Malaysia có điều kiện tương đồng như ở Việt Nam về điều kiện kinh tế, Sở giao dịch hàng hóa Bursa của Malaysia cũng nằm gần vùng nguyên liệu như BCEC. Tuy nhiên, khác với BCEC, Bursa rất thành công. Sự thành công của Bursa in đậm sự hậu thuẫn và giúp đỡ mạnh mẽ từ chính quyền Malaysia, đây là điều mà BCEC chưa có. Vì vậy, điểm mấu chốt để quyết định BCEC có thành công hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào sự ủng hộ và hậu thuẫn của nhà nước cộng với sự nỗ lực của nhân viên. Dù nhiều giải pháp được đưa ra mà nhà nước không ủng hộ thì BCEC chỉ còn cách chấm dứt hoạt động.
52 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giảm thiểu chi phí vận chuyển cà phê và kho bãi để góp phần tăng thanh khoản cho Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) trong giai đoạn cuối 2013 trở về sau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p quy trình mua bán an toàn, minh bạch, thủ tục giao nhận đơn giản, nhanh chóng. Đồng thời Trung tâm cũng cung cấp các hợp đồng giao sau giúp người tham gia chốt giá trước tại mức giá mong muốn. Điều này khắc phục được 2 rủi ro trên, giúp người tham gia yên tâm sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là nông dân trồng cà phê.
Tạo kênh đầu tư mới cho các nhà đầu tư tài chính
Giao dịch cà phê giao sau tại Trung tâm thể hiện qua các việc như mua bán cùng một hợp đồng và đánh giá trạng thái hợp đồng hàng ngày. Hơn nữa cà phê là loại hàng hóa có tính biến dộng cao, điều này sẽ tạo ra một kênh đầu tư tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tư Việt Nam.
Sơ đồ tổ chức và nhân sự
Sơ đồ tổ chức của Trung tâm như sau:
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của BCEC
Giám đốc..L döï aùneáø toaùnafecontrol/afecontrol ñeå thölaø: Taäp ñoaøn caø pheâ Thaùi Hoøa, Ngaân haøng Thöông maïi Coå phaàn Kyõ th
Phó giám đốc
HĐQT rủi ro
P. Quản lý thanh toán
Ban quản lý dự án
P. Pháp chế
P. Quản lý sàn và CN
P. Quản lý thành viên
P. QLKÑ & CGSP
P. Hành chính tổng hợp
Ngân hàng ủy thác thanh toán
Đơn vị ủy thác quản lý kho
Đơn vị ủy thác giám định CL hàng hóa
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp
Về nhân sự, Trung tâm có tổng số cán bộ, viên chức là 28 người, trong đó có 17 nam và 11 nữ. Bao gồm giám đốc, phó giám đốc và các nhân viên làm việc tại 7 phòng ban khác nhau như sơ đồ tổ chức đã thể hiện.
Các tổ chức ủy thác, đối tác và những hoạt động hợp tác
Các đơn vị được Trung tâm ủy thác
Ngân hàng ủy thác thanh toán: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank), thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các hoạt động giao dịch tại Trung tâm đồng thời cung cấp các dịch vụ về tài chính, tín dụng, ngân hàng.
Quản lý kho hàng và chuyển giao sản phẩm: Công ty cổ phần Thái Hòa Buôn Ma Thuột đảm nhận vai trò quản lý kho, tổ chức vận hành hệ thống kho và nhà máy chế biến; thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, ký gửi hàng hóa; cung cấp dịch vụ kho bãi, các dịch vụ khác về gia công, chế biến, chuyển giao cà phê sau khi có kết quả giao dịch.
Đơn vị kiểm định chất lượng: Công ty cổ phần Giám định Cà phê và Hàng hóa xuất nhập khẩu (CafeControl) thực hiện việc kiểm định chất lượng, chủng loại cà phê đưa vào giao dịch tại BCEC.
Các đối tác và những hoạt động hợp tác
Trung tâm đã hợp tác với các sàn giao dịch hàng hóa trong nước và quốc tế để học hỏi chia sẻ kinh nghiệm bao gồm:
Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam : thành lập tổ công tác, xây dựng cụ thể phương án niêm yết chéo sản phẩm; kết nối trung tâm kiểm định và giao nhận hàng hóa, trung tâm thanh toán để phát triển thị trường cà phê.
Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc
Sàn giao dịch hàng hóa Bursa của Malaysia
Sàn giao dịch hàng hóa Singapore
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX): ký kết hợp tác nhằm đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của Trung tâm trong việc phát triển và vận hành sàn giao dịch; là cầu nối để Trung tâm thực hiện các chương trình khảo sát tại các thị trường chứng khoán nước ngoài.
Các đơn vị khác mà Trung tâm hợp tác:
Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (VITIC) thuộc Bộ Công Thương; Viện chính sách và chiến lược phát triển nông thôn (IPSARD) : hợp tác để hỗ trợ đào tạo logistic, nghiên cứu về ngành hàng, thị trường.
Ngân hàng Techcombank: hợp tác để thành lập Hội đồng quản trị rủi ro.
NextVIEW Group Singapore: để tăng cường quảng bá, tiếp thị hình ảnh của Trung tâm với thế giới nhằm phát triển một Sở giao dịch hàng hóa thành công ở Việt Nam
Hợp tác vơi Công ty TNHH Một thành viên XNK 2-9 Đăklăk để phát triển mở rộng hệ thống kho hàng. Công ty này có chức năng thực hiện quản lý kho hàng, cung cấp dịch vụ kho bãi, nhập kho, gia công chế biến, bảo quản cà phê. Tuy nhiên, sự hợp tác này vẫn chưa có kế hoạch triển khai do Trung tâm không thể giao cho đối tác toàn quyền quản lý lượng hàng gửi vì rủi ro cao.
Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính thanh khoản của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
2.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
2.1.1 Khái quát tình hình hoạt động của BCEC từ tháng 12 năm 2008 đến nay
2.1.1.1 Giao dịch giao ngay
Sau khi khai trương hoạt động vào tháng 12/2008, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột thực hiện tiếp nhận cà phê ký gửi của các thành viên tham gia và tổ chức hoạt động mua bán cà phê giao ngay thông qua hình thức giao dịch điện tử khớp lệnh tập trung. Phương thức giao ngay áp dụng tại BCEC có thể tóm tắt qua hình vẽ sau:
Thành viên đăng ký bán (nông dân)
Đưa hàng (Cà phê)
Hệ thống kho của Trung tâm
Chứng thư gửi kho
Lưu ký ngay vào hệ thống để thực hiện đặt lệnh chào bán
Thành viên kinh doanh (Người mua)
Khớp lệnh
Chào bán
Chào mua
Tiền
Hàng
Hình 2.1 : Phương thức giao ngay áp dụng tại BCEC
Thành viên đăng ký bán là nông dân đưa hàng đến hệ thống kho của Trung tâm, làm thủ tục nhập hàng và được cấp chứng thư gửi kho. Chứng thư này cũng có thể được lưu ký ngay vào hệ thống để thực hiện việc đặt lệnh chào bán đối với khối lượng hàng ký gửi. Sau khi khớp với các lệnh chào mua do thành viên kinh doanh của Trung tâm đặt, các giao dịch thành công này sẽ được tất toán bằng hình thức người bán nhận được tiền, người mua nhận được hàng tại kho của Trung tâm. Hợp đồng mua bán trên sàn do Trung tâm ban hành, người bán và người mua ký trực tiếp với nhau dưới sự giám sát của Trung tâm.
Ngoài ra, nông dân còn được cung cấp các dịch vụ tín dụng của ngân hàng ủy thác thanh toán (Techcombank): Nông dân có thể thế chấp cà phê (tối đa là 70% giá trị lô hàng ký gửi) để vay trang trải chi phí và tái đầu tư vườn cây nếu cần. Thực tế thành viên ký gửi cà phê đều có nhu cầu và dư nợ tín dụng đến tháng 7/2011 là 5 tỷ đồng.
Các điều khoản chi tiết về quy cách giao dịch cà phê giao ngay niêm yết thể hiện trong phụ lục 2.
