Khái quát về công pháp quốc tế và tranh chấp trong công pháp quốc tế

Định nghĩa tranh chấp QT Trên cơ sở tôn trọng quan hệ, tăng cường hiểu biết trong các lĩnh vực QT, việc hợp tác giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Xu hướng hội nhập càng tăng thì số lượng các tranh chấp QT cũng gia tăng tương ứng à phát sinh nhu cầu cần phải giải quyết những tranh chấp QT như thế nào để vừa bảo đảm kỷ cương luật pháp QT, vừa đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể. Hiện nay, tuy có rất nhiều văn bản hướng dẫn, cộng đồng QT vẫn chưa thống nhất định nghĩa tranh chấp QT là gì, cấu thành của tranh chấp QT ra sao Ví dụ: Trong công cuộc đấu tranh chống khủng bố QT, khái niệm tội phạm chính trị vẫn là quan điểm của pháp luật từng nước luật QT chỉ quan tâm đến việc giải quyết như thế nào Nhìn chung, tranh chấp QT là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể của luật QT thể hiện những bất đồng xung đột về những vấn đề cơ bản của quan hệ QT cũng như các ý kiến quan điểm khác nhau trong việc giải thích và áp dụng luật QT 2. Đặc điểm

doc20 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3873 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát về công pháp quốc tế và tranh chấp trong công pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m quyền giải quyết tranh chấp QT BÀI 2. MỘT SỐ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QT I. Gỉai quyết tranh chấp QT trước các cơ quan của LHQ LHQ là tổ chức có 192/202 quốc gia trên thế giới tham gia, nhằm mục đích duy trì hòa bình và an ninh QT, thực hiện hợp tác QT trên nhiều lĩnh vực 1. Giải quyết tranh chấp QT trứơc hội đồng bảo an LHQ Nhiệm vụ của hội đồng của hội đồng bảo an được qui định ở diều 34-38 của hiến chương LHQ à có thẩm quyền giải quyết tranh chấp QT A. Thẩm quyền của hội đồng bảo an giải quyết tranh chấp định danh Tranh chấp định danh là những tranh chấp mà sự kéo dài của nó có thể gây nguy hiểm cho nền hòa bình an ninh QT. Hội đồng bảo an có thể giải quyết tranh chấp Theo đề nghị của 1 quốc gia hay 1 số quốc gia Theo kiến nghị của đại hội đồng Theo kiến nghị của tổng thư ký LHQ Theo qui định của hiến chương LHQ Theo đề nghị của 1 quốc gia hay 1 số quốc gia Thẩm quyền giải quyết được qui định ở diều 35 của hiến chương LHQ Các quốc gia thành viên nào cũng có quyền đề nghị hội đồng bảo an xem xét các tranh chấp QT kéo dài có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến nền hòa bình an ninh QT (các tranh chấp QT được qui định ở điều 34) Bất kỳ quốc gia không thành viên nào cũng có quyền yêu cầu hội đồng bảo an xem xét tranh chấp QT nếu: Quốc gia đó là 1 bên trong tranh chấp và Quốc gia phải cam kết giải quyết các tranh chấp QT bằng các biện pháp hòa bình được qui định tại điều 33 hiến chương LHQ à LHQ mở rộng cho rất nhiều chủ thể có quyền kiến nghị nhằm tạo nên tinh thần có trách nhiệm đối với sứ mệnh của cộng đồng QT. Nếu dự định yêu cầu thẩm quyền xét xử của đại hội đồng, quốc gia cần cân nhắc quan điểm của các nước thành viên và khả năng thành viên thường trực hội đồng bảo an có thể sử dụng quyền phủ quyết. Về nguyên tắc, hội đồng bảo an LHQ có thể yêu cầu được xử lý các tranh chấp QT đang được đại hội đồng giải quyết (theo điều 11, 12 và 14, 16 của hiến chương). Trong khi đó đại hội đồng không thể can thiệp lấy về các tranh chấp QT mà hội đồng bảo an đang giải quyết. Theo qui định của hiến chương, hội đồng bảo an được hiểu là có thể có thẩm quyền đương nhiên để giải quyết tranh chấp ngay cả khi không có quốc gia nào yêu cầu. Khi các đối tượng liên quan cố tình tảng lờ những tranh chấp QT có thể gây nguy hiểm thì hội đồng bảo an vẫn có quyền thực hiện các tác nghiệp: mời các bên tranh chấp ngồi lại với nhau để giải quyết, có quyền đưa ra những giải pháp, đề nghị cho các bên lưu ý, có quyền lưu ý chấp nhận các biện pháp do các bên đưa ra nhằm bảo đảm giải quyết tranh chấp QT hiệu quả nhất (qui định ở điều 36, 37 hiến chương) à Hội đồng bảo an tích cực tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp QT định danh với vai trò điều tra (điều 34) vai trò trung gian (điều 36), vai trò hòa giải: các quyết định, đề nghị này đều không có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan Thẩm quyền của hội đồng bảo an giải quyết tranh chấp theo kiến nghị của đại hội đồng và tổng thư ký LHQ Hội đồng bảo an cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu đại hội đồng LHQ hay tổng thư ký LHQ có kiến nghị B. Gỉai quyết các tranh chấp thông thường Tranh chấp thông thường là những tranh chấp mà sự kéo dài của nó không gây nguy hiểm cho nền hòa bình an ninh QT: các tranh chấp về kinh tế, về cách giải thích các điều ước QT … Thẩm quyền giải quyết của hội đồng bảo an được qui định tại điều 38 : không qui định về tính chất tranh chấp, chỉ quy định có thẩm quyền khi các bên tranh chấp đồng thanh nhờ giải quyết à Giải quyết với tư cách cơ quan hòa giải : đưa ra giải pháp hòa giải nhưng quyết định này không có giá trị ràng buộc 2. Đại hội đồng LHQ Là 1 cơ quan tòan thể nhưng không thường trực à điều 35 ghi nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp (nhưng phải tuân theo các qui định điều 11, 12 cũng như 14, 16 ) nếu như được các bên tranh chấp yêu cầu giải quyết Khi dự định yêu cầu thẩm quyền xét xử của đại hội đồng bảo an, quốc gia cần cân nhắc quan điểm của các nước thành viên do quyết định hợp pháp của đại hội đồng phải có được hơn 2/3 tổng số quốc gia thành viên thông qua. Các thành viên thường trực hội đồng bảo an cũng có thể sử dụng quyền phủ quyết à Hội đồng bảo an LHQ có thể đưa tranh chấp QT đang được đại hội đồng giải quyết lên xử lý ( theo điều 11, 12 và 14,16 của hiến chương ). Trong khi đó đại hội đồng không thể can thiệp lấy về các tranh chấp QT mà hội đồng bảo an đang giải quyết Tổng thư ký LHQ cũng có thể đóng vai trò là bên trung gian hay bên hòa giải nếu như được các bên tranh chấp yêu cầu 3. Tòa án QT của LHQ (tòa án công lý QT của LHQ) Hội quốc liên, trong quá trình thực hiện tôn chỉ đã bị 1 số quốc gia lớn lợi dụng để thực hiện mưu đồ chính trị à do vậy các quốc gia khác rút lui không tham dự tổ chức này. Về cơ chế, tòa án QT hội quốc liên độc lập với hội quốc liên Trong khi đó, tòa án QT của LHQ là 1 bộ phận gắn liền với tổ chức LHQ, thẩm quyền của tòa án QT LHQ được xác định qua qui chế tòa án và hiến chương LHQ A. Cơ cấu tổ chức của tòa án QT LHQ Thẩm phán của tòa án QT LHQ (điều 2 qui chế tòa án QT LHQ) Là cơ quan họat động theo cơ chế tòan thể, khi có tranh chấp thì tòan bộ 15 thẩm phán của tòa sẽ cùng tham gia xét xử. Số lượng thành