Khóa luận Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra (Khảo sát Báo Lao động và Báo Tiền Phong)

Qua nghiên cứu lý luận về thể loại điều tra, chúng tôi thấy có nhiều đặc điểm của báo chí điều tra như đối tượng điều tra, yêu cầu của quá trình thu thập thông tin, tài liệu cần đến yếu tố nhập vai. Nhà báo, trong rất nhiều trường hợp, phải đối mặt với những đối tượng nguy hiểm, những tình huống điều tra mà nếu sử dụng danh nghĩa nhà báo thì việc có được thông tin là rất khó khăn, thậm chí là bất khả thi. Khi đó, nhà báo “giấu mình” đi, hóa thân thành một người khác là cách duy nhất hoặc tối ưu nhất để có thể tìm ra bản chất sự việc. Nhập vai là một phương thức thu thập thông tin có vai trò quan trọng trong nghiệp vụ điều tra báo chí.

docx114 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 3959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra (Khảo sát Báo Lao động và Báo Tiền Phong), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lòng” hoặc sẽ lộ nguyên hình với các hành vi phạm pháp của nó. Nhập vai là không thể thiếu trong điều tra. Từ thời thuộc Pháp, các nhà văn nhà báo kỳ cựu như Vũ Trọng Phụng, Vũ Đình Chí, Lan Khai đã kỳ công nhập vai thành công, nên mới có Tôi kéo xe, Cơm thầy cơm cô, Lục xì cho lịch sử báo chí và văn chương Việt Nam. Tôi bây giờ, tuần nào cũng phải hóa trang điều tra, dường như việc đó tôi làm liên tục, với thiết bị ghi hình, ghi âm giấu kín, với các bộ quần áo và kỹ năng nghề nghiệp khác nhau. Nhiều người cho rằng nhập vai là gian dối? Quan điểm của anh về vấn đề này? Theo anh, có những nguyên tắc nào khi nhà báo nhập vai viết điều tra? Nhập vai đôi khi, thiếu hiểu biết, có thể bị rơi vào gian dối. Ví dụ ta nhập vai để ta kích thích kẻ khác phạm tội rồi ghi hình bảo họ là có tội ác. Nhập vai là phải trung thực, họ vốn là kẻ xấu, ta đóng vai người bị hại để họ giơ nanh vuốt hiện nguyên hình là kẻ xấu. Ví dụ họ lạm dụng trẻ em, ta đóng vai người lang thang để xem họ hại người khác thé nào, chứ ta không kích thích ham muốn của họ làm họ mất kiểm soát. Nhập vai cũng phải có điểm dừng, và nhập vai ở lĩnh vực mà luật pháp cho phép thôi. Ví dụ, anh đóng giả mua ma túy hoặc đóng giả là người nghiện, rồi anh phải dừng lại ở chỗ cần dừng, chứ anh dùng ma túy hay xách vài ki lô heroin trong người thì anh sẽ là kẻ phạm pháp. Hoặc nhập vai đưa hối lộ, ta không khéo sẽ rơi vào tội danh đưa hối lộ. Nhưng không nhập vai thì làm sao tố cáo được kẻ xấu đang cố ẩn mình, đang cố ngụy trang kia? Có một thực trạng là so với các bài điều tra sử dụng phương pháp phân tích tài liệu hay quan sát bí mật thì tần suất bài điều tra có sử dụng nhập vai ít hơn hẳn? Anh có thể lý giải về điều này? Vì không cần thiết phải nhập vai hay nhà báo thiếu kỹ năng này? Cả hai ý bạn nói đều đúng, nhiều khi không cần nhập vai, thì nhập để làm gì? Nhưng khi cần nhập vai mà nhà báo không nhập dể tìm ra bản chất vấn dề, nhà báo chỉ chàng màng hiểu vấn đề rồi hài lòng với sự hiểu nửa vời đó, thì tức là nhà báo lười. Tôi nghĩ ý thứ hai là nhiều hơn, để làm đến cùng các đề tài, khó tránh khỏi sự dấn thân hóa trang ở các mức độ khác nhau của nhà báo. Khi phỏng vấn, cũng phải hóa trang mình là người ít hiểu biết để moi thông tin, đó cũng là nhập vai đấy chứ. Những lần nhập vai để lại nhiều ấn tượng nhất với anh? Tôi từng hóa thân thành một gã đi bắt chim để chui vào các chuồng lợn, các khu vườn để điều tra nạn thảm sát rùa biển, tố cáo hắn đến Bộ Công an, tóm gọn 10 nghìn con rùa biển, trở thành vụ tàn sát rùa biển lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Vì loạt bài này, năm qua, tôi được vinh danh là nhà báo môi trường xuất sắc nhất Việt Nam của năm 2014, giải Cống hiến. Hiện nay tôi đang đóng giả pê đê, năm trước tôi đóng giả đàn ông đi bán dâm cho đàn bà sồn sồn đi mua dâm. Đó là những điệp vụ khó quên. Đầu năm nay, anh có một phóng sự điều tra “Rừng bảo tồn là con ngỗng béo” đăng trên báo Lao động (số 8 – ngày 10/1/2015). Anh có thể chia sẻ thêm về phóng sự này? Khi thực hiện phóng sự anh có gặp nguy hiểm gì không? Với việc vào vai một nhà khảo cổ học đi tìm khoáng sản, một người đi rừng, anh đã chứng kiến tình trạng phá rừng ở đây, tình trạng bảo kê của các kiểm lâm như thế nào? Có kỉ niệm, tình huống nào đáng nhớ khi anh vào vai này? Vụ đó, giờ đây, tất cả những người vi phạm là kiểm lâm đã bị kỷ luật, cách chức, điều chuyển công tác. Sau khi Lao Động và VTV phát song (tôi điều tra và dẫn chương trình) thì Đài đã trao cho Phóng sự điều tra đó giải Phóng sự hay nhất của quý (4 tháng). Nhớ nhất hôm đó là bị đói, đói dã man. Đi bộ từ sang sớm, đến 4h chiều mới được ăn trưa. Và đi bộ đến mức không tin là mình có thể sống sót. Đến nửa đêm về đến xã Mỏ Vàng, bản Cánh Tiên. Ôi, cái tên bản rất hay mà rất dữ dằn, xã mỏ Vàng, rồi xã Đại Sơn, rồi xã Nà Hẩu, nghe tên đã sợ, đã huyền bí. Tôi ám ảnh nhất, đi bộ đến lúc nhìn thấy ánh sang le lói của đèn điện dưới thung lũng, tôi đã gào lên, sống rồi. Nhưng đi bộ them 2 tiếng nữa thì mới gặp ngôi nhà đầu tiên. Các bạn đạo diễn, quay phim đi cùng, đều tin là mình khó sống sót khi xâm nhập vào cánh rừng đó. Tôi đã rất áy náy lo cho họ, nếu mình có mệnh hệ nào thì chả sao, nếu họ bị ngỏm trong rừng thì mình ân hận lắm. Vì tội dụ dỗ họ đi theo tôi. Có rất nhiều nhà báo gặp nguy hiểm, vướng vào vòng lao lý vì nhập vai không thành công. Có phải do họ thiếu kỹ năng nhập vai? Đúng vậy. Theo anh, để nhập vai thành công, nhà báo cần năng khiếu hay rèn luyện? Cần rèn luyện nghiêm túc. Kinh nghiệm của tôi, khi nhập vai không thành công thì xem lại mình, chứ đừng đổ lỗi cho khách quan! Không có đường dây nào không có mắt xích hổng, vấn đề còn lại là bạn tìm ra cái lỗ đó hay không mà thôi. Ở báo Lao động, các phóng viên có được huấn luyện về nghiệp vụ điều tra nói chung và kỹ năng nhập vai nói riêng không? Hầu như không. Tự học thôi. Xin cảm ơn anh ! Phỏng vấn nhà báo Đinh Công Thắng – Trưởng ban Kinh tế báo Lao động Theo ông, nhập vai có vai trò như thế nào đối với bài báo điều tra? Trước hết, cần khẳng định rằng nhập vai phải xuất phát từ yêu cầu của bài báo chứ không phải yêu cầu của thể loại điều tra. Vấn đề có thể do tòa soạn hoặc vấn đề khiến dư luận bức xúc đặt ra vấn đề cho nhà báo phải vào cuộc điều tra. Để giải quyết được những vấn đề bức xúc đó, nhà báo phải lấy được thông tin thật. Nhưng nếu đứng từ ngoài, từ xa, moi thẻ nhà báo ra thì làm sao có thể thu được những thông tin đó. Khi đó nhà báo