The campaign "Along design thinking and dedication to education" has attracted a large response
of all classes of society, including analysis of comments, reviews and recommendations profound
and enthusiasm of the veteran teachers, managers, scientists, the leading education experts, such as
Prof. Hoang Tuy, Prof. Pham Tat Dong and Prof. NGND Nguyen Ngoc Lanh.
In their works, the issue of education reform and innovation of teaching methods are analyzed in
many different angles, but boiled down to agree on one point: the actual capacity of the school
students created by the much lower than the requirements of society, so every year, tens of
thousands of students could not find a suitable job after graduating.
This reflects the fact that education in Vietnam remains too theoretical, not attached to reality,
more and more away from people, away from work, away from real life . As a result, a large
number of students completing college but no "job", not capable of integration, they do not know
what and how to do else.
By sketching the picture of teaching and learning in schools today and analyze the difficulties and
limitations of the school system, the real existence of the organization and innovative teaching methods,
the author pointed out and proposed a number of experiences and practical solutions to associate theory
with practice, using knowledge of life in the service of teaching and learning physics today, to help
create excitement stimulating positive learning and creativity in our students
7 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kích thích hứng thú và sáng tạo trong học tập môn Vật lý bằng việc gắn kiến thức môn học với thực tiễn cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69
63
KÍCH THÍCH HỨNG THÚ VÀ SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ
BẰNG VIỆC GẮN KIẾN THỨC MÔN HỌC VỚI THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
Nguyễn Minh Tân*
Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Cuộc vận động “Cùng nghĩ suy và hiến kế cho giáo dục” đã thu hút được sự hưởng ứng của đông
đảo các tầng lớp của xã hội, trong đó có những ý kiến phân tích, đánh giá và đề xuất hết sức sâu
sắc và tâm huyết của các nhà giáo lão thành, các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia giáo
dục hàng đầu như GS. Hoàng Tụy, GS. Phạm Tất Dong, GS. NGND Nguyễn Ngọc Lanh vv
Trong đó, vấn đề cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học được phân tích dưới nhiều
góc độ khác nhau, nhưng tựu trung lại đều thống nhất ở một điểm: năng lực thực tế của sinh viên
còn thấp so với yêu cầu của xã hội, hàng vạn HS, SV ra trường chưa tìm được việc làm thích hợp.
Điều đó phản ánh thực tế là nền giáo dục Việt Nam còn mang nặng tính lý thuyết, không gắn với
thực tiễn, ngày càng xa rời dân, xa rời lao động, xa rời thực tế cuộc sống... kết quả là, một số lớn
sinh viên học xong đại học nhưng chưa có “nghề”, không có khả năng hội nhập, không hiểu mình
cần làm cái gì, làm như thế nào.
Bằng việc phác họa bức tranh toàn cảnh việc dạy và học trong nhà trường hiện nay và phân tích
những khó khăn, hạn chế của hệ thống trường lớp, những tồn tại thực tế trong việc tổ chức và đổi
mới phương pháp dạy học, tác giả nêu ra và đề xuất một số kinh nghiệm và giải pháp thiết thực
nhằm Gắn lý thuyết với thực tiễn, vận dụng kiến thức phục vụ cuộc sống trong việc dạy và học
môn vật lý hiện nay, nhằm góp phần tạo ra sự hào hứng, kích thích tính tích cực và sáng tạo trong
học tập của học sinh.
Từ khóa: Đổi mới phương pháp dạy học, gắn lí thuyết với thực tiễn, kiến thức phục vụ cuộc sống,
tích cực, tự lực, linh hoạt, sáng tạo.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Tại cuộc tọa đàm “Đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục và đào tạo”, được tổ chức vào
dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, tại
Hà Nội, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn
Thị Bình khẳng định: “Cần hết sức coi trọng
việc bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, sáng
tạo cho học sinh, chỉ có như vậy nhà trường
mới đào tạo được những công dân tự tin, tự
chủ, tự lập để có trách nhiệm đối với bản
thân, gia đình và xã hội".
Ngay sau hội thảo, một phong trào “Cùng
nghĩ suy và hiến kế cho giáo dục” đã thu hút
được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp
của xã hội, thể hiện qua hàng ngàn bài viết
được đăng tải trên các phương tiện truyền
thông, trong đó có những ý kiến phân tích,
đánh giá và đề xuất hết sức sâu sắc và tâm
huyết của các nhà giáo lão thành, các nhà
quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia giáo
dục hàng đầu như GS. Hoàng Tụy, GS. Phạm
Tất Dong, GS. Nguyễn Ngọc Lanh vv...
