Vùng sinh thái hạ lưu sông Hậu tại địa bàn nghiên
cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
sinh kế của người dân sản xuất nông nghiệp và
TS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản xuất lúa
(52,67%; 5/5 điểm) và TS (28%; 4,5/5 điểm) là
hai ngành sinh kế phổ biến và quan trọng nhất tại
địa bàn nghiên cứu. Các nhóm hộ sản xuất này
được đánh giá là các hoạt động quan trọng nhất
dựa vào mức độ phổ biến và giá trị kinh tế đóng
góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Nhóm nông hộ trồng lúa có sinh kế đa dạng và
khá ổn định với thu nhập 131,17 ± 85,57triệu
đồng/hộ/năm. Nhóm nuôi TS khác có đời sống ổn
định, thu nhập cao (600 triệu đồng/hộ/năm) và ít
rủ ro hơn so với nhóm khác. Nhóm nuôi cá tra
mặc dù có thể đạt được lợi nhuận rất cao nhưng
mức độ rủi ro quá lớn và ngày càng không phù
hợp cho kinh tế hộ gia đình vì vậy người dân đã
dần dần chuyển đổi sang hình thức sinh kế khác.
KTTS và trồng rau là nhóm có sinh kế bất ổn nhất
với thu nhập thấp và người dân đang phụ thuộc
quá nhiều vào một ngành sản xuất chính để mưu
sinh.
14 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sinh kế nông nghiệp và thủy sản đang sử dụng hệ sinh thái dọc sông Hậu tại thành phố Long Xuyên, An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
44
KHẢO SÁT SINH KẾ NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN ĐANG SỬ DỤNG
HỆ SINH THÁI DỌC SÔNG HẬU TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, AN GIANG
Nguyễn Thị Kim Quyên1, Chau Thi Đa2
1Trường Đại học Cần Thơ
2Trường Đại học An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 27/05/2016
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
15/07/2016
Ngày chấp nhận đăng: 04/2017
Title:
An evaluation on livelihoods of
key agriculture, aquaculture
and fishery groups using the
natural ecosystems services
along Hau river in Long Xuyen,
An Giang
Keywords:
Ecosystem along Hau river,
agriculture, aquaculture,
livelihoods, fisherman, income
Từ khóa:
Hệ sinh thái sông Hậu,
nông nghiệp, thủy sản, sinh
kế, khai thác thủy sản, thu
nhập
ABSTRACT
The study was conducted to analyze and evaluate livelihoods of key agriculture,
aquaculture and fishery groups who used directly and indirectly the natural
ecosystems services along Hau river. The study was employed along with 140
households in Long Xuyen, An Giang through a survey and KIP interviews. The
results showed that rice cultivation (52.67%, 5/5 score) and aquaculture
cultivation (28%; 4.50 ± 0.53 score) were the most pupolar and important
livelihoods. Rice farming households had a relative diversified and stable
livelihoods with a total income about 131.17 ± 85.57 million
VND/household/year. Whereas, the groups of vegetable farmers had an
unstable livelihood and a lower income compared to the other groups.
Moreover, a small scale of Pangasius farming sector had a high ratio of risk
(47.62%) due to many reasons, such as unstable market, high costs of feed and
fish diseases. Therefore, they have gradually transformed and moved to other
production modes. The other aquacuture species farming (not Pangasius
catfish) groups had more stable livelihoods and higher incomes (more than 600
million VND/household/year). Fisherman groups who have used rudimentary
fishing gear and simple tools have had a low yield (2629.55±4365.13 kg/year),
a low income (34.92 ± 52.10 million VND/household/year) compared to the
groups of aquaculture and agriculture cultivation framings. Currently, all
farmer groups were greatly concerned about the market prices and productivity
to improve the people’s livelihoods in Long Xuyen, An Giang particularly and
the Mekong Delta area generally.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành nhằm phân tích và đánh giá sinh kế của các nhóm
hộ sản xuất nông nghiệp, thủy sản đang sử dụng trực tiếp và gián tiếp các hệ
sinh thái tự nhiên từ sông Hậu được thực hiện bằng cách phỏng vấn KIP và
khảo sát 140 nông hộ dọc sông Hậu tại địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất lúa (52,67%; 5/5 điểm) và sản
xuất thủy sản (28%; 4,5/5 điểm) là hai ngành sinh kế phổ biến và quan trọng
nhất tại địa bàn nghiên cứu. Nhóm nông hộ trồng lúa có sinh kế đa dạng và ổn
định với tổng thu nhập 131,17 ± 85,57 triệu đồng/hộ/năm. Tuy nhiên, đối với hộ
trồng rau có đời sống bất ổn với thu nhập thấp so với nhóm sinh kế khác. Nhóm
nông hộ nuôi cá tra có quy mô nhỏ và rủi ro lớn (47,62%) do nhiều yếu tố tác
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
45
động như thị trường không ổn định, giá thức ăn cao và dịch bệnh nên dần
chuyển đổi hình thức sản xuất. Nhóm nuôi thủy sản khác (ngoài cá tra) có đời
sống ổn định, thu nhập cao (600 triệu đồng/hộ/năm). Hộ khai thác thủy sản sử
dụng ngư cụ thô sơ nên có sản lượng và thu nhập thấp (2.629,6 ± 4.4kg; 34,92
± 52,10 triệu đồng/hộ/năm) so với các nhóm hộ nuôi thủy sản và nông nghiệp
khác. Hiện nay giá cả và năng suất là vấn đề cần quan tâm trong cải thiện sinh
kế cộng đồng người dân tại địa bàn nghiên cứu và khu vực ĐBSCL nói chung.