thường phải nhập vai, phải là người sống ở trong cuộc. Ví dụ, trong loạt bài điều tra về than lậu (giải báo chí), tôi đã có 2 lần nhập vai: một lần vào đường dây than thổ phỉ và một lần vào đường dây than lậu. Để điều tra than thổ phỉ, tôi phải đến tận nơi, sống cùng họ, làm cùng họ để biết họ khai thác như thế nào. Còn với đường dây than lậu, phải đi theo để biết họ làm thế nào, phát hiện những điều thuộc khe hở của nhà nước, từ đó nói bằng tiếng nói của nhà báo, tiếng nói của tờ báo. Trong nhiều trường hợp, chính cơ quan chức năng lại tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật nên nếu nhà báo khai thác thông tin một cách trực tiếp còn dễ bứt dây động rừng, và còn gây nguy hiểm cho nhà báo. Khi ấy, muốn điều tra thì phải nhập vai. Có nhiều kiểu viết với cùng một đề tài nhưng nếu sử dụng nhập vai thì sẽ hay hơn nhiều. Mình là người trong cuộc thì mình mới nắm được cái “hồn” của vấn đề, làm cho bài viết trở nên sinh động, vấn đề rõ ràng, thuyết phục được bạn đọc hơn nhiều lần so với nếu chỉ có văn bản hoặc đối thoại. Theo đó, uy tín của bài báo, của tờ báo cũng tăng lên. Nhập vai và quan sát bí mật có sự liên hệ nào không, thưa ông? Đây là 2 phương pháp khác nhau trong điều tra. Quan sát bí mật thì nhà báo vẫn chỉ là người đứng ngoài nhìn vào, thể hiện ra bài viết là “tôi nhìn thấy”. Nhưng giữa nhìn thấy và bản chất của nó vẫn có khoảng cách. Còn khi nhập vai thì nhà báo là người trong cuộc để nói ra sự thật bên trong. Ví dụ, khi nhập vai vào đội hình làm cò ở bệnh viện thì sẽ biết được tất cả ngóc ngách câu chuyện làm cò. Nếu chỉ đứng từ xa quan sát thì mới chỉ là phản ánh, chưa tìm ra được bản chất. Khoảng đầu tháng 10/2014, ông cùng một số đồng nghiệp có thực hiện bài điều tra về đường dây buôn lậu ở Lạng Sơn. Mức độ nhập vai trong cuộc điều tra này như thế nào? Trong đề tài này, một điều may mắn là đoàn Ban chỉ đạo 389 để điều tra tình hình buôn lậu ở Lạng Sơn cần một vài tờ báo đi theo nên phóng viên của chúng tôi có cơ sở và điều kiện để nhập cuộc một cách thuận lợi hơn. Khi vào cuộc điều tra, bản thân ban chỉ đạo 389 cũng không còn là những ông cán bộ phòng chống buôn lậu nữa mà đi như dân buôn lậu nên phóng viên chúng tôi cũng hóa thân, nhập vào vai đó. Từ quá trình nhập vai đó, nhóm điều tra đã thấy được tình hình buôn lậu, con đường buôn lậu như thế nào, xác định được những điểm, những chốt buôn lậu để bắt giữ. Ấy vậy mà lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn vẫn khẳng định tình hình chống buôn lậu rất tốt. Khi đó, với bằng chứng trong tay, phóng viên có cơ sở để chất vấn và vạch trần công tác quản lý lỏng lẻo, thậm chí là tiếp tay cho buôn lậu của cơ quan chức năng. Có một sự cố nho nhỏ khi nhập vai. Khi lên tàu đi tìm đường đi của hàng lậu, phóng viên trẻ của chúng tôi đã đối mặt với nguy hiểm khi sử dụng máy ảnh chụp công khai cảnh vận chuyển hàng lậu trên tàu. Nhẽ ra chỉ nên dùng máy nhỏ hoặc điện thoại chụp lén. Sai sót này nhắc tôi nhớ đến trường hợp một phóng viên của báo Người Lao động cũng điều tra buôn lậu công khai chụp ảnh, quay phim bọn buôn lậu vận chuyển gà lậu từ biên giới, bị phát hiện và bị chúng đánh thừa sống thiếu chết. Đó là hậu quả của việc thiếu kỹ năng nhập vai trong tác nghiệp báo chí điều tra. Nhập vai có nguy hiểm không thưa ông? Bản thân tôi, ngay trong cuộc điều tra của mình tôi đã gặp những nguy hiểm nhất định. Cụ thể, khi điều tra vụ này, tôi cũng gặp đối thủ rất tinh ranh. Theo quy định khi đó, đưa từ 500.000đ trở lên đã bị xác lập hành vi đưa hối lộ. CSGT nắm được điều này và bắt lái xe phải đưa tối thiểu 500.000đ/xe và tôi không còn cách nào khác là phải đưa tiền cho chúng để lấy bằng chứng. Vì việc này mà tôi cũng đã suýt bị khởi tố vì hành vi đưa hối lộ. Nhưng nhờ làm đúng quy trình và được sự giúp đỡ của các anh em nhà báo tạo diễn đàn bảo vệ, thậm chí đồng chí Phạm Thế Duyệt phải lên tiếng “nếu là nhà báo tôi cũng làm như PV báo Lao động” mà tôi mới thoát khỏi “đòn” này. Còn trong lần điều tra “than tặc”, cũng không phải dễ dàng gì mà họ cho mình xuống tàu của họ. Về sau, chúng tôi phải thành lập một doanh nghiệp, có nhu cầu chở than thành đường dây, muốn khảo sát đường đi, cách vận chuyển như thế nào thì họ mới đồng ý cho lên tàu. Trên chuyến tàu đó, chúng tôi có dịp quan sát tất cả quy trình, những mánh khóe. Phải tạo cho họ lợi ích và niềm tin thì mới có thể khai thác được thông tin thậtNhà báo luôn phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm trong khi nhập vai. Về nguyên tắc, nhà báo nên đứng ở vị trí quan sát nhưng khi muốn đưa sự việc đi đến cùng, nhà báo phải nhập vai. Vậy có nguyên tắc để nhập vai thành công là gì? Nguyên tắc đầu tiên khi nhập vai là phải đi sâu vào nhân vật, trở thành người như họ. Muốn “tóm” được CSGT “làm luật” với lái xe quá tải, tôi đã từng phải là người bước từ vị trí vô – lăng xuống thì mới biết họ đòi nộp bao nhiêu, cách thức đưa tiền như thế nào, thậm chí trong vai đó, phóng viên có thể nói chuyện trực tiếp với CSGT, vặn vẹo xem cách họ trả lời như thế nào. Với chỉ quan sát từ xa thì không thể thấy được những điều đó. Thứ hai là phải biết giấu mình thật kỹ. Khi đã nhập vai thì không thể khoe mình là nhà báo mà thậm chí phải âm thầm chịu đựng. Cũng trong một lần thực hiện phóng sự về CSGT làm luật, các phóng viên truyền hình ẩn nấp quay phim từ xa, nhưng do ánh nắng phản quang vào thùng xe mà camera của họ bị lộ. Ngay lập tức chúng giở trò xin xỏ, tạo áp lực khiến đề tài “chết yểu” ngay lập tức. Theo ông, rèn luyện kỹ năng nhập vai của các nhà báo có tầm quan trọng ra sao và thể hiện như thế nào ở các tòa soạn báo? Do “máu” nghề nghiệp là chính. Khi còn trẻ, ai cũng thích thể hiện mình, muốn làm tới, đến cùng của vấn đề nên nhu cầu nhập vai lớn hơn. Cũng có khi nhập vai là do yêu cầu của tòa soạn. Có thể cần một chút năng khiếu, một chút tinh quái để có thể “diễn” được “vai” của mình. Nhưng để nhập vai thành công thì đòi hỏi đến kỹ năng rất nhiều. Trước khi nhập vai, phóng viên cần tìm hiểu, biết trước về “vai”, về môi trường và hoàn cảnh nhập vai để không bị lẫn, không bị “pha” vào chi tiết khác. Nó cũng như một cuộc đi rừng, phải tự vạch đường. Đối với nghề báo có một phương pháp tốt nhất là truyền đạt kinh nghiệm, cầm tay chỉ việc, người trước chỉ cho người sau chứ kiến thức nhà trường thì mới chỉ là những nét cơ bản trong đầu thôi, khi vào cuộc, rất nhiều thứ phát sinh đòi hỏi nhà báo phải xử lý. Những kỹ năng phóng viên