Kỹ năng lựa chọn vấn đề chất vấn và việc chuẩn bị nội dung để chất vấn

Phải bình tĩnh không nỏng nảy khi đối thoại với người chất vấn; Phải tôn trọng người bị chất vấn với tinh thần thực sự cầu thị để giải quyết đúng đắn vấn đề, vụ việc; Phải thể hiện rõ ĐBQH là một chính khách.

ppt23 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ năng lựa chọn vấn đề chất vấn và việc chuẩn bị nội dung để chất vấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG LỰA CHỌN VẤN ĐỀ CHẤT VẤN VÀ VIỆC CHUẨN BỊ NỘI DUNG ĐỂ CHẤT VẤNTS. VŨ ĐỨC KHIỂNCHỦ NHIỆM ỦY BAN PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI KHÓA XIĐể góp phần giúp các vị đại biểu Quốc hội có kỹ năng lựa chọn vấn đề chất vấn và chuẩn bị nội dung chất vấn, căn cứ vào những quy định trong pháp luật hiện hành và nghiên cứu thực tế hoạt động chất vấn của nhiều vị ĐBQH trong những năm qua, chúng tôi xin trình bày chuyên đề này bằng cách đặt câu hỏi và trả lời như sau:Tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp của UBTVQH ai có quyền chất vấn?Chỉ ĐBQH mới có quyền chất vấn và chất vấn là một trong những hình thức hoạt động giám sát của Quốc hội.2. Những ai có thể bị chất vấn?Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.3. Chất vấn về những vấn đề gì?Chất vấn về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn đối với những vấn đề đã, đang hoặc có thể nảy sinh về vụ việc đã xảy ra trong lĩnh vực người đó được giao phụ trách có thể hoặc đã có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia hay lợi ích chính đáng của nhân dân ở một vùng, miền của đất nước, đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân được dư luận đặc biệt quan tâm và về giải pháp, chủ trương, biện pháp khắc phục, ngăn chặn.4. Làm thế nào để phát hiện được vấn đề, vụ việc cần đưa ra chất vấn?Thường xuyên theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng để biết được các chủ trương chính sách lớn của nhà nước và dư luận xã hội về những chủ trương chính sách đó; 4. Làm thế nào để phát hiện được vấn đề, vụ việc cần đưa ra chất vấn? (Tiếp theo)Cần quan tâm đến những sự kiện lớn đang xảy ra trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước;Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của cử tri qua nghiên cứu, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của họ.5. Xử lý thông tin, đơn thư, khiếu nại tố cáo, kiến nghị đã nhận được như thế nào?Gặp gỡ phóng viên, tác giả bài báo, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị để yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu, trình bày cụ thể hơn, rõ hơn về nội dung vấn đề hoặc vụ việc họ đã nêu ra hoặc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị.5. Xử lý thông tin, đơn thư, khiếu nại tố cáo, kiến nghị đã nhận được như thế nào? (tiếp theo)Gặp gỡ các chuyên gia, người hiểu biết sâu về lĩnh vực có vấn đề mà đại biểu đang quan tâm để nghe ý kiến của họ.6. Tìm hiểu ý kiến của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết vấn đề, vụ việc bằng cách nào?Gặp trực tiếp hoặc gửi văn bản yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết vấn đề hoặc vụ việc mà phương tiện thông tin đại chúng đã nêu ra hoặc công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; đồng thời yêu cầu thông báo kết quả xem xét, giải quyết.7. Làm gì khi không đồng ý với nội dung thông báo kết quả xem xét, giải quyết?Gửi văn bản đến người có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất trong ngành, lĩnh vực có vấn đề hay vụ việc mà đại biểu quan tâm với đề nghị xem xét, giải quyết và thông báo kết quả.Đây chính là người có thể bị chất vấn nếu đại biểu không đồng ý với nội dung thông báo kết quả giải quyết.8. Cần làm gì tiếp theo nếu không đồng ý với nội dung thông báo kết quả giải quyết của người có thể bị chất vấn?Yêu cầu Trung tâm Thông tin Khoa học - Viện Nghiên cứu lập pháp – Thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cung cấp thông tin, tư liệu liên quan đến vấn đề, vụ việc định đưa ra chất vấn (nếu có).8. Cần làm gì tiếp theo nếu không đồng ý với nội dung thông báo kết quả giải quyết của người có thể bị chất vấn?(tiếp theo)Sử dụng cán bộ, chuyên viên của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND và tự mình đi xác minh, thu thập thông tin, tư liệu kể cả việc chụp ảnh, ghi băng hình những địa điểm cần thiết. Ví dụ: sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm nặng, đoạn đường sụt lún. v.v9. Cần tìm lực lượng đồng minh ủng hộ bằng cách nào?Đưa vấn đề, vụ việc định chất vấn ra trao đổi tại Đoàn ĐBQH và gặp gỡ trao đổi với những ĐBQH hiểu biết sâu về lĩnh vực có vấn đề, vụ việc định đưa ra chất vấn.10. Cần thể hiện nội dung chất vấn như thế nào?Nội dung chất vấn phải ngắn gọn, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn;Có thể chất vấn bằng cách hỏi trực tiếp người bị chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội.11. Gửi chất vấn đến cơ quan, cá nhân nào?Sau khi đã lựa chọn được vấn đề hay vụ việc chất vấn thì ĐBQH ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn rồi gửi đến Chủ tịch Quốc hội nếu chất vấn trong thời gian Quốc hội đang họp, đến UBTVQH nếu chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội;12. Đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?Về nhiệm vụ: Phải có mặt tại phiên họp chất vấn của Quốc hội, của UBTVQH nếu chất vấn bằng cách hỏi trực tiếp người bị chất vấn, bảo đảm đúng thời gian quy định về nêu câu hỏi và phát biểu ý kiến.12. Đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn có những nhiệm vụ, quyền hạn gì? (tiếp theo)Về quyền hạn: được phát biểu ý kiến tại phiên họp chất vấn của Quốc hội, được mời dự và phát biểu ý kiến tại phiên họp chất vấn của UBTVQH, trong trường hợp không tham dự họp thì được nhận thông báo kết quả trả lời.12. Đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn có những nhiệm vụ, quyền hạn gì? (tiếp theo)Nếu không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội thì có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tạo phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.12. Đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn có những nhiệm vụ, quyền hạn gì? (tiếp theo)Nếu không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH thì đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội (nếu chất vấn tại UBTVQH).13. Những điểm ĐBQH cần lưu ý trong phiên chất vấn là gì?Thể hiện rõ bản lĩnh của người đại diện cho ý chí, nguyện vọng chính đáng của đông đảo cử tri;Khi chất vấn phải kiên quyết, không nể nang, né tránh để truy hỏi đến cùng;13. Những điểm ĐBQH cần lưu ý trong phiên chất vấn là gì? (tiếp theo)Phải bình tĩnh không nỏng nảy khi đối thoại với người chất vấn;Phải tôn trọng người bị chất vấn với tinh thần thực sự cầu thị để giải quyết đúng đắn vấn đề, vụ việc;Phải thể hiện rõ ĐBQH là một chính khách.Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptky_nang_lua_chon_van_de_chat_van_vu_duc_khien_1184.ppt
Tài liệu liên quan