2. Đặc điểm và loại hình di tích văn hoá Đông Sơn
Di chỉ cư trú- mộ táng
Đây là một loại di chỉ hỗn hợp, vừa là di chỉ cư trú vừa là là khu mộ táng. Loại
di tích này đã phát hiện được 22 địa điểm, trong đó 9 địa điểm đã được khai quật.
+ Di tích Làng Cả thuộc thành phố Việt Trì, tĩnh Phú Thọ, đã được phát hiện từ
năm 1959, dưới những tên gọi khác nhau: Chính Nghĩa, Làng Cả, Việt Trì.
+ Di tích Vinh Quang có diễn biến của di tích phức tạp hơn di tích Làng Cả.
Đây là di tích cư tru - mộ táng Đông Sơn nằm trùm lên di chỉ cư trú văn hoá Gò
Mun. các nhà khảo cổ học phải lấy tên xã để đặt tên, nay là làng Cát Quế , huyện
Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
+ Di tích Chiền Vậy thuộc xã Kim Hoàng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, nằm
trên một quả gò cao hơn mặt ruộng 1m – 2,5m, rộng khoảng 600m, cách Sông Hồng
6,5 km, cách Sông Đáy 5,4 km.
+ Di tích Đông Sơn thuộc xã Đông Sơn , phường Hàm Rồng, thành phố Thanh
Hoá, nằm ở hữu ngạn Sông Mã. Di tích gồm hai khu vực: khu vực trong làng trong
một thung lũng hẹp, nằm ở đuôi Núi Rồngvà Núi Lườn có diện tích khoảng
1000m2; khu vực quan trọng của di tích Đông Sơn chính là thuộc vào loài hình di
tích cư trú - mộ táng. Khu vực này trải dài trên bờ Sông Mã từ cửa lò cao của nhà
máy phân lân Thanh Hoá tới đuôi Núi Rồng dài 300m - 400m, rộng 50m - 60m
38 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo cổ học Việt Nam - Chương ba: Vài nét đặc trưng hậu kỳ đá mới – Sơ kỳ kim khí nam Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù màu xám nhạt, mài nhẵn toàn thân, vai rất
xuôi. Kích thước: thân dài 6,6cm, rộng lưỡi 4,0cm, rộng vai 3,7cm, dài chuôi 3,3cm,
rộng chuôi 2,2cm.
Tám rìu, bôn có vai ở Quảng Trực, Quảng Tân đều được chế tác từ đá phtanit.
Trong đó 4 chiếc có ký hiệu: BTĐL 615/52. KC91, BTĐL 614/51 KC91, BTĐL
613/49 KC91 còn mang vết ghè hầu như trên toàn thân, nhưng rìa lưỡi vẫn sắc bén
có thể sử dụng được. Kích thước: thân dài 10cm; rộng lưỡi 5,1cm; rộng vai 3,9cm,
dài chuôi 2,7cm; rộng chuôi 1,8cm; dày 1,3cm.
Bốn chiếc rìu có vai còn lại đều bị vỡ, gãy lưỡi, trong đó chiếc mang ký hiệu
KBTĐL 611/48. KC91 được ghè lại lưỡi. Về mặt hình dáng, chất liệu, cũng như kỹ
thuật sử dụng cho thấy nó giống với những hiện vật tìm thấy ở di tích Lung Leng
(Kon Tum). Ở Lung Leng phát hiện được rất nhiều di vật thuộc loại này và được
chúng tôi gọi là “rìu lưỡi nhọn”. Đó là những chiếc rìu có vai đã bị vỡ, gãy phần
lưỡi trong quá trình sử dụng sau đó chúng được ghè tạo lại lưỡi bằng cách ghè thu
nhỏ 2 bên rìa cạnh thân rìu lại, tạo cho chiếc rìu có hình dáng như một mũi nhọn có
chuôi.
Sưu tập hiện vật đá ở Quảng Trực - Quảng Tân dù nằm gần cụm di chỉ ở thị
trấn Đắc R’Lấp, nhưng có sự khác biệt về loại hình công cụ. Trong sưu tập Quảng
Tân - Quảng Trực ngoài 3 chiếc rìu tứ giác còn có 4 chiếc bôn răng trâu và 8
chiếc rìu có vai. Sự có mặt của những chiếc bôn răng trâu cùng với chiếc rìu lưỡi
dầm đá. Cuốc thân dày, dài, cong khum, mặt lớn gần hình tam giác, lưỡi rộng chuôi
thu nhọn, 2 cạnh bên phẳng, mặt cắt ngang hình thang mà cạnh lớn là lưng, toàn
thân được mài nhẵn. Hai dầm đá có dạng mai mực, thân mỏng, dẹt, dài và cong
khum. Hai đầu thuôn nhỏ đều, mỏng dần ra 2 rìa cạnh, mặt cắt ngang nửa hình bầu
dục. Chiếc lớn thân dài 27,2cm, ngang rộng 5cm, lưỡi rộng 5cm, thân dày 1,8cm.
Đây là công cụ làm đất khá độc đáo, cho đến nay chưa gặp ở di chỉ nào trên đất
nước ta.
- Sưu tập Đắc Nang (huyện Krông Nô)
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 50 -
Gồm 18 cuốc, bôn đá do Quang Văn Nghiêm phát hiện đầu tiên năm 1999 ở
sườn đồi Cánh Nam, xã Đăk Nang. 18 di vật đều tìm thấy trong 1 hố, được người ta
đặt và vùi xuống có chủ ý. Tất cả đều có dạng hình thang, làm từ đá basalte, có
màu đen nhạt, mặt ngoài bị phong hoá, vết mài không nhẵn bóng. Mặt cắt ngang
thân gần hình chữ nhật, lưỡi mài vát về một mặt. Chúng chỉ khác nhau về kích
thước, trong đó: 4 chiếc lớn (thân dài 21cm, rộng 5,5cm, dày 2,5cm), 7 chiếc trung
bình (thân dài 15,0cm, rộng 5,0cm, dày 2,0cm) và 7 chiếc nhỏ (thân dài 8,2, rộng
4,0cm và dày 1,5cm).
- Sưu tập Đắc Tôn, xã Trường Xuân (huyện Đăk Nông)
Ở ven bờ suối Đắc Tôn, hai ông Nguyễn Xuân An và Nguyễn Thiệu Dũng đã
thu nhặt được 14 chiếc rìu đá, 3 mảnh vòng tay và 1 chiếc bàn đập vỏ cây có tay
cầm.
Năm 1999 tại đây anh Lê Bình đã sưu tầm thêm 4 hiện vật: 1 viên đá ghè tròn
có lỗ thủng giữa, 2 bôn tứ giác và 1 bôn có vai. Viên đá ghè đẽo hình cầu dẹt, làm
từ đá badan, patin phủ ngoài màu đen, có đục lỗ thủng giao nhau. Đường kính
ngoài 13cm, đường kính trong 3,5cm, dày 6,5cm. Đây là loại di vật gặp ở Giai Lai
và Kon Tum, lần đầu tiên thấy ở Đắc Lắc. Bôn tứ giác (2 chiếc), làm từ đá badan,
thân hình thang, đốc hẹp, lưỡi rộng, mặt cắt ngang hình chữ nhật, lưỡi mài vát về
một bên. Chiếc lớn thân dài 10cm, rộng lưỡi 5,5cm, rộng chuôi 2,0cm, dày 1,6cm.
Chiếc nhỏ thân dài 7,0cm, rộng lưỡi 3,6cm, dày thân 1,8cm, rộng chuôi 2cm. Bôn
có vai nhọn (1chiếc), mặt cắt ngang hình chữ nhật, lưỡi mài vát lệch về một mặt.
Thân dài 3,5cm, lưỡi rộng 3,2cm, dày 0,6cm; chuỗi dài 2,5cm, rộng 1,2cm, dày
1,2cm.
- Sưu tập đồ đá ở Bảo tàng Đắc Lắc Gồm 44 tiêu bản, thu thập lẻ tẻ ỏ
Huyện Lắc, Đăk R’lấp, Krông Nô và Đăk Nông.
