Kinh nghiệm làm hồ sơ và cuộc sống xa nhà
Săn học bổng
với thời đại công nghệ thông tin này thì việc tìm kiếm thông tin cũng không quá khó khăn, chắc những kênh săn học bổng mà mình đưa ra dưới đây có thể đã hai lúa hoặc quê mùa với rất nhiều bạn, nhưng cũng có thể bổ ích với một số bạn khác
14 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm làm hồ sơ và cuộc sống xa nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
KINH NGHIỆM LÀM HỒ SƠ
VÀ CUỘC SỐNG XA NHÀ
Phạm Thị Thắng – Du học sinh Pháp
Rảnh rỗi sinh nông nổi :D
2
Vì có khá nhiều email và tin nhắn facebook hỏi xin lời khuyên về quá trình xin học bổng,
con đường du học nên mình sẽ viết lại tất tần tật mọi thứ mình tạm thời nhớ được về con
đường “xuất ngoại” của mình. Bài viết của mình gồm 2 phần: Phần 1 về con đường đến với
du học và cuộc sống, học tập ở “trời Tây”, phần 2 viết về quá trình và kinh nghiệm làm hồ
sơ xin học bổng. Vì bài viết này tương đối “không ngắn” nên nếu bạn nào có thói quen đọc
to thì cố gắng kiếm một chai nước để sẵn bên bàn còn bạn nào đọc bằng mắt thì để sẵn lọ
V.rohto – cho đôi mắt khoẻ đẹp nhé (tiện thể đăng luôn lấy ít tiền quảng cáo :D ). Và điều
quan trọng nữa là bài viết của mình khá dài nên các bạn cố gắng đánh dấu những mục nào
thấy cần thiết cho các bạn nhé, nếu không sẽ dễ phải đọc lại vài lần để tìm lại đấy (bôi đen,
ấn chuột phải chọn highlight text nhé).
Part 1: Con đường du học
v Quá trình đến với nước Pháp (dành cho những bạn không tham gia Truyền lửa
VII)
Con đường đến với du học của mình cũng khá tình cờ: ngày ấy, đang là một cô sinh viên
năm nhất trường ĐH NT và giống với tất cả mọi người mình cũng ước mơ một lần trong đời
được đi du học, được sang xem “Tây họ sống thế nào” tuy nhiên mình chưa định hình được
trong đầu rằng mình sẽ phải săn học bổng như thế nào, chuẩn bị những gì cho hành trang du
học bởi nghĩ rằng nó quá cao siêu, xa vời và chỉ dành cho những bạn nào đạt giải quốc gia
quốc tế gì đó.
Một hôm, cô bạn cùng phòng kí túc xá, người có thành tích học tập gần giống với mình, hỏi
rằng:
- Nếu cậu được đi du học cậu sẽ chọn nước nào ngoài những nước nói tiếng Anh?
- Mình chọn nước Pháp. Mình không ngần ngại trả lời ngay.
- Có một học bổng du học của Bộ GD và ĐT mà cậu đủ điêu kiện để nạp hồ sơ đấy.
Cô bạn mình đáp.
Lúc đấy mình mới lên website của Cục Đào tạo với nước ngoài tìm hiểu và mới biết là lúc
đó chỉ còn ít ngày nữa là hết hạn nhận hồ sơ. Học bổng này dành cho sinh viên năm thứ nhất
ĐH có thành tích học tập tại THPT, điểm thi đầu vào đại học và năm thứ nhất ĐH tốt. Và để
đi được các nước nói tiếng Anh thì bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ. Lúc đó cô bạn
mình đã từ bỏ làm hồ sơ vì tính cạnh tranh chắc sẽ cao và lại không muốn đến một đất nước
nào khác ngoài các nước được nói tiếng Anh. Còn mình, cứ có cơ hội xuất ngoại là mình sẽ
đi và quyết tâm làm hồ sơ thật tốt, dù hy vọng cũng chỉ khoảng 50%. Thậm chí vì cần một
số hồ sơ công chứng ở nhà nên bố mình đã phải bắt xe từ nhà ra HN ngay trong đêm để đưa
cho mình vì không muốn hồ sơ gửi cho mình sẽ bị thất lạc và lỡ thời gian nạp hồ sơ. Từ lúc
gửi hồ sơ lên Cục Đào tạo thì mình bắt đầu tưởng tượng: Nếu một ngày lên website của Cục
3
Đào tạo và thấy kết quả thì mình có run không? Mình có khóc không nếu thấy tên mình
trong danh sách được nhận học bổng? Rồi ai sẽ là người đầu tiên mình gọi điện để thông
báo kết quả? Rồi lúc ra sân bay tạm biệt bố mẹ mình sẽ hào hứng vì được đi máy bay lần
đâu tiên hay mình sẽ khóc sụt sùi? Mình cứ tin tưởng như vậy, quyết tâm như thế trong thời
gian đợi kết quả, bởi niềm tin và hy vọng thì chẳng ai đánh thuế cả. Và lúc biết kết quả thì
tất cả những kịch bản đã dựng sẵn trong đầu lại chẳng dùng đến: lúc nhìn thấy tên mình
trong danh sách công bố thì mình lại hét to một mình trong phòng như một đứa hâm đến nỗi
mấy phòng bên cạnh chẳng hiểu chuyện gì xảy ra và chạy đến hỏi. Tuy nhiên, khoảnh khắc
biết mình được học bổng thì mình mới bắt đầu nghĩ đến những khó khăn phía trước phải
vượt qua. Vì lúc đó, hoàn toàn mình chưa hề biết tiếng Pháp là gì, chưa biết bảng chữ cái
tiếng Pháp viết như thế nào cả. Lúc đó, Bộ GD đã tập hợp tất cả những người muốn đi Pháp
lại và được gửi đến trường ĐH HN học tăng cường tiếng Pháp trong vòng 6 tháng để đi học,
