Tỷ lệ nhiễm PEDV trên đàn nái tại tỉnh Tiền
Giang là khá cao, 33,72%, trong đó cao nhất là
huyện Chợ Gạo (59,22%), Cai Lậy (27,66%), Cái
Bè (14,52%) và thấp nhất là huyện Châu Thành
(10,20%). Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở qui mô đàn nái
từ trên 50 nái (34,95%), qui mô 20 – 50 (33,66%)
nái và thấp nhất là ở qui mô dưới 20 nái tương ứng
với tỷ lệ 31,58%. Tỷ lệ nhiễm ở những nái có số
lứa đẻ trong khoảng 4 – 5 lứa (56,67%), nái trên 5
lứa (38,59%), tiếp theo là những nái hậu bị hoặc
chỉ mới sinh sản 1 lứa (33,33%) và thấp nhất là nái
đã sinh sản 2 – 3 lứa (27,50%).
Phân tích các yếu tố nguy cơ xảy ra PED cho
thấy nguy cơ cao nhất là không sát trùng chuồng
trại hoặc sát trùng chuồng trại ít hơn 2 tuần/lần,
không có hố sát trùng trước trại, khoảng cách gần
với các hộ chăn nuôi có dịch bệnh.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus gây bệnh tiêu chảy cấp (Porcine epidemic diarhea virus - PEDV) trên heo nái và xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh PED tại tỉnh Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 1-7
1
DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.117
KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM VIRUS GÂY BỆNH TIÊU CHẢY CẤP (PORCINE
EPIDEMIC DIARHEA VIRUS - PEDV) TRÊN HEO NÁI VÀ XÁC ĐỊNH CÁC
YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH PED TẠI TỈNH TIỀN GIANG
Huỳnh Minh Trí1, Nguyễn Ngọc Hải2 và Nguyễn Hoàng Việt3
1Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vemedim
2Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
3Công ty Vemedim
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 03/04/2017
Ngày nhận bài sửa: 05/06/2017
Ngày duyệt đăng: 31/10/2017
Title:
PEDV infection rates in sows
and identify risk factors
associated with PED in Tien
Giang province
Từ khóa:
Bệnh tiêu chảy cấp ở heo
(PED), heo nái, Tiền Giang,
yếu tố nguy cơ
Keywords:
Porcine epidemic diarrhea
(PED), Risk factors, sows,
Tien Giang province
ABSTRACT
Porcine epidemic diarrhea virus (PEDV) is a Coronavirus that caused an enteric
infectious disease with high death rate for piglets particularly newborn. A survey on
PEDV infection in sows was carried out in Tien Giang province. Blood samples
from unvaccinated PED sows were collected. Antibodies against PEDV was
determined by ELISA test with Porcine epidemic diarrhea virus antibody test kit,
SwinecheckR PED indirect - Biovet – Canada. Results showed that a PEDV
prevalence of sows was 33.72%. The highest prevalence was found in Cho Gao
district (59.22%), then in Cai Lay (27.66%), Cai Be (14.52%) and lowest rate was
in Chau Thanh district (10.20%). The highest PED antibody positive rate was found
in the herd of the size from over 50 sows (34.95%). These rates for the herd size of
20-50 sows and under 20 sows were 33.66%, and 31.58% respectively. The positive
rate of the sows that have given 4-5 litters and over 5 litters were 56.67% and
38.59% respectively. While these rates for sows given 2 and 3 litters were 33.33%
and 27.5% respectively. Analysing the risk factors to PED suspected epidemic
showed that, the highest risk factor was not disinfectant housing or disinfecting
fewer than one time per every 2 weeks. The others were without disinfectant pits in
the house; near distance to the disease outbreaking farm.
TÓM TẮT
Virus gây bệnh tiêu chảy cấp trên heo (Porcine Epidemic Diarhea virus - PEDV) là
một Coronavirus gây bệnh đường ruột nghiêm trọng, truyền nhiễm nguy hiểm, đặc
biệt gây chết trên heo con sơ sinh với mức độ cao. Các mẫu huyết thanh heo nái
chưa tiêm phòng vaccine PED được phân tích bằng Bộ kit ELISA Porcine epidemic
diarrhea virus antibody test kit, SwinecheckR PED indirect của hảng Biovet –
Canada. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm PEDV trên đàn nái tại tỉnh Tiền Giang là
33,72%, trong đó cao nhất là huyện Chợ Gạo (59,22%), kế đến là các huyện Cai
Lậy (27,66%), Cái Bè (14,52%) và thấp nhất là huyện Châu Thành (10,20%). Tỷ lệ
nhiễm cao nhất ở qui mô đàn nái từ trên 50 nái (34,95%), qui mô 20 – 50 (33,66%)
nái và thấp nhất là ở qui mô dưới 20 nái (31,58%). Tỷ lệ nhiễm ở những nái có số
lứa đẻ trong khoảng 4 – 5 lứa (56,67%), nái trên 5 lứa (38,59%). Những nái hậu bị
hoặc chỉ mới sinh sản 1 lứa (33,33%) và thấp nhất là nái đã sinh sản 2 – 3 lứa
(27,50%). Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh cho thấy, nguy cơ cao
nhất là không sát trùng chuồng trại hoặc sát trùng chuồng trại ít hơn 1 lần/ 2 tuần.
