Khảo sát sự ảnh hưởng dung môi và tỷ lệ nguyên liệu: Dung môi đến khả năng thu nhận hợp chất kháng oxi hóa từ Thì Là (Anethum graveolens L)

Rau Thì Là (Dill) là một loại rau gia vị phổ biến ở Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của dung môi và tỷ lệ nguyên liệu:dung môi đến khả năng thu nhận hợp chất kháng oxi hóa có trong Dill (polyphenol tổng số, flavonoid tổng số và khả năng kháng oxi hóa của chúng). Những nhân tố những hưởng đến quá trình chiết bao gồm: dung môi và nồng độ dung môi, tỷ lệ dung môi, pH dung môi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, điều kiện dung môi thích hợp: dung môi ethanol 70%, tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi 1/35 (g/mL), pH 3. Dịch chiết từ rau Thì Là thể hiện khả năng kháng oxi hóa dựa trên khả năng khử gốc tự do của DPPH IC50 = 955.27𝜇𝑔/𝑚𝐿

pdf9 trang | Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự ảnh hưởng dung môi và tỷ lệ nguyên liệu: Dung môi đến khả năng thu nhận hợp chất kháng oxi hóa từ Thì Là (Anethum graveolens L), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học – Phân ban Công nghệ thực phẩm 66 KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG DUNG MÔI VÀ TỶ LỆ NGUYÊN LIỆU : DUNG MÔI ĐẾN KHẢ NĂNG THU NHẬN HỢP CHẤT KHÁNG OXI HÓA TỪ THÌ LÀ (ANETHUM GRAVEOLENS L) Cao Thị Cẩm Tú1,*, Nguyễn Thị Ngọc Thúy1 1Khoa công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh *Email: Caothicamtu93@gmail.com Ngày nhận bài: 15/06/2017; Ngày chấp nhận bài đăng: 02/07/2017 TÓM TẮT Rau Thì Là (Dill) là một loại rau gia vị phổ biến ở Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của dung môi và tỷ lệ nguyên liệu:dung môi đến khả năng thu nhận hợp chất kháng oxi hóa có trong Dill (polyphenol tổng số, flavonoid tổng số và khả năng kháng oxi hóa của chúng). Những nhân tố những hưởng đến quá trình chiết bao gồm: dung môi và nồng độ dung môi, tỷ lệ dung môi, pH dung môi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, điều kiện dung môi thích hợp: dung môi ethanol 70%, tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi 1/35 (g/mL), pH 3. Dịch chiết từ rau Thì Là thể hiện khả năng kháng oxi hóa dựa trên khả năng khử gốc tự do của DPPH IC50 = 955.27𝜇𝑔/𝑚𝐿. Từ khóa: Thì Là (Dill), polyphenol, flavonoid, hoạt tính kháng oxi hóa. 1. MỞ ĐẦU Từ lâu thực vật đã trở thành nguồn thực phẩm, nguồn dược liệu chủ yếu trong dân gian. Từ thực tiễn cuộc sống, con người đã biết lựa chọn những loại thực vật có tác dụng dinh dưỡng vừa có tác dụng điều và trị các bệnh tật. Thực vật cũng là một nguồn tuyệt với chứa các chất chống oxi hóa [1]. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong thực vật chứa nhiều chất chống oxi hóa như: phenolic, flavonoids, tannins, vitamins, quinines, coumarins, lignans, ligin [2]. Vì vậy, thực vật là một nguồn nguyên liệu tốt nhất để thu nhận và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học. Thì Là là một loại rau gia vị, loại thảo mộc, lá Thì Là có tác dụng khá phong phú được dụng trong gia vị, ẩm thực và sử dụng thuốc. Polyphenol là hợp chất có hai hay nhiều nhóm OH gắn trực tiếp trên vòng benzen nhưng cũng có phân tử với một vòng phenol. Polyphenol là thành phần phổ biến của các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, có