phải học từ thực tế, từ những người đi trước. Tôi cũng đã từng được mời giảng dạy ở nhiều cơ quan khác về nghiệp vụ điều tra, về nhập vai. Nói là giảng dạy nhưng thực chất là kể chuyện để họ biết mình đã làm việc, đã nhập vai như thế nào. Không có giáo án, tài liệu mà chỉ có những câu chuyện thú vị “ tôi đi từ đâu? Tài liệu tôi chuẩn bị như thế nào? tôi lần mò trong cả một đống bầy hầy như thế nào?”Không có một khuôn khổ nào cho nhà báo, càng không có có nguyên tắc cứng nhắc nào với nhập vai. Thông thường, khi còn trẻ, nhà báo viết điều tra thường thích dấn thân hơn nên nhập vai trong điều tra thường sâu sắc, táo bạo hơn. Nhưng càng về sau khi bản thân đã có nhiều mối quan hệ thì họ ít nhập vai hơn mà thường điều tra qua tài liệu, phỏng vấn chuyên gia. Có thực trạng này không? Nếu có thì nó ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng bài điều tra? Xây dựng các mối quan hệ là rất cần thiết để làm cho các hoạt động, các bài viết của nhà báo được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thông tin từ các mối quan hệ đó chỉ giúp nhà báo tiếp cận được từng mảng thông tin để hoàn thiện cho một bài viết, minh chứng cho một vấn đề thôi. Đó không phải bài điều tra. Vai trò của họ chỉ là cung ý kiến bổ sung để minh chứng, khẳng định, lý giải rõ hơn cho vấn đề nhà báo đang điều tra chứ không thể thay thế được vai trò của nhà báo trực tiếp tìm hiểu, dấn thân để thấy được bản chất vấn đề. Để viết được bài điều tra, nhà báo vẫn phải đến tận nơi, phải hỏi để biết, phải ghi nhận hơi thở cảu chính sự kiện, đời sống. Nếu chỉ có thông tin qua điện thoại thì vẫn có bài viết nhưng sẽ không hay, không sâu, không đạt tới ngưỡng điều tra yêu cầu, mới chỉ mon men điều tra, chứ chưa phải điều tra. Tòa soạn có những biện pháp nào để bảo vệ phóng viên của mình, thưa ông? Có rất nhiều biện pháp để bảo vệ. Khi điều tra về tiền polime giả ở Trung Quốc, tòa soạn cho tôi 3 giấy giới thiệu, gửi gắm đến 3 cơ quan chức năng: Hải quan, bộ đội biên phòng, công an tỉnh lạng sơn. Tôi kể rõ với cục phó cục Hải quan về những gì tôi định làm, nhờ đón phóng viên khi về tới Việt Nam và nhờ liên hệ với 2 đơn vị còn lại. Vì là nhập vai vượt biên sang nước ngoài, không thể đi theo con đường chính thống được mà phải đi theo đường mòn. Lại thực hiện nhiệm vụ mua cầm tiền polime giả, rất nguy hiểm. với một số tiền ít ỏi nhưng sang Trung Quốc mua được 1 “mớ” tiền polime mệnh giá 50.000đ, 100.000đ. 500.000đ. Khi về đến biên giới, ngay lập tức có người ra đón. Việc đầu tiên là lập biên bản, khai báo số lượng, chất liệu, mệnh giá, seritiền giả. Đây vừa là bằng chứng vừa là vũ khí tự bảo vệ mình. Chỉ cần sơ sẩy là bị bắt bỏ tù luôn. Như vậy, tòa soạn luôn đóng vai trò hỗ trợ, cung cấp tối đa những phương tiện, cơ sở pháp lý để bảo vệ phóng viên. Không có sự hỗ trợ đó thì công việc nguy hiểm vô cùng. Là một nhà báo điều tra đầy bản lĩnh và kinh nghiệm, ông có lời khuyên gì cho các bạn trẻ khi điều tra, nhất la điều tra có nhập vai? Trước hết, làm báo phải đam mê, phải yêu nghề, lăn xả vì những việc có ích cho xã hội. Thứ hai phải trung thực. Trong câu chuyện điều tra, không có ai làm chứng cùng mình, chỉ có một mình thôi. Khi mình viết sự thật càng nghiêm khắc, càng trung thực, càng tôn trọng sự thật bao nhiêu thì bài viết có sức nặng, uy lực bấy nhiêu. Trong qua trình nhập vai, nhà báo cũng phải thông minh, lường trước hết được mọi tình huống. Giữa hiện tượng với bản chất có sự khác nhau rất nhiều. 1 nửa quả cam thì vẫn là quả cam nhưng 1 nửa sự thật không còn là sự thật nữa. Sự thật phải sờ thấy, ngửi thấy, nắm lấy. Để đảm bảo an toàn cho mình, phóng viên cũng cần rất khiêm tốn. Tuổi trẻ không tránh được nhưng lúc bốc đồng, thích thể hiện mình nhưng cần biết kiềm chế lại, giấu mình đi. Xin cảm ơn ông! Phỏng vấn nhà báo Phùng Công Sưởng – Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong Trước hết, là một nhà báo , anh đánh giá như thế nào về vai trò của thể loại điều tra trong hệ thống báo chí Việt Nam nói chung và hệ thống tác phẩm của báo Tiền phong nói riêng? Có thể nói, trong rất nhiều thể loại báo chí các nhà báo đang thể hiện và các tờ báo đang sử dụng trên các loại hình báo chí khác nhau, tôi cho rằng điều tra là thể loại khó, không phải ai cũng tiếp cận được, cũng là thể loại tạo sức nặng cho mỗi tờ báo, mỗi nhà báo. Sức nặng của điều tra thể hiện ở bản thân các vấn đề mà nó đề cập. Đó là những vấn đề lớn, hóc búa. Điều tra đòi hỏi sự công phu, nhẫn nại, kiên trì, thậm chí phải chấp nhận những rủi ro, mạo hiểm nhất định của nhà báo để có được tác phẩm điều tra. Trong cách thể hiện, thể loại yêu cầu nhà báo phải có được những hiểu biết, năng lực nhất định về vấn đề mà mình điều tra, đồng thời tập hợp được xung quanh mình những chuyên gia giỏi ở vị trí hậu trường để hỗ trợ mình trong quá trình tác nghiệp nhằm đảm bảo thông tin đưa ra chính xác, thuyết phục. Ảnh hưởng xã hội, tác động đến dư luận đặc biệt lớn cũng làm nên vai trò quan trọng của thể loại điều tra. Trong nhiều trường hợp, hệ quả của mà các tác phẩm điều tra mang lại vượt trội với những thể loại báo chí khác. Bởi vậy, tính trách nhiệm của nhà báo trong thể loại này vô cùng lớn. Khi đưa vấn đề tiêu cực của một doanh nghiệp lên báo, ngay lập tức khiến doanh nghiệp đó làm ăn vô cùng khó khăn: các ngân hàng không cho vay, đối tác kéo đến đòi nợ, Chỉ điều tra không chính xác sẽ “giết chết” đến hàng trăm, hàng nghìn con người. Ở báo Tiền phong, trong một thời gian dài đã xuất hiện các tác phẩm điều tra của các nhà báo đi trước, sau này là các thế hệ nhà báo trung tuổi và gần đây những nhà báo trẻ tuổi có sự kế thừa và tiếp nối. Trong một môi trường truyền thông đa dạng và cạnh tranh, bạn đọc cũng dễ dàng nhận thấy sức nặng của tác phẩm điều tra đọng lại trên những trang báo của Tiền phong. Trong quá khứ thể loại này đã tạo nên thương hiệu cho Tiền phong, hiện tại và tương lai, các phóng viên đang rất tích cực tiếp nối truyền thống đó để tiếp tục xây dựng triển khai những nội dung truyền thông sử dụng thể loại điều tra, góp phần tôn vinh, làm tăng thêm uy tín của tờ báo. Các phóng viên báo Tiền phong sử dụng kỹ năng nhập vai khá nhiều trong các bài điều tra của mình. Nhập vai có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với bài báo điều tra nói riêng và uy tín của báo Tiền phong nói chung, thưa anh? Phải khẳng định rằng nhập vai chỉ là một phương pháp thu thập thông tin. Ngoài ra, tùy vào vấn đề điều