MỤC LỤC
ã Chương 1: Tính liên tục và thay đổi
ã Chương 2: Nền kinh tế Mỹ vận hành như thế nào
ã Chương 3: Tóm lược lịch sử nền kinh tế Mỹ
ã Chương 4: Doanh nghiệp nhỏ và tập đoàn
ã Chương 5: Chứng khoán, hàng hóa và thị trường
ã Chương 6: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế
ã Chương 7: Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá
ã Chương 8: Ngành nông nghiệp Mỹ: Tầm quan trọng đang thay đổi
ã Chương 9: Lao động ở Mỹ: Vai trò của người lao động
ã Chương 10: Các chính sách ngoại thương và kinh tế toàn cầu
ã Chương 11: Lời kết: Phía sau kinh tế học
ã Chương 12: Chú giải các thuật ngữ kinh tế
107 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát về nền kinh tế mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong lĩnh vực dịch vụ cho các cuộc đàm phán kế
tiếp. Trong khi đó, những thay đổi nhanh chóng trong khoa học và công nghệ đang
làm nảy sinh các vấn đề thương mại mới. Ví dụ, các nhà xuất khẩu hàng nông nghiệp
Mỹ ngày càng thất vọng bởi những quy định của châu Âu chống lại việc sử dụng các
sản phẩm từ những sinh vật biến đổi gien đang phát triển rất thịnh hành ở Mỹ.
Sự nổi lên của thương mại điện tử cũng mở ra một xu hướng hoàn toàn mới của các
vấn đề thương mại. Năm 1998, các bộ trưởng của Tổ chức thương mại thế giới đã đưa
ra một tuyên bố rằng các nước không được gây trở ngại thương mại điện tử bằng việc
đặt các thuế về truyền điện tử, nhưng nhiều vấn đề vẫn còn chưa giải quyết được. Hoa
Kỳ cũng mong muốn tạo cho Internet thành một khu vực phi thuế quan, bảo đảm cho
các thị trường viễn thông được cạnh tranh toàn thế giới, và thiết lập việc bảo vệ sở
hữu trí tuệ toàn cầu đối với các sản phẩm kỹ thuật số.
Tổng thống Clinton kêu gọi một vòng đàm phán thương mại thế giới mới, mặc dù hy
vọng của ông bị thất bại khi các nhà thương lượng không nhất trí với ý tưởng này tại
SAGA – Tài liệu kinh tế
cuộc họp được tổ chức vào cuối năm 1999 ở Seattle, Washington. Tuy nhiên, Hoa Kỳ
vẫn hy vọng có một hiệp định quốc tế mới có thể tăng sức mạnh cho Tổ chức thương
mại thế giới bằng cách làm cho các thủ tục của nó minh bạch hơn. Chính phủ Mỹ
cũng muốn thương lượng để cắt giảm tiếp các rào cản thương mại tác động đến các
sản phẩm nông nghiệp; hiện nay Hoa Kỳ xuất khẩu lượng sản phẩm tạo ra trên một
phần ba diện tích đất canh tác của mình. Các mục tiêu khác của Mỹ bao gồm tự do
hóa thương mại hơn nữa trong dịch vụ, tăng cường hơn nữa bảo vệ sở hữu trí tuệ, một
vòng đàm phán mới về giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng
hóa công nghiệp, và sự tiến triển trong việc thiết lập các tiêu chuẩn về lao động được
quốc tế công nhận.
Dù cho có những hy vọng lớn về một vòng đàm phán thương mại đa phương mới,
Hoa Kỳ vẫn tiếp tục theo đuổi các hiệp định thương mại khu vực mới. Nổi bật trong
chương trình nghị sự của Mỹ là một Hiệp định thương mại tự do của châu Mỹ, hiệp
định mà về cơ bản sẽ tạo cho toàn bộ Tây bán cầu (trừ Cuba) thành một khu vực
thương mại tự do; các cuộc thương lượng cho một hiệp ước như vậy đã bắt đầu từ
năm 1994, với mục tiêu hoàn thiện các cuộc đàm phán vào năm 2005. Hoa Kỳ cũng
tìm kiếm các hiệp định tự do hóa thương mại với các nước châu Á thông qua Diễn
đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC); các thành viên APEC đã đạt
được một hiệp định về công nghệ thông tin vào cuối những năm 1990.
Một cách riêng rẽ, người Mỹ đang bàn bạc các vấn đề thương mại Mỹ-Âu trong Hiệp
hội kinh tế Đại Tây Dương. Và Mỹ cũng hy vọng gia tăng thương mại của mình với
châu Phi. Một chương trình năm 1997 có tên là Hợp tác vì sự tăng trưởng và cơ hội
kinh tế cho châu Phi nhằm mục đích gia tăng tiếp cận thị trường Mỹ cho hàng hóa
nhập khẩu từ các nước Nam Xahara châu Phi, đưa ra ủng hộ của Mỹ cho việc phát
triển khu vực tư nhân ở châu Phi, hỗ trợ hội nhập kinh tế khu vực châu Phi, và thể chế
hóa các cuộc đối thoại về thương mại giữa các chính phủ thông qua một diễn đàn Mỹ-
Phi hàng năm.
Trong khi đó, Hoa Kỳ tiếp tục tìm cách giải quyết các vấn đề thương mại cụ thể có
liên quan đến từng nước riêng biệt. Các mối quan hệ thương mại của Mỹ với Nhật
Bản gặp khó khăn từ thập kỷ 1970, và vào cuối thập kỷ 1990, người Mỹ tiếp tục lo
lắng về các rào cản của Nhật Bản đối với nhiều loại hàng hóa khác nhau nhập khẩu từ
Mỹ, bao gồm hàng hóa nông nghiệp, ô tô và phụ tùng ô tô. Người Mỹ cũng kiện Nhật
Bản xuất khẩu thép vào Mỹ với giá thấp hơn thị trường (một hoạt động gọi là bán phá
giá thị trường), và chính phủ Mỹ tiếp tục gây áp lực với Nhật Bản nhằm phi điều tiết
các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Nhật Bản, bao gồm các ngành thông tin, nhà
ở, dịch vụ tài chính, dụng cụ y tế, và các sản phẩm dược.
Người Mỹ cũng theo đuổi hoạt động thương mại riêng liên quan với các nước khác,
bao gồm Canada, Mêhicô, và Trung Quốc. Trong thập kỷ 1990, thâm hụt thương mại
của Mỹ với Trung Quốc tăng lên thậm chí vượt cả khoảng cách thâm hụt thương mại
của Mỹ với Nhật Bản. Theo quan điểm của Mỹ thì Trung Quốc là một thị trường xuất
khẩu có tiềm năng hết sức to lớn, nhưng cũng là một thị trường rất khó thâm nhập.
Tháng Mười một 1999, cả hai nước đã xúc tiến được một bước mà các quan chức Mỹ
cho là rất cơ bản để hướng tới những mối quan hệ thương mại mật thiết hơn khi họ
đạt được một hiệp định thương mại đưa Trung Quốc chính thức gia nhập WTO. Như
một phần của hòa ước này, một hòa ước đã phải đàm phán trên 13 năm, Trung Quốc
đồng ý với một loạt các biện pháp cải cách và mở cửa thị trường; ví dụ, Trung Quốc
SAGA – Tài liệu kinh tế
cam kết cho phép các công ty Mỹ chi tài chính cho việc mua ô tô ở Trung Quốc, được
sở hữu tới 50% cổ phần của các công ty viễn thông Trung Quốc, và bán các hợp đồng
bảo hiểm. Trung Quốc cũng đồng ý giảm thuế quan nông nghiệp, đi tới chấm dứt tài
trợ của nhà nước cho xuất khẩu, và tiến hành các bước ngăn cấm vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ chẳng hạn như phần mềm máy tính và phim ảnh. Sau đó, vào năm 2000,
Hoa Kỳ đã đồng ý bình thường hóa các quan hệ thương mại với Trung Quốc, chấm
dứt một yêu cầu mang tính chính trị đòi hỏi Quốc hội bỏ phiếu hàng năm về việc liệu
có cho phép quan hệ thương mại ưu đãi với Bắc Kinh hay không.
