Kinh tế tri thức - Kim chỉ nam cho ngành giáo dục bước sang thời đại mới

Thứ nhất, cần phải có đủ phương tiện để sẵn sàng học tập như: Giáo trình, tài liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo cùng các phương tiện hỗ trợ khác. Thứ hai, phải dự giờ đầy đủ, lắng nghe, ghi chép nói chung là phải có tinh thần chăm chỉ và cầu thị vì thành công trong học tập không bao giờ đến với kẻ thờ ơ và lười biếng. Thứ ba, người học cần tự quản lý về thời gian cũng như làm việc một cách độc lập (tiến hành những nghiên cứu trong chương trình đào tạo của mình). Thứ tư, người học phải có quan điểm học tập thực sự, đó là tập trung vào việc hình thành kiến thức, óc sáng tạo, cách giải quyết vấn đề và những kinh nghiệm học tập ở phổ thông, mà đặc trưng là chịu sự kiểm soát từ bên ngoài. Cách thức dạy và học truyền thống (đặc biệt là học vẹt) sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn, hoạt động dạy và học chỉ đạt hiệu quả cao khi đối tượng đứng trước “Hoàn cảnh có vấn đề”. Vậy bản thân người học phải nhận thức được vai trò quan trọng của môn học đối với chương trình đào tạo và tương lai cuộc sống sau này, từ đó tạo động cơ để người học chủ động tìm hiểu kiến thức một cách tự giác dưới sự hướng dẫn của thầy. Như vậy học có nghĩa là biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo của sinh viên. Muốn vậy người học phải có thái độ tích cực trong học tập như: Tự giác tìm hiểu, không thụ động, trong giờ giảng phải tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, không ngại tranh luận, tìm hiểu những tài liệu có liên quan tới môn học, có tinh thần phê phán trong học tập đừng nghĩ rằng tri thức sách vở đều đúng 100% , đừng nghĩ rằng thầy nói là đúng 100%, phải hoài nghi, phải phản biện, thậm chí phải bác bỏ nếu có chứng cứ.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế tri thức - Kim chỉ nam cho ngành giáo dục bước sang thời đại mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011 120 KINH TẾ TRI THỨC - KIM CHỈ NAM CHO NGÀNH GIÁO DỤC BƯỚC SANG THỜI ĐẠI MỚI NGUYỄN XUÂN TỚI* TÓM TẮT Kinh tế tri thức ra đời là một xu thế tất yếu của lịch sử nhân loại. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức được các nhà khoa học nêu ra có tính chất dự báo, Sự ra đời của kinh tế tri thức được các chính trị gia tiên đoán là vào nửa cuối thế kỷ XXI. Thực tế thì kinh tế tri thức đã tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Một số quan điểm đổi mới về giáo dục đã được đưa ra trên diễn đàn công luận, trong đó có hai trường phái trái ngược nhau. Để có cách nhìn dựa trên nền tảng triết học thì phải đi từ thực tiễn để điều chỉnh lý luận. Đổi mới phương pháp dạy và học vẫn là cách tốt nhất để tiếp cận kinh tế tri thức, tiếp cận với nền giáo dục hiện đại. Người dạy, người học và người quản lý giáo dục cần phải làm gì để đổi mới quan điểm và phương pháp giáo dục? ABSTRACT The knowledge economy – guideline for a new era of education The existence of the knowledge economy is an inevitable tendency of human history. Its fundamental features have been forecast by the scientists. The politicians predicted that the knowledge economy would come into being in the last half of the 21st century. In fact, the knowledge economy does have great influence on many aspects of life, especially education. Some innovative viewpoints of education have been open to public debate in which there are two completely opposite opinions. In order to have a philosophical point of view, it is a good idea to start from reality to adjust theory. Innovating learning and teaching methods is always the best way to approach knowledge economy and modern education. The question has been raised is that what teachers, students and educational administrators can do to renovate educational viewpoints and methods. * TS, Khoa Cơ bản, Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật & Du lịch Sài Gòn. Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Nguyễn Xuân Tới 121 Kinh tế tri thức là gì? Từ những thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX lại đây, khi những tiến bộ khoa học dần dần trở thành nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế thì quan niệm về kinh tế tri thức bắt đầu ra đời. Năm 1970, ông K.Brêdinxki - nguyên cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, trong bài nói chuyện về nhiệm vụ của nước Mỹ trong thời đại kỹ thuật điện tử, đã nói: “ Chúng ta đang đứng trước một thời đại kỹ thuật điện tử” Năm 1973, nhà xã hội học người Mỹ Daniel Ben gọi cái xã hội mới mà nhân loại sắp đi vào là “ Xã hội hậu công nghiệp”. Năm 1980, nhà tương lai học Toffer lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Nền kinh tế siêu công nghiệp”. Tiếp đó vào năm 1982, nhà kinh tế học người Mỹ J.Naisbitt đưa ra một cái tên gọi mới hơn, ông gọi nền kinh tế mà nhân loại sắp đi tới là “Nền kinh tế thông tin”. Năm 1986, các nhà kinh tế người Anh gọi nền kinh tế thông tin là “Nền kinh tế kỹ thuật cao”. Tới năm 1990, tổ chức nghiên cứu liên hiệp quốc lần đầu tiên đưa ra khái niệm Kinh tế tri thức. Năm 1996, tổ chức OECD (Ogranization for Economic Cooperation and Development) định nghĩa rõ ràng, rằng: “ Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà ở đó lấy tri thức làm cơ sở” Như vậy trải qua một phần ba thể kỷ khảo nghiệm, khái niệm kinh tế tri thức mới dần dần hiện ra rõ nét. Ngày nay nhân loại đang sắp sửa bước vào thời đại kinh tế tri thức, ở đó việc chiếm hữu nguồn tài nguyên trí lực, việc sử dụng, phân phối và sản xuất tri thức trở thành nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Các ngành sản xuất chủ yếu như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, khoa học công nghệ không gian (hay còn gọi là khoa học công nghệ vũ trụ), khoa học kỹ thuật hải dương, công nghệ phần mềm sẽ ra đời và phát triển để dần dần trở thành những ngành sản xuất chủ yếu trong thời đại kinh tế tri thức. Trong thời đại kinh tế tri thức, việc sử dụng sản phẩm tri thức có nghĩa là phải lợi dụng những tri thức mới để tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Sản phẩm hàng hóa trong nền kinh tế tri thức phải là những sản phẩm mang hàm lượng trí tuệ cao để đáp ứng cho việc thỏa mãn rất cao của nhu cầu con người. Trong thời đại kinh tế tri thức, người ta sẽ được ở trong các căn nhà thông minh, căn nhà tự động điều chỉnh nhiệt độ theo thể trạng con người. Con người cũng sẽ ăn những thức ăn thông minh, món ăn mà hàm lượng dưỡng chất phù hợp một cách tự Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011 122 giác với nhu cầu cơ thể con người. Người ta sẽ đi lại trên những chiếc xe thông minh, chiếc xe tự động tính toán độ dài quãng đường để vận hành theo ý muốn của người sử dụng. Và ta sẽ được sử dụng những đồ dùng thông minh khác trong cuộc sống hàng ngày. Ở thời đại kinh tế tri thức, công nghệ Zen sẽ ra đời