*
Tel: 0913005415
Vấn đề cải cách giáo dục nói chung và đổi
mới phương pháp dạy học nói chung được
nhìn nhận và phân tích dưới nhiều góc độ,
nhưng đều thống nhất ở một điểm: năng lực
thực tế của sinh viên hiện còn thấp so với yêu
cầu của xã hội, nên hàng năm, hàng vạn HS,
SV ra trường chưa tìm được việc làm thích
hợp. Điều đó phản ánh một thực tế là nền giáo
dục Việt Nam còn mang nặng tính lý thuyết,
xa rời thực tế cuộc sống... kết quả là, một số
lớn sinh viên học xong đại học nhưng chưa có
“nghề”, không có khả năng hội nhập, không
hiểu mình cần làm cái gì, làm như thế nào...
Tại cuộc thi về kỹ năng trẻ thế giới (World
Skills) tổ chức ở Anh vào đầu tháng 10 năm
2011 vừa qua, rất đông thí sinh chúng ta tham
dự nhưng không đoạt được huy chương nào,
trong khi các bạn trẻ từ Đài Loan, Hong
Kong, Singapore, Macao giành được rất nhiều
(theo Vietnamnet.vn/vn/giao-duc, ngày
10/10/2011).
Trong giới hạn bài viết ngắn này, tác giả xin
không trình bày những vấn đề mang tính lí
luận, và học thuật, mà chỉ nêu vấn đề và đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69
64
xuất một vài giải pháp cụ thể, thiết thực theo
đúng tinh thần: cùng suy nghĩ và hiến kế cho
giáo dục, mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang
phát động.
Những vấn đề mà tác giả trình bày là sự đúc
kết từ những kết quả thu được qua đợt khảo
sát từ 600 đối tượng là cán bộ, sinh viên của
Đại học Thái Nguyên, được triển khai vào
đầu năm học 2010-2011 vừa qua, trong khuôn
khổ dự án Giáo dục đại học 2, dưới sự hợp
tác, hỗ trợ của Trường đại học Melburn,
Australia.
Những giải pháp, đề xuất được trình bày còn
là kết quả của sự khảo cứu và trải nghiệm của
bản thân qua hơn 30 năm trực tiếp giảng dạy
môn học và tham gia công tác quản lí về đào
tạo tại các trường đại học, tác giả muốn nêu
lên để cùng thảo luận va chia sẻ với các thày
cô, các bạn đồng nghiệp.
Bài báo cũng đã tham khảo các báo cáo, nhận
xét, đánh giá của các chuyên gia mà tác giả đã
từng được hợp tác làm việc trong khoảng 10
năm gần đây, thông qua các dự án liên quan đến
đào tạo tại trường đại học Y dược-Đại học Thái
Nguyên, như dự án Việt nam Hà lan (Đào tạo
hướng cộng đồng), dự án CBE (Đào tạo dựa
trên cộng đồng), dự án Bác sĩ gia đình vv
Tác giả cũng sưu tầm và tham khảo rất nhiều
bài viết của các nhà giáo, các chuyên gia giáo
dục trên các tạp chí và các trang thông tin qua
mạng internet và đã trích dẫn trong bài viết này.
PHÁC HỌA TOÀN CẢNH THỰC TẾ VIỆC
DẠY VÀ HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG
HIỆN NAY
Trước hết là ở các cấp học phổ thông: vẫn là
một kế hoạch giảng dạy, một bộ giáo án được
quy định cứng nhắc từ hình thức, đến nội
dung: tuần nào học gì? từng chương, từng tiết
phải dạy cái gì, dạy như thế nào, tất thảy đều
phải bám vào SGK, phải “lập trình” chi tiết
và phải được một hội đồng (bao gồm cả
những người không thuộc chuyên ngành) phê
duyệt từ đầu mỗi năm học. (Hầu hết những kế
hoạch đó sau nhiều năm dường như không có
gì mới từ khuôn mẫu đến nội dung kiến thức,
trình tự, cách thức trình bày vv, đại thể năm
sau na ná năm trước, nhưng năm nào cũng
phải “chép lại” và “phê duyệt” lại).
Trong giờ học, phổ biến nhất vẫn là motuyp
thày độc thoại trên bục giảng, ở dưới, năm
sáu chục học trò chen chúc, cắm cúi ghi chép
vào vở, hoặc đánh dấu vào sách giáo khoa, có
khác chăng, một số thày cô sáng kiến soạn, in,
photo sẵn bài giảng phát cho học sinh để giảm
công sức thuyết giảng của thày và ghi chép
của trò.