1. GIỚI THIỆU
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Mekong nơi có
187 km sông Tiền, sông Hậu và 5.170 km kênh
rạch chảy qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản (Chi
Cục Thủy Sản An Giang, 2015). Toàn Tỉnh có
hơn hai triệu dân sinh sống, trong đó hơn 90%
dân số tập trung ở khu vực nông thôn với các
ngành sinh kế chủ yếu là sản xuất lúa gạo, nuôi
trồng thủy sản (NTTS), khai thác thủy sản
(KTTS), chăn nuôi, trồng rau màu và cây ăn trái
(Nguyen Thi Kim Quyen, 2013). Giá trị từ ngành
nông nghiệp và thủy sản (TS) đóng góp 33,46%
trong tổng GDP của Tỉnh (InvestinVietnam,
2013). Trồng trọt là ngành nông nghiệp dẫn đầu
với hơn 625.918 ha diện tích trồng lúa cả năm và
63.497 ha diện tích trồng rau màu, cung cấp 4,05
triệu tấn lúa gạo và 22,8 ngàn tấn rau màu hàng
năm (Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, 2014).
Năm 2014, toàn Tỉnh có 308.000 tấn NTTS trên
2.396 ha diện tích mặt nước và 38.300 tấn TS khai
thác, trong đó cá tra chiếm hơn 90% (Ủy ban
Nhân dân tỉnh An Giang, 2014; Chi cục Thủy sản
An Giang, 2015). Thành phố Long Xuyên được
xem là trung tâm kinh tế - thương mại của Tỉnh
nơi mà ngành kinh tế nông nghiệp và TS phát
triển từ rất sớm và là ngành mũi nhọn của Tỉnh.
Năm 2008, tổng diện tích gieo trồng của thành
phố đạt gần 11.600 ha, cung cấp 72.314 tấn lương
thực, thực phẩm. Long Xuyên là thành phố đặc
trưng cho hệ sinh thái nước ngọt với nhiều ngành
nghề tiêu biểu của vùng sông nước đã góp phần
ổn định cuộc sống của cộng đồng phù hợp với
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và định hướng
phát triển của vùng. Tuy nhiên, sinh kế của các
nhóm cộng đồng, đặc biệt là các nhóm nông
nghiệp TS hiện nay chưa được nghiên cứu cụ thể
để thấy được mức độ ổn định cũng như sự khác
biệt về sinh kế của các nhóm cộng đồng đặc trưng
của vùng này. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm
để khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng sinh kế
nông nghiệp, TS sử dụng trực tiếp và gián tiếp các
hệ sinh thái tự nhiên dọc sông Hậu tại thành phố
Long Xuyên tỉnh An Giang để từ đó đề xuất kiến
nghị đến nhà quản lý có định hướng phát triển
sinh kế của người dân tại địa phương được bền
vững.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sinh kế được định nghĩa là bao gồm khả năng,
nguồn vốn, tài sản (kể cả nguồn lực vật chất và xã
hội) và hoạt động kiếm sống cần thiết. Một sinh
kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các
nguồn lực và khả năng mà con người có được kết
hợp với những quyết định và hoạt động mà họ
thực thi để kiếm sống cũng như để đạt được mục
tiêu và ước nguyện của họ (Quỹ Phát triển Quốc
tế Anh (DFID), 1999). Theo Nguyễn Xuân Mai và
Nguyễn Duy Thắng (2011), sinh kế bao gồm
những khả năng, tài sản (các nguồn lực vật chất
xã hội), các hoạt động cần thiết cho một kế sinh
nhai. Từ các khái niệm như trên, đề tài tập trung
nghiên cứu vào các hoạt động sinh kế (kiếm sống)
cũng như khả năng con người tập hợp các nguồn
lực và ra quyết định trong các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, NTTS và KTTS.
Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong
giai đoạn năm 2013 – 2014. Các đối tượng được
chọn khảo sát là những hộ dân sản xuất nông
nghiệp và TS đang sinh sống dọc sông Hậu trong
bán kính 2 km từ bờ sông trên địa bàn thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang. Các phương pháp
thu thập số liệu được áp dụng như sau:
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
46
Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các sở ban
ngành trong địa bàn nghiên cứu và trong Tỉnh liên
quan đến các báo cáo kết quả và phương hướng
hoạt động của địa phương và Tỉnh. Thu thập các
kết quả nghiên cứu liên quan đến sinh kế nông
nghiệp TS trong và ngoài nước đã được công bố
trên các tạp chí.
Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua các cuộc
phỏng vấn KIP (Key Informant Panel) và phỏng
vấn sâu nông hộ cụ thể sau đây:
- Phỏng vấn KIP: được thực hiện phỏng vấn các
cán bộ từ các cơ quan quản lý như: Chi cục
TS, Hiệp hội nuôi cá tra, Trung tâm Khuyến
nông, Phòng Kinh tế và các cán bộ phụ trách
nông nghiệp, TS ở Ủy ban Nhân dân cấp xã
được tham khảo ý kiến nhằm có được cái nhìn
tổng quan về địa bàn nghiên cứu cũng như
hiện trạng sản xuất và mối quan hệ giữa các
hoạt động kinh tế nông nghiệp, TS và sinh kế
cộng đồng.
- Phỏng vấn sâu 140 nông hộ tại địa bàn nghiên
cứu bao gồm 35 hộ nuôi cá tra, 35 hộ nuôi các
loài TS khác, 32 hộ trồng lúa, 18 hộ trồng hoa
màu và 20 hộ KTTS đã được chọn phỏng vấn
bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Đối tượng phỏng
vấn và kích cỡ mẫu được đề xuất bởi nhóm
cán bộ quản lý từ phỏng vấn KIP sao cho
mang tính đại diện và có ý nghĩa thống kê.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện
từ danh sách được cung cấp của cán bộ quản
lý. Các thông tin thu thập có liên quan đến
thông tin chung, các hoạt động sản xuất, kỹ
thuật, những thuận lợi và khó khăn, những
định hướng phát triển mô hình sinh kế của
người dân.
