Quá trình hợp tác phát triển cộng đồng giữa Đại học Tottori và
Hiệp hội Phát triển Cộng đồng mới ở thôn OMIYA, thị trấn NICHINAN,
tỉnh TOTTORI, Nhật Bản đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong đào tạo sinh
viên và phát triển cộng đồng. Sinh viên trường Đại học Khoa học Huế cũng
được đào tạo nghiên cứu thực tế ở các địa phương nhưng chưa có sự hợp
tác chặt chẽ giữa Nhà trường và cộng đồng. Vì vậy, một số giải pháp được
đề xuất để có thể áp dụng mô hình kết hợp đào tạo phát triển cộng đồng ở
Nhật Bản vào vùng nông thôn Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm về hợp tác phát triển cộng đồng với sinh viên ở nông thôn Nhật Bản: Khả năng áp dụng cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 117-126
KINH NGHIỆM VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
VỚI SINH VIÊN Ở NÔNG THÔN NHẬT BẢN: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
CHO VIỆT NAM
TSUTSUI KAZUNOBU
TRẦN THỊ HỒNG ÂN - SEKI KOJI
Trường Đại học Tottori, Nhật Bản
BÙI THỊ THU - LÊ ĐÌNH THUẬN
Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
NGUYỄN QUANG TUẤN
Trung tâm Đào tạo Quốc tế - Đại học Huế
Tóm tắt: Quá trình hợp tác phát triển cộng đồng giữa Đại học Tottori và
Hiệp hội Phát triển Cộng đồng mới ở thôn OMIYA, thị trấn NICHINAN,
tỉnh TOTTORI, Nhật Bản đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong đào tạo sinh
viên và phát triển cộng đồng. Sinh viên trường Đại học Khoa học Huế cũng
được đào tạo nghiên cứu thực tế ở các địa phương nhưng chưa có sự hợp
tác chặt chẽ giữa Nhà trường và cộng đồng. Vì vậy, một số giải pháp được
đề xuất để có thể áp dụng mô hình kết hợp đào tạo phát triển cộng đồng ở
Nhật Bản vào vùng nông thôn Việt Nam.
Từ khóa: Phát triển cộng đồng, Tottori, Hợp tác đào tạo
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua các giai đoạn hình thành và phát triển, cộng đồng dân cư nông thôn Nhật Bản hiện
nay đang bị suy thoái. Biểu hiện của sự suy thoái này là dân số bị già hóa và giảm dần,
các lễ hội truyền thống và các hoạt động nông nghiệp ngày càng bị mai một, cấu trúc
cơ bản của vùng nông thôn bị phá vỡ. Đại học Tottori, Nhật Bản đã lồng ghép chính
sách của Nhà nước là khôi phục lại các bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng
nông thôn vào chương trình giảng dạy, góp phần phát triển cộng đồng dân cư mới ở
thôn OMIYA, thị trấn NICHINAN, huyện HINO, tỉnh TOTTORI với sự tham gia của
sinh viên khoa Khoa học vùng. Thông qua mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa khoa
118 TSUTSUI KAZUNOBU và cs.
Khoa học Vùng, Đại học Tottori (Nhật Bản) và trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
(Việt Nam), các nhà khoa học của hai trường đã cùng triển khai nghiên cứu về quá
trình hợp tác phát triển cộng đồng ở nông thôn Nhật Bản để xem xét triển vọng về hợp
tác phát triển cộng đồng ở nông thôn Việt Nam.
2. HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở THỊ TRẤN NICHINAN, NHẬT BẢN
2.1. Khái quát về thị trấn NICHINAN
Thị trấn NICHINAN, huyện HINO, tỉnh
TOTTORI nằm ở giữa vùng đồi núi
CHUGOKU, cách các đô thị của tỉnh TOTTORI
là thành phố YONAGO - 37,5 km và cách thành
phố TOTTORI 128 km (Hình 1). Tổng diện tích
của thị trấnNICHINAN là 340,87 km² [1].