nhiều nhất trong chế độ ăn uống của chúng ta và phổ biến trong các loại trái cây, rau, ngũ cốc, dầu ô liu, các loại đậu khô, sô cô la và đồ uống như trà, cà phê và rượu vang. Mặc dù có mặt ở nhiều thực phẩm nhưng những tác động của polyphenol chỉ được quan tâm vào những năm gần đây bởi các nhà dinh dưỡng vì polyphenol rất đa dạng và có cấu trúc hóa học phức tạp. Polyphenol có thể bảo vệ các thành phần tế bào chống oxy hoá nên hạn chế nguy cơ bệnh thoái hóa khác nhau [3]. Các flavonoid là các dẫn chất polyphenol (có nhiều Cao Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thị Ngọc Thúy 67 nhóm chức phenol) có trong nhiều loại thực vật, đa phần có màu vàng, một số có màu đỏ, xanh, tím hay không có màu. Trong những thập kỷ gần đây, nhiều phương pháp đã được phát triển để phân tích các chất chống oxy hoá. Những phương pháp này liên quan đến việc đánh giá tổng số hoạt tính chống oxy hoá và cá nhân. Xác định và định lượng các chất chống oxy hoá khác nhau [4]. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu 2.1.1. Nguyên liệu Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu này là rau Thì Là (Anethum graveolens L), nguyên liệu được thu mua tại Đà Lạt, Việt Nam. Thì Là sau khi mua về được xử lý sơ bộ, lấy phần thân, lá bỏ rễ, rửa sạch, làm ráo, sấy ở 700C trong 4 giờ, sau đó xay nhuyễn, sàng qua rây (d= 0.2 mm), lấy phần qua rây, sau đó đóng gói chân không, bảo quản trong bóng tối ở nhiệt độ thường để tiến hành nghiên cứu trích ly. 2.1.2. Hóa chất 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH, Đức), axit Gallic, dung dịch Folin, Na2CO3 7.5% Quercetin, NaOH, AlCl3.6H2O, NaNO2, ethanol 96%. Những hóa chất được sử dụng trong nghiên cứu đều đạt hạng phân tích. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Công thức thí nghiệm Để nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi chiết ta dùng 2 loại dung môi nước cất và ethanol (50, 60, 70, 80, 90, 96%). Các thông số về thời gian chiết, nhiệt độ, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi chiết được giữ cố định với giá trị tương ứng là 60 phút, 50oC và 1/25(g/mL). Loại dung môi chiết thích hợp được lựa chọn dựa vào hàm lượng polyphenol, flavonoid và khả năng kháng oxi hóa. Sau đó sử dụng dung môi này để nghiên cứu các thông số khác. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi chiết được nghiên cứu ở các mức 1/20, 1/25, 1/30, 1/35, 1/40 (g/mL). Các thông số cố định gồm: Dung môi chiết, thời gian chiết và nhiệt độ chiết với giá trị tương ứng là ethanol 70%, 60 phút, 50oC. Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi thích hợp cũng được lựa chọn dựa vào hàm lượng polyphenol, flavonoid và khả năng kháng oxi hóa của chúng. Ảnh hưởng của pH chiết được nghiên cứu ở các mức pH 2, 2.5, 3, 3.5, 4. Dung môi chiết, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, thời gian chiết, nhiệt độ chiết là cố định với giá trị tương ứng là ethanol 70%, tỷ lệ 1/35 (g/mL), 60 phút, 50oC, pH sau khi được lựa chọn dựa vào hàm lượng polyphenol, flavonoid và khả năng kháng oxi hóa. Trong tất cả các thí nghiệm trên khi tiến hành chiết, khối lượng nguyên liệu cho mỗi lần chiết là 1g. Quá trình chiết được thực hiện trong bể ổn nhiệt (Memmert) có kiểm soát nhiệt độ với độ chính xác ±0.1. Dịch lọc thu được sau quá trình chiết ở 50oC, 60 phút, được bay hơi dưới điều Khảo sát sự ảnh hưởng dung môi và tỷ lệ nguyên liệu: dung môi đến khả năng thu nhận hợp chất kháng oxi hóa từ thì là (Anethum graveolens L.). 