Khóa luận Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu

5.1. Kết luận Qua thời gian thực tập tại Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu với đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu” bản thân có dịp tiếp xúc nhiều hơn với thực tế các hoạt động quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. Trong thời gian học tập tại trường được các giáo viên truyền đạt những kiến thức cơ bản và được tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, các quy định của nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng một cách sâu sắc, vận dụng những kiến thức đã học, kết hợp với viêc thực tập thực tế, nghiên cứu tại địa phương dựa trên cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý là những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong công tác sau này. Vì vậy bản thân đã chọn đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu”. Từ kết quả nghiên cứu bản thân rút ra được một số kết luận sau: Cuộc sống của người dân trong khu vực ngiên cứu nói chung có mức sống, trình độ dân trí và nhận thức còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Diện tích đất canh tác còn thiếu so với mật độ dân số hiện tại, điều kiện áp dụng khoa học kỷ thuật chưa có, còn thiếu sự quan tâm sát thực của Nhà nước, của những người quản lý cộng với điều kiện tự nhiên khắc nhiệt. Vì chưa có điều kiện để phát triển kinh tế nên hàng năm người dân phải phụ thuộc vào tài nguyên rừng sẳn có là chủ yếu, vì vậy tài nguyên rừng ở đây ngày càng suy yếu và có tầm ảnh hưởng nhất định đến tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng. Đối tượng khai thác tài nguyên rừng rất nhiều và rất khác nhau về lứa tuổi, giới tính, dân tộc và chủng loại khai thác động thực vật rừng cũng rất đa dạng, hàng năm mất đi một số lượng lớn hệ động thực vật rừng, người dân khai thác chủ yếu là buôn bán sản phẩm mà họ làm khai thác được để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Mức độ quan tâm của người dân đến các sản phẩm rừng rất khác nhau và họ thường quan tâm đến các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Kết quả điều tra, khảo sát thực tế cho thấy mức độ ảnh hưởng và thực trạng quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu là rất lớn. Nhà nước và Tỉnh cần quan tâm đầu tư về vốn và kỷ thuật để giúp người dân có cơ hội phát triển kinh tế, từ đó giúp cho việc quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn.

pdf46 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức chấp hành đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định về quản lý bảo vệ rừng còn thấp. 4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ ở ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. 4.2.1. Công tác tổ chức xây dựng lực lƣợng * Về lực lượng con người Hiện tại, viên chức tổng số là 43 người, cụ thể: Biên chế viên chức 22 người. Viên chức tự trang trải 08 người. Hợp đồng bảo vệ rừng 13 người. * Về trang thiết bị, dụng cụ quản lý bảo vệ rừng Số lượng gồm : 06 Súng RG88, 03 gậy điện TTANM3, 05 Gậy điện TITANM5, 02 bình xịt cay và 5 máy GPS. * Về tổ chức bộ máy 1. Giám đốc BQL rừng Phòng hộ: Phạm Đức Hóa - Giám đốc BQL là thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về toàn bộ công tác được giao. - Giám đốc BQL có nhiệm vụ: Giám đốc Phó giám đốc Phòng Kế hoạch – Tài chính Phòng Kỹ thuật – Bảo vệ rừng Phòng Tổ chức – Hành chính Đội bảo vệ rừng cơ động. 12 + Căn cứ Quyết định thành lập rừng phòng hộ động Châu của UBND tỉnh, xây dựng các đề án cụ thể và các biện pháp nghiệp vụ triển khai thực hiện. + Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đảm bảo kịp thời và đạt hiệu quả. + Quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, lao động, tài chính, tài sản, vật tư, tài liệu,... của đơn vị theo đúng thẩm quyền. + Thực hiện tốt chính sách chăm lo đời sống vật chất tinh thần; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ, công chức, viên chức, lao động cơ quan. + Là chủ tài khoản cơ quan. + Chỉ đạo các Phòng, Bộ phận chuyên môn, Trạm bảo vệ rừng và đơn vị trực thuộc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. + Tham mưu cho UBND huyện ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định, chính sách của nhà nước về lĩnh vực được giao theo đúng thẩm quyền quy định. Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các hoạt động trên khu rừng Phòng hộ theo quy định và thẩm quyền được giao. + Chỉ đạo trực tiếp phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Tổ chức - Hành chính, mảng chuyên môn lĩnh vực Bảo vệ rừng. + Uỷ quyền cho Phó Giám đốc giải quyết công việc khi vắng mặt. 2. Phó Giám đốc: Hoàng Minh Hà - Giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật về toàn bộ nội dung công việc thuộc lĩnh vực được Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền; tham gia ý kiến với Giám đốc về công việc chung của cơ quan. - Chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng các phương án, kế hoạch về công tác Phòng cháy chữa cháy rừng, Bảo vệ rừng, truy quét, cắm chốt Bảo vệ rừng các vùng trọng yếu. Thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện lên Giám đốc bằng văn bản hoặc trực tiếp. - Theo giỏi công tác diển biến tài nguyên rừng và đất rừng, kế hoạch của dự án Bảo vệ và phát triển rừng, tham mưu các văn bản về pháp luật, dự thảo các văn về 13 lĩnh vực hành chính. Hàng tháng, quý báo cáo kết quả công việc thuộc lĩnh vực phụ trách lên Giám đốc . - Chỉ đạo trực tiếp; mảng chuyên môn lĩnh vực kỷ thuật, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên. 3. Phòng Kế hoạch - Tài chính * Trưởng phòng: Phạm Thị Huyền - Kế toán: Giúp việc cho Giám đốc, có nhiệm vụ lập kế hoạch cụ thể thu, chi và thực hiện chế độ thu, chi theo quy định của pháp luật về công tác tài chính, giúp Giám đốc cơ quan quản lý, theo giỏi số lượng, chất lượng tài sản của đơn vị, tài sản tịch thu, theo giỏi BHXH, BHYT, BHTN, thanh quyết toán đúng chế độ, định kỳ theo chế độ quy định. Tổng hợp số liệu báo cáo Giám đốc cơ quan và cấp trên theo định kỳ tháng, quý, năm, tham mưu những vấn đề thuộc lĩnh vực phân công. - Thủ quỹ: Đảm nhận công tác thủ quỹ của cơ quan; nhận chi trã lương và các chi phí khác đúng quy định. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách. 4. Phòng Kỹ thuật và Bảo vệ rừng * Trưởng phòng: Hà Vũ Cao - Chịu trách nhiệm lên kế hoạch chi tiết công tác diển biến tài nguyên rừng và đất rừng, thực hiện các kế hoạch của dự án Bảo vệ và phát triển rừng, tham mưu các văn bản về pháp luật, dự thảo các văn về lỉnh vực hành chính. Hàng tháng, quý báo cáo kết quả công việc thuộc lĩnh vực phụ trách lên Giám đốc hoặc phó Giám đốc ( Khi được ủy quyền ). - Phối hợp với các Trạm bảo vệ rừng, Đội cơ động Bảo vệ rừng kiểm tra rừng trồng Phòng hộ, rừng tự nhiên phòng hộ, đất rừng, tham gia các hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học. - Theo dỏi cập nhật báo cáo tình hình hàng tháng, quý, năm. Tham mưu đề xuất những ý kiến trong lĩnh vực phụ trách, thực hiện một số nhiệm vụ khác do thủ trưởng đơn vị giao. 5. Phòng Tổ Chức - Hành Chính 14 * Trưởng phòng: Trần Thị Thu Hoài - Đón khách và hướng dẫn khách làm việc theo quy định, quy chế làm việc của cơ quan. - Lưu hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, lao động. Lưu giữ hồ sơ trình lãnh đạo xữ lý; công văn đến, công văn đi, báo chí. - Lập kế hoạch tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp bố trí, tuyển dụng cán bộ, viên chức, lao động, hàng năm và mua sắm thiết bị, văn phòng phẩm. - Đánh máy công văn, báo cáo và những văn bản liên quan lĩnh vực hành chính cơ quan. Tổng hợp tình hình các hoạt động theo trách nhiệm được phân công, tham mưu đề xuất lĩnh vực được phân công công tác nội vụ của đơn vị. - Thực hiện đúng Quy chế công tác văn thư lưu trữ đã được ban hành kèm theo quyết định số 73/QĐ-BQL ngày 10/10/2012 của BQL rừng Phòng hộ Động Châu. - Chịu trách nhiệm nhiệm vụ được giao trước Giám đốc và pháp luật. - Có nhiệm vụ quản lý, bảo quản xe và phục vụ lãnh đạo đi công tác theo yêu cầu. - Tinh thần phục vụ phải chu đáo, tuân thủ đúng quy định của đơn vị và Luật an toàn giao thông đường bộ. - Chịu trách nhiệm giải trình đề xuất với lãnh đạo về việc thay thế, sữa chữa những vấn đề chất lượng xe khi vận hành, đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường bộ. + Lái xe: không được sữ dụng phương tiện tuỳ tiện khi chưa có ý kiến của lãnh đạo, nếu tự ý sử dụng với mục cá nhân mà xãy ra sự cố thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật, thực hiện đúng đạo đức người lái xe. 6. Đội bảo vệ rừng cơ động. - Là bộ phận tham mưu trực tiếp giúp lãnh đạo thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong lâm phận của đơn vị và các vùng phụ cận. 15 - Tham mưu với lãnh đạo công tác quản lý các trạm, sắp xếp lực lượng giữa các trạm, tổ chốt về con người một cách phù hợp đảm bảo lực lượng đủ mạnh đồng đều để thực hiện công tác tuần tra bảo vệ rừng, giúp lãnh đạo giải quyết các vụ việc vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, lấm chiếm đất rừng. - Tham mưu xây dựng các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, truy quét lâm tặc và các công việc khác liên quan đến chuyên môn. - Thường xuyên nắm bắt tình hình, tổng hợp báo các kịp thời diển biến trong lâm phận quản lý của đơn vị lên lãnh đạo để có phương án chỉ đạo và xữ lý kịp thời. - Quản lý, bảo vệ tài sản tịch thu tại kho bảo quản của đơn vị. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị giao. - Đội trưởng cơ động chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc và pháp luật về lĩnh vực đựơc phân công. 4.2.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng ở ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. 4.2.2.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo Ban lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu chú trọng tổ chức triển khai các Nghị quyết, chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Lập phương án bảo vệ rừng và PCCCR, Phương án cắm chốt tại các vùng trọng điểm, triển khai đến các tổ, đội, trạm bảo vệ rừng. Đặc biệt đã duy trì và bố trí 06 tổ chốt bảo vệ rừng vùng trọng yếu , 03 tổ chốt giáp ranh tỉnh Quảng Trị, 01 tổ chốt tại Dộp (khu vực thượng nguồn sông Kiến Giang), 01 tổ chốt Khe Môn (khu vực Cầu Khỉ) và 01 tổ chốt tại Khe Đan. Bố trí luân chuyển con người hợp lý đúng địa điểm. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, giám sát toàn diện trên toàn bộ lâm phần được giao quản lý. Tổ cơ động kiểm tra chéo các trạm trong quá trình thực hiện tuần tra, kiểm soát thực thi pháp luật. Cấp ủy phân công, giao trách nhiệm quản lý chỉ đạo từng khu vực trọng yếu trong bản đồ cũng như ngoài thực địa. 4.2.2.3. Hoạt động của các Trạm bảo vệ rừng Thực hiện nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan nghiêm túc nên lực lượng Bảo vệ rừng các trạm, đội đã thực sự đóng vai trò nòng cốt trong công tác quản lý Bảo vệ rừng và các hoạt động tuyên truyền, giám sát, kiểm tra, giúp đỡ đối với đồng bào sống ven rừng và liền rừng. Thường xuyên tuần tra canh gác tại khu vực 16 lâm phần đã được giao, tuần tra vùng ven để nắm bắt tình hình và ngăn chặn kịp thời từ vòng ngoài, đặc biệt phải tuần tra đến tận các lô, khoảnh của các tiểu khu được giao. Trạm trưởng có trách nhiệm phân công các thành viên trong trạm nghỉ hợp lý để đảm bảo lực lượng thường xuyên tuần tra, canh gác. Những tháng cao điểm phải đảm bảo quân số trực 100%. Hàng ngày, tuần các trạm trưởng thông tin, báo cáo về tổ cơ động để có tham mưu kịp thời trong công tác quản lý bảo vệ rừng lên giám đốc Ban. 4.2.2.5. Công tác quản lý, bảo vệ rừng  Công tác quản lý rừng Thực hiện theo Quy chế của đơn vị đã ban hành, phân công lâm phần cụ thể cho các trạm, đội quản lý bảo vệ kể cả vùng ven nhằm nâng cao trách nhiệm việc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ; Trạm, đội bảo vệ rừng lên kế hoạch thường xuyên tuần tra, kiểm tra, truy quét khu vực được phân công, có sổ nhật ký ghi chép rõ ràng về diễn biến của ca trực, xử lý kịp thời những diễn biến xảy ra. Có hệ thống bản đồ trang cấp đầy đủ cho các trạm, đội để làm tốt cùng việc theo dõi và quản lý rừng được tốt hơn.  Công tác bảo vệ rừng Đơn vị có 05 trạm bảo vệ rừng và 01 tổ cơ động được giao quản lý bảo vệ 06 khu vực lâm phần cụ thể của rừng Động Châu và các vùng phụ cận giáp ranh. - Đội cơ động quản lý chung trong công tác quản lý bảo vệ rừng, kiểm tra, giám sát tăng cường cho các Trạm bảo vệ rừng và khu vực các bản gần rừng, sông Kiến Giang, vùng suối Bang, vùng khe Nước Trong. Thường xuyên nắm bắt tình hình, diễn biến trên toàn bộ lâm phần của Ban và các khu vực lân cận để xây dựng kế hoạch, tham mưu lãnh đạo thực hiện việc ngăn chặn, đẩy đuổi, truy quét có hiệu quả. - Trạm Bảo vệ rừng Hà Lẹc: Khoảnh 38, 45, 60, 62 tiểu khu 496, tiểu khu 522, 523, khoảnh 1 tiểu khu 525, tiểu khu 528, 529, 537, 538, 539. Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu 494, 493, 495, khu vực Bản Hà Lẹc, An Bai, Bang. Quản lý, kiểm tra, tu sữa móc ranh giới 3 loại rừng từ mốc số 25 đến mốc số 41. 17 - Trạm bảo vệ rừng 525: Tiểu khu 524, Khoảnh 2, 3, 4, 5 tiểu khu 525, tiểu khu 526, 527. Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu 498A, 498B, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị. Quản lý, kiểm tra, tu sữa móc ranh giới 3 loại rừng từ mốc số 01 đến mốc số 24. - Trạm bảo vệ rừng Khe Cau: Tiểu khu 490, khoảnh 44 tiểu khu 496 Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu 488, 497, 487, 498, khu vực giáp ranh Thù Lù, tuyến đường 16. - Trạm bảo vệ rừng Cầu Khỉ: Tiểu khu 530, 531, 535, 536, khoảnh 83, 95 tiểu khu 533. Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu tiểu khu 519, 520, 532. Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị, khu vực bản Rum-Ho, Trung Đoàn, đoạn tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đi qua khu vực Lâm Phần. Quản lý, kiểm tra, tu sữa móc ranh giới 3 loại rừng từ mốc số 64 đến mốc số 87. - Trạm bảo vệ rừng Bải Đạn: Tiểu khu 516, 517, 534, khoảnh 91 tiểu khu 533. Thường xuyên nắm bắt tình hình khu vực ngoài liền kề: Tiểu khu tiểu khu 515, 518. Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị, khu vực bản Cuồi, Cợp của tỉnh Quảng Trị, đoạn tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đi qua khu vực Lâm Phần. Tổ chức thực hiện các phương án đã xây dựng thực hiện được trên 98 đợt (tuyến) tuần tra, quảng đường đi tuần tổng cộng hơn 2.034 km, số ngày tuần tra trong rừng là 312 ngày, số đêm ở trong rừng là 214 (số giờ thực hiện đi tuần theo tuyến là 5.375 giờ). Duy trì thường xuyên chặt chẽ 06 tổ chốt, gồm 03 tổ chốt đóng tại vùng giáp ranh tỉnh Quảng Trị, 01 tổ chốt tại khu vực Dộp, 01 tổ chốt đóng tại Khe Môn, 01 chốt đóng tại Khe Đan. Nhờ vậy, kiểm soát được lâm tặc từ phía Quảng Trị sang khai thác trái phép. Khu vực dọc sông Kiến Giang được ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng lâm tặc len lõi xâm hại rừng nhưng đơn vị đã kịp thời truy quét, đẩy đuổi ra khỏi rừng. Thực hiện phối, kết hợp với các đơn vị trên địa bàn như: Hạt Kiểm lâm Lệ Thuỷ, Trạm Kiểm lâm đường 16, Trạm Kiểm lâm đường 10, Tổ công tác Biên phòng 18 Chuôn, Đồn Biên phòng Làng Ho, Công an huyện, UBND xã Kim Thuỷ, Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang, Chi nhánh Lâm trường Khe Giữa, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt tổ chức nhiều đợt truy quét liên ngành và truy quét của lực lượng bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn các vụ vi phạm lâm luật, đẩy đuổi người vào rừng trái phép ra khỏi rừng. Năm 2015, bắt giữ một số lâm sản chuyển giao cơ quan chức năng xử lý.  Công tác bảo vệ rừng tại các khu vực trọng yếu * Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị (gồm 12 tiểu khu, chiều dài trên 60 km, giáp ranh với xã Vĩnh Hà, xã Vĩnh Ô gồm 9 bản dân tộc vân kiều) : Khu vực phía Đông: Vùng giáp ranh tỉnh Quảng Trị tại tiểu khu 527đơn vị tổ chức đưa người lên điểm chốt duy trì cho đến nay nên trong thời gian qua khu vực này tạm ổn định. Nhưng xuất hiện một số tình hình phức tạp, đã có nguy cơ xâm hại sâu đến khu vực giáp ranh từ phía Quảng Trị sang TK 538, 539. Trước tình hình đó đơn vị đã thành lập thêm 01 tổ chốt tại tiểu khu 539 nhằm hỗ trợ cùng tổ chốt 527 bảo vệ tốt khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị. Khu vực phía Tây (giáp khu bảo tồn Hướng Hóa): Đầu năm đến nay vẫn duy trì tổ chốt khu vực Khe nước trong. Qua kiểm tra nhiều đợt của Hạt kiểm lâm khu vực này được bảo vệ an toàn chưa có hiện tượng xâm hại từ phía Quảng Trị sang. * Khu vực thượng nguồn sông Kiến Giang: Ngày 06/01/2015 (âm lịch) đơn vị đó dời điểm chốt Bến Thủy lên làm tại khu vực Dộp. Tại đây là khu vực rất khó khăn cho công tác chốt chặn. Nhưng đơn vị đó kịp thời sắp xếp, bố trí cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Chi cục Kiểm Lâm, Hạt kiểm Lâm, UBND huyện Lệ Thủy. Hiện tại đã có hiệu quả kiểm soát, ngăn chặn người và súc vật vào rừng ở khu vực này. Cơ bản đã ngăn chặn được lâm tặc vào khai thác, xâm hại rừng. Khu vực thượng nguồn đang ổn định. * Khu vực Khe Môn, Khe Đan thuộc Cầu Khỉ và Bải Đạn: Khu vực này đang còn phức tạp, mặc dù đơn vị đó triển khai phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Đồn Biên phòng Làng Ho tổ chức tuyên truyền. Hợp đồng 01 cán bộ của Đồn cùng ở phối hợp làm việc tại Trạm bảo vệ rừng Cầu Khỉ, Hạt Kiểm lâm hỗ trợ 01 Kiểm lâm cùng ở và làm việc. Bố trí tổ Chốt Khe Môn trực 24/24 giờ. Tuy nhiên người dân bản Rum - Ho, Trung Đoàn và các bản lân cận lén lút vào rừng 19 bằng nhiều đường để khai thác trái phép và chống đối cán bộ bảo vệ rừng thi hành nhiệm vụ. Tuy nhiên khu vực này vẫn đang trong tiến trình kiểm soát và chủ động trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2015, khu vực Khe Đan giáp ranh với Chi nhánh Lâm trường Khe Giữa, lâm tặc đang xâm hại đến các tiểu khu 517, 516 của đơn vị. Hiện tại đơn vị đã chọn giải pháp đóng thêm 01 tổ chốt để bảo vệ khu vực này. Cùng với đội liên ngành của huyện đóng tại trạm Cầu Khỉ, vì vậy khu vực này được kiểm soát và tạm thời ổn định.  Công tác tháo gỡ bẩy và bảo vệ động vật rừng Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng, trực, canh gác không cho người vào rừng đặt bẫy hay săn bắt động vật rừng trái phép. Tổ chức truy quét, đuổi người ra khỏi rừng. Trên toàn lâm phần quản lý bảo vệ đã hạn chế mức thấp nhất việc đặt bẫy, săn bắt động vật rừng trái phép đơn vị đã tổ chức và phối hợp với trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt, Hạt Kiểm lâm Lệ Thủy tổ chức truy quét, tháo gỡ bẫy 10 đợt trên lâm phần đã phá hủy 21 tuyến bẫy thu gom 2.472 dây bẫy (dây bẫy làm bằng dây phanh xe đạp). Số bẫy chủ yếu là cũ, của những năm trước để lại, cần bẫy đã hỏng, dây bẫy đã rỉ rét, không có độ bật. 4.2.3. T nh h nh vi phạm lâm luật Năm 2012 Ban đã phối hợp với Hạt kiểm lâm Lệ Thuỷ xử lý 20 vụ vi phạm lâm luật với khối lượng 27,714 m3. Qua số liệu cho thấy tình hình bảo vệ rừng có chiều hướng tốt, ổn định. Trữ lượng rừng bị mất rất thấp, không đáng kể so với bình quân tăng trưởng của rừng hàng năm. Năm 