Các tế bào apoptosis còn được đặc trưng bởi sự phân cắt đặc hiệu ADN bộ gene thành những
phân mảnh có kích thước là bội số của 180 cặp base. Đặc điểm này biểu hiện ở giai đoạn muộn
của tế bào apoptosis. Sự phân mảnh ADN của các tế bào được xử lý với cao chiết PEE ở nồng độ
1, 5 và 10 µg/ml trong 24 giờ được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 2%. Kết quả cho thấy ở
nồng độ 1 µg/ml chưa xuất hiện những phân mảnh ADN. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả
quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang, chứng tỏ quần thể tế bào này đang trải qua giai đoạn sớm
của quá trình apoptosis. Ở nồng độ 5 và 10 µg/ml sau 24 giờ cảm ứng, hiện tượng phân mảnh
ADN xuất hiện rất rõ (hình 3). Điều này cho thấy khi nồng độ thuốc tăng dần thì tốc độ khởi phát
và diễn tiến của quá trình apoptosis cũng tăng theo.
Hình 3. Kết quả khảo sát hiện tượng phân mảnh ADN ở tế bào HeLa
(1) Thang chuẩn 1 Kb
(2) Tế bào không xử lý với thuốc
(3), (4), (5) Tế bào được xử lý với cao chiết PEE ở nồng độ 1, 5, và 10 µg/ml trong 24 giờ
4.KẾT LUẬN
Từ những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy cao chiết PEE từ cây trau tráu (Mammea
siamensis (Miq.) T. Anderson) có hoạt tính gây độc tế bào cao thông qua khả năng cảm ứngTAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 01 - 2008
apoptosis trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa ở nồng độ rất thấp. Do đó, cây trau tráu hứa
hẹn đem đến những tiềm năng trong điều trị ung thư
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hoạt tính ức chế tăng trưởng của các cây thuốc Việt Nam trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa - Thiard Franck, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 01 - 2008
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH ỨC CHẾ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC CÂY THUỐC
VIỆT NAM TRÊN DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ CỔ TỬ CUNG HeLa
Thiard Franck (1), Tất Tố Trinh (1), Nguyễn Thụy Vy (1), Nguyễn Hoài Nghĩa (1), Nguyễn Diệu
Liên Hoa (1), Nguyễn Kim Phi Phụng (1), Nguyễn Ngọc Hạnh (2)
Hồ Huỳnh Thùy Dương (1)
(1) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
(2)Viện Công Nghệ Hóa Học tại Tp. HCM
1.TỔNG QUAN
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, với nguồn dược liệu phong phú. Tuy nhiên, chỉ có
một số rất ít các dược liệu này được chứng minh hiệu quả trên cơ sở khoa học [2,9]. Hướng tới
mục tiêu sàng lọc và nghiên cứu cơ chế chống ung thư của các cây thuốc Việt Nam, trong phạm
vi của nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu nhận mẫu cây và chiết tách trên nhiều loại dung
môi khác nhau, thu được 30 cao chiết. Sau đó, chúng tôi tiến hành sàng lọc hoạt tính gây độc tế
bào của các cao chiết trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa. Cao chiết có hoạt tính ức chế tế
bào mạnh nhất sẽ được nghiên cứu sâu hơn nhằm xác định cơ chế gây độc tế bào của nó.
2.VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP
2.1.Nguyên liệu cây thuốc
Các cây thuốc sử dụng trong nghiên cứu này được thu nhận từ 8 tỉnh thành của Việt Nam.
Các cây thuốc này được PGS. Lê Công Kiệt (Khoa Sinh, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Tp.
HCM) định danh. Sau khi thu nhận, các mẫu cây được cắt nhỏ, phơi khô và chiết với các dung
môi như ở bảng 1. Dịch chiết sau đó được cô chân không và bảo quản ở 40C.
