Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số cây thuốc dân gian tại vườn quốc gia bidoup – núi Bà được đồng bào dân tộc K’ho sử dụng trong điều trị tiêu chảy - Nguyễn Thị Thanh Nhàn

SUMMARY To evaluate antibacterial activity of some diarrheal plants, collected from Bidoup – Nui Ba National Park, Lam Dong province, Vietnam, which are used by K’ho minority population to treat diarrhea, we used agar diffusion method to test the activity of ethanol 70% extracts of five plants against 13 pathogenic bacterial strains and 5 beneficial bacterial strains. We found that Medinilla septentrionalis (W.W.Sm) M.P.Nayar, Polygala paniculata L., Chromolaena odorata (L.) R.M. King & H. Rob and Streptocaulon juventas (Lour.) Merr showed potent activity against all of 13 pathogenic bacterial strains. Among these, M. septentrionalis showed strong antibacterial activity at concentration from 50 mg/ml compared to the others. In contrast, Dacrycarpus imbricatus showed no activity with Enterotoxigenic Escherichia coli at concentration 400 mg/ml. The extracts also inhibited some beneficial bacteria at concentration from 200 to 400 mg/ml. Surprisingly, Dacrycarpus imbricatus and Polygala paniculata did not influence any beneficial bacteria at concentration 400 mg/ml. In summary, all of five plant extracts had potent activity against various diarrheal bacteria and impact slightly on some beneficial bacteria. The antibacterial activity increased accordance with the concentration. This study provided new scientific evidences to support the potential of five medicinal plants in diarrheal treatment, being basis knowledge to study deeply about their bioactivities.

doc6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số cây thuốc dân gian tại vườn quốc gia bidoup – núi Bà được đồng bào dân tộc K’ho sử dụng trong điều trị tiêu chảy - Nguyễn Thị Thanh Nhàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAP CHI SINH HOC 2015, 37(1se): 249-254 DOI: 10.15625/0866-7160/v37n1se. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT SỐ CÂY THUỐC DÂN GIAN TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ ĐƯỢC ĐỒNG BÀO DÂN TỘC K’HO SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Linh Thước, Đặng Thị Phương Thảo* Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG tp. Hồ Chí Minh, *thaodp@hcmus.edu.vn TÓM TẮT: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số cây thuốc dân gian thu từ vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, được đồng bào dân tộc K’ho sử dụng trong điều trị tiêu chảy. Phương pháp khuếch tán đĩa thạch được dùng để kiểm tra khả năng kháng khuẩn của cao chiết ethanol 70% từ 5 cây thuốc trên 13 chủng vi khuẩn gây bệnh và 5 chủng vi khuẩn có lợi khác nhau. Đối với 13 chủng vi khuẩn gây bệnh, hoạt tính kháng khuẩn của các cây Xidra nguôn (Medinilla septentrionalis), Kích nhũ thơm (Polygala paniculata), Cỏ hôi (Chromolaena odorata) và Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas) thể hiện ở cả 13 chủng. Trong đó cây Xidra nguôn (M. septentrionalis) thể hiện hoạt tính mạnh với các chủng vi khuẩn gây bệnh ngay ở nồng độ thấp nhất 50 mg/ml. Riêng cây bạch tùng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub) không có hoạt tính với Enterotoxigenic Escherichia coli ở nồng độ 400 mg/ml. Hoạt tính kháng khuẩn của các cây thuốc cũng thể hiện ở một số lợi khuẩn khi sử dụng nồng độ 200 và 400 mg/ml, riêng bạch tùng (D. imbricatus) và kích nhũ thơm (P. paniculata) thì hoàn toàn không gây độc cho cả 5 chủng vi khuẩn có lợi được khảo sát khi sử dụng nồng độ 400 mg/ml. Như vậy, 5 cây thuốc đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn và hoạt tính này tăng dần theo nồng độ sử dụng. Các kết quả cung cấp những dữ liệu khoa học mới về tiềm năng chữa bệnh tiêu chảy của các cây thuốc dân gian, làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính sinh học của các cây thuốc này. Từ khóa: Cao chiết, cây thuốc dân gian, kháng khuẩn, khuếch tán đĩa thạch, tiêu chảy, Bidoup - Núi Bà. MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia có nguồn thảo dược cũng như kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong dân gian vô cùng phong phú. Tuy có tiềm năng ứng dụng lớn nhưng cây thuốc dân gian vẫn chưa được khai thác đúng mức. Bên cạnh đó, cây thuốc dân gian và khối kiến thức liên quan đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ như việc khai thác sử dụng không bền vững, bị mai một, thất truyền và quan trọng nhất là chưa có những bằng chứng khoa học để chứng minh tính hiệu quả và an toàn của chúng. Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà là một trung tâm đa dạng sinh học lớn của Việt Nam với 461 loài thực vật làm thuốc. Thực tế cho thấy, người K’ho, thành phần dân tộc chính ở đây, thường sử dụng cây cỏ, lá rừng để chữa tiêu chảy, viêm loét, trầy xước... Tuy nhiên, theo thông tin từ vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, cho đến nay vẫn chưa có chương trình nghiên cứu nào chuyên sâu về cây thuốc tại đây. Hướng tới mục tiêu bảo tồn, phát triển và ứng dụng tiềm năng của các cây thuốc dân gian đồng thời cung cấp các dữ liệu khoa học về khả năng điều trị bệnh và tìm kiếm liệu pháp chữa trị bệnh an toàn từ thiên nhiên, trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu nhận mẫu cây và tách chiết cao thô bằng ethanol 70% để khảo sát hoạt tính kháng khuẩn đối với các chủng vi khuẩn gây tiêu chảy và một số chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Cao chiết có hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất sẽ được lựa chọn cho khảo sát sâu hơn trên mô hình động vật. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu cây thuốc: 5 mẫu cây thuốc gồm Xidra nguôn (Medinilla septentrionalis), Bạch tùng (Dacrycarpus imbricatus), Kích nhũ thơm (Polygala paniculata), Cỏ hôi (Chromolaena odorata) và Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas) được thu nhận tại vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng và được định danh tại Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên tp. Hồ Chí Minh. Các cây thuốc được dùng để trị tiêu chảy đã được sưu tập trong nghiên cứu khảo sát thực địa được phơi khô tự nhiên, xay nhuyễn và chiết với dung môi ethanol 70% bằng phương pháp ngâm giầm (tỉ lệ khối lượng mẫu (g): thể tích dung môi (ml) là 1:10) sau đó cô quay chân không và bảo quản ở 4oC [3]. Các chủng vi sinh vật: Được cung cấp bởi Bộ môn Sinh học phân tử và Môi trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên tp. Hồ Chí Minh, gồm vi khuẩn gây bệnh lị (Shigella sonnei, Shigella flexneri, Shigella boydii); vi khuẩn gây bệnh tả (Vibrio cholera), vi khuẩn gây sốt thương hàn (Salmonella Typhi), vi khuẩn sinh độc tố gây tiêu chảy (Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC), Staphylococcus aureus), vi khuẩn gây viêm dạ dày - ruột (Salmonella