tra, nhà báo vẫn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác mà vẫn thu được hiệu quả thông tin, như: điều tra thông qua hồ sơ, qua nhân vật, qua các nguồn thông tin khác. Vì vậy, khi làm điều tra, có nhưng vấn đề nhà báo phải nhập vai chứ không phải cứ điều tra là phải nhập vai. Thuận lợi của nhập vai là ở chỗ khi nhập vai nhà báo sống trong sự kiện, nắm bắt được những thông tin sinh động nhất từ cuộc sống, những vấn đề đặt ra trong quá trình phóng viên thu thập thông tin, tài liệu, mắt thấy, tai nghe, tay sờ, thậm chí mình là nhân vật trong những vấn đề mà bài báo đề cập. Tôi đánh giá cao vai trò của nhập vai, đây là một thế mạnh, một kỹ năng mà các nhà báo điều tra rất cần sử dụng để điều tra những vấn đề cho hay, cho sâu sắc, mang hơi thở cuộc sống. Trong thời gian qua đã có nhiều phóng viên say mê, dấn thân vào hoạt động nhập vai giúp phanh phui nhiều vụ việc khuất tất, làm trong sạch hơn xã hội, cứu giúp bao con người. Nhưng cũng có những rủi ro nhất định liên quan đến hành lang pháp lý. Nếu nhập vai quá giới hạn cho phép thì sẽ trở thành vi phạm pháp luật, bởi vậy phóng viên phải cân nhắc, xác định xem nhập vai đến mức độ nào là đủ trong những tình huống, những vấn đề cụ thể. Với danh nghĩa nhà báo, phóng viên phản ánh hiện thực khách quan, nhưng khi nhập vai vào một quy trình nào đó có tính chất tiêu cực thì không khéo PV lại trở thành nạn nhân khi không “thoát” kịp “vai”, thậm chí dùng các biện pháp tác động, “gài bẫy” làm sai lệch tính khách quan của sự việc. Quan niệm của anh về “gài bẫy”? “Gài bẫy” là hành vi làm thay đổi hiện thực khách quan theo ý mình mà nếu không có sự tác động chủ quan của mình thì nó không diễn ra như vậy. Đó là vi phạm pháp luật. Ví dụ việc đưa tiền cho CSGT để lấy bằng chứng, rồi phản ánh lên mặt báo là không đúng nguyên tắc. Có ý kiến cho rằng nếu như có sự phối hợp tốt với tòa soạn hoặc cơ quan chức năng, nhà báo, phóng viên sẽ có cơ sở pháp lý hơn, tránh được việc họ bị quy kết trách nhiệm?Anh nghĩ sao về việc này ? Có một ranh giới rất mong manh. Thực ra, tòa soạn cũng không thể kiểm soát hết được những hành vi của phóng viên trong quá trình tác nghiệp, không thể chứng kiến mọi tình huống diễn ra trên thực tế để chỉ đạo hành vi của nhà báo. Tòa soạn chỉ có thống nhất quan điểm khi thu thập thông tin. Cái chính vẫn là sự tỉnh táo và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Còn nếu nhà báo vì cái danh, vì đạt được mục tiêu cho bài báo, để nhận được sự tán thưởng của mọi người mà sẵn sàng chà đạp lên đạo đức nghề nghiệp hoặc làm ảnh hưởng, tổn hại đến người khác là không thể chấp nhận được. Cụ thể, báo Tiền phong có những nguyên tắc nào buộc phóng viên phải tuân thủ khi nhập vai, thưa anh? Trước hết, tôi cho rằng không có một công thức chung nào cho tất cả các tình huống nhập vai. Mỗi tình huống nhập vai có những đặc thù về đối tượng điều tra, quá trình tiếp cận thông tin và cả kinh nghiệm của mỗi nhà báo. Nhưng mỗi nhà báo và cơ quan báo chí luôn phải nắm rõ quan điểm chịu trách nhiệm toàn diện trước tác phẩm báo chí mà mình sản xuất ra. Nhà báo phải chịu trách nhiệm về bài viết của mình, trong quá trình thu thập thông tin phải thẩm định thông tin, đối chứng qua nhiều kênh trước khi đưa ra một nhận định. Một bài điều tra mà chưa đủ chứng cứ thuyết phục thì chắc chắn chưa đủ sức nặng, chưa làm đối tượng điều tra tâm phục khẩu phục. Có một số nguyên tắc khi nhập vai: Thứ nhất, phải đảm bảo sự khách quan, chính xác, trung thực. Nhà báo chỉ có sự thật và cây bút. Nếu sơ sẩy thì ai dám bảo vệ nhà báo ngoài sự thật. Thậm chí, nhiều khi, sự thật cũng không phải là vũ khí của nhà báo khi các thế lực có chức, có quyền, có tiền đã vô hiệu hóa sự thật ấy đi. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, tiêu chí khách quan cũng phải đặt lên hàng đầu. Nhà báo không để những vấn đề bên ngoài hay những định kiến của mình tác động khiến thông tin không còn là thông tin nữa. Thứ 2, nhập vai cũng nên có chừng mực, có điểm dừng, không nên lạm dụng, vượt quá giới hạn. phóng viên phải hiểu thẩm quyền và quyền hạn của mình theo Pháp luật/Luật Báo chí, phải biết mình được làm gì, đâu là giới hạn. Bởi khi điều tra những vấn đề tiêu cực mà bản thân phóng viên đã sai trong quá trình tác nghiệp thì khó có thể cho ra một sản phẩm tốt được. Đồng thời, phóng viên phải tuân thủ theo những nguyên tắc của tòa soạn trong quá trình tác nghiệp. Trên thực tế, những quy định của tòa soạn là hiện thực hóa chứ không trên luật, trái luật. Anh đánh giá thế nào về kỹ năng nhập vai của các phóng viên báo Tiền phong? Theo anh, điều này đến từ quá trình tự rèn luyện của phóng viên hay sự đào tạo của tòa soạn? Hiện nay, ban Phóng sự báo Tiền phong tập hợp được những cây viết tốt thực hiện khá thành công các phóng sự điều tra. Tại các ban như ban Kinh tế - xã hội, ban Thời sự, ban Pháp luật, Khoa giáo cũng đều hình thành những cây viết điều tra có triển vọng. Khi điều tra, phóng viên của chúng tôi sử dụng nhập vai khá nhiều. Sở dĩ, phóng viên dám lăn xả nhập vai để điều tra là bởi họ có sự hiểu biết nhất định về vấn đề đó. Về phẩm chất, phóng viên là người có bản lĩnh, đam mê, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, mạo hiểm, đồng thời đủ tự tin để ứng xử với những tình huống phát sinh ngoài ý muốn trong quá trình nhập vai. Nhìn chung, kỹ năng nhập vai của phóng viên báo Tiền phong khá tốt, sử dụng nhiều vai, có nhiều tình huống nhập vai. Cơ bản là do phóng viên tự học, tự trau dồi qua kinh nghiệm của các thế hệ nhà báo đi trước, học hỏi từ các đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan chứ khó có trường lớp nào dạy được. Báo Tiền phong cũng tổ chức những đợt tập huấn chung về công việc của người làm báo, về những kỹ năng khi tác nghiệp. Còn đối với riêng điều tra, không phải phóng viên nào cũng mặn mà với thể loại này để có thể đào tạo chung chung nên đối với từng phóng viên, nhóm phóng viên, với từng đề tài cụ thể thì ban biên tập có sự hỗ trợ nhiệt tình, tăng cường những phương tiện, điều kiện vật chất, tinh thần, ủng hộ, khích lệ phóng viên. Anh có thể cho biết ở báo Tiền phong, quá trình thẩm định một bài báo điều tra khác gì một bài báo viết ở các thể loại khác? Vai trò của tòa soạn ở đâu trong quá trình nhập vai của phóng viên điều tra? Quy trình thực hiện một bài điều tra phải tuân theo quy định của tòa soạn từ lúc báo cáo về ý tưởng, kế hoạch thực hiện ý tưởng, tổ chức viết bài và biên tập