2.2.Hóa chất
Các hóa chất sử dụng trong nuôi cấy tế bào động vật như môi trường E’MEM (Eagle’s
minimum essential medium), MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl tetrazolium
bromide), AO (acridine orange), EB (ethidium bromide), proteinase K, RNase A, trypsin,
amphotericin B, penicillin, streptomycin được mua từ Sigma (St. Louis, MO). Huyết thanh được
mua từ Biowest (Pháp). Các dụng cụ dùng trong nuôi cấy tế bào như bình Roux, đĩa nuôi cấy 24
và 96 giếng được mua từ Nunc (Roskilde, Đan Mạch).
2.3.Nuôi cấy tế bào
Dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa do Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (NCI – Frederick,
MD, USA) cung cấp. Tế bào được nuôi trong môi trường E’MEM có bổ sung L-glutamine
(200mM), HEPES (1M), amphotericin B (0.1%), penicillin-streptomycin 200X và 10% (v/v) FBS
và ủ ở 370C, 5% CO2.
2.4.Phương pháp MTT [3]
Dùng để đánh giá khả năng gây độc tế bào của tác nhân nghiên cứu. Phương pháp này dựa
trên hoạt động của enzyme dehydrogenase của ty thể trong các tế bào sống. Tế bào được nuôi
trong đĩa 96 giếng. Sau khi ủ 24 giờ, tế bào được xử lý với thuốc ở những nồng độ khác nhau
trong 48 giờ. Sau đó, dung dịch MTT 0,5 mg/ml và isopropanol:HCl (1:1) lần lượt được thêm
vào. Số lượng tinh thể formazan tạo thành được đánh giá bằng phương pháp đo mật độ quang OD
ở bước sóng 570 nm, sẽ phản ánh số lượng tế bào sống trong dịch nuôi cấy.
2.5.Những phân tích dựa trên hình thái tế bào:
Science & Technology Development, Vol 11, No.01 - 2008
2.5.1.Quan sát dưới kính hiển vi soi ngược: Tế bào HeLa được ủ với cao chiết eter dầu từ
cây trau tráu ở nồng độ 0,1 và 1 µg/ml trong vòng 24 giờ và được quan sát dưới kính hiển vi soi
ngược (Olympus CKX41) ở độ phóng đại 400X.
2.5.2.Quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang: Tế bào được nuôi trong đĩa nuôi cấy có
đường kính 3 cm, sau giai đoạn ủ với thuốc, loại bỏ dịch môi trường, đặt phiến kính mỏng trực
tiếp lên lớp tế bào bám, nhuộm mẫu với 100 µl dung dịch nhuộm gồm AO (100 µg/ml) và EB
(100 µg/ml) trong hai phút ở nhiệt độ phòng. Mẫu sau đó được quan sát dưới kính hiển vi huỳnh
quang (Olympus BX41) ở độ phóng đại 400X.
2.5.3.Quan sát hiện tượng phân mảnh ADN: 5 x 106 tế bào đã qua giai đoạn cảm ứng thuốc,
được ly giải trong 600 µl dung dịch ly giải (Tris-HCl 10 mM pH8, EDTA 5 mM, NaCl 100 mM,
Triton X-100 0.2%) trong 10 phút trên đá. Sau đó, dịch ly giải được ly tâm trong 10 phút ở tốc độ
14.000 vòng/phút. Thu nhận dịch nổi, ủ với 1 mg/ml RNase A ở 37 0C trong 2 giờ. Mẫu được
tách chiết hai lần với phenol:chloroform: isoamyl alcohol (25:24:1) và một lần với chloroform:
isoamyl alcohol (24:1). Sau khi tủa với ethanol, ADN được phân tích trên gel agarose 2% bằng
phương pháp điện di ở 50 V trong 1 giờ.