Các yếu tố nguy cơ tiếp theo là không có hố sát trùng trước trại, khoảng cách gần
với các hộ chăn nuôi có dịch bệnh.
Trích dẫn: Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Ngọc Hải và Nguyễn Hoàng Việt, 2017. Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus gây
bệnh tiêu chảy cấp (Porcine epidemic diarhea virus - PEDV) trên heo nái và xác định các yếu tố
nguy cơ liên quan đến bệnh PED tại tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
52b: 1-7.
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 1-7
2
1 GIỚI THIỆU
Bệnh tiêu chảy cấp trên heo (Porcine Epidemic
Diarrhea - PED) là bệnh truyền nhiễm lây lan rất
nhanh, gây ra bởi Porcine epidemic diarrhea virus
(PEDV) thuộc nhóm Coronavirus, với các biểu
hiện lâm sàng đặc trưng như ói mửa, tiêu chảy, xảy
ra ở heo mọi lứa tuổi (Pospischil et al., 2002).
Bệnh lây lan rất nhanh trong đàn với tỷ lệ rất cao
(100%) và tỷ lệ chết thay đổi từ 30 – 90% trên heo
con theo mẹ. Đặc biệt, trong các ổ dịch xảy ra gần
đây ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan,
Philippines, tỷ lệ chết trên heo con theo mẹ có thể
lên đến 100% (Kim et al., 2001; Pensaert và Yeo,
2006; Puranaveja et al., 2009). Tại Việt Nam, vào
cuối năm 2008, dịch tiêu chảy cấp được phát hiện
đầu tiên ở Đồng Nai, sau đó bệnh lây lan khắp các
địa bàn trong tỉnh cũng như nhiều tỉnh thành khác.
Bệnh lan rộng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, gây
ảnh hưởng đến kinh tế chăn nuôi heo do làm tăng
tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết cao đặc biệt trên heo con theo
mẹ (Nguyễn Tất Toàn và ctv., 2012). Hiện nay,
bệnh đã xuất hiện ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long nhưng chưa có nhiều những nghiên cứu về
bệnh ở khu vực này. Tiền Giang là tỉnh có số lượng
đàn heo lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long với tổng đàn heo trong năm 2015 là 542.903
con, trong đó tổng đàn nái là 84.421 con (Cục
Thống kê Tiền Giang, 2016). Vì vậy, nghiên cứu
xác định sự hiện diện của bệnh tiêu chảy cấp do
PEDV trên các đàn nái và các yếu tố nguy cơ liên
quan đến bệnh tại tỉnh Tiền Giang sẽ làm cơ sở cho
việc chẩn đoán bệnh PED và áp dụng các biện
pháp an toàn sinh học nhằm hạn chế nguy cơ mắc
bệnh PED trong thực tiễn.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CÚU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Theo những nghiên cứu gần đây về tình
hình nhiễm PED trên heo tại các tỉnh miền Nam
Việt Nam. Nhận thấy tỷ lệ nhiễm virus PED qua
xét nghiệm mẫu phân là 16,96% (Nguyễn Tất Toàn
và Đỗ Tiến Duy, 2013). Ước tính tỷ lệ nhiễm
PEDV tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
khoảng 20% và thực hiện lấy mẫu theo công thức
của Thrusfiel (1997) với độ tin cậy 95%, độ chính
xác tuyệt đối 5% thì số mẫu cần lấy tối thiểu 246
mẫu phân bố theo tổng đàn heo của từng quận
huyện và mẫu được chọn sao cho đại diện các cơ
sở chăn nuôi trong khu vực khảo sát.
Hai trăm sáu mươi mốt mẫu huyết thanh
heo nái chưa tiêm phòng vaccine PED được thu
thập tại 48 cơ sở chăn nuôi heo nái sinh sản với
nhiều qui mô nuôi khác nhau ở 4 huyện Cái Bè (62
mẫu), Cai Lậy (47 mẫu), Châu Thành (49 mẫu) và
Chợ Gạo (103 mẫu) của tỉnh Tiền Giang. Tại mỗi
cơ sở chăn nuôi chọn ngẫu nhiên các nái với nhiều
lứa đẻ khác nhau để thu thập mẫu xét nghiệm.
