Khái niệm Công nghệ Thông tin

Khái niệm Công nghệ Thông tin Các thuật ngữ cần nắm vững: ã Phần mềm ứng dụng ã Hệ thống nhị phân ã Số bit trong mỗi giây ã Byte ã CD-ROM ã Bộxử lý trung tâm ã Khách/Chủ ã Kỹ thuật số ã Đĩa mềm ã Thương mại điện tử ã Thưđiện tử ã Phần mềm tự do ã Gigahertz (GHz) ã Giao diện đồ họa người dùng ã Đĩa cứng ã Phần cứng ã Công nghệ Thông tin ã Thiết bị nhập ã Mạng Internet ã Joystick ã Máy tính xách tay ã Mạng cục bộ Những kỹ thuật cần thuần thục:: ã Nhận diện được các loại phần cứng thường gặp ã Hiểu được các loại phần mềm chủ yếu ã Phân biệt được các loại mạng máy tính phổ biến ã Kể ra được một sốứng dụng của máy tính trong lĩnh vực kinh doanh, trong các cơ quan chính phủ, các tổ chức giáo dục, y tế và tại gia ã Hiểu được các tác động của máy tính đối với các lĩnh vực sức khỏe, lĩnh vực an sinh và môi trường ã Kể ra được một số nguyên tắc cơ bản của việc bảo mật thông tin ã Hiểu được các hệ quả cơ bản về mặt luật pháp của máy tính Chuyến “du khảo” ICDL của chúng ta bắt đầu bằng học phần thứ nhất: Các khái niệm Công nghệ Thông tin”. Giống như khi học lái xe, chúng ta trước tiên cần hiểu xe là gì, có thể chạy ởđâu và vì sao chúng ta cần học lái, việc học sử dụng máy tính cũng đòi hỏi chúng ta phải nắm được một số khái niệm căn bản. Học phần này sẽ bao gồm 8 lĩnh vực tổng quát: ã Khái niệm Công nghệ Thông tin ã Phần cứng máy tính ã Các loại phần mềm ã Sử dụng mạng ã Công nghệ thông tin (IT) trong cuộc sống thường nhật ã Các vấn đề sức khỏe, an sinh và môi trường ã Bảo mật máy tính ã Các vấn đề pháp luật trong IT Khái niệm tổng quát Chúng ta bắt đầu từ những khái niệm chung nhất rồi dần dần cụ thể hơn. Bốn khái niệm tổng quát sau đây sẽ tạo ra 4 chặng chính: ã Các định nghĩa cơ bản ã Các loại máy tính ã Các bộ phận của máy tính cá nhân ã Hiệu năng (hiệu quả hoạt động) của máy tính Bây giờ hãy bắt đầu chuyến du khảo: Phần cứng, Phần mềm và Công nghệ Thông tin Chúng ta cần hiểu được sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm cùng với ý nghĩa tổng quát của thuật ngữ Công nghệ Thông tin (IT). Trước khi có thể làm việc với máy tính, chúng ta cần nắm vững 3 thuật ngữ cơ bản: Phần cứng, phần mềm và Công nghệ Thông tin (IT). ã Phần cứng: Thuật ngữ này muốn ám chỉ các bộ phận thật sự hiện hữu (vật lý) trong máy tính, tạm kể một vài thứ như thùng chứa (thường bị gọi lầm là cục CPU) và mọi thứ bên trong nó, chuột, bàn phím, cục màn hình (monitor, phân biệt với screen cũng thường dịch là màn hình), loa và các dây cáp. Chúng ta có thể xem phần cứng là những bộ phận của máy tính vẫn còn tồn tại khi đã tắt máy. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều loại phần cứng khác nhau. ã Phần mềm: Thuật ngữ này nói đến những chỉ thị (chỉ dẫn) để phần cứng thực hiện, vốn là thành phần không nhìn thấy được. Khi bật máy tính, các chữ và hình ảnh xuất hiện trên màn hình. Chính phần mềm đã thiết đặt đâu là chữ và đâu là hình và chúng sẽ nằm ở chỗ nào. Phần mềm được phân chia thành từng chương trình với các chức năng nhất định (chẳng hạn chương trình xử lý văn bản hoặc chương trình gửi nhận thư (điện tử). Chúng ta sẽ tìm hiểu về nhiều loại phần mềm trong phần này. ã Công nghệ Thông tin (CNTT): Đây là thuật ngữ tổng quát ám chỉ tất cả phần cứng, phần mềm và các dịch vụđi kèm với việc sử dụng máy tính. Ngoài máy tính và các chương trình chạy trên đó, CNTT bao hàm cả các mạng kết nối các máy tính lại với nhau cùng với những người vận hành chúng. Các loại máy tính Cho đến giờ chúng ta đã nói về “máy tính” như thể chúng chỉ là một vật. Thế nhưng trong thực tế, máy tính có nhiều loại. Đểđạt được chứng chỉ ICDL, chúng ta cần nhận biết được các loại máy tính chủ yếu. Phân biệt các loại máy tính Trang:2

pdf27 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái niệm Công nghệ Thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập liệu là loại phần cứng được dùng để đưa thông tin vào máy tính. Dưới đây là danh sách các thiết bị thường gặp: • Con chuột là thiết bị được thiết kế để có thể cầm nắm trong lòng bàn tay và đẩy tới lui trên bàn. Máy tính sẽ dịch các di chuyển này thành các di chuyển của con chạy (mũi tên) trên màn Trang:7 hình. Con chuột có một hoặc nhiều nút để chúng ta có thể nhấn khi cần gửi thông tin cho máy tính. • Bàn phím là thiết bị có các phím chuẩn của máy đánh chữ và những phím khác như phím chức năng, phím mũi tên và nhóm phím số. Bàn phím là thiết bị được dùng nhiều nhất khi cần nhập thông tin vào máy tính. • Trackball tương tự như một con chuột lật ngược. Nó nằm yên một chỗ trên bàn với một viên bi bên trên. Di chuyển viên bi làm di chuyển con chạy trên màn hình. Cũng giống như chuột, trackball cũng có một hoặc nhiều nút có thể ấn vào được. • Máy quét là thiết bị chuyển một tài liệu in trên giấy (hoặc các vật phẳng khác) thành một tập tin có thể lưu trong máy. Một số máy quét là thiết bị độc lập nhưng một số khác có thể được ghép chung với máy tính hoặc các thiết bị đa năng khác. • Touchpad là một vùng nhỏ hình chữ nhật thường được gắn vào máy tính xách tay để chúng ta có thể tì ngón tay mình lên đó khi cần di chuyển con chạy màn hình. • Light pen trông hơi giống với penlight có một dây nối ở đuôi viết. Chúng ta có thể chỉ vào một điểm trên màn hình máy tính rồi nhấn nút tại điểm đó. • Joystick là thiết bị hơi giống với cần điều khiển máy bay. Chúng thường được dùng như là thiết bị nhập của trò chơi điện tử nhưng cũng có khi được dùng trong công việc. • Máy quay phim kỹ thuật số cho phép chúng ta ghi hình không cần phim bằng cách lưu chúng vào bộ nhớ trong máy quay. Về sau chúng ta có thể dùng một loại cáp đặc biệt hoặc một thiết bị chuyển đổi thích hợp để tải nạp các hình ảnh vào máy tính. • Micro cho phép chúng ta dùng lời nói làm dữ liệu nhập cho máy tính. Tùy thuộc vào phần mềm được cài đặt, chúng ta có thể lưu lời nói để phát lại hoặc dùng nó để đưa ra các lệnh cho máy tính. Thiết bị xuất Thiết bị xuất cho phép máy tính chuyển thông tin trở lại cho chúng ta. Một số loại thiết bị xuất liệu cần biết. Nhận diện thiết bị xuất Nhận diện một số loại thiết bị xuất được dùng để hiển thị kết quả xử lý do máy tính thực hiện như cục màn hình, màn hình, máy in, máy vẽ, loa. Thiết bị xuất là một thiết bị phần cứng được máy tính sử dụng để xuất thông tin ra cho chúng ta. Dưới đây là một số thiết bị thông dụng: Trang:8 • Cục màn hình là thiết bị hiển thị ảnh, đôi khi được gọi là màn hình (thật ra screen chỉ khung kính phía trước monitor). Đây là nơi chủ yếu để chúng ta nhận thông tin từ máy tính. • Máy in là thiết bị in kết quả ra giấy. Có rất nhiều loại máy tính; chúng khác nhau về tốc độ in, kích thước giấy in được và quá trình (cơ chế) in. Máy in rất có