Bài học kinh nghiệm chung mà anh (chị) rút ra ( kết hợp giữa thực tiễn và lý thuyết đã học) về việc ra quyết định / lựa chon giải pháp có/thiếu/không có tư duy kinh tế học giáo dục.
Thực tiễn của xã hội ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa; tác động của nền kinh tế thị trường; tác động của công nghệ thông tin tạo ra cho giáo dục vai trò và thách thức mới. Giáo dục vừa là động lực phát triển kinh tế vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức đòi hỏi nền giáo dục phải thích ứng với điều kiện khả năng và nhu cầu phát triển của xã hội. Đòi hỏi giáo dục phải đào tạo những con người có khả năng làm việc sáng tạo, năng động và có thể chung sống phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại. Ngày nay ở tất cả các quốc gia trên thế giới đã đều đưa giáo dục lên vị trí quốc sách hàng đầu và thực sự coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và thậm chí còn nhìn nhận giáo dục cũng là một ngành sản xuất, ngành sản xuất đặc biệt. Vì vậy nền giáo dục Việt Nam cần có tầm nhìn vĩ mô hơn:
1. Đổi mới tư duy trong từng cán bộ, giảng viên, nhân viên về các quy luật kinh tế thị trường, trong đó giáo dục không thể quay lưng với kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá, có các quy luật, như quy luật giá trị là quy luật tổng quát nhất, quy luật lợi nhuận là tối thượng, quy luật lợi ích, rồi quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh Một khi đã là những tính chất và quy luật khách quan, thì tất yếu, hoạt động trong trường nói riêng, giáo dục nói chung tránh sao khỏi sự tác động của chúng. Do vậy cần có cách nhìn nhận một cách khoa học, tránh gây ra các cách hiểu lầm khác nhau.
6 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế giáo dục tiêu chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI:
Từ kinh nghiệm thực tiễn nơi anh(chị) đang công tác, hãy viết một tình huống nghiên cứu theo đề cương:
1. Hãy liệt kê và mô tả 03 “hiện tượng /sự việc” có liên quan đến khía cạnh kinh tế học giáo dục mà anh(chị) cho là đáng ghi nhận nhất trong thời gian từ một đến ba năm ở cơ quan mình đang công tác.
2. Đi sâu phân tích, lý giải về một trong ba “hiện tượng/sự việc” nêu trên theo cách tiếp cận kinh tế học giáo dục. Qua đó, phân tích rõ vai trò của người lãnh đạo, quản lý trong việc ra các quyết định/lựa chọn giải pháp để giải quyết/ ứng phó với “hiện tượng/sự việc” đó.
3. Bài học kinh nghiệm chung mà anh (chị) rút ra (kết hợp giữa thực tiễn và lý thuyết đã học) về việc ra quyết định/ lựa chọn giải pháp có/thiếu/không có tư duy kinh tế học giáo dục.
BÀI LÀM:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh và toàn diện của đất nước thì giáo dục cũng đã có những bước phát triển về chất lượng, quy mô và các hình thức tổ chức. Giáo dục đã và đang thể hiện vai trò về nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Trong những nhân tố có sự tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước thời kỳ này thì nguồn nhân lực luôn là nhân tố quyết định bởi con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một đất nước muốn phát triển kinh tế thì cần nguồn nhân lực rồi rào với chất lượng cao. Điều đó có được khi giáo dục đào tạo phát triển tốt. Giữa giáo dục và kinh tế có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một đất nước mà nền giáo dục tốt thì kinh tế sẽ phát triển tốt và ngược lại .
Kinh tế học giáo dục là bộ môn khoa học liên ngành nghiên cứu tác dụng tương hỗ giữa giáo dục và kinh tế trong lĩnh vực giáo dục; nghiên cứu mặt lượng của các quy luật và hiện tượng kinh tế trong lĩnh vực giáo dục.