Bộ kit ELISA: Porcine epidemic diarrhea
virus antibody test kit, SwinecheckR PED indirect
của hảng Biovet – Canada.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Điều tra hồi cứu
Sử dụng phương pháp điều tra hồi cứu bằng
cách phỏng vấn người chăn nuôi về nguồn giống,
điều kiện vệ sinh thú y, công tác phòng trị bệnh,
kết hợp với kết quả xét nghiệm kháng thể kháng
PEDV trên các mẫu huyết thanh thu thập tại các cơ
sở chăn nuôi để phân tích tình hình dịch bệnh và
các yếu tố liên quan đến bệnh PED dựa trên phân
tích yếu tố nguy cơ OR.
2.2.2 nghiệm huyết thanh học
Heo bị nhiễm PEDV sẽ có đáp ứng miễn
dịch, có thể tìm thấy kháng thể kháng virus trong
huyết thanh của heo đã mắc bệnh. Sự đáp ứng miễn
dịch được đánh giá bằng sự xuất hiện của kháng
thể IgG. Kháng thể IgG tìm thấy trên con vật vào
ngày thứ 7-10 sau nhiễm virus, đạt mức cao nhất
sau 2-4 tuần. Kháng thể đặc hiệu với PEDV tồn tại
ở heo bệnh trong nhiều tháng, do đó đối tượng heo
nái chưa tiêm phòng vaccine PED được chọn để
xét nghiệm tìm kháng thể kháng PEDV, ghi nhận
tình trạng nhiễm PEDV.
Kháng thể đặc hiệu với PEDV trong huyết
thanh được xét nghiệm bằng phương pháp ELISA
gián tiếp với bộ kit Porcine epidemic diarrhea virus
antibody test kit, SwinecheckR PED indirect của
hãng Biovet – Canada.
2.2.3 Phân tích thống kê
Số liệu thô được xử lý và tính toán trên Excel,
số liệu tổng hợp được xử lý bằng chương trình
thống kê Minitab, chi bình phương (χ2).
Các yếu tố được xem xét có liên quan đến bệnh
PED là: Chợ có mua bán động vật, lò giết mổ gia
súc, đường giao thông chính, tiêu độc sát trùng
chuồng trại, nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi;
nhập con giống từ bên ngoài và các hộ chăn nuôi
liền kề. Căn cứ vào khả năng mắc bệnh ở từng yếu
tố xem xét để tính yếu tố nguy cơ OR (odds ratio)
theo công thức:
P1: Xác suất mắc bệnh của nhóm phơi nhiễm
với yếu tố nguy cơ
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 1-7
3
1 - P1: Xác suất không mắc bệnh của nhóm phơi
nhiễm với yếu tố nguy cơ
P2: Xác suất mắc bệnh của nhóm không phơi
nhiễm với yếu tố nguy cơ
1- P2: Xác suất không mắc bệnh của nhóm
không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ
Khảo sát tỷ lệ nhiễm PEDV trên heo nái
Tỷ lệ nhiễm PEDV= 100x(Số mẫu huyết thanh
có kháng thể kháng PEDV/ Tổng số mẫu huyết
thanh xét nghiệm)
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khảo sát kháng thể kháng PEDV trên
heo nái tại tỉnh Tiền Giang
3.1.1 Tỷ lệ heo nái nhiễm PEDV theo địa
phương
Để khảo sát tình hình nhiễm PEDV trên đàn nái
nuôi ở một số huyện của tỉnh Tiền Giang, các mẫu
huyết thanh heo nái chưa tiêm phòng vaccine PED
được xét nghiệm tìm kháng thể kháng PEDV bằng
phương pháp ELISA kết quả được thể hiện qua
Bảng 2.