2013, đơn vị đã chuyển Hạt Kiểm lâm Lệ Thuỷ xử lý 12 vụ vi phạm lâm luật với khối lượng 11,963 m3. Năm 2014 số vụ vi phạm là 08 vụ, khối lượng 11,417 m3 Năm 2015 số vụ vi phạm là 06 vụ, khối lượng 8,134m3.Số lượng các vụ vi phạm không cao, không có sự đột biến. Qua số liệu và thực tế cho thấy hiện tượng vi phạm nhỏ, lẻ, chủ yếu người dân thôn bản sống gần, liền kề rừng. 20  Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng của người dân Bảng 4.1 : Tình hình khai thác gỗ của người dân ảnh hưởng đến tài nguyên rừng T T Tên cây Gỗ Địa điểm khai thác Đơn vị tính (m3/năm) S.L sử dụng (%) S.L bán (%) 01 Sến Khu vực 525 và khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị. 30 50 50 02 Mun Khu vực giáp nước Lào và khu vực giáp ranh chi nhánh LT Khe Giữa. 06 1 99 03 Táu Bải đạn và khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi qua, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị. 20 50 50 05 Lát Khu vực Cầu khỉ và khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi qua, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị và khu vực Bản Rum - Ho. 10 90 10 06 Gõ Khu vực giáp ranh chi nhánh LT Khe Giữa. Khu vực giáp nước Lào. 15 50 50 07 Các loại gỗ khác Vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang. 10 70 30 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt năm 2015 của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu) 21 Bảng 4.2. Tình hình khai thác và sử dụng động vật rừng TT Cá thể loài Khu vực khai thác(săn, bẩy, bắn) Đơn vị tính (con/ năm) SL sử dụng (%) SL bán (%) 01 Lợn rừng Khu vực Cầu khỉ và vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang. 06 20 80 02 Chồn Vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang, khu vực giáp ranh chi nhánh LT Khe Giữa. 50 20 80 03 Các loại Rùa khác Vùng Bải đạn, khu vực giáp ranh chi nhánh LT Khe Giữa, khu vực giáp nước Lào và vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang. 50 10 90 04 Kỳ nhông Khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi qua,vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang. 200 40 60 05 Rắn hổ mang Khu vực Cầu khỉ và khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi qua, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị và khu vực Bản Rum – Ho. 10 50 50 06 Mang Vùng ven như bản An bai, Hà lẹc, vùng Bải đạn và khu vực giáp ranh chi nhánh LT Khe Giữa. 10 20 80 07 Khỉ Khu vực 525, cầu khỉ, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị và khu vực bản An bai, Hà lẹc. 20 40 60 08 Tắc kè Khu vực 525 và khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị, khu vực giáp ranh chi nhánh LT Khe Giữa và vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang. 10 80 20 22 09 Gà rừng Khu vực Cầu khỉ và vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang, vùng Bải đạn, khu vực giáp ranh chi nhánh LT Khe Giữa. 10 100 0 10 Bìm bịp Bải đạn và khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi qua, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị, vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang. 10 100 0 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt năm 2015 của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu) 23 Bảng 4.3 : Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ TT Tên sản phẩm Địa điểm khai thác Đơn vị tính S.L khai thác/ năm S.L sử dụng (%) 01 Song mây Vùng Bải đạn, khu vực Cầu khỉ, khu vực 525 vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang. Kg 500 100 02 Mật ong Khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi qua,vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang. lít 10 30 03 Bắp chuối Khu vực 525, cầu khỉ, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị và khu vực bản An bai, Hà lẹc. Cái 200 50 04 Măng Bải đạn và khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi qua, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị, vùng ven như bản An bai, Hà lẹc và khu vực Bang. Kg 100 50 05 Củ một Vùng ven như bản An bai, Hà lẹc, vùng Bải đạn và khu vực giáp ranh chi nhánh LT Khe Giữa. Kg 30 70 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt năm 2015 của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu) 24 4.2.4. Công tác phòng cháy chữa cháy 4.2.4.1. Thực trạng các thiết bị, dụng cụ PCCC - Ngay từ đầu năm đơn vị đã triển khai kiểm tra và trang cấp đầy đủ cho các trạm, tổ, đội phục vụ cho công tác PCCCR. - Nhìn chung các trang thiết bị, dụng cụ đều do đơn vị tự trang cấp, chủ yếu là các trang thiết bị và dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, dao, rựa, can đựng nước gồm: Xẽng 12 cái, Cuốc 12 cái, Can đựng nước 24 cái. - Dụng cụ chữa cháy: gồm 07 bình chữa cháy (02 bình bột và 05 bình khí CO2) được bố trí tại trụ sở và các trạm bảo vệ rừng. Dụng cụ được bảo dưởng tốt và bảo quản đúng quy định. 4.2.4.2. Xử lý thực b Đã được xử lý thực bì với diện tích 230,0 ha rừng trồng phòng hộ và các điểm rừng tự nhiên dễ xảy ra cháy tại khu vực Bến Bùng thuộc tiểu khu 525 và 522 đảm bảo an toàn cho công tác PCCC rừng. 4.2.4.3. Thực hiện công tác PCCCR - Tập trung công tác tuyên truyền toàn diện trên tất cả các mặt, trong từng thời gian phù hợp và xem đây là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Phổ biến Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 03/3/2006 quy định về phòng cháy chữa cháy rừng, Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép, Nghị định 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. - Phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Quảng Bình tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCC cho lực lượng bảo vệ rừng và cấp chứng chỉ cho 16 người, đảm bảo công tác PCCCR và PCCC tại trụ sở làm việc. - Tổ chức 04 đợt tuyên truyền bằng hình thức cử cán bộ kỹ thuật cùng các trạm có dân sống liền kề rừng phối hợp với chính quyền thôn bản làm công tác vận động, tuyên truyền với sự tham gia của 73 hộ dân. 25 Đầu năm 2014, đơn vị đã khẩn trương kiện toàn các vấn đề cấp bách trong BVR & PCCCR và lập phương án bố trí hợp lý về con người, phương tiện, công cụ trong công tác PCCCR. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng bảo vệ rừng trong 02 ngày (ngày 27 và 28 tháng 3) do Phòng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Quảng Bình huấn luyện và cấp chứng chỉ cho 16 người, đảm bảo công tác PCCC rừng và PCCC tại cơ quan. Chỉnh sửa và làm mới các bảng tuyên truyền BVR, PCCCR, đóng ở các vị trí trung tâm, dễ nhận biết. Xử lý thực bì với diện tích 230,0 ha rừng trồng phòng hộ và các điểm rừng tự nhiên dễ gây cháy tại khu vực Bến Bùng thuộc tiểu khu 525 và 522 đảm bảo an toàn cho công tác PCCCR. Thực hiện phương châm 4 tại chổ, phòng cháy là chính, bố trí lực lượng, phương tiện hợp lý, thường trực 24/24 giờ trong những thời điểm nắng nóng, thường xuyên kiểm tra các khu vực có nguy cơ cháy. Nhờ vậy, tại lâm phần không xãy ra cháy rừng. 4.2.5. Công tác tuyên truyền, giáo dục Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng tuy gặp rất nhiều khó khăn phức tạp, nhưng xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm để bảo vệ rừng, nên lãnh đạo các trạm trưởng giành nhiều thời gian trực tiếp về tận các bản phối hợp với chính quyền xã, để phổ biến các văn bản pháp luật về phát triển và bảo vệ rừng, chú trọng tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Phòng cháy chữa cháy, Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 10/01/2006 của Chính phủ quy định về việc PCCC rừng, nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính, nghị định 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành bằng nhiều hình thức phù hợp với từng khu vực từng đối tượng. Đặc biệt chú trọng 05 bản sống gần rừng của xã Kim Thủy. Đã phối hợp với chính quyền địa phương xã Kim Thủy tổ chức 03 hội nghị tuyên truyền về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, PCCCR cho các hộ dân sống gần rừng, liền rừng. Tổ chức 02 đợt tập huấn chăm sóc rừng trồng, trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng. 26 Ký cam kết với các lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của đơn vị là 34 người, UBND xã Kim Thủy, Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang, Chi nhánh Lâm trường Khe Giữa, Đồn Biên phòng Làng Ho, các hộ dân bản Rum - Ho nhận khoán bảo vệ rừng là 73 hộ, các hộ dân sống gần rừng, liền rừng, thực hiện cam kết bảo vệ rừng và PCCCR. Hoàn thành tu sửa bảng bảo vệ rừng ở các trạm tuyên truyền bảo vệ rừng với nhiều nội dung, được đóng ở các vị trí trung tâm của các trạm, đội được giao quản lý bảo vệ rừng, nơi dễ nhận biết ở các đường vào rừng, đảm bảo công tác tuyên truyền thiết thực. 4.3. Những điều kiện những thuận lơi, khó khăn của cơ sở trong công tác quản lý bảo vệ tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. 4.3.1. Những thuận lợi - Được sự quan tâm cuả Đảng và Nhà Nước, các cấp các ngành và có sự phối hợp đồng bộ trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. - Có các trạm quản lý tại địa bàn quan trọng, đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm, nhiệm tình với công việc, gắn bó với đơn vị và thường xuyên giữ mối quan hệ với người dân địa phương. - Được sự đầu tư đúng mức từ các dự án bảo vệ và phát triển rừng đã hỗ trợ người dân nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương bền vững và đã đạt hiệu quả. - Công tác tuyên truyền vận động người dân, cũng như việc hướng dẫn xây dựng quy ước cho thôn bản về quản lý bảo vệ rừng, cũng như công tác khuyến lâm được bà con hướng ứng, tham gia nhiệt tình. - Người dân đã ý thức được việc quản lý bảo vệ rừng, gắn quyền lợi nghĩa vụ của mình vào sự phát triển và bảo vệ rừng của địa phương. - Nhu cầu được giao đất, cấp đất lâm nghiệp sử dụng lâu dài của người dân tăng cao - Nguồn lao động tại chỗ dồi dào, lực lượng lao động nhiệt tình. - Giao thông đang từng bước được đầu tư xây dựng. 4.3.2. Những khó khăn Do địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, diện tích đất rừng, rừng tương đối lớn, 27 nằm rải rác không tập trung nên rất khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ. Sức ép dân số lên đất rừng và lâm sản gia tăng, chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro, lợi thế cạnh tranh thấp so với nhiều cây trồng khác, nhu cầu sử dụng lâm sản tăng nhanh, gỗ rừng trồng chưa đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông cũng tạo áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng, thời tiết diễn biễn ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài cùng với diện tích rừng khoanh nuôi phục hồi và rừng trồng tăng lên dẫn đến nguy cơ cháy rừng cao hơn. Một số chủ rừng chưa thực hiện hết trách nhiệm quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên rừng được giao, còn buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng. Do đời sống người dân còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ dân trí chưa đồng đều, trên địa bàn huyện chủ yếu là người dân tộc tiểu số, phong tục tập quán còn lạc hậu, đời sống chủ yếu dựa vào canh tác cây ngô, cây lúa sản xuất theo hướng tự cung tự cấp là chính nên thu nhập không đồng đều. Vì vậy công tác tuyên truyền giáo dục và mở các lớp tập huấn về phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp còn nhiều vướng mắc. nhận thức của người dân còn hạn chế, công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, việc giao đất giao rừng còn tiến hành chậm tại một số xã, chưa đáp ứng được nhu cầu về giao đất giao rừng của người dân. Rừng đã giao ở nhiều nơi nhưng chưa được quản lý bảo vệ chặt chẽ, chưa được đo đạc, cắm mốc xác định ranh giới trên thực địa. Chất lượng rừng tự nhiên thấp, đời sống của người dân sống trong và gần rừng còn gặp nhiều khó khăn. Ngân sách dành cho công tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn hẹp so với các lĩnh vực khác, việc lồng ghép các nguồn vốn, chương trình, dự án nhằm thực hiện theo Nghị quyết 30a của Chính phủ còn lúng túng góp phần hạn chế các hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Vị thế pháp lý của Kiểm lâm hạn chế, lực lượng mỏng, trang thiết bị, phương tiện chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, không đủ trấn áp “lâm tặc”, một số còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giao động trước khó khăn. Thiếu quy định pháp lý về tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, đa số không có các trang phục, công cụ hỗ trợ và không có các tư cách pháp lý để giải quyết các vụ việc vi phạm về bảo vệ rừng. Đời sống của lực lượng quản lý bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Bất đồng về ngôn ngữ cũng là một khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng. 28 Bất đồng ngôn ngữ làm giảm khả năng truyền đạt chính sách, chế độ cũng như những hướng dẫn về công tác quản lý bảo vệ rừng của cán bộ kiểm lâm cho người dân. 4.4. Một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. 