Những năm gần đây, nhờ sự phổ cập từng
bước của máy tính và máy chiếu, cùng với kĩ
năng sử dụng và khai thác các ứng dụng của tin
học và CNTT dần được nâng lên, số lượng các
thày cô soạn và sử dụng bài giảng điện tử tăng
lên, đặc biệt, hầu hết các bài giảng đều được
soạn thảo bằng các phần mềm chuyên dụng như
Powepoint, Fronpage vv, giúp các bài giảng
trở nên sinh động, hấp dẫn hơn nhờ kết hợp một
số hiệu ứng về màu sắc, âm thanh
Ở một mức độ nào đó, các bài giảng điện tử
này cũng đã phát huy hiệu quả giáo dục nhất
định, giảm được thời gian trình bày bảng và
công sức ghi chép của học sinh, sinh viên, tạo
không khí hào hứng thú, cuốn hút người học
hơn nhờ tính trực quan và sự mới mẻ trong
hoạt động học tập. Việc soạn thảo bài giảng
điện tử cũng là cơ hội để các thày cô giáo bổ
sung, hoàn thiện kiến thức cũng như nhiều kĩ
năng sư phạm, nhất là các thày cô giáo trẻ,
hoặc không được đào tạo qua hệ thống các
trường sư phạm.
Tuy nhiên, do còn hạn chế về công năng, hầu
hết các bài giảng vẫn còn khá đơn điệu và dễ
trở nên nhàm chán, sự “đổi mới” chủ yếu vẫn
chỉ dừng ở hình thức và phương tiện dạy và
học, bản chất của quá trình dạy và học vẫn
theo phương pháp truyền thống: Thày vẫn là
trung tâm, và trò vẫn là đối tượng tiếp nhận
kiến thức một cách thụ động.
Thậm chí, qua một thời gian sử dụng, bắt đầu
xuất hiện những kết quả không mong muốn:
một số thày cô giáo có biểu hiện ỷ nại các bài
giảng điện tử, dẫn đến khâu chuẩn bị bài sơ
sài, một số bài giảng dường như chỉ là sự cắt
vụn và dán nguyên si từng đoạn giáo trình
vào các slide, làm mất đi ý nghĩa thực sự của
một bài giảng là gợi mở, định hướng, dẫn dắt,
khuyến khích sự tham gia, hoạt động của học
sinh trong giờ học. Việc lạm dụng quá mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69
65
các hiệu ứng về hình ảnh, âm thanh, màu sắc
trong nhiều trường hợp gây phản cảm, phân
tán sự tập trung của sinh viên; Một số thày
dần sao lãng kĩ năng quản lí, điều tiết không
khí lớp học do quá chú tâm vào bàn phím,
nhắp chuốt và màn hình máy tính, sinh viên
ngồi khoanh tay “xem” bài giảng của thày,
mà mất dần kĩ năng tham gia xây dựng bài
học, một số bắt đầu ngủ gật hay quay ra nói
chuyện riêng (!)
Trong các giảng đường đại học, tình hình
cũng không khả quan hơn. Xin minh chứng
bằng một ví dụ “người thực việc thực”, lấy từ
Sổ tay sinh viên trên trang web của một
trường đại học: lưu lượng sinh viên năm học
2010-2011 là 6000, thuộc 9 hệ đào tạo, với 5
mã ngành đại học, 23 mã ngành sau đại học, 4
mã ngành trung học, 2 mã ngành cao đẳng, số
cán bộ thực giảng (có bằng thạc sĩ trở lên)
khoảng 200, tổng số giờ giảng quy chuẩn
khoảng 150.000 giờ/năm học.
Như vậy, số giờ thực giảng của 1 giảng viên
trung bình khoảng 800 tiết/năm học, tính cả
giờ coi thi, chấm bài, con số xấp xỉ 1000,
nghĩa là bình quân, mỗi thày phải đứng lớp 5-
6 tiết/ ngày (thậm chí, nhiều thày riêng số giờ
giảng vượt định mức cũng xấp xỉ con số trên).
Thời gian đâu giành cho nâng cao kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu
khoa học, sinh hoạt bộ môn, nói gì đến việc
chú trọng đổi mới phương pháp.
Trong các lớp học, mặc dù đã được gọi là áp
dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ, nhưng,
cách thức tổ chức và tiến trình một giờ giảng
thực chất không khác gì nhiều so với cấp học
phổ thông đã mô tả ở trên, nghĩa là: lớp học
vẫn là “diễn đàn” riêng của thày, và trò vẫn là
những người “dự khán”, đấy là chưa nói đến,
tình trạng mỗi phòng học phải sử dụng đến 3
ca một ngày, lịch giảng được bố trí sít sao từ
đầu năm đến từng phòng học, môn học, tiết
học. (Mỗi buổi 6 tiết học, chia 2 ca, kéo từ
6h30 đến 12h00 buổi sáng, từ 12h30 đến
17h30, và từ 18h30 đến 23h00 buổi chiều và
tối, ca trước chưa hết giờ, ca sau đã chờ trực
tiếp quản phòng học!) ...
(Tác giả xin phép không nêu tên website, tên
trường, nhưng xin đảm bảo tính xác thực và
chịu trách nhiệm về thông tin trích dẫn).