Bảng 2: Tỉ lệ heo nái nhiễm PEDV theo địa
phương
Địa phương Tổng số
mẫu
Số mẫu
(+) Tỉ lệ (%)
Cái Bè 62 9 14,52ab
Cai Lậy 47 13 27,66b
Châu Thành 49 5 10,20a
Chợ Gạo 103 61 59,22c
Tổng cộng 261 88 33,72
Ghi chú: Các giá trị mang chữ cái a,b,c khác nhau trong
cùng một cột cho biết sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,05
Kết quả Bảng 2 cho thấy tỷ lệ nái có kháng thể
kháng PEDV tại tỉnh Tiền Giang là 33,72%; trong
đó, cao nhất là huyện Chợ Gạo (59,22%), kế đến là
huyện Cai Lậy (27,66%), Cái Bè (14,52%) và thấp
nhất là huyện Châu Thành (10,20%). Sự khác biệt
về tỷ lệ nái có kháng thể kháng PEDV giữa huyện
Chợ Gạo và 3 huyện còn lại, cũng như sự khác biệt
giữa huyện Cai Lậy và huyện Châu Thành có ý
nghĩa thống kê (p<0,05). Sự khác biệt giữa các
huyện Cái Bè và Châu Thành, cũng như Cái Bè và
Cai Lậy không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân
có sự khác biệt này là do, trong quá trình tiến hành
thu thập mẫu huyết thanh xét nghiệm, đang xảy ra
dịch bệnh PED tại huyện Chợ Gạo với 73 cơ sở
chăn nuôi và tổng số heo mắc bệnh là 4.410 con
(Trạm thú Y huyện Chợ Gạo, 2016). Chợ Gạo là
vùng chăn nuôi lớn, do đó khi có dịch bệnh xảy ra
thì khả năng lây lan dịch bệnh là rất cao. Sau khi
nhiễm PEDV, kháng thể kháng PEDV được hình
thành trong cơ thể nái, tồn tại trong nhiều tháng,
nên khi xét nghiệm phát hiện có kháng thể kháng
PEDV trong mẫu huyết thanh heo nái thì chứng tỏ
heo đã từng nhiễm PEDV.
Kết quả nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu
của Nguyễn Tất Toàn và ctv. (2012) với tỷ lệ
dương tính là 41,90%, trong đó mẫu ruột là 58,14%
và mẫu phân là 16,96%. Nghiên cứu của Nguyễn
Văn Điệp và ctv. (2014) ở một số tỉnh phía Bắc có
tỷ lệ nhiễm là 83,9%. Tỷ lệ nhiễm này rất cao là do
các tác giả nghiên cứu trên 31 hộ nghi mắc bệnh
PED. Sự khác biệt này là do hình thức, đối tượng,
địa điểm và phương pháp nghiên cứu của các tác
giả khác với nghiên cứu này. Các tác giả trên đã
thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp điều tra
cắt ngang và lấy mẫu khi đang có dịch, heo bị tiêu
chảy nghi bệnh PED và xét nghiệm RT-PCR tìm
virus. Trong nghiên cứu này, phương pháp điều tra
hồi cứu được sử dụng, khi heo không có triệu
chứng bệnh và thu thập mẫu huyết thanh hoàn toàn
ngẫu nhiên trong các đàn heo nuôi và xét nghiệm
tìm kháng thể kháng PEDV bằng phương pháp
ELISA.
3.1.2 Tỷ lệ nái nhiễm PEDV theo qui mô tổng
đàn nái
Dựa theo thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/
BNN-TCTK những hộ chăn nuôi đạt tiêu chí trang
trại (≥ 20 nái hoặc ≥ 100 heo thịt), những mẫu
huyết thanh xét nghiệm được chia theo 3 mức độ là
những hộ chăn nuôi dưới 20 nái và những hộ đạt
tiêu chí trang trại ở 2 mức là 20 – 50 nái và trên 50
nái. Kết quả được thể hiện qua Bảng 3.
Bảng 3: Tỉ lệ heo nái nhiễm PEDV theo quy mô
trại
Quy mô Tổng số mẫu
Số mẫu
(+)
Tỉ lệ
(%)
Dưới 20 nái 57 18 31,58a
20 – 50 nái 101 34 33,66a
Trên 50 nái 103 36 34,95a
p>0,05
Tổng cộng 261 88 33,72
Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng PEDV
trong các mẫu huyết thanh thu thập tại 4 huyện Cai
Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo của tỉnh Tiền
Giang cho thấy tỷ lệ nhiễm cao nhất ở qui mô đàn
nái trên 50 chiếm tỷ lệ 34,95%. Kế đến là qui mô
đàn từ 20 – 50 nái chiếm tỷ lệ 33,66%, và thấp nhất
là ở qui mô dưới 20 nái tương ứng với tỷ lệ
31,58%. Kết quả cho thấy cho thấy khi nuôi ở mức
độ hộ gia đình với số lượng nái ít thì người nuôi
quan tâm, chăm sóc đàn heo tốt hơn, ít có người lạ
ra vào chủ yếu chỉ là những người trong gia đình
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 1-7
4
nên hạn chế được sự lây nhiễm, tỷ lệ nhiễm thấp.
