Gồm những qui định về bảo vệ môi trường sống của thủy sản như.
1- Nghiêm cấm việc xả thải vượt quá giới hạn cho phép vào môi trường sống của thủy sản.
2- Nghiêm cấm việc khai thác trái phép nguồn lợi thủy sản.
3- Trong quá trình xây dựng, dỡ bỏ công trình không được làm ảnh hưởng đến môi trường sống của thủy sản.
4- Các tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác theo sản lượng qui định.
5- Cấm khai thác bằng các nguồn xung điện.
6- Không được đánh bắt các loài thủy sản quí hiếm loại I; loại II. (tương tự như với động thực vật rừng quí hiếm)
7- Không được khai thác đánh bắt ở những khu vực cấm khai thác. Khi đánh bắt tránh mùa sinh sản.
43 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 11600 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái niệm chung về môi trường - Bảo vệ môi trường - luật bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, qui phạm về an toàn bức xạ, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các văn bản đó. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về an toàn và kiểm soát bức xạ. - Tổ chức việc khai báo, cấp đăng ký, cấp gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép thực hiện công việc bức xạ. - Thẩm định về an toàn bức xạ đối với địa điểm, thiết kế xây dựng của cơ sở bức xạ, thẩm định thiết kế và phương tiện bảo đảm an toàn bức xạ. - Hướng dẫn lập và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống, khắc phục hậu quả sự cố bức xạ. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ. - Giáo dục, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về an toàn và kiểm soát bức xạ. - Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỷ thuật cho hoạt động an toàn và kiểm soát bức xạ. - Thanh tra, kiểm tra an toàn và kiểm soát bức xạ đối với cơ sở bức xạ, nguồn bức xạ và công nghệ bức xạ. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ. - Tổ chức việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ. 2.2) Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động bức xạ. Ngoài trách nhiệm dân sự đối với nguồn nguy hiểm cao độ được quy định trọng BLDS (Đ627 trách nhiệm hình sự được quy định trọng Bộ luật Hình sự các chủ thể có hoạt động bức xạ phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ sau: a- Quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc phòng chống sự cố bức xạ: Hoạt động bức xạ liên quan đến một loại nguồn nguy hiểm cao độ, vì vậy phải thực hiện các biện pháp phòng chống cao nhất. Phải tổ chức theo dõi bức xạ tại nơi tiến hành công việc bức xạ và xung quanh, kiểm soát chất thải phóng xạ, bảo đảm mức bức xạ không vượt quá giới hạn quy định, phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống sự cố bức xạ. - Khi vận chuyển các chất phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ, tổ chức và cá nhận phải thực hiện các yêu cầu về đóng gói, về phương tiện vận chuyển và phải xin cấp giấy phép vận chuyển. b- Các quyền nghĩa vụ liên quan đến việc tiến hành hoạt động bức xạ. - Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ 60 ngày thông báo bằng văn bản về quyết định cấp hoặc không cấp đăng ký hoạt động bức xạ. - Người tiến hành quản lý cơ sở bức xạ phải làm thủ tục khai báo, đăng ký, xin giấy phép theo quy định của pháp luật. - Các chủ thể tiến hành công việc bức xạ phải xin cấp các loại giấy sau: + Giấy phép hoạt động cho cơ sở bức xạ. + Giấy phép tiến hành công việc bức xạ. + Giấy phép cho nhân viên làm công việc bức xạ. - Giấy phép và giấy đăng ký có thể bị thu hồi khi. + Chủ cơ sở vi phạm các quy định trong giấy phép, giấy đăng ký. + Cơ sở bị giải thể hoặc phá sản. c- Quyền và nghĩa vụ liên quan đến sự cố bức xạ. - Tổ chức cá nhân phải lập biên bản, báo cáo, cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý trực tiếp, UBND huyện, thị, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ để UBND cấp huyện hoặc tỉnh thông báo cho nhân dân địa phương về sự cố bức xạ. - Khi sự cố xảy ra, tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bức xạ phải áp dụng mọi biện pháp theo quy định của pháp luật về khắc phục sự cố môi trường, cứu chữa nạn nhân, hạn chế tối đa mọi thiệt hại. - Tổ chức cá nhân có hoạt động bức xạ nếu vi phạm pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố bức xạ và phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Phân tích khái niệm ô nhiễm môi trường,suy thoái môi trường.sự cố môi trường
2.So sánh hành vi gây ô nhiễm môi trường với hành vi gây suy thoái môi trường.Cho ví dụ minh hoạ..