Theo tổng điều tra dân số vào năm 2010, dân số
của Thị trấn là 5.457 người và đang có xu
hướng giảm liên tục so với thời kì cao điểm nhất
sau chiến tranh thế giới thứ 2 là 16.045 người.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người già trên
65 tuổi đang có xu hướng tăng lên và đạt 2.556
người, chiếm 46,8% tổng số dân (2010), tỷ lệ
lao động nông nghiệp là 34,4% .
Hình 1. Vị trí của thị trấn Nichinan
2.2. Hệ thống cộng đồng dân cư mới ở thị trấn
NICHINAN
Từ xa xưa, nông thôn Nhật Bản được hình
thành từ các “MURA” (có nghĩa là “Làng”).
Những hoạt động cộng đồng diễn ra ở trong
“Làng” đều được quyết định bởi “JICHIKAI”
(có nghĩa là “Hội đồng Làng”) và nó vẫn tồn
tại cho đến ngày nay [2]. Ở thị trấn
NICHINAN có 35 “Hội đồng làng”, trong đó
thôn OMIYA có 4 “Hội đồng làng” và được
●●・・・ Thôn IWAMI
Thôn ABIRE
Thôn YAMAGAMI
●●・・・
●●・・・
Thị trấn NICHINAN
Thôn OMIYA
●●・・・ ●●・・・
Thôn HINOKAMI
●●・・・
Thôn FUKUSAKAE
Thôn TARI
●●・・・
●●・・・
●●・・・
●●・・・
Chú giải
Thị trấn NICHINAN
Thôn = MACHIZUKURI KYOGIKAI
(Hiệp hội Phát triển Cộng đồng mới)
Làng = MURA (Cộng đồng Truyển thống)
=JICHIKAI (Hội đồng Làng )
● Xóm = KUMI ・・・ Các Xóm trong Làng
Các Làng trong Thôn
KINH NGHIỆM VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VỚI SINH VIÊN NÔNG THÔN... 119
xem là đơn vị tổ chức cộng đồng cơ sở ở đây. Tuy nhiên, do vấn đề giảm dân số, tỷ lệ
người già ngày càng gia tăng, cùng với nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng đa
dạng khiến cho các hoạt động trong thôn không còn diễn ra thường xuyên như trước
đây. Điều này có nghĩa là các “Hội đồng làng” đã không giải quyết được những vấn đề
đã và đang phát sinh trong thôn. Vì vậy, việc hỗ trợ cho các “Hội đồng làng” là một
việc làm hết sức cần thiết. Từ năm 2005 đến 2007 đã có 7 “MACHIZUKURI
KYOGIKAI” (Hiệp hội Phát triển Cộng đồng mới - New Community Development
Association) được thành lập (Hình 2) với các chức năng: (1) Xúc tiến quá trình tái lập
và xây dựng cộng đồng dân cư mới, (2) Xúc tiến quá trình phát triển kinh tế xã hội
trong vùng và (3) Duy trì, bảo quản các nhà văn hóa hay các cơ sở giao lưu cộng đồng
để có thể đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng trong thị trấn NICHINAN. Một trong
những tổ chức phát triển cộng đồng dân cư mới điển hình ở thị trấn NICHINAN là
“OMIYA MACHIZUKURI KYOGIKAI” (Hiệp hội Phát triển cộng đồng mới ở thôn
OMIYA). Những hoạt động của Hiệp hội bao gồm: Nuôi cá trích (là một đặc sản của
vùng), tổ chức sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bảo tồn văn hóa, luyện tập phòng
chống thiên tai, giáo dục về sức khỏe...