Hình 2.1. Địa bàn nghiên cứu
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Sử
dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê nhiều
chọn lựa, thang đo mức độ Likert (1= Rất không
quan trọng;; 5 = Rất quan trọng) và các nguồn
sinh kế. Kết quả từ KIP và phỏng vấn nông hộ
Vùng nghiên cứu
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
47
được phân tích và xử lý bằng mã code và tổng
hợp bằng cách sử dụng phần mền IBM SPSS11.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về các nhóm cộng đồng ở
địa bàn nghiên cứu
Kết quả khảo sát cho thấy, tuổi trung bình của
người dân là 45 tuổi; trong đó, nông dân làm lúa
có độ tuổi trung bình cao nhất do truyền thống
nghề lúa nước lâu đời tại địa phương. Đây cũng là
lý do giải thích vì sao kinh nghiệm sản xuất của
nhóm trồng lúa là lâu nhất (21,10 ± 10,80 năm).
Kinh nghiệm sản xuất của nhóm NTTS là thấp
nhất do việc chuyển đổi qua lại giữa các đối tượng
nuôi và sự phát triển của các doanh nghiệp trong
thời gian gần đây (7,81 – 8,05 năm). Số người
trong gia đình tương đối cao, đặc biệt là nhóm
trồng màu (5,33 ± 2,06) do sự thiếu kiểm soát của
kế hoạch hóa gia đình trong quá khứ. Trình độ
học vấn của các nhóm cộng đồng đã được cải
thiện đáng kể khi có đến 60% nhóm cộng đồng
đạt được trình độ trung học cơ sở và cao hơn.
Trong đó, trình độ của nhóm nuôi cá tra là cao
nhất với 31,40% người nuôi có trình độ cao
đẳng/đại học (so với nhóm trồng lúa là 18,80%,
nhóm hoa màu 6,20%).
Bảng 1. Thông tin chung của nhóm cộng đồng tại địa bàn khảo sát
Chỉ tiêu
Nhóm nuôi
cá tra
(N = 35)
Nuôi các loài
TS khác
(N = 35)
Nhóm làm
lúa
(N = 32)
Nhóm trồng
hoa màu
(N = 18)
Nhóm
KTTS
(N = 20)
- Tuổi (tuổi) 42,63±11,59 45,94±8,43 46,84±11,31 42,11±9,07 44,20±7,8
- Số người trong gia đình (người) 4,71±1,12 4,37±1,10 4,62±0,98 5,33±2,06 4,45±1,25
- Số lao động (người) 3,61±0,96 3,40±1,00 3,41±1,21 3,06±1,26 3,25±1,02
- Kinh nghiệm sản xuất (năm) 8,05±4,40 7,81±6,13 21,10±10,80 15,39±10,13 12,50±8,81
-Trình độ học vấn (%)
+ Tiểu học 17,10 37,10 17,2 17,2 65,00
+ Trung học cơ sở 25,70 51,40 26,3 12,3 25,00
+ Trung học phổ thông 25,70 8,60 17,6 - 5,00
+ Cao đẳng/đại học 31,40 2,90 18,8 6,2 -
(Ghi chú: TS: thủy sản; KTTS: nhóm khai thác thủy sản)
(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, năm 2013)
Nhóm hộ KTTS có trình độ học vấn thấp nhất khi
có đến 65% có trình độ tiểu học do việc KTTS
hoạt động theo mùa vụ (mùa lũ), khai thác nhỏ lẻ,
sử dụng ngư cụ thô sơ tự chế nên nghề này tập
trung vào nhóm lao động nghèo, trình độ thấp.
Thông tin chung của các bên liên quan tương tự
như kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê Việt
Nam vào năm 2012 về độ tuổi trung bình và kinh
nghiệm làm việc. Tuy nhiên, đã có những cải
thiện về giáo dục do những cải tiến trong điều
kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam kết hợp với trình
độ học vấn cao, tạo điều kiện cho các nhóm có
liên quan dễ truy cập thông tin và kỹ thuật sản
xuất tiên tiến. Vì vậy, tổng thu nhập từ nhóm
NTTS là cao hơn so với các nhóm trồng trọt và
thu nhập trung bình của Việt Nam (Tổng Cục
Thống kê, 2012).
3.2 Các ngành nghề sinh kế chính của các
nhóm cộng đồng
Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành sản xuất nông
nghiệp và NTTS được xem là các ngành sinh kế
chính đặc trưng cho từng nhóm cộng đồng tại địa
bàn nghiên cứu. Ngoài ra, các nông hộ này còn
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
48
tiến hành đồng thời từ 2 đến 4 các hoạt động khác
(trong đó có từ 1 đến 2 hoạt động gắn liền với hệ
sinh thái sông Hậu) nhằm nâng cao thu nhập. Ở
đây đề tài chỉ tập trung phân tích các hoạt động
sinh kế nông nghiệp, TS chính.
Hình 1 thể hiện mức độ phổ biến và quan trọng
của các ngành sinh kế nông nghiệp, TS chính
được thực hiện bởi cộng đồng tại địa bàn nghiên
cứu thông qua phỏng vấn KIP và thang đo Likert.
Trồng lúa là hoạt động phổ biến nhất được thực
hiện bởi phần lớn các hộ gia đình (52,67%) do
truyền thống trồng lúa nước lâu đời ở vùng Tứ
giác Long Xuyên cũng như điều kiện tự nhiên
thích hợp. Gần 28% người dân tiến hành nuôi
trồng các loài TS nước ngọt khác nhau trong khi
24% hộ dân chọn cá tra là đối tượng nuôi chính.
