Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của các
yếu tố: tỷ lệ khối lượng CTAB/bentonite,
nhiệt độ phản ứng đến giá trị d001 và % hợp
chất hữu cơ xâm nhập.Đã xác định được điều
kiện thích hợp điều chế sét hữu cơ là: nhiệt độ
phản ứng 600C, tỷ lệ khối lượng
CTAB/bentonite là 0,6, phản ứng xảy ra trong
môi trường nước có pH = 9,0, thời gian phản
ứng 5 giờ. Ở điều kiện này, sét hữu cơ điều
chế có d001= 40,15Å, hàm lượng chất hữu cơ
trong sản phẩm là 33,57%.
Với các phương pháp phổ hấp thụ hồng
ngoại, nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử
quét cho thấy trong sét hữu cơ mạch ankyl đã
được chèn vào giữa các lớp sét làm cho
khoảng cách cơ bản của bentonite được tăng
lên đáng kể. Sản phẩm sét hữu cơ thu được có
cấu trúc lớp và có độ xốp khá cao thuận lợi
cho việc sử dụng để đưa polyme chèn vào
giữa các lớp trong quá trình tổng hợp vật liệu
polymecompozit.
4 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát quá trình điều chế sét hữu cơ từ Bentonite (Pháp) và Cetyltrimetylamoni Bromua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Thị Hà Thanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 139 - 142
139
KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHẾ SÉT HỮU CƠ
TỪ BENTONITE (PHÁP) VÀ CETYLTRIMETYLAMONI BROMUA
Phạm Thị Hà Thanh*, Hoàng Thị Lan, Vũ Thị Giang
Khoa Hóa học, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Ảnh hưởng của các điều kiện phản ứng điều chế sét hữu cơ từ bentonite (Prolabo – Pháp) với
cetyltrimetylamoni bromua (CTAB) tới khoảng cách và mức độ xâm nhập chất hữu cơ vào giữa
các lớp sét đã được nghiên cứu. Bằng các phương pháp nghiên cứu IR, XRD và phân tích nhiệt
cho thấy điều kiện phù hợp để điều chế sét hữu cơ là nhiệt độ phản ứng 600C, tỷ lệ khối lượng
CTAB / bentonite: 0,6, thời gian phản ứng 5giờ, pH của dung dịch: 9,0; nhiệt độ và thời
gian khô: 800C trong 2 ngày. Trong điều kiện này, các sản phẩm thu được có giá trị d001 ở góc 2θ
= 2,2 – 2,40 là 40,15Å và % chất hữu cơ xâm nhập vào sét hữu cơ là 33,57%. Với phương pháp
kính hiển vi điện tử quét cho thấy sản phẩm sét hữu cơ thu được có cấu trúc lớp và độ xốp cao tạo
điều kiện thuận lợi cho các polyme chèn vào giữa các lớp và tổng hợp vật liệu polyme compozit.
Từ khóa: Sét hữu cơ, bentonite, cetyltrimetylamoni bromua, phương pháp trao đổi ion, cấu trúc lớp
MỞ ĐẦU*
Sét hữu cơ là sản phẩm của quá trình tương
tác giữa sét có cấu trúc lớp đặc biệt là
bentonite (là chất vô cơ, có tính ưa nước) và
các hợp chất hữu cơ phân cực hoặc các cation
hữu cơ. Với tính chất đặc biệt là ưu hữu cơ vì
vậy sét hữu cơ được dung để xử lí các chất ô
nhiễm, là chất bảo lưu trong công nghiệp sơn,
mực in, chế tạo dung dịch khoan cho dầu khí
và xây dựng, Một số phương pháp dùng để
biến tính bentonite như: phương pháp trao đổi
ion, phương pháp dùng chất hoạt động bề
mặt, phương pháp trùng hợp các monome tạo
polyme trực tiếp, trong đó thường sử dụng là
phương pháp trao đổi ion. Sự thay đổi lớn
khoảng cách cơ bản trong sét hữu cơ so với
bentonite ban đầu đã mở ra hướng nghiên cứu
mới đó là đưa vào và làm tăng tính chất cơ lý
củavật liệu polyme compozit. Vì vậy chúng
tôi đã đặt ra vấn đề tìm điều kiện thích hợp để
điều chế sét hữu cơ có d001 lớn nhất.
THỰC NGHIỆM
Hóa chất, thiết bị
Hóa chất: Bentonite (Prolabo-Pháp) (Merck).