đến in ấn, phát hành. Xuất phát từ yêu cầu cao về thông tin của bài điều tra, từ những khó khăn mà phóng viên điều tra gặp phải đặc biệt trong quá trình nhập vai, nên quy trình thực hiện bài điều tra cũng nghiêm ngặt, khắt khe, nhiều tầng lớp hơn khi thực hiện những tác phẩm báo chí khác. Ngay từ khi xét duyệt đề tài, nếu là một đề tài bình thường, chỉ cần phóng viên báo cáo trưởng ban, xin ý kiến ban biên tập là có thể thực hiện. Nhưng với một bài điều tra, phải xác minh thông tin ban đầu đến một mức độ nhất định mới quyết định có triển khai đề tài hay không. Trong quá trình đi thu thập thông tin tiếp theo, các phóng viên phải báo cáo tài liệu gồm ghi âm, hình ảnh, video, văn bảnvới các bộ phận có thẩm quyền. Trong nhiều trường hợp, trước khi duyệt đăng, người lãnh đạo cao nhất cũng yêu cầu phóng viên trình ra những chứng cứ này để đảm bảo sự chính xác, kín kẽ. Khi biên tập, đối với tác phẩm khác câu chữ không nói là dễ dãi, tùy tiện nhưng có thể thoải mái hơn, còn trong bài điều tra cần hết sức thận trọng bởi có khi chỉ thay đổi 1 từ sẽ khiến câu chuyện trở nên khác hẳn về bản chất, biến phóng viên từ đúng thành sai, đứng trước nguy cơ kiện cáo. Chỉ cần một khái niệm hiểu không đúng thì sẽ làm sai lệch cả vấn đề điều tra. Khi có khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức thì tòa soạn phải thành lập những hội đồng để xem xét, bao gồm những luật sư, những người giỏi chuyên môn nhất của cơ quan để xác minh, trả lời. Trong quá trình này, tòa soạn đóng vai trò là hậu phương, là bệ đỡ, là người đồng hành, là tri kỉ bên cạnh PV, giúp PV có được cơ hội, mạnh dạn thực hiện những tác phẩm điều tra phải nhập vai. Tiền phong luôn trân trọng những ý tưởng mới, vun đắp và tạo điều kiện để phóng viên tâm huyết, dám nghĩ dám làm, dám dấn thân, thực hiện những hoài bão trog việc tham gia vào những lĩnh vực điều tra này. Tòa soạn sẵn sàng tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để PV yên tâm với hoạt động của mình. Tòa soạn cũng đảm bảo rằng nếu không may có sự cố xảy ra, phóng viên làm đúng nhưng bị xâm hại trong và sau quá trình điều tra thì tòa soạn sẽ đứng ra bảo vệ đến cùng. Với cương vị người lãnh đạo, anh có đề xuất phương án gì để nâng cao kỹ năng nhập vai cho phóng viên, khuyến khích họ nhập vai điều tra khi cần thiết? Hoạt động tác nghiệp của phóng viên gần như là độc lập. Trong những sự kiện độc lập, phóng viên hoặc nhóm phóng viên của ban sẽ thực hiện, tác nhiệp theo biên chế của từng ban. Nhưng với vấn đề trải dài về mặt không gian, mở rộng về lĩnh vực thì Tiền phong sẽ thành lập những tổ phóng viên đặc nhiệm, phối hợp giữa các ban, các cơ quan thường trú tại các địa phương để giải quyết vấn đề. Nhận thức rõ vai trò của phương pháp nhập vai trong quá trình thu thập thông tin cho bài điều tra, Tiền phong luôn khuyến khích các phóng viên nhập vai trong những trường hợp cần thiết, khi điều tra yêu cầu để tạo nên những bài điều tra sâu sắc, hiệu quả tốt. Báo Tiền phong cũng chú trọng đào tạo cho phóng viên những hiểu biết về luật pháp. Đồng thời, huấn luyện phóng viên các kỹ năng để sử dụng các phương tiện tác nghiệp khi nhập vai; đào tạo kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình nhập vai; nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin sau khi thu thập, đảm bảo nhập vai là một quá trình thống nhất, mang lại hiệu quả thực tế về thông tin. Theo tôi, Tiền phong nói riêng và các cơ quan báo chí nói chung cũng cần có những cơ chế về tài chính, về chi phí nhập vai, về mức nhuận bút cao hơn cho các bài điều tra tốt, công phu, giá trị thông tin và tác động xã hội lớn, tiến tới đặt hàng những phóng viên điều tra tốt, chấp nhận vượt ra khỏi khuôn khổ về tài chính. Đó sẽ là những động lực, là sự hỗ trợ có tính khích lệ tinh thần phóng viên khi tham gia điều tra, nhất là điều tra bằng nhập vai. Xin cảm ơn anh! Hồ Sỹ Lực – Phóng viên Ban Kinh tế - xã hội, báo Tiền phong Chào anh, là PV lâu năm về mảng Kinh tế - Xã hội, từng có những bài phán ánh, điều tra có ý nghĩa, anh thấy giữa 2 thể loại này có sự khác biệt như thế nào? Theo tôi, phản ánh và điều tra có sự giao thoa, có những điểm chung và điểm riêng. Dù là phản ánh hay điều tra thì mục đích cuối cùng vẫn là thông tin đến bạn đọc một tình trạng, hiện tượng khách quan trong cuộc sống. Muốn phản ánh đúng thực tế, phóng viên cũng cần sử dụng những thao tác của điều tra, trong đó có nhập vai. Ví dụ, khi phản ánh về thị trường, phóng viên cũng cần nhập vai là người mua hàng, đi khảo sát giá để có thể tiếp xúc với người bán hàng hay những khách hàng khác. Bởi trong nhiều trường hợp, nếu sử dụng danh nghĩa nhà báo, có thể thông tin sẽ bị bóp méo. Điều tra, cũng là một dạng phản ánh, nhưng nó thường đề cập đến những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến pháp lý. Khi nhập vai điều tra, phóng viên thường gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin do các đối tượng điều tra thường có sự phòng ngừa, phản kháng mạnh hơn là các đối tượng khác. Khó nhất của điều tra là nắm được bản chất sự việc, cơ sở pháp lý của vấn đề, bởi vì nếu phản ánh chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện, nêu lên vấn đề thì mục tiêu cuối cùng của điều tra là tìm ra sự thật ẩn sau vấn đề mang tính hiện tượng đó. Cái khó của điều tra còn ở các biện pháp tác nghiệp thường không được công khai và phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Trong khi điều tra, anh có sử dụng kỹ năng nhập vai? Trong quá trình làm nghề, tôi nhập vai cũng tương đối nhiều. Để điều tra về việc CSGT, có khi tôi đóng vai thành người đi đường hỏi đường, có khi lại thành lái xe. Tôi còn nhớ lần điều tra việc buôn lậu bò ở cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình). Khi nhập vai một người đi mua bò về tiêu thụ, chúng tôi đã thâm nhập được vào trại bò lậu, hỏi được nhiều thông tin về giá cả, cách vận chuyển một cách rất sinh động. Thậm chí, khi chúng tôi yêu cầu chụp ảnh bò để về bàn với công ty về việc mua bán, chủ trại cũng đồng ý ngay không hề nghi ngờ. Nhưng khi họ hỏi những vấn đề chuyên môn nghề nghiệp như cách giết mổ bò như thế nào, một con bò chuyển về thường bao nhiêu cân hơi thì chúng tôi ngay lập tức lúng túng vì không chuẩn bị kỹ. Dù đã tìm cách lảng tránh câu hỏi, đưa đẩy sang vấn đề khác nhưng vẫn khiến chủ trại nghi ngờ. Về sau, họ theo dõi, thấy chúng tôi lên cửa khẩu làm việc với Hải quan. Thế là lộ! Họ bắt chúng tôi phải xóa bỏ hết các bức ảnh đã chụp trong trại bò. Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết về khoa học công nghệ, tôi biết rằng hoàn toàn có thể khôi phục dữ liệu ảnh một cách dễ dàng. Vì vậy, tôi tự mình xóa hết ảnh tại chỗ, tránh những va chạm không đáng có. Sau đó, chúng tôi lấy lại bằng chứng và đăng bài như bình thường. Đó là một lần sai sót để lại cho tôi nhiều kinh nghiệm về việc chuẩn bị và ứng xử khi nhập vai điều tra. Tôi nghĩ nhập vai là một kỹ năng cần thiết khi điều tra. Bởi muốn điều tra, trước hết phải qua giai đoạn nắm bắt vấn đề. Để nắm bắt đúng bản chất, làm cho vấn đề trở nên sinh động, trong nhiều trường hợp nhà báo phải nhập vai. Sau khi đã có được thông tin, người viết mới xuất hiện với vai trò là nhà báo để phỏng vấn cơ quan chức năng, các chuyên gia, thậm chí cả những đối tượng có dấu hiệu tiêu cực trong quá trình điều tra. Cũng đôi khi, nhập vai chưa chắc đã đem đến sự thật cuối cùng. Vì có những đối tượng tinh ranh và cảnh giác, họ sẽ không để lộ thông tin. Trong khi sử dụng danh nghĩa nhà báo lại có những quyền hạn nhất định, buộc họ phải trả lời, giao ra giấy tờBởi vậy, tùy tình huống mà nhà báo cần sử dụng linh hoạt những vai trò này, không nên trông chờ vào hiệu quả tuyệt đối của một phương pháp. Như vậy, theo anh việc giấu mình trong một vai khác là để giảm thiểu nguy hiểm khi tác nghiệp điều tra? Đúng vậy. Nhưng những sai sót khi nhập vai có thể còn gây cho nhà báo nguy hiểm gấp nhiều lần. Vậy nhập vai có cần nhiều kỹ năng? Phải khẳng định rằng, nguy hiểm, rủi ro là đương nhiên với nghề báo. Nhà báo luôn phải xác định trước điều này, nhất là khi nhập vai điều tra. Hơn nữa, hiện nay chưa có một hành lang pháp lý nào quy định về nhập vai. Bên Công an cũng có nghiệp vụ hóa trang điều tra, về bản chất giống nhập vai, nhưng họ được bảo vệ, với tư cách là người thi hành công vụ, không phải vi phạm pháp luật. Còn nhà báo, không được công cụ pháp luật hỗ trợ, hay có một cơ chế riêng để bảo vệ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, để nắm được thông tin thật thì nhà báo buộc phải nhập vai. Trong từng tình huống điều tra cụ thể, nhà báo luôn phải xem xét, xác định xem mình nhập vai như vậy có vi phạm pháp luật hay không? Phải có biện pháp phòng ngừa khi mà pháp luật chưa có hành lang để hợp pháp hóa hoạt động nhập vai của nhà báo. Ví dụ, để điều tra CSGT nhận hối lộ, nhà báo có thể vào vai một người tham gia giao thông bình thường đi sai luật để tiếp cận, ghi âm, chụp hình khi họ vòi vĩnh, nhưng đừng đưa tiền cho họ. Nếu vậy chính nhà báo đã vi phạm pháp luật. Khi điều tra về một siêu thị bán hàng giả, hàng lậu, trước hết nhà báo hãy sử dụng quyền lợi công dân của mình là một người tiêu dùng bình thường để hỏi, để tìm kiếm thông tin, như vậy hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Rất nhiều nhà báo sử dụng phương pháp này và cũng rất thuyết phục bạn đọc. Ở đây, cũng cần xác định rõ, nhà báo không thể thay thế vai trò của công an, cảnh sát, Tòa án để đưa ra phán quyết kết tội bất cứ ai. Vai trò của nhà báo điều tra chỉ dừng lại ở việc tìm và đưa ra những bằng chứng xác thực để đốc thúc cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, cung cấp chứng cứ để hỗ trợ việc điều tra. Việc kết tội không trong thẩm quyền có thể khiến nhà báo bị kiện cáo dù có đủ bằng chứng trong tay. Hiện, Luật báo chí đang trong quá trình sửa đổi, bố sung, tranh luận về việc nhà báo khi làm việc có phải là đang thi hành công vụ hay không? Nếu tác nghiệp của nhà báo được xem là thi hành công vụ thì nhà báo có thể có cơ sở pháp lý, được bảo vệ tốt hơn. Theo anh, nhà báo khi nhập vai điều tra cần những kỹ năng gì? Đầu tiên, phải hiểu rõ những thông tin về pháp luật. Không chỉ những quy định về nhập vai mà nhà báo còn phải biết cả những kiến thức về tội phạm, tính hiệu lực của các bằng chứng. Đơn cử như việc băng ghi âm có được sử dụng làm bằng chứng trước tòa không? Thì câu trả lời là hiện nay, theo quy định, “Các tài liệu nghe được, nhìn được, được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó” (khoản 2, Điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự). Như vậy, ghi âm chỉ được coi là bằng chứng nếu có các văn bản như giấy vay nợ, hợp đồng, biên bản Thứ 2, chuẩn bị những phương tiện kỹ thuật, những tình huống nhập vai. Ví dụ, khi nhập vai làm nhân viên của một công ty, bên cạnh việc “diễn” cho ra dáng một nhân viên thì nhà báo cũng luôn phải trong tư thế sẵn sàng ghi âm, quay phim, chụp ảnh, thậm chí phải chủ động khơi gợi thông tin, tạo ra các tình huống để lấy được bằng chứng. Thậm chí phải chuẩn bị cả những tình huống sau khi nhập vai, sau khi sự việc bị phanh phui. Đó là những nguy cơ nhà báo bị đe dọa, trả thù. Khi đó, nhà báo phải bình tĩnh xử lý, tổng hợp lại những chứng cứ mình đã có để tự bảo vệ mình. Phóng viên báo Tiền phong có được đào tạo những kĩ năng này? Theo tôi được biết thì chưa có cơ quan báo chí nào có đào tạo riêng về kỹ năng nhập vai. Ở Tiền phong, phóng viên cũng chỉ được tập huấn những kỹ năng làm báo nói chung, trong đó ít nhiều đả động đến nhập vai, chứ không có một chuyên đề cụ thể nào. Để đạt đến sự nhuần nhuyễn, thuần thục khi nhập vai chủ yếu là do quá trình nhà báo tự rèn luyện. Xin cảm ơn anh! Minh Đức – Phóng viên ban Pháp luật, báo Tiền Phong Anh từng thực hiện nhiều tài điều tra nóng hổi. Gần đây nhất là đề tài rút ruột xăng dầu hay loạt bài điều tra những cây xanh bị chặt hạ ở Hà Nội đã đi đâu. Trong những bài điều tra đó anh nhiều lần sử dụng kỹ năng nhập vai. Vậy nhập vai có phải là sở thích, sở trường của anh? Nói về thích trước. Không thể phủ nhận vai trò của nhập vai khi thực hiện tác phẩm điều tra. Đó là nhà báo trở thành một người khác để tiếp cận đối tượng, thu nhận những thông tin chính xác, chân thực, những sự thật bị giấu kín. Nhiều tình huống nhập vai làm tăng hiệu ứng, tính thuyết phục của bài báo, danh tiếng của nhà báo. Nhưng nhập vai chỉ là một trong những cách thức thu thập thông tin của thể loại điều tra. Đó là do yêu cầu của vấn đề điều tra, quá trình điều tra. Có những tính huống cần đi sâu vào đối tượng điều tra, nắm rõ cách thức hoạt động của đối tượng, khi mà với vai trò nhà báo không thể hoặc khó thu được những thông tin đó thì cần nhập vai. Chứ không phải cứ thích là nhập vai, hứng là đóng giả ai đó. Nếu nhập vai tùy tiện mà không đem lại hiệu quả thông tin, không giúp tìm ra bản chất vấn đề hoặc có phương pháp dễ dàng hơn để khám phá vấn đề thì