Kỹ thuật chăm sóc vết thương: thay băng cắt chỉ

Cắt chỉ vết thương nhiễm khuẩn • Có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau thì phải cắt chỉ sớm vào ngày thứ 2 hoặc 3 cắt một mũi bỏ một mũi để dịch và máu trong vết thương thoát ra ngoài làm giảm và hạn chế viêm nhiễm bên trong VT. Đến ngày thứ 7 (theo chỉ định): cắt chỉ còn lại.

pdf28 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật chăm sóc vết thương: thay băng cắt chỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật chăm sóc vết thương: thay băng cắt chỉ Bs Trần Thảo Tuyết Tâm Mục tiêu • Trình bày phân loại VT • Trình bày các giai đoạn lành VT • Trình bày nguyên tắc vô khuẩn trong CSVT • Thực hiện đúng kỹ thuật thay băng VT • Thực hiện đúng kỹ thuật cắt chỉ VT Tổng quan • Định nghĩa: Sự mất liên tục hay tách rời của da, có hoặc không kèm tổn thương mô dưới da (cơ, xương, thần kinh) gây ra do chấn thương như phẫu thuật, yếu tố vật lý (đánh,chém, nhiệt-nóng, lạnh,lực giằng xé, tì đè) hoặc do biến chứng của bệnh (bàn chân đái tháo đường). • Cần biết nguyên nhân gây ra và cơ chế lành VT để giúp xử trí VT hiệu quả Sơ lược về giải phẫu và sinh lý da • Cơ quan lớn nhất: – 2 lớp: thượng bì và bì – 3 chức năng: • bảo vệ • điều hòa: thân nhiệt, tổng hợp Vit D3 • cảm giác: nhiệt, sờ nông, và đau Các giai đoạn lành VT Giai đoạn viêm • Biểu hiện: sưng, nóng, đỏ, đau • Thường kéo dài khoảng 4 ngày sau chấn thương • Cơ chế: Neutrophils, macrophages, polymorphonucleocytes, mast cells dọn dẹp mảnh mô vụn hoại tử, vi sinh vật, tiết các chất hóa học, các yếu tố tăng trưởng chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn tăng sinh (mô hạt) • Kéo dài từ N4- N28 • Biểu hiện: – Tạo hạt • Lớp collagen ở đáy vết loét tăng sinh • Mô hạt lấp đầy dần và tạo mao mạch mới – Co rút • Mép vết thương co rút dần làm giảm diện tích vết thương – Biểu mô hóa: Bề mặt vết thương ẩm ướt Giai đoạn tái tạo • Kéo dài từ tuần thứ 3 đến 2 năm • Sự biệt hóa của các firoblast thành mô clip Thuyết làm ẩm VT • Tiến trình lành VT bình thường: sự đóng mài VT • VT được giữ ẩm: sự biểu mô hóa nhanh gấp 2 lần so với VT làm khô • Không phải tất cả các VT đều cần giữ ẩm Phân loại VT • Có nhiều cách phân loại VT: – Nguyên nhân – Vị trí – Loại tổn thương hoặc theo triệu chứng hiện có (hoại thư, hoại tử) – Độ sâu và sự mất mô hoặc biểu hiện lâm sàng (kín, hở) – Hoặc theo từng loại bệnh: • loét tì đè (EPUAP), • bỏng (Rule of Nines), • loét bàn chân do đái tháo đường (Wagner / San Antonio), • các VT nói chung (nông, sâu, rất sâu) Phổ biến: dựa vào • Loại mô hiện diện chủ yếu ở đáy VT • Thuận lợi: – Dễ quan sát – Dễ đánh giá – giúp ích việc lập kế hoạch điều trị Nguyên tắc quản lý VT tuổi, dinh dưỡng, bệnh kèm, dị ứng mạch máu, nhiễm trùng, đau đáy VT,nhiễm trùng, mùi, đau  Bờ VT, da xung quanh chảy dịch thấm qua băng, đau Những yếu tố làm chậm lành VT • Tuổi • Tình trạng dinh dưỡng – Béo phì / quá gầy • Tuần hoàn vùng vết thương kém • Các thuốc gây ức chế miễn dịch • Hút thuốc • Bệnh đi kèm ( đái tháo đường) • VT căng • Tia xạ Dụng cụ Trước khi chuẩn bị dụng cụ người thực hiện cần đeo khẩu trang và rửa tay. • Khay vô khuẩn có: • 1 kéo cắt chỉ • 3 kẹp (phẫu tích, peang, Kocher) • Cốc nhỏ • Bông cầu, bông