ích khi chúng ta cần có một bản thông tin dùng bên ngoài máy tính. • Máy vẽ ( plotter) là thiết bị di chuyển một hoặc nhiều cây viết trên một miếng giấy để tạo ra một hình vẽ. Máy vẽ thường được dùng để xuất các dữ liệu như các bản vẽ kiến trúc và các bản thiết kế cơ khí. • Loa cho phép máy tính giao tiếp với con người bằng âm thanh. Âm thanh có thể dưới dạng các tiếng bip cảnh báo khi có trục trặc gì đó cho đến tiếng nói tổng hợp khi đọc thông tin trên màn hình. Các thiết bị xuất/nhập Một số thiết bị làm cả hai chức năng xuất và nhập liệu. Hai trong một Hiểu được một số thiết bị vừa là nhập, vừa là xuất, chẳng hạn như touchscreens. Thí dụ thường gặp nhất của một thiết bị xuất/nhập (nghĩa là một thiết bị ngoại vi có thể đóng cả hai vai trò xuất và nhập) là touchscreen. Màn hình touchscreen trông như một màn hình bình thường. Tuy nhiên bề mặt của nó cảm nhận được thao tác sờ, bằng ngón tay hoặc bằng một cách nào đó. Vì thế loại thiết bị này vừa làm chức năng màn hình, vừa làm chức năng thiết bị điều khiển con chạy tương tự như touchpad. Thiết bị lưu trữ Thiết bị nhập và xuất liên quan đến việc di chuyển thông tin vào và ra khỏi máy tính. Thế nhưng thông tin được cất ở đâu khi nó tồn tại trong máy tính? Câu trả lời là nó được đưa vào một thiết bị lưu trữ. So sánh thiết bị lưu trữ So sánh một số thiết bị nhớ chính theo tốc độ, giá cả và sức chứa. Máy tính cá nhân dùng nhiều loại thiết bị lưu trữ. Các loại thiết bị này cũng thường xuyên thay đổi. Dưới đây là một số thiết bị có thể thấy ở nơi làm việc: • Đĩa mềm là một thiết bị lưu trữ nhỏ và có thể tháo lắp được. • Đĩa Zip là loại thiết bị có kích thước cỡ bằng đĩa mềm nhưng có vỏ bọc bằng nhựa cứng và khả năng lưu trữ nhiều hơn. • Ổ băng từ chứa các băng từ và được dùng để lưu dự phòng một lượng lớn dữ liệu. • CD-ROM là loại đĩa nhựa tương tự như đĩa nhạc. • Đĩa cứng (trong và ngoài) là những thiết bị lưu trữ có từ tính và được đóng hộp cứng có khả năng lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Loại đĩa trong (nội) gắn hẳn vào trong máy tính nhưng cũng có những loại đĩa có thể gắn từ ngoài vào máy tính. Trang:9 Table 2.2 Giúp ta so sánh các thiết bị nhớ. Table 2.2. So sánh các thiết bị nhớ Thiết bị nhớ Tốc độ Giá Dung lượng Đĩa mềm Rất chậm Thấp 1.44MB Đĩa Zip Chậm Trung bình 100MB-250MB Băng Rất chậm Thấp 100MB-100GB CD-ROM Trung bình Thấp 500MB-700MB Đĩa cứng trong Nhanh Cao 40MB-1TB Đĩa cứng ngòai Nhanh Cao 40MB-1TB Đã số các loại thiết bị lưu trữ đều thuộc loại vừa đọc, vừa ghi. Nghĩa là chúng ta có thể đọc thông tin đã được ghi rồi ghi thông tin mới vào. CD-ROM là trường hợp ngoại lệ vì là thiết bị chỉ đọc. Thông tin được ghi vào CD-ROM không xóa được. Một loại CD khác, thường gọi là CD-RW cho phép vừa đọc, vừa ghi. Định dạng đĩa Hiểu được mục đích của định dạng đĩa. Đa số các thiết bị lưu trữ (bao gồm đĩa mềm, đĩa Zip và đĩa cứng) đều phải định dạng trước khi dùng. Quá trình định dạng sẽ kiểm tra đĩa để bảo đảm rằng đĩa còn xài được (ở tình trạng tốt) và ghi chú cho ổ đĩa biết chỗ nào có thể ghi thông tin. Những ghi chú hướng dẫn này sẽ chia đĩa thành các rãnh (track) và cung (sector) như trong Hình 2.3. Hệ điều hành có thể ghi một lượng dữ liệu nhất định vào mỗi vùng đĩa đã được định dạng. Trang:10 Phần mềm Chúng ta cần phần cứng nhưng nếu không có phần mềm, phần cứng hầu như vô dụng. Thực tế, toàn bộ phần còn lại của cuốn sách này đề cập chủ yếu đến các loại phần mềm khác nhau. Trong học phần này chúng ta phác họa sơ qua các loại phần mềm và các thuật ngữ mấu chốt rồi tìm hiểu chi tiết hơn trong các học phần sau. Các loại phần mềm Cách phân loại thứ nhất về phần mềm dựa vào chức năng của chúng: Phần mềm này làm cho máy tính chạy hay làm một việc gì đó giúp ích cho chúng ta? Phân lọai phần mềm Phân biệt phần mềm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Lý do các phiên bản phần mềm Nói chung, phần mềm có thể phân chia thành phần mềm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ điều hành là phần mềm kiểm soát, điều khiển các hoạt động cơ bản của máy tính, chẳng hạn như lưu dữ liệu ở đâu và làm thế nào cho nó hiển thị trên màn hình hay làm sao để giao tiếp với các máy tính khác. Microsoft Windows là hệ điều hành thông dụng nhất có thể gặp trong môi trường doanh nghiệp. Các phần mềm ứng dụng là phần mềm được dùng cho một công việc nhất định, chẳng hạn viết thư, hiển thị tập tin hoặc soạn nhạc. Đa số phần mềm có nhiều phiên bản. Chẳng hạn Microsoft công bố tám phiên bản khác nhau của phần mềm Access (về database) trong suốt thập kỷ vừa rồi. Điều này xảy ra vì phần mềm luôn tiếp tục được phát triển. Cũng giống như các nhà sản xuất xe máy luôn đưa ra các mẫu mã mới cho các loại xe của họ với nhiều cải tiến, các nhà sản xuất phần mềm mỗi năm thường đưa ra các mẫu mã mới cho sản phẩm của họ. Thế nhưng đối với phần mềm, những bản công bố này được gọi là phiên bản thay vì mẫu mã (model). Phần mềm hệ điêu hành Hệ điều hành là phần mềm cung cấp các chức năng cơ bản của máy tính. Chúng ta cần biết hệ điều hành làm gì cũng như các hệ điều hành thông dụng nhất là loại nào. Các hệ điều hành phổ biến Mô tả các chức năng chính của một hệ điều hành và kể tên một số hệ điều hành phổ biến nhất. Hệ điều hành có hai chức năng chính. Trước hết là làm vai trò “giữ nhà” cho máy tính, bảo đảm rằng các thông tin được giữ trong máy tính sẽ được đưa vào đúng chỗ. Quá trình này cần tải nạp các chương trình vào bộ nhớ để chúng chạy được, giữ các tập tin trên đĩa ở tình trạng cập nhật và cấp phát tài nguyên cho các ứng dụng khác. Trang:11 Thế nhưng hệ điều hành cũng hành động với vai trò “cảnh sát công lộ”, hướng chuyển dữ liệu giữa các bộ phận của máy tính. Chẳng hạn gõ vào bàn phím có thể làm cho một chương trình được tải nạp từ đĩa vào bộ nhớ rồi hiển thị thông tin ra màn hình. Hệ điều hành là phần mềm điều khiển dòng thông tin giữa các thành phần khác nhau của máy tính. Có hàng trăm loại hệ điều hành đã được tạo ra trong nhiều thập niên vừa qua. Thế nhưng chỉ có một vào loại được sử dụng phổ biến, bao gồm: • DOS, thường ám chỉ MS-DOS của Microsoft, là hệ điều hành chỉ hỗ trợ văn bản. Nhiều nhà sản xuất khác cũng đưa ra các phiên bản DOS. DOS hiện nay đã lỗi thời nhưng vẫn có thể gặp ở một số máy tính cũ. • Microsoft Windows là hệ điều hành thông dụng nhất (hỗ trợ hình ảnh, văn bản với các kiểu chữ khác nhau). Microsoft đã công bố một số phiên bản của Windows. Phiên bản phổ biến hiện nay là Windows 98, Windows 2000 và Windows XP. • Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, nghĩa là có thể dùng tự do. Khởi đầu được dùng bởi các cá nhân nghiền máy tính, các phiên bản mới đây đã trở nên phổ dụng hơn. • Solaris là hệ điều