3.Hãy nêu trách nhiệm của tổ chức,cá nhân trong việc phòng chống ô nhiễm,suy thoáivà sự cố môi trường.
4.Trình bày các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường nơi công cộng.
5.Trình bày các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường trong việc chôn cất,mai táng,hoả táng,ướp xác,di chuyển hài cốt.
CHƯƠNG VPHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG (RỪNG - NƯỚC - KHOÁNG SẢN - THỦY SẢN)
I. PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG (Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng ban hành ngày 19/8/1991) 1. Khái niệm và phân loại rừng Có nhiều tiêu chí để phân loại rừng: - Căn cứ vào nguồn gốc của rừng chúng ta phân làm 2 loại rừng: . Rừng tự nhiên . . Rừng nhân tạo. - Căn cứ vào hình thức sở hữu của rừng chúng ta phân làm 2 loại rừng: . Rừng thuộc sở hữu nhà nước . Rừng thuộc sở hữu cá nhân - Căn cứ vào mục đích sử dụng của rừng chúng ta phân làm 3 loại rừng : + Rừng đặc dụng. . Vườn quốc gia. . Khu bảo tồn thiên nhiên vv + Rừng phòng hộ. . Đầu nguồn . Chắn gió, cát bay vv . Bảo vệ môi trường sinh thái. + Rừng sản xuất: Rừng là hệ sinh thái tương đối đa dạng và phong phú, chiếm khoảng 40% mặt đất, tương đối với 5,3 triệu km2 và là lá phổi của hành tinh. Việc phân loại rừng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bởi mỗi loại rừng đều có đặc điểm và qui luật riêng, nên cần được bảo vệ bằng những qui chế khác nhau. Việc sử dụng đúng mục đích, khai thác đúng qui luật của từng loại rừng quyết định sự bền vững của nó. Chúng ta nghiên cứu, phân loại chúng chủ yếu dựa vào tiêu chí thứ 3: - Rứng phòng hộ: là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ bao gồm. + Rừng phòng hộ đầu nguồn: Là diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dòng sông. Nó tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các dòng sông... + Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: Có tác dụng ngăn cản các tác hại của gió, bảo, chắn cát di động để bảo vệ xóm làng, đông ruộng, đường giao thông và cải tạo bãi cát thành đất canh tác. Loại rừng này thường tập trung chủ yếu ven biển. + Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Là loại rừng có tác dụng chủ yếu ngăn sóng để bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển thường mọc tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông. + Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái: Là các rừng đã và đang xây dựng xung quanh các điểm dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị với chức năng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở các khu vực đó. - Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen động thực vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch,...Bao gồm: + Rừng bảo tồn thiên nhiên : Đây là khu bảo vệ có giá trị khoa học, giữ nguồn gen động thực vật . Rừng bảo tồn thiên nhiên có thể mở cửa để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, nhưng không mở rông cho việc phục vụ du lịch và các nhu cầu văn hóa khác. + Vườn quốc gia: Là loại rừng đặc dụng có giá tri sử dụng toàn diện về mặt bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo tồn các di tích văn hóa, phục vụ tham quan du lịch. + Rừng văn hóa- xã hội, nghiên cứu- thí nghiệm : loại rừng này thường gắn với các di tích lịc sử, văn hóa và các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ hoặc giá trị bảo vệ môi trường.Chủ yếu để bảo vệ ,tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi hoặc -phục vụ viêc nghiên cứu khoa học. - Rừng sản xuất: Được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng, và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái: Tùy giá trị sử dụng và mục đích sản xuất: Rừng sản xuất chia thành rừng đặc sản, rừng giống, rừng kinh doanh gỗ và các lâm sản khác. * Giá trị của rừng: - Giá tri kinh tế: Rừng là một hệ sinh thái đa dạng, cung cấp nguồn tài nguyên và công ăn việc làm cho con người ( gỗ, củi ) cung cấp thực phẩm sợi, da, lông và nhiều sản phẩm khác. - Giá trị môi trường, môi sinh: Là lá phổi của hành