Mặc dù có cố gắng lớn như vậy để tự do hóa thương mại, nhưng đến cuối thế kỷ này
sự chống đối chính trị về tự do hóa thương mại vẫn tăng lên trong Quốc hội. Tuy
Quốc hội đã thông qua hiệp định NAFTA, nhưng hiệp định vẫn tiếp tục nhận được sự
chỉ trích từ một số khu vực và các chính trị gia cho rằng nó không công bằng.
Hơn thế nữa, Quốc hội từ chối trao cho tổng thống quyền thương lượng đặc biệt được
xem là cần thiết để đạt được thắng lợi trong các hiệp định thương mại mới. Các hiệp
định giống như NAFTA được thương lượng theo những thủ tục “tiến hành nhanh”
trong đó Quốc hội từ bỏ một số quyền của mình bằng việc hứa bỏ phiếu phê chuẩn
trong một thời gian định trước và cam kết kiềm chế không sửa đổi hiệp ước đã đề
nghị. Nếu không có các thỏa thuận tiến hành nhanh, thích hợp trong nước Mỹ thì các
quan chức thương mại nước ngoài thường ngần ngại trong việc thương lượng với Mỹ
- và nguy cơ có sự chống đối chính trị ngay trong chính nước họ. Trong trường hợp
thiếu các thủ tục tiến hành nhanh, những nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy Hiệp định tự
do thương mại châu Mỹ và mở rộng NAFTA để kết nạp Chilê bị suy giảm, và những
tiến triển trong các giải pháp tự do hóa thương mại khác vẫn còn không chắc chắn.
Thâm hụt thương mại của Mỹ
Đến cuối thế kỷ XX, thâm hụt thương mại gia tăng đã góp thêm vào mâu thuẫn của
Mỹ đối với tự do hóa thương mại. Mỹ đã trải qua thời kỳ thặng dư thương mại trong
hầu hết thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng những cú sốc giá dầu mỏ
năm 1973-1974 và 1979-1980 cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp theo sau cú
sốc giá dầu mỏ lần thứ hai đã làm cho thương mại quốc tế lâm vào trì trệ. Cùng lúc
đó, Mỹ bắt đầu cảm thấy sự dịch chuyển trong cạnh tranh quốc tế. Vào cuối thập kỷ
1970, nhiều nước, đặc biệt là những nước công nghiệp hóa mới, ngày càng đẩy mạnh
cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu quốc tế. Hàn Quốc, Hồng Công, Mêhicô,
Braxin và nhiều nước khác đã trở thành những nhà sản xuất hiệu quả các sản phẩm
thép, dệt may, giầy dép, phụ tùng ô tô và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.
Khi các nước khác trở nên thành công hơn, người lao động Mỹ trong các ngành công
nghiệp xuất khẩu lo lắng rằng các nước sẽ làm ngập tràn nước Mỹ bằng hàng hóa của
họ trong khi đó lại đóng cửa thị trường của chính mình. Người lao động Mỹ cũng
buộc tội các nước khác đã trợ giúp những nhà xuất khẩu của mình một cách không
công bằng để giành thị trường ở các nước thứ ba bằng việc tài trợ cho một số ngành
công nghiệp nhất định, chẳng hạn như ngành thép, và bằng các chính sách thương mại
thúc đẩy xuất khẩu quá mức so với nhập khẩu. Thêm vào những lo lắng của người lao
động Mỹ, nhiều công ty đa quốc gia đặt tại Mỹ đã bắt đầu chuyển các công đoạn sản
xuất ra nước ngoài trong giai đoạn này. Các tiến bộ công nghệ làm cho những hoạt
động chuyển đi như vậy càng trở nên thực tế hơn, và một số công ty tìm kiếm lợi thế
SAGA – Tài liệu kinh tế
về mức lương thấp hơn ở nước ngoài, ít chướng ngại điều tiết hơn, và các điều kiện
khác có thể làm giảm chi phí sản xuất.
Tuy vậy, một yếu tố còn lớn hơn dẫn tới thâm hụt thương mại của Mỹ phình lên là giá
trị đồng đôla tăng quá cao. Từ năm 1980 tới 1985, giá trị đồng đôla tăng khoảng 40%
so với các đồng tiền của những bạn hàng thương mại chính của Mỹ. Điều này làm cho
hàng hóa xuất khẩu của Mỹ tương đối đắt hơn và hàng hóa nhập khẩu của nước ngoài
vào Mỹ tương đối rẻ hơn. Tại sao đồng đôla lại được đánh giá cao? Có thể tìm thấy
câu trả lời trong việc khôi phục của Mỹ từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 1981-
1982 và những thâm hụt ngân sách liên bang khổng lồ của Mỹ, hai yếu tố này đã cùng
phối hợp tạo ra một lượng cầu đáng kể về vốn đầu tư nước ngoài trong nước Mỹ.
Điều đó lại dẫn tới đẩy tỷ lệ lãi suất lên cao và làm tăng giá trị đồng đôla.
Năm 1975, xuất khẩu của Mỹ vượt hơn nhập khẩu từ nước ngoài là 12.400 triệu USD,
nhưng đây là đợt thặng dư thương mại cuối cùng mà nước Mỹ có được trong thế kỷ
XX. Vào năm 1987, thâm hụt thương mại của Mỹ đã lên tới 153.300 triệu USD.
Khoảng cách thâm hụt thương mại bắt đầu giảm trong các năm kế tiếp khi đồng đô la
giảm giá và tăng trưởng kinh tế ở các nước khác dẫn tới tăng cầu hàng xuất khẩu của
Mỹ. Nhưng thâm hụt thương mại của Mỹ lại phình lên vào cuối những năm 1990.
Một lần nữa, nền kinh tế Mỹ lại tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế của những
nước bạn hàng chính của Mỹ, và kết quả là người Mỹ mua hàng hóa nước ngoài với
nhịp điệu nhanh hơn so với người dân các nước khác mua hàng hóa Mỹ. Hơn thế nữa,
cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á đã đẩy các đồng tiền trong khu vực này tụt
xuống, làm cho hàng hóa của họ tương đối rẻ hơn nhiều so với hàng hóa Mỹ. Đến
năm 1997, thâm hụt thương mại của Mỹ là 110 tỷ USD, và còn lên cao hơn.
Các quan chức Mỹ nhìn nhận cán cân thương mại với những cảm giác pha trộn. Hàng
hóa nhập khẩu nước ngoài không đắt giúp ngăn ngừa lạm phát, điều mà một số nhà
hoạch định chính sách cho là mối đe dọa tiềm ẩn trong cuối thập kỷ 1990. Tuy nhiên,
cùng lúc đó, một số người Mỹ lại lo lắng rằng một làn sóng nhập khẩu mới có thể phá
hoại các ngành công nghiệp trong nước. Ví dụ, ngành công nghiệp thép của Mỹ đã rất
lo lắng trước sự gia tăng nhập khẩu của loại thép giá rẻ do các nhà sản xuất hướng vào
Mỹ sau khi lượng cầu của châu Á co lại. Và mặc dù các nhà cho vay nước ngoài nhìn
chung đều rất sốt sắng trong việc cung cấp tiền mà người Mỹ cần để chi cho các
khoản thâm hụt của họ, nhưng các quan chức Mỹ lại lo rằng tại một số thời điểm, các
nhà đầu tư có thể trở nên thận trọng. Điều này lại có thể đẩy giá trị đồng đôla xuống,
gây sức ép làm tỷ lệ lãi suất của Mỹ cao hơn và dẫn tới bóp nghẹt hoạt động kinh tế.
Đồng đô-la Mỹ và nền kinh tế thế giới
Khi thương mại toàn cầu phát triển thì nhu cầu cần có những tổ chức quốc tế để duy
trì các tỷ giá hối đoái ổn định, hoặc ít nhất là có thể dự đoán được, cũng tăng lên.