Nét nổi bật trong sưu tập đồ đá ở huyện Đăk R’lấp (Đắc Lắc) là bàn đập vỏ
cây ( hoặc bàn đập hoa văn) có khắc rãnh và những viên đá ghè tròn có khoét lỗ
giữa để tra vào gậy chọc lỗ.
Sưu tập Ea Ga, xã Cư Ni, huyện Ea Ka gồm 8 cuốc (1 chiếc đã thất lạc), 7
chiếc còn lại có kích thước. Một trong 7 chiếc bị gẫy chuôi, người xưa đã mài hơi
vát theo vết vỡ và dùng nó như một cuốc tứ giác. Cuốc có vai vuông, thân hình chữ
nhật, mỏng, mài toàn thân vát hơi cong về lưỡi.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 51 -
CHƯƠNG BỐN
VĂN HÓA ÓC EO
1. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ KHAI QUẬT
Văn hóa Óc Eo được mệnh danh bởi tên di chỉ đầu tiên được phát hiện 1942.
Sau đây là thống kê các di tích của văn hóa này phân bố theo đơn vị hành chính
tỉnh.
A. AN GIANG
1. Di tích Óc Eo (thuộc địa phận xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn).
2. Di tích này nằm trên cánh đồng Giồng Cát – Giồng Xoài chân núi Ba Thê,
huyện Thoại Sơn. Di tích này do Malleret phát hiện nắm 1942. Đây là khu di
tích tôn giáo - mộ táng.
3. Di tích Ba Thê (thuộc địa phận xã Vọng Thê -Thoại Sơn).
4. Di tích Đá Nổi (thuộc ấp Hoà Tây B xã Phú Hoà -Thoại Sơn).
5. Di tích Định Mỹ(Di tích thuộc xã Định Mỹ (Thoại Sơn), cách núi Sập 3 km
về phía tây bắc. Từ kinh Long Xuyên – Núi Sập, theo dòng kinh, có tên cũ là
kinh Núp – lê, đi về phía tây khoảng 3km gặp doi đất cát nhỏ, xưa thuộc sở
hữu của điền chủ người Pháp tên là Núp-lê(Noblet).
6. Di tích Tráp Đá (thuộc địa phận xã Định Mỹõ - Thoại Sơn).
7. Di tích Lung Gầy Mé (thuộc địa phận xóm Vọng Đông (cũ), xã Vọng Thê -
Thoại Sơn).
8. Di tích Lỗ – Mô (nay còn gọi là Lò Mo, thuộc địa phận xã Mỹ Tú - Châu
Phú).
9. Di tích Núi Sam (thuộc địa phận ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Tế-thị xã Châu
Đốc).
10. Di tích Phum Quao (Phum Kvao) (nằm về phía đông ấp Tân Long trong địa
phận xã Tân Lợi -Tịnh Biên).
11. Di tích Trà Cột (Cũng được gọi là Gò Cây Tung, ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn
-Tịnh Biên).
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 52 -
12. Di tích Đam Pô(nằm về phía tây ấp An Ninh, thuộc xã Ninh Hoà - Tri Tôn).
13. Di tích Gò Me – Gò Sành (ấp Tân Bình, thuộc địa phận xã Ba Chúc -Tri
Tôn).
14. Di tích “Chòm Cây Gáo” (di tích nằm trên khu đất có tên gọi “Chòm Cây
Gáo” thuộc ấp Phú Quới, xã Phú Thành - Phú Tân).
15. Di tích Nền Chùa (thuộc địa phận ấp Phú Y, xã Phú Lộc).
B. KIÊN GIANG
16. Di tích Nền Chùa (di tích cũng có tên gọi là Tà Kêv, có nghĩa là “Ông Ngọc”
(Louis Malleret) thuộc ấp 3, xã Tân Hợi -Tân Hiệp).
17. Di tích Mốp Văn (thuộc xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất).
18. Di tích Đá Nổi (thuộc ấp Đá Nổi, xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp).
19. Di tích Kè Một (thuộc xã Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Thuận).
20. Di tích Cạnh Đền (thuộc ấp Cạnh Điền 2, xã Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận).
C. MINH HẢI
21. Di tích Vĩnh Hưng (thuộc ấp Trung Hưng 1, thôn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh
Lợi).
D. CẦN THƠ (HẬU GIANG CŨ)
22. Di tích Nhơn Thành (thuộc ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Thành, huyện Châu
Thành).
23. Di tích Mỹ Xuyên (cũng được gọi là Thạnh Lợi, thuộc ấp Thạnh Lợi - Hà
Bổ, thị trấn Mỹ Xuyên).
24. Di tích Xuân Hoà (cũng được gọi là Phú Hoà, thuộc xã Xuân Hoa,huyện Kế
Sách).
25. Di tích Kim Hoà (cũng gọi kênh G1, thuộc xã Thạnh An, Thốt Nốt).
26. Di tích Thạnh Trung (thuộc ấp Thạnh Trung, xã Trung Hưng, huyện Thốt
Nốt).
27. Di tích Đông Phú ( thuộc ấp Đông Phú, xã Đông Phước, huyện Châu Thành).
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 53 -
28. Di tích Long Phụng (thuộc xã Long Thạch, huyện Phụng Hiệp).
E. TRÀ VINH (CỬU LONG CŨ).
29. Di tích Lưu Cừ (thuộc ấp Lưu Cừ, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú).
30. Di tích Sóc Chà (thuộc khu dân cư Sóc Chà, xã Thạnh Sơn, Trà Cú).
31. Di tích Chùa Tháp (cũng có tên chùa Chệt Đề, thuộc ấp Đồn Điền, xã Tập
Sơn, Trà Cú).
32. Di tích Chong Bát (cũng có tên Trồ Tra Bát, thuộc ấp Chong Bát, xã Nhị
Trường, Cầu Ngang).
33. Di tích Mỹ Cần (thuộc ấp Mỹ Cần, xã Lương Hoà, Châu Thành).
34. Di tích Chùa Gò Gạch (thuộc khu dân cư ấp Ba Xê A, xã Lương Hoà, Châu
Thành).
35. Di tích Chùa Trà Kháu (cũng gọi là Sam Bua, thuộc ấp Trà Kháu, xã Hoà
Ân, huyện Cầu Kè).
36. Di tích Chùa Giữa (cũng có tên là chùa Ma Chum – Na ran, thuộc ấp Trà
Kháu, xã Hoà An, Cầu Kè).
37. Di tích Tân Trung Giồng (thuộc ấp Tân Trung Giồng, xã Hiếu Tử, Tiểu Cần).
38. Di tích Chùa Cây Hẹ (cũng có tên là Chùa Cần Chông, thuộc thị trấn Tiểu
Cần, huyện Tiểu Cần).
G. VĨNH LONG (CỬU LONG CŨ)
39. Di tích Thành Mới (thuộc ấp 5, xã Trung Hiệp và ấp Bình Thành, xã Trung
Điền, Vũng Liêm).
H. TIỀN GIANG
40. Di tích Gò Thành (thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ
Gạo).
41. Di tích Chùa Bà Kết (thuộc xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo).
42. Di tích Giồng Bà Phúc (thuộc xã Song Bình, Chợ Gạo).
43. Di tích Trường Sơn A (thuộc ấp I, xã Lương Hoà Lạc, Chợ Gạo).
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 54 -
44. Di tích Gò Chùa Bửu Tháp (ấp Tân Phong, xã Tân Hội, Cai Lậy).
45. Di tích Đìa Tháp (thuộc ấp 4, xã Mỹ Thành Bắc, Cai Lậy).
I. ĐỒNG THÁP
46. Di tích Gò Tháp (có tên gọi Pratsat Pream Loven (Chùa Năm Gian hoặc
Tháp Mười), thuộc ấp Tháp Mười, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười).
47. Di tích Phú Long (thuộc Thị xã Sa Đéc)
48. Di tích Gò Tàu (cũng gọi là Gò Bói, thuộc xã Tân Hợi Cơ, huyện Tân Hồng).
49. Di tích Gò Chùa (cũng có tên gọi là Gò Cây Điệp, thuộc xã Bình Phú, huyện
Tân Hồng).