viên bao gồm 15 thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm. Lần bầu chọn đầu tiên sẽ bầu ra 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm, 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 6 năm, 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm à bảo đảm thành phần của tòa luôn luôn đổi mới, tránh khả năng tiêu cực phát sinh Có cơ chế làm việc độc lập giữa các thẩm phán với nhau cũng như với quốc gia mà họ mang quốc tịch, thẩm phán cũng được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngọai giao Việc bầu chọn không phụ thuộc vào quốc tịch của thẩm phán, có thể là quốc gia thành viên hay là quốc gia không thành viên, nhưng không cho phép 2 thẩm phán có cùng quốc tịch ( nếu thẩm phán nào có 2 quốc tịch thì sẽ dựa vào nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu để chứng minh và phân định ) Thực tế, trong thành phần tòa luôn có 5 thẩm phán của 5 quốc gia thường trực hội đồng bảo an LHQ, các thẩm phán thành viên còn lại được bầu chọn với lưu lý về việc phân bố theo địa lý nhằm bảo đảm sự có mặt của các hệ thống pháp luật trên thế giới Ứng cử viên cho vị trí thẩm phán phải có đạo đức tốt + phải đạt tiêu chuẩn xét xử cao nhất của quốc gia, có thể là những luật gia rất am hiểu luật QT, có uy tín cao trên thế giới. Sau đó được bầu chọn, các thành viên của tòa sẽ tự bình chọn chánh án và phó chánh án tòa Thẩm phán ad hoc: Là các thẩm phán do các bên tranh chấp lựa chọn vào trong thành phần xét xử của tòa, khi các bên tranh chấp không có thẩm phán của mình nằm trong thành phần thường trực của tòa. Ví dụ Khi phát sinh tranh chấp VN – Trung Quốc, do VN không có thẩm phán trong thành phần xét xử thường trực của tòa nên có quyền chọn 1 thẩm phán ad hoc đưa vào Tiêu chuẩn của các thẩm phán ad hoc cũng được qui định tại điều 2 ( thực tế thường được chọn trong danh sách các ứng cử viên đã trượt lần bầu chọn chính thức ) Tòa không qui định thẩm phán thường trực có quốc tịch của quốc gia liên quan đến tranh chấp phải từ chối xét xử. Nhưng nếu thẩm phán này chính thức từ chối thì quốc gia không có thẩm phán thường trực sẽ mất quyền đề nghị chọn thẩm phán ad hoc à nhằm tạo tâm lý cân bằng về quyền lợi giữa các bên tranh chấp Theo qui định, tối thiểu chỉ cần 9 thẩm phán là hội đồng xét xử đã có thể tiến hành giải quyết à tránh tình trạng thông đồng vắng mặt để trì hõan việc xét xử. Thực tế, thành phần tòa có thể tăng lên đến 19 ngừoi Ví dụ: khi tòa hợp nhất vụ kiện của quốc gia A kiện quốc gia C và quốc gia B kiện quốc gia C thì quốc gia C có thể có 2 thẩm phán ad hoc ( 15+1+1+2) Phụ thẩm: Do các bên tranh chấp yêu cầu hay do tòa lựa chọn, là những chuyên gia giỏi trong những lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật đang phát sinh tranh chấp à giúp tòa tiếp thu những ý kiến đóng góp, làm sáng tỏ tranh chấp và giúp xử lý tranh chấp khách quan hơn, tốt hơn. Các phụ thẩm sẽ tham dự trong suốt tòan bộ phiên tòa nhưng không có quyền bỏ phiếu biểu quyết Thư ký tòa: Khác với ban thư ký của LHQ giúp công việc hành chính cho LHQ à thư ký của tòa chỉ làm việc cho tòa, là những nhân viên giỏi trong lĩnh vực hành chính lẫn tư pháp, có thể là chuyên viên chuyên trách hay nhân viên hợp đồng, được LHQ trả lương Tòa đặc biệt Điều 26, 29 qui chế tòa QT qui định : thành phần tòa chỉ cần có 5 thậm chí 3 thẩm phán để xét xử à là sự tiếp thu những ưu điểm của trọng tài QT : thể hiện khả năng có thể rút gọn thành phần xét xử để tiết kiệm thời gian, chi phí, đạt hiệu quả cao nhất B. Chức năng Đưa ra các kết luận tư vấn Theo qui định tại điều 96 hiến chương và điều 65 qui chế của tòa: Khỏan 1 điều 96 hiến chương qui định các đối tượng sau có quyền yêu cầu tòa cho kết luận tư vấn về mọi vấn đề : đại hội đồng, hội đồng bảo an à kết luận không có giá trị pháp lý ràng buộc, chỉ mang tính chất khuyến nghị Khỏan 2 điều 96 HC qui định các đối tượng sau có quyền yêu cầu tòa cho kết luận tư vấn: các cơ quan khác của LHQ + các tổ chức QT chuyên môn của LHQ (17) nhưng phải đáp ứng 2 điều kiện Phải được đại hội đồng cho phép Chỉ hỏi những vấn đề mang tính chuyên môn của mình à kết luận cũng không có giá trị pháp lý ràng buộc, chỉ mang tính chất khuyến nghị è Các quốc gia và các tổ chức QT liên chính phủ khác như EU, ASEAN … sẽ không có quyền yêu cầu tòa cho kết luận tư vấn. Việc tòa quyết định cho kết luận tư vấn hay không là thẩm quyền của tòa Ví dụ: WHO gởi tòa yêu cầu tư vấn về việc các quốc gia có quyền được sử dụng vũ khí hạt nhân hay không khi có chiến tranh à tòa đã bác yêu cầu này trong khi lại chấp nhận câu hỏi này của đại hội đồng LHQ do vũ khí hạt nhân trong chiến tranh không phải là lĩnh vực chuyên môn của WHO Gỉai quyết các tranh chấp QT Chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia, không bao gồm giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức QT, giữa quốc gia và tổ chức QT, hay giữa cá nhân và quốc gia … Có thể giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia không thành viên nếu đáp ứng được 2 điều kiện Quốc gia không thành viên phải cam kết thực hiện các qui định của hiến chương Phải tuân thủ những thủ tục, thực hiện các yêu cầu của đại hội đồng LHQ Cá biệt có thể giải quyết trường hợp tranh chấp cho cá nhân khi vấn đề tranh chấp có liên hệ rất chặt chẽ với quyền lợi quốc gia đến mức có thể xem là tranh chấp giữa quốc gia và quốc gia. Ví dụ: tranh chấp về các quyền lợi lợi ích hợp pháp của công dân khi ở nước ngòai có liên quan chặt chẽ đến chủ quyền quốc gia Tòa không có thẩm quyền đương nhiên giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên mà phải do các bên tranh chấp yêu cầu, dựa vào 1 trong 3 phương thức sau: Chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc ( chấp nhận thỏa thuận thỉnh cầu ) Khi có tranh chấp xảy ra, các bên cùng ngồi lại cùng viết chung 1 đơn, cùng ký yêu cầu tòa giải quyết, nêu rõ tên của các bên tranh chấp, vấn đề cần giả quyết, mục đích mong muốn yêu cầu đề nghị của các bên, có thể chọn nguồn luật để giải quyết Chấp nhận trước thẩm quyền của tòa trong các đìêu ước QT Khi các bên cùng tham gia 1 điều ước QT mà thẩm quyền tranh chấp của tòa QT đã được nêu ra trong 1 điều khỏan của công ước à Chỉ cần 1 bên đưa đơn là tòa sẽ có thẩm quyền xét xử à phát sinh nguyên đơn bị đơn Ví dụ: VN Trung quốc là thành viên của công ước quyền trẻ em, VN có quyền yêu cầu tòa giải quyết thông qua việc chứng minh thẩm quyền tranh chấp của tòa QT đã được nêu ra trong 1 điều khỏan của công ước Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của tòa Quốc gia A có thể gởi đến tòa 1 tuyên bố đơn