Khóa định loại các loài họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển Nghệ An - Hà Tĩnh

3.2.6. Khóa định loại đến loài thuộc giống tôm vỏ đỏ Metapenaeopsis Bouvier, 1905 ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh 1(2) Phần bên sau vỏ đầu ngực có cơ quan phát thanh, gờ phát thanh có 4-7 cái xếp thành một hàng thẳng . .M. stridulans (Alcock, 1905) 2(1) Phần bên sau vỏ đầu ngực không có cơ quan phát thanh, phiến trước Thelycum có răng.M. dalei (Rathbun, 1902) 4. KẾT LUẬN Đã xây dựng khóa định loại đến giống cho họ Penaeidae và khóa định loại đến loài cho 5 giống (Penaeus, Metapenaeus, Parapenaeopsis, Trachypenaeus, Metapenaeopsis) thuộc họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa định loại các loài họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển Nghệ An - Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 04(36)/2015: tr. 56-62 KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI HỌ TÔM HE (PENAEIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN NGHỆ AN - HÀ TĨNH LÊ THỊ THU HUỆ Trường Đại học Thủ Dầu Một NGUYỄN VĂN THUẬN Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Trong bài báo này, dựa trên các đặc điểm hình thái chúng tôi xây dựng khóa định loại đến giống cho họ tôm he (Penaeidae) và khóa định loại đến loài cho 5 giống (Penaeus, Metapenaeus, Parapenaeopsis, Trachypenaeus, Metapenaeopsis) thuộc họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh. Từ khóa: khóa định loại họ tôm he, Nghệ An, Hà Tĩnh 1. MỞ ĐẦU Trong động vật giáp xác (Crustacea) ở biển, họ tôm he (Penaeidae) được quan tâm nhiều do sự đa dạng về thành phần loài, có ý nghĩa kinh tế, quan trọng đối với nghề nuôi và khai thác thủy sản ở vùng ven biển nước ta. Nghiên cứu về nguồn lợi tôm làm cơ sở khoa học cho các giải pháp khai thác, bảo vệ và nuôi trồng thủy sản là cần thiết. Vì vậy, trong bài báo này chúng tôi dựa trên kết quả nghiên cứu thành phần loài họ tôm he (Penaeidea) ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh [3] để xây dựng khóa định loại các loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) ở vùng nghiên cứu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu vật được thu ở 6 điểm: Cửa Khẩu, Kỳ Anh, Hà Tĩnh; Cửa Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh; Cửa Sót, Lộc Hà, Hà Tĩnh; Cửa Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh; Vịnh Diễn Châu, Diễn Châu, Nghệ An và Cửa Tráp, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Mẫu được bảo quản bằng cồn 700 và lưu trữ tại Phòng thí nghiệm Động vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Huế. Các chỉ tiêu dùng trong định loại gồm: Hình dạng chủy và công thức chủy (CR); các gai, gờ, rãnh hiện diện trên vỏ đầu ngực (Carapace), trên các đốt bụng; cấu tạo của chân ngực và các đốt trên chân ngực, gai ở chân ngực, đốt đuôi; hình dạng cơ quan sinh dục cái (thelycum) và cơ quan sinh dục đực (petasma) (Hình 1, 2, 3, 4). Định loại các loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) dựa vào khoá định loại của Kubo I. (1949) [5]; Holthuis L.B. (1980) [4]; Starobogatov Y.I. (1972) [7]; Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh, Phạm Thị Dự (2000) [2]. Việc xây dựng khóa định