Kiến thức máy tính

Trong máy tính, người ta dùng các loại card như sound (nhập vàovà cho ra dữ liệu dạng âm thanh), video/graphics (nhập và xuất dữ liệu dạnghình ảnh), network (dành cho việc nối mạng LAN/Internet .). Hiện nay nhiềumainboard đã tích hợp sẵn các loại card này dưới dạng chip. Nếu muốn nâng cấpchúng về sau này, người dùng có thể chọn loại bo mạch chủ chưa tích hợp và muacard rời. Vị trí cắm của các thiết bị cần đến sự đồng bộ của bo mạch chủvà case. Ví dụ: mainboard có khe cắm card mạng ở dưới cùng nhưng vỏ máy khôngcó lỗ để đặt cổng ở vị trí tương ứng sẽ khiến người dùng không thể cắm được dâymạng, ngoài cách tự khoan lấy. Do đó, bạn cần tham khảo sơ đồ bo mạch chủ vàcase trước khi mua hàng tự lắp.

doc8 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến thức máy tính In bài này Gửi bài viết này cho bạn bè (Thứ Hai, 15/10/2007-11:15 AM) Lắp máy tính (4): Cắm card và thiết bị ngoại vi Nếu không muốn dùng bo mạch chủ tích hợp sẵn chip âm thanh, đồ họa..., bạn có thể dùng card rời để dễ dàng nâng cấp về sau này. Cách lắp card và các thiết bị ngoại vi cũng khá dễ dàng, chỉ cần người dùng biết khái niệm về chúng. Cắm các loại card Trong máy tính, người ta dùng các loại card như sound (nhập vào và cho ra dữ liệu dạng âm thanh), video/graphics (nhập và xuất dữ liệu dạng hình ảnh), network (dành cho việc nối mạng LAN/Internet...). Hiện nay nhiều mainboard đã tích hợp sẵn các loại card này dưới dạng chip. Nếu muốn nâng cấp chúng về sau này, người dùng có thể chọn loại bo mạch chủ chưa tích hợp và mua card rời. Vị trí cắm của các thiết bị cần đến sự đồng bộ của bo mạch chủ và case. Ví dụ: mainboard có khe cắm card mạng ở dưới cùng nhưng vỏ máy không có lỗ để đặt cổng ở vị trí tương ứng sẽ khiến người dùng không thể cắm được dây mạng, ngoài cách tự khoan lấy. Do đó, bạn cần tham khảo sơ đồ bo mạch chủ và case trước khi mua hàng tự lắp. Card âm thanh Một loại card âm thanh với các đầu cắm. Ảnh: Answer. Phần lớn các sản phẩm loại này được sản xuất từ năm 1999 đến nay đều tuân theo chuẩn PC 99 của Microsoft. Theo đó, màu sắc của đầu cắm có ý nghĩa như sau: Màu Chức năng Hồng Cắm microphone dạng tín hiệu analog. Xanh dương nhạt Cắm đầu line-in dạng analog (như ampli, đầu đĩa...)  Xanh lá cây Cho ra tín hiệu stereo (ở loa trước hoặc tai nghe) Đen Cho ra tín hiệu ở loa sau. Da cam Cho ra tín hiệu kỹ thuật số giao diện S/PDIF. Ở các máy tính phổ thông thường chỉ có 2 đầu cắm màu hồng và xanh lá cây. Tùy theo chân của card thuộc dạng nào, bạn cắm vào khe tương ứng. Có 3 loại slot là AGP, PCI và ISA. AGP có màu nâu, PCI màu trắng và dài hơn AGP một chút, còn ISA là slot đen và dài. Slot AGP màu nâu. Ảnh: Hardwarezone. Slot PCI màu trắng. Ảnh: Hwlux. Slot ISA màu đen. Ảnh: Opc-marketing. Chú ý phần đầu cắm (xanh, hồng...) hướng ra các lỗ nhỏ trên thân case. Cắm nhẹ chân card vào khe và ấn xuống từ từ. Card đồ họa (còn gọi là card hình hoặc card video) Thiết bị này có chứa vi xử lý đồ họa GPU. Chip càng mạnh thì hình ảnh càng sắc nét và có hiệu ứng chân thực hơn. Hiện nay, loại card dùng chân cắm AGP hay PCI Express tỏ ra ưu thế hơn so với các loại khác. Cắm card đồ họa vào khe AGP. Ảnh: Cheap computer guide. Khi đưa chân card vào khe, bạn cũng cần cắm nhẹ nhàng. Phần nối với dây màn hình xoay ra lỗ tương ứng trên case. Chú ý, nếu muốn dùng 2 màn hình trên một máy tính, trước đó, bạn có thể mua card đồ họa 2 đầu và case phù hợp (tham khảo tại đây). Card mạng Thiết bị này có khả năng hỗ trợ các kết nối LAN, Ethernet, Internet... Cách cắm card mạng cũng tương tự như các loại khác. Một sản phẩm card mạng. Ảnh: Putergeeks. Card USB Ngoài phần chân cắm USB sẵn có trên mainboard, bạn có thể dùng khe PCI để đưa thêm một loạt ổ USB vào máy tính, phục vụ nhu cầu của mình. Hiện nay có khá nhiều card với 4, 5, 7 hay 10 ổ. Một loại card USB 4 cổng. Ảnh: ComputerGeeks. Cắm các dây nối vào vỏ máy tính Cắm dây nguồn Thường thì bộ nguồn luôn được đặt ở vị trí trên cùng của case với cổng cho nguồn điện và cho màn hình. Đây là đầu dây cắm với nguồn máy tính, đầu còn lại cắm vào ổ điện. Ảnh: T.H. Đầu dây nguồn của màn hình. Ảnh: T.H. Dây màn hình Dạng đầu dây này có 15 chân răm để cắm vào cổng của card đồ họa. Hai bên thành của đầu dây có 2 ốc vít. Sau khi đưa chân răm cắm ngập vào cổng, bạn vặn 2 con ốc này thật chặt theo chiều kim đồng hồ. Cắm dây màn hình vào cổng của card đồ họa. Ảnh: T.H. Cắm dây chuột và bàn phím Cổng để nhận các thiết bị này được gọi là PS/2. Nếu mua đồng bộ, người dùng sẽ thấy cổng và đầu dây có màu tương ứng với nhau để dễ nhận biết. Các đầu dây được thiết kế theo dạng hình tròn với 6 chân răm (loại cổ có 5 chân). Tuy nhiên, nếu dùng chuột và bàn phím kiểu giao diện USB, bạn phải cắm vào cổng hình chữ nhật. Cắm đầu dây chuột và bàn phím vào cổng tương ứng. Ảnh: T.H. Cắm dây mạng Đầu dây mạng thường được thiết kế dạng lẫy. Người dùng chỉ cần bấm ép khóa nhựa xuống, đưa vào khe rồi thả tay ra. Đầu dây mạng. Ảnh: Utah. Bộ cổng USB mở rộng Khi cần dùng nhiều cổng USB như chuột, bàn phím, webcam, thiết bị lưu trữ, đầu đọc thẻ nhớ, thiết bị xem truyền hình... mà không muốn cài card USB, bạn có thể sử dụng loại này. Chỉ cần cắm dây nối vào một cổng USB sẵn có trên thân máy, bạn có thể nối các thiết bị khác vào bộ cổng mở rộng. Bộ cổng USB gắn ngoài. Ảnh: ComputerGeeks.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKiến thức máy tính.doc
Tài liệu liên quan