hành đồ họa do hãng Sun phát triển để dùng trên các máy tính do họ sản xuất. Chúng ta có thể gặp hệ điều hành này ở các cơ quan nghiên cứu hoặc trong môi trường doanh nghiệp. • BSD là một loại hệ điều hành mã nguồn mở khác khá thông dụng. Chúng ta có thể không gặp BSD khi dùng máy để bàn nhưng nó được dùng khá rộng rãi trên các máy chủ và các hệ thống mạng. • Mac OS X là hệ điều hành gần đây nhất do Apple phát triển cho các máy Macintosh của họ. Nếu đang dùng loại máy Mac, chúng ta sẽ dùng một hệ điều hành nào đó của Apple. Trong tài liệu này, ta sử dụng Microsoft Windows XP cho mọi thí dụ. Những kỹ năng mà ta nghiên cứu đều áp dụng cho mọi hệ điều hành phổ biến, mắc dầu các chi tiết có khác nhau Phần mềm ứng dụng Lớp phần mềm thứ hai là phần mềm ứng dụng. Có rất nhiều loại phần mềm ứng dụng, từ trình duyệt Web đến các chương trình mô phỏng đá bóng. Chúng ta cần biết một số loại phần mềm thường được dùng trong môi trường doanh nghiệp. Các phần mềm ứng dụng phổ biến Kể ra một số ứng dụng thường gặp như xử lý văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, duyệt Web, xuất bản, kế toán cùng với tình huống sử dụng chúng. Chúng ta không thể kể hết các loại phần mềm ứng dụng nhưng cần phải biết một số loại thường gặp: • Phần mềm xử lý văn bản được dùng để viết thư, viết báo cáo và các tài liệu. Microsoft Word và Corel Word Perfect là các thí dụ. • Phần mềm bảng tính được dùng để thực hiện các tính toán tài chính, kỹ thuật, vân vân. Microsoft Excel và Lotus 1-2-3 là các thí dụ. Trang:12 • Phần mềm cơ sở dữ liệu được dùng để lưu thông tin như doanh số, địa chỉ khách hàng và danh mục hàng tồn để về sau sử dụng. Microsoft Access và Borland dBASE là các thí dụ về phần mềm loại này. • Phần mềm trình chiếu được dùng để tạo ra các slide. Microsoft PowerPoint là một thí dụ. • Phần mềm duyệt Web được dùng để xem nội dung các điểm Web. Microsoft Internet Explorer và Mozilla Firefox là các thí dụ. • Phần mềm chế bản được dùng để tạo các thư tín, tạp chí và các tài liệu in ấn khác. Microsoft Publisher là một thí dụ. • Phần mềm thư điện tử cho phép nhận, gửi và lưu giữ thư điện tử. • Phần mềm kế toán được dùng để theo dõi các dữ liệu kế toán. Giao diện đồ họa người dùng Hầu như chúng ta luôn làm việc với máy tính thông qua giao diện đồ họa người dùng GUI. Đây là một thuật ngữ cần phải hiểu rõ. GUI là gì? Giao diện GUI cho phép chúng ta tương tác với máy tính một cách linh hoạt. GUI được gọi là “đồ họa” (hình ảnh) bởi vì nó dùng màu sắc, hình ảnh và chữ để chuyển tải thông tin, không giống như các hệ điều hành cũ chỉ dùng văn bản. Hình 2.4 trình bày một GUI mà ở trường hợp này là Windows XP. Có hai ứng dụng đang mở: Microsoft Word và Excel. Mỗi ứng dụng đều có phần thực đơn và thanh công cụ giúp chúng ta điều khiển dễ dàng. GUI cũng đặc trưng bằng các biểu tượng hình ảnh như biểu tượng Recycle Bin ở màn hình nền. GUI không chỉ là cách dùng hình ảnh để diễn tả thông tin. GUI tạo nhiều thuận lợi cho người sử dụng máy tính: Trang:13 • Chúng ta có thể làm việc cùng lúc với nhiều ứng dụng. Điều này rất có ích khi chúng ta phải chia sẻ thông tin giữa các ứng dụng hoặc phải thực hiện nhiều công việc cùng lúc. • Đa số các thao tác đều được thực hiện thông qua bàn phím hoặc chuột, để cho chúng ta tự chọn cách tương tác với máy tính sao cho hiệu quả nhất. • Chúng ta có thể điều chỉnh màu và kiểu dáng chữ để thu nhận được nhiều thông tin hơn hoặc làm cho chúng dễ nhận biết hơn đối với những người khuyết tật khi họ làm việc với máy tính. • Hình ảnh đồ họa chuyển tải thông tin phong phú hơn mà các giao diện văn bản không thể có. Phát triển hệ thống Phần mềm không tự nhiên mà có. Nó phải được xây dựng cho từng mục đích sử dụng. Chúng ta cần hiểu một chút về quá trình phát triển phần mềm. Quy trình phát triển hệ thống Hiểu được cách phát triển các hệ thống có liên quan đến máy tính qua quá trình phân tích, thiết kế, lập trình và kiểm nghiệm thường được dùng. Có 2 loại phần mềm ứng dụng chính: Loại đầu tiên là phần mềm bộ (đóng gói) của các công ty như Microsoft, Borland hoặc IBM. Các ứng dụng tổng quát như xử lý văn bản hay cơ sở dữ liệu thường là phần mềm bộ. Thế nhưng doanh nghiệp có khi cũng có yêu cầu một phần mềm đặc biệt dành riêng cho họ. Chẳng hạn nếu chúng ta làm việc tại một khu bảo vệ động vật, rất có thể chúng ta cần một phần mềm chuyên dụng để theo dõi các động vật trong khu bảo vệ này. Phần mềm chuyên dụng thường do các nhân viên IT của công ty tự xây dựng (thường gọi họ là lập trình viên máy tính) hoặc do các chuyên gia tư vấn được mời từ bên ngoài vào làm việc. Có nhiều cách để xây dựng phần mềm nhưng tựu chung quá trình này gồm có 4 bước: 1. Phân tích. Trong giai đoạn phân tích, chuyên gia phần mềm sẽ thảo luận các chức năng của phần mềm với những người cần dùng nó. Giai đoạn này liên quan đến việc xác định các yêu cầu của phần mềm mới. 2. Thiết kế. Trong giai đoạn thiết kế, chuyên gia phát triển sẽ đưa ra một kế hoạach xây dựng phần mềm. Bản thiết kế có thể bao gồm các hoạt động như hoạch định các bước cần làm cũng như vẽ ra các giao diện sẽ xuất hiện trên màn hình. 3. Lập trình. Trong giai đoạn lập trình (coding), chuyên gia phát triển sẽ dùng một ngôn ngữ máy tính để xây dựng phần mềm dựa theo bản thiết kế. 4. Kiểm nghiệm. Trong giai đoạn kiểm nghiệm, chuyên gia phát triển và người sử dụng sẽ thẩm định, xác nhận rằng phần mềm đáp ứng được các yêu cầu đã được đưa ra trong giai đoạn phân tích. Mạng thông tin Một máy tính riêng lẻ vốn là một công cụ hữu ích nhưng sức mạnh thật sự của nó sẽ trở nên rõ ràng hơn khi các máy tính được kết nối lại với nhau tạo thành mạng các máy tính, gọi đơn giản là mạng Trang:14 máy tính hay mạng. Mạng máy tính cho phép thực hiện nhiều công việc phổ thông như gửi nhận thư và duyệt Web. Mạng cục bộ(LAN), mạng diện rộng( WAN) Hai loại mạng máy tính chính là mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN). Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về hai loại mạng này trong các phần tiếp theo. Cần chú ý đến điểm giống và khác nhau giữa LAN và WAN. Mạng LAN, WAN và khách/chủ (client/server) Hiểu được các thuật ngữ LAN, WAN và client/server Phân biệt giữa LAN và WAN rất đơn giản. Khi máy tính nằm tại một nơi có kết nối tạo thành mạng, đó là mạng LAN. Khi máy tính ở nhiều nơi kết nối lại, đó là mạng WAN. Một mạng WAN có thể nối hai hoặc nhiều mạng LAN lại với nhau, có khi cả ngàn máy tính tại hàng trăm nơi khác nhau. Khi máy tính được cấu trúc thành mạng, chúng có thể tận dụng khả năng tính toán khách/chủ (client/server), một cơ chế trong đó một số tài nguyên được giữ tập trung tại một máy tính gọi là máy chủ (máy cung cấp dịch vụ) và tài nguyên được chia sẻ (dùng chung) cho nhiều người sử dụng (máy khách). Chẳng hạn một công ty có thể dùng một cơ sở dữ liệu hoạt động theo cơ chế client/server để lưu thông tin khách hàng. Trong trường hợp đó chúng ta làm việc với thông tin khách hàng ở máy tính của mình (khách) nhưng tất cả các thông tin đó thật sự được lưu ở một máy trung tâm (server). Khi cần thông tin của một khách hàng cụ thể, bên máy khách (client) sẽ yêu cầu server cung cấp thông tin. Nếu thông tin có thay đổi, chúng sẽ được gửi ngược lại cho server. Phác đồ (cách làm) này cho phép dễ dàng chia sẻ thông tin về một khách hàng. Lợi ích của mạng Vì sao các máy tính của công ty cần nối mạng. Dưới đây là một số ích lợi: • Dùng chung phần cứng. Mạng cho phép chúng ta dùng chung các phần cứng đắt tiền như máy in (tốc độ cao) hay máy vẽ, nhờ đó mỗi người sử dụng không cần phải có một máy riêng. • Trao đổi dễ dàng hơn, mạng máy tính cho phép nhiều ứng dụng giao tiếp (truyền thông) như email. • Chia sẻ ứng dụng. Mạng cho phép chạy các ứng dụng ngay trên máy chủ thay vì phải cài đặt vào các máy khách. • Mạng máy tính cho phép chúng ta chia sẻ các tập tin và thông tin giữa các người dùng, nhờ vậy mỗi người dùng có thể truy xuất các thông tin mới nhất. Mạng nội bộ(Intranets) và mạng mở rộng(Extranets) Một cách phân loại mạng máy tính khác là dực vào số lượng công ty có kết nối với nhau. Cách phân loại này làm nảy sinh các thuật ngữ intranet, internet và extranet. Internet và Intranets Hiểu được intranet và phân biệt Internet với intranet. Trang:15 Intranet (mạng nội bộ) là mạng kết nối các máy tính của cùng một công ty. Intranet có thể được xây dựng dưới dạng mạng LAN hoặc mạng WAN, tùy thuộc vào mức độ trải rộng (khoảng cách) giữa các máy tính. Thế nhưng WAN cũng có thể kết nối các máy tính của các công ty khác nhau. Thực tế có một mạng WAN toàn cầu đã kết nối hàng triệu công ty lại với nhau. Chúng ta gọi mạng WAN này là Internet. Điển hình, intranet được dùng cho các công việc cụ thể của công ty như kiểm tra hàng tồn, chia sẻ tài liệu và máy in. Internet rất có ích khi cần gửi thư cho khách hàng, duyệt Web và thực hiện nhiều công việc khác bên ngoài công ty. Extranets Loại mạng thứ ba nằm trung gian giữa intranet và Internet là extranet. Đây là loại mạng kết nối công ty với các đối tác của họ. Không giống như intranet vốn chứa các máy tính của một công ty duy nhất, extranet có thể trải rộng qua 10 đến 100 công ty, cho phép họ làm việc chung với nhau. Nhưng khác với Internet, extranet không mở ngỏ cho mọi người. Các công ty phải kiểm soát chặt chẽ các đối tác khi họ được phép truy xuất vào extranet. Chẳng hạn công ty bán lẻ Wal-Mart đã cài đặt một mạng extranet lớn và rất thành công để trao đổi với các nhà cung cấp của họ. Thông tin như các mức hàng tồn và đơn đặt hàng có thể được Wal-Mart chia sẻ với một số nhà cung cấp qua mạng extranet mà không sợ các đối thủ cạnh tranh biết được thông tin này. Internet Rất khó để nói chuyện về máy tính mà không đề cập đến Internet. Thế nhưng nhiều người trong chúng ta lại chỉ có một khái niệm mơ hồ về Internet. Hiểu Internet Internet là một mạng máy tính toàn cầu do nhiều máy tính kết nối lại thành một mạng WAN khổng lồ. Có rất nhiều ứng dụng của Internet. Chẳng hạn Internet đáp ứng được những yêu cầu sau đây • Chia sẻ thông tin qua các điểm Web. • Di chuyển các tập tin giữa các máy tính ở những nơi khác nhau. • Gửi email khắp nơi. • Cho phép hội thảo bằng âm thanh và hình ảnh • Làm việc chung giữa nhiều người ở nhiều nơi khác nhau. Mặc dù chỉ hơn thập kỷ trước nó hầu như chưa hề tồn tại, nhưng ngày nay Internet đã trở thành một công cụ chủ yếu cho mọi loại hình doanh nghiệp. Hiểu WWW Máy tính giao tiếp với nhau qua Internet bằng cách dùng nhiều bản mã và ngôn ngữ được gọi là giao thức. Chẳng hạn chúng ta có thể chuyển tập tin giữa các máy tính bằng giao thức FTP. Một giao thức đặc biệt quan trọng là HTTP. Giao thức này cho phép máy tính gửi yêu cầu về một trang văn bản hoặc thông tin hình ảnh, gọi là trang Web cho một server ở xa và hiển thị kết quả thu Trang:16 nhận được. Các trang Web chứa các điểm siêu liên kết (hyperlink), chữ và hình mà chúng ta có thể nhấp vào khi cần tải các trang Web khác. Tập hợp các tài liệu có các siêu liên kết như thế trên Internet được gọi chung là WWW. Mạng điện thoại trong lĩnh vực máy tính Internet là một khái niệm trừu tượng nhưng có một minh họa cụ thể cho khái niệm này. Máy tính được kết nối lại qua rất nhiều đường truyền. Chúng ta cần biết mạng điện thoại được dùng làm đường truyền cho Internet nói chung và đường truyền giữa các máy nói riêng. Điện thọai và máy tính Nhiều máy tính được kết nối với Internet qua mạng điện thoại. Chúng ta sẽ xem qua rất nhiều thuật ngữ liên quan với loại mạng này. • Mạng điện thọai công cộng (PSTN). Đây là một thuật ngữ “cao siêu” để chỉ mạng điện thoại chúng ta thường dùng khi nhấc điện thoại, quay số và kết nối với điện thoại khác. • Integrated Services Digital Network (ISDN). Đây là loại “mạch truyền” điện thoại đặc biệt cho phép máy tính kết nối với nhà cung cấp Internet ở một tốc độ cao hơn mạng điện thoại thông thường. • ADSL. Đường truyền ADSL là một loại mạch điện thoại đặc biệt thứ hai còn nhanh hơn ISDN. Chúng được gọi là asymmetric (bất đối xứng) bởi vì dòng thông tin truyền cho chúng ta nhanh hơn dòng thông tin chúng ta truyền đến mạng. Tùy thuộc vào nơi sinh sống và tình trạng trang thiết bị của công ty điện thoại, các mạng ISDN và ADSL có thể có hoặc không. ISDN thường mắc hơn mạng PSTN thông thường và ADSL còn mắc hơn nữa. Hiểu Modem Hiểu được các thuật ngữ tương tự, số, modem, tốc độ truyền. Có một sự khác biệt căn bản giữa máy tính và đường truyền điện thoại: máy tính sử dụng kỹ thuật số còn đường truyền điện thoại sử dụng kỹ thuật tương tự. Một thiết bị số như máy tính sẽ biểu diễn thông tin bằng các giá trị nhất định: máy tính chỉ dùng các giá trị 0 và 1. Ngược lại một thiết bị tương tự dùng một thang giá trị. Nhiệt kế thủy ngân là một thí dụ minh họa cho thiết bị tương tự. Cột thủy ngân sẽ trượt lên xuống qua một thang giá trị để biểu diễn cho một dãy nhiệt độ khác nhau. Khi gửi thông tin của máy tính qua đường truyền điện thoại, thông tin (số) này phải được chuyển thành thông tin analog. Ở đầu kia của đường truyền, thông tin analog phải được chuyển đổi ngược lại thành thông tin số. Thiết bị thực hiện chuyển đổi được gọi là modem. Modem chủ yếu được dùng để gửi thông tin số qua một mạng tương tự, chẳng hạn PSTN. Các mạch điện thoại khác như ISDN và ADSL vốn thuộc loại số. Do đó khi gửi thông tin qua các mạch này, không cần chuyển đổi. Mỗi loại kết nối mạng đều đi kèm với một tốc độ truyền cụ thể, nghĩa là tốc độ thông