Mối quan hệ giữa kỹ năng tự nhận thức và tinh thần lạc quan của trẻ vị thành niên

Thứ ba, hƣớng dẫn các em cách thiết lập các mối quan hệ xã hội tốt đẹp thông qua việc chủ động giao tiếp với mọi ngƣời, làm quen thêm bạn bè mới, kết bạn với anh chị lớp trên, thƣờng xuyên giữ liên lạc với bạn bè, ngƣời thân. Trong thời khóa biểu, khuyến khích các em đề ra kế hoạch đi chơi cùng bạn bè, gia đình của mình, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện, câu lạc bộ. Đồng thời, cũng cần giúp các em hiểu rằng chính những chỗ dựa xã hội này có thể giúp các em điều chỉnh những suy nghĩ bi quan khi các em có những vấn đề không giải quyết đƣợc. Dƣới sự hƣớng dẫn của những chuyên gia và các nhà giáo dục, trẻ nhận thức đƣợc rằng tinh thần lạc quan cần phải rèn luyện thì mới có đƣợc. Quan trọng hơn, sở hữu đƣợc nét nhân cách tích cực này, trẻ vị thành niên có thêm công cụ tâm lý hiệu quả hỗ trợ tích cực nhất cho quá trình hình thành và phát triển kỹ năng tự nhận thức của bản thân.

pdf9 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa kỹ năng tự nhận thức và tinh thần lạc quan của trẻ vị thành niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(32)/2014: tr. 69-77 MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC VÀ TINH THẦN LẠC QUAN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN NGUYỄN PHƯỚC CÁT TƯỜNG ĐINH THỊ HỒNG VÂN – TRẦN THỊ HÓA Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm khảo sát mối quan hệ giữa kỹ năng tự nhận thức và tinh thần lạc quan của trẻ vị thành niên. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 150 học sinh lớp 8 và lớp 9, Trƣờng Trung học Cơ sở (THCS) Phong Hiền, Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ số Pearson cho thấy tinh thần lạc quan tƣơng quan thuận với kỹ năng tự nhận thức. Đồng thời, mối quan hệ này vẫn đảm bảo sự nhất quán khi đƣợc xét dƣới góc độ giới tính và khối lớp. Kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh mối quan hệ giữa tinh thần lạc quan và kỹ năng tự nhận thức. Một số kiến nghị đã đƣợc đề xuất nhằm hỗ trợ trẻ vị thành niên nâng cao kỹ năng tự nhận thức trên cơ sở phát huy tinh thần lạc quan. Từ khóa: kỹ năng tự nhận thức, tinh thần lạc quan, trẻ vị thành niên 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vị thành niên là lứa tuổi có nhiều biến động về sự phát triển tâm sinh lý và nhận thức xã hội. Đây cũng chính là giai đoạn trẻ bắt đầu hành trình “tôi đi tìm tôi” của mình. Trẻ bắt đầu tự đánh giá lại chính bản thân, có khả năng tự nhận thức cao và cũng dễ bị tổn thƣơng, dễ có những hành vi chống đối cha mẹ hoặc thầy cô giáo. Đối với nhiều em, sự mất cân xứng giữa “cái tôi” bên ngoài (những thay đổi về hình dáng, về cơ quan sinh dục...) và “cái tôi” bên trong (những cách thức ứng xử, những hiểu biết về chính cơ thể mình và ngƣời khác...) khiến các em bỡ ngỡ và lúng túng. Trẻ dễ bị khủng hoảng và dễ có những hành vi lệch lạc nếu nhƣ không xây dựng đƣợc một hình ảnh đúng đắn và tích cực về chính bản thân mình. Các hiện tƣợng tự tử, vi phạm pháp luật, có thai ngoài ý muốn hiện nay ở trẻ vị thành niên phần nhiều là hậu quả của việc trẻ nhận thức lệch lạc về bản thân. Có thể nhận định rằng càng hiểu rõ về bản thân, trẻ vị thành niên càng có thể kiểm soát và lựa chọn hành vi muốn biểu hiện. Sự