2.5.4.Trình bày kết quả: Thí nghiệm sàng lọc được lặp lại ba lần và kết quả được trình bày
dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
3.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu nhận 19 cây thuốc và tiến hành tách chiết bằng những
dung môi như trình bày ở bảng 1. Chúng tôi khảo sát hoạt tính gây độc tế bào (I%) của 30 cao
chiết ở nồng độ thử nghiệm là 100 µg/ml trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa bằng phương
pháp MTT. Kết quả cho thấy có 7 cao chiết có phần trăm ức chế sự tăng trưởng tế bào trên 50%
(bảng 1), đó là cao chiết acetate ethyl từ cây còng nước (98,3 ± 5,13), hai cao chiết chloroform và
toluen từ rễ cây dừa cạn (75,9 ± 9,16 và 66,3 ± 8,39), hai cao chiết aceton và ether dầu từ vỏ cây
vàng nhựa (92,0 ± 3,46 và 82,6 ± 21,4 ), một cao chiết eter dầu từ lá sơn vé (88,0 ± 9,20) và một
cao chiết ether dầu từ vỏ cây trau tráu (96,3 ± 2,31). Kết quả trên cho thấy phần lớn các cây có
hoạt tính mạnh (Calophyllum dongnaiense, Garcinia ferrea, Garcinia merguensis Wight và
Mammea siamensis (Miq.) T. Anderson) đều thuộc họ Clusiaceae, chứng tỏ đây là họ cây rất có
triển vọng trong các nghiên cứu về hoạt tính kháng ung thư. Theo Masataka Itoigawa (2001), 4-
phenylcoumarins được chiết từ các cây thuộc giống Calophyllum có hoạt tính ức chế chuyên biệt
enzyme reverse transcriptase của HIV-I, được định hướng phát triển thành thuốc chống AIDS và
ung thư. Những cây thuộc giống Garcinia cũng được nghiên cứu rất nhiều [7,8], đại diện là cây
măng cụt (Garcinia mangostana). Theo Primchanien Moongkarndi (2004), cao chiết methanol từ
cây măng cụt có hoạt tính kháng phân bào, cảm ứng quá trình apoptosis và chống oxy hóa rất
mạnh trên dòng tế bào ung thư vú SKBR3.
Bảng 1. Thông tin các cây thuốc sử dụng trong nghiên cứu [1, 4, 5, 11]
Họ
Tên khoa học Tên Việt Nam
Bộ
phận
sử
dụng
Nơi thu
nhận Dung môi
tách chiết
Công dụng
dân gian I (%) tại 100
µg/ml
Amarylliaceae Crinum latifolium
L.
Trinh nữ
hoàng
cung
Hoa
Đồng Nai
Eter dầu
Trị viêm thấp
khớp, mụn
nhọt, ung thư
-3,92 ± 5,46
Apiaceae Centella asiatica
(L.) Urb. Rau má
Toàn
cây
Tp. HCM Cồn tuyệt
đối
Trị sốt, tiêu
chảy, viêm
họng, mụn
7.95 ± 7,86
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 01 - 2008
nhọt
Apocynaceae Catharanthus
roseus (L.)
G.Don
Dừa cạn Rễ
Phú Yên
Chlorofor
m
Trị tiểu
đường, cao
huyết áp, ung
thư
75,9 ± 9,16
Apocynaceae Catharanthus
roseus (L.)
G.Don
Dừa cạn Rễ
Phú Yên
Toluene
Trị tiểu
đường, cao
huyết áp, ung
thư
66,3 ± 8,39
Araliaceae
Polyscias serrata
Balf.
Đinh lăng
răng Lá
Đồng Nai
Chlorofor
m
Trị sốt rét,
tăng co bóp
tử cung, lợi
tiểu, an thần
9,74 ± 4,04
Araliaceae
Polyscias serrata
Balf.
Đinh lăng
răng Lá
Đồng Nai
Eter dầu
Trị sốt rét,
tăng co bóp
tử cung, lợi
tiểu, an thần
26,6 ± 8,08
Araliaceae
Polyscias serrata
Balf.