tin được di chuyển qua mạng. Tốc độ truyền được đo bằng số bit mỗi giây (bps). Hiện tại một modem thường có Trang:17 tốc độ giữa 28.800 bps và 57.600 bps (thường gọi là 28 Kbps và 56 Kbps). CÁc đường truyền tốc độ cao hơn như ISDN và ADSL có thể chạy nhanh hơn modem nhiều lần. Công nghệ thông tin trong cuộc sống thường nhật Máy tính có mặt ở khắp nơi trong xã hội hiện đại. Để hiểu được tầm quan trọng của các kỹ năng máy tính cơ bản, chúng ta cần biết một số lĩnh vực có sử dụng máy tính. • Business (Kinh doanh) • Government (chính phủ) • Healthcare (y tế) • Education (giáo dục) • Home (gia đình) Máy tính tại nơi làm việc Dĩ nhiên nơi làm việc chính là nơi chúng ta thấy có nhiều máy tính. Chúng ta cần nhận biết được những máy tính nào có thể (và không thể) dùng ở chỗ làm. Máy tính có lợi gì? Trong nhiều tình huống, máy tính là một công cụ trợ giúp rất đắc lực. Theo dõi hàng ngàn hoặc hàng triệu chi tiết, thực hiện các tính toán phức tạp và làm việc theo một mẫu mực thống nhất đều là điểm mạnh của máy tính. Những công việc đều đặn và tẻ nhạt cần theo dõi một lượng lớn thông tin hoàn toàn thích hợp để điện toán hóa. Tạo ra các báo cáo tài chính, theo dõi kho chứa đầy hàng hoặc tính các kết quả thống kê hàng ngàn trò chơi là những thí dụ điển hình của những công việc loại này. Thế nhưng không phải mọi thứ máy tính đều làm được. Các công việc cần phải lý luận, biện giải như chăm sóc sức khỏe hay lái xe đều không dễ gì điện toán hóa được. Máy tính cũng bị hạn chế chỉ xử lý được những thông tin do chúng ta cung cấp; nếu thông tin cho sai lạc, kết quả cho ra sẽ sai. Hạn chế này đôi khi được gọi là “cho gì nhận nấy” (cho rác vào sẽ nhận rác ra). Cuối cùng những công việc cần có con người can thiệp như cung cấp dịch vụ cho khách hàng đến công việc bán lẻ đều cần chính con người thực hiện chứ không phải máy tính. Máy tính trong kinh doanh Nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào máy tính cho những hoạt động thường ngày của họ. Một số lĩnh vực chính có dùng máy tính có thể kể ra như: • Các hệ thống quản trị doanh nghiệp, bao gồm hệ thống kế toán theo dõi doanh số, công nợ, các hệ quản lý quan hệ khách hạng CRM theo dõi khách hàng và các nhu cầu của họ và các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệm ERP làm cho quá trình sản xuất hiệu quả hơn. • Hệ thống đặt vé máy bay, bán vé qua cho các máy bay thương mại. • Các công ty bảo hiểm sử dụng các hệ thống xử lý bồi thường thiệt hại để theo dõi quá trình kinh doanh của họ. • Hoạt động ngân hàng trực tuyến là một phương thức phổ biến khác so với hoạt động trao đổi trực tiếp. Máy tính trong chính phủ Trang:18 Chính phủ ở mọi cấp, từ địa phương đến trung ương đều rất khó hoạt động hiệu quả nếu không dùng máy tính. Các số liệu cộng đồng, từ số liệu thống kê đến số liệu cử tri hay số liệu đăng ký xe đều được lưu trên máy. Truy xuất và thu thuế cũng là một hoạt động được điện toán hóa. Số liệu bầu cử được xây dựng thành bảng, và một số hệ thống lập pháp cũng đang thử nghiệm bầu cử điện tử, bỏ hẳn phiều bầu. Máy tính trong y tế Y tế ngày càng phụ thuộc vào máy tính. Chúng ta có thể gặp các máy tính trong các bệnh viện cũng như ở các cơ sở y tế. • Thông tin bệnh nhân ngày càng được điện toán hóa. Các hoạt động y tế, từ việc nhập viện, làm bệnh án và điều trị đều được điện toán hóa. Với các thông tin y tế được điện toán hóa, bệnh nhân và bác sĩ dễ dàng truy xuất được toàn bộ bệnh án. • Các dịch vụ cấp cứu và xe cấp cứu sẽ hoạt động dễ dàng hơn khi có các hệ thống máy tính giúp xác định biết địa chỉ và các phương tiện có sẵn. • Các thiết bị chẩn đoán hiện đại như MRI (Cộng hưởng từ) và CT (chụp cắt lớp điện toán) dùng máy tính để cho ra kết quả. • Phẫu thuật có thể thực hiện dễ dàng hơn nhờ các máy tính giúp bác sỹ phẫu thuật nhìn thấy các cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân trước khi mổ. Máy tính trong giáo dục Máy tính cũng có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Thông tin về sinh viên, từ lịch học cho đến điểm số đều được lưu trong máy tính. Máy tính cũng thường được dùng để xếp lịch cho các lớp học. Trong một số lĩnh vực, đào tạo (huấn luyện) nhờ máy tính (CBT) qua các chương trình tương tác giữa sinh viên với máy có thể thay thế hoặc bổ sung thêm các kinh nghiệm trong các lớp học truyền thống. Mạng máy tính còn cho phép học từ xa, trong đó thầy và trò có thể ở cách nhau hàng ngàn dặm. Dĩ nhiên Internet cho phép sinh viên có thể làm bài tập của họ ở khắp nơi; chẳng có cách nào tốt hơn khi cần tìm thủ đô của Bolivia hoặc số loài gấu trên thế giới bằng cách truy lục trên Internet. Làm việc từ xa Máy tính và mạng máy tính đã cho phép một hình thức làm việc mới: làm việc từ xa. Các nhân viên ở xa kết nối vào máy tính tại văn phòng của mình thay vì đến văn phòng. Quá trình này tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi di chuyển từ nhà đến văn phòng cùng với các chi phí thuê mướn chỗ làm và chỗ đậu xe cho nhân viên. Nhân viên làm việc từ xa thường thích có lịch làm việc linh hoạt và không khí làm việc tại nhà thoải mái hơn ở văn phòng. Họ cũng có khả năng tập trung tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn do không phải bị tình trạng ngắt ngang thường gặp tại nơi làm việc. Thế nhưng làm việc từ xa không phải lúc nào cũng tốt cho mọi người. Một số người thấy rằng họ thích tiếp xúc trực tiếp với người khác và cảm thấy nhớ nơi làm việc, hoặc rất khó quản lý được một đội nhóm các nhân viên khi họ ở rải rác nhiều nơi. Làm việc từ xa cũng thường dễ bị trễ nải do những công việc cá nhân; rõ ràng cần phải có những quy định chặt chẽ để có thể thực hiện được điều này. Thế giới điện tử Máy tính có ảnh hưởng lớn vượt ra ngoài khuôn khổ của doanh nghiệp. Nhiều người thường xuyên sử dụng thư và giao thương điện tử trong cuộc sống thường nhật của họ. Trang:19 Thư điện tử (Email) Trong những năm gần đây, thư điện tử (email) đã từ chỗ gây tò mò đến chỗ là công cụ chủ yếu cho mọi giao tiếp giữa những người sử dụng máy tính. Email cho phép chúng ta gửi thông tin và tập tin từ máy tính của mình đến máy tính của một người khác nhờ vào địa chỉ email của họ. Email được dùng để gửi các hợp đồng cho nhà cung cấp, tin tức cho họ hàng và bông đùa với bạn bè. Hiện mỗi ngày có hàng triệu email được gửi đi khắp thế giới. Giống như nhiều bình diện khác của máy tính, email cũng có những “bề tối” của nó. Các loại thư rác làm choáng ngợp người sử dụng email với hàng trăm các thư “không mời mà đến”. Email cũng là phương tiện làm lây lan các chương trình máy tính có hại mà chúng ta thường gọi là virus. Thương mại điện tử Nhờ sự thành công của các công ty dẫn đầu như Amazon, thương mại điện tử đã trở thành một