bắt đầu từ bảng chữ cái tiếng Pháp. Đó là một thời gian ăn ngủ và thậm chí mơ với tiếng
Pháp. Có những đêm nằm ngủ mơ mình lẩm bẩm câu gì đó, sáng hôm sau tỉnh dậy nhận ra
là trong mơ mình đã chia sai động từ ;-) Sau 6 tháng, tiếng Pháp của mình không phải thực
sự thành thạo có thể nghe, nói và hiểu thật tốt. Chỉ mới là những thứ cơ bản nhất, vừa đủ để
thi lấy chứng chỉ đăng ký học ở Pháp và cũng chỉ đủ để hiểu và đoán được người khác đang
nói gì. Vì vậy mà những ngày đầu sang Pháp là một chặng đường thực sự khó khăn nhất mà
mình từng trải qua. Tiếng Pháp chỉ đủ bập bẹ cho người Việt hiểu, còn nói chuyện với người
bản địa với vô vàn từ lóng, thành ngữ nên để hiểu được thì rất khó. Tiết học đầu tiên mình
học là môn “Lịch sử các học thuyết kinh tế” kéo dài 3 tiếng và suốt 3 tiếng đấy gần như
mình chẳng được chữ nào vào đầu mà chủ yếu là khóc. Vì mình thực sự sốc trước cách dạy
của giáo sư hoàn toàn không giống như ở VN mà mình đã được học, không hề có giáo trình
hay slide bài giảng. Giáo sư chỉ viết mỗi mục đề từng chương lên bảng và buổi học hôm đó
giống như một buổi hội thảo. Giáo sư chỉ cầm mỗi micro nói chuyện với sinh viên, giống
như diễn giả được mời đến, còn sinh viên thì giống như người dự hội thảo, hiểu và thấy
thông tin gì bổ ích thì chép lại và sau đó sẽ phải tự học ở nhà để có thể làm bài thi. Buổi học
hôm đó thi thoảng lắm mình mới nghe được một câu, vừa chép được nửa đầu thì thầy giáo
đã nói sang 2, 3 câu nữa rồi và lúc đấy cũng quên mất nửa sau. Và bài chép hôm đó chỉ toàn
mỗi mấy từ chính của từng câu rồi về nhà ghép lại nhưng thực ra lúc đọc lại thì chẳng hiểu
mình đang viết gì lên giấy cả. Ra khỏi lớp học mình gọi điện về VN cho mẹ khóc như mưa
và nghĩ: giá như ngày đấy an phận tiếp tục học ở Ngoại thương thì không phải thế này và
trong đầu mình chỉ nghĩ đến việc bỏ cuộc và chạy trốn tất cả. Nhưng những ngày sau, mình
mới nhận ra cách duy nhất để tiếp tục tồn tại là phải quyết tâm, vì nếu quay về bây giờ thì
bố mẹ sẽ phải hoàn toàn bộ tiền học bổng đã nhận cho Nhà nước. Mình bắt đầu làm quen
với các bạn cùng lớp, chia sẻ lo lắng của mình. Các bạn đã rất nhiệt tình và hứa sẽ giúp đỡ
4
mình các môn lý thuyết. Và mình cũng hứa sẽ giúp các bạn về những môn mang nặng tính
toán vì các bạn không thực sự giỏi trong lĩnh vực đấy. Dần dần, cứ cuối buổi học mình
photo bài chép của các bạn, đoạn nào không hiểu thì nhờ các bạn giải thích và hỏi giáo sư về
các tài liệu tham khảo để lên thư viện tìm học. Cứ như vậy, kỳ đầu tiên nhờ điểm môn toán
và tiếng Anh không khá tốt cộng thêm điểm các môn lý thuyết không quá tệ nên điểm tổng
kết của mình đã xếp thứ nhất lớp, và đó cũng chính là động lực cố gắng cho mình trong
những năm học tiếp theo. Kết thúc 3 năm ở Pháp, mình cũng rinh được một số thành tích:
giải thưởng Sinh viên Việt Nam xuất sắc nhất tại Pháp khối ngành Kinh tế năm 2011-2012
và tốt nghiệp thủ khoa khoa Kinh tế trường ĐH Paris 10 (mất công viết lúc nãy giờ nên PR
bản thân để khoe tí, ai đọc đến đoạn này là cũng đã kỳ công rồi, uống thêm nước và nhỏ
Viroto để “chiến đấu” tiếp mấy trang lảm nhảm phía dưới tiếp nào :D )
Sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân, mình hết học bổng nên quay về nước để
hoàn thành một số thủ tục với Cục Đào tạo. Lúc đấy, trong đầu mình vẫn quyết tâm sẽ quay
lại Pháp một lần nữa để hoàn thành chương trình thạc sỹ, tuy nhiên việc xin học bổng gì và
phải chuẩn bị những gì thì mình vẫn chưa nghĩ đến bởi lúc đó còn đang hoàn thành mong
muốn của bố mẹ là “con gái chẳng cần học gì cao siêu, có nghề nghiệp ổn định, đi làm ngày
8 tiếng để thời gian chăm sóc chồng con” L. Lúc còn đang học ở Pháp, gặp những bạn VN
được học bổng chính phủ Pháp thì mình vẫn thường nhìn họ theo kiểu mắt chữ A, mồm chữ
O ngưỡng mộ và nghĩ bản thân mình không thể vươn đến vì tính cạnh tranh và quá trình
chuẩn bị hồ sơ cũng rất phức tạp. Bởi để giành học bổng nước ngoài thì thành thích học tập
không phải là yếu tố hoàn toàn quyết định. Lúc đang chuẩn bị hồ sơ xin việc, thấy có một
người bạn chia sẻ thông tin học bổng trên facebook và mình cũng click vào thử xem. Lúc
đấy chỉ còn đúng 2 tuần nữa hết hạn nhận hồ sơ và trong tay mình hoàn toàn chưa có một
giấy tờ gì ngoài bản CV xin việc nhưng mình vẫn muốn thử vận may của mình một lần nữa.