loại các giống, loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) ở vùng nghiên cứu chúng tôi sử dụng các đặc điểm hình thái điển hình, dễ phân biệt như hình dạng và công thức chuỷ (CR), các gai, gờ, rãnh hiện diện trên vỏ đầu ngực, cấu tạo chân ngực, đốt đuôi, cấu tạo cơ quan sinh dục, đồng thời dựa vào khóa định loại họ tôm he (Penaeidae) của Pérez Farfante I. và Kensley B. (1997) [6]. KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI TÔM HE (PENAEIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN NGHỆ AN 57 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh Qua nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 25 loài, thuộc 6 giống (Penaeus, Metapenaeus, Parapenaeopsis, Trachypenaeus, Metapenaeopsis và Litopenaeus) của họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh (Bảng 1). Trong đó giống tôm he (Penaeus) có số loài phong phú nhất (7 loài, chiếm 28%), giống tôm he chân trắng (Litopenaeus) chỉ có 1 loài (chiếm 4%). Hình 1. Cấu tạo ngoài của tôm he [1]. 1. Răng dưới chủy, 2. Răng trên chủy, 3. Rãnh râu hốc mắt, 4. Gai gan, 5. Rãnh dọc, 6. Đốt bụng I, 7. Đốt bụng VI, 8. Đốt đuôi, 9. Nhánh đuôi, 10. Chân bơi, 11. Chân bò V, 12. Chân bò I, 13. Râu II, 14. Vẩy râu, 15. Râu I , 16. Rãnh bên chủy, 17. Gờ sau chủy. Hình 2. Chân ngực tôm he [1]. 1. Đốt ngón (Dactylus), 2. Đốt bàn (Propodus), 3. Đốt ống (Garpus), 4. Đốt đùi (Endopod), 5. Đốt tiếp gốc (Ischium), 6. Đốt gốc (Basic), 7. Đốt đế (Coxa), 8. Nhánh ngoài (Exopodite), 9. Mang khớp (Arthrobranchs), 10. Mang bên (Pleurobranch), 11. Mang nhánh (Mastigobranch). 9 3 4 11 1 2 5 6 7 8 10 58 LÊ THỊ THU HUỆ - NGUYỄN VĂN THUẬN Hình 3. Chân đuôi và đốt đuôi tôm he [1]. 1. Nhánh trước chân đuôi, 2. Đốt đuôi, 3. Rãnh trên đốt đuôi, 4. Nhánh đuôi, 5. Gai hoạt động, 6. Gai bất động. Hình 4. Cơ quan sinh dục ngoài của Penaeus monodon [2]. A. Petasma (cơ quan sinh dục đực): 1. Chân bò IV, 2. Tấm giữa hay tấm trước (Median or anterior plate), 3. Chân bò V, 4. Tấm bên hay tấm sau (Lateral or posterior plate), 5. Đốt ngực cuối (Last thoracic sternite); B. Thelycum (cơ quan sinh dục cái): 6. Phần lồi của tấm giữa (Distomedian projection), 7. Phần lồi của tấm bên (Distolateral projection). Bảng 1. Thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh Stt Tên khoa học Tên Việt Nam I Penaeus Fabricus, 1798 Giống tôm he 1 Penaeus (Melicertus ) canaliculatus (Olivier, 1811) Tôm he rãnh sâu 2 P. (Fennreopenaeus) indicus H. Milen-Edwards, 1837 Tôm he Ấn Độ 3 P. (Marsupenaeus) japonicus Bate, 1888 Tôm he Nhật Bản 4 P. (Melicertus) latisulcatus Kishinouye, 1896 Tôm gân 5 P. (Penaeus) monodon Fabricus, 1798 Tôm sú 6 P. (Fennreopenaeus) penicillatus Alcock, 1905 Tôm he lông dài 7 P. (Penaeus) semisulcatus de Haan, 1850 Tôm vằn 6 7 1 2 3 4 5 A B KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI TÔM HE (PENAEIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN NGHỆ AN 59 II Metapenaeus Wood- Mason et Alcock, 1891 Giống tôm rảo 8 M. affinis (H.M.Edwards, 1837) Tôm bộp 9 M. ensis (de Haan, 1850) Tôm rảo đất 10 M. moyebi (Kishinouye, 1896) Tôm rảo cát 11 M. papuensis Racek et Dall, 1965 Tôm rảo đầm 12 M. dobsoni (Miers, 1978) Tôm rảo cađan 13 M. joyneri (Miers, 