Sau một thời gian hoạt động giao dịch giao ngay, kết quả hoạt động thu được thể hiện chi tiết trong bảng sau:
Bảng 2.1 Tình hình phát triển thành viên và giao dịch sản phẩm cà phê giao ngay tại BCEC giao đoạn 2008 tới 2011
Niên Vụ
(một niên vụ bắt đầu từ tháng 10)
Thống Kê
2008-2009
2009-2010
2010-2011
Số lượng thành viên môi giới
1
3
4
Số lượng thành viên kinh doanh
19
21
21
Số lượng thành viên đăng ký bán
29
43
47
SL thành viên gửi cà phê vào kho
15
33
10
Tổng khối lượng nhập vào kho
407 tấn
641 tấn
79 tấn
Giao dịch khớp lệnh
93 tấn
0
0
Giao dịch thỏa thuận
12 tấn
943 tấn
79 tấn
Tồn kho giao dịch
302 tấn
0
0
Loại cà phê
R1A
98 tấn
11 tấn
R1C
178 tấn
18 tấn
R2B
407 tấn
365 tấn
50 tấn
Tổng
407 tấn
641 tấn
79 tấn
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Phòng Thành viên và Phòng QLKĐ&CGSP
Điều đáng lưu ý là sau một thời gian hoạt động khá dài thì giao dịch khớp lệnh từ niên vụ 2009-2010 cho đến này đều bằng 0. Có nghĩa là từ 2009 đến nay, cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại phục vụ cho việc giao dịch của Trung tâm đều bỏ ngỏ, không được sử dụng.
Điều thứ hai là Tồn kho giao dịch từ niên vụ 2009-2010 đến nay cũng bằng 0, có nghĩa là sau khi ký gửi cà phê tại kho của Trung tâm thì nông dân đều rút ra để giao dịch thỏa thuận bên ngoài hệ thống.
Như vậy, hoạt động giao ngay của Trung tâm chỉ khởi động vào lúc thành lập, sau đó không mang lại kết quả gì.
2.1.1.2 Giao dịch giao sau
Sau khi có Công văn số 9254/VPCP-KTN ngày 22/12/2010 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho phép thí điểm mô hình sàn giao dịch cà phê kỳ hạn tại Trung tâm, Trung tâm đã hoàn thành đề án thí điểm giao dịch cà phê kỳ hạn trình Bộ công thương và UBND tỉnh Đăklăk phê duyệt.
Tháng 3/2011 Trung tâm chính thức triển khai giao dịch cà phê kỳ hạn nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng hơn về giao dịch hàng hóa, tăng tính thanh khoản, thúc đẩy hoạt động giao ngay phát triển.
Hợp đồng kỳ hạn ở Trung tâm là thỏa thuận mà bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận một lượng cà phê nhất định của một loại cà phê nhất định qua Trung tâm theo những tiêu chuẩn của Trung tâm tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trung tâm đã triển khai thiết lập một thị trường cà phê giao sau (thị trường giao dịch kỳ hạn đối với loại cà phê đã được quy chuẩn về chất lượng), thành viên tham gia giao dịch đặt lệnh qua hệ thống (quy trình đặt lệnh nằm trong phụ lục 3).
Thị trường cà phê giao sau là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo hộ giá cho người sản xuất trong nước, bảo vệ giá cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới, thực hiện được yêu cầu của hoạt động xuất khẩu trên cơ sở nhu cầu thị trường định hướng sản xuất.
Điều đáng tiếc là hầu như chưa có hoạt động giao sau nào được thực hiện qua BCEC vì một số lý do khách quan như thanh khoản và hiểu biết ít ỏi của nông dân về thị trường giao sau.
2.1.1.3 Phân tích tình hình hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột bằng mô hình SWOT
4 yếu tố của mô hình SWOT ứng với thực trạng của BCEC thể hiện như sau:
Bảng 2.2 : 4 yếu tố của mô hình SWOT đối với BCEC
ĐIỂM MẠNH
Nằm tại trung tâm, vùng đất trồng và thu hoạch cà phê lớn nhất Việt Nam, và gần với hầu hết người mua và người bán mặt hàng này
Sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh Đăklăk.
Các trang thiết bị tốt, trong đó có sàn giao dịch, khu văn phòng, hạ tầng công nghệ thông tin.
Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các tổ chức ủy thác có trình độ chuyên môn cao
Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ AFD bao gồm kinh phí cho tư vấn dự án, tư vấn pháp lý, đào tạo, dịch vụ thông tin, và hệ thống công nghệ thông tin.
ĐIỂM YẾU
Các bên tham gia thị trường của địa phương không quen với mô hình sàn giao dịch hàng hóa.
Sự khó khăn trong quản lý và hoạt động của một cơ chế đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Ngân sách hoạt động và vốn hạn hẹp.
Mô hình sàn giao dịch hàng hóa hiện nay chưa tương thích với khung pháp lý.
CƠ HỘI
Mô hình mới có khả năng tăng sự lựa chọn cho các bên tham gia thị trường, đặc biệt là người nông dân.
Sản phẩm giao dịch mới (thí điểm giao dịch kỳ hạn) giải quyết rủi ro về giá và đáp ứng nhu cầu giao dịch của các chủ thể tham gia thị trường.
Trở thành Trung tâm đáng tin cậy trong việc thu thập, phân tích và tuyên truyền thông tin về các hàng hóa liên quan (đặc biệt là thông tin về giá). Tạo doanh thu bổ sung từ việc này.
Đối tác và các mối quan hệ kinh doanh với các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế, công ty môi giới và thương nhân giúp tăng khối lượng giao dịch, xây dựng năng lực và kỹ năng tốt hơn cho Trung tâm.
Thị trường rộng lớn chưa khai thác.
THÁCH THỨC
Khan hiếm giao dịch kéo dài có thể dẫn đến việc UBND tỉnh và các đối tác rút lại sự hỗ trợ.
Cạnh tranh từ các thị trường lâu năm khác, ví dụ như đại lý thu mua và các công ty xuất khẩu chính, những người có thể thỏa thuận với nhau để đánh bại Trung tâm thông qua việc đưa ra những điều khoản thương mại hấp dẫn cho người nông dân như tín dụng, vận tải, lưu kho.
Cạnh tranh từ các sàn giao dịch khác tại Việt Nam. Đặc biệt là sự cạnh tranh về giao dịch kỳ hạn từ các sàn giao dịch tài chính tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Nguồn: Phương án chuyển đổi BCEC thành công ty cổ phần
Dựa vào 4 yếu tố của mô hình SWOT đã nêu ở trên, ta có thể phân tích tình hình hoạt động của Trung tâm như sau:
Bảng 2.3 : Phân tích mô hình SWOT đối với BCEC
ĐIỂM MẠNH
ĐIỂM YẾU
CƠ HỘI
Được sự hỗ trợ của chính quyền, lại nằm ở vị trí thuận lợi của thủ phủ cà phê, sở hữu các sản phẩm mới với cơ sở hạ tầng tốt nên khả năng tiếp cận thị trường chưa khai thác rất cao. Khi đã tiếp cận được thì sẽ có sự bùng nổ về doanh số.
Với công nghệ hiện đại được tài trợ từ AFD, khối lượng giao dịch lớn đều có thể vận hành một cách trơn tru. Thì việc nhiều thành viên và nhiều giao dịch không phải là vấn đề của Trung tâm. Với năng lực đó thì khả năng Trung tâm trở thành nơi cung cấp thông tin về thị trường (giá) cà phê đáng tin cậy là điều có thể thực hiện được.
Hình thức và sản phẩm giao dịch mới nông dân có thể không quen. Nhưng khi đã có một lượng lớn nông dân gửi hàng tại Trung tâm thì việc nông dân tiếp cận được là điều hoàn toàn dễ dàng, hơn nữa trình độ văn hóa của nông dân trồng cà phê ở Đăklăk không phải là quá thấp.
Khó khăn trong hình thức hoạt động là đơn vị sự nghiệp có thu, cộng thêm ngân sách nhà nước cung cấp hạn hẹp. Trung tâm đang triển khai phương án trở thành công ty cổ phần. Sau khi trở thành công ty cổ phần thì Trung tâm sẽ hoạt động hiệu quả hơn, khả năng tiếp cận với các cơ hội lớn cũng tăng cao lên.
THÁCH THỨC
THÁCH THỨC
Cạnh tranh với các đại lý có thể thắng được. Chỉ cần bố trí lại các nhà kho để nông dân có thể tiếp cận được với Trung tâm, hơn nữa nông dân lại rất tin tưởng nhà nước, nhất là trong việc gửi kho, bởi vì tình trạng đại lý giựt hàng của nông dân rất phổ biến.