lựa chọn này trở thành một sức mạnh nội tại không ai có thể lấy đi. Mặt khác, tự nhận thức cũng giúp trẻ vị thành niên nhận rõ mình có những điểm yếu nào để có thể khắc phục kịp thời. Đồng thời, trẻ không tự đẩy bản thân vào những thế yếu, theo đuổi những cái viển vông, không thực tế và không phù hợp với năng lực hiện có của mình. Việc hình thành và phát triển kỹ năng tự nhận thức, vì thế, đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự hoàn thiện nhân cách của trẻ vị thành niên. Kỹ năng tự nhận thức là một kỹ năng phức tạp, chịu ảnh hƣởng của khá nhiều yếu tố. Kearney nhấn mạnh rằng các đặc điểm sinh học, tâm lý, nhận thức, xã hội, môi trƣờng, văn hóa... đều góp phần ảnh hƣởng đến sự phát triển cá nhân và kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niên [3]. Tinh thần lạc quan là một trong những yếu tố này. Một số 70 NGUYỄN PHƢỚC CÁT TƢỜNG và cs. nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của tinh thần lạc quan đối với kỹ năng tự nhận thức. Nghiên cứu của Mäkikangas, Kinnunen, Feldt cho thấy rằng tinh thần lạc quan và việc nhận thức về giá trị của bản thân có mối tƣơng quan rất cao [4]. Theo đó, những cá nhân với tinh thần lạc quan cao có khả năng nhận định về giá trị, vị trí của cá nhân một cách tích cực hơn. Ngoài ra, họ đồng thời là những ngƣời tự tin về năng lực và phẩm chất của mình [4]. Luận án tiến sỹ của Wenglert cũng củng có kết quả này: những ngƣời tự tin về tƣơng lai của mình là những ngƣời đánh giá cao về giá trị của bản thân hơn là những ngƣời bi quan về tƣơng lai của chính mình [6]. Ở lứa tuổi vị thành niên, sự nhận thức không chính xác về bản thân thƣờng bắt nguồn từ sự lạc quan thái quá hoặc sự bi quan quá mức. Trẻ vị thành niên cần nhận thức đƣợc tầm quan trọng của tinh thần lạc quan đối với kỹ năng tự nhận thức để có ý thức rèn luyện tinh thần lạc quan cho bản thân. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tinh thần lạc quan và kỹ năng tự nhận thức trên trẻ vị thành niên, vì vậy, có tính cấp thiết lớn, bởi việc xác định vững chắc mối quan hệ này sẽ đặt nền tảng cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao tinh thần lạc quan cho trẻ vị thành niên, nhằm giúp các em phát triển kỹ năng tự nhận thức một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới, việc nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa tinh thần lạc quan và kỹ năng tự nhận thức trên đối tƣợng vị thành niên vẫn chƣa đƣợc quan tâm một cách thích đáng. Có thể khẳng định rằng mảng đề tài nghiên cứu này cần đƣợc chú trọng hơn nữa. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để khảo sát và đánh giá mối quan hệ giữa kỹ năng tự nhận thức và tinh thần lạc quan của trẻ vị thành niên, chúng tôi sử dụng hai phƣơng pháp chủ yếu: phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi và phƣơng pháp trắc nghiệm. a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Bảng hỏi khảo sát kỹ năng tự nhận thức của trẻ vị thành niên đƣợc thiết kế phỏng theo phần đánh giá “Tự nhận thức” trong Bảng hỏi “Trí tuệ cảm xúc” (EI Questionnaire) từ website silver.clarinet.com - một website chuyên tổ chức các khóa tập huấn, khóa học, khóa huấn luyện về kỹ năng mềm và kỹ năng lãnh đạo trực tuyến tại Hoa Kỳ[1]. Bảng hỏi này đƣợc xây dựng dựa trên quan điểm của Daniel