Nhưng bản chất của thách thức đó và các chiến lược được yêu cầu để đáp ứng nó đã
phát triển một cách đáng kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai - và chúng
tiếp tục thay đổi ngay cả khi thế kỷ XX đang khép lại.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế thế giới vận hành theo hệ thống bản
vị vàng, có nghĩa tiền tệ của mỗi nước được qui đổi ra vàng theo một tỷ lệ được định
rõ. Hệ thống này dẫn tới các tỷ lệ hối đoái cố định - tức là, tiền tệ của mỗi nước có thể
đổi ra tiền của mỗi quốc gia khác theo một tỷ giá không thay đổi xác định trước. Các
SAGA – Tài liệu kinh tế
tỷ giá hối đoái cố định đã khuyến khích thương mại thế giới bằng việc xóa đi tính
không chắc chắn liên quan tới các tỷ giá dao động, nhưng hệ thống này có ít nhất hai
nhược điểm. Thứ nhất, dưới hệ thống bản vị vàng, các nước có thể không kiểm soát
được các mức cung tiền của chính mình; đúng hơn, mức cung tiền của mỗi nước được
xác định bởi dòng tiền vàng được sử dụng để quyết toán các khoản nợ của mình với
những nước khác. Thứ hai, chính sách tiền tệ ở tất cả các nước bị ảnh hưởng mạnh
bởi nhịp độ sản xuất vàng. Vào những năm 1870 và 1880, khi sản xuất vàng còn thấp,
mức cung tiền trên cả thế giới gia tăng quá chậm so với nhịp độ tăng trưởng kinh tế;
kết quả dẫn đến giảm phát, hay giá cả giảm. Sau đó, những khám phá ra vàng ở
Alaska và Nam Phi vào những năm 1890 làm cho mức cung tiền tăng lên quá nhanh;
điều này lại gây ra lạm phát, hay giá cả tăng.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia đã cố gắng phục hồi lại hệ thống bản
vị vàng, nhưng nó đã sụp đổ hoàn toàn trong cuộc Đại khủng hoảng của những năm
1930. Một số nhà kinh tế nói sự gắn chặt với hệ thống bản vị vàng đã ngăn cản các
nhà chức trách về tiền tệ trong việc tăng mức cung tiền nhanh chóng kịp thời để khôi
phục hoạt động kinh tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, đại diện của hầu hết các quốc gia
hàng đầu trên thế giới đã gặp nhau tại Bretton Woods, New Hampshire, năm 1944 để
tạo ra một hệ thống tiền tệ quốc tế mới. Do tại thời điểm đó nước Mỹ chiếm hơn một
nửa tiềm năng sản xuất của thế giới và giữ gần như toàn bộ lượng vàng của thế giới
nên các nhà lãnh đạo quyết định gắn các đồng tiền thế giới với đồng đôla, đồng tiền
mà tiếp sau đó được họ đồng ý đổi ra vàng ở mức 35 USD một ounce.
Dưới hệ thống Bretton Woods, các ngân hàng trung ương của các nước trừ Mỹ phải
có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa các đồng tiền của họ với đồng đôla.
Họ làm điều này bằng việc can thiệp vào các thị trường ngoại hối. Nếu đồng tiền của
một nước quá cao so với đồng đôla thì ngân hàng trung ương của nước đó cần phải
bán tiền của mình để đổi lấy đôla, đẩy giá trị của đồng tiền đó xuống. Ngược lại, nếu
giá trị đồng tiền của một nước quá thấp thì nước đó cần phải mua vào tiền của chính
mình, do vậy sẽ đẩy giá của đồng tiền đó lên.
Hệ thống Bretton Woods đã kéo dài cho tới năm 1971. Tại thời điểm đó, lạm phát
trong nước Mỹ và thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng đã làm suy giảm giá trị đồng
đôla. Người Mỹ cố thuyết phục Đức và Nhật Bản, là hai nước đều có cán cân thanh
toán thuận lợi, tăng giá trị các đồng tiền của họ. Nhưng các quốc gia này miễn cưỡng
chấp nhận bước đi này, vì việc tăng giá trị đồng tiền của họ sẽ làm tăng giá hàng hóa
của các nước đó và gây phương hại đến xuất khẩu của họ. Cuối cùng, Mỹ đã bỏ giá trị
cố định của đồng đôla và cho phép nó được “thả nổi” - tức là, cho dao động đối với
các đồng tiền khác. Đồng đôla ngay lập tức hạ giá. Các nhà lãnh đạo thế giới tìm cách
khôi phục lại hệ thống Bretton Woods bằng một hiệp định có tên gọi Hiệp định
Smithson năm 1971, nhưng cố gắng này đã thất bại. Năm 1973, Mỹ và các quốc gia
khác đã chấp thuận cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi.
Các nhà kinh tế gọi hệ thống đạt được này là một “cơ chế thả nổi có điều khiển”, có
nghĩa là mặc dù các tỷ giá hối đoái đối với hầu hết các đồng tiền được thả nổi, nhưng
các ngân hàng trung ương vẫn can thiệp để ngăn ngừa những thay đổi quá lớn. Như
trong năm 1971, các nước có thặng dư thương mại lớn thường bán tiền của chính họ
trong một nỗ lực ngăn chặn cho chúng khỏi lên giá (và do đó làm phương hại đến xuất
khẩu). Cũng giống như vậy, các nước có thâm hụt thương mại lớn thường mua các
đồng tiền của chính họ để tránh giảm giá trị đồng tiền, nguyên nhân làm tăng giá cả
SAGA – Tài liệu kinh tế
hàng hóa trong nước. Nhưng có những hạn chế đối với những gì có thể đạt được
thông qua việc can thiệp, đặc biệt đối với các nước có thâm hụt thương mại lớn. Cuối
cùng, một nước tiến hành can thiệp để hỗ trợ cho đồng tiền của mình thì có thể làm
suy yếu dự trữ quốc tế của nước đó, làm cho nó khó có thể tiếp tục củng cố được đồng
tiền đó và có thể khiến cho nó mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế của mình.
Nền kinh tế toàn cầu
Để giúp các nước gặp phải các vấn đề về cán cân thanh toán không thể quản lý được,
hội nghị Bretton Woods đã lập ra Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). IMF cung cấp tín dụng
ngắn hạn cho các quốc gia không có khả năng thanh toán nợ của mình bằng các giải
pháp thông thường (nhìn chung là bằng việc gia tăng xuất khẩu, nhận các khoản nợ
dài hạn, hoặc sử dụng dự trữ). IMF, tổ chức mà trong đó Mỹ đóng góp 25% khoản
tiền vốn ban đầu 8.800 triệu USD, thường yêu cầu các quốc gia là con nợ kinh niên
phải tiến hành cải cách kinh tế như là một điều kiện để nhận được khoản trợ giúp
ngắn hạn của mình.
Nhìn chung, các nước cần đến sự trợ giúp của IMF do mất cân bằng trong nền kinh tế
của mình. Theo truyền thống, các nước cần đến IMF đều đã và đang gặp khó khăn do
thâm hụt ngân sách chính phủ quá lớn và tăng cung tiền quá mức - tóm lại, họ đang
tiêu dùng nhiều hơn những gì họ có thể kiếm được dựa vào thu nhập của mình từ xuất
khẩu. Phương pháp chữa trị chuẩn của IMF là yêu cầu liều thuốc kinh tế vĩ mô mạnh,
bao gồm các chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ hơn, để đổi lại các khoản tín dụng
ngắn hạn. Nhưng vào những năm 1990, có một vấn đề mới nổi lên. Khi các thị trường
tài chính quốc tế phát triển mạnh mẽ và liên kết với nhau, một số nước gặp phải
những vấn đề nghiêm trọng trong việc thanh toán các khoản nợ nước ngoài của mình,
không phải do sai lầm quản lý kinh tế nói chung mà do các thay đổi đột ngột của
những dòng đầu tư tư nhân. Thông thường, các vấn đề như vậy nảy sinh không phải
do việc quản lý nền kinh tế chung của họ mà vì những thiếu hụt mang tính “cấu trúc”
hẹp hơn trong các nền kinh tế đó. Điều này trở nên đặc biệt rõ ràng với cuộc khủng
hoảng tài chính đã xảy ra ở châu Á bắt đầu vào năm 1997.
