Trương Hồng Quang - Bộ Tư pháp
"Trong số các quốc gia công nghiệp phát triển, Hoa Kỳ là một quốc gia có lịch sử trẻ nhất. Được thành lập năm 1776 từ cuộc đấu tranh giành độc lập do 13 thuộc địa của Anh tiến hành, qua quá trình phát triển của mình, trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, số vùng lãnh thổ tham gia vào Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã tăng từ 13 lên tới 50. Hiện tại, Hoa Kỳ là quốc gia do 50 tiểu bang hợp thành. Trong lịch sử Hoa Kỳ, có 2 sự kiện lớn nhất và để lại nhiều dấu ấn nhất về kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia này đó là cuộc Nội chiến năm 1861-1865 (dưới thời tổng thống Lincoln) giữa các bang ủng hộ chế độ nô lệ (các bang thuộc miền Nam Hoa Kỳ) và các bang ủng hộ việc giải phóng nô lệ (các bang thuộc miền Bắc Hoa Kỳ) và Cuộc đại khủng hoảng cuối thập niên 1920 đầu thập niên 1930. Sự kiện thứ nhất mang đến việc xóa bỏ triệt để chế độ nô lệ. Sự kiện thứ hai đưa đến sự phá sản của chủ thuyết phát triển kinh tế chỉ dựa vào lực lượng thị trường (bàn tay vô hình) và đòi hỏi sự mở rộng, can thiệp của nhà nước (bàn tay hữu ích) vào nền kinh tế. Cũng nhờ sự kiện thứ hai này, lần đầu tiên trong lịch sử, với việc thực hiện Tân chính sách (New Deal) dưới thời tổng thống Roosovelt, chính phủ Hoa Kỳ có cơ hội vươn rộng bàn tay can thiệp của mình vào nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc là sản phẩm của chính cơ chế thị trường hoặc là vấn đề mà bản thân cơ chế thị trường không giải quyết nổi trong đó có việc giải quyết tình trạng thất nghiệp kỷ lục trong lịch sử (25% tổng lực lượng lao động bị thất nghiệp). Các sự kiện trọng đại trong lịch sử thế giới như thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai tuy gây nhiều thiệt hại cho các quốc gia phát triển ở châu Âu nhưng với Hoa Kỳ đó lại là những cơ hội để khẳng định vị thế siêu cường của mình. Hoa Kỳ cũng là quốc gia chiến thắng cuộc đối đầu trong thời chiến tranh lạnh với Liên Xô. Hiện nay, tuy chỉ có khoảng 307 triệu dân (bằng khoảng 5% dân số thế giới), Hoa Kỳ sản xuất được khối lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 14 ngàn 200 tỷ USD tính theo sức mua tương đương (kém không đáng kể so với tổng sản phẩm quốc nội của các nước thuộc liên minh châu Âu – EU hợp lại: 14,5 ngàn tỷ USD) và được coi là quốc gia nắm tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, công nghệ số một của thế giới.[1]
."
6 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2027 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm Hoa Kỳ trong xây dựng thể chế xã hội để quản lý phát triển Xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm Hoa Kỳ trong xây dựng thể chế xã hội để quản lý phát triển XH
Kinh nghiệm Hoa Kỳ trong xây dựng thể chế xã hội để quản lý phát triển Xã hội
Trương Hồng Quang - Bộ Tư pháp
Trong số các quốc gia công nghiệp phát triển, Hoa Kỳ là một quốc gia có lịch sử trẻ nhất. Được thành lập năm 1776 từ cuộc đấu tranh giành độc lập do 13 thuộc địa của Anh tiến hành, qua quá trình phát triển của mình, trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, số vùng lãnh thổ tham gia vào Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã tăng từ 13 lên tới 50. Hiện tại, Hoa Kỳ là quốc gia do 50 tiểu bang hợp thành. Trong lịch sử Hoa Kỳ, có 2 sự kiện lớn nhất và để lại nhiều dấu ấn nhất về kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia này đó là cuộc Nội chiến năm 1861-1865 (dưới thời tổng thống Lincoln) giữa các bang ủng hộ chế độ nô lệ (các bang thuộc miền Nam Hoa Kỳ) và các bang ủng hộ việc giải phóng nô lệ (các bang thuộc miền Bắc Hoa Kỳ) và Cuộc đại khủng hoảng cuối thập niên 1920 đầu thập niên 1930. Sự kiện thứ nhất mang đến việc xóa bỏ triệt để chế độ nô lệ. Sự kiện thứ hai đưa đến sự phá sản của chủ thuyết