không nhập vai để làm gì cả. Nhập vai cho “vui” thì không phải nhà báo chuyên nghiệp. Tất nhiên, để nhập vai được thì nhà báo cũng cần sự yêu thích, đam mê, dám dấn thân khi điều tra đòi hỏi. Bởi khi nhập vai là phải xác định những nguy hiểm, rủi ro nhất định nếu “vai” bị lộ hoặc những phản kháng của đối tượng khi nhà báo đã “thoát vai”, khi bài đã lên mặt báo. Tôi sẵn sàng nhập vai không phải vì thích nổi tiếng hay vì “liều” mà là vì đây là cách đưa tôi đến gần sự thật hơn cả, tôi được hưởng cảm giác là người trong cuộc, sống trong sự việc. Tôi thích vì trân trọng hiệu quả và những cảm giác trải nghiệm nó mang lại. Còn nói nhập vai là một sở trường thì tôi không dám nhận. Chỉ có thể nói rằng, qua nhiều tình huống điều tra, tôi cũng đã có những kỹ năng nhập vai nhất định, từ việc làm sao để có thể khai thác sâu “vai” của mình, tránh bị lộ, đến ứng xử trong các tình huống nhập vai làm gì để tránh khỏi nguy hiểm khi bị phát hiện. Chủ yếu tôi rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm qua quá trình làm nghề. Anh có nói đến rèn luyện để hoàn thiện dần kỹ năng nhập vai? Cụ thể anh đã rèn luyện như thế nào? Một nhà báo luôn phải tìm hiểu, nắm vững các kiến thức pháp luật để làm cơ sở phân tích, xử lý thông tin trong quá trình điều tra của mình. Nhưng đối với nhà báo nhập vai, pháp luật còn là cơ sở, là giới hạn để bảo vệ nhà báo khỏi những hệ lụy. Việc cập nhật thông tin pháp luật giúp nhà báo xác định nhập vai như thế nào là đúng, là không vi phạm pháp luật. Khi xác định phải nhập vai, nhà báo cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho quá trình nhập vai. Cần biết đối tượng mình sẽ nhập vai là ai, hoạt động ra sao để “diễn” cho đúng, cho thật. Tôi luôn nghiên cứu rất kỹ đối tượng mình sẽ vào vai. Ví dụ có lần, tôi đóng vai làm lãnh đạo của một huyện xuống kiểm tra cơ sở kinh doanh thì tôi phải tìm hiểu ông ta là ai, họ tên là gì, tướng tá, ăn mặc như thế nào, ngôn ngữ, giọng điệu ra sao. Thậm chí, để bảo vệ tin, tôi phải gọi điện cho một người bạn, cố làm giọng hách dịch như người có chức có quyền. Nhờ vậy, tôi mới dễ dàng vào được cơ sở đó. Phải không ngừng học hỏi. Kinh nghiệm của những người đi trước, của đồng nghiệp chính là “bảo bối” hướng dẫn tôi cách nhập vai, giúp tôi tránh khỏi hoặc ít nhất là hạn chế những sai sót khi vào vai. Khi mới vào nghề, chưa trải nghiệm nhiều, tôi coi những kinh nghiệm này như “phao” để tôi “bơi” được giữa thế giới nhân vật muôn hình vạn trạng mà tôi phải hóa thân vào. Đến giờ, khi đã nhiều năm lăn lộn, tự tích lũy cho mình những bài học riêng, tôi vẫn rất trân trọng những kinh nghiệm đó. Bên cạnh đó, tôi cũng không ngừng cập nhật và học hỏi cách sử dụng những công nghệ mới. Bạn biết đấy, bây giờ những thiết bị ghi âm dạng bút dễ bị phát hiện nên phải chuyển sang những loại khác để nghe lén như cúc áo, hay camera hình đồng hồ mà ngay cả những thiết bị đó rồi cũng lỗi thời khi được sử dụng quá nhiều, bị các đối tượng biết được. Và dù chuẩn bị kỹ đến đâu thì khâu quan trọng nhất vẫn là quá trình nhập vai thực tế. Có nhiều tình huống phát sinh khi thực sự vào vai đòi hỏi nhà báo phải ứng xử linh hoạt, thông minh. Khi đó chỉ có phông văn hóa, vốn kiến thức đối với muôn mặt cuộc sống chứ không có một kỹ năng có thể giúp được nhà báo. Phải có kiến thức thì mới đưa đẩy được vấn đề một cách khéo léo, để nhà báo có thể ứng phó với những gì ngoài sự chuẩn bị ban đầu. Tôi không bao giờ chủ quan với tri thức của mình, phải luôn theo sát mọi vẫn đề, thậm chí hiểu sâu, đào rộng vấn đề. Anh có thể chia sẻ thêm về bài “Đột nhập bãi rút ruột xe bồn ở Hải Dương” (báo Tiền phong – số 7 – ngày 7/1/2015). Anh đã nhập vai như thế nào? Trong bài này, việc điều tra không mấy nguy hiểm, điều khó khăn nhất là phải tiếp cận và quay lại, chụp được cận cảnh rút ruột xăng dầu. Nhưng thực sự đối tượng rất tinh vi. Chúng quây kín bãi đất rộng, cho xe lùi sâu vào trong, nội bất xuất, ngoại bất nhập, xe chỉ được ra vào khi có sự cho phép của bảo vệ nên gần như không thể quan sát gì được từ bên ngoài. Sử dụng flycam (thiết bị bay điều khiển từ xa dùng để chụp ảnh và quay phim từ trên không) cũng không phát huy tác dụng vì khu vực xung quanh bãi đỗ xe quá nhiều cây cối. Bởi vậy, chúng tôi phải vào nhiều vai để tiếp cận khu vực này. Sau khi vào vai lái xe mà vẫn không thể lọt vào trong bãi đỗ, chúng tôi phải vào vai thợ sửa điện lực để có thể thám thính địa hình bãi đỗ từ trên cao. Nhưng đó chỉ đơn thuần là quan sát. Sau khi định vị được vị trí các xe đỗ để sang chiết hàng, chúng tôi đóng giả khách làng chơi thuê một nhà nghỉ ở phía sau đó, nhiều ngày liền dùng camera ghi hình từ ban công, cửa sổ của nhà nghỉ đó. Khi quay hình cũng cần chọn góc độ để tránh cây cối và tránh con mắt của các lái xe và bảo vệ. Cuối cùng chúng tôi cũng có được những hình ảnh cần có. Cùng với theo dõi, quan sát, hỏi người dânchúng tôi đã dần hoàn thiện thông tin để có được bài viết trên báo. Theo anh, phẩm chất nào cần thiết nhất với một nhà báo khi nhập vai? Cần nhất là sự dũng cảm, gan dạ. Nhà báo phải không ngại nguy hiểm mới dám, mới sẵn sàng nhập vai khi cần thiết. Tất nhiên, dũng cảm chứ không phải “liều”, thiếu cơ sở.Thứ nữa, khi nhập vai, rất cần sự khéo léo, nhanh nhẹn vì đó là sự giao tiếp trực tiếp nhưng không công khai. Điều tra nói chung sự tinh ý, kiên trì, nhạy bénnhưng thể hiện và đòi hỏi cao độ nhất khi nhập vai. Xin cảm ơn anh! CÁC BÀI BÁO ĐIỀU TRA CÓ SỬ DỤNG KỸ NĂNG NHẬP VAI TRÊN BÁO LAO ĐỘNG (từ ngày 1/10/2014 – 31/3/2015) STT Tên bài Tác giả Số báo Ghi chú 1 CSGT tỉnh Nghệ An: Nhiều sai phạm khi thực thi công vụ - Bài 1: Kiểm tra "cái gì" trong nháy mắt? Lâm Hưng Thơ - Hồng Triều 229 01/10/2014 -Vai lái xe -Chuyên mục phóng sự (Trang 6) 2 Nạn sản xuất mũ bảo hiểm giả tại TP.HCM: Cơ sở thật, địa chỉ "ma" - Bài 1: bất lực vơi mũ bảo hiểm giả Trần Phan - Minh Quân 230 02/10/2014 -Vai khách hàng -Trang Thời sự (1+7) 3 Buôn lậu vẫn ngày đêm qua biên giới - bài 3: Đường đi của hàng lậu Thành An - Thông Chí 246 21/10/2014 -Vai hành khách -Trang Kinh tế - Xã hội (1+3) 4 Buôn lậu vẫn ngày đêm qua biên giới - bài 4: Đội lốt hóa đơn cho hàng lậu Thành An - Công Thắng 247 22/10/2014 -Vai khách hàng -Trang Kinh tế - Xã hội (1+3) 5 Quốc lộ 14 - tan nát trên từng cây số - bài 1: khổ nạn một con đường Thanh Hải - Đặng Trung Kiên 249 24/10/2014 -Vai hành khách -Trang Thời sự (1+7) 6 Quốc lộ 14 - tan nát trên từng cây số - bài cuối: Giải pháp thi