Cetyltrimetylamoni bromua (CTAB) là
thương phẩm của hãng Merck (CHLB Đức)
có công thức C19H42NBr, là các tinh thể màu
trắng, có khối lượng 364,46 g/mol. Các dung
dịch HCl 1M, NaOH 1M và AgNO3 0,1N.
*
Tel: 0982.757.420; Email: hamthihathanhtn@gmail.com
Thiết bị: Phương pháp nhiễu xạ tia X ghi trên
máy D8 Advanced Bruker (CHLB Đức) với
anot Cu có λ(Kα) = 0.154056nm, tốc độ
0.010/s. Phổ hấp thụ hồng ngoại được đo trên
máy Nicolet Magna-IR 760 Spectrometer của
khoa Hoá học- Trưòng ĐHKHTN- Đại học
Quốc gia Hà Nội. Phương pháp kính hiển vi
điện tử quét trên máy JEOL.5300 của phòng
Vi phân tích, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới - Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tủ nung,
Cân phân tích (± 0,0001g) Mettler Toledo
(Thụy Sĩ), máy khấy từ gia nhiệt KIKA-
WERKE (Đức).
Tổng hợp sét hữu cơ
Sét hữu cơ được điều chế như sau: cho 1gam
bentonite vào 100ml nước, khuấy trong 5 giờ
cho sét trương nở tối đa tạo huyền phù
bentonite. Cetyltrimetylamoni bromua
(CTAB) được khuấy tan đều trong nước
nóng với tỉ lệ xác định ở 40 – 50oC, vừa
khuấy vừa thêm huyền phù bentonit vào dung
dịch. Tiếp tục khuấy hỗn hợp ở nhiệt độ và
thời gian xác định trên máy khuấy từ gia
nhiệt. Sau đó lọc rửa phần chất rắn nhiều lần
bằng nước nóng để loại bỏ CTAB dư và Br-,
kiểm tra bằng dung dịch AgNO3. Chất rắn
được làm khô trong tủ sấy 2 ngày ở 80oC, sau
đó lấy ra để trong bình hút ẩm, nghiền mịn
thu được sản phẩm. Tiến hành khảo sát tính
chất của các mẫu nghiên cứu bằng các
Phạm Thị Hà Thanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 139 - 142
140
phương pháp XRD, phân tích nhiệt và IR.
Các mẫu bentonite và sét hữu cơ điều chế đã
được đưa vào tủ nung nâng dần nhiệt độ từ
nhiệt độ phòng đến 8000C và lưu 2 giờ. Hàm
lượng (%) hữu cơ xâm nhập trong sét hữu cơ
được tính bằng hiệu số giữa (%) mất khối
lượng của các mẫu bentonite được chế hóa
khi có và không có CTAB.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng
Trong các thí nghiệm khảo sát, nhiệt độ của
phản ứng được thay đổi từ 40-800C, tỷ lệ
CTAB/bentonit là 0,7, pH của dung dịch là
9,0, thời gian phản ứng 5 giờ.
Giản đồ XRD của bentonite (Prolabo – Pháp);
các mẫu sét hữu cơ điều chế ở các nhiệt độ
40oC, 50oC, 60oC, 70oC, 80oC và đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc của giá trị d001 vào nhiệt độ
của các mẫu sét hữu cơ được trình bày trên
hình 1 và 2.
Hàm lượng (%) hợp chất hữu cơ xâm nhập ở
các khoảng nhiệt độ khảo sát được trình bày
trên bảng 1.
Từ hình 1, 2 cho thấy: các mẫu sét hữu cơ có
hình dạng giống nhau, khoảng cách cơ bản
d001 là 12,824Å ở góc nhiễu xạ 2θ= 6÷70
trong bentonite đã bị dịch chuyển về góc
nhiễu xạ 2θ = 2,2 ÷2,40 có d001 từ 39,012 ÷
39,765Å của các mẫu sét hữu cơ.
Hình 2 và bảng 1 cũng cho thấy khi tăng nhiệt
độ từ 40oC ÷ 60oC giá trị d001 và (%) hữu cơ
xâm nhập tăng lên và đạt cực đại ở 60oC với
các giá trị lần lượt là 39,765Å và 27,5% điều
này được giải thích là ở khoảng nhiệt độ này
bentonite trương nở tốt nhất tạo điều kiện
thuận lợi cho sự trao đổi ion. Sau đó các giá
trị này lại giảm dần khi nhiệt độ tăng lên
80oC, có lẽ ở khoảng nhiệt độ này đã có sự
keo tụ của bentonite làm cho khả năng trao
đổi ion giảm.