Từ năm 2008, Hiệp hội Phát triển Cộng đồng mới ở thôn OMIYA đã có sự liên kết với
bộ môn Chính sách Vùng, khoa Khoa học Vùng thuộc Đại học Tottori trong việc tổ
chức chương trình hợp tác giáo dục “CHIIKI KYODO KYOUIKU (Chương trình hợp
tác đào tạo với vùng - collaborative education with region). Cụ thể, khóa học
“MURAOKOSHI RON” (Khôi phục tiềm năng ở vùng nông thôn - Rural
Revitalization) đã được tổ chức hàng năm nhằm mục đích sử dụng năng lực và kiến
thức của sinh viên trong việc tái lập cộng đồng dân cư mới ở nông thôn.
2.3. Hợp tác phát triển cộng đồng giữa Đại học Tottori với thôn OMIYA
Quá trình hợp tác phát triển cộng đồng giữa Đại học Tottori và Hiệp hội Phát triển
Cộng đồng mới thôn OMIYA được tiến hành hàng năm với các chủ đề được thể hiện ở
bảng 1.
Những chủ đề trên không chỉ góp phần triển khai công tác giáo dục đối với sinh viên mà
còn kết hợp được mô hình học tập "Hội thảo trao đổi trực tiếp với người dân" nhằm mang
120 TSUTSUI KAZUNOBU và cs.
lại tính chính xác cao cho thông tin cần thu thập. Đây là phương pháp tổ chức hội thảo có
thể áp dụng cho vùng nông thôn lẫn thành thị, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển vùng.
Bảng 1. Các chủ đề xây dựng và phát triển trong liên kết giữa Đại học Tottori
với thôn OMIYA, thị trấn NICHINAN
Bài báo này cung cấp thông tin về các hoạt động trong khuôn
khổ liên kết giữa Đại học Tottori và thôn OMIYA vào năm
2011 với chủ đề “Thành lập và kiểm chứng các lộ trình đi bộ
nhằm phát triển du lịch cải thiện sức khỏe”. Để thực hiện chủ
đề này, đầu tiên sinh viên cần tìm hiểu những thông tin cơ bản
của thôn tại trường đại học. Sau đó, người dân và sinh viên
cùng đi bộ theo từng nhóm (khoảng 3 hoặc 4 sinh viên và 1
người dân hướng dẫn) nhằm khảo sát môi trường và tham
quan những địa điểm lịch sử nổi bật của thôn, hay còn gọi là
“Khảo sát thực địa”. Trong quá trình này, sinh viên vừa nghe người dân giải thích về
tự nhiên, lịch sử, văn hóa vừa quan sát cảnh quan môi trường (Ảnh 1). Kết quả của
đợt khảo sát thực địa và làm việc nhóm đã lập ra 6 lộ trình đi bộ trong thôn OMIYA
phục vụ cho du lịch cải thiện sức khỏe.
Các lộ trình này còn được kiểm chứng về mặt khoa học để đáp ứng yêu cầu của loại
hình du lịch cải thiện sức khỏe. Cụ thể, để tiến hành đo “mức tiêu thụ năng lượng của
một lộ trình”, các sinh viên trực tiếp tham gia đi bộ theo các lộ trình đã thiết lập và tính
toán mức tiêu thụ năng lượng dựa vào việc đo các thông số như: (1) Thời gian đi bộ,
(2) Số bước đi (dùng đồng hồ đo số bước đi Calori Eye 3D do công ty Healthengine
sản xuất), (3) Tần suất nhịp tim (dùng đồng hồ đo nhịp tim POLAR RS400 do công ty
Polar sản xuất), (4) Cường độ vận động cá nhân (Rating of Perceived Exertion), (5)
Ảnh 1. Trao đổi theo
nhóm giữa sinh viên và
người dân địa phương
[24/09/2011]
Năm Chủ đề
2008 Thành lập bản đồ du lịch 4 mùa ở thôn OMIYA
2009
Cung cấp thông tin về “Sự thay đổi cảnh quan ở thôn OMIYA thông qua ảnh vệ tinh” và “Lịch sử
thôn OMIYA qua kí ức của người dân” nhằm bổ sung cho nội dung sách Hướng dẫn du lịch trong
thôn
2010 Tìm hiểu thực trạng Lễ hội OMIYA SATOYAMA ở thôn OMIYA và phương án cải thiện
2011 Thành lập và kiểm chứng các lộ trình đi bộ nhằm phát triển u lịch cải thiện sức khỏe
2012
Kiểm chứng những lợi ích từ du lịch cải thiện sức khỏe chú trọng đến 3 phương diện “Thức ăn dinh
dưỡng – Sức khỏe – Vận động” nhắm hướng đến thúc đẩy phát triển các hoạt động Cộng đồng
mới ở thôn OMIYA thị trấn NICHINAN.
