Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

Từ những phân tích và khảo sát trên đây, chúng ta nhận thấy rằng các quan hệ kinh tế vẫn luôn có vai trò là giá đỡ và khuôn mẫu cho sự định hình và thể chế hóa các quan hệ gia đình, họ hàng và làng xóm. Những thay đổi trong kinh tế hộ gia đình trên cho thấy các quan hệ xã hội trong nông thôn đã thay đổi rất nhiều, cho dù những biểu hiện truyền thống vẫn còn chiếm ưu thế. Đó là sự phát triển của ý thức cá nhân trong quan hệ gia đình và cộng đồng. Sự xuất hiện các ban khánh tiết hay nghi lễ trong dòng họ, trong cộng đồng là biểu hiện của dân chủ hóa trong sinh hoạt cộng đồng vùng đồng bằng sông Hồng. Tính năng động cá nhân là sản phẩm của quá trình cải biến xã hội nông thôn trong suốt mấy chục năm qua. Nó cũng là sản phẩm của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội hiện nay. Trên quan điểm đó, phát triển cộng đồng hiện nay không chỉ mang giá trị truyền thống mà còn mang tính hiện đại sâu sắc.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 2 (74), 2001 23 Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng Nguyễn Đức Truyến I. Đặt vấn đề: Công cuộc đổi mới nông thôn từ sau khoán 10, không chỉ có những tác động kinh tế mà còn có cả những tác động xã hội có tính toàn diện trong toàn bộ đời sống nông thôn. Những biến đổi kinh tế đã đ−ợc khẳng định và công nhận về căn bản là tích cực, vì nó đã thay đổi căn bản kinh tế đất n−ớc và kinh tế nông thôn. Đại đa số nông dân đã có mức sống trung bình trở lên, có một số đã trở nên giàu có và một số ít còn nghèo, nạn đói hay thiếu ăn về căn bản đã đ−ợc khắc phục. Những biến đổi xã hội tích cực về căn bản đã đ−ợc thừa nhận nh− nâng cao mức sống, mức h−ởng thụ văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, ngoài ra còn chú ý hơn đến bản sắc văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, còn nhiều biến đổi xã hội vẫn ch−a có sự thống nhất trong nhận định và đánh giá nh− các sinh hoạt gia đình, dòng họ và thôn xóm. Các tập quán tr−ớc đây nh− tục ăn uống giỗ tết ngày càng tốn kém và phô tr−ơng, chủ nghĩa cá nhân gia đình, làng họ có khi dẫn tới không khí cục bộ, bè phái, gây nhiều phức tạp trong nông thôn vẫn tồn tại. Tr−ớc những cách nhìn mâu thuẫn kể trên, các nghiên cứu xã hội học nông thôn hay văn hóa không thể chỉ dừng lại ở những nghiên cứu hiện t−ợng riêng rẽ hay cục bộ của xã hội nông thôn mà phải góp phần nhận thức thực trạng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn này trong tính tổng thể của nó. Xã hội học phải góp phần tích cực vào việc đổi mới quản lý kinh tế, đổi mới quản lý xã hội theo nghĩa toàn diện của khái niệm quản lý sự phát triển hiện nay. ý t−ởng căn bản của công trình này xuất phát từ những giả thuyết lớn của Marx và Weber về mối liên hệ lô gích giữa cái kinh tế và cái xã hội. Một cách cụ thể hơn, Marx đã chỉ ra rằng trong mỗi hình thái kinh tế xã hội, trong đó có hình thái cộng đồng gia đình, tính chất và trình độ tổ chức xã hội đ−ợc giải thích về căn bản ở tính chất và trình độ tổ chức kinh tế của nó. Vì thế, nguồn gốc của gia đình, của chế độ t− hữu và của nhà n−ớc cũng đều bắt đầu từ tính tất yếu của tổ chức sản xuất vật chất của sự tồn tại. Xuất phát