Vào đầu những năm 1990, các nước như Thái Lan, Inđônêxia và Hàn Quốc đã làm
kinh ngạc thế giới bằng sự tăng trưởng với tỷ lệ cao tới 9% sau lạm phát - cao hơn rất
nhiều so với Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác. Các nhà đầu tư nước ngoài đã
nhận thấy điều đó, và chẳng bao lâu sau vốn đầu tư đã tràn ngập các nền kinh tế châu
Á. Các dòng vốn chảy vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng lên từ 25 tỷ USD
năm 1990 tới 110 tỷ USD năm 1996. Khi nhìn lại quá khứ, ta thấy điều đó vượt quá
khả năng mà các nước này có thể xử lý. Khi đã quá muộn, các nhà kinh tế mới nhận
ra rằng phần lớn số vốn này chảy vào các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Họ
nói rằng, vấn đề đã trở nên tồi tệ thêm bởi thực tế là trong nhiều nước ở châu Á, các
ngân hàng được giám sát rất kém và thường là đối tượng bị gây áp lực để rót tiền vay
cho các dự án được ủng hộ về mặt chính trị hơn là các dự án mang lại giá trị kinh tế.
Khi tăng trưởng kinh tế bắt đầu sút kém thì rất nhiều trong số các dự án đó đã chứng
tỏ không thể đứng vững được về mặt kinh tế. Nhiều dự án đã phá sản.
Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng châu Á, các nhà lãnh đạo của Mỹ và các
quốc gia khác đã tăng vốn sẵn sàng cho IMF để xử lý những vấn đề tài chính quốc tế
như vậy. Nhận ra tính không chắc chắn và thiếu thông tin đã góp phần vào sự biến
động của các thị trường tài chính quốc tế, nên IMF cũng đã bắt đầu công khai hóa các
SAGA – Tài liệu kinh tế
hoạt động của mình; trước kia, các hoạt động của quỹ này chủ yếu được giữ bí mật.
Thêm vào đó, Mỹ gây áp lực với IMF yêu cầu các nước phải thực thi những cải cách
cơ cấu. Đáp lại, IMF đã bắt đầu yêu cầu các chính phủ ngừng việc cho vay trực tiếp
đối với các dự án được ủng hộ về mặt chính trị nhưng không thể tự tồn tại. IMF cũng
yêu cầu các nước tiến hành cải cách luật phá sản sao cho có thể nhanh chóng đóng
cửa các doanh nghiệp đã đổ bể hơn là cho phép chúng tiếp tục làm kiệt quệ nền kinh
tế của đất nước. IMF cũng khuyến khích tư nhân hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu
nhà nước. Và trong nhiều trường hợp cá biệt, IMF còn gây sức ép với các nước để tự
do hóa các chính sách thương mại của họ - cụ thể, cho phép các ngân hàng nước ngoài
và các tổ chức tài chính khác tiếp cận nhiều hơn.
IMF cũng đã thừa nhận vào cuối những năm 1990 rằng đơn thuốc truyền thống của
mình cho các nước gặp phải những vấn đề gay gắt về cân bằng thanh toán - cụ thể là
các chính sách tiền tệ và tài khóa khắt khe - không phải lúc nào cũng phù hợp đối với
những nước đang đối mặt với khủng hoảng tài chính. Trong một số trường hợp, quỹ
này đã giảm nhẹ các yêu cầu của mình về giảm thâm hụt để các nước có thể tăng chi
tiêu cho những chương trình nhằm giảm đói nghèo và bảo vệ người thất nghiệp.
Viện trợ phát triển
Hội nghị Bretton Woods tạo ra IMF cũng đã đưa đến việc thiết lập Ngân hàng tái thiết
và phát triển quốc tế, còn gọi là Ngân hàng thế giới, một tổ chức đa phương nhằm
khuyến khích sự phát triển kinh tế và thương mại của thế giới bằng cách đưa ra các
khoản vay cho các nước không có khả năng tăng các quỹ cần thiết để tham gia vào thị
trường thế giới. Ngân hàng thế giới gom vốn của mình từ các nước thành viên, các
nước này đóng góp theo tỷ lệ về mức độ quan trọng của nền kinh tế nước họ. Mỹ
đóng góp gần 35% lượng huy động vốn ban đầu 9.100 triệu USD của Ngân hàng thế
giới. Các nước thành viên của Ngân hàng thế giới hy vọng các quốc gia nhận các
khoản vay sẽ thanh toán lại đầy đủ và rằng cuối cùng họ sẽ trở thành các đối tác
thương mại đầy đủ.
Trong thời kỳ đầu, Ngân hàng thế giới thường tài trợ cho những dự án lớn, chẳng hạn
như các dự án xây dựng đập nước. Tuy nhiên, vào thập kỷ 1980 và 1990, Ngân hàng
thế giới đã có cách tiếp cận rộng rãi hơn để khuyến khích phát triển kinh tế, dành một
tỷ lệ ngày càng lớn ngân quỹ của mình cho các dự án giáo dục và đào tạo nhằm xây
dựng “vốn nhân lực” và cho những cố gắng của các nước nhằm phát triển những tổ
chức có thể trợ giúp cho các nền kinh tế thị trường.
Hoa Kỳ cũng cung cấp viện trợ nước ngoài đơn phương cho rất nhiều nước, một
chính sách có thể bắt nguồn từ quyết định của Hoa Kỳ giúp châu Âu tiến hành khôi
phục sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù viện trợ cho các nước đang có những
vấn đề kinh tế trầm trọng tiến triển rất chậm, nhưng vào tháng Tư 1948 Mỹ đã triển
khai Kế hoạch Marshall để khuyến khích việc khôi phục lại châu Âu từ chiến tranh đổ
nát. Tổng thống Harry S Truman (1944-1953) coi viện trợ như một phương tiện để
giúp các quốc gia phát triển theo đường lối dân chủ phương Tây. Những người Mỹ
khác ủng hộ sự viện trợ này vì những lý do hoàn toàn mang tính nhân đạo. Một số
chuyên gia chính sách đối ngoại lo lắng về một “sự thiếu hụt đôla” ở các nước kém
phát triển và bị chiến tranh tàn phá, và họ tin rằng khi các quốc gia phát triển mạnh
hơn họ sẽ trở nên tự nguyện và có khả năng tham gia một cách vô tư vào nền kinh tế
quốc tế. Tổng thống Truman trong bài diễn văn nhậm chức của mình năm 1949 đã
SAGA – Tài liệu kinh tế
đưa ra những nét chính của chương trình này và dường như đã kích thích trí tưởng
tượng của quốc gia khi ông tuyên bố đó là một phần cơ bản trong chính sách đối
ngoại của Mỹ.
Chương trình này được tổ chức lại vào năm 1961 và sau đó chịu sự điều hành của Cơ
quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Vào những năm 1980, USAID vẫn tiếp tục
tiến hành trợ giúp với những khoản khác nhau cho 56 quốc gia. Giống như Ngân hàng
thế giới, trong những năm gần đây USAID cũng đã chuyển hướng khỏi những công
trình phát triển lớn như xây dựng các đập nước khổng lồ, các hệ thống đường cao tốc,
và các ngành công nghiệp cơ sở để ngày càng chú trọng tới lương thực và dinh
dưỡng; kế hoạch hóa dân số và sức khoẻ; giáo dục và nguồn nhân lực; những vấn đề
phát triển kinh tế cụ thể; viện trợ khắc phục nạn đói và thảm họa thiên tai; và một
chương trình Lương thực vì hòa bình, bán lương thực và sợi với các điều kiện tín
dụng ưu đãi cho các nước nghèo nhất.