50. Di tích Gò Chùa Phước Thiện (thuộc xã Bình Phú, huyện Tân Hồng).
51. Di tích Gò Công Eùc (thuộc xã Thông Bình, huyện Tân Hồng).
52. Di tích Gò Chùa Tám Aáu (thuộc xã Tân Thnàh B, huyện Tân Hồng).
K. LONG AN
53. Di tích Gò Hàng (thuộc xã Vĩnh Đại, huyện Vĩnh Hưng).
54. Di tích Gò Gòn (thuộc ấp Gò Gòn, xã Hưng Thạnh, huyện Vĩnh Hưng).
55. Di tích Gò Pháo (thuộc ấp 7, xã Hưng Điền B, Vĩnh Hưng).
56. Di tích Bàu Xã Keo (còn gọi là di tích Gò Chùa, thuộc xã Hưng Điền B,
huyện Vĩnh Hưng).
57. Di tích Láng Biền (thuộc xã Hưng Điền B, Vĩnh Hưng).
58. Di tích Tà Nu (thuộc ấp Tà Nu, xã Kháng Hưng huyện Vĩnh Hưng).
59. Di tích Gò Chùa (thuộc xã Hưng Điển A, huyện Vĩnh Hưng).
60. Di tích Gò Rộc Chanh (cũng gọi là gò Ông Tà hoặc Gò Lớn, thuộc ấp Rộc
Chanh, xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Hưng).
61. Di tích Gò Vĩnh Châu A (thuộc xã Vĩnh Châu A, Vĩnh Hưng).
62. Di tích Gò Chùa (thuộc xã Hậu Thạnh Trị, huyện Mộc Hoá).
63. Di tích Gò Đế (thuộc xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hoá).
64. Di tích Gò Dung (cũng gọi là Gò Bắc Dung, thuộc xã Hậu Thanh, huyện Tân
Thạnh).
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 55 -
65. Di tích Gò Bảy Liếp (thuộc xã Nhân Hoà Lập, huyện Tân Thạnh).
66. Di tích Gò Năm Chiêm (thuộc xã Hậu Thạnh, huyện Tân Thạnh).
67. Di tích Gò Chùa (thuộc xã Hậu Thạnh, huyện Tân Thạnh).
68. Di tích Gò Chùa (thuộc xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ).
69. Di tích Bình Tả (thuộc ấp Bình Tả, xã Đức Hoà Hạ).
70. Di tích Gò Chàm (thuộc xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hoà).
71. Di tích Tho Mo (cũng gọi là di tích Đình, thuộc ấp Thuận Hoà(tên cũ là Tho
Mo), xã Hoà Khánh Nam, huyện Đức Hoà).
72. Di tích Rừng Đình (thuộc ấp Trầm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hoà).
73. Di tích Rừng Muỗi (thuộc xã Tân Mỹ, Đức Hoà).
74. Di tích Gò Sao (thuộc xaÕ Tân Phú, Đức Hoà).
75. Di tích Giồng Lót (thuộc ấp Giồng Lót, xã Đức Hoà Thượng, Đức Hoà).
76. Di tích Bàu Thành (thuộc ấp So Đo, thị trấn Hậu Nghĩa).
77. Di tích Bến Đò(thuộc ấp Bến Đò, xã Lộc Giang, Đức Hoà).
L.TÂY NINH
78. Di tích Thanh Điền (thuộc xã Thanh Điền, huyện Châu Thành).
79. Di tích Phước Thạnh (di tích còn có tên là Gò Miếu, thuộc ấp Phước Thạnh,
xã Phước Vĩnh , huyện Châu Thành).
80. Di tích Tiên Thuận (thuộc xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu).
81. Di tích Phước Chỉ (thuộc xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng).
82. Di Tích Chóp Mạt (thuộc ấp Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên).
M. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
83. Di tích Cấn Giờ (thuộc 2 xã Cần Thạnh và Lý Nhân, huyện Duyên Hải).
84. Di tích Gò Chùa Phụng Sơn (thuộc quận 11).
N. ĐỒNG NAI
85. Di tích Cây Gáo (thuộc xã Cây Gáo 2, huyện Vĩnh Cửu).
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 56 -
86. Di tích Đồng Bơ (thuộc khu vực Đồng Bơ, xã Phú Lý, huyện Tân Phú).
87. Di tích Miếu Ông Chồn (thuộc địa phận lâm trường Vĩnh An, xã Phú Lý, Tân
Phú).
88. Di tích Gò Bường (thuộc ấp II, xã Long Phước, huyện Long Thành)
O. LÂM ĐỒNG
89. Di tích Đồng Nai (thuộc xã Đồng Nai, huyện Đạ Tẻ).
90. Di tích Quảng Ngãi (thuộc xã Quãng Ngãi, Đạ Tẻ).
2. LOẠI HÌNH DI TÍCH VĂN HÓA ÓC EO
2.1. Di chỉ kiến trúc tôn giáo.
Loại hình di tích này là những kiến trúc đền, tháp thờ. Có thể phân chia loại
hình di tích này thành các nhóm sau đây.
-Nhóm 1: Các di tích thuộc nhóm này này thường tìm thấy trên các gò đất đắp
nhân tạo. Bên dưới lớp đất phủ trên mặt là kiến trúc đá gạch. Toàn bộ bình đồ kiến
trúc thường có hình chữ nhật. Phần trên của kiến trúc thường đã sụp đổ, sau đó
người ta đã cố ý đắp đất phủ lên. Biên gò được kè bởi đá và gạch rất kiên cố. Nền
gò là lớp sét dày được xử lý nện chặt vững chắc trong phạm vi gò. Chìm trong lòng
gò là nền móng gồm các tường gạch được bẻ thành các góc vuông. Trung tâm gò là
một kiến trúc thường có dạng hình vuông có nền đá và tường bao được xây bằng
gạch và đá lớn rất dày và kiên cố. Trong kiến trúc phát hiện ngẫu tượng Linga,
Yoni. Loại di tích này phát hiện ở Nền Chùa, Gò Tháp Mười, Gò Minh Sư
- Nhóm 2 là loại kiến trúc chỉ có một nền gạch bằng phẳng hình chữ nhật với
các đường gạch thấp dưới 1m chia nền thành các ô. Loại kiến trúc này không có
tường, mái, phù điêu. Tiêu biểu cho loại kiến trúc này là di tích Gò Cây Trôm.
2.2. Loại hình kiến trúc mộ táng.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 57 -
Các mộ táng Óc Eo thường nằm trong các gò đất đắp được xử lý vững chắc.
Mộ táng chia thành hai loại
- Loại một là những gò lớn hình dạng không nhất định trong đó chôn nhiều mộ
không có nấm mồ. Cấu trúc mộ hình phễu. Loại này tìm thấy ở gò Bà Chúa Xứ A
và B
- Loại hai là mộ nằm trong các gò nhỏ riêng biệt hình bát úp hoặc mu rùa, mỗi
gò chỉ có một mộ. Loại này phát hiện ở Phật Nổi, Takev, Nền Chùa
+ Cấu trúc mộ có loại huyệt vuông xung quanh xây đá, gạch hoặc ghép gỗ.
Lòng mộ tấn nhiều lớp đá và cát trắng mịn. Trung tâm mộ là một trụ gạch hình
vuông, có hộc rỗng nhỏ. Đáy hộc là lớp cát trắng sạch và có than tro, mảnh gốm
hoặc lá vàng.
+ Loại khác là mộ huyệt vuông không có cấu trúc xây ở trung tâm. Trong mộ
được tấn đá cát tạo thành khối vuông. Tâm là một lỗ nhỏ tạo bằng vật nhọn. Trong
điền đầy cát sạch, thường tìm thấy hiện vật vàng lá, đá quý, đồ trang sức.
+ Mộ có cấu trúc huyệt hình phễu, phần trên tấn đá hoa cương và cát, đáy là
lớp sét dẻo có lẫn than tro, di cốt, gốm
2.3. Loại hình di tích cư trú
Di tích cư trú ở Óc Eo thường tìm thấy trong lớp sâu, dưới lớp đất canh tác hiện
nay. Chúng có dạng những liếp đất cổ, khả năng là những nền nhà. Trong lớp đất
cư trú thường chứa nhiều gốm, công cụ, than tro, tàn tích thức ăn. Khảo cổ học cũng
tìm thấy dấu vết nhà sàn, đó là những cấu trúc cọc gỗ tập trung thành nhóm hoặc lỗ
chôn cột.