điểm căn bản có tính duy vật ở đây chính là các quan hệ kinh tế, cho dù trong nhận thức xã hội học hiện nay, quyết định luận Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn... 24 kinh tế không còn là sự giải thích khoa học duy nhất về hiện thực xã hội. II. Các lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu A. Các lý thuyết 1. Marx và lý thuyết về cộng đồng hộ gia đình: Trong cách tiếp cận này, nội dung của khái niệm cộng đồng hộ gia đình có thể đ−ợc tóm tắt nh− sau: cộng đồng hộ gia đình đ−ợc hình thành từ các cá nhân a) thực hành một kiểu nông nghiệp tự cung tự cấp; b) sản xuất và tiêu dùng chung trên cùng một mảnh đất chung mà quyền chiếm hữu đất đai tùy thuộc vào t− cách thành viên trong cộng đồng đó; c) gắn bó với nhau bởi các quan hệ phụ thuộc cá nhân có tính bất bình đẳng. Trong cộng đồng này, chỉ có “giá trị sử dụng” là đ−ợc phát triển. Sau đó, Marx đã bổ xung thêm cho mệnh đề “tự cung tự cấp” vốn chỉ đúng trong những gì có liên quan đến sản xuất. Còn trong lĩnh vực tái sản xuất của bản thân cộng đồng, trái lại, lại phụ thuộc vào sự hội nhập của nó trong một tổng thể các cộng đồng t−ơng tự. Và trong bộ T− bản, Marx đã coi vấn đề “tái sản xuất“ trong các cộng đồng nh− là “mục tiêu cuối cùng” của chúng.1 Đó không chỉ là sự tái sản xuất về mặt thể chất của các cá nhân, mà cả về mặt xã hội. 2. K. Polanyi và lý thuyết về sự lồng ghép hay sự tích hợp của các quan hệ kinh tế trong cái tổng thể hữu cơ của đời sống xã hội: Phát triển ý t−ởng này của Marx, K. Polanyi (1957-1968) khi chú ý tới những khác biệt trong trao đổi kinh tế giữa các xã hội cổ đại và xã hội hiện đại, đã phát hiện ra đặc tr−ng của kinh tế tiền t− bản là: “Nền kinh tế luôn tuân theo một dự án chính trị thống nhất mà không theo những quyết định có tính cá nhân và khác biệt của những nhà kinh doanh”.2 Trong tr−ờng hợp các xã hội tổ chức theo địa vị, sự trao đổi của cải luôn phục tùng các cấu trúc trật tự và những biến đổi của chúng. Các cấu trúc này hình thành nên những kênh truyền tải mà qua đó của cải phải đ−ợc l−u thông, nh−ng sự l−u thông ấy không những không đ−ợc làm đảo lộn các quan hệ đã đ−ợc xác lập mà còn phải tăng c−ờng sức mạnh cho chúng. Tổ chức kinh tế, trong tr−ờng hợp đó cũng có nghĩa là đồng nhất với tổ chức xã hội, chính trị, và văn hóa. Tổ chức kinh tế lúc đó đ−ợc thể hiện vừa nh− là đòi hỏi, vừa nh− là điều kiện của tổ chức xã hội. Những đòi hỏi, điều kiện này đã ràng buộc hành vi ứng xử của các cá nhân. 3. Chayanov và lý thuyết về kinh tế nông dân đ−ợc hiểu là kinh tế hộ gia đình nông dân: Với Chayanov3, nhà nông học ng−ời Nga vào những năm 20, “kinh tế nông dân” đ−ợc hiểu là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình và nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộ gia đình nh− một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động đối với mỗi thành viên của nó. Về mặt kinh tế, do đặc điểm tự cung tự cấp và những hạn chế của sức sản xuất gia đình (chủ yếu là lao động cơ bắp), kinh tế nông dân về cơ bản, nhằm cân bằng khả năng lao động và nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình mà không nhằm vào hạch toán lợi nhuận nh− tr−ờng hợp của xí nghiệp t− bản chủ nghĩa. Do 1 Claude Meillassoux. Femme, grenier & capitaux, Paris, L’Harmattan, 1992, p. 14-16. 