KINH NGHIỆM VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VỚI SINH VIÊN NÔNG THÔN... 121
Chiều dài đoạn đường và độ cao khu vực đi bộ (dùng GPS DATA LOGGER DG-200
do công ty Global Sat sản xuất).
Hình 3 là một ví dụ minh họa về tuyến đi bộ dành
cho khách du lịch với khoảng thời gian 55 phút,
chiều dài của tuyến là 4.690 m ở độ cao 38m,
tổng số bước đi là 5.067 bước và nhịp tim trung
bình 99 lần/phút. Năng lượng tiêu thụ cho tuyến
đi bộ này trung bình là 201 kcal, tương đương với
1 bình nước ngọt có gas 500 cc.
Từ chương trình hợp tác giáo dục này, có thể rút
ra một số đặc điểm như sau:
1. “Cộng đồng dân cư mới", hay còn gọi là "Hiệp
hội Phát triển Cộng đồng mới" ở thôn OMIYA đã đưa ra các hoạt động nhằm phát
triển cộng đồng mới trong vùng. Thông qua việc tham gia một số hoạt động của "Hiệp
hội Phát triển Cộng đồng mới", nhóm sinh viên đã học được cách thức xây dựng kế
hoạch cũng như các kỹ năng thảo luận theo nhóm liên quan đến vấn đề phát triển cộng
đồng mới. Đây chính là đặc trưng cơ bản của hoạt động phát triển cộng đồng mới trong
vùng với sự tham gia của người dân.
2. Dựa trên mối quan hệ “cộng tác” giữa người dân trong vùng và sinh viên sẽ đem lại
những lợi ích cho các bên tham gia như sinh viên đã tiếp thu được những kinh nghiệm
thực tế, hoàn thiện mục tiêu nghiên cứu của bản thân và cộng đồng dân cư mới ở trong
thôn đã tiếp thu và áp dụng những sáng kiến mới từ sinh viên, góp phần tái lập và phát
triển vùng một cách bền vững.
3. KHẢ NĂNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM
3.1. Công tác đào tạo sinh viên nghiên cứu thực địa tại trường Đại học Khoa học Huế
Trong những năm qua, trong chương trình đào tạo của các khoa: Địa lý - Địa chất,
Môi trường, Sinh học, Xã hội học, Lịch sử của trường Đại học Khoa học Huế đều
có học phần thực tập thực tế dành cho sinh viên năm thứ 3. Điều này cũng tương tự
như chương trình đào tạo của khoa Khoa học Vùng, Đại học Tottori.