Khi nuôi qui mô trang trại với lượng lớn, mật độ
cao thì khả năng nhiễm bệnh thường cao hơn do
mật độ nuôi nhiều, người nuôi không trực tiếp
chăm sóc mà giao cho các công nhân chăm sóc và
với số lượng đàn lớn thì công việc nhiều nên việc
chăm sóc đàn heo không được tốt như những hộ
chăn nuôi gia đình, đồng thời khi nuôi ở qui mô
trang trại thì khả năng quay vòng của đàn heo cao,
thường xuyên có nhiều xe chuyển thức ăn vào trại
và xuất bán heo nên ít nhiều cũng gây stress cho
đàn heo làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, đồng
thời cũng có khả năng mang mầm bệnh từ bên
ngoài vào trại do đó tỷ lệ nhiễm PEDV sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm PEDV theo
qui mô đàn không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Vùng có mật độ chăn nuôi heo ít, sự nhiễm
bệnh thường xảy ra chậm và tỷ lệ nhiễm chỉ duy trì
ở mức thấp. Khi mật độ chăn nuôi càng cao thì khả
năng nhiễm bệnh càng cao, do sau khi nhiễm bệnh,
PEDV có thể vẫn còn tồn tại và lưu hành trên các
đàn nái mà người chăn nuôi đã điều trị khỏi nhưng
vẫn giữ lại để tiếp tục nuôi sinh sản. Những nái này
tuy không phát ra bệnh, nhưng vẫn có thể mang
trùng và bài thải virus ra môi trường bên ngoài làm
cho các heo khác nhiễm virus. Phân heo là một
trong các nguồn lây nhiễm và lưu tồn của PEDV
(Song et al., 2005). Do đó, sự tiếp xúc giữa heo
mang trùng và heo nhạy cảm làm tăng tỷ lệ nhiễm
trong đàn, nhất là ở những trại có công tác vệ sinh
phòng dịch kém.
3.1.3 Tỷ lệ heo nái nhiễm PEDV theo lứa đẻ
Kết quả được thể hiện qua Bảng 4.
Bảng 4: Tỉ lệ heo nái nhiễm PEDV theo lứa đẻ
Lứa nái Tổng số mẫu
Số mẫu
(+)
Tỉ lệ
(%)
0 - 1 lứa 93 31 33,33a
2 - 3 lứa 120 33 27.50a
4 - 5 lứa 30 17 56,67b
>5 lứa 18 7 38,59a
Tổng cộng 261 88 33,72
Ghi chú: Các giá trị mang chữ cái a,b,c khác nhau trong
cùng một cột cho biết sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,05
Kết quả Bảng 4 cho thấy tỷ lệ mẫu huyết thanh
có kháng thể kháng PEDV cao nhất ở những nái có
số lứa đẻ trong khoảng 4 – 5 lứa với 56,67%, kế
đến là những nái trên 5 lứa có tỷ lệ 38,59%. Những
nái hậu bị hoặc chỉ mới sinh sản 1 lứa có tỷ lệ
dương tính là 33,33% và thấp nhất là nái 2 – 3 lứa
có tỷ lệ dương tính là 27,50%. Có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa nhóm nái đã sinh sản 4 – 5 lứa
với các nái nhóm còn lại. Tuy nhiên, sự khác biệt
giữa những nái sinh sản 0 – 1 lứa, 2 – 3 lứa và trên
5 lứa thì không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt
này có thể do nái đẻ nhiều lứa (4 – 5 lứa) đã được
nuôi lâu, khả năng nhiễm virus nhiều lần nên hàm
lượng kháng thể kháng virus trong máu vẫn còn
duy trì nên tỷ lệ dương tính cao. Theo Goede et
al.(2013), ở những trại đã xảy ra dịch tiêu chảy cấp
do PEDV, khả năng duy trì miễn dịch ở lứa đẻ thứ
2 trở lên thường kéo dài ít nhất là 7 tháng. Những
nái trên 5 lứa, tuy thời gian nuôi lâu, vẫn có thể
nhiễm PEDV nhiều lần, nhưng nái đã già, khả năng
đáp ứng miễn dịch giảm, hàm lượng kháng thể
kháng PEDV sinh ra thấp, nên có tỷ lệ dương tính
thấp hơn. Đối với nái hậu bị hoặc mới sinh sản một
lứa và nái 2 – 3 lứa, tần suất nhiễm PEDV có thể ít
hơn, nên tỷ lệ nhiễm thấp và khác biệt không có ý
nghĩa thống kê.