Việc khan hiếm giao dịch cũng bởi vì nông dân không tiếp cận được với kho bãi của Trung tâm. Nhà nước sẽ không chi tiền thêm nữa để xây thêm kho bởi vì tình
trạng hoạt động hiện tại không hiệu quả, mà Trung tâm cần phải tập trung vào việc xin phép trở thành công ty cổ phần bằng mọi giá thì Trung tâm mới có thể có tiền do việc phát hành cổ phần để đầu tư thêm kho, đầu tư cho việc phát triển. Sau đó mới có thể khắc phục tình trạng khan hiếm giao dịch như hiện nay. Làm được như vậy thì sẽ tiết kiệm cho nhà nước được rất nhiều tiền và lượng tiền Nhà nước đầu tư ban đầu cho Trung tâm cũng không bị lãng phí vì Tài sản cố định dùng hay không dùng thì vẫn bị khấu hao.
Bảng 2.3 tập trung vào việc phân tích tình trạng hoạt động và đưa ra một số chiến lược phát triển cho tương lai của Trung tâm. Các chiến lược này đều được Trung tâm triển khai nhưng vẫn chưa thực hiện được, nhất là quá trình cổ phần hóa vẫn chưa được Nhà nước chấp thuận mặc dù đã xin phép hơn 2 năm.
2.1.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ số tài chính
2.1.2.1 Các chỉ số tài chính của BCEC
Do BCEC là đơn vị sự nghiệp có thu của nhà nước nên báo cáo tình hình tài chính thể hiện như sau:
Bảng 2.4 : Tình hình tài chính 2008-2010 của BCEC
STT
NỘI DUNG
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1
Ngân sách nhà nước cấp sử dụng
800,597,800
1,318,000,000
2,575,000,000
Sử dụng trong năm
725,708,800
1,125,819,827
2,416,766,922
Còn lại chuyển năm sau
16,726,143
Còn lại trả NSNN
74,889,000
192,180,173
141,506,935
2
Thu sự nghiệp thực tế (kể cả tồn năm trước chuyển sang)
265,954,425
451,403,532
371,669,383
Được duyệt lại để sử dụng (kể cả tồn năm trước chuyển sang)
265,954,425
182,012,376
102,278,227
Sử dụng trong năm
87,595,742
86,048,251
13,566,000
Nộp thuế môn bài
1,000,000
1,000,000
1,000,000
Nộp NSNN
269,391,156
269,391,156
Còn lại chuyển năm sau
177,358,683
94,964,125
87,712,227
3
Nguồn khác
182,000,000
-
-
Sử dụng chi Lễ khai trương
182,000,000
-
-
4
Tồn quỹ khen thưởng
45,253,768
Nguồn: Phòng Quản lý thanh toán
Lợi nhuận của BCEC
Xem xét lợi nhuận của BCEC bằng cách lấy khoản Thu sự nghiệp thực tế trong năm trừ đi khoản Sử dụng trong năm. Lợi nhuận của BCEC thể hiện qua biểu đồ:
Biểu đồ 2.1 : Lợi nhuận qua các năm 2008-2010 của BCEC
Như vậy, hoạt động trong 3 năm 2008 đến 2010 làm lỗ của nhà nước theo mức tăng dần. Năm 2010 lỗ đến hơn 2 tỷ đồng.
Lợi nhuận/ Doanh thu
Doanh thu của BCEC được lấy từ khoản Thu sự nghiệp thực tế
Chỉ số Lợi nhuận/Doanh thu thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2 : Chỉ số Lợi nhuận/Doanh thu của BCEC từ 2008-2010
Do lợi nhuận âm nên tỉ số Lợi nhuận/Doanh thu đều âm. Năm 2009 có khá hơn một chút là tỉ số này tăng lên mức -1.49. Tuy nhiên, đáng buồn là các khoản thua lỗ đều lớn hơn doanh thu, đặc biệt năm 2010 khoản thua lỗ lớn gấp 5.5 lần doanh thu.
Về tình hình tài sản cố định của BCEC, ta có báo cáo sau:
Bảng 2.5 : Tình hình tài sản cố định của BCEC từ 2008-2010
STT
NỘI DUNG
2008
2009
2010
Giá trị còn lại lũy kế
Giá trị còn lại lũy kế
Giá trị còn lại lũy kế
I
TÀI SẢN DO NGÂN SÁCH MUA SẮM
5,990,301,071
5,734,029,511
5,530,696,888
1
Tài sản cố định hữu hình
5,974,501,071
5,721,429,511
5,516,096,888
Máy móc thiết bị
586,678,105
547,362,701
616,984,734
Xe ô tô
55,635,000
50,071,500
Nhà kho
5,387,822,966
5,118,431,810
4,849,040,654
Nhà cửa làm việc, vật kiến trúc
-
-
-
2
Tài sản cố định vô hình
15,800,000
12,600,000
14,600,000
Phần mềm kế toán
15,800,000
12,600,000
14,600,000
II
TÀI SẢN DO MUA TỪ NGUỒN VỐN AFD
-
-
70,880,000
1
Tài sản cố định hữu hình
-
-
70,880,000
Máy móc thiết bị
-
-
70,880,000
TỔNG CỘNG (I) + (II)
5,990,301,071
5,734,029,511
5,601,576,888
Nguồn: Phòng Quản lý thanh toán
Một số tài sản quản lý sử dụng nhưng chưa được bàn giao hoặc quyết toán:
Nhà làm việc và cơ sở hạ tầng (14,723,266,034 VND) năm 2011 mới đưa vào quyết toán
Máy móc thiết bị mua từ nguồn Thương mại điện tử (1,414,528,000 VND)
Tài sản cố định vô hình – phần mềm giao dịch do AFD tài trợ trị giá 8,400,000,000 VND (300,000 EUR)
Hệ số quay vòng tài sản cố định
Dựa vào báo cáo tình hình tài chính và tình hình tài sản cố định thu thập được. Ta tính Hệ số quay vòng tài sản cố định như sau:
Kết quả thu được:
Biểu đồ 2.3 : Hệ số quay vòng tài sản cố định của BCEC từ 2008-2010
Hệ số quay vòng tài sản cố định được dùng để đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Chỉ số này cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản cố định thuần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Ở trường hợp của BCEC, năm gần nhất là 2010 thì cứ 1 triệu đồng tài sản cố định được sử dụng chỉ tạo được 65600 đồng doanh thu. Như vậy, hiệu quả sử dụng là rất kém.
2.1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính của BCEC
Các chỉ số tài chính của BCEC thể hiện kết quả như trên có thể quy về 3 nguyên nhân chủ yếu:
Tiền mà Ngân sách nhà nước cấp sử dụng chỉ đủ để chi trả các khoản lương cho nhân viên.
Với khoản tiền được cung cấp ít ỏi như vậy thì BCEC không tài nào đủ vốn để đầu tư phát triển được. Đầu tiên là việc giải quyết sai lầm khi xây dựng hệ thống kho ban đầu. Thứ hai là với khoản lương tính ra từ báo cáo tình hình tài chính thì chừng 2,5 triệu đồng/người/tháng thì khả năng thu hút được người tài vào làm việc và việc tạo động lực làm việc của nhân viên hiện tại là rất thấp.
Vị trí nhà kho tập trung tất cả tại 153 Nguyễn Chí Thanh, thành phố Buôn Ma Thuột. Trong khi đó vùng nguyên liệu lại cách rất xa, xa nhất là khu vực huyện Ea H’leo hơn 100km và gần nhất là thành phố Buôn Ma Thuột cũng gần 10km. Với khoảng cách như vậy thì chi phí vận chuyển nông dân không chấp nhận được và chi phí lưu kho cũng cao nên việc nông dân không gửi cà phê tại kho của Trung tâm là đương nhiên, và kết quả doanh thu thấp như trên là điều tất yếu xảy ra (theo dữ liệu thu thập được cho thấy lượng khách hàng ký gửi hiện tại ở BCEC chủ yếu cũng chỉ ở thành phố Buôn Ma Thuột).
