Kỹ năng viết tin bài - Ths. Lê Công Minh

Bước 1: Chọn đề tài Bước 2: Chọn chủ đề. Bước 3: Kế họach viết phác thảo. Bước 4: viết phác thảo và đọc lại. Bước 5: Viết lại và hòan chỉnh.

ppt49 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ năng viết tin bài - Ths. Lê Công Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG VIẾT TIN BÀI Ths. Lê Công Minh Khoa GD&NCSK Viện VSYTCC TP.HCM MỤC TIÊU Sau 2 buổi tập huấn, học viên có khả năng: Mô tả đúng khái niệm cơ bản. Trình bày cấu trúc cơ bản của tin, bài. Thực hành thành thạo viết tin, bài. 1- KHÁI NIỆM Cái gì là tin? Tin tức là thông tin quan trọng hoặc thú vị, khác thường và có tác động tới nhiều người. "Chuyện một con chó cắn một người không phải là tin. Nhưng nếu một người cắn một con chó thì đó là tin." Đôi khi tin chỉ đơn giản là những cái mà những người quan trọng, có tên tuổi hoặc nổi tiếng nói hoặc làm. 1- KHÁI NIỆM Tin thời sự: Đôi khi còn gọi là tin sốt dẻo Tin đang diễn biến về các sự kiện vừa xảy ra và cần thông báo ngay cho các độc giả. 1- KHÁI NIỆM Tin Phóng sự Đôi khi còn gọi là tin nhẹ. Phóng sự không những nhằm mục đích thông tin cho độc giả biết, mà còn gợi cho độc giả phải suy nghĩ nhiều về một tình huống hay một vấn đề nào đó. Hoặc phóng sự chỉ để giải trí.  Phóng sự đi sâu vào chi tiết hơn là các tin thời sự. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 1- Chính xác 2- Kiểm chứng 3- Khách quan 4- Xác định xuất xứ 5- Cân đối và công bằng 6- Trong sáng 7- Hoàn thiện 8- Tòan cảnh và bối cảnh 2- Những điều cần thiết để có tin hay 1- Chính xác Cần phải đưa tin thật chính xác, nếu không, độc giả sẽ không tín nhiệm. Các sai sót có thể làm hại đến các nguồn tin và độc giả.  2- Những điều cần thiết để có tin hay 2- Kiểm chứng Không nên đăng tải những tin dễ gây tranh cãi mà không kiểm chứng. Nên kiểm chứng bằng cách đến tận nơi hoặc yêu cầu những ai chứng kiến tận mắt xác nhận sự việc. Nên xem những tài liệu chứng tỏ sự việc có thật. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 3- Khách quan Luôn luôn tường thuật sự thật một cách trung lập và giữ không để ý kiến cũng như tình cảm của mình len lỏi vào bài. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 4- Xác định xuất xứ Xác định nguồn tin. Viết lại những gì mắt thấy tai nghe tại đó. Ghi rõ xuất xứ những lời trích dẫn, cũng như những lời mô tả hay giải thích về sự kiện (bạn không chứng kiến). Chúng ta nên ghi xuất xứ các nguồn tin: tên, chức vụ nghề nghiệp và các chi tiết khác, nếu có. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 5- Cân đối và công bằng Mỗi câu chuyện đều có nhiều mặt khác nhau. Vì thế phỏng vấn nhiều nguồn tin. Bài viết sẽ cân đối nếu bạn cho thấy quan điểm của cả hai phía trong một vấn đề. Bài viết của bạn là công bằng khi không thiên vị bất cứ bên nào. Điều này không có nghĩa là bạn phải dành chỗ ngang nhau cho mỗi quan điểm. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 6- Trong sáng Bài viết thật trong sáng để độc giả có thể dễ hiểu. Dùng các từ đơn giản. Gọn gàng. Không dùng nhiều chữ hơn cần thiết. Viết cụ thể, và tránh nói chung chung.  