There have been made a remarkable contribution of the amount of
Vietnamese songs in the proud history of Vietnamese nation through two great wars in
the twentieth century. During these wars, many songs play an important role in the
spiritual encouragement for people, soldiers who fought day and night tirelessly,
overcome numerous hardships and sacrificed for independence and freedom. The
article studies about the development of Vietnamese songs from 1945 to present in
order to show their valuable art as well as their diversity and richness in the traditional
music of Vietnam.
8 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát sự phát triển ca khúc Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
1
KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CA KHÚC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN NAY
Phạm Thị Diệu Vinh
Trường Đại học Quảng Bình
Tóm tắt. Lịch sử hào hùng của đất nước ta qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại ở thế
kỷ XX đã có sự đóng góp không nhỏ của ca khúc Việt Nam. Trong chiến tranh, ca khúc
đóng vai trò quan trọng trong việc động viên, cổ vũ tinh thần các tầng lớp nhân dân,
các chiến sĩ ngày đêm chiến đấu không mệt mỏi, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh vì
độc lập tự do của dân tộc. Khái quát sự phát triển ca khúc Việt Nam giai đoạn 1945 đến
nay để thấy rõ hơn giá trị nghệ thuật cũng như sự đa dạng, phong phú về thể loại của
ca khúc trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.
1. CA KHÚC TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN 1954
Âm nhạc là ngành nghệ thuật thể hiện một cách trực tiếp nhất, nhạy bén
nhất và nổi trội nhất tình cảm của nhân dân. Ngay từ những ngày đầu sau khi đất
nước giành chính quyền, những bài hát thuộc các thể loại mang tính thời cuộc
với nhiệm vụ cách mạng thể hiện tình cảm của quần chúng nhân dân trước vận
mệnh của đất nước, tình cảm đối với vị lãnh tụ kính yêu. Có thể kể một số bài
tiêu biểu như: 19 tháng tám của Xuân Oánh, Biết ơn Cụ Hồ của Lưu Bách Thụ,
các bài thuộc thể loại hành khúc như: Đoàn vệ quốc quân của Phan Huỳnh Điểu,
Tiểu đoàn 307 của Nguyễn Hữu Trí, Vì nhân dân quên mình của Doãn Quang
Khải, Hành quân xa của Đỗ Nhuận; ca khúc tập thể có một số bài tiêu biểu như:
Ca ngợi Hồ Chủ Tịch của Lưu Hữu Phước, Chào mừng Đảng Cộng sản Việt
Nam của Đỗ Minh, Thanh niên làm theo lời Bác của Hoàng Hà. Những bài hát
tập thể đề cập đến nội dung sinh hoạt đời thường gắn với cảnh trí thiên nhiên tươi
đẹp ngôn ngữ âm nhạc mang phong thái hồn nhiên, vui tươi như bài: Nhạc rừng
của Hoàng Việt, Con kênh xanh xanh của Ngô Huỳnh. Bên cạnh ca khúc quần
chúng, ca khúc trữ tình cũng phát triển và thể hiện được cảm xúc nội tâm của con
người trong thời kỳ này. Những bài hát trữ tình được sáng tác theo 3 khuynh
hướng: bài hát kiểu trần thuật, bài hát kiểu chính luận, bài hát kiểu dân gian.
Phong phú nhất trong ca khúc trữ tình giai đoạn này là những bài hát kiểu
trần thuật. Mảng chủ đề về làng quê, đất nước, bức tranh về nông thôn hiện lên
khá sinh động, với nhiều chiều hướng khác nhau. Hình ảnh đó được khắc hoạ
trong Làng tôi của Văn Cao, Đường lên Tây Bắc của Văn An, Quê em của
Nguyễn Đức Toàn. Gian khổ hy sinh, nhưng người nông dân không nề hà quản
ngại, lòng vẫn vui phơi phới vừa chiến đấu vừa sản xuất. Một bức tranh nhiều
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
2
màu sắc thể hiện rõ đề tài sáng tác về sản xuất, đánh giặc như: Ngày mùa của
Văn Cao, Mùa gặt của Văn An, Lên ngàn của Hoàng Việt.