Trong hệ thống giáo dục của Việt Nam ngoài các trường dân lập, công lập còn có các trường chuyên biệt. Các trường chuyên biệt có những đặc thù khác nhau chính vì vậy cần có giáo viên được đào tạo riêng về giáo dục chuyên biệt đồng thời các nhà quản lý cũng đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Trung tâm Công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hôi, nơi tôi đang công tác là một trong những ngôi trường như vậy. Ngoài việc chăm sóc, phục hồi chức năng còn có chức năng giáo dục, dạy chữ, dạy nghề cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa trong toàn tỉnh.
Trung tâm Công tác xã hội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - TB&XH tỉnh Bắc Giang; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Lao động - TB&XH tỉnh Bắc Giang. Trung tâm Công tác xã hội là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân; có tài khoản và con dấu riêng theo qui định của pháp luật.
Sau khi tách tỉnh Hà Bắc thành Bắc Giang – Bắc Ninh năm 1997, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo trợ xã hội. Trung tâm Bảo trợ xã hội Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 392/QĐ-UB ngày 10/6/1997 của UBND tỉnh. Sau một thời gian chuẩn bị về cơ sở vật chất, Trung tâm đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 1997 với nhiệm vụ tiếp nhận quản lý và nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Ngày 14/11/2013 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 599/QĐ-UBND đổi tên Trung tâm Bảo trợ Xã hội thành Trung tâm Công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang vừa có chức năng nuôi dưỡng đối tượng BTXH vừa cung cấp các dịch vụ công tác xã hội. Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Sở và các phòng chuyên môn của Sở Lao động – TB&XH; sự phối kết hợp của các đơn vị, địa phương có liên quan. Trong những năm qua Trung tâm Công tác xã hội Bắc Giang đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận và quản lý nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác giáo dục, dạy nghề và phục hồi chức năng cho người khuyết tật, trẻ mồ côi. Làm tốt công tác y tế, công tác chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng; triển khai nhiệm vụ tư vấn và trợ giúp xã hội. Đảm bảo chế độ của đối tượng xã hội và các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức và người lao động theo quy định. Nâng cao cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt phục vụ đối tượng xã hội và điều kiện làm việc cho cán bộ, viên chức.
Trong ba năm gần đây có những sự việc/hiện tượng liên quan tới khía cạnh kinh tế học giáo dục trong đó có ba sự việc ấn tượng nhất với tôi là:
1. Sự việc thứ nhất: Không khai thác hết hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Là đơn vị đặc thù về chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi, trẻ em nhiễm HIV. Ban giám đốc trung tâm hàng năm đã xây dựng kế hoạch, lập dự toán nguồn ngân sách cũng như xây dựng, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho các cháu học tập, vui chơi. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đối tượng học sinh là các cháu có độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi, việc tiếp cận sử dụng của các cháu còn hạn chế. Sau khi học xong các cháu có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng. Chính vì vậy rất lãng phí những dụng cụ, trang thiết bị, máy móc của trung tâm.
2. Sự việc thứ hai: Ở mỗi đơn vị giáo dục đặc biệt thì việc khả năng tự phục vụ của các cháu luôn được quan tâm. Đối với trẻ em mồ côi thì tính năng động của các cháu rất khác so với học sinh bình thường, các cháu còn tự ti, mặc cảm. Điều đó khiến các thầy cô rất vất vả, ngoài những tiết dạy văn hóa còn phải lồng ghép các tiết dạy các cháu khả năng tự phục như: đánh răng, rửa mặt, gập quần áo, chăn màn và sau một thời gian các cô đã xây dựng cho các cháu một thời khóa biểu và có sự phân công cụ thể.
Đối với phòng ở: Phân cho các phòng tự quản, có tổ trưởng nhắc nhở các bạn và hàng tuần có kiểm tra, đánh giá. Hết một tháng có phần thưởng cho các bạn làm tốt kỹ năng tự phục vụ. Chính nhờ những phương pháp như vậy mà các cháu có sự chuyển biến rõ rệt trong sinh hoạt hàng ngày của các cháu.