Đinh lăng
răng Lá
Đồng Nai
Methanol
Trị sốt rét,
tăng co bóp
tử cung, lợi
tiểu, an thần
2,38 ± 5,74
Asteraceae
Cosmos caudatus
HBK
Sao nhái
hường Lá
Tp. HCM
Cồn tuyệt
đối
Kháng nấm,
trị đầy hơi,
khó tiêu, đau
dạ dày
9,60 ± 5,58
Cucurbitaceae Momordica
charantia L. Khổ qua
Vỏ hạt
non
Phú Yên
Cồn 95 độ
Kháng
khuẩn, virus,
ung thư
-7,43 ± 17,6
Cucurbitaceae Momordica
charantia L. Khổ qua
Vỏ hạt
non
Phú Yên Chlorofor
m
Kháng
khuẩn, virus,
ung thư
-3,38 ± 12,9
Cucurbitaceae Momordica
charantia L. Khổ qua
Vỏ hạt
non
Phú Yên Xăng dung
môi
Kháng
khuẩn, virus,
ung thư
7,00 ± 8,49
Cucurbitaceae Momordica
charantia L. Khổ qua
Vỏ hạt
già
Phú Yên
Cồn 95 độ
Kháng
khuẩn, virus,
ung thư
6,72 ± 17,1
Cucurbitaceae Momordica
charantia L. Khổ qua
Vỏ hạt
già
Phú Yên Chlorofor
m
Kháng
khuẩn, virus,
ung thư
2,96 ± 6,55
Cucurbitaceae Momordica
charantia L. Khổ qua
Vỏ hạt
già
Phú Yên Xăng dung
môi
Kháng
khuẩn, virus,
ung thư
-2,42 ± 9,43
Cucurbitaceae
Momordica
conchinchinensis
(Lour.) Spreng.
Gấc Nhân hạt gấc
Phú Yên
BuOH
Chữa bệnh
khô mắt, cao
huyết áp, rối
loạn thần
kinh, lợi tiểu,
tê thấp
-3,63 ± 18,8
Fabaceae Entada pursaetha Bàm bàm hạt Tây Ninh Cồn tuyệt Dùng làm 22,5 ± 12,3
Science & Technology Development, Vol 11, No.01 - 2008
DC nam đối thuốc bổ
Fabaceae Gleditschia
australis Hemsl.
Ex Forbes et
Hemsl.
Bồ kết Trái
Dak Lak
Cồn 50%
Lợi tiểu, trị
ho, kháng
virus 5,50 ± 0,71
Clusiaceae Callophyllum
dongnaiense
Pierre
Còng nước Vỏ cây
Đồng Nai
AcOEt
Trị loét, ung
nhọt 98,3 ± 5,13
Clusiaceae
Calophyllum
inophyllum L. Mù u Vỏ cây
Bình Định
Ether dầu
Trị viêm thấp
khớp, viêm
dây thần
kinh, cổ tử
cung, bệnh
phong.
23,8 ± 7,88
Clusiaceae Garcinia
cochinchinensis
(Lour.) Choisy
Bứa nam Vỏ cây
Đồng Nai
AcOEt
Trị loét, bệnh
hậu sản -1,50 ± 6,27
Clusiaceae Garcinia ferrea
Pierre Vàng nhựa Vỏ cây
Kiên
Giang Acetone
Trị bong gân 92,0 ± 3,46
Clusiaceae Garcinia ferrea
Pierre Vàng nhựa Vỏ cây
Kiên
Giang AcOEt
Trị bong gân 11,5 ± 9,15
Clusiaceae Garcinia ferrea
Pierre Vàng nhựa Vỏ cây
Kiên
Giang Ether dầu
Trị bong gân 82,6 ± 21,4
Clusiaceae Garcinia
merguensis
Wight.
Sơn vé Lá
Tp. HCM
AcOEt
Trị bệnh phù,
nề 20,9 ± 5,64
Clusiaceae Garcinia
merguensis
Wight
Sơn vé Lá
Tp.
HCM
Ether dầu
Trị bệnh phù,
nề 88,0 ± 9,20
Clusiaceae Mammea
siamensis (Miq.)