Goldman [2]về tự nhận thức, gồm có 16 item, đánh giá ở ba khía cạnh: + Tự nhận thức xúc cảm bản thân (emotion self-awareness): bộc lộ cảm xúc; lý do nảy sinh xúc cảm và ảnh hƣởng của xúc cảm với hoạt động và các mối quan hệ của cá nhân. (3 item) + Tự đánh giá bản thân (self-assessment): nhận thức đƣợc điểm mạnh và điểm yếu của bản thân; đánh giá và rút kinh nghiệm từ những trải nghiệm của bản thân; tiếp thu những phản hồi một cách vô tƣ, có những mục tiêu mới, học tập không ngừng và tự phát triển bản thân; có khả năng tự trào về bản thân. (6 item) + Sự tự tin (self-confidence): có khả năng hoạt động độc lập; hiện diện một cách tự tin và thể hiện “sự có mặt” của bản thân với mọi ngƣời; có thể nói ra những quan điểm MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC VÀ TINH THẦN LẠC QUAN... 71 khác biệt và sẵn sàng bảo vệ niềm tin về những gì bản thân cho là đúng; quyết đoán và đƣa ra những quyết định chính xác bất chấp rủi ro và các áp lực. (7 item) Mỗi item nhƣ vậy có 6 mức độ tần suất để khách thể lựa chọn, với kết quả định tính đƣợc chuyển sang định lƣợng nhƣ sau: Không bao giờ = 1, Hiếm khi = 2, Thỉnh thoảng=3, Thƣờng xuyên=4, Gần nhƣ luôn luôn = 5, Luôn luôn=6. b. Phương pháp trắc nghiệm Trắc nghiệm tinh thần lạc quan phiên bản chỉnh sửa (Life Orientation Test – Revised – LOT – R) của Scheier và Carver [5] đƣợc sử dụng nhằm xác định mức độ lạc quan của học sinh THCS; trên cơ sở đó, tìm hiểu mối quan hệ của nét nhân cách này với mức độ kĩ năng tự nhận thức. LOT – R khá đơn giản gồm có 10 items, trong đó 3 items 1, 4, 10 đánh giá tính lạc quan và 3 items 3, 7, 9 đánh giá tính bi quan. Đặc biệt items 2, 5, 6 và 8 là những items có chức năng “làm đầy” (fillers), tránh cho khách thể biết họ đang đƣợc đánh giá về tinh thần lạc quan. Mỗi item nhƣ vậy có 5 mức độ lựa chọn từ “hoàn toàn đồng ý” đến “hoàn toàn không đồng ý”. Cách tính điểm: Không tính điểm các câu 2, 5, 6 và 8. Đối với các câu 1,4 và 10: hoàn toàn đồng ý = 4; đồng ý = 3; không đồng ý cũng không phản đối = 2; không đồng ý = 1; hoàn toàn không đồng ý = 0. Đối với các câu 3, 7 và 9 thì cho điểm ngƣợc lại, nghĩa là: hoàn toàn đồng ý = 0; đồng ý = 1 Việc đánh giá tính lạc quan dựa trên tổng điểm của các câu. 0 điểm là cực kì bi quan và 24 điểm là cực kỳ lạc quan và nhìn chung 15 điểm là tƣơng đối lạc quan [5]. Trắc nghiệm này đã đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý học trong những năm gần đây ở Việt Nam [][]. Hai công cụ này đƣợc chúng tôi khảo sát trên 150 học sinh lớp 8 và lớp 9 Trƣờng THCS Phong Hiền, Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả khảo sát đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS 15.0. Chỉ số Cronbach alpha của bảng hỏi Tự nhận thức là 0,79, của trắc nghiệm LOT – R là 0,67. Điều này cho thấy bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi có độ tin cậy tƣơng đối cao, đảm bảo sự chính xác cho các kết quả thu đƣợc. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kỹ năng tự nhận thức của học sinh Trường Trung học Cơ sở Phong Hiền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận khái niệm tự nhận thức theo quan điểm của Goleman [2]. Tự nhận thức là một mặt biểu hiện của năng lực cảm xúc trong Mô Hình Năng Lực Cảm Xúc Bốn Thành Phần của Goleman (Goleman’s Four - Cluster Emotional Competency Model), gồm tự nhận thức, tự điều khiển, nhận thức xã hội và quản lý các mối quan hệ. Trong đó, tự nhận thức đƣợc xem là thành phần cốt lõi nhất của trí tuệ cảm xúc. Kỹ năng này bao gồm 3 kỹ năng bộ phận: tự nhận thức cảm xúc, đánh giá chính xác bản thân và thể hiện sự tự tin. Theo đó, kỹ năng tự nhận thức có thể đƣợc hiểu là năng lực cá nhân vận dụng có hiệu quả những tri thức, những kinh nghiệm để nhận biết đúng đắn về cảm xúc, các đặc điểm riêng của bản thân; những điểm mạnh, 72 NGUYỄN PHƢỚC CÁT TƢỜNG và cs. điểm yếu, vai trò, vị trí và định hướng cuộc sống của bản thân; tất cả được biểu hiện ở sự tự tin và quả quyết của bản thân trong thực tiễn cuộc sống. Kết quả ở bảng 1 cho thấy tần suất thực hiện các hoạt động liên quan đến kỹ năng tự nhận thức của học sinh THCS Phong Hiền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế là trên mức trung bình ( = 3,9). Nhìn chung, kết quả này cho thấy các em đã biết cách quan tâm đến việc hình thành và phát triển kỹ năng quan trọng này cho bản thân. Xét một cách cụ thể, kĩ năng tự đánh giá chính xác ( =4,1) đƣợc các em thực hiện ở mức độ tần suất cao hơn so với tự nhận thức cảm xúc ( =3,9) và thể hiện sự tự tin ( =3,7). Có thể nhận thấy rằng kỹ năng tự đánh giá chính xác bản thân đƣợc phát triển khi các em nhận thức đƣợc điểm mạnh và điểm yếu của bản thân; rút kinh nghiệm từ những trải nghiệm của bản thân. Ngoài ra, kỹ năng tự đánh giá còn thể hiện qua khả năng tự trào của trẻ vị thành niên, khả năng tiếp thu những phản hồi một cách cởi mở từ ngƣời khác, có những mục tiêu mới, học tập không ngừng và tự phát triển bản thân. Bên cạnh đó, những nội dung khác của kỹ năng tự nhận thức cảm xúc và sự tự tin nhƣ bộc lộ cảm xúc, nhận thức đƣợc nguyên nhân nảy sinh của cảm xúc, quyết đoán, chấp nhận rủi ro để đạt đƣợc mục tiêu... cũng đƣợc học sinh THCS Phong Hiền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế thực hiện một cách tích cực. Bảng 1. Mức độ tự nhận thức của học sinh trường THCS Phong Hiền, Phong Điền - Thừa Thiên Huế Kĩ năng SD Tự nhận thức cảm xúc 3,9 1,00 Tự đánh giá chính xác 4,1 0,92 Sự tự tin 3,7 0,89 Chung 3,9 0,71 Chú thích: = Điểm trung bình; SD = Độ lệch chuẩn; 1≤ ≤6 Xét từng mặt biểu hiện của nhóm tiểu kỹ năng tự đánh giá, chúng tôi ghi nhận đƣợc những kết quả khá tốt. Có đến gần 50% các em luôn luôn tìm kiếm cơ hội để mở rộng vốn tri thức và kỹ năng của bản thân, 48% các em luôn luôn thừa nhận những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Điều này có thể giúp các em nhận ra đƣợc những ƣu điểm của bản thân để từ đó có thể phát huy những điểm mạnh, bên cạnh đó hạn chế, khắc phục những nhƣợc điểm bản thân còn tồn tại. Đối với kĩ năng tự nhận thức cảm xúc, các số liệu khảo sát cho thấy 42% các em luôn luôn nhận biết đƣợc các tình huống gây nên cảm xúc riêng của bản thân mình (Ví dụ: em biết điều gì khiến em vui, điều gì làm em buồn). Ngoài ra, 23,3% các em luôn luôn biết đƣợc cảm xúc của mình có thể ảnh hƣởng đến các hoạt động và mối quan hệ của bản thân. Đây chính là việc các em nhận ra cầu nối giữa tình cảm và suy nghĩ của bản X X X X X X X MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC VÀ TINH THẦN LẠC QUAN... 73 thân, sự liên quan giữa cảm xúc, lời nói và hành động. Quan trọng