Quy trình xét tuyển học bổng này tương đối phức tạp: sinh viên không được trực tiếp gửi hồ
sơ lên hội đồng học bổng, thay vào đó mỗi sinh viên phải gửi hồ sơ xin học đến một trường
đại học bất kỳ và thuyết phục trường đó gửi hồ sơ xin học bổng cho mình trong khi bạn
chưa trải qua kỳ thi xét tuyển đầu vào, sau đó trường sẽ chọn ra danh sách những sinh viên
ưu tú nhất để gửi lên hội đồng. Và học bổng này còn xét dựa trên danh tiếng của nhà trường,
nên mình ko thể chọn một trường nằm ở cuối bảng xếp hạng vì khả năng được nhận vào cao
hơn. Mình đã tìm, gửi và thuyết phục khoảng 10 trường, cứ gửi đi rồi bị từ chối, rồi lại
không trả lời, cứ thế và mình vẫn quyết tâm gửi tiếp các trường khác và may mắn mình đã
được 2 trong số 10 trường đó đồng ý nhận mình vào học. Tuy nhiên lúc đấy thời hạn chỉ còn
đúng duy nhất 1 tuần nữa hết hạn. Mình bắt tay vào chuẩn bị hồ sơ trong sự căng thẳng về
thời gian và cả một quá trình phức tạp trong xét tuyển. Một trong những hồ sơ quan trọng
nhất là bài luận cá nhân dài khoảng 3 trang A4. Đó là nơi mình để lại ấn tượng với hội đồng
5
học bổng và làm thế nào để hồ sơ của mình nổi bật giữa hàng ngàn ứng viên khác. Để có
thể suy nghĩ, viết và chỉnh sửa các hồ sơ thật tốt thì thời gian đấy mình gần như phải tắt máy
điện thoại, cắt liên lạc với tất cả mọi người, giấu bố mẹ đóng cửa phòng lại và chỉ gặp bố mẹ
lúc ăn cơm, thậm chí chỉ kịp chạy xuống nhà thay quần áo mà không kịp tắm rửa :D 1 tuần
gần như thức trắng thì mình cũng chuẩn bị xong hồ sơ và gửi cho cô giáo trưởng khoa Tài
chính mình muốn học và mình phải hoàn thành thêm một số hồ sơ theo yêu cầu của nhà
trường nữa. Vì chênh lệch múi giờ giữa Pháp và VN, cộng thêm cô giáo cũng khá bận nên
mỗi email trao đổi của mình thì phải đến 1 ngày sau mới có câu trả lời. Lúc mình đang làm
những hồ sơ cuối cùng thì đã hết hạn nhận học bổng. Tuy nhiên, cô giáo rất nhiệt tình và
thân thiện đã xin nhà trường cho mình được gửi hồ sơ muộn hơn.
Và cơ hội cũng một lần nữa mỉm cười với mình, 4 tháng sau đó mình đã may mắn được lọt
vào danh sách 300 sinh viên được nhận học bổng trong tổng số gần 2000 hồ sơ ứng viên
xuất sắc trên toàn thế giới của các trường gửi về Hội đồng học bổng. Tháng 9 này mình tiếp
tục quay lại Pháp để theo học chương trình Thạc sỹ Tài chính tài trường Aix-Marseille.
Đấy là câu chuyện riêng bản thân mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Mình mong muốn
nhắn nhủ với các bạn là: “cơ hội thường đến với chúng ta rất tình cờ, điều quan trọng là các
bạn phải biết nắm bắt nó. Bởi mỗi cơ hội cũng thường đi với muôn vàn khó khăn, cơ hội
càng lớn, thách thức càng cao, nếu chỉ nhìn vào cái khó khăn thì rất dễ sẽ bỏ cuộc giữa
chừng. Thay vào đó, chúng ta phải thực sự quyết tâm và tập trung cao độ để làm hồ sơ và
chuẩn bị thật tốt, điều quan trọng là: không bao giờ được bỏ cuộc giữa chừng dù khó khăn
đến mấy”
v Cuộc sống ở “trời Tây”
Chắc hẳn một điều là chúng ta ai cũng thích nghe những lời khen hơn là “bị chê”, thích đọc
mấy cái lợi ích hơn là khó khăn. Vì vậy để “thoả lòng mong mỏi” của các bạn mình sẽ viết
. khó khăn trước :D
Du học là một quãng thời gian để thử thách khả năng tự lập của mỗi người, giống như một
quá trình chọn lọc tự nhiên (chém gió thế này mà ai giỏi sinh học chắc bị đánh cho quá), nếu
ai có khả năng thích nghi sẽ phát triển rất tốt còn những ai không thích nghi được sẽ dễ dàng
bị “đào thải”. Khó khăn lớn nhất chắc chắn sẽ là việc học và suốt ngày nghe một thứ ngôn
ngữ chẳng phải là tiếng mẹ đẻ. Cứ ra khỏi nhà, đâm phải cái cửa nhiều lúc cũng suýt mở
mồm “xin lỗi” bằng thứ tiếng ấy. Các bạn cứ tưởng tượng ngồi suốt ngày trong cái giảng
đường chẳng khác gì phòng hội thảo, nghe tiếng Việt suốt mấy giờ đồng hồ liền trôi qua còn
muốn úp mặt xuống bàn mà ngủ huống chi là nghe tiếng Anh, Pháp, Đức gì đó. Chỉ nghe
không thì chẳng nói, mà còn phải căng tai ra nghe đến cả cái ví dụ và những chi tiết nhỏ vì
nhiều lúc chả hiểu là “MC” đang nói gì cả. Đã thế có rất nhiều môn học, sinh viên không hề
6
được phát tài liệu, sách vở hay slide gì cả, MC cứ một mình một sân khấu, còn sinh viên
ngồi dưới thì “gật đầu lia lịa” đồng ý từ đầu đến đuôi cả tiết. Rồi đến cả cái lúc đau bụng,
đau đầu, buồn nôn, nếu có đứa cùng phòng tốt bụng nó “xách” đến bác sỹ thì cũng chẳng
nhớ ra “cái từ chẳng dùng đến bao giờ” mà miêu tả tình hình. Lúc ấy quằn quại rồi còn đâu
mà “bắn ngoại ngữ” nữa. Cơ mà cái này thì yên tâm, bác sỹ không kê nhầm đơn cho đâu, vì
họ không dựa trên mỗi “lời hỏi cung” để viết đơn cho bệnh nhân đâu mà ^^ Tiếp theo nữa là
xa nhà. Hầy, vấn đề không hề nhỏ cho những ai hay mít ướt và quyến luyến bố mẹ như
mình. Lúc ra sân bay hào hứng bao nhiêu thì lúc về đến nhà ở nơi đất khách mít ướt, sầu
riêng nhão bấy nhiêu. Mượn được máy điện thoại của chị cùng phòng gọi điện về cho bố
mẹ, bố vừa nhấc máy alo thì đã không thể nói nổi điều gì vì nấc và nghẹn giọng, bố cứ thế
alo còn con gái thì cứ khóc. Và tất nhiên là mẹ thì chẳng đủ dũng cảm để cầm điện thoại nói
chuyện với con rồi. Khóc xong no nê thì điện thoại hết tiền, thế là xong cuộc điện thoại đầu
tiên ở trời Tây gọi về báo tình hình L Những ngày tháng sau đó, đi học về thèm cơm mẹ
nấu đến cháy cả họng, 8h tối mới lọ mọ về đến nhà, tuyết rơi đầy trời, vừa nhão vừa lạnh, lết
được cái mông về nhà thì người cũng lả ra, nồi niêu soong chảo trống hơ trống hoắc như
vừa đi công tác cả tháng về. Mở tủ lạnh ra chỉ còn mấy cọng rau đã ngả màu, mấy hộp thịt
nặng gần 1kg đang đông cứng đá. Lúc đấy mới biết là ở nhà thật sướng biết bao, vì mì tôm
cũng chẳng có mà ăn tạm nên hoặc là nhịn đói đi ngủ hoặc là lôi thịt ra cho vào lò vi sóng
đợi giã đông, lôi rau củ ra gọt gọt, thái thái để nấu rồi lại lủi thủi một mình ăn uống, rửa bát.