phương nêu rõ quốc gia chấp nhận thẩm quyền xét xử của tòa trong những vấn đề cụ thể, khi có tranh chấp với các quốc gia có cũng có tuyên bố đơn phương trong những vấn đề tương tự à phát sinh nguyên đơn bị đơn Tòa án không qui định hình thức cụ thể của tuyên bố, chỉ cần thể hiện rõ quan điểm về việc tòa QT có thẩm quyền xét xử các tranh chấp trong những lĩnh vực cụ thể Quốc gia có thể rút lại tuyên bố đơn phương và cũng có thể tuyên bố bảo lưu để hạn chế bớt những thẩm quyền xét xử của tòa Ví dụ: Đầu tiên, Mỹ tuyên bố đơn phương cho tòa QT có thẩm quyền xét xử tranh chấp mọi lĩnh vực. Nhưng sau đó đã rút lại tuyên bố này và chỉ bảo lưu cho việc áp dụng trong lĩnh vực thương mại, hàng hải Quốc gia có thể rút lại thậm chí hủy tuyên bố bảo lưu Ví dụ: Đầu tiên, Pháp tuyên bố đơn phương cho tòa QT có thẩm quyền xét xử tranh chấp mọi lĩnh vực. Nhưng sau đó đã rút lại tuyên bố này và chỉ bảo lưu cho việc áp dụng trong lĩnh vực thương mại, hàng hải. Cuối cùng Pháp đã rút lại tòan bộ tuyên bố Chỉ giải quyết các tranh chấp pháp lý (không chính trị), nếu vừa là pháp lý vừa là chính trị thì tòa sẽ tự quyết định có xét xử hay không dựa trên cơ sở phán quyết của tòa về tính chất của tranh chấp đó C. Trình tự giải quyết tranh chấp QT Nộp đơn kiện: Do có 3 lọai đơn kiện Chấp nhận thỏa thuận thỉnh cầu Các bên cùng ngồi lại cùng viết chung 1 đơn, đại diện của các bên cùng ký vào yêu cầu tòa giải quyết, nêu rõ các bên tranh chấp, cử đại sứ đặc mệnh tòan quyền gởi chính thức cho thư ký tòa tại LaHay hay gởi bằng con đường ngọai giao Do không có bên nguyên bên bị à việc lưu hồ sơ thể hiện vị trí ngang bằng của các bên trong tranh chấp: VN/ Trung quốc Chấp nhận điều ước Do có bên nguyên bên bị Ví dụ VN kiện Trung quốc về công ước à lưu hồ sơ : VN k. Trung quốc Chấp nhận trước Cử đại sứ đặc mệnh tòan quyền nộp trực tiếp hay bằng con đường ngọai giao gởi cho chánh thư ký tòa, thời hạn tính từ ngày nhận được đơn kiện Bên bị phải nêu rõ những yêu cầu của mình do tòa chỉ giải quyết những yêu cầu được nêu ra trong đơn Thủ tục bổ trợ: Không phải là thủ tục bắt buộc của qui trình xét xử, thường xảy ra đối với các tranh chấp ở lọai đơn 2 và 3 do không có việc lọai bỏ thẩm quyền xét xử của tòa ở phương thức đơn 1 Thủ tục bổ trợ 1 à xem xét lý lẽ bác bỏ thẩm quyền xét xử của tòa Ví dụ: Các cơ sở phổ biến để bác bỏ thẩm quyền xét xử của tòa Việc hết hiệu lực của điều ước QT Tranh chấp xảy ra trước ngày có hiệu lực của điều ước QT, Điều ước QT vô hiệu tuyệt đối do vi phạm 1 trong 7 nguyên tắc cơ bản của luật QT (Ví dụ hợp tác sản xuất vũ khí hạt nhân là vi phạm nguyên tắc không sử dụng vũ lực) Việc quốc gia bảo lưu các điều khỏan lọai trừ thẩm quyền xét xử của tòa trong các điều ước QT (Ví dụ khỏan 1 điều 19 công ước về nhân quyền) Đơn kiện không hợp lệ (không có tên bị dơn, không có chữ ký của nguyên đơn, nguyên đơn không là 1 quốc gia …) Tòa phải tiến hành xem xét: qui trình thủ tục xem xét cũng tương tự như 1 phiên tòa để quyết định việc tòa có thẩm quyền xét xử hay không Thủ tục bổ trợ 2 à hợp nhất các vụ kiện Nếu 1 quốc gia độc lập A kiện quốc gia C về 1 vấn đề tương tự như vấn đề mà 1 quốc gia độc lập B khác cũng kiện quốc gia C thì tòa có thể quyết định hợp nhất 2 vụ kiện này lại để tiết kiệm chi phí và thời gian Thủ tục bổ trợ 3 à Can dự Khi quốc gia thứ 3 thấy việc xét xử của tòa có thể ảnh hưởng đến quyền lợi lợi ích hợp pháp của họ thì có quyền yêu cầu tham dự à Thư ký tòa có nhiệm vụ thông báo cho tất cả các nứoc thành viên cũng như sẽ ra thông cáo báo chí cho các quốc gia không thành viên có thể biết về những tranh chấp chuẩn bị đưa ra xét xử Thủ tục bổ trợ 4 à Các biện pháp bảo đảm tạm thời Khi 1 bên tranh chấp nhận thấy hành vi của bên kia có thê gây ra những bất lợi rất lớn mà ngay cả bản án của tòa khi được phán quyết có lợi cho mình cũng không thể khắc phục được hậu qủa thì có quyền yêu cầu tòa thực hiện những biện pháp bảo đảm tạm thời à tuy các bên có quyền yêu cầu nhưng tòa mới là người quyết định có cho áp dụng các biện pháp này hay không Thủ tục bổ trợ 5 à Xử vắng mặt Nếu bên bị vắng mặt, không chịu cử đại diện thì tòa vẫn có thể xử vắng mặt Ví dụ Khi Nicaragua kiện Mỹ ủng hộ lực lượng phản động Contra chống phá chính quyền, tòa đã xét xử vắng mặt Mỹ Thủ tục chính xét xử nội dung: Thủ tục viết: à các bên tranh chấp phải gởi đến tòa theo đúng qui định về thời gian các hồ sơ sau: Bản bị vong lục Trình bày chi tiết các sự kiện dẫn đến tranh chấp, những lý lẽ lập trường để bảo vệ lợi ích quyền lợi: đính kèm tòan bộ chứng cứ hồ sơ tài liệu nhằm bảo vệ lợi ích quyền lợi, tòan bộ hồ sơ được dịch ra tiếng Anh hay Pháp gởi cho thư ký tòa, thư ký tòa sẽ dịch ra tiếng thứ 2 rồi gời cho tòan bộ các thẩm phán Bản phản bị vong lục (bản bị vong lục phúc đáp) Nhằm phản bác bảo vệ lợi ích quyền lợi. Tòan bộ hồ sơ phải gởi cho tòa trước khi thủ tục viết kết thúc. Sau khi thủ tục viết kết thúc, các tài liệu chứng cứ bổ sung chỉ được sử dụng hợp pháp khi có sự cho phép đồng ý của phía bên tranh chấp kia. Trong trường hợp đặc biệt, nếu xét thấy việc bổ sung trễ hồ sơ là hòan tòan khách quan, thẩm phán tòa sẽ cân nhắc quyết định chấp nhận việc bổ sung ngay cả khi thủ tục viết đã chấm dứt. Nếu hết thời hạn qui định cho thủ tục víêt mà các bên vẫn chưa nộp thì tòa vẫn sẽ chuyển sang thủ tục nói Thủ tục nói: Tòa sẽ mở phiên tòa công khai (có tham khảo ý kiến của các bên tranh chấp lẫn lịch làm việc của tòa để chọn thời điểm phù hợp) với sự có mặt của cả 2 bên tranh chấp. Nếu tranh chấp có đơn lọai 1 thì đơn chung sẽ ghi rõ bên nào có quyền trình bày trứơc. Nếu không chánh tòa sẽ quyết định. Thành phần của phái đòan tham dự phiên tòa của các bên không bị hạn chế. Việc phát biểu trước tòa của người đại diện các bên tranh chấp phải bằng tiếng Anh hay Pháp. Trong trường hợp đặc biệt thì có thể nói bằng tiếng mẹ đẻ nhưng phải viết phần trình bày và dịch sang tiếng Anh hay Pháp rồi gởi cho tòa trước. Các phát biểu sẽ được ghi chép lẫn ghi âm để thực hiện đối chiếu đảm bảo tính hợp lệ của biên bản phiên tòa Các bên có quyền đưa ra nhân chứng. Việc hỏi được tiến hành theo thứ tự sau : bên đưa ra nhân chứng hỏi lần đầu, sau đó bên tranh chấp kia hỏi, rồi bên đưa ra nhân chứng hỏi lần hai, cuối cùng các thẩm phán hỏi. Về nguyên tắc, tòa cũng có quyền đưa ra nhân chứng nhưng thực tế thì trường hợp này chưa xảy ra. Sau khi đại diện các bên trình bày tóm tắt lại quan điểm của mình thì tòa sẽ chấm dứt thủ tục nói. Tòa có quyền yêu cầu các bên chỉ trình bày các vấn đề còn đang gây tranh cãi. Qúa trình nghị án: Qúa trình này sẽ kéo