2 C. Meillassoux, Sdd. tr. 18. 3 Alexandre Tchayanov, L’organisation de l’économie paysanne (1924), Paris, Libr. du Regard, 1990, 348p. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Nguyễn Đức Truyến 25 thống nhất đơn vị sản suất với đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình, nên kinh tế nông dân, phát triển theo chu kỳ biến đổi nhân khẩu của hộ gia đình hơn là theo sự tác động của các nhân tố thuần túy kinh tế kỹ thuật. Mặt khác, sản xuất gia đình vừa bị thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu tiêu dùng trong hộ gia đình vừa bị giới hạn bởi mức độ nặng nhọc của công việc sản xuất nông nghiệp nên xu h−ớng phát triển của nó là dừng lại ở sự tự khai thác khả năng lao động của mỗi thành viên hay bảo đảm sự cân bằng giữa lao động và tiêu dùng theo tỷ lệ 1/1. Tuy nhiên, đặc điểm sản xuất theo thời vụ đã cản trở tính liên tục của lao động nông nghiệp (thời kỳ nông nhàn luôn tồn tại), sự cân bằng này luôn bị cản trở hay không thể thực hiện đ−ợc. Tính tự cung tự cấp của kinh tế hộ gia đình luôn đ−ợc duy trì nếu nó không kết hợp đ−ợc với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. 4. Sahlin và lý thuyết về ph−ơng thức sản xuất hộ gia đình: Marshall Sahlin dựa trên những ý t−ởng của Marx và Chayanov và căn cứ vào những đặc tr−ng của sản xuất nông nghiệp nông dân để xây dựng khái niệm “ph−ơng thức sản xuất hộ gia đình “(mode de production domestique) với những khía cạnh chính sau: - Phân công lao động theo giới tính, dựa trên gia đình tối thiểu: một ng−ời đàn ông và một ng−ời đàn bà - Quan hệ giữa con ng−ời và công cụ đ−ợc sử dụng có tính cá nhân của anh ta - Sản xuất nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, nên từ đó nảy sinh giới hạn của những năng lực sản xuất theo quy luật Chayanov (cân bằng giữa nhu cầu nỗ lực thêm và lợi ích của những nỗ lực đó) - Quyền hạn đối với đồ vật đ−ợc thực hiện thông qua quyền hạn đối với con ng−ời - Sự l−u thông các sản phẩm gia đình có tính “h−ớng nội” và −u thế của giá trị sử dụng.4 Theo Sahlin, tính bất th−ờng của kinh tế hộ nông dân, nảy sinh từ tính bất th−ờng của sản xuất theo luật Chayanov, tức là sức sản xuất gia đình luôn biến đổi (theo chiều ng−ợc lại với số thành viên trong gia đình), tình trạng sản xuất thiếu hụt và sự thiếu sức lao động vốn có ở ph−ơng thức sản xuất này, điều kiện sinh thái, là những yếu tố đòi hỏi sự hợp tác qua lại giữa các cộng đồng gia đình. Đó là sự hợp tác không chỉ trong sản xuất vật chất mà cả trong sự tái sản xuất con ng−ời, lực l−ợng sản xuất chủ yếu của nó. Sự hợp tác qua lại này, đồng thời giải thích tính bình đẳng, thậm chí thiếu trật tự và tính cố kết của xã hội dựa trên ph−ơng thức sản xuất này. B. Các giả thuyết nghiên cứu 1. Trong quá khứ và hiện tại tổ chức kinh tế hộ gia đình có ảnh h−ởng quyết định tới tổ chức của các quan hệ xã hội nông thôn đồng bằng sông Hồng. Việc khôi phục và phát triển kinh tế hộ gia đình cũng có nghĩa là khôi phục các cấu trúc xã hội truyền thống trong nông thôn hiện nay và những biểu hiện văn hóa đi liền với nó. 4 C. Meillassoux, Sdd, tr. 19. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn... 26 2. Sự biến đổi kinh tế hộ trong quá trình chuyển sang kinh tế thị tr−ờng hiện nay sẽ làm thay đổi các cấu trúc xã hội trong nông thôn cũng nh− những biểu hiện văn hóa của chúng. 3. Tính độc lập t−ơng đối của đời sống văn hóa, xã hội sẽ là yếu tố cân bằng và ổn định tác động đến sự biến đổi kinh tế nông thôn. III. Tổ chức kinh tế hộ và cấu trúc của các quan hệ xã hội truyền thống Kinh tế hộ là cơ sở cho sự hình thành cấu trúc gia đình, họ hàng và làng xã ở đồng bằng sông Hồng trong lịch sử và hiện tại. Do những đòi hỏi cấu trúc của kinh tế hộ gia đình, gia đình Việt Nam từ lâu đã có đặc tr−ng chủ yếu là gia đình hạt nhân, đảm bảo sự cân bằng giữa số lao động và số miệng ăn. Quá trình biến đổi nhân khẩu gia đình luôn theo h−ớng hạt nhân hóa thay vì tập trung lại thành các gia đình lớn thuộc kinh tế địa chủ hay quan lại tr−ớc đây vốn không thuộc phạm trù kinh tế hộ gia đình. Các quan hệ trong gia đình có sự phân biệt theo trật tự cha mẹ, con cái và chồng vợ song quyền lực của cha mẹ và chồng (nam giới) không có tính tuyệt đối nh− trong gia đình Nho giáo. Vai trò phụ nữ trong quản lý kinh tế và trong các quyết định gia đình là hiển nhiên. Con cái trong gia đình có quyền tự do tìm hiểu song cần phải có sự chấp thuận của cha mẹ. Quan hệ cha mẹ, con cái về căn bản là n−ơng tựa lẫn nhau nên con cái phải biết ơn và tôn trọng cha mẹ, tuy nhiên, không phục tùng quyền uy độc đoán của cha mẹ. Sau khi kết hôn, con cái sớm độc lập với cha mẹ (Insun Yu 1994). Quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình mở rộng trên cơ sở kinh tế hộ không bị chi phối bởi quyền uy của cha mẹ mà bị chi phối bởi quyền kiểm soát kinh tế hộ gia đình. Khi đến tuổi không thể điều hành kinh tế hộ, bố mẹ chồng th−ờng nh−ờng lại quyền kiểm soát kinh tế gia đình cho con dâu hoặc con trai mà không duy trì quyền lực nh− trong đại gia đình địa chủ tr−ớc đây. Theo Nguyễn Bách Khoa (trong cuốn Kinh Thi, 1940), gia đình Việt Nam có tính phụ hệ chứ không phải gia đình phụ quyền. Quan hệ họ hàng cần thiết cho việc duy trì các quan hệ sản xuất giữa các hộ nông dân theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp (đoàn kết, hợp tác và bảo vệ lẫn nhau), kiểm soát hôn nhân, tái sản xuất sức lao động gia đình nên có quyền lực xã hội và có tính biểu tr−ng đối với các thành viên của nó. Tuy nhiên để kinh tế hộ phát triển tự nhiên, quan hệ dòng họ không can thiệp vào các quan hệ bên trong của nó. Quan hệ làng xóm là một nguyên tắc vừa đối lập vừa bổ xung cho quan hệ họ hàng. Nh− một hệ thống đoàn kết, t−ơng trợ và bảo vệ lẫn nhau, quan hệ thôn xóm đề cao sự gần gũi tin cậy lẫn nhau, đề cao hôn nhân trong thôn xóm và phân biệt đối xử với bên ngoài. Ngoài quan hệ láng giềng, hôn nhân, nó còn tăng c−ờng liên kết cộng đồng bằng bất cứ định chế cộng đồng nào kể cả kinh tế, chính trị, Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Nguyễn Đức Truyến 27 văn hóa hay tôn giáo. IV. Thực trạng kinh tế hộ gia đình và quan hệ xã hội trong nông thôn đồng bằng sông Hồng A. Thực trạng kinh tế hộ gia đình 1. Quy mô sản xuất nhỏ và phân tán: - Bình quân ruộng đất canh tác quá thấp: 0,24 ha hay 6 sào/hộ, Đông Nam á là 1,3-2 ha. - Lao động gia đình là