Hình 3. Tuyến đi bộ dành cho
khách du lịch
122 TSUTSUI KAZUNOBU và cs.
Việc tổ chức cho sinh viên của các Khoa đi thực tập tùy thuộc vào địa bàn và nội
dung thực tập nhưng đều thực hiện theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn chuẩn bị: Tùy theo số lượng sinh viên mà giáo viên chia ra thành 3 - 7
nhóm sinh viên và lựa chọn địa bàn nghiên cứu; sinh viên chuẩn bị các thiết bị, văn
phòng phẩm, phiếu điếu tra (nếu có) và đề cương khảo sát
- Giai đoạn khảo sát thực địa (thời gian từ 1 - 2 tuần): Sinh viên tiếp cận với địa bàn
nghiên cứu, thu thập tài liệu, chụp ảnh, phỏng vấn cán bộ và người dân. Riêng đối với
sinh viên ngành Xã hội học có thêm công tác xử lý thô số liệu đã thu thập được và báo
cáo tại địa phương trước khi kết thúc đợt thực tập. Sinh viên ngành Công tác Xã hội có
tham gia các hoạt động cùng với người dân như sinh hoạt văn nghệ, gặt lúa... để nắm
bắt và tìm hiểu thêm các thông tin khác.
- Giai đoạn viết báo cáo: Sau khi kết thúc đợt khảo sát thực địa, các nhóm sinh viên sẽ
hoàn thành báo cáo khoa học và được giáo viên đánh giá kết quả thực tập thông qua
báo cáo ở trường. Riêng đối với sinh viên ngành Xã hội học có gửi báo cáo thực tập về
cho địa phương.
Qua phân tích về chương trình nghiên cứu, khảo sát thực tế giữa trường Đại học Khoa
học - Đại học Huế và khoa Khoa học Vùng - Đại học Tottori cho thấy, quy trình thực
hiện giữa 2 bên trong các giai đoạn đầu là gần như nhau nhưng trong chương trình
học tập có một số điểm khác biệt như sau:
- Trong giai đoạn khảo sát thực địa, sinh viên trường Đại học Khoa học Huế chủ
yếu là thu thập thông tin từ người dân và tự phân tích, xử lý tài liệu, không có
thảo luận nhóm với người dân trước khi viết báo cáo.
- Sau giai đoạn viết báo cáo, sinh viên không trực tiếp báo cáo tại hội thảo với
người dân; vì vậy, báo cáo của sinh viên không được người địa phương đóng
góp ý kiến, bổ sung để hoàn thiện và người dân cũng không được nghe và hiểu
biết về những nội dung phân tích khoa học về các vấn đề đang tồn tại ở địa
phương.
Sở dĩ có sự khác nhau đó là do mục tiêu của đợt nghiên cứu thực địa ở 2 trường là
khác nhau. Mục tiêu của đợt khảo sát thực địa của sinh viên trường Đại học Khoa học
là để cũng cố kiến thức lý thuyết đã học ở trường, tìm hiểu thực tế và tăng cường các
KINH NGHIỆM VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VỚI SINH VIÊN NÔNG THÔN... 123
kỹ năng khảo sát thực tế, lấy mẫu, phân tích; làm việc nhóm Đối với sinh viên khoa
Khoa học Vùng (Nhật Bản), ngoài các mục tiêu trên còn có sự hợp tác giữa người dân
và sinh viên để góp phần phát triển cộng đồng ở địa phương. Địa bàn thực tập của
sinh viên trường Đại học Khoa học Huế thường thay đổi hàng năm còn địa bàn thực
tập của sinh viên khoa Khoa học Vùng ít thay đổi.
3.2. Khả năng đóng góp sinh viên trường Đại học Khoa học Huế trong phát triển
cộng đồng
Theo kết quả tổng điều tra biến động dân số và nhà ở năm 2012, dân số Việt Nam là
88,5 triệu người, trong đó 68,1% dân số sinh sống ở vùng nông thôn. Hiện nay, xu
hướng già hóa dân số đang diễn ra nhanh ở Việt Nam. Theo Vụ kinh tế và Xã hội của
Liên hợp quốc (2005), chỉ số già hóa được tính bằng tỷ số giữa số người cao tuổi và
100 người dưới 15 tuổi (hay trẻ em). Chỉ số này ở Việt Nam tăng từ 35,5 (2009) lên
42,7% (2012) và tỷ lệ người già trên 65 tuổi tăng từ 5,8% (2009) lên 7,1% (2012) [3].