3.2 Kết quả khảo sát một số yếu tố nguy cơ
liên quan đến bệnh PED
3.2.1 Nguồn nước sử dụng, sát trùng chuồng
trại và con giống
Kết quả phân tích trên 48 cơ sở chăn nuôi đã
lấy mẫu xét nghiệm tìm kháng thể kháng PEDV
bằng phương pháp ELISA gián tiếp cho thấy, yếu
tố sát trùng chuồng trại là yếu tố quan trọng trong
phát sinh dịch bệnh nghi tiêu chảy cấp trên heo tại
tỉnh Tiền Giang (p < 0,05). Những cơ sở chăn nuôi
không thường xuyên sát trùng chuồng trại có nguy
cơ mắc bệnh cao hơn 3,34 lần so với những nơi có
thực hiện sát trùng 1-2 tuần/lần. Những cơ sở chăn
nuôi không có trang bị hố sát trùng trước trại có
nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 3,45 lần so với
những cơ sở có trang bị hố sát trùng. Kết quả này
cũng tương đồng với nghiên cứu của Huỳnh Minh
Trí và ctv. (2017) tại thành phố Cần Thơ là không
sát trùng chuồng trại là yếu tố nguy cơ đối với
bệnh PED cao gấp 2,89 lần so với có sát trùng
chuồng trại 1-2 tuần/ lần. Kết quả phân tích này
cho thấy việc áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y
và an toàn sinh học trong chăn nuôi rất có ý nghĩa
trong phòng bệnh dịch tiêu cấp trên heo con theo
mẹ. Việc sát trùng định kỳ 1-2 tuần/lần sẽ tiêu diệt
được mầm bệnh trên nền chuồng trại, trong không
khí và dụng cụ chăn nuôi, làm giảm nguy cơ phát
tán mầm bệnh. Đồng thời, việc trang bị hố sát
trùng trước trại sẽ giảm được nguy cơ mang mầm
bệnh vào trong trại nuôi từ công nhân, chủ trại và
khách tham quan trại, cũng như các dụng cụ
chuyên chở thức ăn từ kho vào trong trại nuôi.
Theo Pospischil et al. (2002), vệ sinh định kỳ ngăn
cản sự xâm nhập của PEDV vào trại. Ngoài ra,
theo Pospischil et al. (2002), PEDV bị bất hoạt bởi
các thuốc sát trùng diệt virus như cresol, sodium
hydroxyt (2%), formol (1%), sodium carbonate,
chloroform...
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 1-7
5
Bảng 5: Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ đối với bệnh PED
Yếu tố xem xét Có kháng thể kháng PEDV (Hộ)
Không có kháng thể
kháng PEDV (Hộ) OR P
Sát trùng chuồng trại 1-2
tuần/lần
Có 18 07 3,34 0,045 Không 10 13
Có hố sát trùng trước trại Có 19 06 3,45 0,044 Không 11 12
Nguồn nước sử dụng Sông 16 09 2,31 0,154 Giếng 10 13
Mua con giống bên ngoài Có 15 10 1,95 0,252 Không 10 13
Những cơ sở chăn nuôi thường xuyên mua con
giống mới nhập vào đàn thì có nguy cơ cao gấp
1,95 lần so với những hộ tự sản xuất con giống, tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Tự túc con giống giúp người chăn nuôi chủ động
trong công tác phòng chống dịch bệnh tiêu chảy
cấp, nguồn gốc con giống được rõ ràng. Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu
của Huỳnh Minh Trí và ctv. (2017) tại thành phố
Cần Thơ, mua con giống bên ngoài là yếu tố nguy
cơ cao hơn gấp 2,35 lần so với tự túc con giống. Sự
khác biệt này có thể do thời gian và địa điểm
nghiên cứu khác nhau. Theo Puranaveja et al.
(2009), bệnh thường xảy ra ở một số trang trại là
do mua những heo hậu bị nhập đàn không có thời
gian nuôi thích nghi đúng cách hoặc không thực
hiện an toàn sinh học đúng cách.
Yếu tố nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi
cũng quan trọng, tuy nhiên nghiên cứu này không
chỉ ra được mối liên hệ giữa tỷ lệ nhiễm và nguồn
nước sử dụng. Kết quả phân tích tỷ số chênh OR
cho thấy, việc sử dụng nguồn nước sông có nguy
cơ xảy ra bệnh dịch tiêu chảy cấp cao hơn sử dụng
nước giếng khoan 2,31 lần, nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05). Khảo
sát về yếu tố nguồn nước sử dụng của Nguyễn Tất
Toàn và ctv. (2012) cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm PED
cao ở trại có nguồn nước chưa qua xử lý là yếu tố
làm lan truyền dịch bệnh.