tinh, kho chứa cacbon, điều hòa khí hậu, dòng chảy của lũ, nước, tạo nước ngầm, tắm chắn gió, chống rét. Là nơi phát triển bảo tồn nhiều động vật quí hiếm đảm bảo sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái. - Giá trị khoa học: ngoài những giá trị trên rừng còn có giúp cho các hoạt động nghiên cứu khoa học của con người ( vật lý, sinh học, y học,dược hoc..) 2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. a) Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam : Rừng có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống như đã phân tích... nhưng trong suốt thập niên từ 60 đến nay rừng bị tác động tàn phá mạnh, gây hậu quả xấu đối với môi trường. Rừng tự nhiên bị mất đi trung bình mỗi năm từ 120-150 ha. Hiện trạng rừng của nước ta vào thời điểm cuối 1998 vẫn thể hiện mức báo động về tình hình môi trường bị tác động theo chiều hướng xấu đi, khắc nghiệt. Trong giai đoạn 1990 đến nay, chiều hướng diễn biến rừng về cơ bản vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa mức ổn định và đạt hiệu quả bảo vệ môi trường . Một số diện tích rừng thứ sinh tự nhiên được phục hồi, nhưng nhiều diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi khai thác đã bị xâm hại, đốt chặt, phát đốt khai hoang. Trong ba tháng đầu năm 1999 trên địa bàn 17 tỉnh miền núi đã xuất hiện nhiều vụ phá đốt rừng nghiêm trọng mất đi 2002 ha do nguyên nhân chủ yếu là khai hoang vì những lợi ích trước mắt, gây ra những hậu quả môi trường nghiệm trọng. Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta đang bị xâm hại, độ che phủ chỉ còn dưới 20% (mức báo động 30%) diện tích đất đai khô hạn, hoang hóa, nhiễm chua phèn do mất rừng. Tuy diện tích rừng trồng hàng năm đã vượt diện tích rừng đã bị mất song về phương diện bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường ,rừng trồng không thể so sánh với rừng tự nhiên về chất lượng, sinh khối ... do đó tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học của rừng trồng không thể bù đắp được rừng tự nhiên bị mất. Việc bảo vệ rừng tự nhiên hiện vẫn là nhiệm vụ ưu tiên của ngành Lâm nghiệp. Trong những năm qua, rừng trồng và cây xanh trồng phân tán không đáng kể so với mục tiêu yêu cầu bảo vệ môi trường ở những vùng xung yếu như khai thác mỏ với quy mô lớn, các khu công nghiệp và đô thị, phòng chống và giải thiểu tác hại của thiên tai, rừng phòng hộ vùng hồ Hòa Bình đang ở mức báo động suy giảm nghiêm trọng, rừng phòng hộ các hồ thủy điện quy mô lớn như Trị An, Thác Mỏ, Đa Nhim, Đa Mi và Ialy trong tương lai gần đang xuất hiện trình trạng báo động tương tự lưu vực hồ Hòa Bình. Rừng trên các vùng núi đá vôi, rừng ngậm mặn ven biển tiếp diễn những vụ phá rừng ngoài kiểm soát. Tại ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, chiến lược phát triển kinh tế có tính quyết định ở cấp quốc gia vào thời điểm mở đầu thế kỷ XXI (Hà Nội, Hải Phong, Quảng Ninh; Đà nẵng, Quảng Ngãi, miền Nam có TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa VũngTàu) nhưng rừng và hệ thống cây xanh phòng hộ môi trường ở các vùng này đều ở mức quá thấp. * Thực trạng suy giảm cả về số lượng, chất lượng tài nguyên rừng ở nước ta do nhiều nguyên nhân khác nhau (nạn phá rừng bừa bãi, cháy rừng, tập quán du canh du cư, ảnh hưởng của di dân tự do..) nhưng xét trên phương diện quản lý, có một số nguyên nhân cơ bản sau: - Chưa xác định chủ rừng cụ thể - Các cấp chính quyền từ xã, huyện, tỉnh chưa phát huy trách nhiệm quản lý nhà nước trong quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng. - Các lâm trường quốc doanh được giao làm chủ rừng chưa làm tròn trách nhiệm có nơi còn thông đồng với phần tử xấu để phá rừng. -Một số địa phương chưa nắm chắc pháp luật, vì lợi ích cục bộ khai thác gõ không theo kế hoạch. -Việc quản lý di dân tự do chưa chặt chẽ dẫn đến vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ rừng. - Chưa có lực lượng đủ mạnh để bảo vệ tài nguyên rừng. Lực lượng kiểm lâm còn thiếu, yếu, chưa được trang bị phương tiện để thi hành nhiệm vụ. Một số cán bộ kiểm