68 kiện giảm áp suất trên thiết bị chân không (Eyela,Germany) sau đó được pha loãng lại trong chính dung môi chiết đúng bằng thể tích dung môi chiết ban đầu để thu được dịch chiết thô, dịch chiết này được sử dụng để tiến hành các phân tích hoạt tính sinh học. 2.2.2. Xác định hàm lượng polyphenol (TPC)[5] Hàm lượng polyphenol tổng số được xác định theo TCVN 9745 – 1: 2013 với một vài hiệu chỉnh nhỏ. Cụ thể như sau dịch chiết được pha loãng ở nồng độ thích hợp, lấy 0.5mL dịch chiết sau khi pha loãng thêm 2.5mL thuốc thử Folin – Ciocalteu. Hỗn hợp được trộn đều trước khi thêm 2mL Na2CO3 7,5%. Sau đó, hỗn hợp phản ứng được giữ ở nơi hạn chế ánh sáng trong 60p trước khi đi đo ở bước sóng 765 nm sử dụng máy đo quang (PhotoLab 6100 VIS). Kết quả được báo cáo bởi miligam axit gallic tương đương GA/100g chất khô. 2.2.3. Xác định hàm lượng flavonoid tổng số (TFC)[6] Hàm lượng flavonoid được xác định bằng phương pháp so màu quang học, mẫu được pha loãng ở nồng độ thích hợp bằng chính dung môi trích ly, 1mL dịch chiết của mẫu được pha loãng với 4 mL nước trong một bình định mức 10 mL. Thêm vào 0,3 mL NaNO2 5%, sau 5 phút thêm vào 0,3 mL AlCl3 10%, sau 6 phút thêm 2 mL NaOH 1 M. Sau đó, thêm 2,4 mL nước vào bình phản ứng và trộn đều. Đo quang phổ ở = 425 nm. Kết quả được tính theo đơn vị mg đương lượng Quercetin tương đương gQE/100g chất khô. 2.2.4. Xác định khả năng chống oxi hóa của dịch chiết [7] Xác định khả năng kháng oxy hóa bằng 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) liên hệ với chất chuẩn vitamin C được tiến hành như sau: DPPH được pha loãng trong metanol, được hiệu chỉnh về 1,1 nm ở bước sóng 517 nm. Đây được coi là mẫu trắng. Đo mẫu: Lấy 0,15 mL mẫu ở các dung dịch trên cho vào ống nghiệm đã bịt kín bằng giấy bạc. Bổ sung 2,85 mL dung dịch thuốc thử DPPH đã chuẩn bị ở trên. Lắc đều và ủ trong tối 30 phút. Đo mật độ quang tại bước sóng 517 nm. 2.2.5. Xác định khả năng khử gốc tự do DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl)[8] Khả năng khử gốc tự do DPPH được xác định theo phương pháp của Fu và Shieh (2002) với một vài hiệu chỉnh nhỏ. Cụ thể như sau: 200μl dịch chiết đã pha loãng đến nồng độ thích hợp được trộn với ethanol để đạt thể tích tổng cộng 3ml. Sau đó thêm 1ml dung dịch DPPH 200μM, lắc đều và để yên trong bóng tối 30 phút. Độ hấp thu quang học được đo ở bước sóng 517nm. Kết quả báo cáo bởi giá trị IC50 là nồng độ của dịch chiết khử được 50% gốc tự do DPPH ở điều kiện xác định. Giá trị IC50 càng thấp thì hoạt tính khử gốc tự do DPPH càng cao. Khả năng khử gốc tự do của DPPH được xác định theo công thức sau: 𝑆(%) = 𝐴𝑐 − 𝐴𝑠 𝐴𝑐 × 100 Trong đó: - 𝐴𝑐: Độ hấp thu quang học của mẫu đối chứng không chứa dịch trích ly. - 𝐴𝑠: Độ hấp thu quang học mẫu phân tích chứa dịch trích. 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu Các phân tích được tiến hành lặp lại để đảm bảo thực hiện phân tích ANOVA. Hàm lượng polyphenol, flavonoid, giá trị IC50 được thực hiện ít nhất hai lần lặp lại, đánh giá mức độ khác Cao Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thị Ngọc Thúy 69 biệt có ý nghĩa giữa các giá trị với mức ý nghĩa P < 0,05. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của dung môi chiết đến hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt tính kháng oxi hóa Dung môi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chiết, ảnh hưởng của dung môi đến khả năng thu nhận polyphenol, flavonoid và khả năng kháng oxi hóa của chúng được biểu thị ở hình 1 và 2. Kết quả cho thấy polyphenol, flavonoid thu được khi chiết bằng nước cất cho kết quả thấp nhất (hình 1), khi đó khả năng kháng oxi hóa của dịch chiết khi trích ly bằng nước cất cũng cho kết quả thấp nhất (hình 2). Ở dung môi ethanol các nồng độ 50% đến 96% cho thấy polyphenol tăng dần từ ethanol 50% đến ethanol 70% và cao nhất là ở ethanol 70% là 1.662 gGA/ 100g chất khô, ở nồng độ cao hơn polyphenol lại giảm dần. Trong khi đó flavonoid tăng đều từ nồng độ ethanol 50% đến ethanol 96%. Khả năng kháng oxi hóa của của dịch chiết hầu như không có sự khác biệt ở các nồng độ của dung môi ethanol (hình 2). Theo Tsakona, Galanakis & Gekas 2012 [9], trong trường hợp hàm lượng phenolic chiết xuất với nồng độ ethanol khác nhau (20, 50, 70 và 100 mL/100 mL) từ ôliu, có vẻ như nồng độ 70 mL/100 mL ethanol đạt năng suất cao nhất đối với các hợp chất phenolic 725 nm và 280 nm, điều này cho thấy kết quả của thí nghiệm là phù hợp, vì vậy ethanol 70% được chọn dùng làm dung môi sử dụng cho việc khai thác đem lại hiệu quả cho dịch chiết Thì Là ở các thí nghiệm tiếp theo. Hình 2. Ảnh hưởng của dung môi và nồng độ dung môi đến khả năng kháng oxi hóa. Hình 1. Ảnh hưởng của dung môi và nồng độ dung môi đến hàm lượng polyphenol, flavonoid. Khảo sát sự ảnh hưởng dung môi và tỷ lệ nguyên liệu: dung môi đến khả năng thu nhận hợp chất kháng oxi hóa từ thì là (Anethum graveolens L.). 70 3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu dung môi chiết đến hàm lượng polyphenol, flavonoid hoạt tính kháng oxi hóa Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi chiết đến hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt tính chống oxi hóa được thể hiện trên hình 3 và hình 4. Kết quả cho thấy TPC tăng dần khi ta tăng tỷ lệ dung môi, cao nhất ở tỷ lệ 1/40 thu được polyphenol là 1.177g GA/100g chất khô thấp nhất ở tỷ lệ 1/20. Flavonoid hầu như không tuân theo quy luật nào cả, hàm lượng flavonoid cao nhất cũng ở tỷ lệ nguyên liệu : dung môi 1/40 là 0.394gQE/100g chất khô, thấp nhất ở tỷ lệ 1/20. Tuy nhiên, mặt dù hàm lượng polyphenol, flavonoid thu được tại tỷ lệ 1/40 là cao nhất nhưng khả năng kháng oxi hóa tại đây thu đươc lại cho kết quả thấp nhất, khả năng kháng oxi hóa cao nhất được khảo sát là tại tỷ lệ 1/35 cho kết quả 137.339mg vitamin C/L và thấp nhất là tại tỷ lệ 1/40 chỉ 130.858mg vitamin C/L. Ở kết quả thí nghiệm thu được có thể được lý giải như sau: tỷ lệ dung môi càng cao thì thu được hàm lượng chất có hoạt tính chống oxi hóa càng nhiều, tuy nhiên, ở tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi > 1/35, hoạt tính chống oxi hóa giảm mặt dù hiệu suất có tăng thêm, nghĩa là tuy lượng dung môi trích ly nhiều không làm tăng khả năng kháng oxi hóa, ngược lại còn làm ức chế khả năng kháng oxi hóa (như theo kết quả thu được). Nếu lượng dung môi ít