Chữ ngắn và viết câu ngắn. Tránh dùng thuật ngữ, hay những chữ lóng của các chuyên gia. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 7- Hoàn thiện Không nên để thiếu bất cứ một yếu tố quan trọng nào. Trả lời năm chữ W và một chữ H và Những yếu tố then chốt đó là gì tùy ở chỗ bài của bạn. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 8- Tòan cảnh và bối cảnh Toàn cảnh có nghĩa là tình hình chung hiện tại có liên quan đến diễn biến sự kiện mới này.  Bối cảnh có nghĩa là những gì xảy ra trong quá khứ có liên quan đến diễn biến sự kiện này. 3- PHÂN LỌAI Tin ngắn: Thể loại ngắn nhất. Tin ngắn chỉ dài một đoạn. Khoảng 40 từ, gần 300 kí tự. Giữ lại thông tin chính, cô đọng chúng một cách tối đa bằng cách dùng từ ngữ đơn giản, chính xác. 3- PHÂN LỌAI Tin ngắn (tt): Không có tít. Những từ đầu tiên là những từ khóa (mang thông tin), đôi khi được in đậm. Chúng giữ vai trò là tít. Dòng đầu tiên thường bắt đầu bằng một kí tự gọi là "con bọ". Câu đầu tiên thường súc tích dưới dạng chủ ngữ-động từ-bổ ngữ (ai và cái gì). 3- PHÂN LỌAI 2- Tin sâu: Tin sâu giống như tin ngắn nhưng dài hơn. Ít khi nó vượt quá 2000 kí tự. Nó cho phép phát triển một chút thông tin và giải thích thêm (như thế nào, tại sao). Có thể nhắc lại những sự việc diễn ra trước đó, đưa ra những thông tin về tiểu sử, trích dẫn một số lời phát biểu. Chỉ đưa ra một thông tin duy nhất. 3- PHÂN LỌAI 2- Tin sâu (tt): Có thể gồm nhiều đoạn: đoạn đầu là tin ngắn. Tin sâu có một tít mang tính thông tin nhưng không có sapô. Nếu dài, nó có thể có tít xen. Có kết cấu kim tự tháp ngược. 3- PHÂN LỌAI 3- Bài tổng hợp hay đề tài khai thác lại: Đây là thể loại viết từ những thông tin thu thập được từ nhiều nguồn: tin nhanh, tư liệu, tuyên bố, họp báo… Thông tin phong phú hơn so với tin sâu. Người ta đưa ra nhiều giải thích. Bài tổng hợp không nhất thiết viết về một sự kiện thời sự, mà cho phép "điểm lại" chủ đề. Nó rất phổ biến trong các tờ báo. Phân lọai 3- Viết bài tổng hợp như thế nào? Cần phải tập hợp thông tin và lựa chọn chúng (sự việc, giải thích, trích dẫn). Sau đó, phải chọn ra góc độ và xác định thông điệp cốt lõi. Chọn những thông tin cần thiết cho góc độ đã chọn, sắp xếp chúng. Nên dùng kết cấu kim tự tháp ngược, kết cấu dạng chứng minh hay phân tích. Cuối cùng là viết. 3- PHÂN LỌAI 4- Các thể loại khác: Bài phân tích: vượt qua sự kiện thời sự, gắn vào nó một ý nghĩa, đặt nó trong một hoàn cảnh. Bài có tính thực tế: tin vắn, tin sâu hay bài tổng hợp. Đem đến cho độc giả một chỉ dẫn. Có thể là một thông báo, một miêu tả, một lời khuyên, một danh sách địa chỉ, một danh mục, một bảng tổng sắp, một dạng hỏi-đáp… 3- PHÂN LỌAI 4- Các thể loại khác (tt): Tin vặt: thông tin ngắn có tính giai thoại, gây cười, tiết lộ bí mật… Điểm báo: tập hợp đoạn trích các bài báo. Thông tin đồ họa: xử lý thông tin dưới dạng số liệu. 4- Cấu trúc cơ bản của bài viết (5w + 1H) Who (ai) - Trong tin này có những ai? What (chuyện gì) - Sự kiện quan trọng hay đáng lưu ý gì đã xảy ra? Where (ở đâu) - Tin này xảy ra ở đâu? When (khi nào) - Chuyện xảy ra vào lúc nào? Why (tại sao) - Tại sao lại xảy ra sự kiện đó? How (như thế nào) - Chuyện xảy ra như thế nào? 5- Phần cơ bản của bài viết Tít (tựa đề: headline) Mở đầu Thân bài Kết luận 5.1- Tít - headline Chức năng chủ yếu của tít: Thu hút sự chú ý vào trang giấy. Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt. Giúp độc giả lựa chọn bài. Khiến độc giả muốn đọc. Tổ chức trang báo. Sắp xếp thông tin. 5.1- Tít - headline Một tít hay cần phải đáp ứng được những tiêu chí: Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà Chính xác, trung thực Thích hợp, độc đáo 5.1- Tít - headline Một tít hay cần phải đáp ứng được những tiêu chí: Hạn chế dùng dấu chấm câu, trừ dấu hai chấm Không dùng câu hỏi Phù hợp với thể loại Độ dài không quá 50 ký tự (tính luôn ký tự trắng) 5.2- Mở đầu Mở đầu trực tiếp Mở đầu gián tiếp 5.2- Mở đầu Mở đầu trực tiếp Mở đầu trực tiếp thường dùng cho tin thời sự. Mở đầu này chứa đựng dữ kiện quan trọng nhất về những gì xẩy ra, chẳng hạn như điểm quan trọng nhất trong 5 chữ W và chữ H. Mở đầu hay nhất là lối dùng Chủ ngữ-động từ-tân ngữ. Trong tiếng Anh, một đoạn mở đầu cho tin thời sự không nên dài quá 25 chữ. Câu này cần phải trong sáng và gọn gàng.  5.2- Mở đầu Mở đầu gián tiếp: Mở đầu gián tiếp thường dùng cho phóng sự. Người viết thường bắt đầu với một thí dụ hấp dẫn hay một giai thoại về một người hay diễn biến để minh họa cho phần chính câu chuyện. Làm như vậy sẽ lôi cuốn người đọc vào câu chuyện. Cần phải đi tới ý chính của câu chuyện trong vài đoạn đầu. 5.2- Mở đầu Muốn biết xem mở đầu như thế nào, tự hỏi: Ai làm gì cho ai? Câu chuyện này thực sự là về gì? Tại sao lại viết về câu chuyện này? Điểm đáng lưu ý nhất của diễn biến đó là gì? Độc giả muốn biết những vấn đề gì nhất về câu chuyện Điều gì trong sự kiện này ảnh hửơng nhất đến độc giả? Nếu bạn viết về một bài diễn văn, hãy tự hỏi: ai nói gì với ai? Nếu bạn viết về một cuộc họp, hãy tự hỏi: đã có hành động gì? 5.2- Mở đầu “Điều quan trọng là cần phải biết những gì thuộc về đoạn mở đầu. Điều cũng quan trọng không kém là phải biết những gì không thuộc về đoạn mở đầu.” 5.3- Thân bài Thân bài chứa đựng các yếu tố giải thích cho phần mở đề. Gồm có các chi tiết, trích dẫn và bối cảnh đưa đến diễn biến được tường thuật. Thông tin quan trọng nhất đi đầu, tiếp đến là các tin kém quan trọng hơn. 5.4- Kết luận Yêu cầu kết luận cũng giống như với phần mở đầu: mạnh mẽ, dứt khoát. Kết luận phải dùng câu ngắn, hình tượng, độc đáo. Nó đem lại cảm tưởng cuối cùng. Thông thường, trước phần kết có hai hoặc ba câu, cũng ngắn, chuẩn bị cho "kết luận của kết luận". Đôi khi chỉ cần một hay hai chữ là đủ.  