lâm thái hóa, biến chất. - Các cấp, ngành chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ. Vì vậy cần sớm hoàn thiện, thực hiện tổ chức ngay các văn bản pháp luật về bảo vệ rừng, kiện toàn lại hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với tài nguyên rừng. b- Sở hữu tài nguyên rừng và việc bảo vệ rừng Sở hữu đối với tài nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt với toàn bộ quá trình điều chỉnh bằng pháp luật tới hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường . Hoạt động của con người đa số đều bị chi phối bởi lợi ích ,việc bảo vệ rừng cũng vậy. Người ta sẽ chú trọng bảo vệ rừng hơn, nếu việc bảo vệ nó đem lại cho họ lợi ích thiết thực. - Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng (1972) đã xác định quyền sở hữu đối với tài nguyên rừng nhưng chưa rõ ràng, lợi ích của người quản lý rừng không được xác định nên trong thời kỳ này các tổ chức, cá nhân chưa thực sự tích cực tham gia vào việc bảo vệ rừng. - Hiến pháp năm 1992 khẳng định đất đai rừng và tài nguyên rừng là sở hữu nhà nước. - Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng 1991 đã khẳng định lại “Rừng và đất rừng thuộc sở hữu nhà nước". Nhưng để khắc phục những bất cập về lợi ích trong việc bảo vệ rừng,hệ thống pháp luật đã có những quy định linh hoạt hơn. Trên cơ sở sở hữu tuyệt đối của nhà nước, để kích thích được các thành viên trong xã hội tham gia bảo vệ rừng,pháp luật đã có sự phân định rõ ràng, cụ thể hơn quy chế các loại rừng, sở hữu các sản phẩm của rừng như sau: - Rừng tự nhiên là rừng được gây trồng bằng vốn của nhà nước thuộc sở hữu nhà nước (giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng). - Rừng được gây trồng trên đất nhà nước giao, do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn thì sản phẩm, thực phẩm rừng thuộc sở hữu của người đầu tư (gọi là chủ rừng) chủ rừng được khai thác, phát triển nguồn động vật rừng (trừ loài quý hiếm mà nhà nước cấm) Chủ rừng chết hoặc giải thể mà không có người thừa kế hợp pháp thì rừng thuộc sở hữu nhà nước. - Rừng làng, rừng bản thuộc quyền sử dụng công cộng của làng, bản theo luật định. Khi làng bản chuyển đi nơi khác thì nhà nước thu hồi và bồi hoàn. - Sự phân định quyền sở hữu nhà nước đối với tài nguyên rừng như trên vừa đảm bảo được vai trò quản lý nhà nước vừa đảm bảo cho các chủ rừng yên tâm trên rừng, đất rừng đã được giao. Như thế vốn rừng quốc gia có nhiều khả năng được bảo tồn, phát triển mà lợi ích kinh tế của các chủ rừng cũng được đảm bảo. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc nhiều vào việc các chủ rừng khai thác, bảo tồn theo đúng đặc điểm, mục đích của từng loại rừng hay không. 3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ rừng a- Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ rừng a.1- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ rừng bao gồm các cơ quan có thẩm quyền chung và các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn cụ thể đó là: - Các cơ quan có thẩm quyền chung bao gồm: + Chính phủ:Có thẩm quyền chỉ đạo chung trong phạm vi cả nước về bảo vệ rừng. + UBND các cấp: Có thẩm quyền quản lý lực lượng kiểm lâm, baỏ đảm việc thi hành pháp luật bảo vệ rừng ở địa phương. - Các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: Thực hiện các chức năng mang tính quản lý nghiệp vụ. Là lực lượng chuyên trách về quản lý bảo vệ và phát triển rừng. + Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: chịu trách nhiệm trước chính phủ quản lý nhà nước về rừng trên phạm vi cả nước có một số quyền hạn chủ yếu đó là: * Tổ chức điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới, đất trồng rừng đến đơn vị hành chính cấp xã. * Xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch các vùng lâm nghiệp, các hệ thống rừng phòng hộ, đặc dụng trong phạm vi cả nước. * Xây dựng trình Chính phủ các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng rừng, đất rừng và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng rừng, đất rừng đó. * Thực hiện thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành pháp luật, chính sách chế độ thể lệ về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, xử phạt họăc khởi tố các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. * Phối hợp với Bộ tài nguyên và môi trường xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy chế giao và thu hồi rừng, đất trồng rừng. - Bộ tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý đất lâm nghiệp. - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trực thuộc UBND tỉnh: Chịu trách nhiệm giúp cơ quan có thẩm quyền chung này thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng. - Sở tài nguyên và môi trường: Giúp UBND tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp. - Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Phòng địa chính. Ngoài ra: lực lượng kiểm lâm là lực lượng chuyên trách, trực tiếp đảm bảo việc thi hành pháp luật bảo vệ rừng, là cơ quan tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và UBND tỉnh trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ. Hệ thống cơ quan kiểm lâm bao gồm: + Cục kiểm lâm: trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn + Chi cục kiểm lâm: trực thuộc UBND cấp tỉnh. + Hạt kiểm lâm: trực thuộc UBND cấp huyện Tại các đầu mối giao thông, các trung tâm chế biến lâm sản trường hợp cần thiết còn lập Hạt phúc kiểm lâm sản thuộc Chi cục kiểm lâm. a.2) Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng: Đ8 -Luật bảo vệ và phát triển rừng xác định cụ thể về điều tra, phân định ranh giới rừng; lập qui hoạch, kế hoạch và phát triển rừng; qui định và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ về quản lý và bảo vệ rừng... Cụ thể một số nội dung quan trọng đó là: - Thứ nhất; Giao rừng và đất trồng rừng: Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu của rừng và đất trồng rừng sẽ tiến hành giao rừng và đất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân khi xét thấy họ có đủ những điều kiện cần thiết, nhưng không phải là giao vĩnh viễn mà có thể bị thu hồi theo qui định của pháp luật. + Về thẩm quyền: * Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xác lập và giao: w Các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia cho các ban quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc các cơ quan khác của Chính phủ. w Các khu rừng sản xuất quan trọng cho tổ chức lâm nghiệp quốc doanh trong trường hợp cần thiết. * Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định xác lập và giao: w Các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quóc gia theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. w Các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng địa phương cho các ban quản lý thuộc UBND cấp tỉnh. w Các khu rừng sản xuất ở địa phương cho tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp tư nhân theo qui định của nhà nước. * Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định giáo rừng sản xuất cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá nhân theo qui hoạch của tỉnh. - Thứ hai: Thu hồi rừng và đất trồng rừng Cơ quan có thẩm quyền giao rừng, đất trồng nào thì có quyền thu hồi rừng và đất trồng rừng đó. Viêc thu hồi rừng sẽ xãy ra trong một số trường hợp sau: w Tổ chức giải thể, cá nhân chết mà không có người tiếp tục sử dụng theo luật định. w Chủ rừng tự nguyện trả lại. w Trong 12 tháng liền, chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, gây trồng rừng theo phương án đã được duyệt không có lý do chính đáng. w Chủ rừng sử dụng không đúng mục địch hoăc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng rừng, đất trồng rừng. w Cần sử dụng rừng, đất rừng cho nhu cầu quan trọng của nhà nước, xã hội, cho nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh h phòng chống thiên tai. - Thứ ba: thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. w Nhằm nâng cao ý thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và cộng động trong việc bảo vệ rừng và tài nguyên, môi trường rừng. w Bộ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện. Ở địa phương do UBND các cấp thực hiện. w Trong quá trình thanh tra, cơ quan thanh tra có quyền xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm qui định về quản lý, bảo vệ và phát triển rưng theo thẩm quyền luật định. - Thứ 4: Giải quyết tranh chấp về rừng, đất trồng rừng. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp gồm: w Các tranh chấp về quyền sử dụng đất trồng rừng, đất có rừng mà người sử dụng đất đó không có giấy chứng nhận quyền sử dụng dất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ do UBND cấp huyện trở lên giải quyết. w Các tranh chấp trên nếu người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và các tranh chấp về thực vật rừng, động vật rừng, công trình kiến trúc, tài sản khác, tranh chấp việc đền bù thiệt hại, bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất có rừng, đất trồng do TAND giải quyết. b) Quyền,nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ rừng. b.1) Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân trong bảo vệ và phát triển rừng. * Quyền của các tổ chức cá nhân trong bảo vệ và phát triển rừng đó là: - Được sử dụng rừng và đất trồng rừng ổn định và chủ động trong sản xuất kinh doanh theo luật định. - Được hưởng thành quả lao động trên đất rừng được giao, cũng như được quyền để thừa kế, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. - Được hướng dẫn về kỹ thuật, hổ trợ về vốn và được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp trên diện tích rừng, đất trồng rừng đã được giao. * Nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân trong bảo vệ và phát triển rừng đó là: - Sử dụng rừng, đất trồng rừng đúng mục đích và theo qui chế quản lý, sử dụng đã được phê duyệt, chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật. - Đên bù, bồi hoàn theo thời giá thị trường và hiện trạng rừng cho chủ rừng bị thu hồi để giao cho mình theo qui định của pháp luật. - Nộp thuế theo luật định. * Bên cạnh việc qui định quyền và nghĩa vụ chung đối với việc bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật hiện hành còn qui định chi tiết các quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với từng loại rừng (như rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất...) b.2) Những qui định đối với động vật, thực vật rừng quí hiếm *Khài niệm động vật, thực vật rừng quí hiếm: Động thực vật quí hiếm là những loại có giá trị đặc biệt về khoa học, về kinh tế và môi trường, có số lượng, trữ lượng ít h đang có nguy cơ bị diệt chủng. *Phân loại động vật, thực vật rừng quí hiếm: Tuy theo tính chất và mức độ quí hiếm của chúng, động thực vật rừng quí hiếm được xếp thành hai nhóm. Theo NĐ số 18/HDBT ngày 17/01/1992 qui định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quí hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và NĐ 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 có hiệu lục ngày 07/5/2002 Sửa đổi, bổ sung danh mục động thực vật rừng quý hiếm ban hành kèm theo NĐ18/HĐBT thì: + Nhóm I: bao gồm những loại thực vật (IA) và những loài động vật (IB) đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít h đang có nguy cơ bị diệt chủng: w Thực vật nhóm I ví dụ :Bách xanh, thông đỏ, cây đầu bảng, nhĩ 3 mũ, thông tê, thông bà cò, thông đà lạt, thông nước, hinh đá vôi, trầm, sam lạnh... w Động vật nhóm I ví dụ: Tê giác một sừng, bò tót, bò xám, bò rừng, trâu rừng, voi, cà tăm, hưu vàng, hổ, thỏ, gấu chó... + Nhóm II: bao gồm những loại động thực vật có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt và gần kề nguy cơ diệt chủng wThực vật nhóm II vi dụ: Cẩm lai, gà te (gõ đỏ), gụ mật (gụ lâu) giấy hương (mắt chim, cam bot), Lát, trắc, Pơmu, gỗ mun, đinh, sến, mật, nghiến. ninh xanh, một số cây thuốc như ba gạc, ba kích, bách hợp, sâm, mạc linh, sa nhân, thảo quả. w Động vật nhóm II như: Khỉ (vàng, cẩm, mốc, đuôi lợn) sơn dương, mèo rừng, rái cá, gấu lợn, sói đỏ, sóc đen, phượng hoàng đất, rùa núi vàng, giải... Tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và các hoạt động có liên quan phải có nghĩa