Có những hôm nằm ngủ mơ mẹ rán cho một mẻ nem (ở Hà Tịnh bà tui toàn kêu là ram đó),
chấm với nước mắm chanh ớt pha sẵn, chao ôi cắn vào một cái. Chẹp, tỉnh dậy luôn, đi
thay áo và vỏ gối vì nước miếng chảy ướt cả rồi. Quyết tâm cuối tuần xách túi đến chợ Tàu
mua đồ về làm mà ăn cho đã đời. Du học còn là những khoảng thời gian Tết đến, thèm được
về nhà canh nồi bánh chưng, nhưng sự thật là đêm giao thừa chỉ được nhận tiền lì xì qua
màn hình máy tính Đọc đến đoạn này các bạn đừng bỏ cuộc nha, cuộc sống tươi đẹp vẫn
còn nằm ở mấy trang sau nữa cơ, thử thách thế này mà không vượt qua được thì sang bển
làm sao mà sống nổi :D
Rồi lại đến tình yêu tình báo nơi xa nhà dành cho những ai có gấu đang ở Việt Nam (nếu
mà bạn không đủ dũng cảm thì next đoạn này đi nhé, mình đánh dấu sẵn một đoạn cho rồi,
không đến lúc đọc xong lại “em phải lựa chọn giữa anh và du học” là mình không chịu trách
nhiệm được đâu nha). Hầy, yêu xa L là lúc mà một mình ngồi trong tàu điện ngầm, dựa đầu
vào thành tàu định chợp mắt lát thì cái đứa đối diện nó đang nắm tay, dựa đầu vào cái anh
bên cạnh ngủ ngon lành, anh kia còn thi thoảng sợ “đầu nó rơi ra khỏi vai mình” còn lấy tay
đỡ đỡ, nhìn đã thấy ghét (gato mà, chửi vài câu cho sướng đã ^^). Tủi thân, nước mắt sắp
lăn tuột ra khỏi mí thì lôi điện thoại ra nhắn tin cho “đằng ấy” cơ mà “xin lỗi nhé, bạn đang
ở trong tàu điện ngầm kiếm đâu ra mạng điện thoại với 3G chứ”. Gấu ở xa tức là những
7
ngày nghỉ lễ, Noel đi trên phố thấy người người tay trong tay đi dạo, chụp ảnh selfie,
quấn quýt nhau còn mình lẽo đẽo đi sau lũ bạn đang tay trong tay với gấu, lại chỉ muốn gọi
skype hay nhắn tin cho “ông lão ở nhà” thì ở VN giờ này người ta đang ngủ ngon lắm bạn ạ,
lệch múi giờ mà. Yêu xa là cả năm ngồi đếm ngày, đếm tháng chẳng biết còn mấy tháng nữa
được nghỉ hè, không phải để đi làm kiếm tiền mà để về với gấu để được như Ngưu Lang,
Chức Nữ mỗi năm chỉ gặp nhau một lần, ôm tạm vài cái rồi lại xách vali lên đường. Yêu xa
là cái cảnh một người ngồi phòng đợi để lên máy bay, người kia đứng ngoài thấp thỏm chỉ
biết gọi điện cho nhau mà nghe mình khóc, rồi sau đó “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm
thời không liên lạc được”, con quạ sắt Boeing cắp một đứa bay lên trời, người còn lại, lặng
người, đứng dưới sân bay ngoái cổ lên nhìn cảnh “quạ” cắp người yêu mình bay vút trong
màn đêm đen đặc Còn nhiều điều nữa lắm, cơ mà phải giữ lại một ít cho riêng mình, có
đánh cũng không kể đâu. Mình chỉ có mỗi kinh nghiệm yêu xa nên chẳng có tình yêu tình
báo nào bên Tây mà kể cho các bạn, đợi lần này sang học Master có mối tình nào vắt vai rồi
sẽ bổ sung sau nhé (vì một số lý do nên hiện tại đang FA chứ không phải tay ba đâu nha).
Kể ít ít khó khăn vậy thôi, còn bây giờ sẽ là cuộc sống tươi đẹp nào: mang cái mác du học,
xuất ngoại là sướng lắm nha. Lợi ích to lớn đầu tiên đây: Mỗi lần về nghỉ hè, xách mông
sang nhà hàng xóm chơi, “ối, cháu đi du học về rồi đấy à”, nghe hãnh diện lắm. Ra ngoài
đường gặp mấy đứa ngày xưa mình ghét, bắn vài câu ngoại ngữ rồi vênh mặt lên “xin lỗi
cậu, ở bển tớ toàn nói ngoại ngữ đành ra quên mất mấy từ tiếng Việt này rồi”. Oách lắm :D
(cơ mà nói xong thì xách dép mà chạy cho nhanh kẻo nó đuổi theo thì đường về nhà cũng xa
lắm đấy nhé!). Du học có nghĩa là bạn sẽ có vô vàn cơ hội được khám phá thế giới rộng lớn.