Loại di tích này tìm thấy ở Nền Chùa, Cạnh Đền. Ba Thê, Óc Eo
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 58 -
3. DI VẬT VĂN HÓA ÓC EO.
3.1.Tượng thờ và linh vật
a) Tượng Phật
- Tượng Phật bằng gỗ
Là di vật quý hiếm, có số lượng khá ít so với các loại hiện vật khác của văn
hoá Óc Eo ở vùng đồng bằng Nam Bộ.
Vào cuối những năm 30, theo tài liệu đã công bố, có bốn pho tượng Phật gỗ đã
được tìm thấy ở vùng Đồng Tháp Mười. Gồm 1 tượng ở Tháp Mười, 1 tượng ở
Phong Mỹ và hai tượng ở Bình Hoà. Những pho tượng này đã được nghiên cứu,
phân tích và đã được xét nghiệm bằng phương pháp các bon phóng xạ(C14) cho chỉ
số niên đại vào khoảng giữa thế kỷ thứ IV (tượng Tháp Mười) đến cuối thế kỷ thứ
VII SCN (tượng Hoà Bình) (L. Malleret, 1963, tr 164).
Từ sau năm 1975, trong các cuộc điều tra, đào thám sát và khai quật khảo cổ
học, đã phát hiện được 15 tượng và 1 bàn tay tượng trong các di tích Gò Tháp: 11
tượng, Giồng Xoài thuộc khu di tích Óc Eo: 2 tượng, Vĩnh Hưng: 1 tượng và Nhơn
Thành : 1 tượng và 1 bàn tay. Đây là những tượng được phát hiện trong các di tích
khảo cổ văn hoá Óc Eo, có vị trí địa tầng và có cùng phong cách nghệ thuật giống
với các tượng đã được L. Malleret công bố trước đây. Trong đó:
+ 12 tượng tạc theo phong cách nghệ thuật Dvarati (Gò Tháp 10, Giồng Xoài 1,
Vĩnh Hưng 1). Đây là những tượng tạc theo quy cách đứng trên toà sen, có thân
hình mảnh mai, thon cao, hong hơi vẹo về bên phải. Thân mặc áo cà sa dài đến
chân. Kích thước các tượng lớn nhỏ không đều nhau. Tượng nhỏ nhất thu thập ở Gò
Tháp cao 0,165m. Tượng lớn nhất đồng thời là tượng nguyên nhất tìm thấy ở Giồng
Xoài cao 2,30m (tính cả bệ) có đầu đội mũ chóp tròn, mặt nghiêm, tai dài, cổ cao.
Thân khoác áo cà sa dài đến chân. Tượng có hai tay đều bị gãy, tay phải gãy đến
vai, tay trái gãy đến cùi chỏ.
+ 3 tượng tạc theo phong cách Amaravati (Gò Tháp 1, Giồng Xoài 1, Nhơn
Thành 1) còn khá nguyên dạng. Đây là loại tượng được tạo theo quy cách đứng
thẳng trên toà sen hoặc trên bệ, đầu đội mũ hình chóp, mặt không rõ nét. Tai dài.
Thân khoác áo cà sa phủ kín bên vai trái, để hở vai phải và một phần ngực, dài phủ
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 59 -
đến chân. Cả 3 tựơng đều bị gãy mất hai tay. Tay trái gãy ít hơn tay phải. Tượng
nhỏ nhất tìm thấy ở Giồng Xoài cao o,46m (tính cả bệ). Tượng lớn nhất tìm thấy ở
Gò Tháp cao 0,94m (tính cả bệ).
Việc tìm thấy những pho tượng Phật bằng gỗ được tạc theo hai phong cách nghệ
thuật có ý nghĩa trong việc nhận thức về trình độ của nghề chạm khắc gỗ, về những
mối quan hệ giao lưu văn hoá và về vị trí xã hội của Phật giáo trong đời sống văn
hoá tinh thần của cư dân cổ Óc Eo.
- Tượng Phật bằng đá
Gồm các tiêu bản thu thập được ở các di tích Óc Eo (1), Gò Tháp (3), Đá
Nổi(Kiên Giang) (1), Chùa Phật (1), Mỹ Thạnh Đông (1), Bàu Công (1). Dựa vào
quy cách, có thể phân biệt các tượng này ra thành những nhóm như sau :
+ Nhóm tượng tạc trong tư thế ngồi xếp hàng : 5 tượng (Óc Eo : 1, Gò Tháp :2,
Mỹ Thạnh Đông :1, Bàu Công : 1) được làm bằng loại sa thạch màu xám và xanh
đen có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Chúng gồm 1 tượng nhỏ còn khá nguyên
dạng thu thập đượpc ở di tích Óc Eo. Tượng cao 0,13m, đầu đội mũ có chóp tròn,
mặt tròn. Trên mặt không có những nét chạm thể hiện mắt, mũi, miệng và tai.
Tượng được tạc trong tư thế ngồi xếp bằng trên toà sen, hai tay để trước bụng. Tay
trái còn nguyên, tay phải gãy mất đoạn từ vai đến cổ tay. Chân phải đặt trên chân
trái. Bàn chân duỗi thẳng. Các ngón tay và ngón chân không thể hiện rõ nét.
- Tượng nhỏ ở Bàu Công bị gãy chỉ còn phần dưới có dạng tương tự tượng ở
Óc Eo.
- 2 pho tượng Gò Tháp đều bị vỡ chỉ còn lại phần từ khuỷu tay xuống. Trong đó,
tượng lớn có phần còn lại cao 0,52m, được tạc theo qui cách ngồi xếp bằng trên bệ,
hai tay để trước bụng. Bàn tay phải đặt úp vào lòng bàn tay trái. Chân phải gác
trên chân trái. Bàn chân duỗi thẳng, có 5 ngón, 3 ngón giữa dài hơn ngón cái. Bệ
ngồi thấp, không cân đối. Trên bệ không có trang trí hoa văn.
- Tượng Mỹ Thạnh Đông được tạc bằng loại sa thạch màu xanh đen cao 0,50m,
còn khá nguyên. Tượng được tạc thành Phật ngồi trên bệ đá có đầu đội mũ chóp
tròn. Mặt tròn. Mày cong. Mắt lim dim, hơi xếch. Mũi lớn, sống mũi bị vỡ. Miệng
nhỏ, có râu mép. Tai lớn, dài thỏng xuống ngang cằm. Cổ to bạnh. Hai tay để trước
bụng. Lòng bàn tay đặt úp vào nhau. Bàn tay phải nằm trên bàn tay trái. Chân phải
gác lên chân trái. Bàn chân không tạc ngón.
- Tượng Phật ngồi thẳng có 1 tượng, thu thập được ở di tích Gò Tháp. Tuy bị vỡ
mất đầu và chân nhưng qua phần còn lại cũng có thể nhận thấy pho tượng này được
tạc theo qui cách ngồi thẳng trên bệ cao, hai chân chống xuống dưới, hai tay đặt
trên đùi. Đây là pho tượng ngồi theo “phong cách Âu châu”.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 60 -
- Tượng bán tròn tạc theo tư thế đứng 1 tượng, bằng sa thạch màu xám sáng, tìm
thấy ở di tích đá nổi (Kiên Giang). Tượng gãy đầu và hai tay, phần còn lại tính cả
bệ cao 0,25m được tạc theo tư thế đứng, chân phải thẳng, chân trái như bước lên
phía trước. Bàn chân thô, không có ngón. Thân khoác áo cá sa dài phủ xuống đến
chân và có một dây dải vắt qua hai đầu gối.