Trồng rau màu chiếm 19,33% trong các hoạt động
sinh kế của cộng đồng và số người dân địa
phương tham gia vào các hoạt động sinh kế đa
dạng khác như KTTS, làm vườn, chiếm tỷ lệ từ
3,00 đến 14,00%. Trồng lúa được đánh giá là
ngành sinh kế quan trọng nhất tại địa bàn nghiên
cứu (5/5 điểm), kế tiếp là nuôi cá tra với 4,63 ±
0,52 điểm. Nuôi các loài TS khác ngoài cá tra là
hoạt động quan trọng thứ 3 (4,50 ± 0,53 điểm);
trong khi trồng rau màu, KTTS, làm vườn cây ăn
trái kết hợp du lịch sinh thái được đánh giá là khá
quan trọng (từ 3,00 đến 3,5 điểm). Các hoạt động
khác gắn liền với hệ sinh thái sông Hậu như dịch
vụ đò phà, khai thác cát, đan lục bình hay khai
thác trùng đất ven bờ sông có mức độ quan trọng
tương đối thấp với 2,63/5 điểm.
(a)
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
49
(b)
Hình 1. Các ngành sinh kế nông nghiệp, thủy sản chính (a)
và mức độ quan trọng tương ứng của từng ngành sinh kế (b)
(Nguồn: kết quả phỏng vấn KIP và thang đo Likert, năm 2013)
Chăn nuôi gia súc, gia cầm là hoạt động ít quan
trọng nhất tại địa bàn nghiên cứu với 2,13 ± 0,83
điểm do ít hộ tham gia và hầu hết ở dạng nhỏ lẻ,
quy mô hộ gia đình. Kết quả phỏng vấn KIP và ý
kiến của cán bộ quản lý về việc đánh giá mức độ
quan trọng của các hoạt động sinh kế dựa vào giá
trị kinh tế mà các ngành này mang lại cho nền
kinh tế địa phương cho thấy, các ngành trồng lúa,
NTTS và du lịch được đánh giá cao về mức độ
quan trọng. Đây là ngành chính được khuyến
khích phát triển để đẩy mạnh sản lượng và giá trị
sản xuất mà các ngành này mang lại cho địa
phương. Kết quả này phù hợp với báo cáo của Ủy
ban Nhân dân tỉnh An Giang năm 2014. Các
ngành kinh tế này đã cung cấp 1,8 triệu tấn
lúa/năm; 204.273 tấn cá tra/năm và gần 60.000
tấn các loại TS khác (Ủy ban Nhân dân tỉnh An
Giang, 2014).
3.3 Phân tích hiệu quả sinh kế của các nhóm
cộng đồng
3.3.1 Cộng đồng trồng lúa
Lúa được nhóm nông hộ sản xuất với hai đến ba
vụ/năm và 3,76 tháng/vụ (bao gồm cả thời gian
nghỉ giữa hai vụ và chuẩn bị đất). Mỗi hộ gia đình
có từ 18.000 ± 1.623,30 m2. Năng suất trung bình
là 7,60 ± 1,46 tấn/ha/vụ và có thể đạt cao hơn vào
vụ mùa đông xuân (gieo vào tháng 10 âm lịch) do
đất trồng được phù sa bồi đắp sau mùa lũ. Năng
suất lúa ngày càng được nâng cao, gấp 1,3 lần so
với năm 2013 (Trung tâm Khuyến nông thành phố
Long Xuyên, 2014) do sự phát triển nhanh chóng
của công nghệ sản xuất cũng như sự gia tăng
mạnh trong việc sử dụng phân bón (475,12
kg/ha/vụ) và thuốc bảo vệ thực vật. Độ lệch chuẩn
khá cao do có sự đa dạng trong đối tượng được
phỏng vấn canh tác nhiều giống lúa khác nhau.
Với chi phí đầu tư trung bình là 17,45 ± 6,20 triệu
đồng/ha/vụ, người dân có thể thu được lợi nhuận
đạt 16,72 ± 9,72 triệu đồng/ha/vụ, tương đương
với hơn 65 triệu đồng/hộ/năm.
Nhóm nông hộ sản xuất lúa có sự đa dạng sinh kế
khá cao khi tham gia thêm từ ba đến bốn các hoạt
động sinh kế khác ngoài sản xuất lúa, trong đó
chủ yếu là công nhân viên chức, công nhân, thợ
may hoặc người tận dụng thời gian nhàn rỗi để đi
làm thêm. Tổng thu nhập của hộ gia đình là
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
50
131,17 ± 85,57 triệu đồng/hộ/năm, tương đương
với 28,4 triệu đồng/người/năm, trong đó, thu
nhập từ lúa chiếm 49,55% (Bảng 2). Kết quả này
cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người ở
vùng nông thôn theo điều tra về mức sống hộ gia
đình của Tổng cục Thống kê năm 2012 (18,95
triệu đồng/người/năm). Cộng đồng trồng lúa có
mức chi tiêu khá thấp (45,48 ± 13,20 triệu
đồng/hộ/năm) nên mức tiết kiệm khá cao (85,69 ±
45,12 triệu đồng/hộ/năm). Kết quả nghiên cứu cho
thấy, thu nhập của nhóm nông hộ sản xuất lúa
vùng nghiên cứu được cải thiện đáng kể, người
dân có khoảng tiết kiệm khá lớn từ thu nhập. Tuy
nhiên, việc sinh sống ở nông thôn và các hạn chế
về cơ sở hạ tầng đã gây ra một số khó khăn trong
việc vui chơi, giải trí và học tập.