thay thế cho công nghệ truyền thống, nguồn năng lượng cao sẽ ra đời thay thế cho năng lượng truyền thống (than và dầu mỏ), vật liệu nhân tạo sẽ ra đời thay thế cho vật liệu truyền thống có sẵn của tự nhiên. Trong kinh tế tri thức, cơ thể con người cũng phải được bảo trì giống như người ta đã bảo trì động cơ máy bay, đừng để nó tắt máy khi đang bay trên không trung, muốn vậy những cơ quan nội tạng trong cơ thể con người cũng phải được bảo trì theo định kỳ và kịp thời thay thế trước khi nó “quá đát”. Như vậy đời sống con người có thể chủ động duy trì đến thời điểm thích hợp, một tài liệu đáng tin cậy cho biết trung tâm công nghệ cao của Mỹ (thung lũng Silicon) hiện người ta đã chế tạo được hầu hết các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người (trừ bộ não), những nội tạng nhân tạo này có khả năng duy trì đời sống con người đến 400 tuổi nếu cần. Trong nền kinh tế tri thức thì tri thức là hàng hóa, hàng hóa tri thức được sử dụng ngày càng phổ biến, nhưng hàng hóa tri thức khác với hàng hóa thông thường ở chỗ là hàng hóa tri thức khi càng sử dụng thì giá trị của chúng càng gia tăng chứ không hao mòn giá trị như hàng hóa. Thông thường, do vậy muốn sử dụng được hàng hóa tri thức, người ta phải học tập không ngừng để chuyển hóa tri thức nhân loại thành kỹ năng của mình, vậy nên người giàu có trong kinh tế tri thức phải là người có trình độ tri thức rất cao. Khi chuyển sang kinh tế tri thức, giá trị xã hội sẽ thay đổi theo hướng ngày càng tôn trọng trí thức, nhân tài giá trị của con người trong kinh tế tri thức sẽ được biểu hiện ở người nào sở hữu được nguồn tài nguyên tri thức, trí lực, nhân tài trong xã hội. Khi ấy đất đai, tiền của không còn là tiêu chí để đánh giá sự giàu có của con người như trong kinh tế nông nghiệp và công nghiệp mà nhân loại từng đi qua. Cơ chế vận hành của thị trường trong kinh tế tri thức linh hoạt hơn nhiều so với thị trường thời kinh tế công nghiệp, đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức là kinh tế mạng ra đời cùng với thương mại điện tử phát triển nhanh chóng sẽ làm thay đổi diện mạo thị trường, cạnh tranh trong kinh tế tri thức sẽ chuyển sang cục diện mới. Khi thị trường chuyển sang cục diện mới sẽ làm cho hình thức tổ chức xã hội cũng thay đổi theo. Các khu công nghiệp khai thác kỹ thuật cao ra đời sẽ tập trung nguồn tài nguyên trí lực tạo ra năng suất lao động Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Nguyễn Xuân Tới 123 xã hội vượt trội so với kinh tế công nghiệp. Bộ máy quản lý xã hội sẽ chuyển từ quản lý tản mạn sang quản lý tập trung phục vụ cho nghiên cứu chuyên sâu nhằm tạo ra những sản phầm tri thức mới, khi ấy lao động sáng tạo trở thành linh hồn của nền kinh tế, kèm theo đó những cơn “lốc chính trị” sẽ làm cho thể chế nhà nước thay đổi theo. Kinh tế tri thức sẽ ra đời như thế nào? Kinh tế tri thức có thể nảy sinh ra ở bất kỳ nơi đâu, miễn là nơi đó có tư tưởng đón đầu kinh tế tri thức, không hẳn là kinh tế tri thức tuần tự xảy ra ở các quốc gia phát triển sau mới lan đến các quốc gia chậm phát triển. Một số chính trị gia mẫn cảm cho rằng từ năm 2010 trở đi thì sản phẩm tri thức sẽ dần dần vượt sản phẩm truyền thống, khoảng từ năm 2030 thì những ngành công nghệ cao sẽ chiếm ưu thế và nó làm cho bộ mặt thế giới thay đổi hẳn, nửa cuối thế kỷ XXI, loài người sẽ chính thức bước vào kinh tế tri thức. Giáo dục phải tiên phong đi vào kinh tế tri thức