hơn, việc hiểu đƣợc tình cảm, cảm xúc của bản thân sẽ giúp các em kiểm soát đƣợc tình cảm và hành vi của chính mình. Đối với kĩ năng thể hiện sự tự tin, kết quả khảo sát cho thấy 48% các em luôn luôn có quyết tâm làm bằng đƣợc điều đã định, dù khó khăn trở ngại đến mấy cũng không thay đổi. Nhƣ vậy, nhìn chung mức độ tần suất thực hiện các nội dung của kỹ năng tự nhận thức ở các em HS THCS Phong Hiền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế là tƣơng đối khá. Ở một số mặt thể hiện, mức độ luôn luôn chiếm số lƣợng khá lớn các em trong nhóm mẫu. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều HS chƣa quan tâm thực hiện tốt một số nội dung quan trọng của kỹ năng tự nhận thức. Chẳng hạn nhƣ đến 51% các em hiếm khi biến việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội thành cơ hội để học hỏi những điều mới hoặc mở rộng kinh nghiệm cá nhân; 48% các em cảm thấy hiếm khi tự tin để học tập, làm việc mà không cần giám sát trực tiếp; 41% các em hiếm khi bù đắp những điểm yếu của mình bằng cách làm việc với những ngƣời khác có điểm mạnh cần thiết mà các em không có; 24% các em hiếm khi bộc lộ cảm xúc của bản thân mình. Nhƣ vậy, khi xét điểm trung bình chung trên toàn mẫu, tần suất thực hiện các nội dung của kỹ năng tự nhận thức của HS THCS trƣờng Phong Hiền, Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế ở trên mức trung bình, nhƣng khá nhiều các em thậm chí “không bao giờ” hoặc “hiếm khi” thực hiện một số nội dung quan trọng của kỹ năng này. Nhìn chung, có thể kết luận rằng kỹ năng tự nhận thức ở HSTHCS Phong Hiền, Phong Điền – Thừa Thiên Huế vẫn còn một số hạn chế và chƣa thực sự thuần thục. Việc đề xuất các biện pháp nâng cao kỹ năng này cho các em là điều hết sức cần thiết. 2.2. Mối quan hệ giữa kỹ năng tự nhận thức và tinh thần lạc quan của học sinhTrường Trung học Cơ sở Phong Hiền, Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế Tinh thần lạc quan đƣợc định nghĩa là “sự mong đợi về kết quả tốt đẹp hơn là kết quả xấu sẽ xảy ra khi đối mặt với những vấn đề trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống”[5, 219]. Với điểm trung bình chung trên toàn mẫu là 14,7 và 57,9% các em đạt điểm trung bình dƣới 15 theo trắc nghiệm mà Scheier và Carver [5] đề xuất, kết quả khảo sát cho thấy HS THCS Phong Hiền, Phong Điền – Thừa Thiên Huế có khuynh hƣớng nhìn nhận sự việc một cách bi quan hơn là lạc quan. Tuy nhiên, vẫn có 63 em, chiếm 42,1% trong nhóm mẫu, đạt điểm trung bình ≥ 15, nghĩa là các em có khuynh hƣớng nhìn nhận cuộc sống theo hƣớng lạc quan, tích cực. Các em cho rằng những khi chƣa biết chuyện gì xảy ra, các em vẫn mong chờ những điều tốt đẹp sẽ đến, luôn lạc quan về tƣơng lai của mình. Tỉ lệ này cho thấy bên cạnh những HS có tinh thần bi quan thì còn có những HS lạc quan trong cuộc sống. Đây là một dấu hiệu khá tích cực đƣợc ghi nhận từ nghiên cứu này. Kết quả bảng 2 cho thấy có sự tƣơng quan thuận giữa tinh thần lạc quan và kĩ năng tự nhận thức (r = 0,20, p<0,05). Tuy mức độ tƣơng quan không chặt chẽ nhƣng đã thể hiện vai trò của tinh thần lạc quan đối với kỹ năng tự nhận thức. Nhƣ vậy, có thể nhận định rằng những trẻ vị thành niên có tinh thần lạc quan cao hơn sẽ có kỹ năng tự nhận thức 74 NGUYỄN PHƢỚC CÁT TƢỜNG và cs. tốt hơn và ngƣợc lại. Kết quả nghiên