bộ phận ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế hiện đại. Với thương mại điện tử, chúng ta có thể mua hàng và dùng dịch vụ bằng cách ghé thăm các điểm Web của bên bán. Ở đó chúng ta có thể duyệt qua danh mục hàng hóa và chọn các mặt hàng muốn mua. Khi đã sẵn sàng, chúng ta cần cung cấp chi tiết về cách thức chi trả và vận chuyển để bên bán biết được nơi cần gửi hàng và cách thức nhận chi phí. Đa số các trung tâm giao dịch thương mại điện tử đều chấp nhận chi trả qua thẻ tín dụng ; một số cho phép chi trả bằng séc, chuyển tiền qua các dịch vụ chi trả trực tuyến, vân vân. Ngay cả nếu mua hàng trực tuyến, chúng ta vẫn không bị mất đi các quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng. Bất kỳ trung tâm bán hàng thương mại điện tử nào cũng đều chấp nhận tình huống trả lại hàng khi họ chuyển đến một món hàng sai quy cách hoặc không vừa ý người tiêu dùng. Tuy nhiên chính chúng ta phải quyết định trước khi đặt hàng bằng cách tìm hiểu kỹ về các chiến lược của bên bán đối với trường hợp trả lại hàng. Ưu điểm và nhược điểm của thương mại điện tử Thương mại điện tử quả là tuyệt vời. Chúng ta có thể mua một món quà sinh nhật vào lúc 3 giờ sáng khi bên ngoài đang có mưa bão và yêu cầu gửi món quà này cho người nhận vào ngay ngày hôm sau. Bên bán hàng cũng có thể có sẵn các danh mục hàng hóa trên trang Web, cho phép chúng ta có nhiều chọn lựa mua hàng. Nhưng chúng ta vẫn cần cẩn thận khi sử dụng thương mại điện tử. Chúng ta không thể “sờ hoặc ướm thử” như cách chúng ta vẫn làm khi mua hàng thông thường, vì thế cần phải chắc chắn rằng những gì chúng ta đặt mua chính là những thứ chúng ta cần. Không có nhân viên bán hàng nào để giúp chúng ta chọn lựa. Và nếu không cẩn thận, chúng ta có thể gửi thông tin trên thẻ tín dụng của mình dưới dạng có thể bị đánh cắp (mặc dù đa số phương thức bán hàng trực tuyến hiện nay đều dùng các mẫu đặt hàng có cơ chế bảo mật) Sức khỏe, tính an toàn và môi trường Máy tính là loại máy với rất nhiều chi tiết phức tạp. Trước khi dùng máy tính, chúng ta cần hiểu một số ảnh hưởng về sức khỏe, độ an toàn và các ảnh hưởng về môi trường. Khoa học lao động (Ergonomics) Trang:20 Khoa học lao động là một ngành khoa học ứng dụng tương đối mới mẻ với nhiệm vụ thiết kế nơi làm việc sao cho hiệu quả và thoải mái. Hiểu biết cơ bản về các vấn đề về khoa học lao động của máy tính sẽ giúp chúng ta bảo đảm được sức khỏe khi sử dụng máy tính. Tạo môi trường làm việc tốt • Các chuyên gia khoa học lao động đã đưa ra một số khuyến cáo về một môi trường làm việc có chất lượng cho những người sử dụng máy tính. Mặc dù còn có một số tranh cãi về việc yếu tố nào là quan Màn hình cần đặt ngay trước mặt người sử dụng ở một độ cao phù hợp. Bàn phím cần đặt ở vị trí sao cho chúng ta có thể gõ phím khi cổ tay để ngang và duỗi thẳng, với khuỷu tay gập một góc 90 độ. • Ghế ngồi cần điều chỉnh với một độ cao thoải mái khi ngồi có tựa lưng. • Nếu dùng chuột, miếng đệm đủ chất lượng cần phải giúp chúng ta định vị được con chạy màn hình một cách chính xác mà không cần phải di chuyển cánh tay quá nhiều. • Ánh sáng cần phải đủ để xem tài liệu nhưng đừng quá mạnh gây lóa màn hình. Nếu không thể giảm bớt được ánh sáng, chúng ta cần gắn thêm một tấm lọc. • Giống như mọi chỗ làm việc khác, chỗ làm việc có dùng máy tính cũng phải đủ thoáng. • Cứ sau mỗi 30 đến 60 phút, cần nghỉ ngơi thư giãn bằng cách duỗi lỏng cơ thể và đứng dậy ra khỏi chỗ ngồi Khuyến cáo về sức khỏe Một trong những lý do cần tuân thủ các khuyến cáo ở trên nhằm tránh một số vấn đề về sức khỏe có thể gặp phải khi sử dụng máy tính. Vấn đề sức khỏe và máy tính. Nếu không làm theo lời khuyên của khoa học lao động thì ảnh hưởng đến sức khỏe: • Đặt sai vị trí bàn phím và không thư giãn đúng cách sẽ gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn viêm bao hoạt dịch, viêm gân, dây chằng và có lẽ nặng nề nhất là hội chứng ống cổ tay. • Làm việc không có màn che sáng hoặc đặt màn hình không thích hợp có thể dẫn đến tình trạng mỏi mắt. • Tư thế ngồi sai hoặc ghế ngồi điểu chỉnh không đúng có thể gây đau lưng. Để tránh những vấn đề này, chúng ta cần bảo đảm sao cho chỗ làm việc theo đúng các khuyến cáo. Cũng đừng bỏ qua các triệu chứng. Nếu cảm thấy đau nhức trong cánh tay, mỏi mắt hoặc mỏi lưng, cần tham vấn và điều chỉnh để giải quyết các vấn đề gặp phải. Cẩn thận Cũng giống như các máy móc công nghiệp, máy tính thật sự rất an toàn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta bỏ qua các cảnh báo an toàn cần thực hiện với các thiết bị điện. Thận trọng với máy tính Cần nhớ rằng máy tính là các thiết bị điện. Một máy tính mạnh tiêu dùng hàng trăm watt điện khi làm việc nhiều. Cần xem việc nối dây điện cho máy tính như nối dây điện thông thường. Cần bảo đảm Trang:21 dây nguồn và các loại cáp khác không nằm trên các lối đi và cần neo chặt chúng lại để tránh vướng vào chúng làm mất nguồn. Cũng cần tránh làm quá tải nguồn cung cấp điện khi cắm quá nhiều thiết bị vào chung một ổ cắm. Môi trường Mặc dù không ảnh hưởng lớn như các loại máy móc khác, máy tính cũng có những tác động nhất định đối với môi trường. Máy tính thân thiện với môi trường Dưới đây là một số điều có thể làm để giảm bớt tác động của máy tính đối với môi trường. • Máy tính có thể in ra rất nhiều tài liệu thật sự không cần dùng đến ngay. Chúng ta nên sử dụng lại chúng nếu được. • Thay vì vất bỏ hộp mực in, chúng ta có thể gửi chúng đến một dịch vụ để họ tái dụng và bơm mực lại. Ngoài việc làm bớt đi lượng rác, cách làm này cũng tiết kiệm tiền bạc cho chính mình. • Nên mua loại màn hình dùng ít điện khi chúng ta tạm ngưng không dùng máy tính. Ở Mỹ, tìm kiếm các sản phẩm có logo EPA sẽ bảo đảm được hiệu quả sử dụng điện. Tiết kiệm giấy Máy tính có một ảnh hưởng tích cực đối với môi trường: các doanh nghiệp có thể dùng ít giấy hơn trước kia. Nhờ tham khảo các thông tin trực tuyến, gửi email thay vì thư viết, và lưu trữ tài liệu trên đĩa cứng, chúng ta có thể làm giảm lượng giấy cần phải sử dụng. An ninh, bảo mật Chỉ mới cách đây vài năm, an ninh máy tính còn là vấn đề của những chuyên gia IT. Thế nhưng với sự gia tăng kết nối của máy tính vào mạng cùng với các tội phạm máy tính, vấn đề an ninh đã trở thành vấn đề của mọi người. Chúng ta cần phải biết những khái niệm cơ bản về an ninh máy tính khi dùng máy tính trong công việc của mình. Bảo mật thông tin Giống như việc giữ các tài sản cho an toàn là công việc của phòng bảo vệ, giữ gìn tài sản máy tính là công việc của hệ thống bảo mật thông tin. Thế nào là bảo mật thông tin? Mục đích của hệ thống bảo mật thông tin là bảo vệ các tài sản thông tin của tổ chức. Giả sử tất cả các thông tin đều được lưu trên máy tính của công ty: hồ sơ và dự báo tài chính, kế hoạch xuất xưởng sản phẩm, danh sách khách hàng, có thể cả những thông tin bí mật như hồ sơ sức khỏe hoặc lương. Tất cả chúng đều là những thứ cần phải bảo vệ. bất kỳ tổ chức nào có dùng máy tính đều phải có kế hoạch giải quyết với các nguy cơ bảo mật. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét: • Kế hoạch cần bao gồm các chiến lược bảo mật thông tin để tất cả các nhân viên có thể hiểu được các nguy cơ có thể xảy ra và những thông tin cần phải bảo vệ. Trang:22 • Các thông tin nhạy cảm chỉ được cung cấp cho những người và những máy tính cần thiết cho công việc. • Cần phải xây dựng những thủ tục rõ ràng để ghi nhận các tình huống bảo mật, xác nhận hoặc nghi ngờ đối với các chuyên gia IT, những người có thể thực hiện quá trình theo dõi. • Tài liệu chiến lược và các lớp huấn luyện thường xuyên cần được sử dụng để bảo đảm rằng các thành viên đều hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề bảo mật thông tin. Vấn đề riêng tư Một phần trong công tác bảo mật thông tin là bảo đảm rằng thông tin được giữ tách rời hẳn những ai không có quyền truy xuất đến nó. Một cách làm là yêu cầu mọi người nhập mật khẩu khi dùng máy tính. Thế nhưng mật khẩu sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu chúng quá dễ đoán biết. Công ty có thể đưa ra chiến lược mật khẩu, xác định rõ những mật khẩu nào có thể chấp nhận được. Một số quy tắc điển hình như sau: • Mật khẩu không được dưới 7 ký tự. • Các từ trong tự điển không được dùng làm mật khẩu • Mật khẩu phải chứa ký tự lấy từ ba trong bốn nhóm: chữ hoa, chữ thường, ký số và ký hiệu. • Phải thay mật khẩu ít nhất 60 ngày một lần • Không được viết mật khẩu ra giấy Cũng cần phải hiểu rằng sự khác biệt giữa mật khẩu và tên người dùng. Tên người dùng là tên nhận biết người dùng trên mạng. Tên người dùng có thể cho người khác biết; người nào cần gửi email cho mình sẽ cần biết tên người dùng của mình. Ngược lại, mật khẩu chỉ mình mình biết. Đa số các hệ điều hành đều hỗ trợ khái niệm quyền truy xuất. Quyền truy xuất cho phép người vận hành máy tính xác định người nào có thể làm việc với thông tin nào. Chẳng hạn người dùng của phòng kế toán có thể có quyền thêm dữ liệu vào sổ cái, trong khi đó những người dùng khác có thể chỉ có quyền xem thông tin hoặc thậm chí bị khóa toàn bộ. Áp dụng thích đáng quyền truy xuất sẽ cho người quản trị mạng một công cụ có giá trị để duy trì tình trạng bảo mật và quyền sở hữu thông tin. Chép dự phòng dữ liệu Một trong những mối nguy hại đối với thông tin là phần cứng không hoàn hảo. Chẳng hạn đĩa cứng có thể bị hỏng khiến chúng ta khó khăn hoặc có khi không thể truy xuất thông tin đã lưu. Vấn đề chỉ hơi phiền toái một chút nếu thông tin là một chương trình chúng ta sử dụng thường xuyên nhưng sẽ quả là một thảm họa nếu thông tin là danh sách khách hàng hoặc các thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Những thảm họa như thế chính là lý do khiến chúng ta phải chép dự phòng dữ liệu, nghĩa là chép chúng vào một nơi khác, chẳng hạn vào đĩa Zip hoặc băng từ rồi chuyển chúng đi chỗ khác. Để bảo mật thông tin, chúng ta phải chép dự phòng các thông tin thiết yếu một cách định kỳ và lưu các bản dự phòng này ở một nơi xa hẳn. Tiềm ẩn mất trộm Cuối cùng cũng đừng xem thường tầm quan trọng của việc bảo vệ các phần cứng. Đặc biệt là đối với các máy tính xách tay, vốn được thiết kế để dễ di chuyển. Cần xem xét ảnh hưởng khi để máy tính xách tay, PDA hoặc điện thoại đi động bị đánh cắp: Trang:23 • Thông tin trong các tập tin bí mật có thể bị người ngoài đọc • Có thể bị mất các tập tin không được lưu ở thiết bị khác, chẳng hạn máy tính để bàn. • Có thể mất các thông tin liên lạc quan trọng mà chúng ta không bao giờ chép dự phòng. • Nếu có tập tin chứa thẻ tín dụng, một ai đó có thể sử dụng những con số này. Virus máy tính Cần hiểu rõ cách ngăn chặn virus khỏi lây nhiễm vào máy tính của mình. Virus là gì? Virus máy tính là một chương trình phần mềm có thể lây từ máy tính này sang máy tính khác qua mạng mà không cần sự can thiệp của con người. Virus có thể thực hiện nhiều hành động phá hủy đối với máy tính, từ việc xóa tập tin đến việc gửi email giả danh tên của mình. Hiện có cả ngàn loại virus khác nhau đã được phát hiện. Đa số trường hợp chúng ta không biết ai là người đã tạo ra những chương trình virus độc hại này, bất chấp các hình phạt nghiêm khắc của luật pháp dành cho việc phát tán virus máy tính. • Thường gặp nhất là virus xâm nhập khi người sử dụng nhấp đúp chuột vào một tập tin đính kèm trong thư. • Virus có thể lây lan qua đĩa mềm, đĩa Zip hoặc các đĩa tháo rời được. • Một số virus lợi dụng các lỗi phần mềm để tự phát tán. Chẳng hạn một trang Web độc hại có thể tải virus vào máy tính bằng cách tận dụng một lỗi của trình duyệt Web. Các biện pháp chống virus Nếu máy tính của mình chạy kỳ cục (chẳng hạn tự dưng tắt, hiển thị các thông báo ngớ ngẩn, gửi mail tự động), rất có thể nó đã bị nhiễm virus. Trong trường hợp đó chúng ta cần thực hiện quét virus. Các phần mềm chuyên dụng chống virus có thể kiểm tra bộ nhớ và đĩa cứng để phát hiện các dấu hiệu nhiễm virus. Quá trình này có khi không hoàn toàn như mong đợi bởi vì những kẻ viết virus thường chuẩn bị sẵn nhiều cách che dấu virus không cho phần mềm diệt virus phát hiện. Đương nhiên những nhà sản xuất phần mềm chống virus cũng thường xuyên cập nhật để tóm bắt được virus, vì thế chúng ta cần bảo đảm cập nhật các phần mềm chống virus mới nhất khi thực hiện quét virus. Nếu thấy có virus trong máy tính, đa số các phần mềm diệt virus sẽ đưa ra các chọn lựa tẩy sạch tập tin có chứa virus. Quá trình này sẽ loại bỏ virus ra khỏi tập tin và trả lại tập tin nguyên vẹn như ban đầu. Không may là một số virus có thể phá hoại các tập tin khi chúng lây nhiễm vào. Trong trường hợp này chúng ta không còn chọn lựa nào khác ngoài việc xóa luôn tập tin đã bị nhiễm. Bảo vệ máy tính khỏi virus Cách tốt nhất để xử lý virus là không để máy tính bị nhiễm. Dưới đây là một số việc có thể làm để bảo vệ máy tính khỏi nhiễm virus. • Cài các phần mềm chống virus và cho chúng chạy định kỳ. Một số phần mềm tự động quét máy tính khi chúng ta bật máy. Một số có thể tự cấu hình để kiểm tra tất cả các tập tin mới. Chúng ta nên sử dụng cả hai đặc trưng này. Trang:24 • Luôn cập nhật phần mềm chống virus mới nhất. Đa số các phần mềm chống virus cho phép chúng ta tự động tải các bản cập nhật từ Internet theo định kỳ thời gian. • Nếu đang sử dụng một chương trình email có khả năng nhận biết nhiều loại định dạng, chúng ta nên tắt các chức năng xem trước vốn tự động hiển thị các thư mới nhận. Thay vì thế chúng ta chỉ nên mở mail của những người chúng ta