Đảng ta từng khẳng định: “ Con người là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là động lực của mọi nguồn động lực” Điều đó cũng có nghĩa là Đảng ta đặt ngành Giáo dục và Đào tạo nước nhà đứng trước một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là cung ứng nguồn tài nguyên con người cho sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Tuy nhiên hiện nay trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trái ngược nhau về quan điểm giáo dục trong cơ chế thị trường. Có ý kiến thì cho rằng không thể coi giáo dục là thị trường, trường phải ra trường, chợ phải ra chợ, không thể biến trường thành chợ được, không thể thương mại hóa giáo dục, nếu vậy thì sẽ đi ngược với đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cũng có ý kiến lại cho rằng, kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường thì giáo dục cũng phải chuyển sang cơ chế thị trường, trong giáo dục cũng phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại. Trong thực tế hiện nay thì các trường (trừ công lập) muốn tồn tại phải chạy đua theo số lượng một cách quyết liệt, việc tuyển sinh đang xảy ra muôn hình muôn vẻ không khác gì việc cạnh tranh để giành giật “ nguồn hàng” trên thương trường, chỉ có điều khác là nguồn hàng ở lĩnh vực giáo dục là con người, là số lượng sinh viên đầu vào của các trường mà thôi. Mặt khác, khách hàng tiêu thụ sản phẩm của giáo dục hiện nay ở nước ta chưa thực sự được tôn làm “thượng đế”, và thực cũng chưa có ai kiểm tra chất lượng sản phẩm giáo dục. Bộ giáo dục đào tạo dù có quan tâm chất Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011 124 lượng giáo dục cũng chỉ với tư cách là người quản lý về mặt nhà nước, chứ chưa thực sự là khách hàng trực tiếp sử dụng sản phẩm giáo dục của các trường đào tạo ra. Hơn nữa do kinh tế phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài tăng mạnh dẫn đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao, trong khi đó chúng ta lại thừa lao động phổ thông đến mức ồ ạt xuất khẩu đi lao động nước ngoài cũng không hết Xuất phát từ những lỗ hổng này dẫn đến việc thời gian qua chúng ta đã tung ra thị trường nhiều “hàng hóa” kém chất lượng mà vẫn được xã hội chấp nhận, chỉ có điều là nhà trường đào tạo kỹ sư thì doanh nghiệp sử dụng làm công nhân kỹ thuật, nhà trường đào tạo công nhân kỹ thuật thì bị doanh nghiệp sử dụng giống như lao động phổ thông, nhà trường đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh thì khi ra trường được doanh nghiệp sử dụng làm nhân viên tiếp thị, nhà trường đào tạo cán bộ trung cấp văn thư thì ra trường được doanh nghiệp sử dụng làm nhân viên trực điện thoại .rõ ràng sản phẩm giáo dục của chúng ta đã bị hạ chuẩn một cách tự phát. Về mặt lý luận, C. Mác cũng từng đưa ra định nghĩa về thương mại như sau: “Thương mại là sự trao đổi giữa những vật ngang giá” Khi đã là thị trường thì không ai dùng lao động của mình để cung ứng sản phẩm không công cho ai, bởi lẽ đơn giản là không ai có thể sống bằng không khí để tạo ra sản phẩm dịch vụ giáo dục. Do vậy khi kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường thì cũng phải coi giáo dục là thị trường, mà đã là thị trường thì sản phẩm tri thức cũng trao đổi ngang giá theo quy luật thị trường. Dù chúng ta có cố tình né tránh về ngôn ngữ như thế nào đi chăng nữa thì sự thật trước sau vẫn là sự thật. Như vậy giữa thực tiễn và lý luận còn có độ vênh nhất định, mà