Bảng 2. Hiệu quả kinh tế nghề trồng lúa (N = 35)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn
- Số vụ/năm Vụ 2,16 0,45
- Số tháng/vụ Tháng 3,76 3,07
- Diện tích lúa/hộ m2 18.000,00 1.623,30
- Năng suất/vụ/ha Tấn 7,06 1,46
- Giá bán trung bình 1.000 đ 4,84 0,75
- Doanh thu/vụ/ha Tr.đ 34,17 7,51
- Chi phí sản xuất/vụ/ha Tr.đ 17,45 6,20
- Lợi nhuận/ha/vụ Tr.đ 16,72 9,72
- Tổng thu nhập/hộ/năm Tr.đ 131,17 85,57
- % trong tổng thu nhập % 49,55 11,14
- Chi phí sinh hoạt/hộ/năm Tr.đ 45,48 13,20
- Mức tiết kiệm/hộ/năm Tr.đ 85,69 45,12
(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, năm 2013)
3.3.2 Nhóm trồng rau màu
Rau màu được trồng quanh năm với hệ số quay vòng là 6,17 ± 3,43 đợt. Mỗi hộ trồng kết hợp với khoảng
năm loại nhằm tạo thu nhập quanh năm. Mỗi hộ có gần 3.000 m2 đất sản xuất và thu hoạch được từ 50,17
± 33,70 tấn/ha/năm tùy thuộc vào loại rau màu.
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế nghề trồng rau màu (N = 18)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn
- Số vụ sản xuất/năm Vụ 6,17 3,43
- Diện tích hoa màu/hộ m2 2.958,33 1.996,78
- Năng suất trung bình/ha/hộ Tấn 50,17 33,70
- Chi phí sản xuất trung bình/ha/năm Tr.đ 94,42 57,38
- Lợi nhuận/ha/hộ Tr.đ 134,65 121,85
- Lợi nhuận từ màu/hộ/năm Tr.đ 39,82 28,56
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
51
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn
- Tổng thu nhập/năm/hộ Tr.đ 75,11 66,72
- % trong tổng thu nhập % 53,02 41,80
- Chi phí sinh hoạt/hộ/năm Tr.đ 60,36 40,44
- Mức tiết kiệm/hộ/năm Tr.đ 14,75 6,54
(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, năm 2013)
Có đến 40% hộ gia đình đang vận hành trại sản
xuất rau sạch theo khuyến khích của chương trình
khuyến nông của thành Phố. Với chi phí sản xuất
chưa đến 100 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt
được có thể lên đến 135 triệu đồng/ha/năm. Có
thể nói, trồng rau màu là nghề mang lại hiệu quả
kinh tế khá cao, tuy nhiên, tốn nhiều công chăm
sóc và quy mô nhỏ nên thu nhập khá thấp. Phần
lớn người tham gia chính là chủ hộ cùng sự trợ
giúp bằng nguồn lao động của gia đình. Các thành
viên còn lại chủ yếu làm những công việc hay
ngành nghề khác phù hợp chuyên môn và mang
lại tổng thu nhập trung bình là 75,11 ± 66,72 triệu
đồng/hộ/năm. Trong đó có 53,02% thu nhập đến
từ trồng rau màu. Tuy thu nhập bình quân đầu
người nhóm trồng rau thấp hơn cả mức trung bình
thu nhập của người dân nông thôn Việt Nam
(Tổng Cục Thống kê, 2012) nhưng mức chi tiêu
của nhóm này là cao nhất so với các nhóm khác
(60,36 ± 40,44 triệu đồng/hộ/năm), do đó, nhóm
hộ trồng rau màu có mức tiết kiệm không cao, chỉ
gần 15 triệu đồng/hộ/năm (Bảng 3).
3.3.3 Nhóm nuôi cá tra
Kết quả khảo sát cho thấy diện tích nuôi cá tra
trung bình là 3,8 ha với khoảng bốn ao nuôi trên
mỗi hộ. Nuôi cá tra có hai hình thức, bao gồm
nuôi hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ (chiếm 47,00%) và
các công ty nuôi quy mô lớn (53,00%). Kết quả
khảo sát cho thấy, phần lớn các hộ nuôi cá tra có
quy mô nhỏ lẻ với 1,12 ha/hộ, nhỏ hơn 5,55 lần so
với quy mô công ty hay doanh nghiệp (6,24 ha).
Có ba mức độ quy mô bao gồm nuôi quy mô nhỏ
(<1 ha), quy mô trung bình (1 – 3 ha) và quy mô
lớn (> 3 ha) (Ben và cs., 2011).
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá tra (N = 35)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn
- Diện tích nuôi Ha 3,80 3,4
- FCR Lần 1,6 0,09
- Mật độ Con/m2 65,33 28,07
- Số vụ Vụ 1,5 0,32
- Tổng chi phí/ha Tr.đ 6.516,75 2.064,84
- Giá bán 1.000/kg 22,5 5,37
- Doanh thu/ha/vụ Tr.đ 6.652,65 2.749,73
- Lợi nhuận bình quân/ha/vụ Tr.đ 135,90 2.242,44
➢ Mức lợi nhuận/ha/vụ Tr.đ 3.719,15 4.556,34
➢ Mức thua lỗ/ha/vụ Tr.đ (2.320,88) 3.675,39
- Tỷ lệ thua lỗ % 47,62
- % trong tổng thu nhập % 92,99 54,22
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
52
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn
- Tổng thu nhập/hộ Tr.đ 833,00 520,55
- Chi phí sinh hoạt/năm Tr.đ 53,45 14,56
- Mức tiết kiệm Tr.đ 779,55 569,80
(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, năm 2013)
Kết quả khảo sát cho thấy, nuôi cá tra có quy mô
nhỏ dần chuyển đổi sang hình thức nuôi thâm
canh quy mô lớn với các hình thức như tăng diện
tích, tăng mật độ hoặc gia tăng mức độ đầu tư.
Mặc dù có những bước tiến đáng kể trong công
nghệ sản xuất nhưng những bất ổn về giá cả thị
trường cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm đã dẫn đến sự thua lỗ trong sản xuất. Các
trại nuôi quy mô nhỏ vì không có vốn tái sản xuất
nên đã dần ngừng sản xuất hoặc trở thành vùng
nuôi gia công cho các công ty chế biến lớn (De
Silva & Phuong, 2011).