Những người đề xướng chính sách viện trợ nước ngoài của Mỹ mô tả đó như là một
công cụ để tạo ra các thị trường mới cho các nhà xuất khẩu Mỹ, để ngăn chặn khủng
hoảng và thúc đẩy dân chủ và thịnh vượng. Nhưng Quốc hội thường chống lại những
khoản chuẩn chi lớn cho chương trình này. Đến cuối những năm 1990, số tiền đã
được USAID sử dụng chỉ chiếm chưa đến 0,5% chi tiêu của liên bang. Thực ra, sau
khi điều chỉnh theo lạm phát, ngân sách viện trợ nước ngoài của Mỹ năm 1998 ít hơn
khoảng 50% so với ngân sách viện trợ năm 1946.
Lời kết: PHÍA SAU KINH TẾ HỌC
Như các chương khác nhau của cuốn sách này đã giải thích, lao động, nông nghiệp,
các doanh nghiệp nhỏ, các tập đoàn lớn, các thị trường tài chính, Hệ thống dự trữ
quốc gia, và chính phủ tất cả tác động qua lại lẫn nhau theo những cách thức phức tạp
để tạo ra sự vận hành của hệ thống kinh tế Mỹ.
Đó là một hệ thống được thống nhất bởi một cam kết có tính triết học đối với ý tưởng
về những thị trường tự do. Nhưng, như đã nói, mô hình thị trường giản đơn đã đơn
giản hóa quá mức những trải nghiệm thực tế của Mỹ. Trong thực tế, nền kinh tế Hoa
Kỳ thường xuyên dựa vào chính phủ để điều tiết các doanh nghiệp tư nhân, giải quyết
những nhu cầu chưa được đáp ứng bởi các doanh nghiệp tự do, phục vụ như là một
tác nhân kinh tế sáng tạo, và bảo đảm một giới hạn ổn định nhất định đối với toàn bộ
nền kinh tế.
Cuốn sách này cũng đã cho thấy rằng hệ thống kinh tế Mỹ được đánh dấu bởi những
thay đổi gần như liên tục. Tính năng động của nó thường đi cùng với những mất mát
và trục trặc - từ việc củng cố lĩnh vực nông nghiệp đã đẩy nhiều nông dân ra khỏi đất
đai cho đến việc cơ cấu lại hàng loạt trong lĩnh vực chế tạo làm cho việc làm trong
các nhà máy truyền thống giảm mạnh vào thập kỷ 1970 và 1980. Tuy nhiên, như
người Mỹ nhìn nhận, mất mát này cũng mang lại những kết quả lớn lao. Nhà kinh tế
học Joseph A. Schumpeter đã nói rằng, chủ nghĩa tư bản tiếp thêm sinh lực cho chính
nó thông qua “sự hủy diệt sáng tạo”. Sau khi tái cơ cấu, các công ty - thậm chí toàn bộ
các ngành công nghiệp - có thể nhỏ đi hoặc khác đi, nhưng người Mỹ tin rằng chúng
sẽ mạnh mẽ hơn và được trang bị tốt hơn để chịu được những khắt khe của cuộc cạnh
tranh toàn cầu. Việc làm có thể bị mất, nhưng chúng lại có thể được thay thế bởi
những việc làm mới trong các ngành công nghiệp có tiềm năng lớn hơn. Ví dụ, sự suy
SAGA – Tài liệu kinh tế
giảm việc làm trong các ngành công nghiệp chế tạo truyền thống đã được bù lại bằng
sự gia tăng việc làm nhanh chóng trong các ngành công nghiệp công nghệ cao như
ngành máy tính và công nghệ sinh học, và trong các ngành dịch vụ ngày càng mở
rộng nhanh chóng như lĩnh vực chăm sóc y tế và phần mềm máy tính.
Tuy nhiên, thành công về kinh tế còn sinh ra những vấn đề khác. Một trong những
mối quan tâm đáng lo ngại nhất mà công chúng Mỹ đang phải đối mặt hiện nay là
tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế là trung tâm đối với thành công của nước Mỹ. Khi
miếng bánh kinh tế đã to lên, các thế hệ mới cũng có cơ may để cắt một miếng cho
chính họ. Thực tế là, tăng trưởng kinh tế và các cơ hội mà nó mang lại đã giúp giữ cho
mâu thuẫn giai cấp trong nước Mỹ ở mức cực tiểu.
Nhưng liệu có một giới hạn đối với mức tăng trưởng có thể - và nên - được duy trì hay
không? Trong nhiều cộng đồng trên khắp nước Mỹ, các nhóm dân cư tự cảm thấy
phải chống lại các kế hoạch phát triển đất đai đã đề xuất vì lo sợ rằng chất lượng cuộc
sống của họ sẽ bị giảm đi. Họ đặt ra câu hỏi rằng, liệu tăng trưởng có đáng giá nếu nó
mang lại quá nhiều đường cao tốc, ô nhiễm không khí, và các trường học quá tải? Ô
nhiễm bao nhiêu là có thể chịu được? Bao nhiêu không gian mở cần phải hy sinh
trong quá trình tạo ra những việc làm mới? Những mối lo tương tự như vậy đang xuất
hiện trên mức độ toàn cầu. Các quốc gia có thể làm gì với những thách thức về môi
trường như sự thay đổi khí hậu, sự suy kiệt tầng ôzôn, nạn phá rừng, và sự ô nhiễm
biển? Liệu các quốc gia sẽ có thể kiềm chế được các nhà máy điện chạy bằng than đốt
và các loại ô tô chạy bằng xăng dầu đủ để hạn chế việc thải ra khí điôxit cácbon và
các loại khí nhà kính khác được coi là nguyên nhân gây ra sự ấm lên của trái đất.
Do quy mô nền kinh tế quá lớn nên Hoa Kỳ nhất thiết sẽ phải là một tác nhân chủ
chốt trong những vấn đề như vậy. Nhưng sự giàu có của Mỹ cũng làm phức tạp thêm
vai trò của nó. Hoa Kỳ, một nước đã đạt mức sống cao, có quyền gì để yêu cầu các
nước khác tham gia nỗ lực vào những hoạt động có thể kiềm chế tăng trưởng để bảo
vệ môi trường?
ở đây không có câu trả lời dễ dàng. Nhưng khi Mỹ và các quốc gia khác chạm trán với
những thách thức kinh tế cơ bản, các câu hỏi như vậy sẽ ngày càng trở nên quan
trọng. Chúng nhắc nhở chúng ta rằng trong khi một nền kinh tế mạnh có thể là một
điều kiện tiên quyết đối với tiến bộ xã hội thì nó không phải là mục đích cuối cùng.
Bằng nhiều cách thức - có thể kể ra một vài cách như truyền thống giáo dục công
chúng, các chính sách điều tiết môi trường, những quy định cấm phân biệt đối xử, và
các chương trình của chính phủ như Bảo hiểm y tế và An sinh xã hội - người Mỹ đã
thường xuyên thừa nhận nguyên tắc đó. Như cựu thượng nghị sĩ Mỹ Robert Kennedy,
em trai của cố Tổng thống John F. Kennedy, đã giải thích trong năm 1968, các vấn đề
kinh tế là quan trọng, nhưng tổng sản phẩm quốc dân “không bao gồm nét đẹp của
áng thơ văn hay sức mạnh của những cuộc hôn nhân của chúng ta; khả năng hiểu biết
của cuộc tranh luận đại chúng hay tính liêm trực của công chức chúng ta. Nó không
đánh giá được trí tuệ hay dũng khí của chúng ta; không đánh giá được sự thông minh
hay kiến thức của chúng ta; không đánh giá được lòng trắc ẩn hay sự cống hiến cho
đất nước của chúng ta; tóm lại, nó đánh giá được mọi thứ trừ những gì làm cho cuộc
sống là có giá trị. Và nó có thể nói cho chúng ta mọi điều về nước Mỹ trừ việc tại sao
chúng ta tự hào là người Mỹ”.
SAGA – Tài liệu kinh tế
CHÚ GIẢI CÁC THUẬT NGỮ KINH TẾ
Agribusiness. Kinh doanh nông nghiệp - Một thuật ngữ phản ánh tính chất tập đoàn
lớn của rất nhiều doanh nghiệp trang trại trong nền kinh tế Mỹ hiện đại.