vụ bảo vệ và phát triển các loài động thực vật rừng quí hiếm nêu trên. cụ thể - Chế độ quản lý bảo vệ + Mọi diện tích rừng nếo có động thực vật quí hiếm phải được xác định trên bản đồ, trên lục địa, khoanh vùng bảo vệ, xây dựng qui chế bảo vệ. + Đối với nhòm I: Nghiêm cấm khai thác và sử dụng. Trong trường hợp đặc biệt cần sử dụng cây, con vật sống sản phẩm của cây, con vật và hạt giống phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc yêu cầu về quan hệ hợp tác quốc tế, phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị của Bộ NN&PTNT. + Đối với nhòm II: Hạn chế khai thác, sử dụng. Trong trường hợp cần thiết được phép khai thác, sử dụng, thì không được khai thác một cách cạn kiệt. Tổ chức, cá nhân gây nuôi động vật rừng nhóm này được sử dụng từ thế hệ thứ 2 trở đi. Trong mọi trường hợp khi khai thác đều phải báo với cơ quan lâm nghiệp biết để xác nhận, kiểm tra. * Nguyên tắc phòng vệ chính đáng. Trong trường hợp thú rừng phá hoại sản xuất hoặc đe dọa tính mạng con người thì được xua đuổi. Việc áp dựng biện pháp phòng vệ chính đáng chỉ áp dụng khi xua đuổi không có hiệu quả và thú rưng uy hiếp trực tiếp tính mạng con người. b.3) Trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân w Chủ thể VPPL bảo vệ rừng thông thường phải chịu 2 loại trách nhiệm pháp lý đó là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự : + Trách nhiệm hành chính:Căn cứ vào NĐ 26/C ban hành ngày 26/4/1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường thì có có 14 loại hành vi vi phạm. Việc áp dụng trách nhiệm hành chính không phụ thuộc vào việc người vi phạm đã gây thiệt hại chưa, chỉ cần xác định hành vi vi phạm pháp luật hành chính xảy ra hay không, ai là chủ thể vi phạm. NĐ 77/CP (ban hành ngày 29/11/1996) qui định cụ thể các hành vi đó là phá đốt rừng trái phép để làm nương rẫy, chăn thả trái phép gia súc vào rừng... bất kỳ tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đều phải chịu trách nhiệm về hành vi đó. Tùy theo mức độ có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, bị tịch thu phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép... Thẩm quyền xử lý các hành vi này thuộc lực lượng kiểm lâm và chủ tịch UBND các cấp theo khung xử phạt mà pháp luật qui định + Trách nhiệm hình sự: Là loại trách nhiệm pháp lý khắc nhất do Tòa An áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Như vậy căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự là tính chất và mức độ vi phạm của cá nhân và hậu quả nguy hại mà hành vi đó gây ra. Chương XVII-Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các tội: w Đ189: Tội hủy hoại rừng. w Đ190: Tội vi phạm các qui định bảo vệ động vật hoang dã quí hiếm. w Đ191: Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên. Cụ thể Đ189 Bộ luật Hình sự năm 1999 qui định: Người nào có hành vi khai thác trái phép cây rừng, săn bắt trái phép chim thú h có hành vi vi phạm các qui định của nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý mà còn vi phạm thì bị cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể phạt tù từ 3 đến 10 năm. Ngoài hai loại trách nhiệm pháp lý noi trên, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật bảo vệ rừng còn phải chịu tránh nhiệm dân sự trong trường hợp thiệt hại do hành vi của họ gây ra. II. PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC: (Luật bảo vệ tài nguyên nước ngày 20/5/1998) 1.Vai trò, thực trạng và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước a) Vai trò của tài nguyên nước Nước là thành phần cơ bản, là yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá đối với mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại. Nước có vai trò tầm quan trọng với mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã hội biểu hiện cụ thể: w Trong sinh hoạt hàng ngày của con người, nước là yếu tố không thể thiếu và không thể thay thế được, là thực phẩm thiết yếu nuôi sống con người và các loài động thực vật w Trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước quyết định sự tồn