Cạnh tranh của các đại lý thu mua cà phê: thông thường, các hộ nông dân trồng cà phê, đặc biệt là với quy mô nhỏ (<2ha) có thói quen sau khi thu hoạch sẽ sơ chế ở nhà, sau đó các đại lý thu mua sẽ đưa xe tới tận nhà nông dân chuyên chở cà phê xô về kho của đại lý và không thu một đồng phí lưu kho. Nông dân ký gửi ở kho của đại lý và muốn bán lúc nào thì bán. Với sự tiện lợi như vậy của đại lý và sự bất tiện BCEC gây ra thì việc thu hút khách hàng về BCEC đầy khó khăn. Muốn giảm bớt khó khăn này cũng chỉ có cách giảm phí lưu kho và đặt kho gần nông dân.
2.2 Tính thanh khoản của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
2.2.1 Tình hình thanh khoản của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột.
Các thành viên tham gia vào hoạt động giao dịch tại BCEC bao gồm nông dân, các nhà đầu tư tài chính và các doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Các giao dịch giữa nông dân và doanh nghiệp kinh doanh cà phê là giao dịch hàng hóa thực sự, có sự giao nhận cà phê thực. Các giao dịch này sẽ tạo nên một mức giá mà nhà đầu tư tài chính sẽ lấy làm mốc để thực hiện việc phân tích dự báo và đưa ra quyết định đầu tư cho chính họ, những quyết định này mục đích chủ yếu là kiếm lời từ việc kinh doanh chênh lệch giá chứ không phải để mua bán cà phê thực.
Chính nhờ các nhà đầu tư tài chính mà thanh khoản thị trường được nâng cao lên rất nhiều lần, nhưng cái họ cần là một mức giá giao dịch giữa nông dân và doanh nghiệp kinh doanh cà phê để làm mốc. Tuy nhiên, số lượng cà phê ký gửi tại BCEC quá thấp, thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.6: Khối lượng cà phê nhập kho của BCEC từ 2008 đến 2012
Niên vụ (một niên vụ bắt đầu từ tháng 10)
2008-2009
2009-2010
2010-2011
2011-2012
Tổng khối lượng cà phê nhập kho
407 tấn
641 tấn
79 tấn
137 tấn
Nguồn: Số liệu phòng QLKĐ&CGSP
Số liệu trên chỉ là tổng lượng hàng ký gửi, trong đó lượng hàng được giao dịch thông qua BCEC là không đáng kể, niên vụ 2011-2012 không có giao dịch của nông dân nào thông qua BCEC. Do kết quả này mà các nhà đầu tư tài chính cũng không mặn mà lắm với BCEC.
Bởi vì mục tiêu hoạt động của BCEC là cung cấp công cụ quản lý rủi ro cho thành viên tham gia mà đặc biệt là người nông dân, giúp cho thị trường cà phê Việt Nam phát triển, thì nhiệm vụ chính của BCEC sẽ là tăng cường lượng hàng mà nông dân ký gửi vào hệ thống kho bãi, từ đó tăng lượng giao dịch có sự giao nhận cà phê thực lên. Vì vậy việc lấy số liệu Tổng khối lượng cà phê nhập kho đại diện cho tính thanh khoản của BCEC trong giai đoạn khó khăn hiện tại có độ tin cậy cao hơn là khối lượng giao dịch.
Tiến hành so sánh số lượng ký gửi này với sàn lượng cà phê hàng năm của tỉnh Đăklăk:
Do tổng khối lượng cà phê nhập kho quá nhỏ so với sản lượng trồng cà phê của tỉnh Đăklăk nên để dễ hình dung, ta sẽ lập tỉ lệ
Sau đó vẽ biểu đồ, ta được kết quả sau:
Biều đồ 2.4 : Tỉ lệ sản lượng cà phê tỉnh Đăklăk trên khối lượng cà phê nhập kho của BCEC qua các niên vụ từ 2008-2012
Dựa vào biểu đồ này, ta có thể thấy khi lượng hàng gửi kho ở BCEC cao nhất là 641 tấn vào niên vụ 2009-2010 thì so với sản lượng của tỉnh thì vẫn nhỏ hơn 593.41 lần. Điều này chứng tỏ rằng BCEC vẫn chưa khai thác được thị trường cà phê ở Đăklăk và khi đi vào triển khai các biện pháp hiệu quả để có thể khai thác được thì lượng cà phê gửi kho sẽ ở mức bùng nổ, giải quyết được tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng hiện tại.
2.2.2 Sự ảnh hưởng của chi phí kho bãi và vận chuyển đối với tình trạng thiếu thanh khoản của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột.
Để xem xét chi phí kho bãi và vận chuyển ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng thiếu thanh khoản của BCEC, ta sẽ dùng Eviews hồi quy các dữ liệu thu thập được với các biến như sau:
Biến và số liệu đầu vào của mô hình hồi quy:
Bảng 2.7 : Số liệu đầu vào của mô hình hồi quy đánh giá sự ảnh hưởng của chi phí kho bãi đối với tình trạng thiếu thanh khoản của BCEC
Niên vụ
Tổng khối lượng cà phê nhập kho (tấn)
Chi phí chế biến và lưu kho (nghìn đồng/tấn)
Sản lượng cà phê tỉnh Đăklăk (nghìn tấn)
Giá cà phê Robusta (US cents/pound)
2008-2009
407
0
415.494
74.58
2009-2010
641
0
380.373
78.74
2010-2011
79
236.6
399.098
109.21
2011-2012
137
236.6
487.447
102.82
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng QLKĐ&CGSP. ICO và Niên giám thống kê 2011 tỉnh Đăklăk
Trong đó Tổng khối lượng cà phê nhập kho (KLNHAPKHO) đóng vai trò biến phụ thuộc, các biến Chi phí chế biến và lưu kho (CPCBLK), Sản lượng cà phê tỉnh Đăklăk (SANLUONG), Giá cà phê Robusta (GIA) đóng vai trò biến độc lập trong mô hình hồi quy.
Chi phí chế biến và lưu kho được lấy từ tổng chi phí chế biến và bảo quản trong phụ lục 1. Ở đây không tính chi phí vận chuyển vì không thể nào thu thập được vì cà phê là do nông dân vận chuyển bằng xe máy cày chứ không phải trung tâm vận chuyển.
Sử dụng Eviews để hồi quy, ta được kết quả như sau:
Hình 2.2 : Kết quả hồi quy khối lượng nhập kho theo chi phí chế biến lưu kho, sản lượng và giá cà phê
từ cửa sổ “Equation : Untitled Workfile : Untiled” ta chọn View\ Representations . Một cửa sổ mới xuất hiện là:
Hình 2.3 Phương trình hồi quy thu được trong Eviews
Phương trình hồi quy được viết lại như sau:
Với các hệ số hồi quy như sau:
KLNHAPKHO =eC + β1*CPCBLK + β2*SANLUONG + β3*GIA (1)
Trong đó c = -39.9469970719
β1 = - 0.0650954244518
β2 = 0.0361925627252
β3 = 0.414567836583
Hệ số xác định R2
Từ cửa sổ “Equation : Untitled Workfile : Untiled”, ta có
R-square = 1 , nghĩa là R2 =1, điều này chứng tỏ kết quả hồi quy rất đáng tin cậy.
Sai số chuẩn của các hệ số hồi quy
Biến
Sai số chuẩn
C
5.948600
CPCBLK
0.007446
SANLUONG
0.004977
GIA
0.052202
Sai số chuẩn của CPCBLK và SANLUONG rất nhỏ, hầu như không đáng kể nên hệ số hồi quy được khá chính xác.
Kiểm định giả thiết H0 : β1 = 0,H1 = β1 ≠ 0
Với mức ý nghĩa 5% thì ta bác bỏ giả thiết H0 vì β1 có giá trị p-value: Prob = 0.000 < 5%
Điều này chứng tỏ rằng chi phí chế biến và lưu kho luôn có ảnh hưởng đến tổng khối lượng cà phê nhập kho hàng năm, ảnh hưởng đến thanh khoản của BCEC.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Để kiểm định sự phù hợp của mô hình, ta xây dựng giả thiết không như sau:
H0 : β1 = β2 = β3 = 0
H1: có ít nhất một hệ số βi ≠0 (i=1,2,3)
Các hệ số hồi quy riêng (βi) đồng thời bằng 0 nghĩa là biến độc lập đồng thời không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, điều đó nghĩa là hàm hồi quy không giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc (KLNHAPKHO), hay nói cách khác là hàm hồi quy không phù hợp.