3. Sự việc thứ ba: Giáo dục cho trẻ em tái hòa nhập cộng đồng.
Mặc dù trẻ sống ở Trung tâm Công tác xã hội được chăm sóc về vật chất, được đến trường; tuy nhiên, tình trạng kỳ thị, phân biệt, đối xử không đúng với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng như do tâm lý tự ti của bản thân các em dẫn đến hoạt động hòa nhập cộng đồng của các em gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp giúp trẻ mồ côi, trẻ em nhiễm HIV được hòa nhập cộng đồng là vấn đề cấp thiết đang đặt ra hiện nay đối với toàn xã hội
Phân tích sự việc thứ ba: Giáo dục cho trẻ em tái hòa nhập cộng đồng
Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là vai trò, trách nhiệm to lớn của toàn thể cộng đồng. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẵn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập” vì vậy “Chăm sóc giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Vì tương lai của con em ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc các cháu bé cho tốt”.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn, được tạo điều kiện để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách. Tuy nhiên vẫn còn bộ phận không nhỏ trẻ đang em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt như: trẻ tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ bị lao động sớm...Theo thông tin được Bộ Lao động - Thương binh và xã hội chia sẻ tại Hội thảo Dự thảo báo cáo nghiên cứu nguyên nhân gốc rễ bỏ rơi và từ bỏ trẻ em Việt Nam ngày 23/9/2013, hiện nay, cả nước có khoảng 176.000 trẻ mồ côi, bị bỏ rơi trong tổng số 26,738 triệu trẻ em. Trong thực tế có khoảng 30 - 35% trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, khuyết tật và nhiễm HIV chưa được chăm sóc theo chỉ tiêu, chính sách của Nhà nước.
Đối với tỉnh Bắc Giang, theo kết quả điều tra, thống kê tại thời điểm 01/6/2014, toàn tỉnh có 404.930 trẻ em trong độ tuổi quy định, chiếm tỷ lệ 25,30% dân số. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (ĐBKK) có 3.524 em, chiếm tỷ lệ 0,87% tổng số trẻ em toàn tỉnh. Trong đó, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi là 620 trẻ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mồ côi của trẻ như trẻ bị bỏ rơi, trẻ mất cha hoặc mẹ hoặc mất cả cha và mẹ do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, bệnh tật, thiên tai... Trẻ em mồ côi của Tỉnh hiện đang sống trong trung tâm bảo trợ xã hội hoặc sống cùng cha, mẹ, ông, bà, cô, dì, chú, bác hoặc cho đi làm con nuôi, cụ thể: có 60 trẻ sống tại các trung tâm Bảo trợ xã hội, 122 trẻ được nhận làm con nuôi, còn lại, sống với cha, mẹ hoặc những người thân trong gia đình.
Trẻ bị bỏ rơi, bị bỏ rơi có những hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly dị; gia đình không quan tâm, chăm sóc, nuôi dạy; bố mẹ chết do tai nạn, bệnh tật... Đa số trẻ em trong hoàn cảnh này đều chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Các em không có được sự dìu dắt, chỉ dạy của bố mẹ, người thân, không được đến trường... Mặt khác, cuộc sống vật chất, tinh thần khó khăn đã cản trở các em tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, chính sách pháp luật, tham gia giao thông... Từ đó dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng. Các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và dân lập được thành lập ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên toàn quốc để tạo ra môi trường trợ giúp các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các đối tượng xã hội khác sinh sống học tập, tiếp tục phát triển, hoàn thiện bản thân. Do những đặc thù riêng của bản thân và môi trường sống, trẻ mồ côi tại các cơ sở bảo trợ xã hội mặc dù đã được hỗ trợ nhiều về điều kiện vật chất song vẫn có nhiều trở ngại, thách thức khiến cho quá trình hoà nhập cộng đồng của các em còn khó khăn.