American Stock Exchange. Sở giao dịch chứng khoán Mỹ - Một trong những sở
giao dịch chứng khoán quan trọng nhất ở Mỹ; nó bao gồm chủ yếu là các cổ phiếu và
trái phiếu của các công ty nhỏ và vừa, khác với Sở giao dịch chứng khoán New York
chỉ giao dịch cổ phiếu của các tập đoàn lớn.
Antitrust law. Luật chống độc quyền - Một chính sách hoặc hành động nhằm xóa bỏ
sức mạnh mang tính độc quyền trong một thị trường.
Asset. Tài sản - Một vật sở hữu có giá trị, thường được đánh giá bằng tiền.
Balance of payments. Cán cân thanh toán - Một bản kết toán tổng hợp giá trị bằng
tiền của các giao dịch quốc tế giữa một quốc gia với tất cả các quốc gia khác trên thế
giới trong một khoảng thời gian xác định. Bảng kết toán này cho thấy tổng giá trị các
giao dịch của các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ trong một quốc gia này
với tất cả các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ tại những quốc gia khác.
Balance of trade. Cán cân thương mại - Bộ phận này trong cán cân thanh toán của
một quốc gia liên quan tới nhập khẩu và xuất khẩu - có nghĩa là thương mại hàng hóa
và dịch vụ - trong một khoảng thời gian cụ thể. Nếu xuất khẩu hàng hóa lớn hơn nhập
khẩu, cán cân thương mại sẽ được coi là “dư thừa”, còn nếu nhập khẩu lớn hơn xuất
khẩu, cán cân thương mại sẽ bị coi là “thiếu hụt”.
Bear market. Thị trường giá hạ - Một thị trường mà trong đó, tại một thời điểm giá
xuống, những người sở hữu cổ phiếu ồ ạt bán các cổ phiếu của mình, khiến cho giá
càng sụt giảm.
Bond. Trái phiếu, kỳ phiếu - Một chứng nhận phản ánh cam kết của một hãng sẽ trả
cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền lãi theo định kỳ cho tới tận ngày đến hạn
thanh toán và một khoản tiền cố định khi đến kỳ hạn thanh toán đã định trước.
Budget deficit. Thâm hụt ngân sách - Lượng chênh lệch thiếu hụt hàng năm của chi
tiêu chính phủ so với thu nhập chính phủ.
Budget surplus. Thặng dư ngân sách - Lượng chênh lệch dư thừa hàng năm của thu
nhập chính phủ so với chi tiêu chính phủ.
Bull market. Thị trường giá lên - Một thị trường mà trong đó giá các cổ phiếu tăng
lên liên tục.
Capital. Vốn, tư bản - Trang bị vật chất (nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, nhân
công) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Cũng được dùng
để chỉ vốn cổ phần của tập đoàn, chứng khoán nợ, và tiền mặt.
SAGA – Tài liệu kinh tế
Capitalism. Chủ nghĩa tư bản - Một hệ thống kinh tế trong đó các tư liệu sản xuất
thuộc quyền sở hữu và kiểm soát tư nhân; hệ thống này được đặc trưng bởi sự cạnh
tranh và động cơ là lợi nhuận.
Capital market. Thị trường vốn - Thị trường mà trong đó các cổ phiếu và chứng
khoán nợ dài hạn của tập đoàn (có kỳ hạn thanh toán hơn một năm) được phát hành và
trao đổi buôn bán.
Central bank. Ngân hàng trung ương - Một cơ quan kiểm soát tiền tệ chính của một
quốc gia, chịu trách nhiệm thực hiện những chức năng chủ chốt như phát hành tiền tệ
và điều tiết lượng cung tín dụng trong nền kinh tế.
Commercial bank. Ngân hàng thương mại - Một ngân hàng cung cấp một phạm vi
rộng các tài khoản tiền gửi, bao gồm tài khoản chi phiếu, tiết kiệm, và tiền gửi có kỳ
hạn, và mở rộng các khoản vay cho các cá nhân và doanh nghiệp - ngược lại với các
ngân hàng đầu tư như các hãng môi giới thường chỉ tham gia vào việc thu xếp để bán
các chứng khoán của tập đoàn hoặc của thành phố.
Common market. Thị trường chung - Một nhóm các quốc gia đã xóa bỏ thuế quan và
đôi khi cả các hàng rào quan thuế khác ngăn cản thương mại giữa các quốc gia này
với nhau trong khi vẫn duy trì một biểu thuế quan ngoại khối chung đối với hàng hóa
nhập khẩu từ những nước ngoài liên minh.
Common stock. Cổ phiếu thường - Một cổ phần chung về quyền sở hữu của một tập
đoàn.
Consumer price index. Chỉ số giá tiêu dùng - Một công cụ đo lường giá sinh hoạt
của Mỹ được tính toán bởi Văn phòng thống kê lao động Hoa Kỳ, dựa trên giá bán lẻ
thực tế của rất nhiều loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tại một thời điểm cụ thể và so
sánh với một giai đoạn làm cơ sở được thay đổi theo thời gian.
Consumption tax. Thuế tiêu dùng - Một loại thuế đánh vào tiêu dùng chứ không
đánh vào thu nhập
Deficiency payment. Thanh toán thiếu hụt - Một khoản thanh toán của chính phủ để
bù đắp cho nông dân toàn bộ hoặc một phần chênh lệch giữa giá mà nhà sản xuất thực
tế được trả cho một hàng hóa nhất định và giá mục tiêu cao hơn được nhà nước bảo
đảm.
Demand. Cầu - Tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và
có thể mua tại mọi mức giá có thể trong một khoảng thời gian nào đó.
Deposit insurance. Bảo hiểm tiền gửi - Hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ cho các khoản
tiền gửi ngân hàng tới một mức nhất định - hiện tại là 100.000 USD.
Depression. Suy thoái - Một sự suy giảm nghiêm trọng trong hoạt động kinh tế tổng
thể về cường độ và/hoặc độ dài.
Deregulation. Phi điều tiết - Bãi bỏ các hoạt động kiểm soát của chính phủ đối với
một ngành.
SAGA – Tài liệu kinh tế
Discount rate. Tỷ lệ chiết khấu - Lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải trả khi
vay tiền từ các Ngân hàng dự trữ liên bang.
Dividend. Lãi cổ phần, cổ tức - Tiền thu được từ việc sở hữu cổ phần; thường thường,
nó là phần lợi nhuận được chia theo tỷ lệ cổ phần sở hữu.
Dow Jones Industrial Average. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones - Một chỉ
số giá chứng khoán, dựa trên 30 loại cổ phiếu nổi bật nhất, là một chỉ số rất thông
dụng để đo lường các xu hướng chung về giá cả cổ phiếu và trái phiếu trong nước Mỹ.
Dumping. Bán phá giá - Theo luật pháp của Hoa Kỳ, đây là hành động bán các hàng
hóa được xuất khẩu vào thị trường Mỹ với một mức giá “thấp hơn giá trị thị trường”,
khi việc bán hàng hóa như vậy làm tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa làm tổn hại
nghiêm trọng tới các nhà sản xuất loại hàng hóa đó trong nước Mỹ.
Economic growth. Tăng trưởng kinh tế - Sự gia tăng năng lực sản xuất hàng hóa và
dịch vụ của một quốc gia.
Electronic commerce. Thương mại điện tử - Hoạt động kinh doanh được tiến hành
thông qua World Wide Web.
Exchange rate. Tỷ giá hối đoái - Tỷ giá, hoặc mức giá, mà tại đó tiền tệ của một quốc
gia này có thể được trao đổi với tiền tệ của một quốc gia khác.
Exports. Hàng xuất khẩu - Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở trong nước và bán
cho những người mua ở các nước khác.
Export subsidy. Trợ cấp xuất khẩu - Một khoản tiền của chính phủ chi cho mục đích
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho một doanh nghiệp được coi là có ích cho
phúc lợi chung.
Fast track. Thủ tục tiến hành nhanh - Các thủ tục được Quốc hội Mỹ thông qua, theo
đó Quốc hội sẽ bỏ phiếu trong một khoảng thời gian được ấn định cho đạo luật được
tổng thống đệ trình lên để thông qua và thực thi các hiệp định thương mại quốc tế của
Mỹ.