Dựa vào bảng hồi quy, ta có P-value = Prob(LR statistic) =0.000 < 5%.
Như vậy bác bỏ giả thiết H0 , kết luận hàm hồi quy phù hợp với mức ý nghĩa 5%.
Xét hiện tượng đa cộng tuyến
Sử dụng phương pháp nhân tử phóng đại phương sai (VIF) để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến
Hồi quy biến CPCBLK theo biến SANLUONG được kết quả như sau:
Hình 2.4 Kết quả hồi quy chi phí chế biến lưu kho theo sản lượng bằng Eviews
Ta có R22 = 0.312636, VIF2 = = 1.4548 < 10
Như vậy không có đa cộng tuyến giữa CPCBLK và SANLUONG
Hồi quy CPCBLK theo GIA, ta có kết quả hồi quy như sau:
Hình 2.5 : Kết quả hồi quy chi phí chế biến lưu kho theo giá bằng Eviews
Ta có R32 = 0.967367 , VIF3 = = 30,64 >10
Như vậy xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa CPCBLK và GIA
Tuy nhiên, đây không phải là đa cộng tuyến hoàn hảo. Hậu quả của đa cộng tuyến trong trường hợp này cũng không đáng lo ngại thông qua các biểu hiện sau:
Sai số chuẩn nhỏ ở mô hình hồi quy (1) nên khoảng tin cậy vẫn ở trong mức chấp nhận được.
R2= 1 và mô hình hồi quy phù hợp
Dấu của các hệ số hồi quy vẫn hợp lý: Chi phí chế biến và lưu kho nghịch với khối lượng nhập kho, khối lượng nhập kho thuận với sản lượng và giá.
Đến đây ta có thể kết luận rằng:
Chi phí chế biến và lưu kho luôn có ảnh hưởng đến tổng lượng cà phê nhập kho vào BCEC.
Ứng với độ tin cậy 95%, ta có thể phát biểu rằng:
Với các điều kiện khác không đổi, khi tăng (giảm) chi phí chế biến và lưu kho 1000 đồng thì tổng lượng hàng nhập kho của BCEC sẽ giảm (tăng) 6.3% so với lúc đầu.
2.2.3 Phân tích tình hình kho bãi và vận chuyển của BCEC
2.2.3.1 Thực trạng kho bãi của người dân và kho bãi của BCEC
Tình trạng người dân gửi cà phê cho đại lý và hiện tượng đại lý giựt hàng của người dân
Để tìm hiểu tình trạng này, đầu tiên hãy xem sơ đồ kinh doanh cà phê ở Việt Nam hiện nay.
Sơ chế tại đại lý (làm sạch, phân loại cho xuất khẩu)
Nông dân sản xuất nhỏ (chiếm 80% diện tích trồng cà phê)
Cà phê nhân xô
Đại lý thu mua, ký gửi cà phê
Doanh nghiệp chế biến cà phê rang xay (5% tổng lượng sản xuất)
Thị trường nội địa
Nông trường và trang trại (chiếm 20% diện tích trồng cà phê)
Cà phê nhân xô
Sơ chế lại tại các doanh nghiệp xuất khẩu
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân (95% tổng lượng sản xuất)
Thị trường quốc tế
Hình 2.6 : Sơ đồ kinh doanh cà phê ở Việt Nam
Như vậy ở Việt Nam, hầu như toàn bộ cà phê tươi được nông dân nhỏ thu hoạch về nhà, sơ chế thành cà phê nhân xô rồi đem gửi hết tại các đại lý hoặc các công ty cà phê lớn.
Các đại lý này không thu một đồng phí gửi kho của nông dân. Nông dân muốn bán lúc nào thì chỉ cần liên hệ với đại lý kêu bán rồi nhận tiền về là xong. Hơn nữa, nông dân muốn ký gửi tại đại lý chỉ cần gọi điện tới đại lý thì đại lý sẽ cho xe đến tận nhà nông dân để chở hàng về kho đại lý. Điều này hết sức tiện lợi và tiết kiệm chi phí cho nông dân. Dù trường hợp nông dân không gửi cà phê tại đại lý mà để ở nhà,lúc muốn bán thì cũng chỉ cần gọi điện tới đại lý thì đại lý sẽ cho xe tới tận nhà, lấy hàng và trả tiền ngay.
Với điều kiện tuyệt vời này mà đại lý cung cấp cho nông dân trồng cà phê thì nông dân có thể canh bán lúc nào cảm thấy giá cao. Tuy nhiên, nông dân cũng phải chịu rủi ro mất hàng cho đại lý, sau đây ta cùng đi phân tích lại rủi ro đó.
Để giải thích tại sao đại lý lại hay giựt hàng của người dân, ta tập trung vào phân tích các khoản thu và khoản chi của đại lý:
Bảng 2.8 Các khoản thu chi chủ yếu của đại lý ký gửi cà phê
CÁC KHOẢN THU
CÁC KHOẢN CHI
Tiền lời từ kinh doanh chênh lệch giá cà phê, chủ yếu mượn hàng của nông dân ký gửi để bán lúc giá cao rồi mua bù lại lúc giá thấp
Chi phí mặt bằng và chi phí bảo quản cà phê cho nông dân.
Chi phí vận chuyển cà phê từ nhà nông dân đến kho.
Chi phí quản lý và hoạt động.
Như vậy, nguồn thu duy nhất của các đại lý là kinh doanh chênh lệch giá cà phê, mà chủ yếu là hoạt động mượn cà phê nông dân ký gửi tại kho của mình để bán khống kiếm lời. Tuy nhiên, giá cà phê lại biến động rất mạnh, rủi ro từ việc kinh doanh chênh lệch giá này là rất lớn. Ta có thể xem biểu đồ giá cà phê qua các năm để xem mức độ biến động mạnh như thế nào.
Biểu đồ 2.5: Giá cà phê Việt Nam từ năm 1990 đến 2005
Nguồn : ICO
Với mức độ rủi ro lớn như vậy nhưng đại lý ký gửi cà phê vẫn cứ kinh doanh theo hình thức này, dẫn đến tình trạng thua lỗ xảy ra và đại lý phá sản rất nhiều. Đa số là do lấy cà phê của nông dân bán với giá thấp rồi không đủ tiền mua bù lại ở giá cao hoặc mua ở giá cao rồi thiệt hại một khoản lớn rồi phá sản, quỵt luôn cà phê của nông dân ký gửi.
Hàng năm, tình trạng này xảy ra rất nhiều, số đại lý mọc ra và chết đi nhiều khiến nông dân phải gánh chịu rủi ro lớn khi gửi hàng ở các đại lý.
Để giảm bớt rủi ro này, nông dân đối phó bằng cách xây kho của riêng mình, lúc nào cần bán thì gọi đại lý tới bán. Hoặc ký gửi tại kho của các công ty sản xuất cà phê của nhà nước, số lượng nông dân ký gửi theo hình thức này không nhiều. Nhưng không phải hộ nông dân nào cũng đủ tiền để xây kho của riêng mình, nếu xây ra thì cũng phải chịu rủi ro trộm cướp. Hơn nữa, các nông dân sản xuất nhỏ thường bán ngay lúc thu hoạch để lấy tiền trang trải chi phí, điều này làm họ thiệt hại nhiều về giá bán. Thực tế, phần lớn đều ký gửi tại các đại lý tư nhân vì không còn cách nào để bảo quản, đồng thời phải chịu rủi ro mất hàng dẫn đến trắng tay. Với tình trạng này thì nông dân sản xuất nhỏ, nông dân ở xa trồng cà phê ngày càng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Thực trạng kho bãi của BCEC
Để giúp nông dân thoát khỏi tinh trạng trên thì Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ra đời và đã xây nên một hệ thống kho, ta hãy xem vị trí đặt kho như sau:
Hình 2.7 Vị trí kho của BCEC chụp bằng ảnh vệ tinh
Hệ thống kho của BCEC được đánh dấu bằng đường viền màu đỏ. Như ta thấy, hệ thống kho của BCEC gồm 5 nhà kho tập trung vào cùng 1 chỗ trên diện tích 10,125 m2 trong khuôn viên 50,862 m2 mặt bằng của BCEC. Với sức chứa cùng một lúc đến 15,000 tấn cà phê xô. Để hình dung kho của BCEC trông như thế nào, hãy xem phụ lục 5.