Typhimurium, Vibrio parahaemolyticus, Salmonella Dublin, Salmonella enteritidis), vi khuẩn cơ hội (Escherichia coli, Enterococcus faecalis) và vi khuẩn có lợi (Lactobacillus bulgaricus, Lactobacillus lactis, Lactobacillus plantarum SCO1, Lactobacillus plantarum Sitto LB2, Streptococcus thermophylus). Phương pháp thử kháng khuẩn: Sử dụng phương pháp khuếch tán đĩa thạch [17, 18] với các nồng độ cao chiết 400, 200, 100 và 50 mg/ml pha trong dung môi ethanol 35%. Chứng dương là ampicillin 0,1 mg/ml (tetracycline 0,3 mg/ml cho các chủng kháng ampicillin). Chứng âm là ethanol 35%. Trình bày kết quả: Thí nghiệm được lặp lại ba lần và kết quả được trình bày dưới dạng giá trị trung bình±độ lệch chuẩn (SD). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của 5 mẫu cao chiết đối với các nhóm vi khuẩn được trình bày ở bảng 1 và bảng 2. Với kết quả này, dễ dàng nhận thấy hoạt tính kháng khuẩn của cây Xidra nguôn (M. septentrionalis) thể hiện trên tất cả các chủng vi khuẩn gây bệnh lỵ, dịch tả, viêm dạ dày - ruột, sinh độc tố, gây sốt thương hàn, nhóm vi khuẩn gây bệnh cơ hội với hoạt lực cao so với các mẫu cao chiết khác (bảng 1) và hầu như chỉ gây độc cho vi khuẩn có lợi khi sử dụng nồng độ cao 200 mg/ml và 400 mg/ml (bảng 2). Đặc biệt là với V. chlolerae, cao chiết này tạo vòng vô khuẩn đến hơn 10 mm ngay ở nồng độ 50 mg/ml. Kết quả cung cấp thông tin hoàn toàn mới về hoạt tính của cây thuốc này vì đến nay vẫn chưa có thông tin nghiên cứu nào liên quan đến các hoạt tính sinh học cũng như thành phần sinh hóa của cây thuốc này. Kích nhũ thơm (P. paniculata) mặc dù có hoạt tính với cả 13 chủng vi khuẩn nhưng hoạt lực không cao so với các mẫu cao chiết khác, phần lớn có tác dụng ở 200 và 400 mg/ml. Đáng chú ý là cây thuốc này được dân gian dùng chữa bệnh lỵ nhưng kết quả chỉ có hoạt tính nhẹ với các vi khuẩn gây lỵ, đường kính vòng vô khuẩn chỉ đạt từ 1 mm đến 3 mm khi sử dụng nồng độ 400 mg/ml (bảng 1). Bên cạnh đó, cây thuốc này hoàn toàn không gây độc cho cả 5 chủng vi khuẩn có lợi khi sử dụng nồng độ 400 mg/ml (bảng 2). Như vậy, ngoài khả năng kháng các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, Mycobacterium intracellulare và nấm mem Saccharomyces ceresevisiae [2], Candida albicans [4, 11] như đã công bố, kết quả của chúng tôi bổ sung và góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu về hoạt tính kháng khuẩn cho kích nhũ thơm về cả nhóm vi khuẩn gây bệnh và có lợi. Cao chiết từ cây bạch tùng (D. imbricatus) cũng không có ảnh hưởng đến 5 chủng vi khuẩn có lợi ở nồng độ 400 mg/ml (bảng 2). Đối với vi khuẩn gây bệnh, ngoài chủng ETEC, cây thuốc này đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn với các chủng còn lại. Đặc biệt là với V. cholerae và S. dublin, đường kính vòng vô khuẩn đạt trên 8 mm ở nồng độ cao chiết 400 mg/ml (bảng 1). Đây là các dữ liệu hoàn toàn mới về hoạt tính kháng khuẩn của bạch tùng. Hà thủ ô trắng (S. juventas) là loại cây đã được nghiên cứu khá nhiều về các hoạt tính chống oxi hóa [6], kháng phân bào [14]. Về hoạt tính kháng khuẩn, cây thuốc này có hoạt lực với tất cả các chủng vi khuẩn gây lỵ, tả, viêm dạ dày - ruột, sinh độc tố, sốt thương hàn và gây bệnh cơ hội được khảo sát khi sử dụng nồng độ 200 và 400 mg/ml, đường kính vòng vô khuẩn hầu hết dao động từ 2 mm đến 5 mm. Hà thủ ô trắng cũng gây độc cho một số chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột như Streptococcus thermophylus, Lactobacillus lactis và Lactobacillus plantarum Sitto LB2 (bảng 2). Bảng 1. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ các cây thuốc dân gian trên các nhóm vi khuẩn gây tiêu chảy Nhóm vi khuẩn Chủng Nồng độ (mg/ml) Đường kính vòng vô khuẩn (mm) Xidra nguôn Kích nhũ thơm Bạch tùng Cỏ hôi Hà thủ ô trắng Chứng dương Gây bệnh lỵ Shigella sonnei 400 7,7±2,3 2,3±0,6 0,7±1,2 2,3±0,6 4,0±0,0 8,3±0,6 200 6,0±1,7 0,7±0,6 0 0 1,3±0,6 100 4,7±2,4 0 0 0 0 50 2,7±2,3 0 0 0 0 Shigella boydii 400 7,3±0,6 1,3±0,6 3,7±0,6 1,7±1,5 4,7±0,6 10± 0,0 (*) 200 5,3±0,6 0 2,0±0,0 0,7±0,6 2,0±1,0 100 4,0±0,0 0 1,0±0,0 0 1,0±0,0 50 2,0±0,0 0 0 0 0 Shigella flexneri 400 10,3±0,6 3,0±0,0 3,3±0,6 3,7±0,6 3,0±0,0 8± 0,0 (*) 200 7,3±0,6 1,0±0,0 2,0±0,0 0,7±0,6 2,0±0,0 100 1,3±1,2 0 0 0 0 50 0,7±1,2 0 0 0 0 Gây dịch tả Vibrio cholerae 400 20,3±1,2 3,3±1,2 8,3±2,1 14,7±1,2 7,0±0,0 14± 0,0 200 18,0±0,0 1,7±0,6 6,0±1,7 11,3±1,5 3,0±0,0 100 15,0±1,0 0 4,3±0,6 7,3±2,3 0 50 10,3±0,6 0 4,0±0,0 4,7±0,6 0 Gây viêm dạ dày – ruột Salmonella Dublin 400 12,7±0,6 3,7±0,6 8,3±0,6 7,7±1,2 5,7±1,2 9,7±0,6 200 9,7±0,6 2,7±0,6 6,3±0,6 5,3±0,6 2,0±0,0 100 6,7±0,6 1,0±0,0 4,3±0,6 4,0±0,0 0 50 4,3±0,6 0 2,7±1,2 2,0±0,0 0 Salmonella enteritidis 400 10,0±1,7 0,7±0,6 0,7±0,6 2,3±0,6 3,0±0,0 8± 0,0 200 8,3±1,5 0 0 0,7±0,6 0 100 5,3±0,6 0 0 0 0 50 4,0±0,0 0 0 0 0 Salmonella Typhimuri-um 400 9,0±1,0 0,7±0,6 2,7±2,3 1,0±1,0 2,3±0,6 8±0,0 200 7,3±2,1 0 1,7±1,5 0 0 100 4,3±2,1 0 0 0 0 50 2,7±1,5 0 0 0 0 Vibrio parahemo-lyticus 400 12±0,00 4,7±0,6 4,3±0,6 1,3±0,5 2,0±0,0 10±0,0 200 9,5±0,4 2,7±1,5 3,3±0,6 0 1,2± 0,2 100 7,0±0,0 0,7±0,6 3,3±0,6 0 50 4,8±0,2 0 1,3±0,6 0 0 Sinh độc tố gây tiêu chảy ETEC 400 5,0±1,0 2,0±0,0 0 2,3±0,6 2,7±0,6 8±0,0 200 3,3±0,6 1,0±0,0 0 1,0±0,0 1,0±0,0 100 2,0±0,0 0 0 0,7±0,6 0 50 0,7±0,6 0 0 0 0 Staphyloc-occus aureus 400 12,3±0,6 3,0±0,0 5,0±1,7 6,0±0,0 4,3±0,6 11±0,0 200 10,3±0,6 1,7±0,6 3,3±1,2 4,0±0,0 2,3±0,6 100 5,0±0,0 0 1,7±0,6 2,0±0,0 0 50 3,3±0,6 0 0 0 0 Gây sốt thương hàn Salmonella Typhi 400 5,7±0,6 1,0±1,0 3,7±1,5 1,7±0,6 2,7±0,6 11±0,0 200 4,0±0,0 0,7±0,6 2,0±1,0 0,7±0,6 0,7±0,0 100 2,3±0,6 0 0 0 0 50 1,3±0,6 0 0 0 0 Gây bệnh cơ hội Enterococus faecalis 400 20,0±5,2 7,7±0,6 7,3±0,6 8,7±2,9 3,0±0,0 11± 0,0 200 15,7±3,2 4,0±0,0 5,0±0,0 5,7±1,2 1,0±0,0 100 9,0±3,6 2,0±0,0 3,7±0,6 4,7±1,2 0 50 5,7±3,2 0,7±0,6 2,7±0,6 3,3±0,6 0 Escherichia coli 400 5,3±2,3 1,3±1,2 1,3±1,2 1,3±0,6 2,0±0,0 7,0±0,0 200 3,7±2,1 0,7±0,6 0,7±0,6 0,7±0,6 0 100 1,7±1,2 0,7±0,6 0 0 0 50 0,7±0,6 0 0 0 0 ETEC: Enterotoxigenic Escherichia coli; đường kính vòng vô khuẩn của chứng âm: 0 mm. Bảng 2. Nồng độ cao chiết của các cây thuốc không gây độc cho nhóm vi khuẩn có lợi trong đường ruột Chủng vi khuẩn Nồng độ cao chiết (mg/ml) Xidra nguôn Kích nhũ thơm Bạch tùng Cỏ hôi Hà thủ ô trắng S. thermophylus <50(*) 400 400 100 200 L. bungaricus 400 400 400 400 400 L. lactis 400 400 400 < 50 200 L. plantarum SCO1 200 400 400 400 400 L. plantarum sitto LB2 400 400 400 < 50 100 (*) Nồng độ cao chiết 50 mg/ml gây độc cho tế bào vi khuẩn; L.: Lactobacillus, S.: Streptococcus. Cỏ hôi (Chromolaena odorata) đã được nghiên cứu khá nhiều, cây thuốc này được công bố có khả năng kháng Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus faecalis [1], Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Salmonella Typhimurium [15], Escherichia coli, Shigella flexneri, Proteus mirabilis, Pycnoclavella diminuta