Từ giản đồ XRD và hàm lượng (%) chất hữu cơ
xâm nhập chúng tôi chọn nhiệt độ phù hợp cho
quá trình điều chế sét hữu cơ là 60oC để thu
đươc giá trị d001 và (%) chất hữu cơ xâm nhập
lớn nhất trong các khoảng nhiệt độ đã xét.
Đồ thị sự phụ thuộc của giá trị
doo1 vào nhiệt độ
38.8
39
39.2
39.4
39.6
39.8
40
40 50 60 70 80 90
nhiệt độ
do
o
1
Hình 2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của giá trị
d001 vào nhiệt độ
(a)
(b)
Hình 1. Giản đồ XRD của bentonite (Prolabo – Pháp) (a) và
các mẫu sét hữu cơ điều chế ở các nhiệt độ 40oC, 50oC, 60oC, 70oC, 80oC (b)
Phạm Thị Hà Thanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 139 - 142
141
Ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng
CTAB/bentonite
Các thí nghiệm khảo sát được thực hiện ở
nhiệt độ 600C, pH của dung dịch = 9, thời gian
khuấy 5 giờ, tỷ lệ khối lượng CTAB/bentonite
lần lượt là 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7.
Khoảng cách cơ bản d001 của các mẫu sét hữu
cơ với tỷ lệ khối lượng CTAB/bentonite
tương ứng: 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 được trình
bày trên bảng 2.
Hàm lượng (%) hợp chất hữu cơ xâm nhập
của các mẫu sét hữu cơ với tỷ lệ khối lượng
CTAB/bentonite lần lượt là 0,3; 0,4; 0,5; 0,6;
0,7 so với mẫu bentonite được trình bày ở
bảng 3.
Từ hình 3 cho thấy trên phổ hồng ngoại (a)
của bentonite và sét hữu cơ đều xuất hiện các
vùng phổ đặc trưng cho dao động của nhóm
OH trong mạng tinh thể: 3629 ÷ 3447 cm-1
(dao động hóa trị); 524÷522 cm-1 (dao động
biến dạng). Các vùng phổ khác đặc trưng cho
bentonit như: của liên kết Si - O trong tứ diện:
1032÷1035 cm-1 (dao động hóa trị), 420÷470
cm-1 (dao động biến dạng), của liên kết Al -O
trong bát diện ở vùng tần số 820 cm-1. Trên
phổ của sét hữu cơ xuất hiện nhóm phổ ở
vùng tần số 2919 cm-1 và 2850 cm-1đặc trưng
cho dao động hóa trị của nhóm CH3 và CH2
của gốc ankyl, nhóm phổ ở vùng 1469 cm-1
đặc trưng cho liên kết C-N của nhóm amin
bậc 4. Các kết quả cho thấy đã có sự xuất hiện
của thành phần hữu cơ trong khoáng sét
chứng tỏ mạch ankyl đã được chèn vào giữa
các lớp sét làm cho khoảng cách cơ bản được
tăng lên. Điều này phù hợp với các kết quả
ghi trên giản đồ XRD.
Kết quả chụp ảnh SEM (b) cho thấy sản phẩm
sét hữu cơ thu được có cấu trúc lớp và có độ
xốp khá cao.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của các
yếu tố: tỷ lệ khối lượng CTAB/bentonite,
nhiệt độ phản ứng đến giá trị d001 và % hợp
chất hữu cơ xâm nhập.Đã xác định được điều
kiện thích hợp điều chế sét hữu cơ là: nhiệt độ
phản ứng 600C, tỷ lệ khối lượng
CTAB/bentonite là 0,6, phản ứng xảy ra trong
môi trường nước có pH = 9,0, thời gian phản
ứng 5 giờ. Ở điều kiện này, sét hữu cơ điều
chế có d001= 40,15Å, hàm lượng chất hữu cơ
trong sản phẩm là 33,57%.
Với các phương pháp phổ hấp thụ hồng
ngoại, nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử
quét cho thấy trong sét hữu cơ mạch ankyl đã
được chèn vào giữa các lớp sét làm cho
khoảng cách cơ bản của bentonite được tăng
lên đáng kể. Sản phẩm sét hữu cơ thu được có
cấu trúc lớp và có độ xốp khá cao thuận lợi
cho việc sử dụng để đưa polyme chèn vào
giữa các lớp trong quá trình tổng hợp vật liệu
polymecompozit.