biết rõ. (Đương nhiên cách này không thực tế nếu chúng ta phải xử lý mail của khách hàng tiềm năng) • Email có thể chứa các tập tin đính kèm, vốn là các tài liệu hoặc chương trình được gửi kèm với mail. Những tập tin này là một trong những nguồn phát tán virus. Đừng bao giờ mở tập tin đính kèm trừ khi chúng ta đúng là người đang cần nhận nó. • Nếu đang chạy một phần mềm thông báo tức thời (Instant Messaging), đừng nhận các tập tin từ những người chúng ta không quen. Luật phát và bản quyền Khi có những công nghệ mới xuất hiện, hệ thống luật pháp cũng phải phát triển để xử lý chúng. Để trở thành một người sử dụng máy tính có trách nhiệm, chúng ta cần hiểu những khái niệm cơ bản về bản quyền, bản quyền sử dụng và các vấn đề bảo vệ dữ liệu khi chúng được áp dụng vào lĩnh vực máy tính. Bản quyền Bản quyền là thuật ngữ của luật pháp ám chỉ đến quyền của người đã tạo ra một công trình, tác phẩm được nhận những lợi nhuận của công trình đó trong một khoảng thời gian nhất định. Máy tính đã khiến chúng ta gặp khó khăn khi áp dụng luật bản quyền. Chúng ta cần hiểu những khái niệm cơ bản về bản quyền cũng như các vấn đề liên quan đến các tài liệu có bản quyền trên các mạng máy tính. Các khái niệm về bản quyền Điều I của Hiến pháp Hoa Kỳ đã trao cho Quốc hội quyền hạn “Thúc đẩy sự tiến bộ của Khoa học và Nghệ thuật bằng cách bảo đảm một số lần giới hạn cho tác giả và các nhà phát mình độc quyền đối với các nghiên cứu và khám phá của họ”. Đây là cơ sở của luật bản quyền tại Hoa Kỳ và hàm chứa các biện giải về bản quyền. Ý tưởng cơ bản là bằng cách bảo vệ quyền tác giả để họ có được lợi nhuận từ công trình của mình, chúng ta có thể khích lệ người ta sáng tạo. Bản quyền không chỉ áp dụng đối với sách mà còn áp dụng cho mọi công trình, tác phẩm sáng tạo: bản vẽ, hình ảnh, hình chụp, băng nhạc, phim ảnh và cả phần mềm máy tính. Người đầu tiên sáng tạo ra chúng sẽ có quyền chỉ định ai có thể dùng dưới những hình thức nào. Vì vậy sẽ là vi phạm luật nếu chúng ta sao chép một chương trình máy tính đã mua thành nhiều bản (trừ khi bản quyền sử dụng cho phép làm như thế). Khi tải các tài liệu từ Internet, chúng ta cần biết về tất cả những hạn chế bản quyền có thể áp dụng cho tài liệu đó. Chẳng hạn trên Internet có nhiều sách nguyên bộ. Một số sách, chẳng hạn những sách được cung cấp qua Dự án Gutenberg (http:..) hoàn toàn miễn phí thông qua luật bản quyền. Những không phải ai cũng tuân thủ luật pháp. Chúng ta có thể gặp nhiều cuốn sách mới đang còn bản quyền được cung cấp miễn phí trên Internet. Nếu tải những tài liệu như thế, chúng ta cũng vi phạm luật bản quyền. Bản quyền và chia xẻ Trang:25 Máy tính tạo dễ dàng cho chúng ta tạo ra nhiều bản sao giống nhau. Khi một cuốn sách hoặc bài báo được quét hoặc gõ vào máy tính, chúng ta có thể tạo ra hàng trăm bản sao trên đĩa CD-ROM, đĩa Zip mà chẳng tốn nhiều công sức. Sự xuất hiện các dịch vụ chia sẻ tập tin với nhau cho phép việc sao chép này xảy ra trên Internet. Hàng ngàn các công trình, tác phẩm còn bản quyền được cho tải miễn phí qua các dịch vụ này. Tuy nhiên làm được không có nghĩa là đúng luật. Chia sẻ một tác phẩm còn bản quyền với bạn bè trên đĩa CD hoặc qua một dịch vụ chia sẻ tập tin cũng chẳng đúng luật hơn việc photo chúng rồi gửi đi. Rất có thể trong tương lai luật bản quyền sẽ thay đổi phần nào để thích ứng được với những tình huống này nhưng hiện tại, chúng vẫn còn giá trị pháp lý. Bản quyền phần mềm Bản quyền áp dụng cho phần mềm lẫn sách vở, phim ảnh, âm nhạc. Tác giả của một phần mềm có quyền xác định cách thức chia sẻ, dùng chung nó. Cách làm chuẩn mực trong công nghiệp phần mềm là cấp phép sử dụng một phần mềm cho người sử dụng trong những tình huống cụ thể. Chẳng hạn người sử dụng có thể được phép cài phần mềm vào tối đa hai máy tính. Nhiều phần mềm gán một mã sản phẩm duy nhất hoặc mã số quyền sử dụng cho những người sử dụng hợp pháp. Chúng ta thường lấy con số này khi chọn mục About trên menu Help. Hình 2.5 trình bày hộp thoại này từ một bản Microsoft Word. Chú ý rằng hộp thoại này cũng cho thấy các thông tin bản quyền của ứng dụng. Không phải mọi ứng dụng đều đưa ra các thỏa thuận quyền sử dụng. Một số phần mềm công bố dưới dạng phần mềm chia sẻ (shareware) hoặc phần mềm tự do (freeware). Một phần mềm shareware cho phép dùng hợp pháp trong một thời gian, chẳng hạn 30 ngày. Sau thời gian đó, chúng ta phải gửi lệ phí đăng ký sử dụng cho tác giả hoặc phải ngưng sử dụng. Phần mềm freeware thì hoàn toàn tự do sử dụng tùy thích. Việc sử dụng đa số các phần mềm đều được quản lý bằng thỏa thuận của người dùng EULA (end- user license agreement). Đây là một hợp đồng pháp lý thường xuất hiện khi chúng ta cài đặt phần mềm. Thông thường chúng ta được yêu cầu nhấp chuột để chỉ ra rằng chúng ta đồng ý với EULA. Trang:26 Pháp luật bảo vệ dữ liệu Một số nước đưa ra một số luật lệ kiểm soát việc sử dụng đúng dữ liệu máy tính. Mặc dù Hoa Kỳ hiện không có luật bảo vệ dữ liệu, chúng ta cần biết một số khái niệm chính trong lĩnh vực này. Bảo vệ dữ liệu tại Mỹ Một số nước đã thông qua luật chỉ rõ cách dùng các dữ liệu cá nhân. Ở Anh chẳng hạn, Bộ luật Data Protection Act of 1988 đã đặt ra một loạt quy tắc cho dữ liệu cá nhân, chỉ ra rằng những dữ liệu như thế cần phải chính xác và không được giữ quá lâu hơn mức cần thiết. Hoa kỳ thiếu hẳn một bộ luật bảo vệ dữ liệu nhưng có một số luật liên quan đến các thông tin cá nhân: • Luật COPPA yêu cầu các điểm Web dành cho trẻ em dưới 12 tuổi phải cung cấp cho các bậc cha mẹ các thông tin cần thiết và phải được sự chấp thuận của họ trước khi thu thập thông tin cá nhân về con cái họ. Cha mẹ cũng có quyền xem xét lại và điều chỉnh các thông tin về con cái của mình. • Luật FSMA năm 1999 thiết đặt các điều kiện để các tổ chức tài chính có thể chia sẻ thông tin người tiêu dùng với các tổ chức khác. • Luật HIPPA đặt ra các quy tắc cấp liên bang để kiểm soát tính riêng tư của các dữ liệu sức khỏe. Những quy tắc này đòi hỏi việc truy xuất đến hồ sơ bệnh nhân phải hạn chế đối với những người cần đến chúng và thông báo cho bệnh nhân biết quyền hạn của họ. Chúng ta cũng có quyền xem hồ sơ bệnh án của mình. • Luật FERPA bảo vệ sự riêng tư của hồ sơ sinh viên. Cha mẹ và sinh viên có quyền xem chúng, nếu cần có thể sửa học bạ. Nói chung phải có sự đồng ý khi chia sẻ thông tin trong học bạ, với một số ngoại lệ (chẳng hạn nếu sinh viên chuyển sang trường khác). • Luật FOIA cho phép mọi người có quyền yêu cầu các thông tin từ chính phủ liên bang. Tuy nhiên nhiều ngoại lệ trong luật này hạn chế các thông tin có thể được công bố. Trang:27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhái niệm Công nghệ Thông tin.pdf
Tài liệu liên quan