Cá tra được nuôi trung bình 1,5 vụ/năm (6 đến 8
tháng/vụ). Hầu hết các ao nuôi không xử lý nước
cấp và chỉ có 14,28% số trại có ao xử lý nước
thải. Cá tra giống được thả với mật độ 65 ± 28
con/m2, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) là 1,60 và
năng suất đạt được là 327,78 tấn/ha/vụ. Tổng chi
phí đầu tư cho nuôi cá tra là 6,5 tỷ đồng/ha/vụ,
trong đó chi phí thức ăn và thuốc/hóa chất chiếm
phần lớn trong tổng chi phí (87,54%). Kết quả này
cao hơn kết quả nghiên cứu của Lam et al. (2009)
là 75% do những thay đổi trong giá nguyên liệu
đầu vào. Giá thành để sản xuất 1 kg cá tra là 20,36
± 2,12 ngàn đồng, với giá bán 22,5 ± 5,37 ngàn
đồng/kg thì người nuôi cá tra đạt lợi nhuận rất cao
(3,72 tỷ đồng/ha/vụ). Tuy nhiên, mức độ rủi ro
của nghề nuôi cá tra cũng rất lớn khi có hơn 45%
bị thua lỗ với mức lỗ là 2,3 tỷ đồng/ha/vụ (Bảng
3.4). Mặc dù nuôi cá tra mang lại hiệu quả kinh tế
lớn khi người dân có mức thu nhập và mức tiết
kiệm rất cao (xét trên tổng thể). Nhưng đây cũng
là ngành rủi ro rất lớn, lợi nhuận thu được chính là
điều kiện cho người nuôi duy trì hoạt động (De
Silva & Phuong, 2011). Việc thua lỗ liên tục trong
những năm gần đây là nguyên nhân gây ra sự
chuyển đổi quy mô từ nông hộ sang công ty ở thời
điểm hiện tại. Do đó, cộng đồng nuôi cá tra ở mức
độ nhỏ lẻ đã rất khó khăn trong việc duy trì sản
xuất, họ dần chuyển đổi sang các ngành khác hoặc
nuôi gia công cho các công ty. Đây là điều kiện
tất yếu để duy trì cuộc sống và tái sản xuất đầu tư
của nông hộ.
3.3.4 Nhóm nuôi các loài thủy sản khác
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của cộng đồng nuôi các loài thủy sản nước ngọt (N = 35)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn
- Số vụ/năm Vụ 1,91 0,51
- Số ao/lồng/bè Ao/Cái 3,43 7,60
- Năng suất nuôi ao/ha/năm Tấn 205,81 203,50
- Năng suất nuôi bè/1000m3/năm Tấn 53,96 22,00
- Lợi nhuận/hộ/năm Tr.đ 602,50 591,12
- Tỷ lệ thua lỗ % 11,43
- Tổng thu nhập trung bình/hộ/năm Tr.đ 641,00 571,03
- % trong tổng thu nhập Tr.đ 93,99
- Chi phí sinh hoạt/năm Tr.đ 54,17 29,77
- Tiết kiệm Tr.đ 586,83 453,21
(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, năm 2013)
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
53
Theo kết quả điều tra và phân tích hiệu quả kinh
tế ở Bảng 5 cho thấy, các loài thủy sản nước ngọt
khác ngoài cá tra cũng được người dân chọn nuôi
tại vùng nghiên cứu bao gồm cá lóc, tôm càng
xanh, cá rô phi và một số loài khác. Mỗi hộ chọn
nuôi một loài với một mô hình nuôi đặc trưng bao
gồm nuôi ao (45,71%) và nuôi bè (50,21%). Tùy
thuộc vào loài nuôi và đối tượng nuôi mà người
dân có thể đầu tư ở các quy mô và mức độ khác
nhau. Với năng suất đạt được là 205,81 ± 203,50
tấn/ha/năm cho nuôi ao và 53,96 ± 22 tấn/1.000
m3/năm đối với nuôi bè và vèo, mỗi gia đình thu
được lợi nhuận từ 600 đến 700 triệu đồng/năm,
tuy nhiên chênh lệch rất lớn giữa các hộ do sự
khác biệt trong loài nuôi, phương thức và quy mô
nuôi. Nhìn chung, NTTS ở Long Xuyên (ngoài
nuôi cá tra) được thể hiện với quy mô lớn và tập
trung, do đó, người dân thường dành mọi nguồn
lực sinh kế cho các hoạt động này. Đó là lý do mà
thu nhập từ ngành này chiếm đến 94% trong tổng
thu nhập của hộ. Đây cũng được xem là cộng
đồng có mức sống cao và ổn định khi mức thu
nhập cao hơn nhiều lần mức thu nhập bình quân
đầu người của người dân Việt Nam (Tổng Cục
Thống kê, 2012) và mức độ rủi ro thấp hơn nhiều
so với nuôi cá tra (14%).
3.3.5 Cộng đồng khai thác thủy sản nhỏ lẻ
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Hậu, nơi có
truyền thống KTTS nước ngọt từ lâu đời nhất là
vào mùa lũ nhờ đặc điểm tự nhiên (Huỳnh Văn
Hiền, 2009). Do đó, vào mùa lũ, người dân tập
trung khai thác cá bông lau (35%), còn lại là các
loài cá tạp khác như cá linh, cá rô con, cá sặc, mè
vinh, tép Ngư cụ khai thác chủ yếu là các loại
lưới (35%), câu (30%), chài (20%) và các loại bẫy
như đăng, lọp Kết quả cho thấy, nghề KTTS
ngày càng giảm về cả sản lượng khai thác
(2.629,55 ± 4.365,13 so với 3.458,9 ± 4.511,0
kg/hộ/năm) lẫn sự đa dạng loài so với khoảng 5
năm về trước (Huỳnh Văn Hiền, 2009) do nhiều
nguyên nhân như: thay đổi về mực lũ hằng năm,
gia tăng sử dụng nông dược trong sản xuất nông
nghiệp, tăng áp lực khai thác cả về số người khai
thác và ngư cụ cấm (Dương Văn Nhã & cs., 2003;
Lê Xuân Sinh, 2005; Lê Xuân Sinh & cs., 2007).