Bài hát trữ tình viết theo âm hưởng dân gian mặc dù chỉ dừng lại ở số lượng
rất ít, nhưng các nhạc sĩ với chủ trương được vận động khai thác và phát huy vốn
cổ dân tộc nên đã biết vận dụng những đặc điểm và phong cách ngôn ngữ âm
nhạc cổ truyền vào sáng tác của mình. Bài hát Đóng nhanh lúa tốt của Lê Lôi
phổ thơ Huyền Trâm viết về hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong kháng chiến
với giai điệu được thể hiện bằng các đường nét luyến láy, lặp lại từ, sự phân ngắt
thường xuyên của các phách lệch làm cho bài hát rất gần và mang âm hưởng của
nghệ thuật Chèo.
Ca khúc thuộc thể loại trường ca trong Thanh nhạc lần đầu tiên xuất hiện ở
Việt Nam đã chuyển tải được một nội dung khá lớn, phản ánh được tính hiện
thực cuộc kháng chiến thần thánh mang tầm vóc lịch sử của dân tộc. Nhiều nhạc
sĩ đã ghi lại dấu ấn qua các tác phẩm: Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Du kích
sông Thao (Đỗ Nhuận), Chiến sĩ sông Lô (Nguyễn Đình Phúc), Sông Lô của Văn
Cao.
Trong 10 năm (1945-1954) ca khúc Việt Nam đã có những bước trưởng
thành rất đáng kể, không những về nội dung phản ánh mà còn cả về phương diện
nghệ thuật và khẳng định đựơc vai trò xung kích của ca khúc trong sự nghiệp
cách mạng kháng chiến, là nền móng vững chắc cho sự phát triển thể loại ca khúc
ở giai đoạn tiếp theo.
2. CA KHÚC TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1954 ĐẾN 1975
Ca khúc trong giai đoạn này tiếp tục được mùa, ngày càng nhuần nhuyễn
hơn với các chất liệu âm nhạc dân tộc, trưởng thành hơn trong việc khai thác các
đề tài mới, phản ánh được nhiều mặt đời sống hiện thực của xã hội: sản xuất và
chiến đấu của nhân dân ta ở hai miền Nam - Bắc. Ca khúc được coi là giữ vị trí
chủ đạo trong bước đường phát triển ở một bình diện mới và vươn lên một tầm
cao mới của nền âm nhạc Việt Nam đương đại.
Ở thời kỳ này, đề tài ca khúc tập trung vào hai mảng: Sự nghiệp giải phóng
dân tộc thống nhất đất nước và cuộc sống lao động, xây dựng của nhân dân miền
Bắc XHCN thể hiện ở các công trường, nông trường xí nghiệp nhà máy mà thời
kỳ trước chưa có. Đối tượng phản ánh và nội dung nghệ thuật phong phú, đề tài
về Đảng được đề cập tới rộng hơn, thoáng đạt và tươi trẻ hơn, thể hiện qua các ca
khúc: Lá cờ Đảng (Văn An), Đảng là cuộc sống của tôi (Nguyễn Đức Toàn).
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
3
Hình ảnh Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ thiên tài, nhà cách mạng lỗi lạc của dân
tộc được các tác giả dành trọn tình cảm biết ơn, thành kính sâu sắc của mình đối
với Bác kính yêu. Trong thời kỳ này, các ca khúc sáng tác về Bác chiếm một
lượng khá lớn và được coi là những bài hát hay, xúc động lòng người nhất.
Những ca khúc tiêu biểu viết về Bác trong giai đoạn này: Hồ Chí Minh đẹp nhất
tên Người (Trần Kiết Tường), Người là niềm tin tất thắng (Chu Minh), Tiếng hát
giữa rừng Pắc Bó (Nguyễn Tài Tuệ).