Mở rộng tầm nhìn ra, hãy xem vị trí 5 nhà kho của BCEC với các vùng nguyên liệu chính như sau:
Hình 2.8 : Vị trí kho hiện tại của BCEC so với các vùng nguyên liệu chính
Với vị trí này, kho của BCEC cách xa nhất là huyện EaHleo với khoảng cách 100km đường bộ. Gần nhất là Cư Mgar, Krong Pak, Cư Kuin với khoảng cách trung bình là 30km.
Phương tiện chuyên chở chủ yếu của nông dân là xe máy cày. Với loại phương tiện này, nông dân thuận tiện trong việc trồng trọt, chăm sóc cà phê và chuyên chở cà phê. Tuy nhiên, máy cày lại hạn chế trong việc chạy đường dài vì rất tốn nhiên liệu.
Giả sử nông dân quyết tâm chở cà phê từ nhà của mình đến kho của BCEC ký gửi thì phải chịu hai khoảng phí chính: chi phí vận chuyển (rất lớn) và chi phí ký gửi kho ở BCEC. Trong khi đó lại không tốn một đồng nào nếu để cà phê ở nhà hoặc được đại lý tới chở giúp, hoặc tốn rất ít chi phí vận chuyển để chở cà phê tới kho của công ty sản xuất cà phê nhà nước ở gần nhà. Thì không lý gì nông dân phải chở cà phê đến kho của BCEC, vì nếu chở tới thì khoảng tiền thu được từ việc bảo đảm an toàn về giá cũng không bù nổi chi phí mang cà phê đến. Nếu không thay đổi vị trí kho hiện tại thì nông dân mang hàng đến BCEC chỉ có lỗ, mà lỗ thì chẳng ai làm cả.
2.2.3.2 Đánh giá vấn đề tồn tại về chi phí kho bãi và chi phí vận chuyển của BCEC
Hiện tại đơn vị ủy thác về việc quản lý kho hàng và chuyển giao sản phẩm cho BCEC là Công ty cổ phần Thái Hòa Buôn Ma Thuột có một nhà máy chế biến cà phê đặt tại BCEC với chi phí đầu tư ban đầu là 300 tỷ đồng (xem hình 2.7 là nhà máy màu trắng). Tuy nhiên, do lượng cà phê ký gửi không đáng kể nên nhà máy để trống, chi phí khấu hao tài sản cố định vẫn phải chịu mà không thu được khoản tiền nào.
Hạn chế lớn nhất là Công ty cổ phần Thái Hòa Buôn Ma Thuột không có một hệ thống vận tải chuyên chở cà phê cho nông dân như các đại lý vẫn thường làm. Không phải vì Công ty Thái Hòa Buôn Ma Thuột không có phương tiện mà nếu chở cà phê giúp nông dân thì Công ty phải chịu chi phí rất lớn vì khoảng cách từ kho đến vùng nguyên liệu quá xa. Nếu làm thì chắc chắn công ty sẽ lỗ nên Thái Hòa Buôn Ma Thuột cũng không đầu tư một hệ thống vận tải. Hơn nữa, hiện tại Thái Hòa Buôn Ma Thuột đang ở vào tình trạng khó khăn về tài chính.
Bởi vì Đăklăk là thủ phủ của cà phê, nên sản lượng hàng năm không phải là ít. Tuy nhiên, vùng trồng cà phê không đồng đều mà tập trung ở một số huyện. Xem số liệu sản lượng và diện tích cà phê phân theo huyện năm 2011 của Đăklăk như sau:
Hình 2.9 : Diện tích và sản lượng cà phê phân theo huyện tỉnh Đăklăk năm 2011
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăklăk năm 2011
Ta thấy, các huyện trồng nhiều cà phê nhất là EaHleo, Krông Năng, Cư M’Gar đều cách rất xa Buôn Ma Thuột. Ở những nơi trồng nhiều cà phê như thế này lại không có một kho nào của BCEC. Cho nên vấn đề tồn tại cơ bản nhất của BCEC là không có kho đặt ở các vùng nguyên liệu chủ yếu. Cho nên, nếu BCEC muốn tiếp tục phát triển thì chỉ có cách duy nhất là xây thêm kho và đầu tư vào nhân lực để cải tiến quy trình làm việc. Số tiền để làm việc này tối ưu nhất là phát hành cổ phần hoặc vay từ nhà nước, ngân hàng ủy thác thanh toán.
Chương 3: Giải pháp giảm thiểu chi phí kho bãi và vận chuyển cà phê để khuyến khích người dân giao dịch cà phê tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
3.1 Mục tiêu của giải pháp
Giải pháp trong khóa luận này chia ra giải quyết hai vấn đề chính:
- Chi phí vận chuyển: chi phí vận chuyển sẽ được cắt giảm bằng cách xác định vị trí đặt nhà kho mới sao cho tiếp cận hiệu quả nhất với vùng nguyên liệu.
- Chi phí kho bãi: chi phí kho bãi chỉ có thể giảm thiểu khi có đơn vị về logistic thật sự có năng lực để phụ trách việc quản lý kho hàng cho BCEC. Giải pháp sẽ đưa ra một số gợi ý để chọn được một đối tác ủy thác mới đáng tin cậy cho BCEC để phụ trách việc quản lý kho hàng và chuyển giao sản phẩm.
Giải pháp giảm thiểu chi phí vận chuyển sẽ đi sâu vào phương pháp tiếp cận, muốn sử dụng trong thực tế thì phải bỏ ra thêm chi phí nghiên cứu cho dữ liệu đầu vào để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, để nhà kho khi xây dựng xong có thể sử dụng lâu dài.
3.2 Giải pháp giảm thiểu chi phí kho bãi và vận chuyển cà phê cho BCEC
3.2.1 Giới thiệu thuật toán Location-allocation
3.2.1.1 Mục đích của thuật toán Location-allocation
Thuật toán Location-allocation (xác định vị trí) là gì ?
Vị trí thuận lợi có thể giúp giữ chi phí ở mức thấp, đặc biệt là chi phí cố định. Với các điểm nhu cầu xác định trước. Mục tiêu của thuật toán là giúp xác định vị trí điểm cung cấp sao cho các điểm cung cấp này đáp ứng được các điểm nhu cầu một cách hiệu quả nhất.
Hình 3.1 : Minh họa Location-allocation
Nói một cách cụ thể hơn Location-allocation có thể được phát biểu như sau:
“Một tập hợp vị trí có thể xây dựng được (Facilities), và các điểm nhu cầu mong đợi của khách hàng (Demand Points) được cho trước. Số lượng, không gian và vị trí các lô đất có thể xây dựng được xác định và tùy thuộc vào sự ảnh hưởng giữa các điểm có khả năng được chọn và sự phân phối hàng hóa. Thuộc tính chính đê mô tả các điểm (nhà kho) có thể xây dựng được chính là số lượng, kiểu và chi phí đi lại.”
Trong trường hợp luận văn này đang nghiên cứu, thuật toán Location-allocation sẽ giúp trả lời câu hỏi: “Vị trí nào cần đặt nhà kho để giúp giảm thiểu đến mức thấp nhất toàn bộ chi phí vận chuyển ?”
3.2.1.2 Miêu tả thuật toán Location-allocation dưới dạng toán học
Giả thuyết cho mô hình toán học Location-allocation được biểu thị như sau:
Các vị trí có thể xây dựng được (Facilities) được đánh số là r (r = 1,2,3…,R).
Vị trí của các điểm nhu cầu (Demand Points) được biểu diễn bằng Dj (j=1,2,…,N), với N khách hàng được xác định riêng cho từng vị trí.
Các yếu tố cần được tập trung bao gồm:
Chi phí vận chuyển từ trung tâm phân phối tới điểm nút
Việc bố trí và chi phí có thể thay đổi từ trung tâm phân phối tới điểm nút
Giới hạn năng lực của trung tâm phân phối
Giới hạn về số lượng của trung tâm phân phối.
Các biến số được xem xét như sau:
Khách hàng
Nhà kho
Tuyến đường vận chuyển
Các thông số của mô hình được cho như sau:
G = {r| r = 1,..,m| } tập hợp các m vị trí nhà kho có thể xây dựng được
H = {i | i= m+1,…,m+N} – tập hợp các N khách hàng được phục vụ
S = {G} U {H} – tập hợp tất cả các vị trí xây dựng được và khách hàng
( được xem như điểm nút)
V = {vk| k=1,…,K} - tập hợp các phương tiện K cho tuyến đường từ nhà kho.