Trung tâm, Công tác xã hội tỉnh Bắc Giang được thành lập từ năm 1997, đến nay đã tiếp nhận nuôi dưỡng hơn 500 trẻ mồ côi. Hiện nay Trung tâm đang nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 47 cháu là trẻ em mồ côi, trẻ em nhiễm HIV. Hàng năm đơn vị được ngân sách nhà nước chi cho việc chăm sóc, giáo dục cho các cháu ngoài ra còn có các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân chia sẻ, giúp đỡ cả về vật chất cũng như tinh thần cho các cháu.
Để làm tốt được công tác giáo dục cũng như giúp đỡ trẻ em mồ côi có được những kỹ năng, kiến thức cơ bản thì ban giám đốc đã có những biện pháp, giải pháp trong quản lý như sau:
+ Xây dựng chương trình công tác, lập kế hoạch cụ thể cho năm học. Để làm được điều này cần ứng dụng của công nghệ thông tin vào việc thu thập các thông tin trong và ngoài nhà trường về các hoạt động của nhà trường với việc xây dựng chương trình học phù hợp với hoc sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất mà chi phí thấp nhất.
+ Giám đốc đã mời giảng viên chuyên về giáo dục đặc biệt để mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên về chuyên ngành giáo dục đặc biệt. Ngoài ra, Ban giám đốc mạnh dạn tham mưu cho Lãnh đạo Sở tham mưu cho Tỉnh có cơ chế tiếp nhận giáo viên nhiễm HIV về giảng dạy, giáo dục cho các trẻ em bị nhiễm HIV tạo điều kiện cho các cháu có cơ hội được học tập.
Vì hoạt động dạy và học là nền tảng quan trọng tạo nên thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường đồng thời quyết định kết quả giáo dục của nhà trường nên đồng chí Giám đốc có các quyết định quản lý hoạt động này một cách khoa học, sáng tạo, hiệu quả cao. Cụ thể:
- Sắp xếp tổ chức tốt, quy định chức năng, quyền hạn của từng cán bộ, giáo viên, phân lớp phù hợp với khả năng, chuyên môn của từng cán bộ.
- Xây dựng các kỹ năng mềm để giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện, làm theo, ghi nhớ để khi đến tuổi hòa nhập với gia đình, cộng đồng thì các cháu cũng sẽ tự tin hơn.
+ Đối với công tác chăm sóc, giáo dục dạy nghề cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường thì Lãnh đạo đơn vị đã xây dựng cơ chế và chính sách phù hợp để phát huy được tối đa nội lực và tranh thủ tiềm lực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thúc đẩy sự phát triển đi lên của đơn vị.
+ Tạo sân chơi cho học sinh thông qua các buổi ngoại khóa về thể thao, vui chơi, giải trí...
+ Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, chỉ đạo giáo viên, đoàn thanh niên kết hợp để hướng dẫn động viên, khuyến khích, uốn nắn các sai lệch của học sinh để các em phát triển nhân cách một cách tốt nhất. Bản thân các đồng chí trong ban Giám đốc của Trung tâm cùng tham gia giáo dục học sinh và kết quả đều tốt.
+ Tăng cường các nguồn nhân lực, tài chính, vật chất, thông tin trong và ngoài nhà trường, vận động và nhận sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Thu chi tài chính minh bạch.
+ Tạo mọi điều kiện cho trẻ phát triển nhân cách để tự tin hòa nhập cộng đồng.
Bài học kinh nghiệm chung mà anh (chị) rút ra ( kết hợp giữa thực tiễn và lý thuyết đã học) về việc ra quyết định / lựa chon giải pháp có/thiếu/không có tư duy kinh tế học giáo dục.