Đề tài về người chiến sĩ cách mạng được các nhạc sĩ khắc hoạ lại với một
chân dung thật thà, giản dị, chất phác. Trong giai đoạn này, hình ảnh đó là sự tiếp
nối những gì tốt đẹp ở tầm cao hơn, trí tuệ hơn. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy
giờ, cái hồn của thời đại đã thổi vào những bài hát mới viết về đề tài người chiến
sĩ cách mạng được quán xuyến trong toàn tuyến sáng tác ca khúc. Cung điệu
hùng tráng tràn đầy lạc quan, niềm tự hào xen lẫn xót xa căm giận. Những ca
khúc đó mãi mãi đi cùng năm tháng. Trong giảng dạy thanh nhạc, chúng tôi đã
đưa một số bài hát về đề tài này vào chương trình, giúp sinh viên kỹ thuật thanh
nhạc rèn luyện cơ bản đồng thời giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, biết ơn
những người đã chiến đấu hy sinh cho Tổ quốc. Một số ca khúc tiêu biểu Người
chiến sĩ ấy (Hoàng Vân), Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn (Hoàng Hà), Trên đỉnh
Trường Sơn ta hát (Huy Du), Cùng anh tiến quân trên đường dài (Huy Du)
Những bài hát mang phong cách dân gian ở giai đoạn này được các nhạc sĩ
vận dụng chất liệu dân ca và một số thủ pháp dân gian khác một cách khéo léo,
làm cho ngôn ngữ âm nhạc trong ca khúc trở nên gần gũi, thân quen hơn và ngày
càng mang đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc. Tiêu biểu cho thể loại này là ca
khúc Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp). Bài hát ra đời trong hoàn cảnh
khi tác giả đang sống trên mảnh đất Vĩnh Linh kiên cường, trong tâm trạng ngổn
ngang day dứt và chứng kiến nỗi đau chia cắt đất nước thành 2 miền Nam - Bắc.
Đây là một bài hát có ca từ đậm chất dân gian, giàu tình cảm, mang hơi thở của
thời cuộc vô cùng sống động.
Bài hát Quảng Bình quê ta ơi của nhạc sĩ Hoàng Vân với giai điệu duyên
dáng, mộc mạc, giản dị, mang âm hưởng của điệu Hò khoan Lệ Thuỷ, đã để lại
ấn tượng sâu sắc và được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc, trở thành một trong
những sáng tác “tỉnh ca” đầu tiên thành công nhất.
Ngoài ra, những ca khúc trữ tình kiểu trần thuật của giai đoạn này cũng
được phổ biến khá rộng rãi. Những ca khúc tiêu biểu là: Tiếng hát giữa rừng
Pắc Bó của Nguyễn Tài Tuệ được vận dụng khá nhuần nhuyễn chất liệu dân ca
Tày-Nùng Việt Bắc, diễn đạt được hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
4
Chất liệu hát ru người Việt của vùng đồng bằng Bắc Bộ được nhạc sĩ
Nguyễn Văn Tý sử dụng trong ca khúc “Mẹ yêu con” khá thành công cả về nội
dung lẫn ngôn ngữ nghệ thuật. Qua lời ru con tràn đầy yêu thương, dịu dàng nhân
hậu, ca khúc đã thể hiện được tình cảm mẹ con vô cùng tha thiết, sâu nặng. Bằng
thủ pháp ẩn dụ, bà mẹ “Tổ quốc” được tác giả nâng lên thành hình tượng nghệ
thuật đã trải qua chín năm kháng chiến gian khổ để mang lại tự do, độc lập và
tương lai tươi sáng cho nhân dân. Bài hát đã chuyển tải được cái hồn thời đại lúc
bấy giờ vào tác phẩm.
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam với phẩm chất “Anh hùng, bất khuất,
trung hậu, đảm đang” được các nhạc sĩ thể hiện trong tác phẩm âm nhạc rất
phong phú, đa dạng và trở thành những ca khúc để lại ấn tượng khó phai mờ
trong lòng độc giả. Phạm Minh Tuấn với ca khúc “Qua sông” viết về những cô
gái giao liên ở vùng hậu cứ miền Nam. Ca khúc “Người con gái sông La” của
nhạc sĩ Doãn Nho đã hiển hiện hình ảnh cô gái thanh niên xung phong tuổi tròn
mười tám, đôi mươi đã anh dũng chiến đấu, hy sinh dưới làn mưa bom bão đạn
của quân thù.