dẫn đễn trích ly không hoàn toàn, trong khi lượng dung môi lớn hơn có thể gây lãng phí. Quá trình hòa tan các hoạt chất sinh học vào dung môi là một quá trình vật lý. Khi lượng dung môi tăng, tạo cơ hội cho các hoạt chất sinh hoạc tiếp xúc với dẫn đến khả năng thẩm thấu cao hơn. Khi tỷ lệ nguyên liệu dung môi lớn nghĩa là có sự khác biệt giữa dung môi và các chất hòa tan trở nên lớn. Vì vậy, nhiều hoạt chất sinh học có thể hòa tan nếu lượng dung môi được sử dụng nhiều hơn [10]. Do đó, tỷ lệ dung môi 1/35 được xem là phù hợp về cả tính kỹ thuật lẫn tính kinh tế và được chọn là tỷ lệ cố định được dùng cho các thí nghiệm tiếp theo. Và kết quả này là phù hợp Hình 3. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hàm lượng polyphenol và flavonoid. Hình 4. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến khả năng kháng oxi hóa. Cao Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thị Ngọc Thúy 71 với nghiên cứu của Nguyễn Vũ Thu Phương, Nguyễn Văn Duy, Lưu Thị Ngọt, Võ Thị Mỹ Tân (2013) trong nghiên cứu xác định hàm lượng chất kháng oxi hóa polyphenol từ rong nâu Sargassum feldmanni P.Hoang (rong mơ Việt Nam) [11]. 3.3. Ảnh hưởng của pH dung môi chiết đến hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt tính kháng oxi hóa Từ kết quả khảo sát cho thấy, polyphenol, flavonoid tăng giảm không phụ vào độ tăng hay giảm của pH, kết quả polyphenol thu được cao nhất là tại pH 3 là 0.609gGA/100g chất khô và kết quả này không cho sự khác biệt khi ở pH 2.5, tương tự với flavonoid pH 3.5 cho kết quả thu được hàm lượng cao nhất 0.281gQE/100g chất khôvà không cho sự khác biệt khi ở pH 3. Khả năng kháng oxi hóa thu được lần lượt là 132.265, 133.418, 133.372C/L tại pH 3, 3.5, 4 và không có sự khác biệt về khả năng kháng oxi hóa tại ba pH này. Các polyphenol là những chất chống oxy hóa mạnh nên dễ oxy hóa ở pH cao [12], ở pH thấp có thể ức chế quá trình oxy hóa các hợp chất polyphenol và hàm lượng thu được cao hơn. Các nhóm chức polyphenol phân cực tan tốt trong dung môi phân cực, khi bổ sung acid vào trong dung môi trích ly sẽ làm tăng tính phân cực của dung môi, nên ở pH thấp có thể thu được hàm lượng hợp chất kháng oxi hóa cao hơn. Ngoài ra, môi trường pH thấp có thể giúp làm bền các hợp chất kháng oxi hóa như anthocyanin, mặt khác kìm hãm sự hoạt động của enzym polyphenol oxidase [13]. Vậy pH dung môi thích hợp cho việc trích ly là pH 3. Kết quả phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Hồng Sơn Hà Duyên Tư (2009) trong nghiên cứu trích ly polyphenol từ chè xanh vụn [12]. Và pH 3 được chọn là pH cố định được dùng cho các thí nghiệm tiếp theo. 3.4. Đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết ở điều kiện chiết tối ưu (dung môi, tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi, pH) Dịch chiết từ Thì Là được thu nhận ở điều kiện dung môi tối ưu, sau đó tiến hành so sánh với khả năng kháng oxy hóa của chúng với vitamin C ở nồng độ 0, 20, 40, 60, 80, 100𝜇𝑔/𝑚𝐿 Hình 5. Ảnh hưởng của pH dung môi đến polyphenol, flavonoid. Hình 6. Ảnh hưởng của pH dung môi đến khả năng kháng oxi hóa. Khảo sát sự ảnh hưởng dung môi và tỷ lệ nguyên liệu: dung môi đến khả năng thu nhận hợp chất kháng oxi hóa từ thì là (Anethum graveolens L.). 