công bất hợp lý Thanh Hải - Đặng Trung Kiên 250 25/10/2014 -Vai hành khách -Trang Thời sự (1+7) 7 Tôn giả lũng đoạn thị trường- Bài 1: Gian dối từ đại lý tới cửa hàng bán lẻ Nhóm PVĐT 271 19/11/2014 -Vai khách hàng - Trang Kinh tế - Xã hội (1+3) 8 Phá đường dây buôn bán rùa biển lớn nhất Việt Nam Hoàng Quân 273 21/11/2014 -Nhiều vai - Trang Kinh tế - Xã hội (1+3) 9 Loạn taxi "dù" ở Quảng Ninh Nguyễn Hùng 273 21/11/2014 -Vai khách hàng -Trang Thời sự (7) 10 Ai là "ông trùm" thật sự của những "nấm mồ rùa biển lớn nhất Việt Nam"? Hoàng Quân - Sơn Thành 280 29/11/2014 -Nhiều vai, trong đó có vai người đi mua đất làm kho xưởng -Trang Ghi chép (5) 11 Lạ lẫm với "Uber" taxi Nhóm Phóng viên 284 4/12/2014 -Vai hành khách -Trang Quốc tế (6) 12 Thất thu 8000 tỉ đồng/năm vì thuốc lá lậu Phùng Bắc 285 5/12/2014 -Vai khách hàng -Trang Thời sự (7) 13 Đường đi của máu Khương Quỳnh - Minh Quân - Phùng Bắc 287 8/12/2014 -Vai bệnh nhân (người đi bán máu) -Trang Quốc tế (6) 14 Vì sao khát vé? Đắc Lâm 290 11/12/2014 -Vai khách hàng -Trang Thể thao - văn hóa (1+5) 15 Vé tàu Tết Ất Mùi 2015: Nhà ga báo hết, "cò" tung vé ra bán Minh Quân - Trần Phan 291 12/12/2014 -Vai hành khách -Trang Thời sự (1+7) 16 "Mua đường" sang Campuchia đánh bạc giá2000 đồng Hữu Danh 303 26/12/2014 -Vai con bạc -Trang Thời sự (1+7) 17 Buôn lậu "nóng" biên giới Tây Nam - Bài 1: Buôn lậu cả ngày lẫn đêm Hữu Danh 304 27/12/2014 -vai khách hàng -Trang Thơi sự (1+7) 18 Rừng bảo tồn là con ngỗng béo Đỗ Doãn Hoàng 8 10/1/2015 -Vai người đi rừng 19 Bánh kẹo Tết - nhãn hiệu nào cũng "nhái" Thông Chí - Cao Nguyên - Lệ Hà 11 14/1/2015 -Vai khách hàng -Trang Thời sự (1+7) 20 Viết tiếp bài "Bánh kẹo Tết - nhãn hiệu nào cũng "nhái": Hàng "nhái" đổ về tỉnh lẻ lừa người tiêu dùng Thông Chí - Cao Nguyên 12 15/1/2015 -Vai khách hàng -Trang Kinh tế -Xã hội (1+3) 21 Bột bắp + Hóa chất = Cà phê Đặng Trung Kiên 23 28/1/2015 -Vai khách hàng -Trang Thời sự (1+7) 22 Viết tiếp vụ Triển khai dự án cáp treo treo trên đỉnh Fansipan: Ghi nhận từ độ cao 3000m: Đâu là sự thật? Thành An - Thông Chí 23 28/1/2015 -Vai khách du lịch -Trang Thời sự(1+7) 23 Giết mổ gia súc, gia cầm ngoài vòng kiếm soát:Thực phẩm bẩn đến thẳng chợ Nhóm PV kinh tế 23 28/1/2015 -Vai khách hàng -Trang Kinh tế -xã hội (1+3) 24 Xe về tết nhồi nhét, "chặt chém" Hà Anh Chiến 33 9/2/2015 -Vai hành khách -Trang Thời sự (1+7) 25 Xe về tết nhồi nhét, "chặt chém" Nhóm PV 33 9/2/2015 -Vai hành khách -Trang Thời sự (1+7) 26 Hành xác trên xe khách QL1A Hoàng Hưng 47 2/3/2015 -Vai Hành khách -Trang Thời sự (1+7) CÁC BÀI BÁO ĐIỀU TRA CÓ SỬ DỤNG KỸ NĂNG NHẬP VAI TRÊN BÁO TIỀN PHONG (từ ngày 1/10/2014 – 31/3/2015) STT Tên bài Tác giả Số báo Ghi chú 1 Đủ kiểu mua thông tin cá nhân Nguyễn Dũng 297 24/10/2014 -Vai khách hàng -Trang Thời sự (15) 2 Mua thông tin cá nhân: Hé lộ nguồn cung cấp Nguyễn Dũng 301 28/10/2014 -Vai khách hàng -Trang Xã hội (13) 3 Bất thường đường dây đi Úc giá 350 triệu Nhóm PV kinh tế 303 30/10/2014 -Vai hành khách -Trang Xã hội (13) 4 "Cò" lộng hành bệnh viện Ngô Đào 309 05/11/2014 -Vai bệnh nhân -Trang Khoa giáo (6) 5 Một siêu thị trên QL1A hoa hồng cho tài xế 47% Nam Cường 314 10/11/2014 -Vai khách hàng -Trang Thời sự (15) 6 Bó tay với thịt ruốc giá rẻ Nguyễn Hà 315 11/11/2014 -Vai khách hàng -Trang Xã hội (1+4) 7 Hoang mang trước "ma trận" tôn giả - Bài 1: Tôn giả “làm xiếc” người tiêu dùng Phạm Tuyên - Phạm Anh 323 19/11/2014 -Vai khách hàng - Trang Kinh tế (1+5) 8 Hoang mang trước "ma trận" tôn giả- bài 2: Bất lực nghìn tỷ đồng thất thu Phạm Tuyên - Phạm Anh 324 20/11/2014 -Vai khách hàng - Trang Kinh tế (1+5) 9 Trường chi bao nhiêu tiền cho bữa ăn của trẻ? Nhóm Pv khoa giáo 335 01/12/2014 -Vai khách hàng - Trang Khoa giáo(6) 10 Xe ba bánh "đại náo" thủ đô Trần Hoàng 336 02/12/2014 -Vai khách hàng -Trang Nhịp sống thủ đô (10 11 "Dắt mũi" kẻ lừa đảo giả danh giám đốc công ty xổ số Công Minh 342 08/12/2014 -Vai dân mê cờ bạc -Trang Pháp luật (1+11) 12 Taxi Uber: người dân vẫn đi, Nhà nước tìm cách quản Thu Vân - Tuấn Đức 359 25/12/2014 -Vai khách hàng -Trang Bạn đọc (10) 13 Mứt, bánh kẹo "3 không bày bán tràn lan Nguyễn Hà 7 07/01/2015 -Vai hành khách -Trang Khoa giáo (6) 14 Đột nhập bãi rút ruột xe bồn ở Hải Dương Minh Đức - CTv 7 07/01/2015 -Nhiều vai: lái xe, -Trang phóng sự (1+9) 15 Tiền mấtbằng tan Ngyễn Dũng 10 10/01/2015 -Vai khách hàng -Trang Xã hội (10) 16 Đấu thầu hay o bế thầu Hoàng Nam 23 23/01/2015 -Vai khách hàng -Trang Bạn đọc (10) 17 Khói shisha bủa vây giới trẻ Văn Hiếu - Lê Nguyễn 23 23/01/2015 -Vai dân chơi shisha -Trang Xã hội (1+13) 18 Giữa thủ phủ cà phê tận thấy cà phê bẩn Nga - Mai - Kiến - Thảo 23 23/01/2015 -Vai khách hàng -Trang Phóng sự (1+9) 19 Ô tô điện không giấy tờ vi vu ở TP.HCM Hữu Huy 17 17/01/2015 -Vai khách hàng -Trang Xã hội (1+4) 20 Bánh kẹo làng nghề siêu rẻ Trần Hoàng 27 27/01/2015 -Vai khách hàng -Trang Nhịp sống thủ đô (1+10) 21 Dịch vụ đổi tiền lẻ áp tết: càng cấm , tiền chênh lệch càng cao Tú Anh 29 29/01/2015 -Vai khách hàng -Trang Nhịp sống thủ đô (11) 22 Choáng với bột ninh nhừ siêu tốc Nguyễn Hà 33 02/02/2015 -Vai khách hàng -Trang Thời sự(1+15) 23 Công nghệ mứt bẩn Hữu Huy 03/02/2015 -Vai khách hàng -Trang Xã hội (1+4) 24 Bất an "xe dù" ngày tết Lê Hà - Việt Hùng 39 08/02/2015 -Vai hành khách -Trang Thời sự (5) 25 Bất an bữa ăn học trò Nhóm PV TPHCM 70 11/03/2015 -Vai khách hàng -Trang Xã hội (1+4) 26 Vào lò làm nước đá bẩn Nhóm PV TPHCM 82 23/03/2015 -Vai công nhân -Trang Bạn đọc (10) 27 Theo dấu cây xanh vừa bị đốn hạ ở Thủ Đô Minh Đức 82 23/03/2015 -Người chơi diều - Trang Pháp luật (1+11) 28 Cạm bẫy dịch vụ việc làm miễn phí Văn Minh - Ngô Bình 90 31/03/2015 -Vai khách hàng -Trang Xã hội (1+14) Bảng 2.1. Tỷ lệ bài báo điều tra sử dụng kỹ năng nhập vai (%) Tiêu chí Số lượng bài Tỷ lệ (%) Bài điều tra nhập vai 54 10.73 Bài điều tra không sử dụng kỹ năng nhập vai 449 89.27 Bảng 2.2. Tỷ lệ các bài điều tra có nhập vai phân theo lĩnh vực (%) Lĩnh vực Số bài Tỷ lệ (%) An ninh kinh tế 24 44.44 An ninh trật tự 16 29.62 Vệ sinh an toàn thực phẩm 11 20.37 Bảo vệ môi trường - sinh thái 3 5.56 Bảng 2.3. Tần xuất của các dạng vai trong các bài báo khảo sát Các dạng vai Báo Lao động Báo Tiền Phong Tỷ lệ so với tổng số bài điều tra nhập vai (%) Vai khách hàng 11 20 57.41 Vai hành khách 8 2 18.52 Một số vai khác 7 6 24.07

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnguyen_thuy_trang_kltn_863.docx