Giai đoạn 1954-1975 là giai đoạn phát triển rực rỡ của nền ca khúc Việt
Nam nói chung trong đó bao gồm rất nhiều thể loại với nhiều phong cách khác
nhau, đề tài sáng tác đa dạng và phong phú. Kế tiếp giai đoạn trước, ca khúc
được viết ở dạng ca khúc tập thể, ca khúc quần chúng, hay dạng ca khúc trữ tình
trong đó có nhiều kiểu như: trần thuật, kiểu chính lụân, kiểu dân gian vẫn được
phổ biến.
Ở giai đoạn này, vào những năm 60 xuất hiện thêm thuật ngữ “ca khúc nghệ
thuật”. Thuật ngữ “ca khúc nghệ thuật” ra đời trong điều kiện phát triển mới của
đời sống âm nhạc. Các nhạc sĩ nâng cao trình độ nghề nghiệp chuyên môn, trau
dồi kiến thức kỹ năng nghệ thuật cổ điển Châu Âu, tìm tòi sáng tạo phong cách
mới trong nghệ thuật sáng tác Thanh nhạc ở Việt Nam” [2, tr.387]. Về thực chất
thì ca khúc nghệ thuật nằm trong phạm trù và mang những đặc trưng chung của
thể loại ca khúc trữ tình, chỉ khác là ở bút pháp mang đậm yếu tố kỹ xảo hơn, đòi
hỏi một trình độ thể hiện có tính nghề nghiệp hơn. Ca khúc Bài ca hy vọng được
xem là hình mẫu khá tiêu biểu ở tiêu chí ca khúc nghệ thuật. Bài hát là một sáng
tác đặc biệt thành công của nhạc sĩ Văn Ký bởi tác phẩm có hình tượng đẹp, giàu
cảm xúc, giai điệu mượt mà đằm thắm và thanh cao, thể hiện tình cảm nhớ
thương tha thiết của người dân miền Bắc đối với nhân dân miền Nam khi phải
sống trong những ngày đen tối nhất dưới chế độ Mỹ - Diệm. Đôi chim là biểu
tượng tình cảm của hai miền Nam - Bắc không bao giờ cách lìa nhau. Lời ca còn
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
5
thể hiện lòng tin sắt đá vào một tương lai tươi sáng của Tổ quốc. Đề tài viết về
Tây Nguyên trong giai đoạn này có nhiều ca khúc thuộc dòng trữ tình nghệ thuật
để lại ấn tượng sâu sắc như: “Em là hoa Pơ-Lang” của Đức Minh, “Cô gái vót
chông” của Hoàng Hiệp, “Người lái đò trên sông Pô Cô” của Cầm Phong.
Giai đoạn này đề tài quê hương đất nước trong ca khúc trữ tình nghệ thuật
có một dáng vẻ riêng so với các phong cách, bút pháp dân gian, trần thuật, chính
luận. Một số ca khúc nổi tiếng như: “Hà Tây quê lụa” của Nhật Lai, “Những
thành phố bên bờ biển cả” của Phạm Đình Sáu; ca ngợi về Thủ đô Hà Nội yêu
dấu có ca khúc thuộc dòng trữ tình nghệ thuật thành công nhất của Vũ Thanh
“Bài ca Hà nội”; về Hải Phòng, thành phố cảng trung dũng, kiên cường có bài
“Thành phố hoa phượng đỏ” của Lương Vĩnh; hình ảnh đất nước được hoá thân
qua biểu tượng cụ thể của cây đàn bầu cổ truyền dân tộc qua ca khúc “Tiếng đàn
bầu” của Nguyễn Đình Phúc.
Âm nhạc giai đoạn 1954-1975 trong thể loại ca khúc trữ tình xuất hiện một
bộ phận được gọi là những bài hát trữ tình mang phong cách chính luận. Đó là
những bài hát phản ánh được hơi thở của thời cuộc, mang tính công dân. Phong
cách, bút pháp được bộc lộ qua nội dung sắc thái ca từ, sự đan xen giữa màu sắc
trữ tình và sử thi. Với một giọng điệu hào sảng, dõng dạc, cảm xúc tha thiết và tự
hào, lời ca đã khái quát truyền thống lịch sử vinh quang của dân tộc và mang một
phong cách trữ tình chính luận rất đậm nét. Ca khúc Mỗi bước đi thêm yêu Tổ
quốc của Tân Huyền nói lên được điều đó.