Cij – chi phí trung bình cho mỗi khoảng cách từ điểm nút i đến điểm nút j, i S, j S
Fr – Chi phí cố định hàng năm của việc xây dựng và hoạt động của nhà kho ở vị trí r (r = 1,…,m), chi phí này không liên quan đến quy mô của trung tâm phân phối.
qj - số lượng hàng hóa trung bình được yêu cầu bởi khách hàng j (jH)
Qk – dung tích của phương tiện k (k=1,…,K)
dij – khoảng cách từ nút i đến nút j
Vr – hệ số của chi phí dễ biến đổi với các nhà kho có thể xây dựng (trung tâm phân phối)
Wr – tỉ lệ các dòng lưu lượng
- số mũ của dòng lưu lượng, thường được chọn là ½
R – số lượng tối đa của các nhà kho có thể chọn
Dj – tổng nhu cầu của nút j
Mô hình đặc biệt của Location-allocation được định nghĩa như sau:
Hàm Location-allocation là:
Với các ràng buộc sau:
Trong mô hình này, mục đích của hàm là tối thiểu hóa tổng chi phí đi đường, xây dựng và hoạt động của nhà kho.
Ràng buộc (2) để chắc chắn rằng mỗi khách hàng được viếng thăm chính xác một lần.
Ràng buộc (3) để chắc chắn rằng giới hạn của sức chứa phương tiện không bị vượt quá khi dùng phương tiện để chuyên chở.
Ràng buộc (4) bảo đảm rằng khách hàng sẽ hài lòng.
Ràng buộc (5) để chắc chắn rằng phương tiện k ghé thăm 1 điểm và rời khỏi điểm đó ( phương trình cân bằng)
Ràng buộc (6) đưa ra giới hạn số lượng trung tâm phân phối.
2 ràng buộc (7) và (8) là ràng buộc đưa số về dạng integer.
Thuật toán này cực kỳ phức tạp khi G và H lên đến hàng trăm hoặc hàng nghìn, quãng đường đi lại ngoằn ngoèo trên bản đồ. Do đó, việc giải bằng tay là không thể thực hiện được. Để tiết kiệm thời gian giải thuật toán này, ta sẽ sử dụng chức năng Location-allocation trong công cụ Network analyst của phần mềm ArcMap trong ArcGIS 10 là tối ưu nhất.
3.2.1.3 Thuật toán Location-allocation trong trường hợp của BCEC
Trong những yếu tố đầu vào trên thì các yếu tố chính cần phải quan tâm trong trường hợp của BCEC bao gồm 2 yếu tố quan trọng sau:
- Các điểm r có thể xây dựng được (Facilities): để sử dụng trong thực tế, BCEC có thể mua danh sách những nhà kho thuộc các công ty trong tỉnh trạng bị các ngân hàng thương mại siết nợ. Danh sách này có thể mua được tại Ngân hàng Trung ương. Điều này có thể giảm đáng kể chi phí cho BCEC khi tránh được việc xây dựng mới hoàn toàn nhà kho chứa cà phê. Sau đó sử dụng GPS để lấy tọa độ của các nhà kho này dùng cho việc tính toán.
- Các điểm nhu cầu (Demand Points) Dj : Demand Points sẽ là địa điểm nhà riêng của nông dân trồng cà phê.
Lý do chọn nhà nông dân trồng cà phê để làm Demand Points mà không chọn vị trí của ruộng trồng cà phê là sau khi thu hoạch, nông dân chở cà phê về nhà rồi sơ chế ra cà phê xô rồi mới cất vào kho riêng hoặc chở cà phê xô đi gửi đại lý, các công ty cà phê lớn.
3.2.2 Sử dụng phần mềm ArcGIS 10 để giải thuật toán Location-allocation trong trường hợp của BCEC.
3.2.2.1 Giới thiệu phần mềm ArcGIS 10
ArcGIS là dòng sản phẩm hỗ trợ trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) của ESRI. Các phiên bản ban đầu là ArcInfo, được cài đặt dưới dạng DOS, ngày nay các sản phẩm này được phát triển lên nhiều phiên bản cao cấp hợp dùng chạy trên nhiều hệ điều hành khách nhau như: Windows, Unix...
Hình 3.2 Cửa sổ phần mềm ArcGIS trên nền hệ điều hành Windows
ArcInfo là phần mềm GIS đầy đủ nhất. ArcInfo bao gồm tất cả các chức năng của ArcView lẫn ArcEditor, các tính năng cao cấp trong xử lý dữ liệu không gian và khả năng chuyển đổi dữ liệu. Người dùng GIS sử dụng ArcInfo để thực hiện toàn bộ các mảng công việc như xây dựng dữ liệu, mô hình hóa, phân tích, hiển thị bản đồ trên màn hình máy tính và xuất bản bản đồ ra các phương tiện khác nhau.
ArcInfo còn cung cấp tất cả các chức năng tạo và quản lý một hệ GIS thông minh. Với chức năng này, người dùng có thể truy nhập dễ dàng thông qua giao diện đơn giản đã được mô hình một cách tùy biến và mở rộng hoặc thông qua các script và các ứng dụng khác.
3.2.2.2 Kết quả thu được sau khi sử dụng ArcGIS 10 để giải quyết vấn đề vị trí kho bãi cho BCEC
Quy trình tìm ra được vị trí chuẩn để đặt nhà kho bằng ArcGIS có thể tóm tắt đơn giản như sau:
Bước 1: Tìm vị trí của nhà nông dân, tạo ra Demand Points trong ArcGIS dựa trên những vị trí này.
Bước 2: Dựa vào tọa độ của các nhà kho trong tình trạng bị siết nợ, tạo ra các điểm Facilities trong ArcGIS
Bước 3: Sử dụng công cụ Network Analyst\Location-allocation trong ArcGIS để chọn ra những vị trí tối ưu để làm nhà kho cho BCEC.
Chi tiết hơn có thể xem trong Phụ lục 4, sau đây sẽ là kết quả thu được trong phần này:
Để dễ hình dung những vị trí được nhắc đến, sau đây là bản đồ hành chính tỉnh Đăklăk ở mức độ huyện, xã.
Hình 3.3: Bản đồ hành chính huyện, xã tỉnh Đăklăk
Bước 1: Tạo Demand Points trong ArcGIS
Sau khi đi thực tế xung quanh tỉnh Đăklăk, sinh viên đã xác định được những vùng trồng cà phê tập trung ở Đăklăk như sau:
Hình 3.4: Các vị trí Demand Points trong ArcGIS trên địa bàn tỉnh Đăklăk
Các vị trí tập trung nhiều cà phê điều tra được là vùng giao nhau giữa huyện EaHleo và Krông Buk (chủ yếu là ở xã Cư Né ), ở huyện Krông Năng là tập trung ở xã Phú Xuân. Ở huyện Cư Mgar tập trung ở Quảng Phú. Ở Krông Păk tập trung ở Phước An, Ea Kênh, Ea Khuec. Ở huyện Cư Kuin và xung quanh thành phố Buôn Ma Thuột.
Trong trường hợp điều kiện nghiên cứu hạn chế, sinh viên chọn ra 593 vị trí làm Demand Points minh họa cho các vị trí tập trung trồng nhiều cà phê. Sau này nếu phương pháp này được Trung tâm sử dụng thì chỉ cần lấy vị trí nhà nông dân trong bản đồ địa chính của tỉnh (bản đồ này sinh viên thực tập không tiếp cận được), dù số lượng vị trí là bao nhiêu đi nữa thì bài toán Location-allocation này vẫn giải quyết được thông qua phần mềm này.
Các vị trí Demand Points tốt nhất là chọn các nhà nông dân có diện tích trồng trên 2ha vì khi trồng với diện tích này thì trung bình mỗi lần thu hoạch để ở nhà thì khoảng 6 tấn cà phê xô. Các nông dân có một lượng lớn cà phê như thế này thường rất sợ mất cắp, khi tiếp cận được những hộ nông dân này thì khả năng nông dân đem cà phê đi gửi tại kho của Trung tâm là rất cao
Bước 2: Tạo các điểm Facilities trong ArcGIS
Sau khi mua danh sách các địa điểm nhà kho trong tình trạng bị siết nợ , sử dụng GPS để đưa tọa độ lên bản đồ trong ArcMap, ta được kết quả sau:
Hình 3.5 Vị trí các điểm Facilities trong ArcGIS trên địa bàn tỉnh Đăklăk
Lưu ý đây là minh họa của sinh viên gồm 20 vị trí có thể xây nhà kho được (Facilities), khi sử dụng trong thực tế thì phải mua danh sách địa điểm nhà kho siết nợ từ Ngân hàng Trung ương cho thích ứng với thời điểm sử dụng.