3.2.2 Yếu tố gần chợ, gần đường giao thông,
gần lò mổ và khoảng cách với hộ chăn nuôi liền kề,
nhà ở
Kết quả phân tích trên 48 cơ sở chăn nuôi heo
nái sinh sản đã lấy mẫu xét nghiệm tìm kháng thể
kháng PEDV bằng phương pháp ELISA gián tiếp
cho thấy, cơ sở nuôi gần chợ và gần đường giao
thông trong phạm vi bán kính 3 km có nguy cơ
mắc bệnh cao hơn các cơ sở nuôi ngoài phạm vi
này, tương ứng là 1,65 và 1,64 lần, tuy nhiên sự
khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p
> 0,05). Kết quả này tương đương với kết quả
nghiên cứu của Huỳnh Minh Trí và ctv. (2017) tại
thành phố Cần Thơ là 1,02 và 1,35 lần. Yếu tố gần
chợ và gần đường giao thông rất được quan tâm
trong công tác phòng chống dịch bệnh, nhưng nguy
cơ làm lây nhiễm bệnh dịch tiêu chảy cấp của 02
yếu tố này trong nghiên cứu là không cao. Ở chợ,
công tác kiểm dịch động vật và kiểm tra vệ sinh thú
y được thực hiện bởi các nhân viên thú y. Động vật
vận chuyển trên các tuyến đường giao thông phải
có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển và thực
hiện sát trùng tiêu độc phương tiện khi vận chuyển.
Điều này làm hạn chế nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Bảng 6: Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ gần chợ, gần đường giao thông, gần lò mổ và với hộ chăn
nuôi gần kề, nhà ở
Yếu tố xem xét Có kháng thể kháng PEDV (Hộ)
Không kháng thể
kháng PEDV (Hộ) OR P
Gần chợ mua bán động
vật
Có 14 11 1,65 0,386 Không 10 13
Gần đường giao thông Có 15 10 1,64 0,398 Không 11 12
Gần lò giết mổ động vật Có 16 09 1,94 0,259 Không 11 12
Khoảng cách với hộ chăn
nuôi gần kề < 100 m
Có 17 08 3,31 0,045 Không 09 14
Ghi chú: Gần: Trong phạm vi bán kính 3 km
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 1-7
6
Đối với yếu tố nguy cơ gần lò giết mổ gia súc,
những cơ sở chăn nuôi gần lò giết mổ gia súc có
nguy cơ bị dịch bệnh PED cao gấp 1,94 lần so với
những cơ sở chăn nuôi khác, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p=0,259). Lò giết mổ
gia súc là nơi chứa rất nhiều mầm bệnh (cho dù
được vệ sinh tiêu độc hàng ngày), do đó gia súc
của những hộ chung quanh lò mổ chịu phơi nhiễm
các loại bệnh khác nhau và khả năng nhiễm bệnh,
trong đó có bệnh PED là rất cao. Tại Tiền Giang,
chủ yếu là các lò mổ tập trung, có rất nhiều nguồn
heo đến từ các nơi khác nhau, có thể có heo đang
mang trùng mà không có biểu hiện bệnh, khả năng
làm lây lan nguồn bệnh là rất cao, do vậy sự phơi
nhiễm của những hộ chăn nuôi gần lò mổ sẽ cao
hơn các hộ xa lò mổ.
Phân tích yếu tố nguy cơ những hộ nuôi gần kề
nhau trong phạm vi 100 m ghi nhận có nguy cơ cao
gấp 3,31 lần so với các hộ cách xa ngoài phạm vi
100 m, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê
(p = 0,045). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên
cứu của Huỳnh Minh Trí và ctv. (2017) tại thành
phố Cần Thơ (2,55 lần) và gần giống với kết quả
khảo sát của Nguyễn Tất Toàn và ctv. (2012), yếu
tố khoảng cách với các trại gần kề có thể liên quan
đến mức độ của dịch bệnh tiêu chảy cấp. Sự di
chuyển của con người cũng góp phần quan trọng
trong lây lan dịch bệnh. Theo kết quả nghiên cứu
của Goede et al. (2013), PEDV có thể được phát
hiện trong không khí ở khoảng cách lên đến 16 km
(10 dặm), có thể truyền qua không khí, do đó các
hộ chăn nuôi gần có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn.
Nghiên cứu của Jung et al. (2014) ở những con heo
bị PED cho thấy PEDV được bài thải qua phân với
số lượng rất lớn và thời gian bài thải kéo dài ít nhất
56 ngày, virus được bài thải liên tục và vấy nhiễm
trên nền chuồng, trong nước thải chăn nuôi. Do đó,
ở những hộ xảy ra dịch bệnh PED, PEDV từ những
heo bệnh thải ra môi trường qua phân, chất tiết,
heo mẫn cảm sẽ dễ bị lây nhiễm khi mầm bệnh
phát tán đến chuồng nuôi.