Ở nông thôn, già hóa dân số nhanh hơn ở thành thị do thanh niên thường lên các thành
phố học và xin việc làm ở các thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch nên rất ít
người quay về nông thôn để sinh sống. Thực tế này cũng tương tự như ở Nhật Bản vào
những năm 1960 - 1969. Trong điều kiện trình độ dân trí ở Việt Nam còn thấp (Tỷ lệ
lao động trên 15 tuổi đang làm việc đã qua đào tạo chiếm 16,6% vào năm 2012 [3]) thì
vấn đề phát triển cộng đồng ở vùng nông thôn Việt Nam cần được chú ý nhiều hơn.
Qua kết quả hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa
trường Đại học Khoa học Huế và Khoa Khoa học vùng,
Đại học Tottori với sự tham gia của sinh viên và giảng viên
của khoa Khoa học Vùng (Đại học Tottori) và các khoa Địa
lý - Địa chất, Sinh học, Xã hội học (trường Đại học Khoa
học Huế) ở nông thôn Thừa Thiên Huế vào năm 2012 và
2013 cho thấy, sinh viên trường Đại học Khoa học Huế
cũng có thể đóng góp sức trẻ và tri thức, tham gia vào phát
triển cộng đồng giống như sinh viên Nhật Bản (Ảnh 2) [4].
Tuy nhiên, để thực hiện được mô hình phát triển cộng đồng ở
trên, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Thiết kế lại mục tiêu, nội dung thực tập thực tế trong
Ảnh 2. Sinh viên trường
ĐHKH Huế và ĐH
TOTTORI khảo sát thực
địa tại thôn Lê Xá
Trung (Xã Phú Lương,
huyện Phú Vang),
[6/3/2013]
124 TSUTSUI KAZUNOBU và cs.
chương trình đào tạo của sinh viên ở trường Đại học Khoa khoa học Huế.
- Lựa chọn địa bàn thực tập cho sinh viên phù hợp với chương trình đào tạo và có thể
hợp tác phát triển cộng đồng trong nhiều năm để các thế hệ sinh viên có thể tìm hiểu
kỹ về nhiều vấn đề đang tồn tại ở địa phương. Nếu địa bàn thay đổi hàng năm thì phải
đặt lại mối quan hệ với người dân địa phương, sinh viên phải tìm hiểu các thông tin cơ
sở hoàn toàn mới, trong lúc các vấn để đang tồn tại ở địa bàn thực tập trong năm trước
chưa được nghiên cứu.
- Tuyên truyền cho người dân về tầm quan trọng của việc hợp tác phát triển cộng đồng
giữa sinh viên và người dân địa phương để nâng cao trách nhiệm của họ trong việc
cung cấp thông tin, nhiệt tình trong thảo luận nhóm và hướng dẫn sinh viên đi khảo sát
thực địa.
- Việc đánh giá kết quả đợt thực tập của sinh viên cần dựa vào kết quả nội dung báo
cáo hoàn thiện cuối cùng sau khi sinh viên tổ chức hội thảo nhóm với người dân địa
phương để họ bổ sung, chỉnh lý.
- Chuyển giao kết quả báo cáo thực tập cuối cùng của sinh viên cho người dân để họ có
thể vận dụng trong thực tiễn, nâng cao sự phát triển cộng đồng ở địa phương.
4. KẾT LUẬN
Từ kinh nghiệm hợp tác phát triển cộng đồng giữa sinh viên với người dân ở nông thôn
Nhật Bản và khả năng áp dụng cho Việt Nam có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Chương trình hợp tác phát triển cộng đồng giữa Đại học Tottori và Hiệp hội Phát
triển Cộng đồng mới thôn OMIYA, thị trấn NICHINAN có nhiều ý nghĩa cả về thực
tiễn lẫn đào tạo.