theo Einstein thì khi lý luận và thực tiễn xuất hiện độ vênh nhau thì phải điều chỉnh lại lý luận, nếu vậy chẳng lẽ trong trường hợp này chúng ta phải điều chỉnh lại đạo lý truyền thống dân tộc Việt Nam hay sao? Để giải quyết mâu thuẫn này, không còn cách nào khác là chúng ta phải đối diện với thực tiễn, phải đổi mới quan điểm giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu mà xã hội đặt ra trong thời kỳ mới. Về việc đổi mới phương pháp dạy và học Việc dạy và học có đạt được kết quả cao hay không, phụ thuộc rất lớn vào năng lực dạy học của đội ngũ giảng viên trong các trường. Điều đáng tiếc là không ít người trong số các giảng viên dạy cao đẳng và đại học không được trang bị những kiến thức và kỹ năng dạy học ở bậc đại học. Hiện nay tình trạng “Cơm chấm cơm” còn xảy ra phổ biến ở nhiều trường. một số trường hợp còn không đạt Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Nguyễn Xuân Tới 125 được tiêu chuẩn “Cơm chấm cơm”. Ví dụ như trong bộ môn lý luận chính trị, các trường đào tạo cử nhân triết học, khi sinh viên ra trường được về một trường đại học để giảng dạy môn triết học, trường hợp này tạm chấp nhận là để “ cơm chấm cơm”. Nhưng cũng có trường hợp sinh viên đào tạo cử nhân triết học khi ra trường về một trường đại học kinh tế để giảng dạy cả môn kinh tế chính trị, mà gần đây ta gọi chung là (nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin học phần 2), trong trường hợp này rõ ràng chưa có bằng cử nhân kinh tế chính trị mà lên lớp giảng dạy môn kinh tế chính trị cho sinh viên chuyên ngành kinh tế, thì có còn là “Cơm chấm cơm nữa” hay không? Mục tiêu của giáo dục đào tạo bậc đại học là làm thay đổi tri thức và tăng cường kỹ năng thực hành cho người học, muốn vậy phải làm cho người học hiểu rõ giá trị thực tiễn của các môn học trong chương trình đào tạo và nhờ đó tạo cho họ có xúc cảm với các môn học. Dạy học muốn thành công phải tạo ra được động cơ thúc đẩy từ cả hai phía Người dạy và Người học, trong đó phía Người dạy là điều kiện tiên quyết nâng cao chất lượng dạy học. Do vậy yêu cầu đối với người Thầy trước tiên phải là người yêu ngành, yêu nghề và yêu người hơn ai hết. Thầy phải là người thực sự say mê ham thích với môn học mà mình phụ trách, phải có chất lửa trong tim nhà giáo. Nếu Thầy không say mê ham thích môn học thì không thể nào làm cho người học say mê ham thích môn học được, và khi người ta đã không say mê ham thích với môn học thì hoạt động dạy học chỉ là sự nhồi nhét kiến thức và sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán ( Học vẹt, dạy suông). Do đó có thể nói sự say mê ham thích môn học của người Thầy và nghệ thuật kích thích người học say mê ham thích môn học là yếu tố hết sức cần thiết trong hoạt động dạy học. Tagore nói: “Nhà giáo phải là ngọn đuốc, ngọn đuốc không cháy sáng thì làm sao mồi được lửa cho những ngọn đuốc khác”. Chúng tôi từng dự một tiết học Lịch sử Đảng mà cảm như mình đang được sống trong khí thế hừng hực của cái thời khắc lịch sử hào hùng, còn vẫn môn học ấy, vẫn với nội dung ấy dự ở một lớp khác thì sự truyền đạt khuôn sáo, rời rạc, nhàm chán Rõ ràng chất lửa trong tim nhà giáo kết hợp với nghệ thuật truyền đạt là yếu tố quan trọng làm cho một tiết giảng sống động hẳn lên. Riêng đối với những môn Lý Luận Chính Trị thì nguyên lý khoa học còn phải hòa quyện vào tư tưởng, tình cảm, tâm lý, nhân cách, đạo đức của ông thầy, vì vậy cái tâm ông thầy phải trong sáng hơn ai hết. Hiện nay giá trị con người chưa có thước đo lường xác thực, vì vậy theo chúng tôi tư chất cần thiết đối với người thầy dạy các môn Lý luận chính trị trước tiên phải là người có tư cách đạo đức và lòng nhân ái cao cả, phải dạy đạo đức bằng cách noi gương đạo đức. Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011 126 Có một câu danh ngôn rằng: “Trẻ con không nghe người lớn nói mà chúng mở to mắt nhìn những việc người lớn làm” Bác Hồ cũng nói: “Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn thuyết” Mọi sai lầm trong sản xuất kinh doanh đều có thể rút kinh nghiệm để sửa chữa để lần sau làm tốt hơn, nhưng sai lầm trong giáo dục, ông thầy chỉ một lần cư xử mất đạo đức trước con mắt học trò thì không thể sửa chữa, do đó trong giáo dục không thể có thứ phẩm. Muốn cảm hóa được người học thì người thầy phải chủ động kết thân và gần gũi với người học, ta có gần gũi chúng thì chúng mới gần gũi ta, có gần gũi chúng thì ta mới có thể giáo dục cảm hóa chúng được, do đó gần gũi và kết thân với học trò có thể coi là một nghệ thuật độc đáo của hoạt động dạy học. Thực tế hiện nay nhiều trường bố trí những lớp học quá đông học viên, tôi đã từng dạy một lớp có đến 600 sinh viên, trong giờ học mà kẻ ra người vào tấp nập, thầy trò không nhìn rõ mặt nhau thì làm thế nào để kết thân và cảm hóa được con người? Gần đây do khó khăn về cơ sở vật chất, để khắc phục hạn chế lớp đông, một số trường đã nảy sinh sáng kiến tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin như dạy học trực tuyến qua mạng, sử dụng nhiều màn hình, sao in bài giảng của thầy ra đĩa phát cho sinh viên và mở những cuộc hội thảo về giảng dạy lớp đông nhưng theo tôi vẫn không thể thay thế được cái “ Nghệ thuật kết thân ” nêu trên, máy móc hiện đại đến mấy cũng không thể thay thế được tính nhân bản của nghề dạy học. Dạy học là cung cấp những cơ hội đặc biệt để người học nhận thức rõ những giá trị quan trọng và thực chất trong cuộc sống. Do đó, yêu cầu đối với giảng viên phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Thế giới của người thầy là thế giới học tập, là cơ hội dành cho sự tự giáo dục. Sự thoả mãn ham hiểu biết của nghề thầy giáo thì không nghề nào có thể sánh được. Trong khi giáo dục những người khác, người thầy nhận ra những điểm yếu và tiềm năng thế mạnh của chính bản thân mình để tự điều chỉnh cho ngày càng đạt đến mức hoàn thiện, do vậy: “Dạy tức là học, học tức là dạy”. Bác Hồ từng nói: “Người đi giáo dục cũng phải được giáo dục” là vậy Trong thời đại bùng nổ thông tin, vai trò của người thầy không hề giảm đi mà ngược lại ngày càng trở nên quan trọng. Xưa kia chúng ta từng nghĩ về người thầy như là người chế biến thông tin, ngày nay nhận thức về vai trò người thầy không phải dừng lại ở đó, vai trò người thầy không chỉ pha trộn chế biến tất cả những kiến thức mà sinh viên sẽ cần cho cuộc đời họ sau khi ra trường, mà giảng viên phải dạy cho sinh viên biết cách học như thế nào? Sinh viên cần phải Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Nguyễn Xuân Tới 127 học cách học ở người thầy như thế nào? Các cụ ta xưa kia đã nói: “ Cho cần câu hơn cho xâu cá” - đây cũng chính là tư tưởng cốt yếu của nền giáo dục hiện đại. Cuối cùng, đã là giảng viên đại học là phải nghiên cứu, nghiên cứu có tầm quan trọng đặc biệt đối với giảng viên đại học bởi các lẽ sau: - Thứ nhất, không nghiên cứu sẽ bị tụt hậu về kiến