Ngoài các tượng nói trên, còn có một đầu tượng bằng sa thạch màu xám nâu
thu thập được ở địa điểm Chùa Phật. Tượng có đầu đội mũ có chóp trên đỉnh, tóc
xoắn thành từng cuộn tròn đều nhau xếp thành hàng ngang phủ kín đầu. Mũi
thẳng. Miệng cười mỉm, ,cằm tròn, tai lớn, dài đến ngang cằm. Cổ tròn có ngấn nhỏ
Các tượng Phật hiện có, tuy phát hiện được trong các di tích văn hoá Óc Eo
nhưng không nằm trong địa tầng khảo cổ học. Vì vậy, không thể xác định niên đại
một cách chính xác. Tuy nhiên, dựa vào phương pháp so sánh, đối chiếu có thể định
niên đại của những pho tượng này vào khoảng thế kỷ thứ V cho đến thể kỷ thứ
VII.
- Tượng Phật bằng đồng
Một tượng Phật còn nguyên phát hiện được ở phía Tây địa điểm Gò Cây Thị
thuộc di tích Óc Eo. Tượng được đúc bằng đồng, lớp patin bên ngoài màu xám đen,
cao 0,31m, nặng 3,8kg. Phía sau có hai móc : một ở giữa sống lưng, một ở sau
khuỷu chân. Lư tượng có 5 dấu ấn hình chữ nhật. Tượng được tạo trong tư thế đứng
trên toà sen, đỉnh đầu có chóp tròn, tóc xoăn mịn từng cụm nhỏ, nét mặt hiền hoà,
mắt lim dim, hơi xếch, mũi thẳng, miệng cười trầm tĩnh. Hai tay đưa ngang tầm
ngực, lòng bàn tay phải đưa ra phía trước, các ngón tay khép lại, tay trái ngửa ra,
chếch xuống phía dưới. Hai chân trần, hơi thô, có đủ các ngón. Tượng khoác áo cá
sa phủ đến chân, gồm hai lớp. Áo phủ kín 2 vai, để hở cổ và một phần trước ngực
phủ xuống thành những nếp gấp rộng. Lớp áo trong để lộ 4 nếp gấp ở ngực. Lớp
ngoài, từ bụng đến gối có 8 nếp. Áo phủ rộng lên vai cánh trước, một dải áo vắt
qua phủ xuống phía ngoài cánh tay trái. Lai áo phủ xuống chân gấp thành nếp cách
điệu hoá
Xét về phong cách nghệ thuật, so với các tượng cổ cùng loại trong bối cảnh lịch
sử của sự du nhập Phật giáo vào vùng này, Võ Sỹ Khải đã định niên đại sớm nhất
của pho tượng này là nửa đầu thế kỷ V sau công nguyên.
Hai cánh tay và một mảnh vỡ của 3 tượng đồng khác nhau được tìm thấy ở
trung tâm di tích kiến trúc Lưu Cừ. Trong đó có một cánh tay còn nguyên bàn tay
năm ngón, ngón cái và ngón trỏ làm thành vòng tròn, các ngón còn lại khép kín và
chỉ về phía trước; mảnh vỡ thuộc phần vai của 1 tượng khá lớn. Trên vai có hoa văn
trang trí hình bình hành thể hiện áo cà sa nhà Phật.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 61 -
b) Tượng thần
- Brahma bằng đá: Tượng tìm thấy ở Óc Eo, đầu đội mũ hình trụ. Brahma bằng
đồng tìm thấy ở tháp Vĩnh Hưng
- Visnu gồm tám tượng.
- Siva ở Óùc Eo còn lại ba tiêu bản.
- Ganesa là thần vật thể hiện dưới dạng mình người đầi voi có 3 tượng.
- Dvarapala
- Uma – Mahisvara hoặc Mahisardramardini
- Yaksa
- Tượng nam thần, nữ thần
- Đầu người bằng đất nung
c) Linh vật.
- Linga có 22 tiêu bản gồm các loại sau:
Loại thứ nhất gồm hai phần, phần trên hình trụ tròn, phần dưới hình trụ bát giác.
Loại thứ hai cấu tạo 3 phần, phần trên hình trụ tròn, phần giữa hình trụ bát giác,
phần chân hình trụ vuông.
Loại thứ ba có đầu bằng, cấu tạo 3 phần tiết diện như loại hai.
Loại thứ tư có đầu tròn, phần tr6n hình trụ tròn, phần dưới hình vuông
Ngoài ra còn một loại Linga kích thước nhỏ bằng thủy tinh, đá quý
- Linga – yoni gồm 10 bộ có thể tạc liền khối, cũng có loại ghép rời
- Yoni có 18 tiêu bản gồm các loại lỗ gần vuông hoặc chữ nhật, loại hình bát
giác, loại lỗ tròn
- Bệ thờ là những viên đá ghép chồng lên nhau theo quy cách đối xứng.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 62 -
3.2. Phù điêu và con dấu
a) Phù điêu bằng đất nung
b) Con dấu
Loại di vật này chỉ mới phát hiện được 22 cái, được làm bằng kim loại và đá
quý, tìm thấy ở các di tích Óc Eo (5), Nền Chùa (4), và Cạnh Đền (13). Trên phần
lớn các con dấu có mặt đóng dấu được chạm khắc hình người, hình động vật, chữ
cổ và hình các vật thể ở dạng lõm.
3.3. Tiền và kim loại
Đồng tiền là loại di vật hiếm, chiếm số lượng khá ít trong các di tích văn hoá
Óc Eo nhưng chúng có giá trị nghiên cứu lớn. Cùng với con dấu, sự có mặt của tiền
luôn gắn với một xã hội văn minh có nền kinh tế thị trường phát triển ở một mức độ
khá cao. Có 12 đồng tiền và mảnh cắt của tiền đã được phát hiện ở các di tích Nền
Chùa (3), Đá Nổi (3), Kè Một (2) và Gò Hàng (4).
3.4. Di vật bằng vàng
a) Đồ trang sức bằng vàng
- Nhẫn vàng : có 11 chiếc nguyên và gãy tìm thấy trong các di tích mộ táng và
cư trú.
- Bông tai và khuyên tai: có 9 chiếc bao gồm: ½ khuyên tai hình con đỉa có chốt
bấm; 5 khuyên tai nhỏ được làm bằng dây vàng có tiết diện tròn được uốn thành
hình tròn; 1 bông tai hình nút áo vuông; 1 bông tai hình bông hoa; 1 khuyên tai
được tạo bởi 1 dây vàng có phân nửa tiết diện tròn, phân nửa dẹt quấn vào nhau.
- Mặt đeo : Một chiếc hình bông mai sáu cánh có nhụy là 1 viên đá quí màu
mận chín.
- Hạt chuỗi: có 8 hạt, bao gồm 5 hạt chuỗi hình trái xoan hay hình trái chuỗi
ngọc, có lỗ xuyên trục dọc.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 63 -
- Bông chuỗi: có 10 bông. Đây là những bông hoa nhỏ có từ 5 đến 6 cánh nhỏ
bằng lá me. Chính giữa có lỗ xuyên để xâu dây đeo.
- Bông hoa: có 2 bông. Cả hai bông hoa vàng đều có 4 cánh và có lỗ để xâu
dây đeo.
b) Vàng lá: Vàng lá là di vật rất phổ biến, được tìm thấy trong các di tích văn
hoá Óc Eo.
Về hình dạng, chúng bao gồm các hình tứ giác, hình tròn hoặc gần tròn, hình
bầu dục, hính bán nguyệt hay hình chũ D, chữ U, hình tam giác, hình lá nhọn Qua
việc thống kê phân loại cho thấy, phần lớn chúng có kích thước nhỏ và rất nhỏ.
Loại nhỏ nhất, có kích thước dao động từ 0,5cm đến 2,0cm chiếm số lượng nhiều
nhất. Tiếp đến là loại trung bình, có kích thước giao động từ 2,0 cm đến 5,0 cm.
Loại lớn có kích thước dài rộng giao động từ 5 cm trở lên chiếm số lượng rất ít,
được tìm thấy chính ở di tích Đá Nổi, Gò Thành và Gò Xoài.
- Đề tài hình người: 44 hình: 2 hình thần Visnu; 2 hình thần Surya; 19 hình người
hoặc nhân thần; 2 hình người ngồi chạm trên lá vàng; 1 hình người quỳ có dạng
giống nhân sư; 2 hình chạm người đàn bà; 2 hình bàn chân; 8 hình người thú; 10
hình người chim.