Với một thực trạng như vậy, việc thày và trò
chạy xô cho “khớp” lịch, khỏi “chồng pha”...
đã là hết hết sức cố gắng, nên dù có tâm
huyết, cũng khó có thể vận dụng và triển khai
các phương pháp giảng dạy mới như thảo
luận nhóm, đóng vai, tự phát hiện và giải
quyết vấn đề, dạy và học theo dự án vv
GẮN LÝ THUYẾT VỚI THỰC TIỄN,
VẬN DỤNG KIẾN THỨC PHỤC VỤ
CUỘC SỐNG - GIẢI PHÁP ĐƠN GIẢN
VÀ THIẾT THỰC
Thực trạng trên một lần nữa khẳng định: “Cải
cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện và triệt để
là mệnh lệnh khẩn cấp của cuộc sống hiện
nay”. Vấn đề là ở chỗ: cải cách như thế nào?
Trong lúc các nhà khoa học quản lí giáo dục
còn đang luận bàn về “ triết lý giáo dục” của
Việt Nam trong giai đoạn mới, các chuyên gia
vẫn chưa thống nhất quan điểm cải cách giáo
dục bắt đầu từ đâu, trong lúc các nhà nghiên
cứu còn đang tổng kết, đánh giá và thử
nghiệm các mô hình, phương pháp dạy học
mới với cương vị một giáo viên Vật lý đã
và đang giảng dạy tại một trường đại học, tác
giả xin được tham gia ý kiến nhằm hưởng ứng
phong trào “cùng suy nghĩ và hiến kế cho
giáo dục” không dưới góc độ của một nhà
nghiên cứu lý luận, mà đơn giản chỉ là chia sẻ
một vài kinh nghiệm và giải pháp rất cụ thể
đối với việc dạy môn Vật lý hiện nay.
Vật lý là môn học giúp học sinh biết cách đặt
ra và trả lời câu hỏi “tại sao” và “như thế nào”
trước tất cả các sự vật, hiện tượng xảy ra
trong thế giới tự nhiên nói chung và trong
cuộc sống hàng ngày nói riêng.
Theo cách hiểu đó, Vật lý học là một môn
khoa học ứng dụng, lấy thực nghiệm làm nền
tảng để phát hiện và làm sáng tỏ bản chất, cơ
chế, động lực của các hiện tượng và các quá
trình tự nhiên, nghiên cứu tác động và ảnh
hưởng của các tác nhân vật lý lên thế giới tự
nhiên và vận dụng một cách khoa học vào
thực tế cuộc sống, phục vụ thiết thực cho lợi
ích của con người.
Như vậy, bên cạnh những vấn đề mang tính lý
luận như cần phải xác định mục tiêu, nhiệm
vụ, đối tượng, và các phương pháp dạy học,
thì trước hết, và không kém phần quan trọng,
là tạo được sự hào hứng trước mỗi một nhiệm
vụ học tập, kích thich sự tích cực, sáng tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69
66
của học sinh thông qua việc chỉ cho các em
thấy được sự cần thiết, tính thực tiễn (thậm
chí có thể coi là thực dụng) của mỗi kiến
thức, mỗi bài học mà các em sắp tiến hành.
Nói cách khác, ngoài cái đích chung là kiến
thức, kỹ năng và thái độ, thì trước hết, học
sinh phải hình dung được: bài học hôm nay,
các em sẽ được học cái gì? học để làm gì?
Muốn vậy, người thày phải luôn cố gắng tìm
tòi để gắn kết được những kiến thức của bài
học đó với thực tiễn, chỉ ra được ứng dụng
hữu ích, gợi ý cách vận dụng một cách cụ thể
vào cuộc sống hàng ngày.
Chưa có một công trình nào liệt kê một cách
đầy đủ và toàn diện các đề tài, chương trình,
dự án nghiên cứu về đổi mới trong giáo dục
và đào tạo, tuy nhiên, theo những điều tra ban
đầu qua các kênh thông tin trên mạng, tại các
thư viện và các nguồn tham khảo của các tác
giả có công trình, sách và bài viết liên quan,
Tác giả thống kê và tạm phân loại một số
hướng nghiên cứu trọng tâm như sau:
- Cơ sở phương pháp luận của lí luận dạy học,
bản chất và tính quy luật của quá trình dạy học
- Mô hình dạy học, cấu trúc nội dung,
chương trình.
- Đổi mới về mục đích dạy học và mục tiêu
của giáo dục, đối tượng, tính chất và nguyên
tắc giáo dục, các mô hình phát triển giáo dục,
các phương pháp tiếp cận giá trị trong khoa
học giáo dục và những định hướng cho giáo
dục đại học Việt nam.
- Lịch sử phát triển và các tư tưởng triết học
giáo dục của các nước trên thế giới và của
Việt Nam.