Cứ đến mùa nghỉ lễ lại cắp balo, đặt vé máy bay, vé tàu, vé buýt giá rẻ rồi đi. Ở châu Âu lại
có khu vực tự do đi lại giữa các nước nên không cần visa, nên cứ thế mà xuất ngoại. Đồng
thời, lúc đã có visa của một số nước phát triển rồi thì việc xin visa đi các nước khác ở châu
Phi hay châu Mỹ cũng dễ hơn. Có những hôm cả lũ bạn, để tiết kiệm tiền vì học bổng
chưa gửi mà lại muốn đi du lịch, đành ra chia nhau ra, đứa mang nồi cơm điện, đứa xách
gạo, đứa xách thịt, gia vị rồi đến nấu đỡ đi ăn ở nhà hàng lại hết “xiền đập phá”. Rồi lại
bắt đầu cảnh du lịch bụi ở nước ngoài, sau lưng lủng lẳng một chiếc balo to đùng, nhét đủ 7
bộ quần áo mặc ở nhà và 7 bộ váy vóc, áo quần đi chơi cho một tuần vì chẳng có thời gian
để giặt, một bên nhét một chai nước, đi đến đâu lại lấy nước rót vào đỡ phải mua, bên kia
một cái ô đề phòng trời mưa, phía trước thêm cái túi bé bé xinh xinh để bỏ hộ chiếu và ví
tiền (thực ra là làm phụ kiện chụp ảnh). Cả ngày lang thang hết nơi này đến nơi khác với cái
balo hơn 10 cân. Đã thế để ghi lại dấu ấn lịch sử thì phải mặc quần áo đẹp để chụp ảnh, đến
nơi nào hút mắt lại thả balo xuống, tạo dáng xong lại thồ cái balo lên lưng đi tiếp. Có những
hôm vì vé tàu đi đêm rất rẻ lại tiết kiệm được tiền nhà nghỉ nên cả lũ chọn cách ngủ đêm
8
trên tàu qua thành phố khác, đứa nào cũng đi cả ngày nên chân có một mùi “thơm quyến
rũ”, phủ thêm ít kem khử mùi rồi lăn ra ngủ để đêm không bị chết ngạt vì “khí độc”, 4h sáng
tàu dừng lại ở ga trong thời tiết lạnh câm, xách balo xuống ga tìm cái ghế lăn ra ngủ tiếp. Cơ
mà sau đó, đầu óc lại được mở rộng với muôn vàn “cảnh đẹp chỉ từng thấy trên tivi” để lại
những bức ảnh để đời. Tiền tàu, nhà nghỉ có thể tiết kiệm nhưng đặc sản thì lúc nào cũng
được nếm thử, để sau này về nước còn chèm chẹp, thòm thèm mà nhớ. Những ai thích phiêu
lưu thì chọn đi những nước ở châu Phi, còn mình lại thích ngắm cảnh đẹp, những thành phố
sầm uất nên những nước nào nghe tên đã thấy oách là lại kiếm xem trên fb có bạn bè nào ở
đó để nó host free lại có hướng dẫn viên du lịch. Du học là cơ hội được du hí và học tập, mà
lâu lâu lại nhận được tin nhắn từ bố ở quê nhà “con gái đang ở nước nào vậy” lại thấy ấm
lòng lắm. Là cơ hội được ngồi thuyền gondola dạo chơi trong lòng thành phố Venise - Ý
xinh đẹp, được tận mắt ngắm nhìn đồng hồ Big Ben và xe buýt 2 tầng biểu tượng của
London, ngâm mình trong làn nước se lạnh của biển Nice – miền Nam nước Pháp, là được
tận tay “xô nghiêng” toà tháp Pisa nổi tiếng, được hoà mình vào không khí bóng đá của
thành phố Munich – Đức, ngắm nhìn cối xay gió và dạo chơi vườn hoa tuy líp Keukenhof
nổi tiếng của Hà Lan Du học là danh sách bạn bè trên facebook, số điện thoại trong danh
bạ điện thoại lại đa dạng với đủ các loại tên từ khắp nơi trên thế giới. Là buổi trưa ngồi
trong căng tin trường lại được nghe kể về văn hoá từng nước, là có thời gian để ôn lại lịch
sử Việt Nam mà khoe với bạn bè về một thời hào hùng như vậy. *Bụp bụp*, tỉnh lại và quay
lại với thực tại là bạn đang ngắm nhìn cái màn hình máy tính nào. Bây giờ là quá trình thực
hiện hoá ước mơ “du lịch nước ngoài hợp pháp” và rẻ nào.
Part 2: Kinh nghiệm xin học bổng
I. Định hướng:
Chuẩn bị cho du học là một quá trình dài, cực kỳ gian nan và vất vả. Mình có biết một bạn
sinh viên đã ấp ủ và nuôi dưỡng ước mơ đặt chân đến nước Mỹ và đã phải bỏ ra 7 năm để
hiện thực hoá ước mơ này. Và có những người phải thất bại đến 3-4 năm khi nộp hồ sơ xin
học bổng trước khi được nhận những học bổng toàn phần danh giá trên thế giới. Vì vậy, các
bạn đừng nản chí và bỏ cuộc ngay khi gặp những khó khan đầu tiên. Tuy nhiên, cũng không
thể phủ nhận rằng có những bạn có hồ sơ long lanh (GPA cao, trường top, rank cao, giải
thường quốc tế, kinh nghiệm làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia, hoạt động ngoại khoá và
kỹ năng mềm xuất sắc) thì việc họ apply và được học bổng chỉ còn là vấn đề thủ tục, hồ sơ
của họ có thể mắc một vài thiếu sót nhỏ nhưng xét cho cùng thì họ vẫn được học bổng vì hồ
sơ quá mạnh. Vậy thì đối với những bạn mà hồ sơ chỉ đủ dung, sàng sàng nhau và không
quá xuất sắc, có một vài mặt không thể cạnh tranh nổi với họ, làm thế nào để vẫn được học
9
bổng? Chỉ còn một cách là đề ra chiến thuật hợp lý, chuẩn bị thật cẩn thận, mục đích cuối
cùng là làm sao để hồ sơ của mình nổi bật giữa hàng nghìn ứng viên khác.