và Enterobacter cloacae [5]. Cỏ hôi đặc biệt được nghiên cứu nhiều về hoạt tính kháng viêm, làm lành vết thương và thử độc tính với rất nhiều nghiên cứu từ kháng khuẩn đến thử nghiệm trên tế bào [9, 10, 15] và cả thử nghiệm in vivo trên chuột nhắt và chuột cống [7, 8]. Riêng về tác dụng trị tiêu chảy thì cây thuốc này cũng đã được nghiên cứu trên chuột [13]. Trong nghiên cứu này, hoạt tính kháng khuẩn của cây thuốc thể hiện rõ ở các chủng V. cholerae, S. dublin, S. aureus và E. faecalis và có hoạt lực yếu hơn với các chủng còn lại. Như vậy kết quả của chúng tôi một lần nữa khẳng định hoạt tính kháng khuẩn, cụ thể là vi khuẩn gây tiêu chảy của cỏ hôi ở Vườn Quốc gia Bidoup –Núi Bà. Cũng cần phải lưu ý đến khả năng kháng mạnh một số chủng vi khuẩn có lợi như Lactobacillus lactis và Lactobacillus plantarum sitto LB2. KẾT LUẬN Cả 5 cây thuốc đều có hoạt tính kháng khuẩn gây tiêu chảy với phổ kháng rộng và chỉ gây độc cho một số chủng vi khuẩn có lợi ở nồng độ cao. Đáng chú ý là cây Xidra nguôn (M. septentrionalis) thể hiện tính kháng mạnh ngay ở nồng độ thấp nhất 50 mg/ml. Các kết quả này cho thấy đây là các cây thuốc dân gian hứa hẹn đem đến nhiều tiềm năng trong điều trị tiêu chảy mà không ảnh hưởng lớn đến nhóm vi khuẩn có lợi trong đường ruột. TÀI LIỆU THAM KHẢO Irobi N. O, 1992. Activities of Chromolaena odorata (Compositae) leaf extract against Pseudomonas aeruginosa and Streptococcus faecalis. J Ethnopharmacol, 37(1): 81-83. Lenzt L. D., Clark M. A., Hufford D C., Barbara M. G., Passreiter M. C, Javier Cordero J., Ibrahimi O., Okunade L. A., 1998. Antimicrobial properties of Honduran medicinal plants. J Ethnopharmacol., 63(3): 253–263. Liu W. J. H., 2011. Traditional herbal medicine research methods. A John Wiley & Sons, Inc., Canada, p. 27-132. Meckes M., Villarreal M. L., Tortoriello J., Berlin B., Berlin E. A., 1995. A microbiological evaluation of medicinal plants used by the maya people of southern Mexico. Phytother Res., 9(4): 244-250. Natheer E. S., Sekar C., Amutharaj P., Rahman S. A. M., Khan K. F., 2012. Evaluation of antibacterial activity of Morinda citrifolia, Vitex trifolia and Chromolaena odorata. African J. Phar.Pharmaco., 6(11): 783-788. Nguyen Q. V., Euln J. B., 2011. Antioxidant activity of solvent extracts from Vietnamese medicinal plants. J.Med. Plant. Res., 5(13): 2798-2811. Owoyele B. V., Soladode O. A., 2006. Anti-inflammatory and analgesic activities of ethanolic extract of Chromolaena odorata leaves. Chronic Comm. Diseases II., 18(22): 397-406. Owoyele B. V, Adediji O. J., Soladode O. A., 2005. Anti-inflammatory activity of aqueous leaf extract of Chromolaena odorata. Inflammopharmacology, 13(5-6): 479 – 484. Pandith H., Zhang X., Liggett J., Min K. W., Gritsanapan W., Beak J. S., 2013. Hemostatic and wound healing properties of Chromolaena odorata leaf extract. ISRN Dermatology., DOI: 10.1155/2013/168269. Phan T. T., Hughes M. A., Cherry G. W., Le T. T, Pham H. M., 1996. An aqueous extract of the leaves of Chromolaena odorata (formerly Eupatorium odoratum) (Eupolin) inhibits hydrated collagen lattice contraction by normal human dermal fibroblasts. J.Alter. Comple. Medicine., 2(3): 335-343. Rojas J. J., Ochoa J. V., Ocampo A. S., Muñoz F. J., 1992. Screening for antimicrobial activity of ten medicinal plants used in Colombian folkloric medicine: A possible alternative in the treatment of non-nosocomial