- Mô hình tổ chức đào tạo, kiểm định và
đánh giá chất lượng, các phương thức đào
tạo tiên tiến
- Đặc biệt, tập trung nhất, sôi động nhất là các
nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học
(PPDH), như: PPDH tự nghiên cứu, phát hiện
lại, PPDH nêu và giải quyết vấn đề, PPDH
tương tác, dạy học theo dự án, dạy học theo
góc vv, đó là các PPDH cụ thể thuộc hệ
thống các PPDH tích cực, lấy người học làm
trung tâm, gọi tắt là hệ thống các phương
pháp dạy – tự học.
Trong khuôn khổ bài báo, rất khó để ra các
nghiên cứu và các tác giả trong lĩnh vực này,
chỉ xin được đơn cử một số tác giả liên quan
đến môn học Vật lí như: Richard Feynman,
Renikop, A.V. Pêrưskin, P.A. Znamenxki,
A.V. Muraviep, Thái Duy Tuyên, Nguyễn
Cảnh Toàn, Phạm Minh Hạc, Đặng Vũ Hoạt,
Lê Khánh Bằng, Nguyễn Văn Khải, Tô Văn
Bình, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Xuân Quế,
Phạm Hữu Tòng...
Như vậy, có thể khẳng định, vấn đề bài báo
nêu ra không mới, rất nhiều người đã phân
tích, nhiều sách đã viết, song từ sách vở đến
thực tế còn khoảng cách khá xa.
Lý do không phải vì quá khó, nhưng cũng
không thật đơn giản, ngoài những khó khăn
khách quan như đã phân tích trên, về mặt chủ
quan, đòi hỏi người thày phải có nghiệp vụ sư
phạm, phải có một vốn kiến thức chắc và trải
nghiệm thực tế, thêm vào đó, người thày còn
phải đầu tư nhiều thời gian sưu tầm tài liệu,
phải đọc, nghiền ngẫm, phải làm thử và vận
dụng thử
Qua thực tế nhiều năm được hướng dẫn, góp
ý cho các bài giảng và “xét duyệt” giáo án
cho các đồng nghiệp trẻ, tác giả nhận thấy,
hạn chế nói trên thể hiện ngay từ việc xác
định mục tiêu của từng bài học, môn học,
trong đó mặc dù hầu hết các thày cô giáo trẻ
đều làm đúng công thức, nghĩa là đã chỉ ra đủ cả
các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ,
nhưng các mục tiêu đó đều chung chung, dường
như có thể áp dụng cho tất cả các tiết học, môn
học, mà rất hiếm có được các mục tiêu như rõ
ràng, cụ thể, có tính định hướng cho tiết học,
đặc biệt là các mục tiêu có tính thực tiễn, thực
dụng, gắn với nhu cầu cuộc sống
Về lý thuyết, trước mỗi bài giảng, các thày đều
thực hiện bước “vào đề”, song cách đặt vấn đề
thường khô cứng, máy móc, hầu hết chỉ đơn
thuần là liệt kê những nội dung hay những
công việc chính của bài học sắp tiến hành.
Kỹ năng khơi dậy hứng thú học tập, tạo sự
hào hứng thông qua việc gắn lý thuyết với
thực hành, ứng dụng kiến thức sách vở phục
vụ tiễn cuộc sống cần tránh mang tính công
thức: nêu ra trong phần “mở bài” hay liệt kê
khi kết thúc bài học, mà nên vận dụng linh
hoạt và xuyên suốt trong tiến trình bài học, ở
bất cứ thời điểm nào, nội dung kiến thức nào
có thể.
Ví dụ: Định luật bảo toàn năng lượng được
coi là kinh điển nhất, tất cả học sinh đều nhớ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69
67
thuộc và phát biểu trôi chảy khi được hỏi,
nhưng hiểu sâu sắc và biết cách vận dụng
trong thực tế thì không phải đơn giản.
Vì vậy, sự hào hứng và hiệu quả giờ hoc sẽ
cao hơn rất nhiều, nếu đầu, giữa hoặc cuối bài
học, thày đưa ra một số mô hình về ý tưởng
“động cơ vĩnh cứu” để học sinh tranh luận và
phản biện, từ đó, tạo nhu cầu và hứng thú để
giải quyết “mâu thuẫn” giữa cách lý giải của
tác giả và thực tế mà học sinh quan sát,trải
nghiệm hàng ngày!
Cũng có nêu ra một vài hiện tượng rất thường
gặp trong thực tế như: tại sao những người có
tuổi thường đạp xe theo kiểu “đánh võng” khi
lên dốc? Tại sao người ta không làm đường
thẳng vắt qua đỉnh mà lại làm con đường
ngoằn nghèo quanh sườn núi khi qua đèo?