thức. Kết quả của nghiên cứu sẽ đưa ra những cái mới, kết quả nghiên cứu của giáo viên hoặc những người khác trong cùng lĩnh vực sẽ tạo ra những cơ sở để cập nhật nội dung của bài giảng và thực hành. - Thứ hai, có nghiên cứu thì giảng viên mới có khả năng hướng dẫn việc nghiên cứu của sinh viên. Những thay đổi trong phương pháp nghiên cứu, đối tượng, nội dung, các thủ tục phân tích và tài liệu tham khảo hiện hành chỉ có thể được biết bởi những giảng viên nào có khả năng cập nhật hàng ngày nhờ nghiên cứu. Vì thế, công việc của giảng viên và của sinh viên mà ta đang hướng dẫn sẽ rất thuận lợi nếu như chúng ta tham gia tích cực vào nghiên cứu. Tóm lại, vai trò của người thầy phải trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của sinh viên, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức và sử dụng kiến thức vào cuộc sống, giúp cho sinh viên có được các năng lực tự giáo dục suốt đời. Phải sử dụng tốt công cụ hỗ trợ dạy học Để cho một bài giảng hấp dẫn cần phải sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy trong từng hoàn cảnh cụ thể một cách thích hợp, trong đó có các phương pháp chủ yếu như: Thuyết trình, dẫn dắt người học thông qua các câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm, làm bài tập, trả lời câu hỏi trắc nghiệm, học bằng cách sắm vai đồng thời phải sử dụng tối đa các công cụ hỗ trợ giảng dạy. Theo một thống kê tin cậy, nếu chỉ nghe bằng tai, người học chỉ có thể cảm thụ tại chỗ 30% lượng tri thức, nghe kết hợp với nhìn, người học có thể cảm thụ 50% lượng tri thức, kết hợp nghe, nhìn, giải bài tập tình huống, người học có thể cảm thụ đến 80% lượng tri thức. Do vậy, kết hợp giữa ngôn ngữ nói, viết và minh họa bằng âm thanh, hình ảnh chắc chắn sẽ làm cho hoạt động nhận thức đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có ưu thế hơn hẳn so với lối dạy học cổ truyền dùng bảng đen, phấn trắng . Trước khi lên lớp giảng bài, theo chúng tôi thì thầy cần cho trước sinh viên nội dung bài đọc, trang bài đọc chia làm hai phần, một phần ghi vắn tắt đề cương chi tiết bài giảng (hay gọi là bài đọc), phần còn lại để trống cho sinh viên ghi Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011 128 lời giảng của thầy, như vậy sinh viên đã có sẵn đề cương chi tiết bài giảng, trên lớp không phải ghi lại đề mục mà chỉ ghi những gì thật cần thiết để minh họa, cách học này tạo điều kiện cho sinh viên ít phải ghi và có điều kiện suy ngẫm hiểu bài ngay tại lớp. Trong khi giảng, thầy nên lật ngược lật xuôi vấn đề, đặt ra nhiều câu hỏi khêu gợi óc suy luận của người học. Kinh nghiệm cho thấy một tiết giảng nên đưa ra khoảng 5 đến 6 câu hỏi gợi mở, câu hỏi sẽ có tác động công não mạnh mẽ. Cần phải biến việc cho điểm phát biểu xây dựng bài trở thành công cụ hữu hiệu khuyến khích sự đào sâu suy nghĩ của sinh viên, tạo cho sinh viên được đối thoại trên lớp làm cho khí thế lớp lúc nào cũng sôi động. Nên có nhiều hình ảnh, âm thanh, video, biểu đồ, đồ thị, số liệu để dẫn chứng minh họa đúng nơi, đúng chỗ càng làm cho bài giảng sinh động và có sức thuyết phục cao. Yêu cầu đối với người học Thứ nhất, cần phải có đủ phương tiện để sẵn sàng học tập như: Giáo trình, tài liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo cùng các phương tiện hỗ trợ khác. Thứ hai, phải dự giờ đầy đủ, lắng nghe, ghi chép nói chung là phải có tinh thần chăm chỉ và cầu thị vì thành công trong học tập không bao giờ đến