cứu này, về cơ bản, khá giống với kết quả nghiên cứu của Makikangas và cộng sự[4] và Wenglert [6] trong kết luận về tính ƣu việt của tinh thần lạc quan đối với việc hình thành và phát triển kỹ năng tự nhận thức. Bảng 2. Cặp biến xét tương quan giữa tinh thần lạc quan và kỹ năng tự nhận thức Cặp biến xét tương quan r Tinh thần lạc quan và kĩ năng tự nhận thức 0,20* Tinh thần lạc quan và tự nhận thức cảm xúc 0,04 Tinh thần lạc quan và tự đánh giá chính xác 0,25* Tinh thần lạc quan và sự tự tin 0,17* Chú thích *: Tương quan nhị biến có ý nghĩa ở mức 0,05 r: Hệ số tương quan Xét một cách cụ thể hơn, kết quả khảo sát còn cho thấy tinh thần lạc quan tƣơng quan với các tiểu kĩ năng của kĩ năng tự nhận thức, cụ thể là tƣơng quan với kĩ năng đánh giá chính xác và thể hiện sự tự tin. Mối tƣơng quan này cho thấy khi các em có tinh thần lạc quan, các em có thể đánh giá chính xác bản thân hơn. Vì luôn mong chờ những điều tốt đẹp sẽ đến nên các em luôn vui vì đƣợc là chính mình, chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân và tin rằng cá nhân có thể thay đổi theo chiều hƣớng tích cực. Theo đó, các em dễ dàng cởi mở để thừa nhận những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đóng góp của ngƣời khác; đôi khi, các em còn tự phê bình mình một cách hài hƣớc. Đồng thời, với tinh thần lạc quan về tƣơng lai của bản thân và xã hội, các em luôn chủ động tìm kiếm cơ hội để mở rộng vốn tri thức và kĩ năng của bản thân và biến việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội thành cơ hội để học hỏi những điều mới. Bên cạnh đó, tinh thần lạc quan và kỹ năng thể hiện sự tự tin có mối liên hệ với nhau; tuy ở mức độ thấp nhƣng có thể khẳng định rằng trẻ vị thành niên có tinh thần lạc quan sẽ tự tin hơn trong hoạt động và cuộc sống của mình. Đối với một số em có tính bi quan, khi gặp những vấn đề khó khăn các em dễ dàng bỏ cuộc và đổ lỗi cho số phận. Còn đối với các em có tinh thần lạc quan, khi đứng trƣớc các vấn đề cần thực hiện, các em quyết làm bằng đƣợc điều đó, dù khó khăn đến mấy cũng không thay đổi. Lạc quan khiến các em tự tin và biến các khó khăn thành cơ hội để khám phá khả năng của bản thân. Điều này đồng nghĩa với việc các em sẵn sàng gánh chịu những rủi ro về phía bản thân hoặc công việc để đạt đƣợc những mục tiêu quan trọng. Để khẳng định thêm tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa kỹ năng tự nhận thức và tinh thần lạc quan, chúng tôi tiếp tục khảo sát mối tƣơng quan này dƣới góc độ giới tính và khối lớp. Kết quả hiển thị ở bảng 3 đều cho thấy rằng khác biệt về giới và khối lớp không điều tiết mối quan hệ giữa kỹ năng tự nhận thức và tinh thần lạc quan. Kết quả này góp phần khẳng định tính phổ quát của mối quan hệ này: cho dù là nữ hay nam, dù MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC VÀ TINH THẦN LẠC QUAN... 75 ở khối lớp nào thì tinh thần lạc quan của trẻ vị thành niên đều tác động đến việc hình thành và phát triển kỹ năng tự nhận thức. Bảng 3. Cặp biến xét tương quan giữa tinh thần lạc quan và kỹ năng tự nhận thức dưới góc độ giới tính và khối lớp Cặp biến xét tương quan rNam nNữ rLớp 8 rLớp 9 Tinh thần lạc quan và kĩ năng tự nhận thức 0,13* 0,24* 0,11* 0,36* Tinh thần lạc quan và tự nhận thức cảm xúc 0,18 -0,12 0,02 -0,10 Tinh thần lạc quan