CÂU 1. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,6. B. 1,2. C. 1,0. D. 1,4.
CÂU 2. Trộn 0,54 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Hòa tan toàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO và NO2 (đktc) lần lượt là
A. 0,224 lít và 0,672 lít. B. 0,672 lít và 0,224 lít C. 2,24 lít và 6,72 lít. D. 6,72 lít và 2,24 lít.
CÂU 3. Một dung dịch chứa x mol KAlO2 tác dụng với dung dịch chứa y mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là:
A. x > y B. x < y C x = y D. x < 2y
CÂU 4. Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10 % đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot lần lượt là:
A.149,3 lít và 74,7 lít B. 156,8 lít và 78,4 lít C. 78,4 lít và 156,8 lít D. 74,7 lít và 149,3 lít
4 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra định kì học kì II năm học 2014-2015 môn Hóa học (Mã đề 531), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÃ ĐỀ 531
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Cấu hình e của ion Na+ giống cấu hình e của ion hoặc nguyên tử nào trong đây sau đây:
A. Mg2+, Al3+, Ne B. Mg2+, F –, Ar C. Ca2+, Al3+, Ne D. Mg2+, Al3+, Cl–
Cho V lít dd NaOH 1M vào 200 ml dd Al2(SO4)3 0,25M thì thu được kết tủa X và dd Y, Sục khí CO2 tới dư vào dd Y lại thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của V là
A.0,06 B. 0,32 C. 0,34 D.0, 33
Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG
A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1.
B. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs
C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước
D. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối
Hỗn hợp m gam Ba, Al2O3 tan hết vào nước thì thu được dd X chỉ chứa một chất tan duy nhất, nếu sục khí CO2 tới dư vào dd X thì thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,9 B. 11,95 C.18,8 D.17,15
Trong công nghiệp người ta điều chế nước giaven bằng cách:
A. Cho khí Cl2 đi từ từ qua dd NaOH, Na2CO3 B. Điện phân dd NaCl không màng ngăn
C. Sục khí Cl2 vào dd KOH D. Cho khí Cl2 vào dd Na2CO3
Cho các chất : NaHCO3 , CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl . Số chất tác dụng với dd NaOH ở nhiệt độ thường là:
A. 6. B. 4 C. 5 D. 3
Cho Al dư tác dụng với hỗn hợp Fe2O3, Fe3O4 nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm
A. Al, Fe, Fe2O3, Fe3O4 B. Al, Fe, Al2O3
C. Fe, Al2O3, Fe2O3, Fe3O4 D. Al2O3, Fe2O3, Fe3O4
Hoà tan hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M sinh ra m gam kết tủa . Giá trị của m là :
A. 19,70 B . 9,85 C. 17,73 D. 11,82
Phản ứng nhiệt nhôm là
A. 4Al + 3O2 2Al2O3. B. Al + 4HNO3Al(NO3)3 + NO + 2H2O.
C. 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2. D. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
Hấp thụ hoàn toàn 2, 688 lít SO2(đktc ) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 dư được kết tủa. Nồng độ Ba(OH)2 phản ứng là
A. 0,032 B. 0,06 C. 0,04 D. 0,048
Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3( trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dd NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2(đktc). Giá trị của V là
A.100 B. 150 C.200 D. 300
Hỗn hợp 24,1 gam Al, Fe2O3 nung nóng để phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp X, cho hỗn hợp X tác dụng với dd HNO3 đặc nóng dư thì thu được 20,16 lít NO2(đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là
23,24% B.46,47% C.34,85% D.11,62%
Chất vừa tác dụng NaOH, vừa tác dụng HCl là
A. Al, Al2O3, Na2CO3 B. Al(OH)3, NaHCO3, MgSO4
C. Zn(OH)2, Ca(HCO3)2, Al2O3 D. Al2O3, MgCO3, Al(OH)3
Hấp thụ 3,36 lít SO2 (đktc) vào 0,5 lít hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,2M. Cô cạn dd sau Pư thu được khối lượng muối khan là
A. 9,5 gam B. 13,5 gam C. 12,6 gam D. 18,3 gam
Một dung dịch chứa a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa b mol AlCl3.Điều kiện để thu được kết tủa là
A. a > 4b B. a < 4b C. a + b = 1mol D. a – b = 1mol
Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối Cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, được 6,8 gam chất rắn và khí X. cho khí X cho hấp thụ vào 75 ml dd NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau Pư là
A. 6,5 gam B. 6,3 gam. C. 4,2 gam. D. 5,8 gam.
Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X . Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa . Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là
A. V = 22,4 .( a + b) B. V = 11,2 .(a – b) C. V = 11,2.(a + b ) D. V = 22,4 .(a-b) .
Cho m gam hỗn hợp Mg , Al vào 250ml dung dịch X chứa axit HCl 1M và H2SO4 0,5M , thu được 5,32 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch Y ( coi thể tích dung dịch không đổi ). Dung dịch Y có pH là
A. 1 B. 2 C. 6 D. 7
Khi dẫn CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2 ) và NH3 vào dung dịch AlCl3 từ từ đến dư, hiện tượng giống nhau là
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan
B. Có kết tủa keo trắng, kết tủa không tan
C. Có kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần, sau đó tan dần
D. Không có hiện tượng gì xảy ra
Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 268 giờ. Sau khi điện phân còn lại 100 gam dung dịch NaOH có nồng độ 24%. Nồng độ % của dung dịch NaOH trước khi điện phân là:
A. 4,2% B. 2,4% C. 1,4% D. 4,8%
Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 1000C . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl . Dung dịch KOH trên có nồng độ
A. 0,2M B. 0,4M C. 0,48M D. 0,24M .
Cho phương trình hoá học: aAl + bFe2O3 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là?