4.4.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về quản lý bảo vệ rừng và PCCC cho người dân sống ở vùng ven và lân cận Tổ chức các hội nghị tuyên truyền về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Nghị định 23/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tuyên truyền, giáo dục về công tác PCCC rừng, tập trung theo các nội dung của Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 10/01/2006 của Chính phủ quy định về việc PCCCR. Ngoài ra còn tổ chức các hội nghị chuyên đề khác về rừng, tác động của rừng đối với môi trường sống, vai trò của rừng đối với cuộc sống của chúng ta để người dân hiễu và tự có ý thức chung trong việc bảo vệ rừng và PCCC R. Lực lượng Bảo vệ rừng các trạm, đội phối hợp với chính quyền địa phương, thôn, bản làm nòng cốt trong việc vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR. 4.4.2. Công tác quản lý rừng Trình xin cấp trên quản lý trực tiếp hỗ trợ thêm một số tiền xăng xe, tiền chi phí mua trang dụng phục vụ tại 02 tổ chốt giáp ranh tỉnh Quảng Trị để đảm bảo cho công tác truy quét, tuần tra bảo vệ rừng được tốt hơn. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra diển biến tình hình rừng trồng phòng hộ tại khoảnh 3, 4, 5 tiểu khu 525 của dự án Bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng kế hoạch chăm sóc rừng trồng năm 2013 và 2014. Lập Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn đến năm 2020 cho cơ quan và các trạm, đội. Thực hiện tốt các Quy chế của đơn vị đã ban hành và việc giao khu vực lầm phần quản lý bảo vệ cho các trạm, đội bảo vệ rừng. Ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR theo các quy định trong Luật Bảo vệ 29 và Phát triển rừng, PCCCR ở các thôn, bản và nhân dân trên địa bàn. 4.4.3. Công tác bảo vệ rừng Tiếp tục thực hiện chỉ thị 12/2003/CT-TTg, Chỉ thị 08/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép, các chỉ thị, thông tư của tỉnh, huyện và các ban ngành liên quan. Thường xuyên trau dồi đạo đức trách nhiệm của ngời làm công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao trách nhiệm của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Chú trọng tuyên truyền, phối kết hợp với các lực lượng trên địa bàn để truy quét, ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại đến rừng. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Chi bộ và Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tự vệ hạn chế thấp nhất các vụ việc xâm hại rừng. Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh việc chấp hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong lực lượng Bảo vệ rừng. Xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm lâm luật. Thanh tra, kiểm soát, chấn chỉnh nghiêm minh việc chấp hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong lực lượng bảo vệ rừng. Xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm lâm luật. Tích cực giáo dục pháp luật chính trị, tư tưởng, đạo đức phẩm chất cho cán bộ bảo vệ rừng, gắn việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để từng bước nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, thực hiện việc luân chuyển lực lượng các trạm, đội hợp lý nhằm phát huy hiệu quả công tác bảo vệ rừng, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tổ chức các phong trào thi đua trong toàn đơn vị, tạo điều kiện cho các cá nhân, tập thể phát huy hết năng lực về mọi mặt để làm tốt công tác chuyên môn và các công tác khác. Tiếp tục duy trì trực 24/24 giờ tại 02 tổ chốt bảo vệ rừng ở khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị, 01 tổ chốt ở Khe Dộp, 01 tổ chốt tiểu khu 496 và 01 tổ chốt Khe Môn. 30 Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là 02 tổ chốt tại vùng giáp ranh. Thường xuyên tổ chức truy quét các khu vực trọng điểm khác trong toàn lâm phần đơn vị quản lý. 4.4.4. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng  Kiện toàn bộ máy hoạt động Nâng cao vai trò trách nhiệm của các hộ gia đình, cá nhân trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng. Thực hiện đầy đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng như: xây dựng các công trình phòng cháy ( đường băng cản lữa, chòi canh lữa rừng...), tổ chức tuyên truyền vận động người dân sống gần rừng và liền rừng thực hiện tốt công tác PCCCR. Thực hiện phương châm 4 tại chổ, phân trực 24/24 giờ trong ngày.  Cắm biển báo bảo vệ rừng và PCCCR Cắm biển báo bảo vệ rừng và PCCC rừng tại các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, đó là: - Tiểu khu 525: Đây là khu vực rừng trồng phòng hộ có độ tuổi từ 1 đến 5 năm. - Khu vực Bùng: Đây là khu vực cây bụi, cỏ tranh, lâu lách mọc nhiều và giáp ranh với tiểu khu 494 là vùng rừng trồng của các hộ dân, là vùng dân cư thường chăn thả gia súc (trâu, bò) ra vào nhiều. - Khoảnh 83 tiểu khu 533: ở đây có khoảng 50 ha đất rừng thuộc kiểu trạng thái Ic, có nguy cơ xãy cháy cao.  Giảm vật liệu cháy và phòng cháy lan Mùa nắng nóng kèm theo gió phơn Tây nam thổi mạnh từ cuối tháng 3 đến hết tháng 9 hàng năm, vì vậy dựa vào địa bàn các vùng có nguy cơ xảy cháy cao, vào đầu tháng 1 đến hết tháng 2 đơn vị huy động lực lượng PCCC rừng: - Phát dọn cây bụi, lau lách, lá khô trên toàn bộ diện tích có nguy cơ bắt cháy hanh và cháy lan. - Phát cách ly, khoanh vùng các khu vực có nguy cơ cháy cao và các khu vực lân cận với rừng trồng của các tổ chức, cá nhân. 31 - Tu sữa lại các đường băng cản lữa đảm bảo công tác phòng cháy hiệu quả. - Phân công lực lượng trực 24/24 giờ vào những thời điểm nắng nóng cao và kéo dài.  Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng Khu vực lâm phần đơn vị có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu bằng đường đi bộ và số ít xe mô tô có thể vào được, vì vậy căn cứ vào điều kiện cụ thể, chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ như: Bình chữa cháy, cuốc, xẻng, dao, rựa và can đựng nước đầy đủ, sẵn sàng chữa cháy.Ngoài ra, khi có cháy cần huy động thêm phương tiện, dụng cụ tại chổ trong dân sống liền kề rừng tham gia ứng cứu.  4.4.5. Bố trí chòi canh - Chòi canh được bố trí ở các khu vực trung tâm nhất, địa hình bao quát nhất, dễ phát hiện lữa và thông tin liên lạc thuận tiện. - Số lượng chòi canh được bố trí tại các vùng như sau: + Vùng rừng trồng phòng hộ (tiểu khu 525): 01 chòi + Khu vực Bùng: 01 chòi + Tiểu khu 533 (Cầu Khỉ): 01 chòi + Vùng Khe rêu (tiểu khu 490, 496): 01 chòi 32 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian thực tập tại Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu với đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu” bản thân có dịp tiếp xúc nhiều hơn với thực tế các hoạt động quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. Trong thời gian học tập tại trường được các giáo viên truyền đạt những kiến thức cơ bản và được tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, các quy định của nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng một cách sâu sắc, vận dụng những kiến thức đã học, kết hợp với viêc thực tập thực tế, nghiên cứu tại địa phương dựa trên cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý là những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong công tác sau này. Vì vậy bản thân đã chọn đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu”. Từ kết quả nghiên cứu bản thân rút ra được một số kết luận sau: Cuộc sống của người dân trong khu vực ngiên cứu nói chung có mức sống, trình độ dân trí và nhận thức còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Diện tích đất canh tác còn thiếu so với mật độ dân số hiện tại, điều kiện áp dụng khoa học kỷ thuật chưa có, còn thiếu sự quan tâm sát thực của Nhà nước, của những người quản lý cộng với điều kiện tự nhiên khắc nhiệt. Vì chưa có điều kiện để phát triển kinh tế nên hàng năm người dân phải phụ thuộc vào tài nguyên rừng sẳn có là chủ yếu, vì vậy tài nguyên rừng ở đây ngày càng suy yếu và có tầm ảnh hưởng nhất định đến tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng. Đối tượng khai thác tài nguyên rừng rất nhiều và rất khác nhau về lứa tuổi, giới tính, dân tộc và chủng loại khai thác động thực vật rừng cũng rất đa dạng, hàng năm mất đi một số lượng lớn hệ động thực vật rừng, người dân khai thác chủ yếu là buôn bán sản phẩm mà họ làm khai thác được để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Mức độ quan tâm của người dân đến các sản phẩm rừng rất khác nhau và họ thường quan tâm đến các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Kết quả điều tra, khảo sát thực tế cho thấy mức độ ảnh hưởng và thực trạng quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu là rất lớn. Nhà nước và Tỉnh cần quan tâm đầu tư về vốn và kỷ thuật để giúp người dân có cơ hội phát triển kinh tế, từ đó giúp cho việc quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn. 33 Qua thời gian thực tập tại Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu do trình độ và quỹ thời gian có hạn cộng với buổi đầu làm quen với công tác điều tra và thu thập số liệu nên đề tài này còn rất nhiều thiếu sót: - Chưa phân tích sâu được điều kiện kinh tế – xã hội, vì vậy các thông tin và các giải pháp đưa ra chỉ là các vấn đề chung chung chưa cụ thể với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của người dân trong cộng đồng cùng với phát triển bảo vệ tài nguyên rừng. - Số liệu thu thập chưa được nhiều vì chủ yếu lấy từ các báo cáo của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. - Những thông tin lấy từ người dân còn ít do điều kiện giao thông đi lại khó khăn, thời gian hạn chế và bất đồng ngôn ngữ với các đồng bào dân tộc ( bản Hà Lẹc ). - Những số liệu mà người dân cung cấp nhiều khi không trung thực bởi họ sợ sẽ ảnh hưởng đến họ. 5.2. Kiến nghị Từ những kết quả tìm hiểu và điều tra thu nhập số liệu trên tại đơn vị thực tập bản thân có một số kiến nghị sau: Ban quản lý rừng Động Châu phải thường xuyên tổ chức tuần tra khảo sát khu vực quản lý để biết được các con đường mà lâm tặc đi qua để lập các chốt ngăn chặn. Các cán bộ trong Ban cần điều tra, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và khó khăn chính của người dân để từ đó giúp họ phát triển kinh tế, cải thiện được cuộc sống và giảm sự phụ thuộc của họ vào tài nguyên rừng. Kết hợp với tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và xây dựng lực lượng quần chúng tham gia bảo vệ rừng phải đảm bảo được các quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Đối với bản thân đến thực tập đơn vị cần cung cấp số liệu cụ thể và nhiều hơn nữa. 34 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Một số hình ảnh của người dân khai thác gỗ làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên. 35 Một số động vật người dân săn bắt bị cơ quan chức năng thu giữ và đem cho trung tâm cứu hộ động vật chăm sóc và thả lại vào rừng. 36 Một số hình ảnh tuần tra giữa tổ bảo vệ rừng thôn bản và lực lượng bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. 37 PHẦN 6. TƢ LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Ngọc Hưng (2001) “thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng” Nxb Nông Nghiệp Hà Nội. 2. Nghị định số 02/CP/1994 ngày 15/11/1994 của chính phủ quy định giao đất Lâm Nghiệp cho tổ chức cá nhân, hộ gia đình sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. 3. Phùng Ngọc Lan (1997) “Tổng quan lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam” 4. Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 16/01/2006 nghị định về phòng cháy chữa cháy rừng. 5. NĐ 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. 6. T.S Lê Sỹ Trung (2008) “Quản lý các loại rừng và lửa rừng” ĐHNL - ĐH Thái Nguyên. 7. Báo cáo tình hình hoạt động của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. 8. Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004). 9. Phương án quản lý bảo vệ rừng Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. 10. Cẩm nang Lâm nghiệp cộng đồng của Bộ NN & PTNT năm 2006. 11. Maurand P (1997) “Indo-Chinesefores programs”. 38 PHẦN 7: PHỤ LỤC Bảng 7.1. Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về quản lý bảo vệ rừng Văn bản luật Văn bản dƣới luật Lệnh số 58/LCT/HĐBT ngày 12/8/1991 của Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố ban hành luật bảo vệ và phát triển rừng - QĐ số 181/HĐBT ngày 06/01/1982 về giao đất giao rừng. - Chỉ thị số 332/CT ngày 02/12/1983 của HĐBT về việc chủ động phòng cháy chữa cháy trong mùa khô hanh hàng năm. - QĐsố 1171/QĐ ngày 30/12/1986 của Bộ Lâm Nghiệp ban hành quy chế rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng. - QĐ số 302/LN/KT ngày 12/08/1991 của Bộ Lâm Nghiệp về thể lệ quy định sử dụng các loài cây. Lệnh số 414/CTN ngày 19/7/1995 của Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản - Chỉ thị số 90/CT ngày 19/03/1992 CTHĐBT về việc thực hiện những biện pháp cấp bách để chặn đứng nạn phá rừng. - QĐ số 327/CT ngày 15/02/1992 của CTHĐBT về một số chủ trương sử dụng đất trống đồi núi trọc. - QĐ số 202/TTg quy định về khán và bảo vệ rừng. - NĐ số 22/CP ngày 09/03/1995 của chính phủ quy định về phòng chống cháy, chữa cháy rừng. - QĐ số 661/ QĐ-TTg Ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng" - NĐ 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. 39 Văn bản luật Văn bản dƣới luật Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. - Thông tư số 70/2007/TT-BNNPTNN ngày 01/08/2007 của bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn về việc hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn. - Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. - Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNN ngày 10/06/2009 thông tư của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. - QĐ số 07/2012/QĐ -TTg ngày 08/02/2012 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng. 40 Bảng 7.2 Biểu phân khu vực quản lý bảo vệ rừng TT TRẠM TIỂU KHU KHOẢNH DIỆN TÍCH (Ha) GHI CHÚ TỔNG 21 18,360.4 1 HÀ LẸC 7,912.0 496 641.0 38 161.0 45 119.0 60 152.0 62 209.0 522 1,193.0 523 866.0 525 1 155.0 528 817.0 529 1,034.0 537 1,084.0 538 1,008.0 539 1,114.0 2 TRẠM 525 4,030.0 524 789.0 525 920.0 2 203.0 3 167.0 4 239.0 41 5 311.0 526 875.0 527 1,446.0 3 KHE CAU 500.4 490 215.4 108 86.4 109 129.0 496 44 285.0 4 CẦU KHỈ 3,666.0 530 843.0 531 680.0 533 406.0 83 156.0 95 250.0 535 852.0 536 885.0 5 BẢI ĐẠN 2,252.0 516 755.0 517 795.0 533 115.0 91 115.0 534 587.0 LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Nông – Lâm - Ngư trường Đại học Quảng Bình, và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Thế Hùng tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu”. Để hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại học Quảng Bình. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Thế Hùng đã tận tình , chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận này. Cùng sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của các cán bộ, nhân viên phòng kỹ thuật Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. Đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khao học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất đònh mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khoá luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Danh mục các bảng biểu Trang 1 Bảng 4.1 : Tình hình khai thác gỗ của người dân ảnh hưởng đến tài nguyên rừng 20 2 Bảng 4.2. Tình hình khai thác và sử dụng động vật rừng 21 3 Bảng 4.3 : Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ 23 BẢNG CHÚ THÍCH CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Giải thích nghĩa BQL Ban quản lý LT Lâm Trường BVR Bảo vệ rừng PCCC Phòng cháy chữa cháy PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng TK Tiểu khu FAO Tổ chức lương thực thế giới MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................ 3 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ............................................................... 3 2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu: ........................................................... 3 PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 7 3.3. Mục tiêu Nghiên cứu ........................................................................................ 7 3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 7 3.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 8 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 9 4.1 Tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu ........................................................ 9 4.1.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 9 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 10 4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ ở ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. ........................................................................................................... 11 4.2.1. Công tác tổ chức xây dựng lực lượng ......................................................... 11 4.2.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng ở ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. ............................................................................................................................ 15 4.2.2.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo .................................................................... 15 4.2.2.3. Hoạt động của các Trạm bảo vệ rừng ................................................... 15 4.2.3. Tình hình vi phạm lâm luật ..................................................................... 19 4.2.4. Công tác phòng cháy chữa cháy .............................................................. 24 4.2.5. Công tác tuyên truyền, giáo dục .................................................................. 25 4.3. Những điều kiện những thuận lơi, khó khăn của cơ sở trong công tác quản lý bảo vệ tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. .............................................. 26 4.3.1. Những thuận lợi ....................................................................................... 26 4.3.2. Những khó khăn ....................................................................................... 26 Do địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, diện tích đất rừng, rừng tương đối lớn, ............................................................................................................................ 26 4.4. Một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. ........................ 28 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 32 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 32 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 33 PHẦN 6. TƢ LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 37 PHẦN 7: PHỤ LỤC ............................................................................................... 38

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_thuc_trang_cong_tac_quan_ly_bao_ve_rung_t.pdf
Tài liệu liên quan