Thày có thể gợi ý các em vận dụng kiến thức
của bài học để giải thích
Trong bài Lực ma sát, ngoài những ví dụ chỉ
ra trong sách giáo khoa, hay những bài tập
“kinh điển”, thày có thể nêu ra tình huống rất
“thật” như: cần di chuyển một cái tủ nặng từ
góc này sang góc kia của căn phòng, các em
hãy hiến kế xem có cách nào đỡ tốn sức nhất?
Đễ định hướng tranh luận, thày có thể đưa ra
những hình vẽ, bức ảnh về các giải pháp thực.
Không khí lớp học sẽ hào hứng hơn rất nhiều
nếu thầy cho các em xem một đoạn video về
việc “thần đèn” Việt Nam di chuyển cả một
tòa nhà bằng các thân cây gỗ khiến cả thế giới
phải kính nể!
Hiện tượng thẩm thấu, mao dẫn sẽ rất dễ hiểu,
dễ nhớ nếu thày gợi ý để học sinh vận dụng
để giải thích những hiện tượng hàng ngày mà
các em không ngờ tới: Tại sao nước lại “chảy
ngược” từ gốc lên ngọn cây? Tại sao cá biển
sống nhiều năm trong nước biển mà vẫn ngọt
thịt, nhưng ngâm trong nước muối, chỉ một
vài ngày sẽ mặn chát (cá mắm). Tại sao người
bị phù phải ăn nhạt, tại sao những chỗ bị mụn,
nhọt, va đập trên cơ thể lại sưng tấy? Chanh,
sấu ngâm nước sẽ trương lên và nhũn dần ra,
nhưng ngâm trong nước muối thì khô quắt và
rắn lại vv
“Sức căng mặt ngoài” là một khái niệm khó
dạy và khó nhớ, tuy nhiên, tình hình sẽ khác
hẳn, nếu như thày biết gợi ra cho các em quan
sát và phân tích về những hiện tượng thực
tiễn như: Sau khi hút thuốc vào xilanh, thày
thuốc luôn đẩy pittong sao cho một tia thuốc
thoát ra trước khi tiêm cho người bệnh?
những người thợ lặn được khuyến cáo không
lao lên khỏi mặt nước một cách đột ngột; các
chuyên gia thường khuyên, khi cho trẻ sơ sinh
“bú mẹ”, nên cho môi bé áp chặt quanh bầu
vú (nếu thày cô khéo nêu vấn đề một cách “dí
dỏm”, chắc chắn không khí lớp học sẽ rất sôi
động và hào hứng!)
Đến nay, nhiều thày cô quan niệm, phòng thí
nghiệm là môi trường tốt nhất cho các em
thực hành, điều đó đúng nhưng chưa đủ.
Hầu hết các bài thí nghiệm, thực hành vật lý
trong chương trình, SGK và trong PTN hiện
nay đều rất cũ, đơn điệu cả về dụng cụ lẫn
thao tác. Hầu hết, các bài thực hành vẫn chủ
yếu mang tính minh họa lại, lặp lại những thí
nghiệm của các nhà khoa học đã làm khi mày
mò và phát minh ra các định luật và công thức
vật lý cách đây hàng thế kỷ. Nói chung,
không đáp ứng mục tiêu rèn luyện kỹ năng
thao tác và khả năng vận dụng sáng tạo của
học sinh.
Ngay cả những phòng thí nghiệm được coi là
hiện đại, được đầu tư khá đồng bộ gần đây,
với những bộ dụng cụ thí nghiệm kết nối máy
tính, có phần mềm điều khiển và sử lý kết
quả, thí các bài thí nhiệm được triển khai, về
bản chất vẫn chỉ là các bài thí nghiệm cũ, chỉ
khác hình thức thí nghiệm đã được cải tiến và
một số thao tác được số hóa, do đó, hiệu quả
của các thí nghiệm chưa cao, chưa thực sự
gắn với thực tiễn, chưa tạo ra sự hứng thú và
khuyến khích sự sáng tạo.
Giá như, bên cạnh các bài thí nghiệm được
thiết kế “cứng”, các thày tạo cơ hội cho các
em được tiến hành những bài thực hành
“động” mang tính thực tế hơn, chắc chắn, sự
hào hứng và hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
Chẳng hạn, bên cạnh việc đo đếm, xác định
một vài đại lượng điện bằng cầu winston kinh
điển, hay đấu nối một vài mạch điện theo các
sơ đồ mẫu có sẵn, sẽ tốt hơn nhiều, nếu đặt ra
cho các em nhiệm vụ thực tế: vẽ, phân tích và
đấu nối một mạch điện cầu thang, mà ở bất cứ
vị trí nào cũng bật được bóng điện ở phía sắp
đến và tắt được bóng điện ở phía vừa đi qua.