Ca khúc trữ tình chính luận như: Kể chuyện người cộng sản của Trần Hoàn,
Người chiến sĩ ấy của Hoàng Vân đã thể hiện hình tượng người cộng sản, người
chiến sĩ cách mạng, người mẹ Việt Nam anh dũng kiên cường, người công dân
trong thời đại mới. Đề tài về Bác Hồ kính yêu có ca khúc Người là niềm tin tất
thắng của Chu Minh.
Một bộ phận mới trong thể loại trữ tình ở giai đoạn này được gọi là dòng
tình ca. Chủ yếu đi sâu vào những vấn đề của tình yêu đôi lứa trong chiến tranh,
trong bối cảnh thời đại, mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Khai thác về đề tài
dân dã miền núi với cái thơ mộng hồn nhiên, lãng mạn trong tình yêu trai gái
vùng sơn cước như “Tình ca Tây Bắc” của Bùi Đức Hạnh. Bài hát “Tình ca” của
Hoàng Việt được ra đời trong bối cảnh cuộc sống của nhiều gia đình bị phân ly
đôi ngả, tất cả chỉ còn chờ tin nhau vào những bức thư hiếm hoi. Xúc động trước
những điều tâm sự mà người vợ trẻ đã gửi gắm trong thư, cảm động trước những
tấm lòng thuỷ chung của các lứa đôi trong phong ba bão táp, khát vọng về ngày
thống nhất đất nước, với tình cảm mãnh liệt ấy anh đã hoàn thành bài hát trong
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
6
một đêm. Bài hát là nỗi nhớ thương da diết người thân và niềm hy vọng vào một
ngày mai tươi sáng hơn.
Nối tiếp dòng chảy của thời kỳ trước, ca khúc giai đoạn 1954-1975 đã vươn
tới một tầm cao mới, đa dạng hơn về số lượng và sâu sắc hơn về chất lượng nghệ
thuật. Đề tài và thể loại phong phú, nổi trội hơn vẫn là thể loại nhạc trữ tình với
nhiều bộ phận mới được xuất hiện làm đa dạng thêm dòng ca khúc trong giai
đoạn này.
3. CA KHÚC TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1975 ĐẾN NAY
Cũng như ở giai đoạn trước ca khúc quần chúng và ca khúc trữ tình phát
triển mạnh mẽ, tuy nhiên do nhu cầu thưởng thức âm nhạc, ca khúc nhạc nhẹ đã
xuất hiện và phát triển theo cấp số nhân trở thành bộ phận hùng hậu chi phối đời
sống âm nhạc.
Ca khúc quần chúng sau 1975 hội tụ đầy đủ mọi thể loại như hành khúc,
chính ca, ngợi ca, vui, hài hước mang tính tập thể dễ hát, dễ nhớ. Ca khúc “Tiếng
hát thành phố mang tên Người” của nhạc sĩ Cao Việt Bách được tác giả viết dưới
dạng ngợi ca để lại tình cảm và ấn tượng tốt đẹp trong đông đảo quần chúng là
hình ảnh Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại, Người cha già dân tộc đã lãnh đạo toàn dân để
có thắng lợi ngày hôm nay.
Ca khúc trữ tình giai đoạn từ 1975 đến nay tiếp tục nối tiếp các giai đoạn
trước và có bước phát triển mới, đa dạng về phong cách và thể loại. Các đề tài
của ca khúc trữ tình đã bám sát hiện thực đời sống xã hội, ngợi ca quê hương đất
nước, ngợi ca Đảng, lãnh tụ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các nhân vật lịch sử,
các địa danh có những chiến công huyền thoại trong hai cuộc kháng chiến và cả
sự đổi mới của xóm làng.
Ca khúc trữ tình mang phong cách âm nhạc dân gian ở thời kỳ này đã già
dặn hơn về bút pháp sáng tác. Các nhạc sĩ vận dụng âm nhạc dân tộc như chất
liệu dân gian miền Bắc, miền Nam, miền Trung vào những sáng tác của mình.