chính, công cụ sản xuất chủ yếu thủ công, ít có khả năng tham gia kinh tế thị tr−ờng. - Hạn chế thuê m−ớn nhân công, động viên mọi ng−ời trong gia đình tham gia lao động kể cả ng−ời già và trẻ em. - Sản xuất không hạch toán lỗ lãi và năng xuất cá nhân mà dựa trên ý thức tự giác và tinh thần đồng cam cộng khổ của mọi ng−ời. - Quy mô nhân khẩu trong hộ thấp, chừng từ 4-5 ng−ời, lao động từ 2-3 ng−ời, tức là mỗi lao động phải nuôi từ 1-2 ng−ời, gấp đôi tỷ lệ Chayanov cho phép (1/1). Với sản xuất nông nghiệp thuần túy, tỷ lệ này không cho phép bảo đảm tái sản xuất giản đơn sức lao động và không có khả năng tạo sản phẩm thặng d−. - Quy mô sử dụng vốn thấp: nghèo từ 100-200.000 đồng/năm, trung bình từ 200-300.000 đồng/năm, hộ kinh doanh từ 500-1.000.000 đồng/năm. Nhìn chung, cả ba loại hộ đều thiếu vốn sản xuất nên phải vay cả Nhà n−ớc và t− nhân. Tình trạng thiếu vốn không chỉ ở các hộ nghèo mà ở cả các hộ trung bình và giàu. Cuộc khảo sát ở 9 tỉnh trọng điểm năm 1992 cho thấy 71,7% số hộ nông nghiệp đủ vốn, còn 22,4% thiếu vốn. Ngay cả các nhóm hỗn hợp cũng chỉ có 56,7% đủ vốn còn 38,3% thiếu vốn. Do thiếu vốn nên các hộ giàu có thể hạn chế quy mô kinh doanh để hạn chế vay vốn. Nh−ng với những hộ nghèo sự vay vốn th−ờng có tính bắt buộc vì họ vay là để bù đắp những thiếu hụt trong sinh hoạt hay để tái sản xuất giản đơn sức lao động gia đình. Vì không có tài sản thế chấp nên các hộ nghèo th−ờng phải chấp nhận vay t− nhân với lãi xuất từ 10 đến 30%, nếu không đ−ợc vay quỹ xóa đói giảm nghèo. Do thiếu vốn trầm trọng nh− vậy nên đầu t− cho sản xuất nông nghiệp chỉ dừng ở mức 28,18%, trong khi chi sinh hoạt lên tới 59%5. Trong điều kiện thiếu vốn đầu t− cho nông nghiệp còn nặng nề nh− vậy, tình trạng bóc lột đất đai là không thể tránh khỏi. Tình trạng thiếu vốn này cũng là nguyên nhân chính dẫn tới thiếu công cụ, trang thiết bị sản xuất ở nông thôn Việt Nam nói chung trong đó có đồng bằng sông Hồng. Tình trạng này đ−ợc xác định qua các chỉ số sử dụng năng l−ợng động lực vào những năm 89-90 nh− sau: - năng l−ợng sức ng−ời: 38% - năng l−ợng sức súc vật: 35% 5 Sđd, tr.36. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn... 28 - năng l−ợng sức máy: 27% 6 Con số GDP trung bình trên đầu ng−ời ở khu vực nông nghiệp lại chỉ bằng 1/2 chỉ số của các khu vực khác, cho thấy khả năng tạo thu nhập của nông nghiệp ở đây còn rất thấp và khả năng sử dụng lao động trong nông nghiệp không thể đi xa hơn nếu không có sự hỗ trợ của những nhân tố kinh tế khác. V. Kinh tế thị tr−ờng và những thay đổi trong quan hệ gia đình A. Quan hệ cha mẹ - con cái Sự −u tiên cho mối quan hệ cha mẹ con cái (cha mẹ - con cái: 57,8%; vợ- chồng: 27,8%) hay quan hệ sản xuất chủ yếu trong kinh tế hộ gia đình nhằm duy trì tính liên tục của sản xuất nông nghiệp. a. Nhóm hộ kinh doanh phi nông nghiệp - Thay đổi vai trò giữa vợ và chồng có liên quan tới sự tham gia kinh tế của ng−ời phụ nữ, làm giảm sút mối quan tâm cha mẹ với con cái (Ninh Hiệp). - Kinh tế thị tr−ờng kích thích chủ nghĩa cá nhân, làm suy yếu các chuẩn mực đạo đức gia đình nhất là quan hệ cha mẹ, con cái. Bố mẹ th−ờng thích ở riêng khi còn khả năng lao động. b. Nhóm hộ thuần nông - Quan hệ cha mẹ, con cái