Bảng 6. Hiệu quả kinh tế nghề khai thác thủy sản (N = 20)
Chỉ tiêu ĐVT Tr.bình ĐLC
- Lượng khai thác/hộ/năm Kg 2.629,55 4.365,13
- Tổng doanh thu/hộ/năm Tr.đ 66,27 82,00
- Chi phí khai thác/hộ/năm Tr.đ 31,3 36,04
➢ Lợi nhuận/hộ/năm Tr.đ 34.92 52,1
- Tổng thu nhập/hộ/năm Tr.đ 47,92 50,86
- % trong tổng thu nhập % 68,45 38,88
- Chi phí sinh hoạt Tr.đ 33,66 7,57
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
54
Hình 2. Ngư cụ khai thác chủ yếu
(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, năm 2013)
KTTS dần dần đã trở thành nghề phụ của các hộ
từ khi có sự giảm sút hơn 70% của nguồn lợi tự
nhiên (Chi cục Thủy sản, 2013). Thu nhập từ nghề
KTTS tuy có cao hơn nghiên cứu của Huỳnh Văn
Hiền (2009) nhưng mức tăng rất ít (34,92 ± 52,10
triệu đồng/năm so với 22,3 ± 25,8 triệu
đồng/năm), không đủ bù đắp mức tăng của mức
sống người dân. Nếu so sánh đời sống của cộng
đồng KTTS với các nhóm khác trong vùng nghiên
cứu, có thể thấy đây là nhóm có mức sống thấp
nhất, đời sống không ổn định và thấp hơn cả mức
sống của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung theo Tổng cục Thống kê năm
2012 (thu nhập bình quân đầu người 7,8 triệu
đồng/năm, chi tiêu 7,4 triệu đồng/người/năm so
với 18,92 và 16,3 triệu đồng/người/năm).
3.4 Những vấn đề còn tồn tại trong sinh kế
cộng đồng nông nghiệp, thủy sản và đề
xuất giải pháp
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, đối với các
nhóm nông nghiệp, TS tại địa bàn nghiên cứu, bên
cạnh một số nhóm có cuộc sống khá ổn định như
nhóm NTTS và nhóm trồng lúa, các nhóm còn lại
vẫn phải đối mặt với một số khó khăn trong cuộc
sống, trong đó điển hình là những khó khăn thuộc
về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông thủy sản khi
mà giá cả đầu ra và thị trường bấp bênh (28,65%),
cũng như yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm
ngày càng cao (17,19%). Những khó khăn thuộc
về yếu tố sản xuất cũng gây khó khăn cho sản
xuất cũng như đời sống cộng đồng được nêu ra
như năng suất sản xuất ngày càng giảm do tác
động của ô nhiễm môi trường hay biến đổi khí
hậu (21,87%) hay kỹ thuật sản xuất còn hạn chế
(5,73%). Sinh kế cộng đồng còn phụ thuộc vào
thu nhập được đóng góp từ các thành viên trong
gia đình, tuy nhiên, việc có việc làm phù hợp cho
các thành viên tạo ra mức đa dạng sinh kế là một
trong những khó khăn trong việc nâng cao đời
sống sinh kế của cộng đồng (7,81%) (Hình 3).
Lưới
35%
Chài
20%
Câu
30%
Các loại bẫy
15%
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
55
Hình 3. Những khó khăn trong sinh kế cộng đồng nông nghiệp/thủy sản
(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, năm 2013)
Từ các vấn đề phát sinh như trên, một số giải pháp
được đề xuất nhằm cải thiện và phát triển sinh kế
cộng đồng, bao gồm:
- Đào tạo nghề để đa dạng sinh kế nông hộ: tăng
cường các lớp đào tạo nghề nhất là lao động
phổ thông nhằm tạo ra mức độ đa dạng sinh kế
cho cộng đồng nhất là nhóm KTTS.
- Xây dựng các mối liên kết dọc và ngang:
nhằm xây dựng mối quan hệ theo chuỗi cho
các ngành hàng nông nghiệp và TS, đảm bảo
đầu ra cũng như giá cả.
- Tăng cường tập huấn kỹ thuật sản xuất cho
nông dân: nhằm cải thiện năng suất sản xuất,
nhất là kỹ thuật trồng hoa màu giá trị cao và
kỹ thuật trong KTTS.
- Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng: như
Global GAP, VietGAP, ASC, organic standard
nhằm đảm bảo và nâng cao tiêu chuẩn xuất
khẩu, đáp ứng nhu cầu của nước nhập khẩu.
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp: mô hình
nuôi cá tra hộ gia đình đã không còn phù hợp
cũng như một số trở ngại trong nghề KTTS nội
đồng, cần có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu nông
nghiệp, tạo việc làm cho các nhóm cộng đồng
có sinh kế bất ổn.
4. KẾT LUẬN
Vùng sinh thái hạ lưu sông Hậu tại địa bàn nghiên
cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
sinh kế của người dân sản xuất nông nghiệp và
TS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản xuất lúa
(52,67%; 5/5 điểm) và TS (28%; 4,5/5 điểm) là
hai ngành sinh kế phổ biến và quan trọng nhất tại
địa bàn nghiên cứu. Các nhóm hộ sản xuất này
được đánh giá là các hoạt động quan trọng nhất
dựa vào mức độ phổ biến và giá trị kinh tế đóng
góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Nhóm nông hộ trồng lúa có sinh kế đa dạng và
khá ổn định với thu nhập 131,17 ± 85,57triệu
đồng/hộ/năm. Nhóm nuôi TS khác có đời sống ổn
định, thu nhập cao (600 triệu đồng/hộ/năm) và ít
rủ ro hơn so với nhóm khác. Nhóm nuôi cá tra
mặc dù có thể đạt được lợi nhuận rất cao nhưng
mức độ rủi ro quá lớn và ngày càng không phù
hợp cho kinh tế hộ gia đình vì vậy người dân đã
dần dần chuyển đổi sang hình thức sinh kế khác.