A. 4. B. 5 C. 6. D. 7.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. (II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2 (III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn. (IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3. (V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3. (VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:
A. I, II và III B. II, III và VI C. II, V và VI D. I, IV và V
Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:
A. HCl, NaOH, Na2CO3. B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3.
C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3
Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu
Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 và nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là?
A. 10,8g B. 5,4g C. 7,8g D. 43,2g
Mô tả sau KHÔNG đúng hiện tượng thí nghiệm:
Khi dẫn CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2 sẽ xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan hoàn toàn.
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp NaAlO2, NaOH thì xuất hiện kết tủa ngay, sau đó kết tủa tan hoàn toàn.
Cho Cu (dư) vào dung dịch FeCl3 màu vàng nâu thì thu được dung dịch màu xanh.
Nhúng hai thanh nhôm như nhau vào 2 cốc đựng dung dịch HCl có thể tích và nồng độ bằng nhau, ở cốc (2) thêm vài giọt dung dịch CuCl2 thì tốc độ giải phóng khí ở cốc (2) nhanh hơn
Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 150ml. B. 75ml. C. 60ml. D. 30ml.
Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16g Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với Vml dd NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của V là?
A. 100ml B. 150 ml C. 200ml D. 300ml
Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là:
A. 8,1 gam. B. 1,53 gam. C. 1,35 gam. D. 13,5 gam.
Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
A.13,70 gam. B. 12,78 gam. C. 18,46 gam. D. 14,62 gam.
Để thu được kết tủa Al(OH)3 người ta dùng cách nào sau đây:
A. Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH
B. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
C. Cho nhanh dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
D. Cho nhanh dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH
Hoà tan hoàn toàn 21,9 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 8,4 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 21,9 gam hỗn hợp X là
A. 4,20 lít. B. 8,40 lít. C. 5,88 lít. D. 2,12 lít
Thêm m gam Kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dd Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là?
A. 1,59g B. 1,17g C. 1,71g D. 1,95g
Dung dịch X có chứa 0,033 mol H+, 0,027 mol Al3+, 0,018 mol Mg2+, 0,034 mol SO42-,0,082 mol Cl-. X tác dụng với V lit dung dịch Y có chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M tạo lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị nào sau đây?
A. 0,375 B. 0,4425 C. 0,750 D. 0,672
Hình bên mô tả thí nghiệm điều chế Cl2
trong phòng thí nghiệm, dung dịch X và Y lần lượt là:
A. NaCl và NaOH
B. NaOH và NaCl
C. NaCl và Na2CO3
D. NaOH và Na2CO3
Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 0,45. B. 0,35. C. 0,25. D. 0,05.
Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
• Phần 1: tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc)
• Phần 2: tác dụng với dung dịch NaOH (dư) sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc) Giá trị của m là:
A. 22,750 gam B. 45,500 gam C. 11,375 gam D. 29,430 gam
Hỗn hợp X gồm Na và Al . Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí . Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì thu được 1,75V lít khí . Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là ( biết các khí đo ở cùng điều kiện)
A. 29,87% B. 39,87% C. 49,87% D. 77,31%
Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 2,58 gam. B. 2,22 gam. C. 2,31 gam. D. 2,44 gam.
Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng ?
A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)2 .
B. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 .
C. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 hoặc Na[Al(OH)4] .
D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 .
Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Mặt khác cũng hòa tan m gam hỗn hợp trên trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 10,08 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 16,50 B. 19,20 C. 20,55 D. 29,25
Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động núi đá vôi có thể giải thích bằng phản ứng:
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 B.Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2↑
C. CaO + CO2 → CaCO3 D. CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
A. 38,93 gam. B. 103,85 gam. C. 25,95 gam. D. 77,86 gam.
Không dùng bình bằng nhôm đựng dung dịch NaOH vì lí do nào?
A. Nhôm lưỡng tính nên bị kiềm phá hủy.
B. Al2O3 và Al(OH)3 lưỡng tính nên nhôm bị phá hủy.
C. Nhôm bị ăn mòn hóa học.
D. Nhôm dẫn điện tốt nên bị NaOH phá hủy
Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A.1,182. B. 3,940. C. 1,970. D. 2,364.
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,6. B. 1,2. C. 1,0. D. 1,4.
Trộn 0,54 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Hòa tan toàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO và NO2 (đktc) lần lượt là
A. 0,224 lít và 0,672 lít. B. 0,672 lít và 0,224 lít C. 2,24 lít và 6,72 lít. D. 6,72 lít và 2,24 lít.
Một dung dịch chứa x mol KAlO2 tác dụng với dung dịch chứa y mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là:
A. x > y B. x < y C x = y D. x < 2y
Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10 % đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot lần lượt là:
A.149,3 lít và 74,7 lít B. 156,8 lít và 78,4 lít C. 78,4 lít và 156,8 lít D. 74,7 lít và 149,3 lít
---------------HẾT-------------------
MỌI THẮC MẮC ĐÁP ÁN CHI TIẾT LIÊN HỆ MR. LỘC 0974477839
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_tra_hoa_giua_ki_2_khoi_12_6058.docx