phát triển kinh tế chỉ dựa vào lực lượng thị trường (bàn tay vô hình) và đòi hỏi sự mở rộng, can thiệp của nhà nước (bàn tay hữu ích) vào nền kinh tế. Cũng nhờ sự kiện thứ hai này, lần đầu tiên trong lịch sử, với việc thực hiện Tân chính sách (New Deal) dưới thời tổng thống Roosovelt, chính phủ Hoa Kỳ có cơ hội vươn rộng bàn tay can thiệp của mình vào nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc là sản phẩm của chính cơ chế thị trường hoặc là vấn đề mà bản thân cơ chế thị trường không giải quyết nổi trong đó có việc giải quyết tình trạng thất nghiệp kỷ lục trong lịch sử (25% tổng lực lượng lao động bị thất nghiệp). Các sự kiện trọng đại trong lịch sử thế giới như thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai tuy gây nhiều thiệt hại cho các quốc gia phát triển ở châu Âu nhưng với Hoa Kỳ đó lại là những cơ hội để khẳng định vị thế siêu cường của mình. Hoa Kỳ cũng là quốc gia chiến thắng cuộc đối đầu trong thời chiến tranh lạnh với Liên Xô. Hiện nay, tuy chỉ có khoảng 307 triệu dân (bằng khoảng 5% dân số thế giới), Hoa Kỳ sản xuất được khối lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 14 ngàn 200 tỷ USD tính theo sức mua tương đương (kém không đáng kể so với tổng sản phẩm quốc nội của các nước thuộc liên minh châu Âu – EU hợp lại: 14,5 ngàn tỷ USD) và được coi là quốc gia nắm tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, công nghệ số một của thế giới.[1]Hoa Kỳ thường được coi là xã hội có nền kinh tế thị trường tự do điển hình. Mô hình này có đặc trưng là “sự chiếm ưu thế của sở hữu tư nhân, cơ chế thị trường cạnh tranh và sự năng động của kinh doanh, sự can thiệp thấp của Chính phủ và do đó, chấp nhận sự phân hóa xã hội ở mức độ cao”.[2]Chủ đề sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động của xã hội dù đó là hoạt động kinh tế (thị trường) hay các hoạt động xã hội, tôn giáo, luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi ở quốc gia này. Mỗi động thái can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế hoặc vào hoạt động của xã hội đều bị xã hội (nhất là thông qua các phương tiện truyền thông) giám sát rất chặt chẽ và nhà nước đều phải đưa ra các lý do giải trình về sự can thiệp của mình.Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa chính phủ (nhà nước) Hoa Kỳ không có các chính sách can thiệp vào đời sống kinh tế, xã hội để đảm bảo sự ổn định kinh tế và trong chừng mực nhất định giải quyết các vấn đề xã hội.Các lý do được chính phủ Hoa Kỳ thường đưa ra để biện minh cho sự can thiệp của mình vào nền kinh tế và duy trì các chính sách xã hội bao gồm[3]:- Sự thất bại của thị trường: khi cơ chế thị trường không vận hành như mong muốn, xuất hiện tình trạng độc quyền, khuyết tật về thông tin làm ảnh hưởng tới hiệu quả phân bổ nguồn lực của cơ chế này, việc cơ chế thị trường không tự động cung cấp các loại hàng hóa công cộng cần thiết (như cầu đường, các loại cơ sở hạ tầng khác). Trong những trường hợp đó, nhà nước sẽ can thiệp bằng các chính sách chống độc quyền (thể hiện qua các quy định của các đạo luật về chống độc quyền), chính sách buộc các nhà sản xuất phải cung cấp thông tin hợp lý cho người tiêu dùng (thông qua việc ghi nhãn mác v.v.) hoặc bằng việc điều chỉnh chi tiêu công để đầu tư trực tiếp vào các hạng mục mang lại lợi ích cho công cộng (cầu cống, đường sá, bến cảng v.v.).- Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (cũng là một dạng thất bại của cơ chế thị trường) bằng hệ thống luật pháp khá đồ sộ về bảo vệ môi trường;- Đảm bảo ở mức độ nhất định công bằng xã hội thông qua việc duy trì các quỹ trợ cấp thất nghiệp, các quỹ an sinh xã hội để giúp những người lao động lâm vào hoàn cảnh khó khăn bất ngờ ngoài dự kiến của họ (do gặp thất nghiệp, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản v.v.).