Một số ca khúc tiêu biểu như: Dáng đứng Bến Tre, Một khúc tâm tình của người
Hà Tĩnh của Nguyễn Văn Tý, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Lời Bác
dặn trước lúc đi xa của Trần Hoàn, Miền Trung nhớ Bác của Thuận Yến, Huế,
tình yêu của tôi là những minh chứng cho điều đó.
Ca khúc trữ tình kiểu trần thuật sau ngày đất nước thống nhất là những bài
ca viết về đề tài đất nước, về những miền quê như: Huyền thoại hồ Núi Cốc của
Phó Đức Phương, Mùa xuân làng lúa làng hoa của Ngọc Khuê, Quê hương của
Giáp Văn Thạch.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
7
Ca khúc nghệ thuật ở thời kỳ này đã có những thay đổi để phù hợp với thị
hiếu quần chúng. Các bài ca ấy biểu hiện sự trau chuốt về kỹ thuật, về ca từ và
được đông đảo quần chúng đón nhận như: Sa Pa thành phố trong sương của
Vĩnh Cát, Nha Trang mùa thu lại về của Văn Ký, Thuyền và biển của Phan
Huỳnh Điểu.
Ca khúc mang phong cách chính luận là những bài ca vừa có tính trữ tình
vừa có tính triết lý, sử thi, chủ đề viết về Tổ quốc hay lên án quá khứ chiến tranh
xâm lược như: Bài ca không quên của Phạm Minh Tuấn, Hát về Tổ quốc của
Hữu Xuân, Vết chân tròn trên cát của Trần Tiến.
Nhiều ca khúc nhạc nhẹ Việt Nam ra đời, dần dần bổ sung cho các chương
trình biểu diễn và đó là công lao đóng góp của nhiều lớp nhạc sĩ có tài năng, tâm
huyết với ca nhạc nhẹ Việt Nam như: Thanh Tùng với Giọt nắng bên thềm, Hoa
tím ngoài sân. Nhạc sĩ Trần Tiến với Cô bé vô tư, Tuỳ hứng lý qua cầu, Ngọn lửa
cao nguyên.
Có thể khẳng định rằng, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam từ giai đoạn
1945 đến nay, chúng ta đã có một nền ca khúc phát triển, với ngôn ngữ âm nhạc
đậm đà bản sắc dân tộc, bút pháp điêu luyện, nhiều thể loại: ca khúc quần chúng,
ca khúc trữ tình, trường ca, ca khúc thiếu nhi. Trong mỗi thể loại, có rất nhiều
dạng được sáng tác mang những phong cách khác nhau như: dạng trần thuật,
dạng ngợi ca, tình ca, chính luận, nghệ thuật, ca khúc mang âm hưởng dân gian
đã làm đa dạng thêm nhiều màu sắc cho nền âm nhạc nước nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Trung Kiên (2001), Phương pháp sư phạm thanh nhạc, Viện Âm nhạc.
[2] Tú Ngọc, Vũ Tự Lân, Nguyễn Ngọc Oánh, Thái Phiên (2000), Âm nhạc mới Việt Nam tiến
trình và thành tựu, Viện Âm nhạc Việt Nam.
[3] Lê Văn Toàn (2006), Âm nhạc Việt Nam tác giả-tác phẩm, Viện Âm nhạc.
[4] Nguyễn Thị Minh Châu (2007), Âm nhạc Việt Nam tác giả-tác phẩm, Viện Âm nhạc.
[5] Nhiều tác giả (2008), Tình ca người lính, Nxb Âm nhạc.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
8
AN OVERVIEW OF THE DEVELOPMENT OF VIETNAMESE
SONGS FROM 1945 TO PRESENT
Pham Thi Dieu Vinh
Quang Binh University
Abstract. There have been made a remarkable contribution of the amount of
Vietnamese songs in the proud history of Vietnamese nation through two great wars in
the twentieth century. During these wars, many songs play an important role in the
spiritual encouragement for people, soldiers who fought day and night tirelessly,
overcome numerous hardships and sacrificed for independence and freedom. The
article studies about the development of Vietnamese songs from 1945 to present in
order to show their valuable art as well as their diversity and richness in the traditional
music of Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_pham_thi_dieu_vinh_0506_2024795.pdf