Thực tiễn của xã hội ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa; tác động của nền kinh tế thị trường; tác động của công nghệ thông tin tạo ra cho giáo dục vai trò và thách thức mới. Giáo dục vừa là động lực phát triển kinh tế vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức đòi hỏi nền giáo dục phải thích ứng với điều kiện khả năng và nhu cầu phát triển của xã hội. Đòi hỏi giáo dục phải đào tạo những con người có khả năng làm việc sáng tạo, năng động và có thể chung sốngphù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại. Ngày nay ở tất cả các quốc gia trên thế giới đã đều đưa giáo dục lên vị trí quốc sách hàng đầu và thực sự coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và thậm chí còn nhìn nhận giáo dục cũng là một ngành sản xuất, ngành sản xuất đặc biệt. Vì vậy nền giáo dục Việt Nam cần có tầm nhìn vĩ mô hơn:
1. Đổi mới tư duy trong từng cán bộ, giảng viên, nhân viên về các quy luật kinh tế thị trường, trong đó giáo dục không thể quay lưng với kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá, có các quy luật, như quy luật giá trị là quy luật tổng quát nhất, quy luật lợi nhuận là tối thượng, quy luật lợi ích, rồi quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh Một khi đã là những tính chất và quy luật khách quan, thì tất yếu, hoạt động trong trường nói riêng, giáo dục nói chung tránh sao khỏi sự tác động của chúng. Do vậy cần có cách nhìn nhận một cách khoa học, tránh gây ra các cách hiểu lầm khác nhau.
2. Giáo dục là một dịch vụ: mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên phải là những tuyên truyền viên chủ động, tích cực về chủ trương của Đảng, Nhà nước; phải là những người phục vụ tốt, là những người tận tâm, tận lực, đoàn kết, sáng tạo, hết lòng, hết sức phục vụ tập thể, học viên và nhân dân.
3. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng đào tạo lý luận gắn với thực tiễn để làm tốt công tác ở cơ sở phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
4. Tăng cường giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, cần “mềm hóa” chương trình giảng dạy, tránh quá tải, chương trình khô cứng, lạc hậu, luôn thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành,”; kiên quyết bài trừ những tác động xấu của nền kinh tế thị trường vào giáo dục.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho người học tùy theo vùng, miền có cơ hội tiếp cận được các dịch vụ của giáo dục, từ đó quyết định việc học tập của mình;
6. Giáo dục là yếu tố quan trọng vào bậc nhất bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội bền vững, yếu tố quyết định trong nội lực của từng người và cả dân tộc, giáo dục là một trong những điều kiện tối cần thiết để giữ vững ổn định chính trị, và từ giáo dục thực hiện công bằng xã hội - công bằng trong giáo dục là công bằng quan trọng nhất trong các công bằng xã hội. Do đó, Nhà nước cần cần làm tốt chức năng quản lý, thường xuyên quan tâm chế độ chính sách người dạy, người học.
Qua thực tế của đất nước và của xã hội ngày nay cùng với bài học “Học phần Kinh tế học giáo dục” của Thầy giáo: TS. Lê Phước Minh, em thấy đất nước ta cần phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong đó giải pháp đổi mới quản lý giáo dục là khâu then chốt. Và bất cứ một nhà quản lý giáo dục nào cần phải có năng lực, trình độ, có quyết tâm, bản lĩnh, năng động, sáng tạo, luôn tự học tự đổi mới mình trước để khi ra quyết định với bất cứ một hoạt động giáo dục nào đều phải tính toán để bớt cái gì, chọn cái gì thì tốt; đầu tư cho cái gì để chi phí đầu tư là ít nhất còn lợi ích mà giáo dục đem lại là nhiều nhất. Nói cách khác, khi các nhà quản lý đưa ra quyết định hay giải pháp cho hoạt động giáo dục nào đó cần có tư duy kinh tế học giáo dục. Đây là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.
Bắc Giang, ngày 01 tháng 12 năm 2015
Người thực hiện
Hà Trung Kiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_te_giao_duc_kien_chuan_7259.doc