1880) Tôm rảo vàng III Parapenaeopsis Alcock, 1901 Giống tôm sắt 14 P. hardwickii (Miers, 1878) Tôm sắt cứng 15 P. cultrirostri Alcock, 1906 Tôm sắt rằn 16 P. hungerfordi Alcock, 1905 Tôm sắt hoa 17 P. amicus N.V.Chung, 1971 Tôm sắt Bắc Bộ 18 P. maxillipedo Alcock, 1905 Tôm sắt choán IV Trachypenaeus Alcock, 1901 Giống tôm đanh 19 T. curvirostris (Stimpson, 1860 Tôm đanh móc 20 T. longipes (Paulson, 1875) Tôm đanh chân dài 21 T. malaianus Balls, 1933 Tôm đanh Mã Lai 22 T. pescadoreensis Schmitt, 1931 Tôm đanh vòng V Metapenaeopsis Bouvier, 1905 Giống tôm vỏ đỏ 23 M. stridulan (Alcock, 1905) Tôm gỏ 24 M. dalei (Rathbun, 1902) Tôm đỏ đali VI Litopenaeus Farfante I.P. and Kensley, 1997 Giống tôm he chân trắng 25 L. vannamei (Boone, 1931) Tôm he chân trắng 3.2. Khóa định loại 3.2.1. Khóa định loại đến giống thuộc họ Penaeidae ở vùng ven biển Nghệ An - Hà Tĩnh 1(2) Cơ quan sinh dục đực không đối xứng; chân hàm III có 1 gai đốt gốc. Metapenaeopsis 2(1) Cơ quan sinh dục đực đối xứng; chân hàm III không có gai đốt gốc........................3 3(6) Vỏ đầu ngực không có rãnh dọc4 4(5) Đốt ngực cuối có 1 mang bên; chân hàm III có 1 mang nhánh; có gờ dạ dày mắt; mép trên và dưới chủy đều có gai...Penaeus 5(4) Đốt ngực VII có 1 mang bên; chân bò V không có nhánh ngoài; chủy bình thường, mép trên có răng.....Metapenaeus 6(3) Vỏ đầu ngực có rãnh dọc...7 7(8) chân bò I không có gai đốt đùi; mép trên chủy không có răng; vỏ đầu ngực có rãnh dọc kéo dài đến mép sau vỏ đầu.... Parapenaeopsis 8(7) Chân bò I có gai đốt gốc và gai đốt đùi; vỏ đầu ngực có gai...................Litopenaeus 60 LÊ THỊ THU HUỆ - NGUYỄN VĂN THUẬN 3.2.2. Khóa định loại đến loài thuộc giống Penaeus Fabricus, 1798 ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh 1(8) Gờ bên chủy không đạt đến giữa vỏ đầu ngực, không có gờ trán vị.........................2 2(5) Rãnh bên chủy đầu tương đối sâu, kéo dài đến phía dưới hoặc phía sau gai trên vị.3 3(4) Gờ sau chủy cao, chân bò V có nhánh ngoài...P. (penaeus) semisulcatus de Haan, 1850 4(3) Gờ sau chủy thấp, chân bò V không có nhánh ngoài..P. (penaeus) monodon Fabricius, 1798 5(2) Rãnh bên chủy nông, kéo dài đến phía trước gai trên vị............................................6 6(7) Gờ vị mắt chiếm 2/3 độ dài khoảng cách giữa gai gan và hốc mắt, đốt ngón chân hàm III ở con đực trưởng thành gần bằng độ dài đốt bàn, mặt lưng phần gốc chủy hơi cao.................................................P.(Fenneropenaeus) indicus H. Milne – Ewards, 1837 7(6) Gờ vị mắt không có hoặc có chỉ chiếm gần một nửa khoảng cách giữa gai gan và hốc mắt, đốt ngón chân hàm III ở con đực trưởng thành gấp 1,5 – 2,7 lần độ dài đốt bàn..............................................................P.(Fenneropenaeus) penicilatus Alcock, 1905 8(1) Gờ bên chủy đạt đến mép sau vỏ đầu ngực, gờ trán vị phát triển..............................9 9(10) Mép đốt đuôi không có gai.............................P.(Melicertus) canliculatus (Olivier), 1811 10(9) Mép đốt đuôi có 3 đôi gai 11 11(12) Rãnh bên chủy hơi hẹp hơn gờ sau chủy, chân bò I không có gai đốt đùi, cơ quan sinh dục cái có đỉnh phiến trước tròn....................................P(Marsupenaeus) japonicus Bate, 1888 12(11) Rãnh bên chủy và gờ sau chủy rộng bằng nhau, cơ quan sinh dục cái có đỉnh phía trước phân chạc.....................................P.