Sau đây mình sẽ ví dụ một kế hoạch xin học bổng: Đầu tiên là phải xác định thời gian nhận
hồ sơ học bổng hàng năm của các chương trình học bổng. Thời gian nhập học ở các quốc
gia thường không giống nhau và quy trình xét duyệt cũng vậy nên thời gian nhận hồ sơ của
các học bổng thường khác nhau. Việc đầu tiên và cần làm để hiện thực hoá ước mơ du học
là: Tìm cho bản thân mình đất nước mong muốn đến học và ấp ủ được đặt chân đến, sau đó
lên danh sách các học bổng mình đủ điều kiện để nạp hồ sơ, thời gian nhận hồ sơ hàng năm
cũng như yêu cầu của từng trường để có thể chuẩn bị chu đáo hơn và phân bố thời gian hợp
lý.. Các bạn nên tạo cho mình mỗi trường từng file riêng trong máy tính hoặc ghi vào một
cuốn sổ về các yêu cầu, thời hạn và hồ sơ cần nộp. Cần đánh giá đúng năng lực của bản thân
cũng như xác định được ước mơ và nguyện vọng của mình để chọn nước và học bổng phù
hợp. Không nên chuẩn bị một danh sách quá dài vì như thế các bạn sẽ mất rất nhiều thời
gian để kiểm tra thời hạn nhận hồ sơ cũng như các yêu cầu cần thiết. Các bạn chỉ nên tập
trung vào một số học bổng phù hợp nhất và điều kiện phù hợp với bản thân mình nhất trong
số các học bổng tìm được: thường thì học bổng của các vùng, của trường ở các tỉnh lẻ thì
tính cạnh tranh sẽ thấp hơn rất nhiều so với học bổng chính phủ. Nhưng cũng không có
nghĩa là chúng ta không nên mơ ước, các bạn có thể chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ đầy đủ
cho học bổng chính phủ hoặc trường top trên nhưng đồng thời cũng có thêm “hậu vệ” các
học bổng dễ thở hơn. Các bạn phải dành ra khoảng 1 tháng để có thể chuẩn bị hồ sơ (viết bài
luận cá nhận, viết CV, thư động lực học, xin giấy giới thiệu từ thầy cô giáo, và dịch công
chứng giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài – trường hợp của mình may mắn là mình
đã có sẵn CV và thư giới thiệu, cộng thêm tốt nghiệp từ Pháp về, toàn bộ hồ sơ đều bằng
tiếng Pháp, nên mình có thể xoay sở những hồ sơ còn lại trong vòng 1 tuần). Nên nếu đầu
tháng 11 họ bắt đầu nhận hồ sơ xin học bổng thì có nghĩa là đầu tháng 10 các bạn phải bắt
tay vào việc chuẩn bị hồ sơ.
Tiếp theo, tìm trường là một bước cực kỳ quan trọng. Các bạn có thể hỏi các anh chị đang
theo học ở đất nước đó tư vấn chọn trường. Nhưng người quyết định cuối cùng vẫn là chính
bản thân mình. Các anh chị đi trước có thể đưa ra cho các bạn lời khuyên về việc nên học
trường nào, điều kiện sống ở đó ra sao, nhưng chính bản thân chúng ta phải tự tìm vào
website của từng trường để tìm hiểu điều kiện đăng ký, các môn học từng kỳ, việc thực tập
và cách thức giảng dạy ở trường như thế nào để xem liệu có phù hợp với sở thích của bản
thân mình hay không. Nên tốt nhất, các bạn nên dành ra khoảng 2 tuần – 1 tháng để tìm
trường. Vậy có nghĩa là đầu hoặc giữa tháng 9 các bạn sẽ phải bắt tay vào việc tìm trường.
10
Tiếp đến là một vấn đề bắt buộc trong quá tình xin học bổng là chứng chỉ ngoại ngữ, tuỳ
theo từng học bổng mà yêu cầu điểm số tối thiểu cũng khác nhau. Vì vậy, các bạn phải chắc
chắn là mình đã có chứng chỉ trước khi bắt tay vào làm hồ sơ, nếu không lúc bắt đầu nhận
hồ sơ các bạn mới bắt đầu mới biết yêu cầu có chứng chỉ ngoại ngữ và cuống cuồng đi thi
thì lúc đó khả năng được nhận học bổng cũng khá mong manh. Vậy nên, một ví dụ về kế
hoạch tổng quát đối với một học bổng nhận hồ sơ vào tháng 11 như sau: (thêm tí màu mè
cho ló rực rỡ vì lúc nãy giờ đọc đoạn này phải nghiêm túc nên khô khan quá :D )
ü Học ngoại ngữ và thi lấy chứng chỉ chậm nhất vào cuối tháng 8: từ đó các bạn có
thể lên kế hoạch dành bao nhiêu tháng để ôn thi và bắt đầu từ tháng nào.
ü Tháng 9: Tìm trường, tham khảo ý kiến của các anh chị để chọn trường, chọn
ngành
ü Tháng 10: chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh và tìm người sửa các lỗi chính tả và diễn đạt
giúp mình
ü Tháng 11: đợi họ mở hồ sơ và ấn nút send ;-)
Đây chỉ là một ví dụ minh hoạ mà mình đưa ra và việc dành bao nhiêu thời gian cho việc
tìm trường và làm hồ sơ tuỳ thuộc vào mỗi người.
II. Săn học bổng
Với thời đại công nghệ thông tin này thì việc tìm kiếm thông tin cũng không quá khó khăn,
chắc những kênh săn học bổng mà mình đưa ra dưới đây có thể đã “hai lúa, quê mùa” với
rất nhiều bạn, nhưng cũng có thể bổ ích với một số bạn khác. Nên nếu bạn nào thấy “chúng
nó đã lỗi thời” thì next đoạn này nha, còn bạn nào thấy còn mới mẻ thì note lại nhé. Già rồi
nên cũng hông kịp cập nhật thông tin thường xuyên và năng động như các em nữa ^^ Thôi
thì cứ viết đại cho bài viết nó dài ra thêm tí cho ló oách như cây xà lách :D
- Trang thông tin website của Cục đào tạo với nước ngoài vied.vn hoặc của Bộ giáo
dục và đào tạo www.moet.gov.vn (học bổn 911, 599 cho hệ đh và thạc sỹ, các học
bổng hiệp đinh, hb Đại sứ quán Nhật Bản)
- Sử dụng các nguồn thông tin có từ VietPhd (dành cho nghiên cứu sinh tiến sỹ),
scholarshipplanet.info, ttvnol.com ở trên đó có hẳn những topics như là “Danh sách
học bổng toàn phần” của từng nước, kinh nghiệm nộp và chuẩn bị hồ sơ cho từng
học bổng, sửa bài luận, danh sách các trường nên đến học.. và các anh chị ở đó
cực kỳ nhiệt tình và tốt bụng.