Nên hướng tới hành động. 6- Kết cấu tin, bài Kết cấu kim tự tháp ngược Kết cấu thời gian Kết cấu tổng hợp Kết cấu dạng chứng minh Kết cấu kim tự tháp ngược 6- Kết cấu tin, bài 6- Kết cấu tin, bài Kết cấu kim tự tháp ngược Việc đầu tiên là tập hợp thông tin. Sau đó, sắp xếp chúng. Cách đơn giản nhất là theo thứ tự quan trọng giảm dần. Đảm bảo dẫn nguồn tin ngay trong lead hoặc đoạn văn thứ 2. Cú pháp câu đơn giản: chủ ngữ - động từ - tân ngữ. Dùng các câu ngắn. Mỗi đoạn văn chỉ mang một ý, và mỗi đoạn văn chỉ gồm 1 đến 2 câu. Cố gắng dùng nhiều câu chủ động. 6- Kết cấu tin, bài Kết cấu thời gian: Kết cấu này phản lại luật xa gần. Chúng ta có thể bắt đầu bằng tương lai, trong trường hợp này ta sẽ có kết cấu thời gian đảo ngược. Nhưng cách này khó đọc. Cách tốt nhất là trộn hai cách: bắt đầu bằng một điều quan trọng trong tương lai, hiện tại hoặc quá khứ vừa diễn ra, sau đó quay trở lại kết cấu thời gian. 6- Kết cấu tin, bài Kết cấu tổng hợp: Kết cấu này tương tự kết cấu một bài phát biểu: về lịch sử. Chúng ta bắt đầu bằng sự việc hoặc tình trạng, sau đó nói đến nguyên nhân hoặc kết quả. Kết cấu này đơn giản và logic, cho phép đề cập kỹ một vấn đề mà không làm độc giả chán. Nhưng khó tìm được trình tự thông tin và kết nối các đoạn. 6- Kết cấu tin, bài Kết cấu dạng chứng minh: Phù hợp với loại bài phân tích, điều tra, bình luận. Phải đề cập đến thông tin chính, sau đó chứng minh bằng một loạt lý lẽ dựa trên các sự việc. Điều quan trọng tìm ra được cấu trúc bài. 6- Kết cấu tin, bài Ba quy tắc: * Quên đi bài nghị luận: Bài báo phải đi ngay vào trọng tâm thông tin, cùng với thông điệp chính. Sau đó sẽ đến "như thế nào" và "tại sao". * Mỗi đoạn một ý: Mỗi đoạn phải phát triển một ý. * Liên kết giữa các đoạn: luôn thu hút độc giả từ đầu đến cuối. Tránh viết "dây cà ra dây muống", chuyển đoạn một cách chặt chẽ. Điều này giúp tránh đi lan man. 6- Kết cấu tin, bài Chú ý: Cần nhớ là phải tìm ra một trật tự và logic khi kết nối các đoạn. Mỗi loại kết cấu có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, người viết có thể lựa chọn cho phù hợp. Không thể nói kiểu kết cấu nào hay hơn nhưng tất cả đều có điểm chung là theo một logic nhất định để nêu bật chủ đề. Giúp cho bài viết mạch lạc và độc giả biết điều gì đang chờ họ ở phía trước Lead là gì? Là câu hoặc đoạn đầu tiên của tin, có thể làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn nhưng cũng có thể khiến nó thất bại Nắm bắt được phần TINH TÚY của câu chuyện Trả lời câu hỏi: CÂU CHUYỆN CHÍNH Ở ĐÂY LÀ GÌ? Gây sự chú ý và lôi cuốn độc giả. Là điểm “nóng” nhất cho thấy sự sáng tạo của viết. Sapô chiếc mũ không che khuất bài báo Sapô cung cấp đủ thông tin và làm cho độc giả muốn đọc và muốn biết thêm chi tiết Sapô là một yếu tố đập vào mắt độc giả, nằm giữa tít và bài báo. Dùng co chữ khác và to hơn chữ trong bài báo, để cân bằng phần chữ, phần trắng và phần minh họa một trang báo. Luật xa gần Tính thời sự Bản năng cơ bản Khoảng cách địa lý Tính gần gũi về mặt xã hội-nghề nghiệp hay văn hóa-xã hội Thủ thuật viết: Nhặt gạch vỡ để xây nhà Các bước viết tin, bài Bước 1: Chọn đề tài Bước 2: Chọn chủ đề. Bước 3: Kế họach viết phác thảo. Bước 4: viết phác thảo và đọc lại. Bước 5: Viết lại và hòan chỉnh. Kế họach viết phác thảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptkn_viettinbai_411.ppt
Tài liệu liên quan