- Đề tài động vật: có 99 hình loài vật, 38 hình bò chạm; 28 hình voi; 3 hình hươu
nai; 2 hình ngựa; 2 hình chạm chó sói; 1 hình cá sấu; 13 hình rắn; 7 hình rùa; 4 hình
cá; 1 hình dê
- Đề tài thảo mộc: có 67 hình, 25 hình chạm, dập và cắt hoa sen; 14 hình các
loại hoa được chạm riêng biệt trên 14 lá vàng gồm hoa mai, hoa trang vàng, hoa
cẩm chứng, hoa thược dược, hoa ác-ti-sô; 5 hình chạm các loại trái cây.
- Đề tài các vật thể: có tới 205 hình chạm dập. Bao gồm các hình con óc, bánh
xe, cây gậy, biểu tượng Laksmi, đinh ba, mặt trăng khuyết, vòng tròn hay mặt trời,
tháp thờ hay bệ, bình có vòi, hình hình học và có hình chục hình chạm không rõ
ý nghĩa hoặc chưa xác định. 49 hình bánh xe; 12 hình đinh ba; 2 hình chạm cây gậy;
6 hình chạm tháp thờ hay bệ thờ; 2 hình chạm biểu tượng Laksmi; 1 hình bình có
vòi; 27 hình chạm mặt trăng khuyết; 11 hình chạm vòng tròn hay hình mặt trời.
- Đề tài hình học: có 22 hình: 5 hình chạm dây thòng lọng (Pãsa) là vũ khí của
Yama; 30 hình chạm những vật thể chưa xác định. Ngoài ra, còn có 22 hình chạm
không rõ dạng.
- Hình chữ viết cổ, gồm có: 5 hình chữ viết là đề tài chính, 27 chữ viết được
khắc cùng với các hình người, hình người thú.
c)Bệ thờ Linga – Yoni bằng vàng
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 64 -
3.5. Đồ trang sức và di vật bằng đá quý, đá màu, thuỷ tinh và kim
loại thường
a) Hạt chuỗi
- Chuỗi bằng đất nung: chiếm số lượng rất lớn, có tới vài ngàn hạt
- Chuỗi (cườm tấm) bằng “lưu ly”
- Hạt chuỗi hình cầu tròn
b) Đá quý: có 61 viên.
c) Vật dụng bằng kim loại thường, bằng đá, bằng thuỷ tinh
- Vòng tay. Có 5 vòng đeo tay làm bằng hợp kim chì – thiếc.
- Khuyên tai : có 21 chiếc gồm: 2 hình con ốc; 5 hình con đỉa; 1 hình cá ngựa;
1khuyên tai có mấu; 2 khuyên tai hình con thú.
- Nhẫn: có 13 chiếc làm bằng đồng – chì.
- Bùa đeo: có 5 chiếc, được đúc bằng hợp kim chì – thiếc, trên đỉnh có lỗ để xâu
dây đeo, gồm: hình bình hành; hình chữ nhật.
- Thẻ đá: có 3 chiếc, được làm bằng đá giả mã não và sa thạch.
- Huy chương: 1 chiếc. Trên một mặt của huy chương là hình đầu 1 con sư tử . Ở
bên trái, dọc theo rìa cong của huy chương có những nét đúc nổi có dạng tương tự
các chữ cái La tinh. Mặt sau huy chương là hình 1 bông hoa 4 cánh.
- Lục lạc: có 3 chiếc bằng đồng, dạng hình cầu
- Ly đồng
- Xập xoã
- Ống nhỏ
- Dây kim loại
- Kẹp chì
- Mảnh sắt thiếc
- Mảnh đồng
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 65 -
3.6. Các vật dụng bằng đá
a. Bàn mài: có 8 chiếc nguyên và vỡ.
b. Bàn nghiền: có 36 chiếc được làm bằng các loại sa thạch.
c. Chày nghiền – con lăn (?): có 14 cái, được làm bằng loại sa thạch.
d. Cối đá: có 3 chiếc, làm bằng loại đá hoa cương màu xám xẩm.
e. Vật hình nấm (bàn xoa) (?): có 2 cái.
f. Đá có lỗ: 3 tiêu bản.
g. Khuôn đúc hoặc khuôn ép: 3 tiêu bản.
h. Đá dùng làm mặt giáp khuôn: 3 tiêu bản.
3.7. Đồ gốm và đất nung
a. Đất nung
b. Chì lưới: có 13 hiện vật.
c. Doi xe sợi: có 32 chiếc.
d. Bàn in: tổng số có 12 chiếc.
e. Chuông gốm: có 6 cái.
f. Chày nghiền: có 3 chiếc.
g. Giá kê lò: có 1 cái.
h. Vật hình e-lip (hay bàn dập): có 8 cái.
i. Vật hình “oản”: 12 cái.
j. Chén nhỏ: có 16 chiếc.
k. Cà ràng (bếp lò): là loại di vật khá tiêu biểu, được tìm thấy nhiều trong
các di tích cư trú văn hoá Óc Eo ở vùng đồng bằng thấp Óc Eo, Nền
Chùa, Cạnh Đền, Nhơn Thành
l. Đồ gốm
m. Gốm mịn
n. Gốm thô
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 66 -
Ngoài ra còn có các di vật thuộc nhóm vật dụng bằng gỗ, tàn tích thực vật, di cốt
động vật.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 67 -
PHỤ LỤC
HẬU KỲ ĐỒNG THAU VÀ SƠ KỲ SẮT
Ở MIỀN BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ - VĂN HÓA ĐÔNG SƠN
1. Địa vực phân bố
Kể từ khi di tích Đông Sơn được phát hiện vào năm 1924 đến nay đã hơn bảy
thập kỷ trôi qua, những di tích cùng văn hóa với di tích này đã phát hiện khắp
miền Bắc nước ta, trong một khu vực liền khoảnh từ biên giới miền Bắc đến đèo
Ngang thuộc tỉnh Quảng Bình, tập trung đậm đặc ở lưu vực ba con sông lớn: Sông
HỒng , Sông Mã, Sông Cả. Số lượng di tích Đông Sơn của các tỉnh dưới đây bao
gồm các di tích, các sưu tập hiện vật đồng phát hiện ngẫu nhiên. Lào Cai và Yên
Bái: 30 địa điểm, Sơn La: 20 địa điểm,Hà Giang: 4 địa điểm, Thái Nguyên: 4 địa
điểm, Quảng Ninh: 4 địa điểm,Phú Thọ và Vĩnh Phúc: 18 địa điểm, Hà Nội: 20 địa
điểm, Bắc Ninh và Bắc Giang: 13 địa điểm, Hải Dương và Hưng Yên: 7 địa điểm,
Hải Phòng: 4 địa điểm, Hà Tây và Hòa Bình: 28 địa điểm, Thái Bình: 3 dịa điểm,
Hà Nam và Nam Định: 13 địa điểm, Thanh hóa: 70 địa điểm, Nghệ An và Hà Tĩnh:
26 địa điểm, Quảng Bình: 8 địa điểm.
Trong văn hóa Đông Sơn, tại một số vùng, các di tích có xu hướng phân bố
thành cụm.
Cụm di tích vinh Quang ở huyện Hoài Đức (Hà Tây)
Cụm di tích Cổ Loa (Huyện Đông Anh, Hà Nội)
Ở lưu vực Sông Mã, Sông Chu (Thanh Hoá), sự phân bố các di tích Đông Sơn
đặc biệt phong phú. Chỉ trong một huyện đã có hàng chục di tích.
Đáng chú ý là cụm di tích Đông Lĩnh ở xã Đông Lĩnh.
Cụm di tích Quỳ Chử xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá phân bố trên cồn gò
bên bờ Sông Dọc, một nhánh cụt của Sông Mã.
Cụm di tích Định Công nằm ở xã Định Công huyện Định Yên cũng bao gồm
những di tích Đông Sơn muộn, tại đây phát hiện được nhiều trống đồng Đông Sơn.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 68 -
2. Đặc điểm và loại hình di tích văn hoá Đông Sơn
Di chỉ cư trú- mộ táng
Đây là một loại di chỉ hỗn hợp, vừa là di chỉ cư trú vừa là là khu mộ táng. Loại
di tích này đã phát hiện được 22 địa điểm, trong đó 9 địa điểm đã được khai quật.