miếng, gạc, số lượng tùy tình trạng vết thương • Que thăm dò • Dụng cụ khác • Kéo cắt băng • Lọ cắm 2 kìm • Băng dính hoặc băng vải • Tấm nylon nhỏ • Túi giấy hoặc khay quả đậu đựng băng bẩn Dung dịch chăm sóc vết thương • Tùy hoàn cảnh, điều kiện của VT • Các dung dịch sát khuẩn thường dùng: • Oxy già • NaCl ưu trương: Hygeol, Dakin's • Dung dịch iodine: Betadine • Muối nhôm: Burow’s Solution • Cồn: 900, 700 • Các loại thuốc mỡ  Dung dịch làm chậm lành VT, chỉ sử dụng cho các VT nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng. Dung dịch rửa VT – NaCl 0,9% – Nước cất – vô trùng không có tính chất sát khuẩn, không ảnh hưởng đến sự lành VT Dùng cho VT sạch Thay băng một vết thương vô khuẩn thông thường 1. Chuẩn bị dụng cụ 2. Chuẩn bị bệnh nhân: • Tâm lý • Tư thế: – Thoải mái, bộc lộ vùng VT – Che phông, màn – Lót mảnh nylon dưới VT 3. Tháo bỏ băng bẩn • Nếu là băng cuộn: Tháo ngược chiều băng hoặc cắt bỏ ở cạnh gạc hay dùng kìm nâng lên rồi cắt. • Nếu là băng dính: Bóc bỏ các chân băng nếu có điều kiện dùng ete, cồn nhỏ vào các chân băng. • Nếu là khăn tam giác và băng cuộn: tháo hoặc cắt băng. Tháo bỏ băng gạc: • Vết thương dính: tưới dung dịch NaCl đẳng trương lên gạc và vết thương. • Vết thương khô: tháo dọc theo vết thương 4. Quan sát và đánh giá tình trạng vết thương 5. Rửa tay / mang găng 6. Rửa VT: – Dùng một kìm vô khuẩn gắp bông nhúng vào dung dịch rửa VT, chuyển bông sang kìm thứ hai, rửa vết thương từ trong ra ngoài. – Rửa TẠI/TRONG vết thương trước, sau đó rửa xung quanh. – Nếu muốn rửa lại dùng rniếng bông khác đến khi VT sạch. 7. Rửa rộng xung quanh vết thương và các vùng lân cận bằng dd sát khuẩn 8. Thấm khô VT: Bằng gạc được làm ẩm bằng nước muối đẳng trương. 9. Lau khô xung quanh VT 10.Ðắp thuốc vào vết thương theo chỉ định điều trị. 11.Băng VT lại: • Đắp gạc phủ kín vết thương. • Dùng băng dính hoặc băng vải băng lại. 12.Ðặt bệnh nhân nằm lại thoải mái. 13.Thu dọn dụng cụ 14.Ghi hồ sơ: • Ngày giờ thay băng • Tình trạng vết thương • Dung dịch rửa VT đã dùng • Có cắt chỉ hay mở kẹp? • Tên người thay băng. Thay băng vết thương nhiễm khuẩn: 1-5 # trên 6. Rửa xung quanh vết thương trước. 7. Nặn hết mủ trong vết thương ra. 8. Rửa trực tiếp vào vết thương. • Vết thương có nhiều ngõ ngách: Dùng bơm tiêm bơm dd NaCl 0,9% rửa nhiều lần sau đó rửa bằng nước oxy già, cuối cùng rửa lại bằng dd NaCl 0,9%. • Nếu có tổ chức chết phải lấy hết. 9. Thấm khô vết thương rồi cho thuốc điều trị vết thương theo chỉ định Cắt chỉ VT khô clip Cắt chỉ vết thương khô • Sau 7 ngày cắt chỉ (hoặc theo chỉ định): – sát khuẩn xung quanh vết thương – sau sát khuẩn từng sợi chân chỉ – dùng kìm Kocher kẹp đầu chỉ bên cao – cắt sát về một phía – rút chỉ ra – sát khuẩn lại. • Tùy vào mũi khâu: Cắt chỉ vết thương nhiễm khuẩn • Có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau thì phải cắt chỉ sớm vào ngày thứ 2 hoặc 3 cắt một mũi bỏ một mũi để dịch và máu trong vết thương thoát ra ngoài làm giảm và hạn chế viêm nhiễm bên trong VT. Đến ngày thứ 7 (theo chỉ định): cắt chỉ còn lại. Bảng kiểm thay băng VT sạch Bảng kiểm thay băng cho VT nhiễm Bảng kiểm cắt chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcham_soc_vet_thuong_3_6498.pdf
Tài liệu liên quan