infections. BMC Compl . Alter. Medicine., 6(2): 1-6. Stace A. C., 1989. Plant taxonomy and biosystematics,. Edward Arnold., Spain, p. 6. Taiwo B. O., Olajide A. O., Soyannwo O. O., Makinde M. J., 2000. Anti-inflammatory, antipyretic and antispasmodic properties of Chromolaena odorata. Pharm Biol., 38(5): 367–370. Ueda J. Y., Tezuka Y., Banskota A. H., Tran L. Q, Tran Q. K., Saiki I., Kadota S., 2013. Antiproliferative Activity of Cardenolides Isolated from Streptocaulon juventas. Biol. Pharm. Bull., 26(10): 1431-1435. Vital G. P., Rivera L. W., 2009. Antimicrobial activity and cytotoxicity of Chromolaena odorata (L. f.) King and Robinson and Uncaria perrottetii (A. Rich) Merr. extracts. J. Med. Plants. Res., 3(7): 511-518. Vogel E. F. De, 1987. Manual of herbarium taxonomy: Theory and Practice. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Regional Office for South East Asia., Netherland, 14-19. Wiegand I., Hilpert K., Hancock R. E., 2008. Agar and broth dilution methods to determine the minimal inhibitory concentration (MIC) of antimicrobial substances. Nat Protoc., 3(2): 163-175. Wikler A. M., Cockerill L. F., Craig A. W., Dudley L. M., Eliopolous R. G., Hecht W. D., Hindler F. J., Low E. D., Sheehan J. D., Tenover C. F., Turnidge D. J., Weinstein P. M., Zimmer L. B., 2007. Performance standards for antimicrobial susceptibility testing: seventeenth informational suplement . Clinical and laboratory standards institude., 27(1): 16-172. ANTIBACTERIAL EVALUATION OF DIARRHEAL HERBS USED BY K’HO PEOPLE IN BIDOUP –NUI BA NATIONAL PARK Nguyen Thi Thanh Nhan, Tran Linh Thuoc, Dang Thi Phuong Thao University of Science, Vietnam National University in Ho Chi Minh city SUMMARY To evaluate antibacterial activity of some diarrheal plants, collected from Bidoup – Nui Ba National Park, Lam Dong province, Vietnam, which are used by K’ho minority population to treat diarrhea, we used agar diffusion method to test the activity of ethanol 70% extracts of five plants against 13 pathogenic bacterial strains and 5 beneficial bacterial strains. We found that Medinilla septentrionalis (W.W.Sm) M.P.Nayar, Polygala paniculata L., Chromolaena odorata (L.) R.M. King & H. Rob and Streptocaulon juventas (Lour.) Merr showed potent activity against all of 13 pathogenic bacterial strains. Among these, M. septentrionalis showed strong antibacterial activity at concentration from 50 mg/ml compared to the others. In contrast, Dacrycarpus imbricatus showed no activity with Enterotoxigenic Escherichia coli at concentration 400 mg/ml. The extracts also inhibited some beneficial bacteria at concentration from 200 to 400 mg/ml. Surprisingly, Dacrycarpus imbricatus and Polygala paniculata did not influence any beneficial bacteria at concentration 400 mg/ml. In summary, all of five plant extracts had potent activity against various diarrheal bacteria and impact slightly on some beneficial bacteria. The antibacterial activity increased accordance with the concentration. This study provided new scientific evidences to support the potential of five medicinal plants in diarrheal treatment, being basis knowledge to study deeply about their bioactivities. Keywords: Agar diffusion, antibacterial, diarrhea, extract, Vietnamese medicinal plant, Bidoup – Nui Ba. Ngày nhận bài: 22-10-2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6118_22215_1_pb_5813_4614_2018010.doc
Tài liệu liên quan