T. Anderson
Trau tráu Vỏ cây
Đồng Nai
Ether dầu
Thuốc bổ
tim, giảm sốt,
kích thích ăn
uống
96,3 ± 2,31
Rubiaceae Hedyotis
auricularia L.
An điền
tai
Toàn
cây (bỏ
rễ)
Bình
Phước Ethanol tổng
Trị bệnh dịch
tả, lỵ, viêm 5,27 ± 3,61
Rubiaceae Hedyotis biflora
(L.) Lam.
An điền 2
hoa
Toàn
cây (bỏ
rễ)
Bình
Phước Ethanol tổng
Trị suy
nhược thần
kinh
-5,10 ± 7,53
Mặc dù cây trau tráu đã được sử dụng như là vị thuốc cổ truyền ở Thái Lan, nhưng ở Việt
Nam, những nghiên cứu trên loại cây này vẫn còn rất hạn chế. Theo Sanan Subhadhirasakul
(2005), cao chiết chloroform của cây trau tráu có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhưng vẫn chưa có
tài liệu nào chứng minh về hoạt tính kháng phân bào của loài cây này. Ngoài ra, với 7 cao chiết
có phần trăm ức chế sự tăng trưởng tế bào trên 50% ở nồng độ thử nghiệm 100 µg/ml, chúng tôi
tiếp tục tiến hành khảo sát hoạt tính gây độc ở nồng độ 20 µg/ml, kết quả cho thấy chỉ có cao
chiết eter dầu từ vỏ cây trau tráu có phần trăm ức chế sự tăng trưởng tế bào mạnh nhất là 93,1 ±
2,31; chứng tỏ cao chiết này có hoạt tính gây độc rất mạnh trên dòng tế bào HeLa. Do đó, chúng
tôi tiếp tục tìm hiểu sâu hơn cơ chế tác động của cao chiết này.
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 01 - 2008
Tế bào HeLa được xử lý với cao chiết PEE ở nồng độ 1 µg/ml trong 24 giờ. Sau thời gian xử
lý, tế bào được quan sát dưới kính hiển vi soi ngược và kính hiển vi phát huỳnh quang.
So với mẫu tế bào không xử lí, tế bào xử lí với trau tráu tại 1 µg/ml trong 24 giờ có sự thay
đổi hình thái khi quan sát dưới kính hiển vi soi ngược (hình 1). Các tế bào trong quần thể không
còn giữ được hình dạng đa giác đặc trưng mà trở nên tròn và co lại thành cụm. Điều này chứng tỏ
cao chiết PEE có ảnh hưởng trực tiếp đến khung sườn của tế bào. Sau đó, chúng tôi tiến hành
nhuộm hai quần thể tế bào này đồng thời với hai loại thuốc nhuộm: AO và EB và quan sát dưới
kính hiển vi huỳnh quang, các tế bào có cảm ứng với thuốc bắt màu xanh sáng và đậm trong nhân
so với quần thể tế bào không xử lý với thuốc. Điều này chứng tỏ quần thể tế bào này đang bị cảm
ứng apoptosis ở giai đoạn đầu, màng vẫn còn nguyên vẹn, nhiễm sắc chất cô đặc mạnh, nên chỉ
bắt màu chủ yếu của thuốc nhuộm AO (hình 2A.). Ngoài ra, trong quần thể này, chúng tôi còn
thấy được hiện tượng nảy chồi trên màng sinh chất ở một số tế bào đi vào giai đoạn muộn của quá
trình apoptosis (hình 2A.)
(A)
Tế bào có màng blebbing – Đặc trưng
của tế bào apoptosis giai đoạn cuối
(B)
Hình 1: Tế bào HeLa được quan sát dưới kính hiển vi soi ngược (400X).
(A). Tế bào không xử lí.
(B). Tế bào được xử lí với cao chiết PEE tại nồng độ 1 µg/ml trong 24 giờ.