với kẻ thờ ơ và lười biếng. Thứ ba, người học cần tự quản lý về thời gian cũng như làm việc một cách độc lập (tiến hành những nghiên cứu trong chương trình đào tạo của mình). Thứ tư, người học phải có quan điểm học tập thực sự, đó là tập trung vào việc hình thành kiến thức, óc sáng tạo, cách giải quyết vấn đề và những kinh nghiệm học tập ở phổ thông, mà đặc trưng là chịu sự kiểm soát từ bên ngoài. Cách thức dạy và học truyền thống (đặc biệt là học vẹt) sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn, hoạt động dạy và học chỉ đạt hiệu quả cao khi đối tượng đứng trước “Hoàn cảnh có vấn đề”. Vậy bản thân người học phải nhận thức được vai trò quan trọng của môn học đối với chương trình đào tạo và tương lai cuộc sống sau này, từ đó tạo động cơ để người học chủ động tìm hiểu kiến thức một cách tự giác dưới sự hướng dẫn của thầy. Như vậy học có nghĩa là biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo của sinh viên. Muốn vậy người học phải có thái độ tích cực trong học tập như: Tự giác tìm hiểu, không thụ động, trong giờ giảng phải tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, không ngại tranh luận, tìm hiểu những tài liệu có liên quan tới môn học, có tinh thần phê phán trong học tập đừng nghĩ rằng tri thức sách vở đều đúng 100% , đừng nghĩ rằng thầy nói là đúng 100%, phải hoài nghi, phải phản biện, thậm chí phải bác bỏ nếu có chứng cứ. Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Nguyễn Xuân Tới 129 Yêu cầu đối với nhà quản lý giáo dục Dạy học là dạy cách học, học tập là học cách học. Do đó nhà quản lý phải tạo cho sinh viên được tiếp cận một môi trường giáo dục tốt nhất, cụ thể là: - Môi trường quản lý thân thiện và thu hút được những người thầy tuyệt vời. - Âm thanh, ánh sáng, thiết bị phòng học tốt, có thư viện phong phú tư liệu - Có phần mềm đào tạo trực tuyến và các trang Web cần thiết cho sinh viên tham khảo. Nếu điều kiện cho phép, nên cho sinh viên đi nghiên cứu thực tế, hoặc mô phỏng sắm vai Cần phải đặt người học vào vị trí trung tâm, họ là đối tượng phục vụ chính trong nhà trường, nếu không muốn nói là “Thượng đế”. Vì vậy hoạt động trong nhà trường phải hướng tất cả vào phục vụ cho việc dạy và học. Cần tạo cơ chế lành mạnh để sinh viên đánh giá giảng viên. Đảm bảo cho toàn bộ cộng đồng nhà trường, kể cả sinh viên cảm thấy hứng thú với những điều kiện sống và làm việc thuận lợi. Thành lập các thể chế để giám sát và đánh giá chất lượng của các dịch vụ mà nhà trường phải cung cấp cho người học. Bài viết này xuất phát từ những tư tưởng mang tính mô phỏng, các tài liệu tham khảo như: Kinh tế tri thức của giáo sư Trung Quốc Ngô Quỹ Tùng, bàn về giáo dục của Giáo sư Trần Phương đều là những tài liệu còn mang tính bàn luận, gợi mở để ngỏ vấn đề, do đó chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong nhận được ý đóng góp của quý bạn đọc để cho vấn đề ngày càng hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Quỹ Tùng. Kinh tế tri thức. Nhà xuất bản Bắc kinh. 2. Trần Phương. Bàn về giáo dục. Tạp chí người quản lý. 3. Hoàng Trinh. Văn hóa thị trường. 4. Man Tấn Hải. Sổ tay nhà giáo. Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh. 5. Trần Đình Nghiêm. Tham luận về nâng cao chất lượng giảng dạy. ĐHKHTN Tp. Hồ Chí Minh. 6. Các bài báo đăng về kinh tế tri thức & công nghệ hiện đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf15_nguyen_xuan_toi_5463.pdf
Tài liệu liên quan