và tự đánh giá chính xác 0,12* 0,32* 0,12* 0,40* Tinh thần lạc quan và sự tự tin 0,08 0,18* 0,03 0,36* Chú thích *: Tương quan nhị biến có ý nghĩa ở mức 0,05 r: Hệ số tương quan Xét một cách cụ thể, hệ số tƣơng quan Pearson hiển thị ở bảng 3 cho thấy rằng mối quan hệ giữa kỹ năng tự nhận thức với tinh thần lạc quan, cũng nhƣ các kỹ năng thành phần với đặc điểm nhân cách này ở nữ HS chặt chẽ hơn nam HS; ở HS lớp 9 chặt chẽ hơn HS lớp 8. Số liệu khảo sát này ít nhiều phản ánh rằng sự tác động của tinh thần lạc quan đối với kỹ năng tự nhận thức ở nữ HS mạnh mẽ hơn nam HS, ở HS lớp 9 mạnh mẽ hơn HS lớp 8. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng nhìn chung việc rèn luyện tinh thần lạc quan sẽ góp phần làm cho việc hình thành và phát triển kỹ năng tự nhận thức đƣợc thuận lợi và dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với HS nữ và HS lớp 9. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kỹ năng tự nhận thức là một kỹ năng rất quan trọng đối với trẻ vị thành niên. Việc xác định các yếu tố ảnh hƣởng tác động đến việc hình thành và phát triển kỹ năng này ở trẻ là hết sức cần thiết. Nghiên cứu này đã góp phần chứng minh vai trò của tinh thần lạc quan đối với kỹ năng tự nhận thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy những trẻ vị thành niên có tinh thần lạc quan cao đạt mức độ kỹ năng tự nhận thức cao hơn. Ngoài ra, khi xét mối quan hệ giữa các kỹ năng thành phần và tinh thần lạc quan, cũng nhƣ xem xét mối quan hệ này dƣới góc độ giới tính và năm học, quá trình khảo sát đều đem lại những kết quả thống nhất, chứng tỏ sự ổn định của mối tƣơng quan giữa kỹ năng tự nhận thức và tinh thần lạc quan. Việc rèn luyện tinh thần lạc quan, vì thế, có một ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển kỹ năng tự nhận thức cho trẻ vị thành niên. Tổ chức những hoạt động ngoại khóa, các khóa tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của trẻ vị thành niên về vai trò của tinh thần lạc quan nói chung và tinh thần lạc quan đối với kỹ năng tự nhận 76 NGUYỄN PHƢỚC CÁT TƢỜNG và cs. thức nói riêng, nhằm trang bị cho trẻ kỹ năng tự nhận thức trên cơ sở phát huy và rèn luyện tinh thần lạc quan là những việc làm cấp thiết mà các nhà giáo dục, các nhà tham vấn cần quan tâm thực hiện. Thông qua những khóa tập huấn, những hoạt động ngoại khóa, trƣớc hết, các chuyên gia, các nhà giáo dục cần giúp trẻ vị thành niên nâng cao nhận thức tích cực. Dƣới nhiều hình thức nhƣ thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, trò chơi đóng vai..., các chuyên gia, các nhà giáo dục hƣớng dẫn trẻ dần học cách chấp nhận những gì mà trẻ không thể thay đổi, biết loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí, không tự dằn vặt bản thân, và tập trung vào những gì tích cực. Động viên trẻ suy nghĩ về mục tiêu, đề ra một danh sách những việc muốn thực hiện, những sự kiện thú vị trong cuộc đời hay những điều mà bản thân các em cảm thấy trân trọng và biết ơn... Thứ hai, cần khuyến khích trẻ vị thành niên học hỏi từ những ngƣời lạc quan và tránh bị nhiễm suy nghĩ tiêu cực từ những ngƣời bi quan. Chỉ dẫn các em trò chuyện với những ngƣời lạc quan để học hỏi kinh nghiệm từ họ, xem cách họ nhìn nhận, giải quyết vấn đề nhƣ thế nào; đồng thời tránh xa những ngƣời có suy nghĩ tiêu