Bảng 1. Hàm lượng (%) chất hữu cơ xâm nhập phụ thuộc vào nhiệt độ
Nhiệt độ (oC) Bentonite 40 50 60 70 80
(%) khối lượng mẫu
mất khi nung 12,2 37,4 38,4 39,7 35,7 34,6
Hàm lượng (%)
chất hữu cơ xâm nhập 0,0 25,2 26,2 27,5 23,5 22,4
Bảng 2. Sự phụ thuộc của giá trị d001 vào tỷ lệ khối lượng CTAB/bentonite
Nồng độ (g) 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7
d001(Å) 37,289 39,796 39,765 40,058 39,982
Bảng 3. Hàm lượng (%) chất hữu cơ xâm nhập phụ thuộc vào tỷ lệ khối lượng CTAB/bentonite
Tỷ lệ khối lượng
CTAB/bentonite Bentonite 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7
(%) khối lượng mẫu
mất khi nung 12,2 29,85 35,65 39,7 42,64 42,81
Hàm lượng (%)
chất hữu cơ xâm nhập 0,0 17,65 23,45 27,5 30,44 30,61
Phạm Thị Hà Thanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 139 - 142
142
(a)
(b)
(c)
Hình 3. Phổ IR của bentonite (P), sét hữu cơ (P – C18) (a),
giản đồ XRD (b) và ảnh SEM của mẫu sét điều chế ở điều kiện tối ưu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Quách Đăng Triều và cộng sự (2003), “Nghiên
cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu nano polyme –
composit”, Báo cáo tổng kết Khoa học và Kỹ
thuật, Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ
Quốc gia.
[2]. Hua Zou et al., (2008), Polymer/Silica
Nanocomposites: Preparation, Characterization,
Properties, and Applications, Chem. Rev., Vol.
108, p. 3893 - 3957.
[3]. P. M. Ajayan, L.S. Schadler, P.V. Braun,
(2003), Nanocomposite Science and Technology,
J. Wiley - VCH, Weinhein, 230p.
[4]. Seyed Javad Ahmadi, Huang Yudong, and
Wei Li (2004), “Synthesis of EPDM/Organoclay
Nanoconposites:Effect of the clay Exfoliation on
Structure and Physical Prpperties”, Iranian
Polymer Journal, 13, p p. 415 - 422.
[5]. Ryan Snyder (2007), “Characterization of
Nanoclay Nanocomposite”, Composite and
Polycon.
[6]. Xavier Kornmann, “Synthesis and
Characterisation of Thermoset - Clay
Nanocomposites”, Division of Polymer
Engineering
SUMMARY
INVESTIGATION ON THE PROCESS OF SYNTHESIS ORGANOCLAYS
FROM BENTONITE (PROLABO) AND CETHYLTRIMETHYLAMMONI
BROMIDE
Pham Thi Ha Thanh*, Hoang Thi Lan, Vu Thi Giang
College of Education - TNU
Influence of reaction conditions prepared from organic bentonite clay (Prolabo - France) with
cethyltrimethylammonium bromide (CTAB) to the distance and level of organic matter to
penetrate between the clay layer was studied. In the research methods IR, XRD and thermal
analysis shows that conditions suitable for preparing organic clay is temperature 600C, the volume
ratio CTAB/bentonite: 0.6, reaction time 5h, pH of solution : 9.0, and drying temperature: 800C for
2 days. Under these conditions, the product is valued at d001 angle 2θ = 2.2 to 2.40 is 40.15Å and %
is organic material entering the organic clay is 33.57%. With this method scanning electron
microscope showed that the organic clay products have obtained the structure of high porosity
layer and create favorable conditions for the polymer inserted between the layers and synthetic
polymecomposite materials.
Keywords: Organoclay, bentonite, cethyltrimethylammonium bromide, method change ion,
structure layer
*
Tel: 0982.757.420; Email: phamthihathanhtn@gmail.com
Mau P0,5-CTAB
File: Thanh NCS mau P0,55-CTAB.raw - Type: Locked Coupled - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.0 08 ° - Step time: 0.8 s - Temp.: 25 °C (Room) - Tim e Started: 4 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° -
Li
n
(C
ps
)
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
1100
1200
2-Theta - Scale
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
d=
40
.
15
0
d=
19
.
67
1
d=
13
.
04
3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33274_37100_3182012101654tap80so04_nam2011_split_27_6654_2052453.pdf