(Melicertus) latisucatus Kishinouye, 1996 3.2.3. Khóa định loại đến loài thuộc giống tôm rảo Metapenaeus Wood-Mason et Alcock, 1891 ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh 1(8) Chân bò I có gai đốt gốc............................................................................................2 2(5) Gai trên đốt đùi và đốt gốc chân bò I dài bằng nhau.................................................3 3(4) Tấm trước Thelycum hình tam giác, thùy đỉnh giữa Petasma có dạng 4 cạnh và nhô cao hơn các thùy đỉnh bên.............................................M. papuensis Racek et Dall, 1965 4(3) Tấm trước Thelycum hình chữ nhật, các thùy đỉnh giữa Petasma thu hẹp lại về phía cuối, đỉnh hướng về phía trước....................................................M. ensis (de Haan, 1850) 5 (2) Ở chân bò I gai trên đốt đùi dài hơn gai trên đốt gốc 6(7) Petasma có thùy đỉnh giữa hẹp và nhô cao hơn các thùy đỉnh bên, tấm trước Thelycum tròn..............................................................................M. joyneri (Miers, 1880) KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI TÔM HE (PENAEIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN NGHỆ AN 61 7(6) Các thùy đỉnh bên tách Petasma tách khỏi mặt ngoài khi co thắt, tấm trước Thelycum hình bầu dục..............................................................M. dobsoni (Miers, 1878) 8(1) Chân bò I không có gai ở đốt gốc 9(10) Đốt đuôi có nhiều gai bên.....................................M. affinis (H. M. Edwards, 1837) 10(9) Đốt đuôi không có gai bên........................................M. moyebi (Kishinouye, 1896) 3.2.4. Khoá định loại đến loài thuộc giống tôm sắt Parapenaeopsis ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh 1(2) Trên chân bò I và II không có mang nhánh, có gai trên vị...................P. hungerfordi Alcock, 1905 2(1) Trên chân bò I và II có mang nhánh .......................................................................3 3(4) Gờ sau chủy kéo dài đến mép sau vỏ đầu ngực, tấm trước Thylecum hình lưỡi xẻng, phần gốc không thắt lại.................................................P.maxillipedo Alcock, 1905 4(3) Gờ sau chủy không kéo dài đến mép sau vỏ đầu ngực, tấm trước Thelycum hình thang, không có rãnh dọc. Đầu thùy đỉnh bên có mấu hình.......................P. amicus N.V.Chung, 1972 5(6) Phía sau tấm trước Thylecum có 1 u, có túm lông dài. Các mấu đỉnh giữa Petasma có dạng hình tai với các góc ở đỉnh.......................................P. cultrirostris Alcock, 1906 6(5) Phía sau tấm trước Thylecum không có u và lông phân bố thành một dãy theo mép trước tấm sau. Các mấu đỉnh giữa Petasma có đỉnh tròn, sắp xếp thành 1 dãy, làm cho đầu giữa Petasma có dạng hình nấm.......P. hardwickii (Miers, 1878) 3.2.5. Khóa định loại đến loài thuộc giống tôm đanh Trachypenaeus Alcock, 1901 ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh 1(4) Chân bò I – II có mang nhánh................2 2(3) Đốt ngón chân bò V không đạt đến đỉnh vẩy râu II, phiến bên Petasma cong sang hai bên, phiến