+ Di tích Làng Cả thuộc thành phố Việt Trì, tĩnh Phú Thọ, đã được phát hiện từ
năm 1959, dưới những tên gọi khác nhau: Chính Nghĩa, Làng Cả, Việt Trì.
+ Di tích Vinh Quang có diễn biến của di tích phức tạp hơn di tích Làng Cả.
Đây là di tích cư tru ù- mộ táng Đông Sơn nằm trùm lên di chỉ cư trú văn hoá Gò
Mun. các nhà khảo cổ học phải lấy tên xã để đặt tên, nay là làng Cát Quế , huyện
Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
+ Di tích Chiền Vậy thuộc xã Kim Hoàng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, nằm
trên một quả gò cao hơn mặt ruộng 1m – 2,5m, rộng khoảng 600m, cách Sông Hồng
6,5 km, cách Sông Đáy 5,4 km.
+ Di tích Đông Sơn thuộc xã Đông Sơn , phường Hàm Rồng, thành phố Thanh
Hoá, nằm ở hữu ngạn Sông Mã. Di tích gồm hai khu vực: khu vực trong làng trong
một thung lũng hẹp, nằm ở đuôi Núi Rồngvà Núi Lườn có diện tích khoảng
1000m2; khu vực quan trọng của di tích Đông Sơn chính là thuộc vào loài hình di
tích cư trú - mộ táng. Khu vực này trải dài trên bờ Sông Mã từ cửa lò cao của nhà
máy phân lân Thanh Hoá tới đuôi Núi Rồng dài 300m - 400m, rộng 50m - 60m.
Mộ táng.
Nhiều di tích Đông Sơn được biết đến chính là nhờ những nhóm hiện vật phát
hiện ngẫu nhiên. Khi khảo sát về tính chất của những di tích này người ta thường
chú ý tới khả năng chúng thuộc các khu vực mộ táng. Ở tất cả 32 di tích thuộc
nhóm mộ táng , một nửa trong số này đã được khai quật nhưng phần lớn là những
khu mộ quan tài hình thuyền.
Cho tới nay khoảng 15 di tích mộ quan tài thân cây khoét rỗng được xác định
thuộc văn hoá Đông Sơn, tập trung nhất ở đồng bằng trũng của Sông Hồng, Sông
Đáy và Sông Nhuệ, trên những huyện phía nam của tỉnh Hà Tây như Thanh Oai,
Ừng Hoà, Phú Xuyên đến huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam.
+ Di tích Châu Can thuộc xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, cách
Sông Nhuệï 1km, cách Sông Hồng 7 km.
+ Di tích Núi Nấp xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 69 -
+ Di tích Làng Vạc I được phát hiện vào tháng 5 năm 1972, huyện Nghĩa Đàn,
tỉnh Nghệ An.
Di chỉ xưởng.
Hiện nay mớichỉù biết có 3 di tích thuộc loại này, đều thuộc xã Đông Lĩnh,
huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đó là Cồn Cấu lớp trên, Bái Tê và Mả Chùa.
Các sưu tập ngẫu nhiên
Những di tích này tương đối nhiều: 134 di tích. Đó là những nhóm đồ đồng
Đông Sơn phát hiện ngẫu nhiên trong quá trình sản xuất.
3. Các đặc trưng cơ bản của văn hoá Đông Sơn.
- Đồ đồng
Nói đến văn hoá Đông Sơn, điều gây ấn tượng nhất chính là bộ đồ đồng cực kỳ
phong phú, đa dạng về chủng loại, trình độ cao về kỹ thuật chế tác và năng khiếu
thẩm mỹ.
+Vũ khí
Trong các di tích văn hoá Đông Sơn hai loại hình hiện vật công cụ và vũ khí có
tỷ lệ xấp xỉ nhau.
Giáo: Căn cứ vào cách tra cán có thể chia giáo thành hai loại lớn: giáo có chuôi
tra cán và giáo có họng. Giáo có họng tra cán chiếm tuyệt đại đa số.
Lao phần lớn có hình dáng dống như giáo, có họng tra cán.
Dao găm có nhiều kiểu phân chia theo đốc cầm. Phổ biến nhất là loại có chắn
tay hẹp giống sừng trâu.
Rìu chiến thường có dạng lưỡi xéo
Búa chiến
Mũi tên khá giống mũi lao nhưng nhỏ hơn, gồm nhiều loại: Cánh én, hình lá,
tam giác
Tấm che ngực
Trong nhóm vũ khí của văn hoá Đông Sơn còn có qua
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 70 -
+ Công cụ sản xuất
Rìu. Tất cả những loại rìu đã tìm được đều có một đặc điểm chung là thuộc rìu
có họng. Nói chung có hai xu hướng: rìu có lưỡi cân xứng và không cân xứng.
Lưỡi cày đồng. Cho tới nay đã có hơn 200 hiên vật được xếp vào nhóm công cụ
này. Có thể phân chia thành 4 kiểu: Kiểu lưỡi cày hình tam giác phát hiện được
còn ít, kiểu lưỡi cày hình tim tìm được nhiều nhất. Gần 100 chiếc lưỡi cày để trong
trống Cổ Loa I thuộc kiểu này. Kiểu lưỡi cày hình cánh bướm hay hình chân vịt có
số lượng thứ hai. Kiểu lưỡi cày có vai ngang hoặc vai nhọn cũng rất ít.
xẻng gần giống xẻng sắt hiện đại.
cuốc đồng
nhóm thuổng hay mai
nhóm công cụ thu hoạch là những lưỡi dao gặt hay còn gọi là nhíp
Nhóm dùi, đục, dũa.
Công cụ sản xuất còn có lưỡi câu, kim, đinh ba, đinh hai, móc,dao,dao khắc
+ Đồ dùng sinh hoạt.
Thạp .Đều có dáng một chiếc chum thân bầu, đáy và miệng hơi thu vào. Gần
miệng có quai. Có loại thạp không nắp và loại có nắp.
Thố trông giống như chiếc lẵng hoa hiện đại, thân hiønh nón cụt, miệng và đế
có vành loe ra.
Bình, âu đồng giống một chiếc bát sâu lòng, thành cao.
Khay đồng.
Đĩa đồng tương đối giống những đĩa sắt hiện đại, lòng nông, miệng rộng, loe,
đáy bằng. Chậu đồng có một ý nghĩa và giá trị nghiên cứu đặc biệt. Về hình dáng
gần giống những chậu đồng hiện đại, vành miệng loe, miệng rộng hơn đáy, đáy
bằng.
Ngoài ra còn Lọ đồng, ấm đồng, muôi đồng, thìa đồng, quả cân đồng.
+ Nhạc cụ.
Trống đồng là loại di vật điển hình nhất của văn hóa Đông Sơn. Tất cả những
trống đồng tìm được đều thuộc cùng một loại, loại I theo cách phân loại của
F.Heger. Ngày nay chúng ta đã thống nhất gọi loại trống này là trống Đông Sơn.
Chuông đồng có loại tương đối lớn, hình bầu dục, mặt cắt hình bàu dục, đỉnh có
quai, trong lòng có thanh ngang treo quả lắc. Có loại chuông nhỏ hoặc rất nhỏ gọi
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 71 -
là nhạc hay lục lạc. Ngoài ra còn khèn, cồng, chiêng, thanh la mới chỉ thấy hình
ảnh trên trống đồng mà chưa tìm thấy vật thật.
+ Đồ trang sức:
Đồ trang sức chủ yếu của người Đông Sơn là vòng, được chứng thực trên những
tượng người tìm thấy, tất cả đều đeo vòng tay và vòng tai. Đơn giản nhâùt là những
vòng giống một sợi dây đồng uốn tròn. Kiểu vòng có họng khoá gần giống như
kiểu trên.Vòng có tiết diện hình sống trâu.Vòng có tiết diện hình chữ T, hình chữ
nhật dẹt, vòng ống, vòng có mấu
Còn có loại hiện vật để đeo bằng đồng giống như kiểu vòng tuy nhiên có kích
thước bé hơn rất nhiều, chỉ vừa để đeo vào ngón tay, có thể là nhẫn.