72 Khả năng kháng oxi hóa được biểu thị qua khả năng bắt gốc tự do của DPPH (%) hình 7, kết quả cho thấy khi nồng độ dịch chiết tăng thì khả năng kháng oxi hóa của Thì Là tăng, và cao nhất ở 100 𝜇𝑔/𝑚𝐿 khi đó khả năng kháng oxi hóa của Thì Là là 5.203% tuy nhiên so với viatmin C thì vẫn thấp hơn. IC 50 của Thì Là thu được là 955.27 𝜇𝑔/𝑚𝐿 trong khi IC50 của vitamin C thu được là 55.18 𝜇𝑔/𝑚𝐿. Với kết quả nhận được như trên cho thấy rằng khả năng kháng oxi hóa của Thì Là so với vitamin C nhỏ hơn 17 lần. Với phương trình đường chuẩn như sau: Vitamin C: y = 0.9328x – 1.4802 (R2= 0.9999) Thì Là: y = 0.0524x – 0.0563 (R2 = 0.9997) Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này của dịch Thì Là lại có khả năng kháng oxy hóa cao hơn một số thảo dược trong các nghiên cứu trước đây như lá Chùm Ngây có giá trị IC50= 2733.4 μg/ml [14], cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) trái xanh, rễ cây Nhàu với giá trị IC50 lần lượt là 1025.2μg/ml và 1531.4μg/ml [15]; cây Cà gai leo (Solanumhainanense Hance) [16] IC50 là 1734μg/ml và cao Hà Thủ Ô (Streptocaulon juventas) (cả cây) có khả năng kháng oxy hóa với giá trị là IC50= 2586μg/ml [17]. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố tác động như: dung môi, tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi, pH ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất thu hồi hàm lượng polyphenol, flavonoid và khả năng kháng oxi hóa của dịch chiết Thì Là. Sau quá trình khảo sát thì điều kiện dung môi tối ưu để thu được hàm lượng polyphenol, flavonoid và khả năng kháng oxi hóa cao khi dung môi sử dụng là ethanol 70%, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi 1/35, pH 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huda-Faujan, N., Noriham, A., Norrakiah, A. S., Babji, A. S. - Antioxidant activity of plants methanolic extracts containing phenolic compounds. African Journal of Biotechnology, 8 (3) (2009) 484-489. Hình 7. Khả năng kháng oxi hóacủa dịch chiết Thì Là và vitamin C. Cao Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thị Ngọc Thúy 73 2. Amarowicz, R., Peggb, R. B., Rahimi-Moghaddamc, P., Barl, B., Weil, J. A. - Free- radical scavenging capacity and antioxidant activity of selected plant species from the Canadian prairies. Food Chemistry, 84 (2004) 551-562. 3. C. Filesi M. D Archivio, R. Di Benedetto, R. Gargiulo, C. Giovannini, and R. Masella, "Polyphenols, dietary sources and bioavailability," (2007). 4. M. Oroian and I. Escriche, "Antioxidants: Characterization, natural sources, extraction and analysis," Food Research International, 74 (2015) 10-36. 5. T.-I. 14502-1:2005, "Hàm lượng polyphenol tổng số trong chè - phương pháp đo màu dùng thuốc thử folin-ciocalteu." 6. I. Lung, M.-L. Soran, M. Stan, D. Podar, F. K. Khalifa, and W. N. Elmazny, Quantification of total flavonoids and phenolic acids from microwave irradiated and non- irradiated plants, Advances in Research 1 (2013) 1-10. 7. M. Kai, Klaus, H. V., Sebastian, L., Ralf H., Andreas R., Ulf-Peter, H, "Determination of DPPH radical oxidation caused by methanolic extracts of some microalgal species by linear regression analysis of spectrophotometric measurements," (2007)2080 – 2095. 8. D.