Federal Reserve Bank. Ngân hàng dự trữ liên bang - Một trong 12 cơ quan hoạt
động của Hệ thống dự trữ liên bang, được đặt trên khắp nước Mỹ. Ngân hàng này
cùng với 25 chi nhánh của nó thực hiện rất nhiều chức năng của hệ thống ngân hàng
trung ương Hoa Kỳ.
Federal Reserve System. Hệ thống dự trữ liên bang - Cơ quan kiểm soát tiền tệ chính
(ngân hàng trung ương) của Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm phát hành tiền tệ và điều tiết
lượng cung tín dụng trong nền kinh tế. Nó bao gồm một Ban thống đốc có bảy thành
viên tại Washington, D.C., 12 Ngân hàng dự trữ liên bang ở khu vực, và 25 chi nhánh
của chúng.
SAGA – Tài liệu kinh tế
Fiscal policy. Chính sách tài khóa - Các quyết định của chính phủ liên bang về lượng
tiền chi tiêu và thu nhập từ thuế để đạt được mục tiêu toàn dụng nhân công và một
nền kinh tế không có lạm phát.
Fixed exchange rate system. Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định - Một hệ thống trong
đó các tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền được cố định ở một mức xác định trước và
không thay đổi khi có sự thay đổi trong cung và cầu.
Floating exchange rate system. Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi - Một hệ thống linh
hoạt trong đó tỷ giá hối đoái được quyết định bởi các lực lượng thị trường cung và
cầu, không có sự can thiệp.
Food for Peace. Chương trình lương thực vì hòa bình - Một chương trình cung cấp
các nông phẩm của Mỹ cho nước ngoài.
Free enterprise system. Hệ thống doanh nghiệp tự do - Một hệ thống kinh tế được
đặc trưng bởi sự sở hữu tư nhân tư liệu và nguồn lực sản xuất, động cơ lợi nhuận để
khuyến khích sản xuất, cạnh tranh để bảo đảm tính hiệu quả, và các lực lượng cung và
cầu để định hướng việc sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ.
Free trade. Thương mại tự do - Không có thuế quan và các quy định nhằm mục đích
hạn chế hoặc ngăn cản thương mại giữa các quốc gia.
Fringe benefit. Phúc lợi thêm - Một khoản phúc lợi gián tiếp không bằng tiền mặt mà
những người thuê lao động trả cho người lao động của mình ngoài tiền lương hoặc trợ
cấp lương định kỳ, ví dụ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, chia sẻ lợi nhuận, và
những khoản tương tự.
Futures. Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hàng hóa giao sau - Các hợp đồng yêu cầu cung
cấp một loại hàng hóa với chất lượng và số lượng cụ thể, với mức giá xác định, tại
một thời điểm cụ thể trong tương lai.
Gold standard. Bản vị vàng - Một hệ thống tiền tệ trong đó các đồng tiền được xác
định theo tỷ trọng vàng nhất định.
Gross domestic product. Tổng sản phẩm quốc nội - Tổng giá trị sản lượng, thu nhập
hoặc chi tiêu của một quốc gia được tạo ra bên trong phạm vi biên giới tự nhiên của
nó.
Human capital. Vốn nhân lực - Sức khoẻ, thế mạnh, trình độ học vấn, đào tạo, và các
kỹ năng mà mọi người mang đến cho công việc của họ.
Imports. Hàng nhập khẩu - Hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất ra ở một nước và
bán ở trong nước khác.
Income tax. Thuế thu nhập - Một số tiền ấn định phải trả cho chính phủ được tính
trên cơ sở thu nhập ròng của các cá nhân và doanh nghiệp.
Industrial Revolution. Cách mạng công nghiệp - Sự xuất hiện hệ thống sản xuất
công xưởng, trong đó các công nhân được tập hợp lại trong các nhà máy và được cung
cấp các dụng cụ, máy móc, nguyên vật liệu để làm việc và nhận lương. Cách mạng
SAGA – Tài liệu kinh tế
công nghiệp được khởi xướng do những thay đổi nhanh chóng trong ngành công
nghiệp dệt, đặc biệt ở nước Anh trong giai đoạn 1770-1830. Theo nghĩa rộng hơn,
khái niệm này được dùng để chỉ những thay đổi cơ cấu kinh tế liên tục của nền kinh tế
thế giới.
Inflation. Lạm phát - Một tỷ lệ tăng trong mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa
và dịch vụ. (Không nên nhầm lẫn với sự gia tăng giá cả của những hàng hóa cụ thể so
với giá cả của các hàng hóa khác).
Intellectual property. Sở hữu trí tuệ - Quyền sở hữu - được chứng minh bởi các bằng
sáng chế, thương hiệu, và bản quyền tác giả - trao quyền sở hữu, sử dụng hoặc hủy bỏ
các sản phẩm được tạo ra bởi sự sáng tạo của con người.
Investment. Đầu tư - Việc mua một chứng khoán, ví dụ như cổ phiếu hoặc trái phiếu
Labor force. Lực lượng lao động - Theo cách tính của Mỹ, đây là tổng số người đang
làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm.
Laisez-faire. Chính sách tự do kinh doanh - Một cụm từ tiếng Pháp có nghĩa là “để
mặc nó”. Trong kinh tế học và chính trị, đây là một học thuyết cho rằng hệ thống kinh
tế vận hành tốt nhất khi không có sự can thiệp của nhà nước.
Managed float regime. Chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát - Một chế độ tỷ giá hối
đoái trong đó tỷ giá của hầu hết các đồng tiền được thả nổi, nhưng ngân hàng trung
ương vẫn can thiệp để ngăn chặn những thay đổi đột ngột.
Market. Thị trường - Nơi mà người mua và người bán xác định giá cả cho các sản
phẩm giống hệt nhau hoặc tương tự như nhau, và trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Market economy. Nền kinh tế thị trường - Nền kinh tế quốc dân của một nước chủ
yếu dựa vào các lực lượng thị trường để quyết định quy mô sản xuất, tiêu dùng, đầu
tư, và tiết kiệm mà không có sự can thiệp của chính phủ.
Mixed economy. Nền kinh tế hỗn hợp - Một hệ thống kinh tế trong đó cả chính phủ
và doanh nghiệp tư nhân đều đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực liên quan tới sản
xuất, tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm.
Monetary policy. Chính sách tiền tệ - Các hoạt động của Hệ thống dự trữ liên bang
để ảnh hưởng tới mức sẵn có và chi phí của tiền tệ và tín dụng như một phương tiện
giúp khuyến khích tỷ lệ việc làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, và mô hình
các giao dịch quốc tế bền vững.
Money supply. Cung tiền - Lượng tiền (tiền xu, tiền giấy, và tài khoản chi phiếu)
đang được lưu thông trong nền kinh tế.
Monopoly. Độc quyền - Người bán hàng hóa hoặc dịch vụ duy nhất trong một thị
trường.
Mutual fund. Quỹ tín dụng - Một công ty đầu tư liên tục cung cấp các cổ phiếu mới
và mua lại những cổ phiếu hiện có theo nhu cầu và sử dụng vốn của nó để đầu tư vào
SAGA – Tài liệu kinh tế
các loại chứng khoán đa đạng của các công ty khác. Tiền vốn được thu thập từ các cá
nhân và được đầu tư thay mặt họ trong rất nhiều loại chứng khoán khác nhau.
National Association of Securities Dealers Automated Quotation System
(Nasdaq). Hệ thống niêm yết giá tự động của Hiệp hội giao dịch chứng khoán quốc
gia - Một mạng thông tin tự động cung cấp cho những nhà môi giới và giao dịch
chứng khoán giá cả của khoảng gần 5.000 loại chứng khoán năng động nhất được
giao dịch ngoài luồng.
New Deal. Chính sách mới - Các chương trình cải cách kinh tế của Hoa Kỳ trong
những năm 1930 được thiết lập nhằm đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc Đại khủng hoảng.
New York Stock Exchange. Sở giao dịch chứng khoán New York - Sở giao dịch
chứng khoán và trái phiếu lớn nhất trên thế giới.