dài khỏang 6 – 8 tuần Chánh án đề nghị các thẩm phán trình bày các lập luận của mình. Thẩm phán có ít tuổi hơn, ít thâm niên hơn sẽ trình bày trước (trong ad hoc thì thẩm phán này trình bày đầu tiên). Chánh án trình bày cuối cùng Các thẩm phán bầu ra ủy ban viết án gồm có 3 người (2 người thuộc phe đa số có số phiếu cao nhất + chánh án giữ chức trưởng ban). Nếu chánh án thuộc phe thiểu số thì sẽ không được chọn và phó chánh án sẽ thay thế. Nếu cả chánh án và phó chánh án thuộc phe thiểu số thì sẽ chọn người thứ 3 thuộc phe đa số có số phiếu cao tiếp theo) Thời gian viết án kéo dài khỏang 4-5 tháng Triệu tập họp dự thảo phán quyết lần thứ nhất Chuẩn bị dự thảo lần thứ hai, sau khi đã tiếp thu ý kiến Họp dự thảo phán quyết lần thứ hai à thường sửa chữa ngay trong phiên họp rồi tiến hành thủ tục thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số. Nếu số phiếu thuận bằng số phiếu chống thì bên nào có chánh án sẽ đạt Tuyên án: Chánh án sẽ quyết định ngày tuyên án à Bản án được tuyên tại cung điện Hòa bình ở Lahaye, bằng 2 ngôn ngữ Anh và Pháp với sự có mặt của các bên tranh chấp, thẩm phán tham gia bỏ phiếu, Phán quyết sẽ có chữ ký của chánh tòa và thư ký, được lưu thành 3 bản: mỗi bên tranh chấp giữ 1 bản, tòa giữ 1 bản. Thư ký tòa sau đó sẽ gởi 1 bản sao đến cho Tổng thư ký LHQ à sau khi nhận sẽ trao cho thư ký copy và gởi đến các quốc gia thành viên để cùng được biết Bản án của tòa có giá trị chung thẩm, không có kháng án kháng nghị Thông thường bản án của tòa không có giá trị đối với bên thứ 3, trừ khi bên thứ 3 là bên can dự và có quyền lợi bị ảnh hưởng bởi phán quyết hay khi phán quyết giải thích các điều luật QT liên quan đến nhiều quốc gia. Ví dụ: Việc tòa giải thích điều 19 khỏan 1 công ước quyền phụ nữ sẽ được các quốc gia khác sử dụng để giải thích điều khỏan này trong các tranh chấp QT khác Phán quyết của tòa không được xem là nguồn của luật QT tuy nhiên nếu các phán quyết này được các bên tranh chấp rất hài lòng dư luận ca ngợi thì đôi khi có thể trở thành cơ sở tạo ra các nguồn luật chính của luật QT Ví du: Do các bên tranh chấp rất hài lòng dư luận ca ngợi phán quyết giải quyết tranh chấp về thềm lục địa nên trong công ước về luật biển 1982 đã có điều khỏan qui định việc giải quyết dựa trên 3 nguyên tắc: điều kiện địa lý, lý lẽ công bằng, hòan cảnh lịch sử Phán quyết của tòa không được xem là án lệ để làm cơ sở giải quyết cho các tranh chấp tương tự khác, chỉ có giá trị cho trường hợp đã xử cho các bên tranh chấp cụ thể à Do phán quyết của tòa không dựa trên sự thỏa thuận mà luật QT lại dựa trên nguyên tắc thỏa thuận Ví du: Án lệ giữa VN và Trung quốc về Hòang sa sẽ không được áp dụng cho tranh chấp về đảo Purin giữa Nhật và Nga Nếu có phát sinh nhu cầu giải thích nội dung phán quyết, chính tòa ( tòa án công lý LHQ ) sẽ có quyền giải thích bản án của mình trong quá trình thi hành bản án. Tòa chỉ có quyền sửa đổi bản án của tòa với điều kiện là có phát hiện ra tình tiết mới mà tình tiết này có thể làm thay đổi quan điểm nhận thức ban đầu của tòa. Tuy nhiên tình tiết mới này phải được chứng minh rằng được đưa ra không quá 6 tháng kể từ ngày phát hiện ra tình tiết mới và không quá 10 năm kể từ ngày tòa tuyên án công khai Đây không phải là cấp xét xử thứ 2 do đây chỉ là việc xem lại bản án của tòa; không có cơ quan nào trên tòa thực hiện xét xử Tòa có thể xem xét lại phán quyết của tòa trọng tài QT theo yêu cầu của các bên tranh chấp à nhưng đây cũng không phải là việc xét phúc thẩm Ghi chú è So sánh 2 chức năng chính của tòa : gỉai quyết tranh chấp và tư vấn Đối tượng đứng ra tranh tụng, yêu cầu Gía trị ràng buộc với các bên tranh chấp, bên Trình tự đưa ra phán quyết hay kết luận tư vấn Tất cả các cơ quan chính của LHQ, ở các mức độ khác nhau đều có thẩm quyền giải quyết tranh chấp QT II. Gỉai quyết tranh chấp QT trong khuôn khổ tổ chức QT asean 1. Khái quát chung Ghi chú : APEC chỉ là diễn đàn hợp tác QT khu vực châu Á Thái bình dương, không phải là tổ chức QT. NATO cũng không phải là tổ chức QT do bao gồm cả Mỹ là quốc gia ngòai khu vực ASEAN là tổ chức QT liên chính phủ được thành lập theo tuyên bố Bangkok 1967 bởi 5 quốc gia sáng lập. Hiện nay đã có 10 quốc gia thành viên (ngọai trừ Đông Timor) à phải tuân thủ 7 nguyên tắc cơ bản của luật QT Ngòai ra, ASEAN còn có các nguyên tắc thêm (nguyên tắc mang tính chất khu vực, nội bộ, chuyên ngành) để điều chỉnh các quan hệ trong tổ chức Nguyên tắc nhất trí: Các quyết định của ASEAN Chỉ được thông qua khi được tất cả các thành viên ASEAN tán thành à Thể hiện tinh thần đòan kết cao của nền văn minh lúa nước (mang tính chất chính trị của các nước sáng lập vào thời điểm đó). Nhưng thực tế để đạt sự đồng thuận 100% thì rất khó nên các quyết định của ASEAN thường bị chậm trễ thậm chí không được thông qua nên đã cản trở quá trình hợp tác giữa các nước trong khu vực 1992 ra đời nguyên tắc 6 trừ X để khắc phục nhược điểm trên (do ASEAN chỉ có 6 thành viên tại thời điểm đó à hiện nay có thể khái quát hóa để hiểu là nguyên tắc N – X ), trong đó N Số quốc gia thành viên X Số quốc gia được ưu tiên Luôn chú ý hòan cảnh cụ thể của từng quốc gia, nếu quốc gia nào chưa đủ điều kiện để thực hiện còn chậm phát triển thì có thể chờ đợi. Còn các quốc gia đã đủ điều kiện thì sẽ có quyền tự thực hiện trước ( khi có ít nhất 2 quốc gia trở lên ) Ví dụ Trong qúa trình giảm thuế quan AFTA, VN là quốc gia X được ưu tiên chờ và áp dụng gần như sau cùng à Trong các vấn đề kinh tế cũng như giải quyết tranh chấp ASEAN, các quyết định sẽ được thông qua bằng đa số phiếu Nguyên tắc bình đẳng à là nguyên tắc cơ bản của luật QT cũng như nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Khi được áp dụng trong ASEAN, nguyên tắc này còn được hiểu theo nghĩa rộng : không chỉ đảm bảo sự bình đẳng giữa quốc gia và quốc gia mà còn đảm bảo sự bình đẳng của các công dân và pháp nhân của các quốc gia khi thực hiện họat động thương mại trong khu vực Ngòai ra còn có các nguyên tắc bất thành văn: Có đi có lại : mang tính chất tích cực à quốc gia A đối xử tốt với quốc gia B để hy vọng quốc gia B sẽ đối xử tốt lại quốc gia A, hay khi quốc gia A đối xử tốt với quốc gia B thì quốc gia B sẽ đối xử tốt lại với quốc gia A. Không đối đầu nhau Thân thiện Không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí Giữ gìn bản sắc chung của hiệp hội è cùng với các nguyên tắc cơ bản của luật QT, các nguyên tắc nội bộ của ASEAN đã trở thành tư tưởng chỉ đạo bao trùm quá trình họat động, tạo nên 1 phong cách ASEAN, tạo nên 1 tiếng nói chung của khu vực với truyềnthống đóng