2. Sinh viên của trường trường Đại học Khoa học Huế cũng có thể đóng góp công sức
và tri thức cho sự phát triển cộng đồng ở nông thôn. Vì vậy, cần áp dụng mô hình hợp
tác phát triển cộng đồng ở nông thôn Nhật Bản một cách linh hoạt vào từng địa
phương ở nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu, một một số giải pháp được
nhóm tác giả đề xuất nhằm giúp cho việc áp dụng mô hình trên có tính khả thi cao hơn.
KINH NGHIỆM VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VỚI SINH VIÊN NÔNG THÔN... 125
Lời cám ơn: Bài báo này được hoàn thành với sự trợ giúp của "Dự án chia sẻ phương
pháp đào tạo nghiên cứu thực địa giữa Đại học TOTTORI và Đại học Huế", Quỹ giao
lưu quốc tế của Đại học TOTTORI (năm 2009, 2010 và 2011).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ANDACHI Sanji và Ban biên tập sử kí thị trấn NICHINAN (1984). Lịch sử thị trấn
NICHINAN - Kinh tế chính trị cận đại 2, Thị trấn NICHINAN (Tiếng Nhật).
[2] Hợp tác xã Lâm nghiệp thị trấn NICHINAN (1993). Kỷ niệm 30 năm thành lập Hợp
tác xã Lâm nghiệp thị trấn NICHINAN - Quá trình khai thác Lâm nghiệp vùng
OKUHINO, Hợp tác xã Lâm nghiệp thị trấn NICHINAN (Tiếng Nhật).
[3] Tổng cục Thống kê (2012). Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời
điểm 1/4/2012 - Các kết quả chủ yếu, Hà Nội.
[4] TSUTSUI Kazunobu, KATAGAKI Ayako, NAKANO Makoto, KODAMA
Yoshinori, Bùi Thị Thu, Lê Đình Thuận, Trương Đình Trọng (2013). A report on the
solutions for technical problems of an "Overseas Fieldwork" Pilot Program in
Vietnam, TOTTORI University Journal of the Faculty of Regional Sciences,
Vol.10/No.1 (Tiếng Nhật).
Title: EXPERIENCE OF COMMUNITY DEVELOPMENT COOPERATION WITH
STUDENTS IN RURAL JAPAN: THE POSSIBILITY OF APPLICATION FOR VIETNAM
Abstract: The cooperation process for developing community between the Tottori University
and OMIYA New Community Development Association in Nichinan town (Tottori Prefecture,
Japan) brought many great benefits in the education of students and community development.
Students of Hue University of Sciences have been training in field research in different local
areas but there has not been the closed cooperation between the University and community.
Therefore, some solutions have been proposed to apply the model of community development
in rural Japan to Vietnam.
Keywords: Community Development, Tottori, Collaborative education with region
126 TSUTSUI KAZUNOBU và cs.
PGS. TS. TSUTSUI KAZUNOBU
Khoa Khoa học Vùng, Đại học Tottori, Nhật Bản
Email: tsutsui@rs.tottori-u.ac.jp
TRẦN THỊ HỒNG ÂN
Học viên Cao học, Trường Đại học Tottori, Nhật Bản
Email: hong_an_jp@yahoo.co.jp
PGS. TS. SEKI KOJI
Khoa Khoa học Vùng, Đại học Tottori, Nhật Bản
Email: sekikoji@rs.tottori-u.ac.jp
ThS. BÙI THỊ THU
Khoa Địa lý - Địa chất, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
ĐT: 0914 173 484, Email: lapthuhue@gmail.com
ThS. LÊ ĐÌNH THUẬN
Khoa Địa lý - Địa chất, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
ĐT: 0905 222 308, Email: lehuudinhthuan@gmail.com
TS. NGUYỄN QUANG TUẤN
Trung tâm Đào tạo Quốc tế Đại học Huế
ĐT. 0905 824 012; Email: tuanhuegis@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_363_tsutsuikazunobu_tranthihongan_sekikoji_buithithu_ledinhthuan_nguyenquangtuan_17_tran_thi_thu.pdf