cực và những nơi khiến các em có những suy nghĩ tiêu cực. Thứ ba, hƣớng dẫn các em cách thiết lập các mối quan hệ xã hội tốt đẹp thông qua việc chủ động giao tiếp với mọi ngƣời, làm quen thêm bạn bè mới, kết bạn với anh chị lớp trên, thƣờng xuyên giữ liên lạc với bạn bè, ngƣời thân. Trong thời khóa biểu, khuyến khích các em đề ra kế hoạch đi chơi cùng bạn bè, gia đình của mình, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện, câu lạc bộ. Đồng thời, cũng cần giúp các em hiểu rằng chính những chỗ dựa xã hội này có thể giúp các em điều chỉnh những suy nghĩ bi quan khi các em có những vấn đề không giải quyết đƣợc. Dƣới sự hƣớng dẫn của những chuyên gia và các nhà giáo dục, trẻ nhận thức đƣợc rằng tinh thần lạc quan cần phải rèn luyện thì mới có đƣợc. Quan trọng hơn, sở hữu đƣợc nét nhân cách tích cực này, trẻ vị thành niên có thêm công cụ tâm lý hiệu quả hỗ trợ tích cực nhất cho quá trình hình thành và phát triển kỹ năng tự nhận thức của bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Emotional Intelligence Questionnaire, Truy cập ngày 13 tháng 06 năm 2012, www.ukha.co.uk/wp-content/uploads/2013/01/EI-Questionnaire.pdf/ [2] Goleman, D. (1995). Emotional intelligence: Why it can matter more than IQ for character, health and lifelong achievement, New York: Bantam. [3] Phan Thị Mai Hƣơng (2007). Các cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn, NXB Khoa học Xã hội. [4] Kearney, C.A. (1999). Gender differences and self-esteem, Journal of Gender Specific Medicine, 2 (3), 46 – 52. [5] Scheier, M.F. & Carver, S.C. (1985). Optimism, coping, and health: Assessment and implications of generalized outcome expectancies, Health Psychology,4(3), 219 – 247. MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC VÀ TINH THẦN LẠC QUAN... 77 [6] Wenglert, L. (2000). On the relation of optimism and self-esteem to sensual-aesthetic capacity and subjective health, Doctoral thesis, Stockholm University, Faculty of Social Sciences, Department of Psychology. Title: THE RELATIONSHIP BETWEEN SKILLS OF SELF-AWARENESS AND OPTIMISM AMONG ADOLESCENTS Abstract: This paper investigates the relationship between skills of self-awareness and optimism among adolescents. This survey was completed by 150 students in the 8 th and 9 th grade of Phong Hien Secondary School, Phong Dien, Thua Thien Hue Province. The study results showed that there was a positive significant correlation between optimism and skills of self-awareness. This positive correlation remained remarkably consistent across gender and grade groups. Some implications were also proposed to enhance students’ optimism, which in turn, effectively helps improve their skills of self - awareness. Key words: skills of self-awareness, optimism, adolescents ThS. NGUYỄN PHƢỚC CÁT TƢỜNG Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế ĐT: 0120 606 6034, Email: catnguyen1174@yahoo.com TS. ĐINH THỊ HỒNG VÂN Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế ĐY: 0169 770 5701, Email: dthvan2000@yahoo.com TRẦN THỊ HÓA Cựu sinh viên, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế ĐT: 0169 765 1112, Email: tranthihoa_tlgd@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_quan_he_giua_ky_nang_tu_nhan_thuc_va_tinh_than_lac_quan.pdf
Tài liệu liên quan