- Diễn đàn, fanpage facebook, website nói chung là cái gì dính líu của Hội sinh viên
Việt Nam tại nước sở tại. Các anh chị sẽ tư vấn việc chọn trường, chọn ngành, tư vấn
11
chỗ học tiếng, danh sách các học bổng toàn phần, học bổng vùng, trường tại nước đó
mà sinh viên VN có thể nhận được và kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ, cho đến các thủ
tục lúc vừa mới đặt chân đến hay việc tìm nhà ở, làm thủ tục xin visa, việc làm thêm
khi bạn sang đó học
- Liên hệ trực tiếp với khoa quan hệ quốc tế, văn phòng học bổng, hay khoa mình
muốn học để hỏi về các chương trình học bổng hoặc hỗ trợ tài chính dành cho sinh
viên nước ngoài. Sẽ rất bình thường nếu như các bạn gửi đi 10 email và chỉ nhận
được 1 email trả lời hoặc không có cái nào. Có những người đã từng gửi đi cả trăm
email để xin học, xin học bổng, tìm kiếm thông tin và chỉ nhận được không quá 10
email hồi đáp. Chính bản thân mình đã từng gửi không dưới 10 email với khoa quan
hệ quốc tế các trường để thuyết phục trường xin học bổng và chỉ có 2 trường chấp
nhận và trả lời email của mình. Các bạn nên tính toán thời gian chênh lệch múi giờ
để gửi email hợp lý, nên gửi đầu giờ làm việc vì lúc đó họ có thời gian check email
và nhận được câu trả lời sớm hơn.
III. Hồ sơ cần chuẩn bị
Hầu hết các học bổng chính phủ nước ngoài sẽ yêu cầu một số hồ sơ sau (có những học
bổng yêu cầu tất cả, có những học bổng chỉ yêu cầu một vài cái trong số đó, các bạn cần
phải tìm hiểu thật kỹ nhé):
1) Bài luận cá nhân: Thường thì bài luận cá nhân này dài khoảng 2-3 trang A4, trong bài
luận, các bạn phải giải thích và trình bày: •Tại sao bạn chọn đất nước này là điểm đến? Tại
sao bạn muốn học tại trường bạn nộp đơn? • Lý do tại sao bạn xin học bổng và tại sao chúng
tôi nên chọn bạn mà không phải là ứng viên khác? • Tại sao ngành học này lại phù hợp với
bạn? • Kế hoạch học tập trong những năm tiếp theo của bạn là gì? • Các mục tiêu nghề
nghiệp trong tương lai sau khi hoàn thành chương trình học hay học bổng và bạn sẽ có thể
đóng góp được những gì sau khi hoàn thành khoá học cho đất nước của mình ? Một điều lưu
ý là các bạn đừng nên nói rằng sau khi hoàn thành khoá học này tôi sẽ tiếp tục ở lại đất nước
đó để làm việc vì thường thì học bổng chính phủ các nước là các học bổng cấp cho những
nước đang phát triển để hỗ trợ sinh viên, nên họ sẽ khuyến khích các ứng viên sau khi tốt
nghiệp trở về nước để đóng góp vào sự phát triển của quê hương mình.
2) Study Research Objectives: Trong tài liệu này, hội đồng tuyển chọn yêu cầu các bạn
hoạch định các kế hoạch và mục tiêu học tập cũng như nghiên cứu trong tương lai của bạn,
đây là cái mà họ có thể đánh giá được rằng bạn có phải là người có định hướng, mục tiêu
học tập và làm việc rõ rang và hợp lý hay không. (có một số chương trình học bổng, cái này
được gộp chung với Bài luận cá nhân)
12
3) Letter of Recommendation (Thư giới thiệu) Thường thì các bạn phải chuẩn bị tối thiểu
là 2 lá thư giới thiệu và tốt nhất là 3. Các bạn có thể viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng của đất
nước đó rồi dịch ra một bản tiếng Việt và mang lên nhờ thầy cô giáo ký vào bản tiếng Anh
kia. Nếu thầy cô không chấp nhận thì các bạn có thể nhờ thầy cô viết bằng tiếng Việt rồi
mang ra phòng công chứng dịch thuật. Người viết thư giới thiệu cho các bạn có thể là giáo
viên chủ nhiệm, thầy cô giáo trưởng khoa, phụ trách bộ môn chuyên ngành chính, thầy cô
Hiệu trưởng hoặc là người quản lý của các bạn tại cơ quan Thư giới thiệu của các bạn sẽ
có “trọng lực” càng lớn nếu người viết thư giới thiệu cho các bạn có chức vụ càng cao.
4) Curriculum Vitae (Sơ yếu lý lịch) Tài liệu rất cơ bản nhưng không kém phần quan trọng
có thể giúp cho bạn đạt được ước mơ học bổng của mình. Thường thì CV dài khoảng 1-2
trang A4, trong đó các bạn phải trình bày tổng quát được những nội dung sau: thông tin cá
nhân, quá trình học tập và thành tích đạt được, kinh nghiệm làm viêc (nếu có), các hoạt
động ngoại khoá và sở thích của bản thân. Điều quan trọng trong CV không phải là bạn liệt
kê tất cả những thứ bạn có ra mà các bạn phải làm nổi bật được những điểm mạnh của bản
thân, những cái mà bạn nghĩ rằng sẽ nổi bật hơn các ứng viên khác. Tất nhiên là các bạn
không nên viết quá chi tiết, cụ thể mà thay vào đó là phải ngắn gọn, súc tích bởi việc giải
thích các thông tin này thường sẽ có các tài liệu đi kèm (bảng điểm, bằng khen).
