaction for quantifying template DNA.".J.
Biochem. Biophys. Methods., 59(2), 145-157.
[10]. 10. Bista B. R., Ishwad C., Wadowsky R. M.,
Manna P., Randhawa P. S., Gupta G., Adhikari
M., Tyagi R., Gasper G. and Vats A.,
2007,"Development of a Loop-Mediated
Isothermal Amplification Assay for Rapid
Detection of BK Virus".J. Clin. Microbiol., 45(5),
1581–1587.
[11]. 11. Jayawardena S., Cheung C.Y., Barr I.,
Chan K.H., Chen H., Guan Y, Peiris J.S.M and
Poon L.L.M., 2007,"Loop-Mediated Isothermal
Amplification for Influenza A (H5N1)
Virus".Emerg Infect Dis., 13(6), 899–901.
[12]. 12. Moslemi E., Shahhosseiny M. H., Javadi
G., Praivar K., Sattari T. N. and Amini H. K.,
2009,"Loop mediated isothermal amplification
(LAMP) for rapid detection of HBV in Iran ".Afr.
J. Microbiol. Res., 3(8), 439-445.
[13]. 13. Gunimaladevi I., Kono T., Venugobal
M.N. and Sakai M., 2004,"Detection of KOI
herpes virus in common carp, Cyprinus carpio L.,
by loop-mediated isothermal amplification".J. fish.
Dis., 27(10), 583- 589
[14]. 14. Soliman H. and El-Matbouli M.,
2006,"Reverse transcription loop-mediated
isothermal amplification (RT-LAMP) for rapid
detection of viral hemorrhagic septicaemia virus
(VHS)".Vet. Microbiol., 114(3-4), 205-213.
[15]. 15. Wang Y., Kang Z., Gao H., Gao Y., Qin
L., Lin H., Yu F., Qi X. and Wang X., 2011,"A
one-step reverse transcription loop-mediated
isothermal amplification for detection and
discrimination of infectious bursal disease
virus.".Virol. J., 8(1), 108.
[16]. 16. Savan R., Igarashi A., Matsuoka S. and
Sakai M., 2004,"Sensitive and Rapid Detection of
Edwardsiellosis in Fish by a Loop-Mediated
Isothermal Amplification Method".Appl. Environ.
Microbiol., 70(1), 621–624.
[17]. 17. Yeh H.-Y., Shoemaker C. A. and Klesius
P. H., 2005,"Evaluation of a loop-mediated
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hoàng Phú Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 43 - 48
48
isothermal amplification method for rapid
detection of channel catfish Ictalurus punctatus
important bacterial pathogen Edwardsiella
ictaluri".J. Microbiol. Methods, 63, 36- 44.
[18]. 18. Hill J., Beriwal S., Chandra I., Paul V. K.,
Kapil A., Singh T., Wadowsky R. M., Singh V.,
Goyal A., Jahnukainen T., Johnson J. R., Tarr P. I.
and Vats A., 2008,"Loop-Mediated Isothermal
Amplification Assay for Rapid Detection of
Common Strains of Escherichia coli".J.
Clin.Microbiol., 46(8), 2800-2804.
[19]. 19. Franz E., Klerks M. M., Vos O. J. D.,
Termorshuizen A. J. and Bruggen A. H. C. v.,
2007,"Prevalence of Shiga Toxin - Producing
Escherichia coli stx1, stx2, eaeA, and rfbE Genes
and Survival of E. coli O157:H7 in Manure from
Organic and Low-Input Conventional Dairy
Farms".Appl.Eviron.Microbiol., 73(3), 2180–
2190.
[20]. 20. Ikadai H., Tanaka H., Shibahara N.,
Matsuu A., Uechi M., Itoh N., Oshiro S., Kudo N.,
Igarashi I. and Oyamada T., 2004,"Molecular
evidence of infections with Babesia gibsoni
parasites in Japan and evaluation of the diagnostic
potential of a loop-mediated isothermal
amplification method".J. Clin. Microbiol., 42,
2465 - 2469.
SUMMARY
LAMP (Loop-Mediated Isothermal Amplification)- NEW METHOD TO
CREATING RAPID DECTECTION KIT
Hoang Phu Hiep
1
, Le Quang Huan
2*
1.College of Education - TNU; 2.Insitue of Biotechnology, VAST.
Loop-mediated isothermal amplification (LAMP) was a novel nucleic acid amplification method
that amplified DNA or RNA under isothermal conditions using a set of four specially designed
primers and a DNA polymerase with strand displacement activity. The DNA produced in LAMP is
stem-loop DNA structures with several inverted repeats of the target and considerably higher than
PCR based amplification. LAMP is the amplification method with high specificity, efficiency,
rapidity and products can be directly visualised in the reaction tube, therefore LAMP method may
be a particularly useful method for infectious disease diagnosis in low and middle income
countries such as such as virus, bacteria, parasite...
Key words: LAMP, PCR, BIP primer, FIP primer, stem- loop DNA.
*
Email: huanlequang@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33267_37093_3182012843391_split_8_1988_2052447.pdf