Nontariff barrier. Hàng rào phi thuế quan - Các biện pháp ngoài thuế quan của chính
phủ, ví dụ như các hệ thống giám sát xuất khẩu và các mức thuế khác nhau, nhằm hạn
chế hàng nhập khẩu hoặc có khả năng gây hạn chế thương mại quốc tế.
Open trading system. Hệ thống thương mại mở - Một hệ thống thương mại trong đó
các nước cho phép được tiếp cận thị trường của nhau một cách công bằng và không
phân biệt đối xử.
Over-the-counter. Ngoài luồng, ngoài sàn giao dịch. Một thuật ngữ mang tính biểu
tượng chỉ phương thức giao dịch chứng khoán không được liệt kê trong một sở giao
dịch chứng khoán có tổ chức, ví dụ như Sở giao dịch chứng khoán New York. Giao
dịch ngoài luồng được thực hiện bởi những nhà môi giới-mua bán liên hệ với nhau
bằng điện thoại và mạng máy tính.
Panic. Hoảng loạn - Một loạt các hoạt động rút tiền không được dự tính trước từ một
ngân hàng gây ra do sự suy giảm đột ngột lòng tin của người gửi tiền hoặc nỗi sợ hãi
rằng ngân hàng sẽ bị đóng cửa bởi một cơ quan có thẩm quyền, do đó rất nhiều người
gửi tiền đồng loạt rút tiền mặt ra cùng một lúc. Bởi vì dự trữ tiền mặt mà một ngân
hàng có trong tay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số tiền gửi của nó, nên số
lượng lớn tiền rút trong một thời hạn ngắn có thể làm cạn kiệt tiền mặt có sẵn và bắt
buộc ngân hàng phải đóng cửa hoặc có thể ngừng hoạt động.
Price discrimination. Phân biệt giá - Những hành động mang lại cho một số người
mua những lợi thế hơn so với người khác.
Price fixing. Cố định giá - Những hành động, thường được tiến hành bởi một vài tập
đoàn lớn khống chế một thị trường độc nhất, nhằm bỏ qua các nguyên tắc thị trường
bằng cách ấn định giá cả cho các hàng hóa hoặc dịch vụ ở một mức giá do họ thỏa
thuận.
Price supports. Trợ giá - Sự hỗ trợ của liên bang dành cho các nông dân để giúp họ
đương đầu với những yếu tố bất lợi như thời tiết xấu và sản xuất thừa.
Privatization. Tư nhân hóa - Việc chuyển các dịch vụ do chính phủ cung cấp trước
đây sang cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân.
SAGA – Tài liệu kinh tế
Productivity. Năng suất - Tỷ lệ sản lượng (hàng hóa và dịch vụ) sản xuất ra trên một
đơn vị đầu vào (các nguồn lực sản xuất) trong một khoảng thời gian.
Protectionism. Chủ nghĩa bảo hộ - Việc chủ tâm sử dụng hoặc khuyến khích các biện
pháp hạn chế hàng nhập khẩu để cho phép các nhà sản xuất tương đối kém hiệu quả
trong nước có thể cạnh tranh thành công với các nhà sản xuất nước ngoài.
Recession. Trì trệ, đình trệ, suy thoái - Một sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh
tế nói chung kéo dài trong một khoảng thời gian.
Regulation. Điều tiết - Việc hoạch định và ban hành các luật lệ hoặc nguyên tắc cụ
thể của các cơ quan có thẩm quyền, theo luật pháp hiện hành, đối với hoạt động và cơ
cấu của một ngành hoặc một hoạt động nào đó.
Revenue. Thu nhập - Các khoản tiền mà các doanh nghiệp thu được từ việc bán các
hàng hóa và dịch vụ.
Securities. Chứng khoán - Các giấy chứng nhận (chứng khoán xác định) hoặc các sổ
sách ghi chép điện tử (chứng khoán vào sổ) chứng thực quyền sở hữu cổ phần (cổ
phiếu) hoặc các nghĩa vụ nợ (trái phiếu).
Securities and Exchange Commission. Ủy ban chứng khoán và hối đoái - Một cơ
quan điều tiết bán tư pháp độc lập, không thuộc đảng phái, chịu trách nhiệm quản lý
và thực thi luật giao dịch chứng khoán liên bang. Mục đích của những luật này là để
bảo vệ các nhà đầu tư và để bảo đảm rằng họ được tiếp cận với mọi nguồn thông tin
cần thiết liên quan tới các chứng khoán được giao dịch công khai. Ủy ban này cũng
điều tiết các hãng tham gia vào việc mua hoặc bán các chứng khoán, những người tư
vấn đầu tư, và các công ty đầu tư.
Services. Dịch vụ - Các hoạt động kinh tế - như giao thông vận tải, ngân hàng, bảo
hiểm, du lịch, bưu chính viễn thông, quảng cáo, công nghiệp giải trí, xử lý dữ liệu và
tư vấn - thường được tiêu dùng như khi chúng được sản xuất, khác với các hàng hóa
kinh tế thường mang tính hữu hình hơn.
Socialism. Chủ nghĩa xã hội - Một hệ thống kinh tế trong đó các tư liệu sản xuất cơ
bản là thuộc quyền sở hữu và kiểm soát tập thể, thường bởi chính phủ theo một hệ
thống kế hoạch hóa tập trung nào đó.
Social regulation. Điều tiết xã hội - Các hạn chế do chính phủ áp đặt nhằm mục đích
ngăn chặn hoặc cấm các hành vi có hại của tập đoàn (ví dụ như làm ô nhiễm môi
trường hoặc đặt người lao động vào các điều kiện làm việc nguy hiểm) hoặc nhằm
khuyến khích những hành vi được coi là phù hợp với mong muốn của xã hội.
Social Security. An sinh xã hội - Một chương trình phúc lợi của chính phủ Mỹ cung
cấp phúc lợi cho những người nghỉ hưu dựa trên sự đóng góp của chính họ và của
những người chủ lao động của họ cho chương trình này khi họ còn làm việc.
Stagflation. Lạm phát đình đốn - Một điều kiện kinh tế kết hợp giữa lạm phát liên tục
và hoạt động kinh tế đình trệ.
SAGA – Tài liệu kinh tế
Standard of living. Mức sống - Mức tối thiểu các nhu yếu phẩm, tiện nghi, hoặc hàng
xa xỉ được coi là cần thiết để duy trì cuộc sống của một người hoặc một nhóm người
trong một trạng thái hoặc hoàn cảnh thích hợp hoặc theo mức thông thường.
Stock. Cổ phần - Các cổ phiếu về quyền sở hữu tài sản của một tập đoàn.
Stock exchange. Sở giao dịch chứng khoán - Một thị trường có tổ chức để mua và
bán cổ phiếu và trái phiếu.
Subsidy. Trợ cấp - Một lợi ích về kinh tế, trực tiếp hoặc gián tiếp, của chính phủ dành
cho các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước, thường là để tăng cường vị thế
cạnh tranh của họ đối với các công ty nước ngoài.
Supply. Cung - Một kế hoạch cho thấy các nhà sản xuất sẵn sàng và có khả năng bán
được bao nhiêu (hàng hóa và dịch vụ) với mọi mức giá có thể tại một khoảng thời
gian nào đó.
Tariff. Thuế quan - Một khoản thuế đánh vào hàng hóa được vận chuyển từ một khu
vực hải quan này tới các khu vực hải quan khác vì các mục đích bảo hộ hoặc tăng thu
nhập thuế.
Trade deficit. Thâm hụt thương mại - Lượng chênh lệch mà hàng hóa nhập khẩu của
một quốc gia vượt quá hàng hóa xuất khẩu của nó.
Trade surplus. Thặng dư thương mại - Lượng chênh lệch mà hàng hóa xuất khẩu của
một quốc gia vượt quá hàng hóa nhập khẩu của nó.
Venture capital. Vốn rủi ro - Khoản đầu tư vào một doanh nghiệp mới, thường có
nguy cơ rủi ro.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khái quát về nền kinh tế mỹ.pdf