Lần sửa cuối bởi Mr.PigLet; 24-06-10 lúc 05:42 PM
Lãng quên
Trả lời Trả lời với trích dẫn
Show All
Có 6 thành viên cảm ơn Mr.PigLet vì bài viết này:
24-06-10 05:39 PM#2
Mr.PigLet
Lãng quên
Tham gia ngày
Jun 2006
Bài gửi
2.336
Cảm ơn
1.153
Trả lời Trả lời với trích dẫn
Show All
Có 6 thành viên cảm ơn Mr.PigLet vì bài viết này:
24-06-10 05:39 PM#3
Mr.PigLet
Lãng quên
Tham gia ngày
Jun 2006
Bài gửi
2.336
Cảm ơn
1.153
Trả lời Trả lời với trích dẫn
Show All
Có 6 thành viên cảm ơn Mr.PigLet vì bài viết này:
24-06-10 05:40 PM#4
Mr.PigLet
Lãng quên
Tham gia ngày
Jun 2006
Bài gửi
2.336
Cảm ơn
1.153
Trả lời Trả lời với trích dẫn
Show All
Có 6 thành viên cảm ơn Mr.PigLet vì bài viết này:
24-06-10 05:41 PM#5
Mr.PigLet
Lãng quên
Tham gia ngày
Jun 2006
Bài gửi
2.336
Cảm ơn
1.153
https://www.cia.gov/library/publicat...tryName=United States&countryCode=us®ionCode=na&rank=2#us[2] Vũ Đình Bách và Trần Minh Đạo (đồng chủ biên), Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, 2006) tr. 46.[3] Vũ Đình Bách và Trần Minh Đạo (đồng chủ biên), Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, 2006) tr. 48-58.[4] Anthony Walsh & Craig Hemmens, Law, Justice, and Society (New York and Oxford: Oxford University Press, 2008) p. 228.[5] Milton Berman, The Nineties in America, vol 2, (California: Salem Press Inc. 2009) p. 312.[6] Economic Report of the President (Transmitted to the Congress February 2010 together with the annual report of the council of economic advisers) p. 44.[7] Milton Friedman, “Introduction to the 50th anniversary edition [of Hayek’s book: The Road to Serfdom]” in F.A. Hayek, The Road to Serfdom, 50th anniversary edition (Chicago: University of Chicago Press, 1994) at xvi.[8] ý nói các nước tư bản phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ.[9] Milton Friedman, “Introduction to the 50th anniversary edition [of Hayek’s book: The Road to Serfdom]” in F.A. Hayek, The Road to Serfdom, 50th anniversary edition (Chicago: University of Chicago Press, 1994) at xvii.[10] Price Fishback, “Dedication” in Price Fishback, Robert Higgs, et al, Government and the American Economy: A New History (Chicago and London: Chicago University Press, 2007) v-ix at vii-viii (trích dẫn lại quan điểm của Robert Higgs – đồng tác giả của cuốn sách vừa trích dẫn). Cũng cần lưu ý, trong phần giới thiệu vừa nêu, Price Fishback cho biết Robert Higgs là người theo trường phái kinh tế thị trường tự do (rất gần với quan điểm kinh tế của trường phái Áo) với niềm tin mạnh mẽ rằng thị trường hoạt động tốt, một xã hội muốn phát triển tốt thì phải mở rộng hoạt động của thị trường, phải đảm bảo quyền tài sản, thu hẹp sự hiện diện trực tiếp của chính phủ và phải coi việc thúc đẩy tự do cá nhân là mục tiêu tối hậu.[11] Price Fishback, “Dedication” in Price Fishback, Robert Higgs, et al, Government and the American Economy: A New History (Chicago and London: Chicago University Press, 2007) v-ix at vii-viii (trích dẫn lại quan điểm của Doug C. North trong tác phẩm Structure and Change xuất bản năm 1982).[12] Như số liệu trong phần tổng quan đã cho thấy, tỷ lệ % GDP các khoản thanh toán phúc lợi mà các gia đình được hưởng ở Hoa Kỳ chỉ đạt khoảng 18-19%, thấp hơn cả của Nhật và đặc biệt thấp hơn so với các quốc gia Châu Âu, nhất là các quốc gia Bắc Âu.[13] Tom Streissguth, Welfare and Welfare Reform (New York: Facts on File, Inc. 2009) p. 3.[14] Tom Streissguth, Welfare and Welfare Reform (New York: Facts on File, Inc. 2009) p. 4.