Một ví dụ khác: vẽ sơ đồ, phân tích nguyên
lý, đấu nối mạch điện của một nồi cơm điện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69
68
có 2 chế độ: nấu (nhiệt lượng cao) và ủ (nhiệt
lượng thấp), tính toán dòng điện và công suất
tiêu thụ thực tế theo định luật Ôm và kiểm
chứng bằng đồng hồ đo điện.
Ở một thí nghiệm khác: cùng với thanh nam
châm và cuộn dây để chứng minh hiện tượng
cảm ứng và xác định giá trị, chiều của lực
điện từ, có thể gợi ý và nêu ra cho các em
những công việc rất cụ thể như: vẽ và phân
tích sơ đồ nguyên lý cái chuông điện, hay: đề
xuất ý tưởng, mô hình thiết kế một thiết bị
đếm số xe qua một trạm kiểm soát, số người
vào siêu thị
Trong bài thực hành: Đo mật độ bức xạ, thay
vì đo đếm nguồn phóng xạ bằng hệ thống thiết
bị Geiger - Muyler (rất đắt tiền và không an
toàn), có thể hướng dẫn các em sử dụng bút đo
phóng xạ (rất rẻ tiền, phổ biến và dễ kiếm trên
thị trường), để thực hành việc đo mật độ bức
xạ của màn hình TV, máy tính, trạm biến
thế, yêu cầu các em tự kết luận và đưa ra
những khuyến cáo phù hợp với thực tế
Nếu chịu khó quan sát và biết cách vận dụng,
lồng ghép, việc gắn kết kiến thức sách vở với
thực tế cuộc sống hàng ngày còn có thể thực
hiện thông qua rất nhiều các ví dụ đa dạng và
phong phú, hết sức gần gũi với cuộc sống,
sinh hoạt hàng ngày.
Chẳng hạn: giải thích nguyên lí hoạt động của
chiếc bếp từ? Thức ăn trong lò sấy cao tần
của nhà em được nấu chín theo cơ chế nào?;
Người thợ hàn nắm tay vào vật kim loại dẫn
điện (có dòng điện khoảng 50 A, lớn gấp
hàng trăm lần dòng điện chạy qua bóng đèn)
mà không bị “điện giật”?, Máy phát điện từ
nguồn nước khe, nước suối mà nông dân
miền núi hay dùng, bình đun nước thái dương
năng hoạt động như thế nào? Giải thích cơ sở
Vật lí của các phương pháp chữa bệnh rất phổ
biến trong khoa Vật lý trị liệu như: điện
châm, điện phân, kích điện, chiếu - chụp điện,
cắt đốt khối u bằng “dao điện”, chữa bệnh
bằng tia hồng ngoại, tử ngoại vv
Một vài ví dụ nêu trên cũng đủ để khẳng định:
việc vận dụng những kiến thức sách vở vào
thực tế rõ ràng rất đa dạng, hết sức phong phú
và hoàn toàn khả thi nếu như các thày cô giáo
chịu khó đầu tư thời gian, có ý thức chuẩn bị
cho mỗi bài giảng, mỗi giờ lên lớp giống như
tinh thần tập luyện của một cầu thủ chuyên
nghiệp trước khi ra sân thi đấu, dù là cầu thủ
giỏi, dù là đội bóng mạnh, dù là đối thủ cũ,
nhưng mỗi mùa bóng, mỗi trận đấu đều chứa
đựng những tình tiết mới, đem lại sự hấp dẫn
mới và hứa hẹn những bất ngờ đầy hứng thú.
Thêm vào đó, xưa nay, chúng ta vẫn quan
niệm các phát minh mới về khoa học, kỹ thuật
và công nghệ phải xuất phát từ các trường đại
học, các viện nghiên cứu, các phòng thí
nghiệm và đi vào thực tế đời sống. Nhưng
thực tế cho thấy, những Edison, Bill Gate
(ông chủ của Microsoft), Steve Jobs, (ông chủ
của Aple), Sergey Brin (ông chủ của Google)
với những ý tưởng, những phát minh, những
công nghệ và sản phẩm được sinh ra từ những
nhà kho, góc gara để xe, phòng trọ đã làm
nên một cuộc cách mạng vĩ đại về khoa học
công nghệ, tác động và làm thay đổi toàn bộ
đời sống vật chất và tinh thần của hàng tỷ
người trên trái đất, lại chỉ là những cậu bé
chạy thư, những học sinh chưa hề có tấm
bằng đại học.