KTTS và trồng rau là nhóm có sinh kế bất ổn nhất
với thu nhập thấp và người dân đang phụ thuộc
quá nhiều vào một ngành sản xuất chính để mưu
sinh. Giá cả thị trường bất ổn, năng suất sản xuất
giảm, sức khỏe cộng đồng, vấn đề ô nhiễm nước,
sự suy thoái môi trường và mức độ đa dạng sinh
kế thấp được xem là những khó khăn điển hình
28.65
21.87
17.19
7.81
5.73
18.75
0 5 10 15 20 25 30
Giá cả và thị trường ngày càng khó
khăn
Năng suất giảm do tác động môi
trường
ATVSTP và sức khỏe cộng đồng
Việc làm cho các thành viên
Kỹ thuật sản xuất hạn chế
Các vấn đề khác
%
Vấn đề phát
sinh
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
56
của các nhóm cộng đồng địa phương. Nhà nước
và các cơ quan chức năng cần chú ý hơn vào việc
đa dạng hóa sinh kế cho người dân bằng cách đào
tạo nghề, tạo nhiều công ăn việc làm, cải tiến kỹ
thuật sản xuất và áp dụng các tiêu chuẩn chất
lượng nhằm nâng cao chất lượng cũng như phù
hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.
5. LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành gởi lời cám ơn đến
chương trình SIDA, Thụy Điển đã tài trợ kinh phí
thực hiện nghiên cứu này trong dự án Quản lý
dịch vụ hệ sinh thái cho việc sản xuất thủy sản
bền vững. Tác giả cũng xin gởi lời cám ơn đến
một số cán bộ giảng viên và sinh viên của Bộ môn
Thủy sản của Trường Đại học An Giang và Khoa
Thủy sản của Trường Đại học Cần Thơ đã tham
gia và hỗ trợ chúng tôi hoàn thành nghiên cứu
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ben, B., Haque, M. M., David, C. L., & Sinh, L.
X. (2011). The social relation of catfish
production in Vietnam. Journal of Geoforum,
42, 567 - 577.
Chi Cục Thủy Sản An Giang. (2015). Kết quả
thực hiện nhiệm vụ, tình hình khai thác và nuôi
trồng thủy sản tỉnh An Giang năm 2015. Báo
cáo tổng kết năm 2015 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2016.
De Silva, S. S., & Phuong, N. T. (2011). Striped
catfish farming in the Mekong Delta, Vietnam:
a tumultuous path to global success. Revews in
Aquaculture, 3, 45 – 73.
53-5131.2011.01046.x/full
Department for International Development.
(1999). Sustainable Livelihoods Guidance
sheets.
Retrieved from:
0901/section2.pdf. 26 pages.
Dương Văn Nhã. (2003). Đánh giá tác động của
hệ thống đê bao triệt để đối với nguồn lợi thủy
sản ở An Giang. Chương trình Nghiên cứu
Việt Nam – Hà Lan (VNRP).
Huỳnh Văn Hiền. (2009). Vai trò của khai thác
thủy sản đối với sinh kế của nông hộ sống
trong vùng lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Truy cập từ:
_id=157830, cơ sở dữ liệu Trường Đại học
Cần Thơ.
InvestinVietnam.vn. (2013). Mekong Delta/An
Giang.
Truy cập từ:
region/85/155/An-Giang.aspx.
Lam, P. T., Tam, B. M., Thuy, N. T. T., Gooley,
G. J., Ingram, B. A, Hao, N. V., DeSilva, S.
S. (2009). Current status of farming practices
of striped catfish (Pangasianodon
hypophthalmus) in the Mekong Delta,
Vietnam. Journal of Aquaculture, 296, 227 –
236.
8.017
Lê Xuân Sinh. (2005). Quản lý và phát tiển nguồn
lợi thủy sản ở vùng ngập lũ của Đồng Bằng
Sông Cửu Long trong tình hình mới. Kỷ yếu
Hội thảo Môi trường và Nguồn lợi thủy sản,
Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Huỳnh Văn Hiền,
Đặng Thị Phượng và Võ Thành Toàn. (2007).
Tác động kinh tế - xã hội của tổn thất cá trong
vùng tiểu dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No. Kỷ
yếu Hội thảo Sự hài hoà giữa việc giảm nghèo
và môi trường. Đại học Kinh tế Quốc dân, Việt
Nam.
Nguyen Thi Kim Quyen. (2014). Stakeholder
perceptions on the Hau river ecosystem
services and the potential changes to them
under hypothetical Pangasius farming
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57
57
scenarios in An Giang province, Vietnam
(Unpublished Master thesis). School of
Environment, Resources and Development,
Asian Institute of Technology, Thailand. No.
AQ-14-02.
Nguyễn Xuân Mai và Nguyễn Duy Thắng. (2011).
Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: Thực
trạng và giải pháp. Tạp chí Xã hội học, 4
(116), 54 – 66.
Truy cập từ:
aiTapChi/TCXHH 2011/So4_2011_Mai-
Thang.pdf
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang. (2014). Báo
cáo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm
2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
Truy cập từ:
?q=cache:ANO5TzlO1WwJ:www.angiang.go
v.vn/wps/portal/!ut/.
Tổng Cục Thống Kê. (2012). Kết quả khảo sát
mức sống dân cư Việt Nam năm 2012. Nhà
Xuất bản Thống kê.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_sinh_ke_nong_nghiep_va_thuy_san_dang_su_dung_he_sin.pdf