Bước 3: Chạy Location-allocation trong ArcGIS
Sau khi có vị trí của các Demand Points và Facilities, mở công cụ Network Analyst\Location-allocation lên. Tiến hành tải các vị trí này vào công cụ Location-allocation, ta được kết quả như sau:
Hình 3.6 Vị trí Demand Points và Facilities ở chế độ Location-allocation trong ArcGIS
Sau khi thiết lập các thông số cho công cụ Location-allocation (chi tiết trong phụ lục 4), bấm nút Solve để chọn ra vị trí 5 nhà kho tối ưu nhất trong 20 nhà kho có thể xây dựng được. Ta được kết quả như sau:
Hình 3.7 : Kết quả sau khi chạy Location-allocation trong ArcGIS
Như vậy, về cơ bản, phương pháp để chọn ra các vị trí nhà kho tối ưu nhất cho BCEC đã được giải quyết. Chi phí vận chuyển cao sẽ được khắc phục nếu Trung tâm sử dụng phương pháp này để chọn vị trí xây nhà kho mới. Vấn đề còn lại là chi phí kho bãi, chi phí này chỉ được giải quyết khi có một đơn vị logistics đủ năng lực phụ trách mảng quản lý kho hàng và chuyển giao sản phẩm cho BCEC. Tiếp theo ta đi vào phân tích điều này.
3.3 Một số giải pháp kiến nghị để chọn công ty phụ trách mảng logistics cho BCEC
3.3.1 Phân tích rủi ro giữa BCEC và công ty phụ trách mảng logistics cho BCEC
Rủi ro giữa BCEC và công ty phụ trách mảng logistics cho BCEC có thể phân làm 2 rủi ro chính:
Rủi ro về thao túng giá
Hiện tại, Công ty cồ phần Thái Hòa Buôn Ma Thuột vừa đóng vai trò đơn vị ủy thác phụ trách việc quản lý kho hàng và chuyển giao sản phẩm. Đồng thời cũng là thành viên kinh doanh của BCEC. Như vậy, Thái Hòa Buôn Ma Thuột có khả năng điều chỉnh phí gửi kho (điều chỉnh nguồn cung từ người bán) và có thể đặt lệnh giao dịch để thao túng giá. Do hiện tại chưa có một giao dịch nào ở BCEC nên tình trạng này chưa xảy ra.
Công ty cổ phần Thái Hòa Buôn Ma Thuột là công ty của Việt Nam thì rủi ro thao túng giá còn thấp, nếu BCEC cho công ty logistics nước ngoài tham gia làm thành viên kinh doanh và phụ trách quản lý kho hàng thì rủi ro thao túng giá rất cao. Nếu BCEC đi vào hoạt động mà ủy thác cho đơn vị logistics 2 vai trò: quản lý kho hàng và thành viên kinh doanh thì việc xảy ra tình trạng thao túng giá là điều dễ xảy ra, nhất là khi đơn vị logistics là của nước ngoài. Do đó, để tránh rủi ro này thì đơn vị logistics hợp tác với BCEC chỉ được phụ trách duy nhất nhiệm vụ quản lý kho hàng và chuyển giao sản phẩm.
Rủi ro mất hàng của người bán ký gửi
Đơn vị quản lý kho hàng và chuyển giao sản phẩm phụ trách việc quản lý số cà phê được ký gửi trong kho. Nếu xảy ra điều gì đối với số hàng ký gửi này thì Trung tâm cũng khó mà kiểm soát được. Nếu xảy ra mất mát thì trách nhiệm sẽ thuộc về Trung tâm do Trung tâm nhận hàng của nông dân ký gửi. Để giải quyết rủi ro này thì nhất thiết đơn vị phụ trách quản lý kho hàng cần có một khoản tiền thế chân, để khi có mất mát gì thì Trung tâm còn có tiền để đền bù cho nông dân ký gửi.
3.3.2 Giải pháp kiến nghị để chọn công ty logistics cho BCEC.
Trên thực tế, những rủi ro này đều được Trung Quốc và Malaysia giải quyết tốt.
Việc chọn đơn vị logistics nước ngoài hay trong nước đều rất khó khăn. Nếu là đơn vị nước ngoài thì sợ thao túng giá, nếu đơn vị trong nước thì năng lực hoạt động còn yếu và phí lưu kho không có cơ sở để quyết định.
Trong bài khóa luận này, sinh viên kiến nghị sử dụng biện pháp đấu thầu công khai để chọn công ty logistics phụ trách mảng quản lý kho hàng và chuyển giao sản phẩm cho Trung tâm.
Trước khi đấu thầu, Trung tâm sẽ đưa ra một số điều kiện làm tiêu chuẩn ban đầu để tránh được những rủi ro đã phân tích bên trên. Thí dụ như:
Chỉ được phụ trách quản lý kho hàng và chuyển giao sản phẩm, không được đăng ký làm thành viên của Trung tâm.
Số tiền phải thế chân là bao nhiêu % giá trị lượng hàng nông dân ký gửi.
Các tiêu chuẩn để xác định được năng lực hoạt động của đơn vị logistics.
Nếu sử dụng cách này, Trung tâm sẽ lọc ra được các đơn vị logistics có năng lực hoạt động làm việc trong các điều kiện đã ký kết trong hợp đồng , điều này giúp Trung tâm tránh được các rủi ro gặp phải khi hợp tác với một đơn vị logistics và khó khăn khi chọn đơn vị logistics nào để hợp tác, vì số lượng công ty hoạt động trên lĩnh vực logistics hiện nay là rất lớn, đặc biệt là ở nước ngoài.
KẾT LUẬN
Bài khóa luận đi vào giải quyết 1 trong 2 khó khăn trọng tâm mà Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột đang gặp phải, đó là:
Tập quán, thói quen của nông dân trồng cà phê ở Đăklăk chỉ quen gửi hàng ở đại lý, thói quen này bắt đầu từ khoảng năm 1976 đến nay. Nếu Trung tâm tập trung vào các hộ nông dân trồng nhiều cà phê thì cũng có thể lợi dụng được tâm lý sợ mất trộm khi để cà phê ở nhà của họ. Khai thác được các hộ nông dân này thì lượng cà phê ký gửi vừa nhiều vừa dễ tiếp cận hơn.
Chi phí vận chuyển và chi phí kho bãi của Trung tâm. Chi phí cao chủ yếu do việc tính toán ban đầu khi xây dựng kho bãi bị sai lầm và năng lực tài chính của đơn vị logistics hợp tác với Trung tâm chưa bảo đảm. Vị trí đặt kho quá xa làm nông dân không thể tiếp cận được với Trung tâm.
Bài khóa luận này làm rõ phương thức chọn vị trí đặt kho hàng mới cho Trung tâm, khắc phục được tình trạng mơ hồ của câu nói “xây kho gần vùng nguyên liệu” trước đây.
Malaysia có điều kiện tương đồng như ở Việt Nam về điều kiện kinh tế, Sở giao dịch hàng hóa Bursa của Malaysia cũng nằm gần vùng nguyên liệu như BCEC. Tuy nhiên, khác với BCEC, Bursa rất thành công. Sự thành công của Bursa in đậm sự hậu thuẫn và giúp đỡ mạnh mẽ từ chính quyền Malaysia, đây là điều mà BCEC chưa có. Vì vậy, điểm mấu chốt để quyết định BCEC có thành công hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào sự ủng hộ và hậu thuẫn của nhà nước cộng với sự nỗ lực của nhân viên. Dù nhiều giải pháp được đưa ra mà nhà nước không ủng hộ thì BCEC chỉ còn cách chấm dứt hoạt động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_m_thie_u_chi_phi_va_n_chuye_n_ca_phe_va_kho_ba_i_de_go_p_pha_n_tang_thanh_khoa_n_cho_trung_tam_giao_di_ch_ca_phe_buon_ma_thuo_t_2099.doc