IV. Làm thế nào để gây ấn tượng trong hồ sơ của mình
1. Nội dung:
Các bạn nên lưu ý rằng, trong hồ sơ của bạn, không phải thành tích học tập sẽ quyết định
đến việc bạn sẽ được nhận học bổng hay không. Mà còn rất nhiều yếu tố quyết định như
sau: có những học bổng sẽ thường yêu cầu kinh nghiệm làm việc cho bậc thạc sỹ và hoạt
động ngoại khoá hoặc sở thích cá nhân cho bậc đại học. Các hoạt động ngoại khoá, thiện
nguyện, sở thích cá nhân (tiền đạo một đội bóng nào đó, thành viên câu lạc bộ guitar,
dance) thể hiện rằng bạn không phải là một con mọt sách chỉ biết cắm đầu vào học. Mà
bạn biết phân bổ thời gian hợp lý giữa việc học và các nhu cầu khác của cá nhân, thể hiện
rằng bạn là người năng động, nhiệt tình và biết cống hiến Có những trường, những học
bổng sẵn sàng từ chối những bạn có GPA (điểm trung bình) cao ngất ngưỡng nhưng lại là
mọt sách với một bạn điểm GPA khá tốt nhưng lại năng động, có tố chất lãnh đạo trong việc
tham gia các hoạt động ngoại khoá Nhưng các bạn cũng đừng quá nặng nề đến các hoạt
động ngoại khoá để tham gia đủ các thể loại, mà chỉ nên tham gia những gì mà các bạn thấy
phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân. Như vậy, lúc làm việc các bạn vừa thấy
thoải mái, vui vẻ lại đẹp CV :D
13
2. Hình thức
Có lẽ đây là một điều mà rất rất nhiều bạn bỏ qua lúc làm hồ sơ, nhưng mình nghĩ đây cũng
là một yếu tố không kém phần quan trọng để mình giành được học bổng Chính phủ Pháp.
Thường thì mọi người vẫn hay làm hồ sơ trên nền trắng, chữ đen, chỉ thi thoảng có vài cái
dấu cóc cóc vào thì mới có tí gọi là màu mè. Cơ mà mình không thích vậy, thêm tí màu mè
cho “đời nó bớt nhạt”. CV của mình được làm trên nền màu tím nhạt nhưng không phải là
màu tím loè loẹt thuỷ chung, trước sau như một đâu nhé. Các bạn có thể làm màu gì cũng
được, nhưng miễn là phải cho người ta thấy được mình chỉ “bựa” tí thôi nhưng vẫn rất
nghiêm túc, tôn trọng Hội đồng xét tuyển. Bảng trình bày các thông tin trong CV cũng vậy,
cách điệu một tí có sao đâu, có mà chỉ “cách hơi điệu” thôi nha, nhẹ nhàng, thanh lịch và
nghiêm túc là yếu tố rất quan trọng lúc bạn liều theo cách “1% người giàu nghĩ khác” như
của mình nhé, nếu các bạn không đủ tự tin vào mắt thẩm mỹ của bản thân thì tốt nhất theo
kiểu truyền thống nếu không cách này lại phản tác dụng nhé. Vì tự nhiên mở CV ra thấy
“một màu xanh xanh, chấm thêm vàng vàng” thì chắc Hội đồng cũng mất ngủ vì bạn đấy.
Tiếp theo đó là ảnh chân dung trong CV: thường thì mọi người vẫn hay mặc áo sơ mi trắng
(quần đùi, quần sóc hay không mặc quần thì cũng không liên quan lắm nên mình không bày
bí quyết này) rồi chạy ra tiệm ảnh, vuốt tóc cho lòi lông mày, lòi tai, không được cười, bụp
một phát, xong cái ảnh của “phạm nhân” rồi copy về dán vào CV. Còn mình thì mình không
làm vậy, ảnh hồ sơ của mình vẫn cười, mặc áo bình thường, quàng khăn, tóc dài quá chả
thấy lông mày và tai nằm ở đâu luôn, thậm chí ảnh của mình cũng được cách điệu để trong
cái khung tròn tròn chứ không phải là vuông vuông với chữ nhật đâu nha. Nhưng các bạn
phải lưu ý một điều là: dù có cách điệu, màu mè thế nào thì vẫn phải hợp lý, hài hoà giữa
ảnh, khung và màu, và điều quan trọng là thanh lịch, nghiêm túc nhé. Và sau đó, nếu có
thể, các bạn hãy để tất cả các tài liệu tự mình viết ra (bài luận cá nhân, SOP, CV) vào cùng
một tông màu và hình thức như CV trên đây. Như vậy sẽ thể hiện rằng bạn là một người trau
chuốt hồ sơ, cẩn thận và tôn trọng Hội đồng. Có thể một số bạn không đồng ý với quan điểm
này của mình thì không sao các bạn có thể bỏ qua, đọc chơi cho vui trong lúc rảnh rỗi.
Nhưng quan điểm của bản thân mình rằng nếu nhìn vào một bộ hồ sơ mà trong đó ảnh cười
*hé răng một tí thôi*, màu tím nhạt nhạt, khung hình cách điệu nhẹ nhàng thì người đọc hồ
sơ cũng sẽ thấy thoải mái hơn vì họ cũng ngập lụt trong cả hàng nghìn hồ sơ và cái nào cũng
như đang “lọc hồ sơ phạm nhân” thì các bạn sẽ hiểu được cảm giác của họ khi thấy hồ sơ
của mình. Mình dám khẳng định điều này là vì mình đã từng dùng CV này để apply một số
vị trí xin việc và nhận được khá nhiều lời khen về việc trau chuốt trong chuẩn bị hồ sơ ;-)
Sau khi đọc “cái đống 12 trang” dài dòng, khô khan trên nền trắng chữ đen ngứa mắt này thì
mình bonus cho các bạn mẫu CV của mình nhé, cái này mình làm hoàn toàn bằng Word
14
nha. Đề nghị các bạn cấm sao chép dưới mọi hình thức vì mình đã từng apply học bổng và
xin việc rồi nên các bạn dễ bị phát hiện lắm nha (nói cho oách vậy thôi chứ có ai thèm copy
đâu mà tưởng bở “làm màu như mình cao siêu lắm”)
Chúc các bạn – những con người đã phí phạm kha khá thời gian đọc hết cái bài lảm nhảm
này của mình hoặc những người đã đọc lướt qua hay next đến đoạn cuối thấy dòng này – sẽ
thành công trên bước đường du học của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở “trời Tây”!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_hoc_2618.pdf