đ−ợc duy trì tốt hơn vì con cái vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về mặt kinh tế (đất ở, vốn sản xuất). - Sự −u tiên cho mối quan hệ cha mẹ, con cái, đặc biệt đối với ng−ời nuôi d−ỡng cha mẹ khi về già, không nhất thiết phải là con tr−ởng. c. Nhóm hộ kinh doanh hỗn hợp - Sự tách biệt giữa quan hệ kinh tế và quan hệ gia đình đòi hỏi sự kết hợp giữa trật tự gia đình, quyền uy của cha mẹ với con cái và sự mở rộng tính độc lập của con cái trong kinh doanh. - Quan hệ cha mẹ con cái cần có tính nghi lễ để duy trì tình cảm gia đình. - Tính chất gia tr−ởng không còn phù hợp, nh−ng tính chất dân chủ trong quan hệ gia đình vẫn còn đang đ−ợc thể nghiệm. B. Quan hệ vợ chồng 1. Thay đổi phân công lao động gia đình giữa vợ và chồng không theo quy tắc truyền thống mà h−ớng tới sự độc lập kinh tế giữa vợ và chồng khi phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. 2. Khi phụ nữ tham gia kinh tế thị tr−ờng, quan hệ vợ chồng có xu h−ớng bình đẳng hơn. 3. Khi phụ nữ chấp nhận duy trì các hoạt động nông nghiệp và ng−ời chồng 6 Nh− trên Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Nguyễn Đức Truyến 29 tham gia kinh tế thị tr−ờng, mô hình quan hệ vợ chồng truyền thống đ−ợc duy trì, ng−ời vợ phụ thuộc vào chồng trên mọi bình diện. Dân chủ trong quan hệ vợ chồng có tính hình thức. 4. Xung đột vai trò và sự thỏa hiệp vợ, chồng chỉ xảy ra khi ng−ời vợ có vai trò quyết định kinh tế trong gia đình. Ng−ời chồng chấp nhận vai trò trông nom gia đình, chăm sóc con cái và cho rằng đây là công việc quan trọng trong gia đình. 5. Sự độc lập kinh tế giữa vợ và chồng dễ dẫn đến xung đột gia đình, ng−ời chồng chấp nhận vai trò bình đẳng của ng−ời vợ, nh−ng quan hệ gia đình có phần lỏng lẻo hơn. Trong loại gia đình này, ng−ời ta th−ờng coi trọng quan hệ kinh tế hơn là đời sống gia đình. 6. Khi ng−ời vợ có vai trò kinh tế quyết định, họ không muốn trở nên độc đoán với chồng mà cố gắng tôn trọng vai trò chủ gia đình của ng−ời chồng cho dù chỉ có tính hình thức để tránh sự phê phán của đạo lý truyền thống và sự từ bỏ trách nhiệm gia đình của ng−ời chồng. VI. Kinh tế thị tr−ờng và sự biến đổi quan hệ họ hàng 1. Nhóm thuần nông và quan hệ họ hàng: do mức thu nhập thấp, hoạt động kinh tế giản đơn nặng về tự cung tự cấp nên khả năng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa những ng−ời trong dòng họ t−ơng đối khó. Các sinh hoạt họ hàng giản đơn vì không có khả năng kinh tế. Quan hệ t−ơng trợ giúp đỡ lẫn nhau chỉ xảy ra khi có hoàn cảnh đặc biệt. Sinh hoạt họ hàng phụ thuộc vào tổ chức họ hàng mà ít có sáng kiến và sự tham gia của cá nhân. Quy chế họ hàng đ−ợc đề cao tuyệt đối và d− luận phê phán những biểu hiện cá nhân. Đó là sự duy trì mô hình họ hàng truyền thống. 