(A) (B)
Science & Technology Development, Vol 11, No.01 - 2008
Các tế bào apoptosis còn được đặc trưng bởi sự phân cắt đặc hiệu ADN bộ gene thành những
phân mảnh có kích thước là bội số của 180 cặp base. Đặc điểm này biểu hiện ở giai đoạn muộn
của tế bào apoptosis. Sự phân mảnh ADN của các tế bào được xử lý với cao chiết PEE ở nồng độ
1, 5 và 10 µg/ml trong 24 giờ được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 2%. Kết quả cho thấy ở
nồng độ 1 µg/ml chưa xuất hiện những phân mảnh ADN. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả
quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang, chứng tỏ quần thể tế bào này đang trải qua giai đoạn sớm
của quá trình apoptosis. Ở nồng độ 5 và 10 µg/ml sau 24 giờ cảm ứng, hiện tượng phân mảnh
ADN xuất hiện rất rõ (hình 3). Điều này cho thấy khi nồng độ thuốc tăng dần thì tốc độ khởi phát
và diễn tiến của quá trình apoptosis cũng tăng theo.
Hình 3. Kết quả khảo sát hiện tượng phân mảnh ADN ở tế bào HeLa
(1) Thang chuẩn 1 Kb
(2) Tế bào không xử lý với thuốc
(3), (4), (5) Tế bào được xử lý với cao chiết PEE ở nồng độ 1, 5, và 10 µg/ml trong 24 giờ
4.KẾT LUẬN
Từ những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy cao chiết PEE từ cây trau tráu (Mammea
siamensis (Miq.) T. Anderson) có hoạt tính gây độc tế bào cao thông qua khả năng cảm ứng
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 01 - 2008
apoptosis trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa ở nồng độ rất thấp. Do đó, cây trau tráu hứa
hẹn đem đến những tiềm năng trong điều trị ung thư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Campbell, M. J., Hamilton, B., Shoemaker, M., Tagliaferri, M., Cohen, I., Tripathy, D.
Antiproliferative activity of Chinese medicinal herbs on breast cancer cells in vitro.
Anticancer Res. 22 (6C): 3843-3852 (2002).
[2]. Cragg, G. M., Newman, D. J. Discovery and development of antineoplastic agents from
natural sources. Cancer Invest., 17(2), 153-63 (1999).
[3]. Denizot, F., Lang, R. Modifications to the tetrazolium dye procedure giving improved
sensitivity and reliability. J Immunol Methods.; 89(2), 271-277 (1986).
[4]. Đỗ Tất Lợi. Cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, (2001).
[5]. Hsu B. The use of herbs as anticancer agents. J Chin Med. 8(4), 301-306 (1980).
[6]. Itoigawa, M. Ito, C. Tan, H. Kuchide, M. Tokuda, H. Nishino, H. Furukawa, H. Cancer
chemopreventive agents, 4-phenylcoumarins from Calophyllum inophyllum. Cancer
Lett. Aug 10; 169 (1):15-9 (2001).
[7]. Moongkarndi P, Kosem N., Kaslungka S., Luanratan O., Pongpan N., Neungton N.
Antiproliferation, antioxidation and induction of apoptosis by Garcinia mangostana
(mangosteen) on SKBR3 human breast cancer cell line. Journal of Ethnopharmacology,
90, 161–166,(2004).
[8]. Matsumoto K, Akao Y, Kobayashi E, Ito T, Ohguchi K, Tanaka T, Iinuma M, Nozawa
Y. Cytotoxic benzophenone derivatives from Garcinia species display a strong
apoptosis-inducing effect against human leukemia cell lines. Biol Pharm Bull. Apr;
26(4):569-71 (2003).
[9]. Pezzuto, J. M. Plant-derived anticancer agents. Biochem Pharmacol., 53(2), 121-33
(1997).
[10]. Subhadhirasakul, S. and Pechpongs, P. A terpenoid and two steroids from the flowers of
Mammea siamensis. J. Sci. Technol., 27(Suppl. 2) : 555-561 (2005)
[11]. Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y Học. Tp. HCM (1996).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 973_7555_1_pb_001_2033626.pdf