Khoá thắt lưng đồng là những hiện vật mang tính nghệ thuật cao, gồm hai mảnh
móc với nhau bằng móc và khâu.
Tượng đồng là những khối tượng người và động vật được đúc thành cán dao găm.
Ngoài ra còn có những hiện vật rất khó biết trong thực tế được dùng vào cái gì.
Đó là những khung chạm hình vuông, một loại hiện vật khác hình cành cây...
Điều cuối cùng có thể nêu lên đặc điểm chung của đồ đồng Đông Sơn là những
đồ minh khí.
-Đồ sắt
Đồ sắt chủ yếu có hai nhóm, công cụ và vũ khí. Những lưỡi cuốc có số lượng
nhiều hơn cả. Lưỡi mai có họng tra cán hình chữ U, lưỡi rộng bằng họng. Công cụ
thu hoạch có liềm, công cụ chặt có rìu: Kiểu rìu hình chữ nhật, lưỡi rộng bằng
họng; kiểu rìu lưỡi xoè cân xứng gần bằng vai, mặt cắt họng hình chữ nhật. Nhóm
vũ khí có kiếm và giáo.
-Đồ đá
Đồ đá thuộc hai nhóm chính là công cụ sản xuất và đồ trang sức. Về công cụ
sản xuất số lượng ít, chủ yếu là rìu và bôn. Ngoài ra có hòn kê, hòn ghè, bàn mài,
chày. Một loại hiện vật mới xuất hiện là những quả cân. Về đồ trang sức có các
kiểu vòng tay, vòng tai nhưng chế tác có phần đơn giản hơn so với giai đoạn trước.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 72 -
-Đồ thủy tinh
Gồm các hiện vật hạt chuỗi màu xanh lục, vòng tai, có loại vòng tay bằng thuỷ
tinh mặt cắt hình chữ T.
-Đồ gốm
Là loại di vật nhiều nhất thu được trong các di tích gồm các loại hình: nồi, chõ,
bình, vò, chậu, bát, các nồi nấu và rót đồng, chì lưới và dọi xe chỉ, chạc gốm và
chân giò. Gốm Đông Sơn thường thô, để trơn, hoa văn nghèo nàn và đơn điệu.
-Đồ xương
Đồ xương trong văn hoá Đông Sơn còn lại rất ít, có những hiện vật còn chưa rõ
công dụng.
-Đồ tre gỗ
Đó là những cán giáo bằng song, các mái chèo gỗ ở La Đôi, Đông Sơntay
thước, phao gỗ, tượng người bằng gỗ.
4. Các loại hình địa phương.
Loại hình Sông Hồng.
Về vũ khí có tỉ lệ cao hơn, phổ biến giáo có họng tra cán, họng bằng 1/3 chiều
dài của lưỡi; rìu chiến hình bàn chân gót vuông; mũi tên ba cạnh, mũi tên cánh én
vót chuôi.
Về công cụ sản xất phổ biến kiểu rìu lưỡi xéo hình gót vuông hoặc gót tròn; rìu
lưỡi cân hình chữ nhật, rìu lưỡi hình cung xoè rộng, rìu kiểu lưỡi cân hình bán
nguyệt là đặc trưng của vùng Sông Hồng. Lưỡi cày hình trái tim hoặc hình tam
giác, thuổng họng dài, nhíp. Ở loại hình Sông Hồng loại thạp có nắp nhiều hơn.
Gốm ở Đông Sơn vùng Sông Hồng được gọi là gốm Đường Cồ có màu trắng mốc
hoặc màu trắng hơi hồng, xương gốm đen xám.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 73 -
Loại hình Sông Mã.
Về vũ khí, phổ biến các kiểu giáo có họng tra cán, phần họng bằng ½ chiều dài
của lưỡi; dao găm đốc củ hành chắn tay hình sừng trâu, dao găm đốc hình thuẫn.
Về công cụ sản xuất có nhiều rìu lưỡi xéo hình dao thợ giày, gót cao mũi chúc ;
lưỡi cày đồng hình cánh bướm hay hình chân vịt.
Những dụng cụ sinh hoạt như thạp thố ở khu vực này nhiều hơn cả. Thạp không
nắp ở đây nhiều hơn thạp có nắp. Ở giai đoạn Đông Sơn sớm, gốm thường có màu
sôcôla. Giai đoạn Đông Sơn điển hình, gốm thường có màu đỏ tươi. Giai đoạn
muộn gốm thường có màu nâu cháy.
Loại hình Làng Vạc (Sông Cả)
Về đồ đồng, số lượng dao găm ở khu mộ này nhiều hơn bất cứ một khu mộ
Đông Sơn nào. Tương tự, đồ trang sức bằng đồng và thuỷ tinh ở Làng Vạc chưa có
một di tích nào sánh kịp về số lượng và loại hình. Vòng tai vòng tay bằng thuỷ tinh
rất giống di vật cùng chủng loại văn hoá Sa Huỳnh. Ở Làng Vạc có cả một mấu
của khuyên tai ba mấu của văn hoá Sa Huỳnh. Loại tượng tròn Làng Vạc phát triển
hơn các loại hình địa phương khác của văn hóa Đông Sơn.
Về đồ gốm, áo gốm Làng Vạc thường bong, gốm không được mịn, vỏ gốm có
màu vàng cam hoặc màu hơi hồng.
5. Các giai đoạn phát triển
Văn hoá Đông Sơn trải qua một thời kì phát triển dài, trên dưới một thiên kỷ
nên có thể phân ra thành ba giai đọan chính:
Giai đoạn sớm, đồ đồng ít.
Giai đọan Đông Sơn điển hình, đồ đồng phát triển rực rỡ, nhiều về số lượng,
phong phú về loại hình. Đổ sắt xuất hiện nhiều hơn. Đồ gốm đơn giản. Sự phân
biệt giàu ngèo trong các khu mộ táng khá sâu sắc.
Giai đoạn Đông Sơn muộn được đánh dấu bằng sự xuất hiện của đồ minh khí
bản địa và sự có mặt củacác di vật Hán ngoại nhập. Đồ đồng kém rực rỡ về mặt kỹ
thuật và mỹ thuật. Đồ sắt và đồ thuỷ tinh có chiều hướng tăng rõ rệt.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Khảo cổ học Việt Nam - 74 -
6. Niên đại.
Niên đại Đông Sơn sớm thế kỷ VIII – VI trước công nguyên.
Niên đại Đông Sơn điển hình thế kỷ V- III trước công nguyên.
Niên đại Đông Sơn muộn thế kỷ II trước công nguyên đến thế kỷ I, II sau công
nguyên.
Văn hoá Đông Sơn đã đạt đến một sự thốùng nhất cao trên một khu vực rộng lớn
liền khoảnh, trong tất cả các loại hình môi trường. Người Đông Sơn đã làm chủ
vững chắc được những vùng đất trũng, những vùng núi mà các giai đoạn văn hoá
khác chưa vươn tới.
Sự thống nhất của văn hoá Đông Sơn cùng trình độ về đời sống kinh tế cho
phép giả thiết về sự tồn tại một nhà nước sơ khai. Sự phân biệt giàu nghèo đã rõ
ràng. Có những ngôi mộ cực kỳ giàu có với hơn 100 hiện vật như mộ quan tài hình
thuyền Việt Khê. Có những ngôi mộ chôn nhiều đồ tùy táng bằng đồng quý giá
như ở Làng Vạc. Có những ngôi mộ chỉ chôn theo một ít hiện vật thôi mà là những
hiện vật không phải bất cứ ai, ở bất cứ tầng lớp nào trong xã hội cũng chiếm hữu
được.
Kho mũi tên đồng và sau này là kho đồ đồng ở Cổ Loa đã góp phần xác định
thêm trung tâm chính trị ở Cổ Loa với vai trò thủ lĩnh của vua An Dương Vương đã
được sử sách xưa ghi nhận. Tỉ lệ rất lớn vũ khí đồng thau là biểu hiện cụ thể của
lực lượng vũ trang thường trực, một công cụ để trấn áp những bất hoà trong nội bộ,
một phương tiện để chống lại những xâm lấn từ bên ngoài.
Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khxh0011_p2_2681.pdf