2. Nhóm kinh doanh hỗn hợp và quan hệ họ hàng: đây là loại hộ có mức thu nhập khá, có hoạt động kinh tế đa dạng, có nhu cầu và khả năng hợp tác trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau th−ờng xuyên. Sinh hoạt họ hàng có nhiều chức năng xã hội phong phú, diễn ra th−ờng xuyên vì có khả năng kinh tế. Quan hệ họ hàng gắn bó có ảnh h−ởng tích cực đến mỗi cá nhân, luôn đề cao quy chế dòng họ và không hạn chế các quan hệ cũng nh− sáng kiến cá nhân. 3. Nhóm hộ phi nông và quan hệ họ hàng: là nhóm có thu nhập cao, hoạt động kinh tế có tính cá nhân. Nhóm hộ này chủ yếu h−ớng tới nhu cầu thị tr−ờng và không quan tâm các hoạt động t−ơng trợ, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Sinh hoạt họ hàng chủ yếu để phô tr−ơng khả năng kinh tế và duy trì các quan hệ trao đổi nghi lễ, không quan tâm tới các sinh hoạt họ hàng th−ờng xuyên, chỉ chú ý những khi có sự kiện đặc biệt. VII. Kinh tế thị tr−ờng và quan hệ làng xã 1. Kinh tế thị tr−ờng và khác biệt xã hội: khác biệt thu nhập và mức sống dẫn tới khác biệt xã hội 2. Sự lựa chọn quan hệ kinh tế dẫn tới lựa chọn quan hệ xã hội. Khác biệt xã Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn... 30 hội cũng đồng nhất với sự phân biệt trong ph−ơng thức ứng xử. 3. Khác biệt xã hội và mâu thuẫn xã hội: khác biệt xã hội tạo ra mặc cảm xã hội và đẩy những va chạm bình th−ờng thành những xung đột xã hội. 4. Các trao đổi nghi lễ không chỉ tăng c−ờng quan hệ xã hội mà còn thể hiện khác biệt nhóm và địa vị xã hội, dẫn tới phô tr−ơng và chạy đua nghi lễ. 5. Tinh thần cục bộ gia đình, họ hàng và thôn xóm xuất hiện gây ra những tiêu cực xã hội. 6. Tính độc lập của ý thức cộng đồng và tinh thần cộng đồng hóa chống lại các nguy cơ chia rẽ ảnh h−ởng tới sự tồn tại của các giá trị cộng đồng truyền thống. ý thức cộng đồng đ−ợc các nhóm xã hội đặc biệt có uy tín truyền bá và phát huy trong nông thôn. Nhóm ng−ời già, nhóm về h−u, đại diện các gia đình và dòng họ,... Đảng và chính quyền địa ph−ơng sớm ý thức đ−ợc xu thế giải quyết những vấn đề nông thôn bằng giải pháp cộng đồng nên đã phát động phong trào dân chủ hóa ở cơ sở. 7. Những tiến bộ kinh tế sau Nghị định 64 và chỉ thị dân chủ hóa đã căn bản khắc phục đ−ợc tiêu cực trong nông thôn do ảnh h−ởng của kinh tế thị tr−ờng. Việc gắn liền những mục tiêu tăng tr−ởng kinh tế với phát triển cộng đồng đã thực sự tạo ra những thay đổi căn bản trong nông thôn. Quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa độc lập và dân chủ đang từng b−ớc đ−ợc thực hiện với những hình thức ngày càng phù hợp hơn với tình hình nông thôn hiện nay. VIII. Kết luận Từ những phân tích và khảo sát trên đây, chúng ta nhận thấy rằng các quan hệ kinh tế vẫn luôn có vai trò là giá đỡ và khuôn mẫu cho sự định hình và thể chế hóa các quan hệ gia đình, họ hàng và làng xóm. Những thay đổi trong kinh tế hộ gia đình trên cho thấy các quan hệ xã hội trong nông thôn đã thay đổi rất nhiều, cho dù những biểu hiện truyền thống vẫn còn chiếm −u thế. Đó là sự phát triển của ý thức cá nhân trong quan hệ gia đình và cộng đồng. Sự xuất hiện các ban khánh tiết hay nghi lễ trong dòng họ, trong cộng đồng là biểu hiện của dân chủ hóa trong sinh hoạt cộng đồng vùng đồng bằng sông Hồng. Tính năng động cá nhân là sản phẩm của quá trình cải biến xã hội nông thôn trong suốt mấy chục năm qua. Nó cũng là sản phẩm của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội hiện nay. Trên quan điểm đó, phát triển cộng đồng hiện nay không chỉ mang giá trị truyền thống mà còn mang tính hiện đại sâu sắc. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_te_ho_gia_dinh_va_cac_quan_he_xa_hoi_o_nong_thon_dong_b.pdf
Tài liệu liên quan