[15] Xem “Social Security Programs in the United States” [16] Đạo luật này gồm 11 Mục cụ thể như sau:Mục 1: Trợ cấp cho các bang để thực hiện chương trình hỗ trợ cho người già;Mục 2: Các lợi ích dành cho người già theo chương trình của liên bang;Mục 3: Trợ cấp cho các bang để thực hiện chương trình bồi thường do thất nghiệp;Mục 4: Trợ cấp cho các bang để hỗ trợ cho trẻ em lệ thuộc;Mục 5: Trợ cấp cho các bang để thực hiện chương trình phúc lợi trẻ em và thai sản;Mục 6: Công trình y tế công cộng;Mục 7: Hội đồng an sinh xã hội;Mục 8: Chính sách thuế đối với người có việc làm;Mục 9: Chính sách thuế đối với người sử dụng từ 8 lao động trở lên;Mục 10: Trợ cấp cho các bang để thực hiện chương trình hỗ trợ người mù;Mục 11: Các quy định chung[17] Social Security Administration: Social Security Programs in the United States, SSA Publication No. 13-11758, July 1997 at 6-7.[18] Stanley A. Tomkiel, The Social Security Answer Book (Sphinx Publisshing, 2008) at 1.[19] Stanley A. Tomkiel, The Social Security Answer Book (Sphinx Publisshing, 2008) at 193.[20] Walter I. Trattner, From Poor Law to Welfare State: A History of Social Welfare in America, 6th ed. (New York: Free Press, 1999) at 109.[21] Walter I. Trattner, From Poor Law to Welfare State: A History of Social Welfare in America, 6th ed. (New York: Free Press, 1999) at 114.[22] Walter I. Trattner, From Poor Law to Welfare State: A History of Social Welfare in America, 6th ed. (New York: Free Press, 1999) at 124-125.[23] Walter I. Trattner, From Poor Law to Welfare State: A History of Social Welfare in America, 6th ed. (New York: Free Press, 1999) at 132.[24] Vietnam Net, ngày 24/3/2010: “Tai sao Obama dung 22 chiec but cho mot chu ky” [25] Nội dung chi tiết của đạo luật này có thể xem tại đây: [26] Tất nhiên, đây là đạo luật có tính lịch sử đối với Hoa Kỳ mà thôi bởi các quy định tương tự đã được Canada áp dụng từ những năm 1960 của thế kỷ trước (tức là trước Hoa Kỳ cả nửa thế kỷ).[27] Dự luật này được thông qua tại Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 24/12/2009 (với 60 phiếu thuận và 39 phiếu chống) và được Hạ viện thông qua vào ngày 21/3/2010 (với tỷ lệ thông qua ở mức rất thấp 219 phiếu thuận và 212 phiếu chống).[28] CNN, “Obama signs health care bill; Senate takes up House changes”, March 23, 2010 [29] CNN, “14 states sue to block health care law”, March 23, 2010 [30] OECD Health Data 2009 How Does Canada Compare [31] Bruce R. Hopkins, The Tax Law of Charitable Giving, 4th ed. (New Jersey: John Wiley & Sons, Inc, 2010) p.7[32] Bruce R. Hopkins, The Tax Law of Charitable Giving, 4th ed. (New Jersey: John Wiley & Sons, Inc, 2010) p.24-25[33] Bruce R. Hopkins, The Tax Law of Charitable Giving, 4th ed. (New Jersey: John Wiley & Sons, Inc, 2010) p.4[34] Bruce R. Hopkins, The Tax Law of Charitable Giving, 4th ed. (New Jersey: John Wiley & Sons, Inc, 2010) p.22-23[35] Trong thực tế, Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 của Việt Nam (áp dụng từ 1/1/2009) đã có quy định tương tự. Cụ thể: “Điều 20. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận.”Tuy nhiên, quy định tương tự chưa được áp dụng đối với các doanh nghiệp. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp chưa quy định việc khấu trừ tiền quyên góp ủng hộ từ thiện, nhân đạo v.v. (xem: Vũ Xuân Tiền, Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong kinh tế thị trường, NXB Tài chính năm 2009, tr. 119).[36] Economic Report of the President (Transmitted to the Congress February 2010 together with the annual report of the council of economic advisers) p. 284.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh nghiệm Hoa Kỳ trong xây dựng thể chế xã hội để quản lý phát triển XH.doc