Ở Việt Nam, như chúng ta đã thấy, gần đây,
xuất hiện khá nhiều sản phẩm kỹ thuật và
công nghệ như “máy gặt đập liên hợp xách
tay”, máy gieo xạ, máy bóc lạc, đậu, cà phê,
thậm chí cả “máy bay lên thẳng phun thuốc
trừ sâu”, những sản phẩm đó tỏ ra rất đắc
dụng trong thực tế, nhưng hầu hết không
được ra đời từ các phòng thí nghiệm, các
trường đại học, các viện nghiên cứu công
nghệ, tác giả cũng chẳng có bằng cấp, danh vị
gì, ngoài danh xưng chung là “Hai lúa”
Nên chăng, các thày cô giáo dành thời gian
sưu tầm, tìm hiểu, hướng dẫn, gợi ý cho học
sinh nghiên cứu những sản phẩm này, dùng
những quy tắc, định luật vật lý trong các bài
giảng để giúp cho các nhà “sáng chế bất đắc
dĩ” phần công việc mà họ không làm được, là
giải thích nguyên lí cấu tạo, nguyên tác làm
việc, cơ chế hoạt động của những thiết bị mà
họ đã sáng chế ra.
Có thể, đó cũng là một phương thức để gắn lý
thuyết với thực tế, đưa kiến thức vào thực
tiễn, phục vụ đời sống?, nói cách khác, thay
vì cách tư duy thông thường là đưa kiến thức
sách vở vào thực tiễn, hãy tư duy theo chiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 63 - 69
69
ngược lại: lấy thực tiễn cuộc sống làm sáng tỏ
lý thuyết, lấy thực tế bổ sung cho kiến thức
giáo khoa.
Phải chẳng, đó cũng là một hướng tiếp cận,
một gợi ý đối với các thày cô giáo, các nhà
giáo dục?
KẾT LUẬN
Trong lúc chờ đợi một “triết lý giáo dục”, một
giải pháp tổng thể cho cải cách giáo dục,
trong lúc các Bộ, ngành, các nhà quản lý đang
tìm kiếm nguồn kinh phí đầu tư để nâng cấp
cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, đồ dùng dạy
học, hàng chục triệu học sinh, hàng chục vạn
thày cô giáo vẫn ngày ngày đến trường, hoạt
động dạy và học vẫn diễn ra và do đó, việc
duy trì và đảm bảo chất lượng dạy và học
vẫn luôn là trách nhiệm của mỗi thày cô,
mỗi nhà trường.
Ở cương vị của mình, mỗi thày cô giáo hoàn
toàn có thể tham gia và góp phần tích cực vào
sự nghiệp đổi mới nền giáo dục nước nhà từ
những giải pháp đơn giản và thiết thực nhất.
Đó chính là điều mà tác giả muốn gửi gắm
qua bài viết ngắn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Sĩ An, (2005), Lí sinh y học, Nxb Y
học Hà Nội,
[2]. Giáo dục học Đại học, (2000), (Tài liệu tập
huấn của trường CBQL Giáo dục và Đào tạo)
[3]. Đỗ Ngọc Đạt, (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt
động dạy học, Nxb ĐHQG Hà Nội.
[4]. Nguyễn Văn Khải, (2008), Lí luận dạy học vật
lí ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.
[5]. Phan Trọng Ngọ, (2005), Dạy học và PPDH
trong nhà trường, Nxb ĐHSP Hà Nội.
[6]. Nguyễn Cảnh Toàn, (1998), Quá trình dạy- tự
học, Nxb Giáo dục.
SUMMARY
EXCITE INTEREST AND CREATIVITY IN LEARNING PHYSICS
BY MERGING THE SUBJECT KNOWLEDGE WITH PRACTICAL LIFE
Nguyen Minh Tan*
Thai Nguyen University
The campaign "Along design thinking and dedication to education" has attracted a large response
of all classes of society, including analysis of comments, reviews and recommendations profound
and enthusiasm of the veteran teachers, managers, scientists, the leading education experts, such as
Prof. Hoang Tuy, Prof. Pham Tat Dong and Prof. NGND Nguyen Ngoc Lanh.
In their works, the issue of education reform and innovation of teaching methods are analyzed in
many different angles, but boiled down to agree on one point: the actual capacity of the school
students created by the much lower than the requirements of society, so every year, tens of
thousands of students could not find a suitable job after graduating.
This reflects the fact that education in Vietnam remains too theoretical, not attached to reality,
more and more away from people, away from work, away from real life ... As a result, a large
number of students completing college but no "job", not capable of integration, they do not know
what and how to do else.
By sketching the picture of teaching and learning in schools today and analyze the difficulties and
limitations of the school system, the real existence of the organization and innovative teaching methods,
the author pointed out and proposed a number of experiences and practical solutions to associate theory
with practice, using knowledge of life in the service of teaching and learning physics today, to help
create excitement stimulating positive learning and creativity in our students.
Key words: Innovation of teaching methods, associate theory with practice, knowledge of life,
positive, independence, flexiblity, creativity.
*
Tel: 0913005415
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33311_37135_3182012163446912012_split_11_9499_2052391.pdf