cửa bảo nhau của nền văn minh lúa nước 2 . Gỉai quyết tranh chấp QT trong ASEAN trước 1996 Từ khi nghị định thư Manila ra đời năm 1996 cùng với cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế thì ASEAN mới có 1 cơ chế hòan chỉnh để giải quyết tranh chấp. Trước đó, hiệp ước Bali 1976 hay hiệp định khung 1992 về tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực chỉ bao gồm 1 số cơ chế giải quyết tranh chấp : không chỉ rõ qui trình chỉ giải quyết về tranh chấp chính trị hay bao gồm luôn tranh chấp kinh tế Điều 13 hiệp ước Bali qui định các bên tranh chấp phải giải quyết tranh chấp trên tinh thần đòan kết thương lượng, không sử dụng vũ lực. Nếu quá trình đàm phán không thành công thì các bên phải đưa tranh chấp ra để giải quyết theo tiến trình khu vực à Các bên tranh chấp sẽ lập ra hội đồng cấp cao gồm đại diện các nước thành viên ASEAN ( bao gồm cả đại diện của các quốc gia tranh chấp ) đóng vai trò là bên hòa giải đưa ra các giải pháp, kiến nghị để giải quýêt tranh chấp Hiệp định khung 1992 về tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực cũng qui định tương tự è Trước 1996, ASEAN cũng đã có những qui định nhằm giải quyết các tranh chấp QT. Tuy nhiên những qui định này còn mang tính chất rất chung chung vàchưa đưa ra giải pháp giải quyết dứt điểm, cụ thể các tranh chấp này ( Do vào thời gian đó, ASEAN chỉ chú ý đến nguyên tắc thống nhất, láng giềng thân thiện, tập trung cho lĩnh vực hợp tác chính trị và ngoại giao ) 3. Nghị định thư Manila 1996 và cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ASEAN A. Sự cần thiết của nghị định thư Vào thập niên 90, nền kinh tế của ASEAN bắt đầu phát triển ( Thái lan, Singapore bắt đầu hướng ra thị trường châu Âu ) à hiệp định khung 1992 về tăng cường hợp tác kinh tế cho các nước ASEAN ra đời đã giúp cho việc hợp tác kinh tế trong khu vực tăng lên rất nhiều : Trong vòng 5 năm các quốc gia trong khu vực đã ký hơn 40 điều ước QT về kinh tế, hội nhập Trong bối cảnh việc hợp tác QT phát triển nhanh chóng như vậy đã phát sinh nhu cầu phải có 1 cơ chế giải quyết cụ thể và dứt điểm các tranh chấp QT à năm 1996 hội nghị cấp cao các nước ASEAN đã thống nhất ký kết nghị định thư Manila 1996 và cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ASEAN à sẽ đuợc áp dụng để giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện các điều ước QT về kinh tế trong khu vực B. Phạm vi áp dụng Điều 1 qui định qui trình giải quyết tranh chấp QT chỉ cho các họat động kinh tế ( lọai trừ các tranh chấp chính trị, ngọai giao, biên giới lãnh thổ … ) liên quan đến Các văn bản pháp lý QT chung mang tính vĩ mô là: Hiệp định khung 1992 Nghị định thư 1996 Các hiệp định (47 hiệp định) nằm trong phụ lục 1 của nghị định thư cùng với các hiệp định tương tự trong tương lai : nói tắt là các hiệp định được áp dụng Nếu qui trình giải quyết tranh chấp trong từng hiệp định khác với qui trình chung của nghị định thư thì các bên vẫn có thể chọn áp dụng qui trình giải quyết tranh chấp qui định trong hiệp định cụ thể đó (luật riêng có giá trị áp dụng cao hơn luật chung) à các bên vẫn có thể thỏa thuận tìm kiếm những giải pháp hòa bình khác : tôn trọng tinh thần thỏa thuận trong luật QT C. Thủ tục giải quyết tranh chấp C1. Thủ tục tham vấn Điều 2 nghị định thư qui định bất kỳ bất kỳ quốc gia ASEAN nào khi nhận thấy quyền lợi lợi ích của mình bị xâm phạm thì sẽ có quyền gởi đơn khiếu nại cho quốc gia vi phạm và quốc gia vi phạm phải có nghĩa vụ trả lời trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận yêu cầu. Trong vòng 30 ngày các quốc gia tranh chấp phải tiến hành tham vấn (i.e đàm phán trực tiếp) à đây là thủ tục bắt buộc nếu các quốc gia tranh chấp muốn đưa vụ tranh chấp đưa ra trứơc các quốc gia ASEAN khác C2. Biện pháp dàn xếp hòa giải hay trung gian hòa giải Điều 3 nghị định thư qui định các bên có thể thỏa thuận tìm kiếm biện pháp hòa giải, trung gian hòa giải vào bất kỳ thời điểm nào và cũng có thể chấm dứt vào bất kỳ thời điểm nào Đây không phải là thủ tục bắt buộc của các bên tranh chấp nhưng nếu các bên đã áp dụng thì phải hòan tất thủ tục thì mới đựợc đưa tranh chấp ra trước hội đồng cấp cao ASEAN C3. Gỉai quyết tranh chấp QT trước hội nghị các quan chức cấp cao về kinh tế ASEAN (Senior Economic Officer Meeting – SEOM) Từ khi thành lập đến nay, ASEAN không hề có cơ quan chuyên trách giải quyết các tranh chấp QT à SEOM là cơ quan chính của ASEAN, là cơ quan không thừơng trực nhóm họp 3 tháng 1 lần, có nhiệm vụ tìm hiểu cặn kẽ họat động kinh tế, đưa ra các chính sách kinh tế cho ASEAN, trợ giúp cho AEM, điều hành các kỳ họp cho AEM. Thành phần SEOM là các thứ trưỡng kinh tế của ASEAN (tổng vụ trưởng kinh tế trở lên) Tùy theo vụ việc cụ thể mà SEOM có những bước giải quyết khác nhau SEOM sẽ quyết định xử lý tranh chấp 1 cách trực tiếp mà không lập ra các cơ quan hỗ trợ à qui định tại khỏan 3 điều 4 nghị định thư Các trường hợp còn lại thì có 2 khả năng: SEOM sẽ thành lập ban hội thẩm trong vòng 30 ngày kể từ ngày tranh chấp đựợc đệ trình SEOM chuyển vụ việc cho ban chtrách phụ trách các qui tắc đặc biệt hay bổ sung Ghi chú: Ban chuyên trách không được qui định trong nghị định thư mà do các điều ước QT chuyên ngành quyết định. Ví dụ ban chuyên trách việc thực hiện hiệp ước giảm thuế quan AFTA Ban hội thẩm: Là ban do SEOM thành lập lấy từ danh sách các hội thẩm viên, danh sách này giao cho ban thư ký lưu giữ, do từng quốc gia thành viên lựa chọn gởi vào (là các quan chức, cán bộ trong và ngòai quốc doanh, có kiến thức rộng, hiểu biết nhiều lĩnh vực chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt) Ví du: VN cử 5 người : Bộ trưởng bộ tư pháp, trưởng ban Thành phần ban hội thẩm là 3 thậm chí có thể là 5 người nếu được các bên tranh chấp đồng ý (không nên có công dân của các quốc gia tranh chấp) Chức năng nhiệm vụ được qui định tại điều 5: đánh giá khách quan tranh chấp và Xác minh sự kiện của vụ việc Khả năng áp dụng và tính phù hợp của hiệp định Thu thập các chứng cứ hỗ trợ cho SEOM đưa ra phán quyết Tiến hành thẩm định và trình báo cáo cho SEOM à Ban hội thẩm chỉ là cơ quan chuyên môn giúp việc cho SEOM mà thôi. Họat động của ban hội thẩm: từ khi tranh chấp được đệ trình đến lúc nộp báo cáo phải trong vòng 60 ngày, tối đa 70 ngày trong trường hợp đặc biệt à Ban phải tiến hành các kỳ họp với các bên tranh chấp (chỉ cho phép họp tối đa 2 lần), ngòai ra còn có các kỳ họp kín của nội bộ ban. Ban có thể yêu cầu 1 bên tranh chấp đến giải thích cặn kẽ. Về nguyên tắc, ban hội thẩm phải làm việc khách quan vô tư, không chịu các ảnh hưởng