4 KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm PEDV trên đàn nái tại tỉnh Tiền
Giang là khá cao, 33,72%, trong đó cao nhất là
huyện Chợ Gạo (59,22%), Cai Lậy (27,66%), Cái
Bè (14,52%) và thấp nhất là huyện Châu Thành
(10,20%). Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở qui mô đàn nái
từ trên 50 nái (34,95%), qui mô 20 – 50 (33,66%)
nái và thấp nhất là ở qui mô dưới 20 nái tương ứng
với tỷ lệ 31,58%. Tỷ lệ nhiễm ở những nái có số
lứa đẻ trong khoảng 4 – 5 lứa (56,67%), nái trên 5
lứa (38,59%), tiếp theo là những nái hậu bị hoặc
chỉ mới sinh sản 1 lứa (33,33%) và thấp nhất là nái
đã sinh sản 2 – 3 lứa (27,50%).
Phân tích các yếu tố nguy cơ xảy ra PED cho
thấy nguy cơ cao nhất là không sát trùng chuồng
trại hoặc sát trùng chuồng trại ít hơn 2 tuần/lần,
không có hố sát trùng trước trại, khoảng cách gần
với các hộ chăn nuôi có dịch bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Goede, D., Robbins, R., Dufresne, L., Engle, M. and
Morrison, R.B., (2013), Detection of porcine
epidemic diarrhea virus in air samples at varying
distances to epidemic farms in Oklahoma. In:
Allen D. Leman, 2013. Swine Conference,
Volume 40: 212.
Jung, K., Wang, Q., Scheuer, K.A., Lu, Z., Zhang,
Y., Saif, L.J., (2014). Pathology of US porcine
epidemic diarrhea virus strain PC21A in
gnotobitic pig. Emerging infectious disease,
20(4): 662 – 665.
Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Thị
Hồng Hạnh, Nguyễn Ngọc Hải (2017), Tình hình
bệnh tiêu chảy cấp trên heo (PED) và xác định
các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh PED ở
thành phố Cần Thơ, Kỷ yếu Hội nghị khoa học
toàn quốc chăn nuôi-thú y 2017, NXB Nông
Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 392 – 398.
Liên Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và
Tổng cục thống kê, (2000), Thông tư liên tịch
hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại,
số 69/2000/TTLT/BNN-TCTKngày 23/06/2000.
Nguyễn Tất Toàn, Nguyễn Đình Quát, Trịnh Thị
Thanh Huyền, Đỗ Tiến Duy, Trần Thị Dân,
Nguyễn Thị Phước Ninh và Nguyễn Thị Thu
Năm (2012), Phát hiện virus gây bệnh tiêu chảy
cấp (PEDV) trên heo ở các tỉnh miền Đông Nam
Bộ, Tạp chí KHKT thú y tập 19(5): 26 - 30.
Nguyễn Tất Toàn và Đỗ Tiến Duy (2013), Một số
yếu tố liên quan và đặc điểm bệnh học của dịch
tiêu chảy cấp trên heo con theo mẹ tại một số tỉnh
phía Nam, Tạp chí KHKT thú y tập 20(2): 5 - 11.
Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị
Hòa và Yamaguchi, (2014), Một số đặc điểm
dịch tễ và bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch
trên heo ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tạp
chí KHKT thú y, tập 21(2): 43-55.
Song, D.S., Oh, J.S., Kang, B.K., Yang, J.S., Song,
J.Y., Moon. H.J., Kim, Y.T, Yoo, H.S, Jang, S.Y
and Park, B.K., (2005). Fecal shedding of a
highly cell-culture-adapted porcine epidemic
diarrhea virus after oral inoculation in pigs. J
Swine Health Prod, 13(5): 269-272.
Kim, S.Y., Song D.S., Park, B.K., (2001),
Differential detection of transmissible
gastroenteritis virus and porcine epidemic
diarrhea virus by duplex RT-PCR, J Vet Diagnos
Invest, 13(6): 516 - 520.
Pensaert, M.B., and Yeo, S.G., (2006), Porcine
epidemic diarrhea. In Straw B.E., Zimmerman
J.J., D’Allaire S., Taylor D.J. (eds), Disease of
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 1-7
7
swine. Blackwell Publishing Professional, Ames,
IA., p 367–372.
Pospischil, A., Kiupel, M., Stuedli, A., (2002),
Update on porcine epidemic diarrhea, J Swine
Health Prod, 10(2): 81 – 85.
Puranaveja, S., Poolperm, P., Lertwatcharasarakul,
P., Kesdaengsakonwut, S., Boonsoongnern, A.,
Urairong, K., Kitikoon, P., Choojai, P.,
Kedkovid, R., Teankum, K. and
Thanawongnuwech, R. (2009), Chinese like
strain of porcine epidemic diarrhea virus,
Thailand Emerg Infect dis, 15(7): 1112 - 1115.
Thrusfield M. (1997), Veterinary epidemilogy 2nd
ed (reissued in paperback with updates),
Blackwell Ltd, Cambridge, p 483.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_ty_le_nhiem_virus_gay_benh_tieu_chay_cap_porcine_ep.pdf