-E. S. Hui-Yin Fu, Chi-Tang Ho, "Antioxidant and free radical scavenging activities of edible mushrooms," Journal of Food Lipids, 9 (2002) 35-43. 9. Galanakis, C. M., Goulas, V., Tsakona, S., Manganaris, G. A., Gekas, V. - A knowledge base for the recovery of natural phenols with different solvents. International Journal of Food Properties, 16 (2) (2013) 382-396 10. Cacase, J, E and Mazza, G, Mass Transfer Process During Extraction of Phenolic Compounds from Milled Berries, food and Eng, 59 (2003) 379 – 389. 11. Nguyễn Vũ Thu Phương, Nguyễn Văn Duy, Lưu Thị Ngọt, Võ Thị Mỹ Tân, Xác định hàm lượng chất kháng oxi hóa polyphenol từ rong nâu Sargassum feldmanni P.Hoang (rong mơ Việt Nam), Thư viện đề tài SVNCKH Euréka, (2013). 12. Vũ Hồng Sơn, Hà Duyên Tư, Nghiên cứu trích ly polyphenol từ chè xanh vụn, Tạp Chí khoa học và Công Nghệ 47 (2009). 13. Ruenroengklin, N, Zhong J, Duan, X.W, Yang, B, Li, J,R and Jiang, Y,M , Effects of various Temperateres and pH Values on the Extraction Yield of Phenolics from Litchi Fruit, Pericarp Tissue and the Antioxidant Activity of the Extracted Anthocyanins, Int, J, Mol, Sci, 9 (2008) 1333 – 1341. 14. Phạm Thụy Ngọc Thanh, “Nghiên cứu trích ly polyphenol từ lá Chùm Ngây (Moringa Oleifera), Thư viện đề tài nghiên cứu khoa học (2012). 15. Đái Thị Xuân Trang, Nguyễn Thị Mai Phương, Võ Thị Ngọc Diễm, Quách Tú Huê, “Khảo sát hiệu quả hạ đường huyết và chống oxi hóa của cao chiết cây Nhàu (Morindan citrifolia L.) ở chuột bệnh tiểu đường”, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 23b (2012) 115-124. 16. Đái Thị Xuân Trang, Lâm Hồng Bảo Ngọc, Võ Thị Tú Anh, “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxi hóa của cao Methanol cây Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas Merr.)”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ 40 (2015) 1-6. 17. Quang -Vinh Nguyen, Jong-Ban Eun, Antioxidant activity of solvent extracts from Vietnamese medicinal plants, Journal of Medicinal Plants Reaseach 5 (13) (2011) 2798- 2811. Khảo sát sự ảnh hưởng dung môi và tỷ lệ nguyên liệu: dung môi đến khả năng thu nhận hợp chất kháng oxi hóa từ thì là (Anethum graveolens L.). 74 ABSTRACT STUDY THE EFFECTS OF SOLVENT AND MATERIAL / SOLVENT RATIOS ON THE ABILITY OF ANTIOXIDANT ACTIVITY COMPOUNDS TO BE OBTAINED FROM DILL ANETHUM GRAVEOLENS L. Cao Thi Cam Tu*, Nguyen Thi Ngoc Thuy Faculty of Food Technology, Ho Chi Minh City University of Food Industry. Email: Caothicamtu93@gmail.com “Thi La” (Dill) is a popular vegetable spice in Vietnam. The study was carried to determine the effects of solvent and material/solvent ratio on the ability of antioxidant to obtain antioxidant compounds from Dill (total polyphenol, total flavonoid and antioxidant activity). Factors affecting the extraction process include: solvent and solvent concentration, material/solvent ratio, pH. The results showed that the good conditions for extracting antioxidant from "Thi La" plant is ethanol 70%, material/solvent ratio: 1/35 (g/mL), pH 3. The extracted from Dill were coconut antioxidant capacity on free Radical Scavenging Activity (DPPH) IC50 =955.27𝜇𝑔/𝑚𝐿. Key words: Antioxidant activity, dill, flavonoid, polyphenol.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_su_anh_huong_dung_moi_va_ty_le_nguyen_lieu_dung_moi.pdf
Tài liệu liên quan