làm rườm rà cản trở quá trình giải quyết tranh chấp. Về phía mình, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu bên kia cung cấp các chứng cứ không bí mật cho mình nhưng không được yêu cầu ban hội thẩm cung cấp các thông tin bí mật của bên kia cho mình Khi ban hội thẩm trình báo cáo cho SEOM, SEOM sẽ xử lý kết quả của ban hội thẩm và trong vòng 30 (tối đa là 40 ngày trong trường hợp đặc biệt) thì SEOM phải ra được phán quyết (quan chức là công dân của các quốc gia tranh chấp vẫn có quyền phát biểu nhưng sẽ không có quyền bỏ phiếu)à Quyết định sẽ được thông qua bằng đa số phiếu Phán quyết của SEOM chưa phải là quyết định cuối cùng nếu có kháng nghị C4. Thủ tục kháng nghị Nếu các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của SEOM thì trong vòng 30 ngày kể từ khi có quyết định, các bên có quyền kháng nghị lên hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers Meeting - AEM) AEM họp thuờng kỳ 1 lần hàng năm, là cơ quan thượng đỉnh của ASEAN à Cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp QT AEM sẽ xử lý kết quả của SEOM lại 1 lần nữa theo trình tự tương tự. Trong vòng 30 ngày ( hay 40 ngày trong trường hợp ngọai lệ ) AEM phải đưa ra phán quyết à Phán quyết có tính ràng buộc là phán quyết của AEM và phán quyết của SEOM khi không có kháng nghị ; các bên phải tuân thủ ngay lập tức quyết định của SEOM và AEM theo qui định tại khỏan 3 điều 8 nghị định thư. Trong mọi trường hợp, không quá 30 ngày kể từ ngày có phán quyết, các bên phải tuân thủ quyết định C5. Hình thức đền bù Sẽ được áp dụng trong trường hợp các bên không tuân thủ được phán quyết của SEOM hay AEM với khỏan thời gian hợp lý đã qui định. Cụ thể là trong trường hợp: Quốc gia liên quan nhận thấy biện pháp giải quyết tranh chấp là không phù hợp với hiệp định hay bất kỳ hiệp định được áp dụng nào Ví dụ VN chứng minh phán quyết không phù hợp với hiệp định khung 1992 hay hiệp định AFTA Và quốc gia liên quan này không tìm ra cách nào khác để làm cho các phán quyết kể trên phu hợp với các hiệp định nói trên Ví dụ Phán quyết đã yêu cầu VN phải trả cho Thái lan 6 triệu USD trong vòng 30 ngày nhưng do VN không thể đề nghị được biện pháp phù hợp với hiệp định AFTA Thời gian để đưa ra phán quyết đền bù là do các bên thỏa thuận. Hình thức đền bù có thể bằng tiền, hàng hóa, tài sản, nguyên trạng (xóa bỏ các qui định pháp luật phục hồi tình trạng trước đó ) Dự liệu trường hợp các bên tranh chấp không có bất kỳ hành động nào thể hiện sự tuân thủ các phán quyết, nghị định thư cho phép quốc gia liên quan được áp dụng biện pháp “ trã đũa và trả đũa chéo” với 1 điều kiện : khi thực hiện biện pháp này phải trình lên cho AEM và được AEM đồng ý Ví du Thái lan nâng thuế suất nhập khẩu cá basa VN, nước mắm Phú quốc để trã đũa VN đã nâng thuế nhập khẩu ximăng Thái lan à Dựng sơ đồ giải quyết tòan bộ qui trình (tổng thời gian kéo dài không quá 290 ngày) BÀI 3. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QT I. Khái niệm trách nhiệm pháp lý QT 1. Định nghĩa Việc đặt ra trách nhiệm pháp lý QT để bảo đảm các vấn đề sau: Đảm bảo việc tuân thủ nghiêm chỉnh luật QT đảm bảo trẫt tự QT ỏn định Đảm bảo việc tôn trọng các cam kết QT (nguyên tắc pacta sunt servanda có nguồn gốc từ thời cổ đại: các bên có nghĩa vụ tận tâm thiện chí thhiện các nghĩa vụ đã cam kết trong các điều ước QT ) Đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể luật QT Các quan điểm phổ biến trên thế giới về trách nhiệm pháp lý QT Khi gây thiệt hại thì phải bồi thường à quan điểm của các nước giàu: kg chú ý đạo lý xã hội, Khi gây thiệt hại thì ngòai việc bồi thường còn phải khôi phục lại trật tự pháp lý QT à phải lọai bỏ các hành vi vi phạm pháp luật QT không tái diễn trong tương lai: quan điểm dân chủ tiến bộ Trách nhiệm pháp lý QT là nghĩa vụ pháp lý của chủ thể luật QT phải lọai bỏ thiệt hại mà chủ thể này gây ra cho chủ thể khác của luật QT do việc vi phạm pháp luật QT (kể cả việc gánh chịu các chế tài nhất định trong khuôn khổ trật tự pháp luật QT qui định) hay nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra do hành vi không phải là hvi vi phạm pháp luật QT nếu việc bồi thường đó được qui định trong các điều ước QT chuyên biệt Ví dụ: Khi Iraq xâm lược Kuwait, LHQ đã ra lệnh cấm vận trừng phạt bằng kinh tế vật chất sau đó là trừng phạt vũ trang để lọai bỏ mối nguy hiểm cho hòa bình an ninh thế giới Ví dụ: trách nhiệm pháp lý QT khách quan: hành vi quốc gia A phóng con tàu vũ trụ sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ vào không gian để phục vụ à đây là hành vi luật QT không cấm. Khi quay trở về do trục trặc kỹ thuật mà tàu bị nổ tung gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của 1 quốc gia khác thì quốc gia A là thành viên của hiệp ước 1952 sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT khách quan và bồi thường vật chất cho quốc gia bị ảnh hưởng. Ghi chú: Phân biệt với luật quốc gia về Chủ thể: Chủ thể gây hại/Chủ thể bị hại Trách nhiệm pháp lý QT: chủ quan/khách quan 2. Chủ thể của trách nhiệm pháp lý QT Cũng đồng thời là chủ thể của luật QT, bao gồm 4 loại (quốc gia, các tổ chức QT, các dân tộc đang giành quyền tự quyết, chủ thể đặc biệt tư cách Vatican) Trong đó quốc gia được coi là chủ thể chủ yếu của trách nhiệm pháp lý QT vì quốc gia là chủ thể chủ yếu của luật QT và trách nhiệm pháp lý QT tỷ lệ thuận với luật QT. A. Quốc Gia. Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT do hành vi vi phạm của: Các cơ quan nhà nước của quốc gia (bao gồm 3 lọai: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp) Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT do hành vi vi phạm pháp luật QT của cơ quan lập pháp (quốc hội, nghị viện …) được thể hiện dưới những biểu hiện như: Không ban hành các văn bản pháp luật cần thiết để thực hiện 1 nghĩa vụ QT. Ví dụ: Thành viên WTO phải có lộ trình giảm thuế mà VN không ban hành các văn bản cần thiết Ban hành các văn bản pháp luật trái với nghĩa vụ pháp lý QT của quốc gia Ví dụ: Thành viên công ước quôc tế về chống phân biệt với phụ nữ mà lại ra văn bản không cho phụ nữ tham gia công việc quản lý nhà nước Không hủy bỏ các văn bản trái với các nghĩa vụ QT Ví dụ: Tuy Nam phi là thành viên của LHQ, pháp luật Nam phi vẫn còn ghi nhận việc phân biệt chủng tộc aparthei (vi phạm điều 55 khỏan b hiến chương). Lần đầu thì Nam phi không hủy bỏ nhưng khi LHQ cảnh cáo khả năng lọai bỏ tư cách thành viên Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT do hành vi vi phạm pháp luật QT của cơ quan hành pháp (trung ương lẫn địa phương: chính phủ, UBND các cấp ..) Ví dụ: Chính phủ VN áp thuế nhập khẩu hàng điện tử 5% trái với cam kết khi tham gia WTO thì Mỹ là thành viên WTO có quyền kiện VN ra trước WTO cho dù viên chức nhà nước thực hiện đúng pháp luật quốc gia do trái với cam kết trong luật QT ( điều 6 khỏan 1 luật ký kết và gia nhập diều ước QT năm 2005 qui định nếu có tranh chấp với pháp luật quốc gia thì các cam kết QT sẽ được áp dụng đầu tiên ) Quốc gia có thể gánh chịu trnhiệm pháp lý QT do hành vi vi phạm pháp luật QT của cơ quan tư pháp như: Ra một bản án sai trái với các nghĩa vụ QT Ví dụ: Khi phát hiện tội phạm chống nhân lọai phải tiến hành bắt giữ và xét xử theo qui định của công ước 1968 về việc không áp dụng thời hiệu và quyền tài phán trên cơ sở phổ biến ; phải áp dụng khung hình phạt cao nhất của luật quốc gia Ra một bản án sai trái xâm phạm bôi nhọ quyền và lợi ích của quốc gia hay tổ chức công dân của quốc gia khác Ví dụ: Không bình đẳng khi xét xử và ra bản án bôi nhọ người nước ngòai Từ chối xét xử Ví dụ: Từ chối xét xử tội phạm chiến tranh với hình phạt cao nhất của luật quốc gia Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT do hành vi vi phạm pháp luật QT của viên chức nhà nước khi họ thực hiện nhiệm vụ nhân danh nhà nước hay trường hợp thực hiện vượt quá phạm vi thẩm quyền của mình. Ví dụ: Trưởng công an phường xử lý hành vi vi phạm của các viên chức ngọai giao --> Dù quốc gia không trao quyền thì vẫn phải chịu trách nhiệm Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT do hành vi vi phạm pháp luật QT của công dân ( cá nhân đang họat động trên lãnh thổ quốc gia đó) Về nguyên tắc, quốc gia không phải chịu trách nhiệm pháp lý QT về các hành vi của công dân. Tuy nhiên hành vi của công dân có thể dẫn đến trách nhiệm của quốc gia trong các trường hợp - Hành vi thực hiện với tư cách đại diện cho quốc gia - Hành vi được thực hiện trong trường hợp “thay thế quyền lực nhà nước“ Có thể xem hành vi do cá nhân đang thực hiện quyền lực nhà nước như là những viên chức nhà nước chính qui là hành vi nhân danh quốc gia Ví dụ Lực lượng tình nguyện điều khiển giao thông đã đập phá xe ngọai giao, yêu cầu kiểm tra bằng lái của tài xế xe ngọai giao Ghi chú: Hành vi thực hiện không nhân danh nhà nước hay không liên quan đến chính sách của nhà nước thì quốc gia không phải chịu trách nhiệm trừ những trường hợp sau: Việc ngăn chặn những hành vi đó là nghĩa vụ của quốc gia Ví dụ Các phần tử quá khích ở VN biểu tình ném đá vào tòa đại sứ Hàn quốc thì VN phải có nghĩa vụ bảo vệ an ninh cho khuôn viên trụ sở ngọai giao và nhà ở của viên chức ngọai giao Quốc gia đã không áp dụng các biện pháp cần thíêt để trừng trị những kẻ phạm tội Ví dụ VN không xử phạt người xâm nhập tòa đại sứ Quốc gia đã không áp dụng các biện pháp cần thíêt để điều tra truy tố tội phạm Ví dụ : VN không tiến hành điều tra việc mất tài sản tại nhà ở của viên chức ngọai giao Quốc gia thừa nhận những hành vi bất hợp pháp là hành vi nhân danh nhà nước è Quốc gia phải chịu trách nhiệm pháp lý QT đối với hành vi vi phạm của 3 đối tượng này B. Tổ chức QT liên chính phủ Là 1 chủ thể của luật QT, các tổ chức QT liên chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm luật QT cũng như có thể yêu cầu các quốc gia khác bồi thường thiệt hại. Ví dụ : Nếu tổ chức QT đảm nhận việc phóng tàu vũ trụ yêu cầu quốc gia A thực hiện việc phóng tàu mà việc phóng tàu lại gây thiệt hại cho quốc gia B thì tổ chức QT này cũng phải chịu trách nhiệm Hội đồng bảo an ra những quyết định sai trái, có hành vi gây thiệt hại thì LHQ phải đứng ra chịu trách nhiệm 3. Phân lọai trách nhiệm pháp lý QT Căn cứ vào thiệt hại xảy ra, trách nhiệm pháp lý QT bao gồm: Trách nhiệm phi vật chất à thiệt hại về tinh thần, danh dự, uy tín nhân phẩm Trách nhiệm vật chất à hữu hình, tài sản Dựa vào hành vi gây hại, trách nhiệm pháp lý QT có: Trách nhiệm pháp lý QT chủ quan: trách nhiệm pháp lý phát sinh từ hành vi vi phạm PL QT Trách nhiệm pháp lý QT khách quan: trách nhiệm không cấm nhưng luật QT lại ràng buộc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại với các chủ thể khi tiến hành các họat động được luật QT cho phép nhưng lại gây thiệt hại cho các chủ thể khác của luật QT à thường là vật chất II. Trách nhiệm pháp lý QT khách quan (trnhiệm pháp lý QT phát sinh từ hvi luật QT không cấm) Xem sách giáo khoa Nguyên nhân dẫn đến Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý QT khách quan : phải có qui định trong pháp luật QT, hành vi xãy ra phải có thật và không bị pháp luật QT nghiêm cấm, có mối quan hệ nhân quả với hành vi Bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra về mặt vật chất : tiền hay nguyên trạng, khắc phục thiệt hại III. Trách nhiệm pháp lý QT chủ quan Là trách nhiệm phải bồi thường do hành vi vi phạm pháp luật QT của mình gây ra 1. Căn cứ để xác định Có hành vi trái pháp luật QT, gồm 4 dấu hiệu Hành vi vi phạm thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động Diễn ra do các cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước, công dân quốc gia thực hiện như xâm lược, tấn công biên giới, chỉ đạo xâm nhập tòa đại sứ … Không ngăn cản các hành vi vi phạm pháp luật QT mà công dân đang thực hiện, không trừng trị các công dân gây hại công dân nước khác, không ra văn bản thực hiện các cam kết QT Hành vi trái pháp luật QT phải là hành vi vi phạm nghĩa vụ QT, không phù hợp với các nghĩa vụ ghi nhận trong các điều ước QT và tập quán QT mà quốc gia đã ký kết, không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật QT Các nghĩa vụ này đang có hiệu lực đối với quốc gia vào thời điểm hành vi vi phạm được thực hiện Ví dụ Cơ quan hành pháp vi phạm nghĩa vụ qui định trong WTO nhưng văn bản này chưa phát sinh hiệu lực thì không có trách nhiệm ràng buộc Hành vi được xem xét trên cơ sở luật QT à cho dù phù hợp với luật quốc gia nhưng lại không phù hợp với luật QT thì vẫn là hành vi vi phạm Có thiệt hại xảy ra, là cơ sở để giải quyết vấn đề bồi thương : sự xâm hại đến các lợi ích luật QT bảo vệ à có thể là Thiệt hại về vật chất hay phi vật chất, hay vừa là vật chất vừa là phi vật chất Ví dụ: Thiệt hại tính mạng công dân, tài sản vs. uy tín, danh dự Hành vi xâm lược của Mỹ với VN Thiệt hại có thể là thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp, gây ra với 1 quốc gia hay nhiều quốc gia Ví dụ: Tấn công đánh đập, chiếm dụng trái phép tài sản của người nước ngòai à gây thiệt hại gián tiếp cho quốc gia của người nước ngòai Thiệt hại có thể gây ra cho 1 chủ thể nhất định hay có thể nhiều chủ thể hay công đồng Ví dụ: Xâm lược, xâm phạm lợi ích QT bảo vệ : không