trước Thelycum hình thành gờ, mép bên không có gờ....... T. cuvirostris (Stimpson, 1860) 3(2) Đốt ngón chân bò V đạt đến hoặc vượt quá vẩy râu II, phiến trước Thelycum hình tam giác, mép trước nhọn tròn không cong về phía bụng........................T. longipes (Paulson, 1875) 4(1) Chỉ chân bò III có mang nhánh..........5 5(6) Phiến đỉnh bên Petasma kéo dài sang 2 bên., phiến trước Thelycum hình bán nguyệt..T. malaianus Balls, 1933 6(5) Phiến đỉnh bên Petasma hướng về phía trước, phiến trước Thelycum có 1 gờ giữa rõ rệt, phần gốc phình to thành u lồi tròn... T. pescadoreensis Schmitt, 1931 62 LÊ THỊ THU HUỆ - NGUYỄN VĂN THUẬN 3.2.6. Khóa định loại đến loài thuộc giống tôm vỏ đỏ Metapenaeopsis Bouvier, 1905 ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh 1(2) Phần bên sau vỏ đầu ngực có cơ quan phát thanh, gờ phát thanh có 4-7 cái xếp thành một hàng thẳng....M. stridulans (Alcock, 1905) 2(1) Phần bên sau vỏ đầu ngực không có cơ quan phát thanh, phiến trước Thelycum có răng..............................................................................................M. dalei (Rathbun, 1902) 4. KẾT LUẬN Đã xây dựng khóa định loại đến giống cho họ Penaeidae và khóa định loại đến loài cho 5 giống (Penaeus, Metapenaeus, Parapenaeopsis, Trachypenaeus, Metapenaeopsis) thuộc họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Minh Anh (1989). Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he (Penaiedae). NXB thành phố Hồ Chí Minh. [2] Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh, Phạm Thị Dự (2000). Động vật chí Việt Nam – Tôm biển, Tập I. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [3] Lê Thị Thu Huệ, Nguyễn Văn Thuận (2015). "Thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển Nghệ An - Hà Tĩnh", Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, Số 01(33), 124-130. [4] Holthuis L.B. (1980). Shrimp and prawns of the world, FAO, Fish, Synopsis, (125), Vol. 1, 261 pp. [5] Kubo I. (1949). “Studies on the Penaeids of Japanese and its adjacent water”, Jour., Tokyo, Coll, Fish, 36(1), pp.1- 467. [6] Pérez Farfante, I. and Kensley, B. (1997). Penaeoid and Sergestoid Shrimps and Prawns of the World. Key and Diagnoses for the Families and Genera, Editions du Muséum National d'Histoire Naturelle, Paris, 175, pp. 1-233. [7] Starobogatov Y. I. (1972), “Penaeidae (Crustacea, Decapoda) of Tonking Gulf”, The Fauna of the Tonking Gulf and condition of life in it, Explorations of the fauna of the sea, X, Acad USSR, Zool, Inst, pp. 359 - 415. Title: IDENTIFICATION KEY FOR SPECIES BELOGING TO FAMILY PENAEIDAE IN NGHE AN-HA TINH COASTAL REGION Abstract: In this paper, basing on morphological characteristics we designed identification key to genus for Penaeidae and identification key to species for 5 genera (Penaeus, Metapenaeus, Parapenaeopsis, Trachypenaeus, Metapenaeopsis) belonging to family Penaeidae in Nghe An- Ha Tinh coastal region. Key words: Penaeidae identification key, Nghe An, Ha Tinh ThS. LÊ THỊ THU HUỆ, Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ Dầu Một PGS. TS. NGUYỄN VĂN THUẬN, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_dinh_loai_cac_loai_ho_tom_he_penaeidae_o_vung_ven_bien.pdf