thực hiện nghĩa vụ về bảo vệ môi trường Có mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật QT và thiệt hại Hành vi trái pháp luật QT phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả xảy ra thiệt hại về vật chất và tinh thần Ghi chú: Lỗi không được xem là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý QT chủ quan ( lẫn khách quan ) do cho rằng việc xác định lỗi là việc rất khó khăn và không cần thiết Ví dụ: Quan chức VN cố tình vượt quá thẩm quyền ra quyết định xử lý viên chức ngọai giao thì Nhà nước VN dù không có lỗi vẫn phải bồi thường 2. Các thể lọai vi phạm pháp luật QT Căn cứ vào mức độ thiệt hại do các hành vi viphạm pháp luật QT, chia ra Tội ác QT: hành vi vi phạm pháp luật QT cực kỳ nguy hiểm của 1 chủ thể luật QT, làm tổn hại hòa bình an ninh QT, làm tổn hại quyền lợi quan trọng và sự sống còn của 1 dân tộc, 1 quốc gia hay 1 tổ chức QT. Bao gồm: - Tội ác chống hòa bình. Ví dụ: Lập kế họach, tiến hành chiến tranh xâm lược - Tội ác chống lại quyền dân tộc tự quyết. Ví dụ: Hành vi dùng vũ lực duy trì quyền đô hộ của các đế quốc trước đây - Tội ác chống nhân loại. Ví dụ: Bảo vệ nhân phẩm con người à ngược đãi tù nhân, tội ác diệt chủng - Tội ác hủy họai mội trường môi sinh: vi phạm các điều ứơc QT về bảo vệ môi trường. Ví du: tàng trữ sử dụng vũ khí hạt nhân, vi trùng, hóa học, gây ô nhiễm nghtrọng nguồn nước, biển cả à ngòai quốc gia thì các cá nhân cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự các về hành vi của mình Ví dụ: tòa án QT Nuremberg và Tokyo xét xử tội phạm chiến tranh thế giới lần thứ 2 Còn lại là những vi phạm pháp luật QT thông thường Ví dụ: Vi phạm về thực hiện nghĩa vụ, về giải thích điều khỏan điều ước QT Ghi chú: Hành vi vi phạm pháp luật QT khác với tội phạm QT, Tội phạm QT: hành vi của cá nhân à Cá nhân trước vành móng ngựa không phải là chủ thể luật QT mà chỉ là những yếu tố cấu thành nên hành vi vi phạm pháp luật QT của quốc gia Chủ thể luật QT là quốc gia không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ chịu trách nhiệm về vật chất, tinh thần. Các cá nhân khi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về hình sự 3. Hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý QT Làm thỏa mãn yêu cầu của bên bị hại : là 1 hình thức thực hiện trách nhiệm phi vật chất như xin chia buồn, thông cảm chính thức hay xin lỗi, cam kết không tái phạm, long trọng tuyên bố chính thức thừa nhận việc vi phạm, ban hành văn bản pháp luật ngăn ngừa vi phạm và xét xử nghiêm minh các cá nhân vi phạm hay có thể bồi thường chút đỉnh thiềt hại về danh nghĩa Khôi phục nguyên trạng : khôi phục tình trạng ban đầu trước khi vi phạm; trả lại toàn bộ tài sản, ra lệnh chấm dứt hành vi vi phạm, hòan trả những đồ vật đã mất đi Ví dụ:Khi giải quyết tranh chấp năm 1962 về ngôi đền giữa Thái lan và Campuchia, tòa QT đã yêu cầu Thái lan phải trả lại đồ vật trong đền Bồi thường vật chất : tiền hàng hóa, tái dựng lại những công trình Ví dụ: Israel phải xây dựng lại những công trình bị phá hủy, bồi thường bằng tiền các thiệt hại Trã đủa : là hình thức trách nhiệm vật chất có thể thực hiện thông qua hành vi đáp trả 1 cách tương xứng đối với các hành vi vi phạm trên cơ sở luật QT Ví dụ: Nâng thuế suất nhập khẩu ximăng Thái lan từ 3 lên 10% Ghi chú: Phân biệt hvi vi phạm PL QT với hành vi thiếu thân thiện à Hành vi thiếu thân thiện ko vi phạm pháp luật QT nhưng lại có thể vi pham những qui định về đạo đức, nghi thức, lễ tân QT Ví dụ : Phân biệt đối xử đối với nguyên thủ VN và thực hiện nghi thức ngọai giao đón tiếp nguyên thủ không trang trọng như khi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia khác luật QT chỉ qui định chung là phải áp dụng nghi thức trọng thể nhất của mỗi quốc gia nhưng không qui định các chi tiết cụ thể như duyệt đội danh dự, kéo quốc kỳ, cử quốc ca) à VN có thể trả đũa bằng cách áp dụng nghi thức ngọai giao đón tiếp nguyên thủ không trang trọng tương tự khi nguyên thủ quốc gia của nước đó ghé thăm VN Trừng phạt QT (chế tài QT) được thực hiện qua 2 hình thức Trừng phạt cá thể: do 1 quốc gia thực hiện với 1 quốc gia vi phạm Ví du: Cắt đứt quan hệ, trục xuất đại sứ, đóng cửa lãnh sự, cắt đứt quan hệ kinh tế, văn hóa Trừng phạt tập thể: do nhiều quốc gia thực hiện trên cơ sở pháp luật QT (hiến chương LHQ) Ví dụ: Điều 39 -41 ở chương 7 về các biện pháp trừng phạt tập thể của LHQ Trừng phạt phi vũ trang: như cắt đứt 1 phần hay tòan bộ quan hệ kinh tế, cắt đứt giao thông liên lạc hay cắt đứt quan hệ ngọai giao Trừng phạt vũ trang: thực hiện các cuộc hành quân cụ thể Hạn chế chủ quyền: tiến hành chiếm đóng 1 phần lãnh thổ, hạn chế quyền Ví dụ: Sau thế chiến thứ 2, phe Đồng minh đã phân chia lãnh thổ Đức. không cho Đức Ý Nhật thành lập lực lượng vũ trang đưa quân ra nứơc ngòai 4. Các trừơng hợp miễn trách nhiệm pháp lý QT (chủ quan) Tự vệ hợp pháp Đối phó hành vi vi phạm Do sự đồng ý của quốc gia bị hại Bất khả kháng 60 phút thi, gồm 3 dạng câu hỏi Câu trắc nghiệm đúng sai So sánh phân tích tổng hợp Bài tập tình huống Vd: Gỉa sử quốc gia A đã ký kết hiệp định thương mại với quốc gia B. Sau đó, quốc gia A ký hợp đồng khai thác dầu có thời hạn là 10 năm với công ty C của quốc gia B. Năm năm sau quốc gia A tuyên bố quốc hữu hóa tất cả các công ty khai thác dầu vàchỉ bồi thường 50% giá trị tài sản. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp à phải do các bên tranh chấp thỏa thuận quyết định, có thể là thỏa thuận trước (ghi trong điều ước) có thể là thỏa thuận sau khi tranh chấp phát sinh Gía trị của quyết định của cơ quan tranh chấp à chỉ phán quyết của tòa án QT, trọng tài QT mới có giá trị ràng buộc Giải quyết như thế nào? à Nếu hiệp định có qui định thì hành vi quốc gia A trái pháp luật (dù quốc gia A về nguyên tắc có quyền ra tuyên bố quốc hữu hóa các công ty khai thác dầu: vấn đề nội bộ của quốc gia) Theo công ước QT về ngọai giao và công ước QT về biển, những hành vi sau có phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT hay không 1 Quốc gia A ngăn cấm quyền quá cảnh QT của tàu QT tại eo biển à không được cấm 2 Hành vi quá khích của công dân gây thiệt hại cho trụ sở cơ quan ngoại giao à quốc gia phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT 3 Báo chí nước A tuyên truyền bôi nhọ à Quốc gia A phải chịu trách nhiệm pháp lý QT 4 Quốc gia A ra qui định bảo hộ đồ chơi gây thiệt hại kinh tế cho công ty X của quốc gia B à Quốc gia A vi phạm nếu hiệp định có qui định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải quyết tranh chấp quốc tế.doc
  • docKhái quát về LQT.doc
Tài liệu liên quan