tại và phát triển của cây trồng, vật nuôi. w Trong sản xuất công nghiệp, nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thông vận tải đường thủy; thủy điện, sản xuất chế biến thực phẩm, nước giải khát và một số ngành công nghiệp khác. w Nước có vai trò quan trọng trong việc phục vụ các nhu cầu nghĩ ngơi, chữa bệnh, du lịch. w Một số vùng sinh thái ngập nước là nơi cư trú của các loài động thực vật đặc hữu, quí hiếm. w Nước có ảnh hưởng, tác động đối với “chu trình tuần hoàn tự nhiên” của các thành phần môi trường khác. Tài nguyên nước tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau - Căn cứ vào đặc tính lý hóa ta có nước ta có: + Nước mặn. + Nước ngọt. + Nước nhạt. + Nước lợ + Nước khoáng + Nước nóng thiên nhiên - Căn cứ vào trạng thái tồn tại của nước ta có: + Nước bề mặt. + Nước ngầm. + Nước trong không khí. + Núi băng tuyết. b) Thực trạng tài nguyên nước. Trái đất hiện có gần 1,4 tỉ km3 (97% nước biển, 3% nước ngọt và các loại nước khác). Trong số đó 73% dùng trong nông nghiệp, 21% dùng trong công nghiệp, 6% phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Nhu cầu sử dụng nước tăng lên, tình trạng khan hiếm diễn ra khắp châu lục do nhiều nguyên nhân. Thế giới hiện có khoảng 2 tỷ người đang ở trong tình trạng thiếu nước chua từng được tiếp cận nước sạch, 1,9 triệu không có được nước để tắm gội, trên 3 tỉ mắc bệnh do phải dùng nước bẩn *Hiện nay có bốn cấp độ thiếu nước trên thế giới: + Cấp độ 1 (thiếu nước dưới 10% - goi là thiếu nước nhẹ) không gây áp lực nào cho dân cư trong vùng. + Cấp độ 2 (thiếu nước từ 10 đến 20%, - thiếu nước trung bình ) Phải tiết kiệm nước và nghĩ đến việc quản lý các vùng có nước. + Cấp độ 3 (thiếu nước từ 20 đến 40% - gọi là thiếu nước trên trung bình) việc quản lý nước là vấn đề lớn, đặc biệt là xem xét lại sự quân bình về các hoạt động tiêu thụ nước. + Cấp độ 4: (thiếu nước trên 40% gọi là thiếu nước trầm trọng) Môi trường nước đang bị suy giảm cả về số lượng, chất lượng nước, sự ô nhiễm và suy thóai các nguồn nước đã làm gia tăng các sự cố môi trường một cách rõ rệt. Có rát nhiều guyên nhân làm suy giảm tài nguyên nước nhưng phải kể đến các nguyên nhân cơ bản sau: - Nạn phá rừng, làm giảm diện tích rừng che phủ, mất khả năng giữ nước của cây rừng, hạn chế khả năng thẩm thấu nước mưa của đất. Mặt khác, nước mưa xối trực tiếp xuống mặt đất đã làm tăng các chất ô nhiễm vào nguồn nước mặt. - Việc khai thác các nguồn nước quá mức và không đúng kỹ thuật. - Chất thải không được xử lý mà thải trực tiếp vào các nguồn nước, gây ô nhiễm. - Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh, phân hóa học, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp một cách tùy tiện, làm hàm lượng hóa chất độc hại trong nước tăng lên. - Trong thời gian dài pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước không được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh. Luật tài nguyên nước ra đời nhưng vẫn chưa áp dụng rộng rãi. - Tuyên truyền - giáo dục pháp luật trong lĩnh vực này còn chưa thường xuyên và kém hiệu quả. - Quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ tài nguyên nước còn yếu kém. c) Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước Thực trạng tài nguyên nước đang là sự báo động đối với mọi quốc gia. Việt Nam là một trong những nước tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước là một vấn đề cấp bách không chỉ của cơ quan nhà nước mà còn của mọi tổ chức, cá nhân trong cả nước, trên toàn cầu. Hội nghị toàn cầu về nước -Hội nghị Dublin tổ chức tại Ireland (26-31/1/1992). Tháng 11/1992, khóa 47 Đại hội đồng LHQ đã thống nhất lấy ngày 22/3 là ngày Thế giới về nước. w Ở Việt Nam : Chính phủ đang triển khai hoạt động nhằm khắc phục nguyên nhân của việc ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước, tăng cường công tác quản lý và bảo vệ. - Trong các biện pháp, thì việc dùng pháp luật điều chỉnh hành vi của cá nhân tổ chức, nằm nâng cao ý thức pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên nước, tạo một hệ thống quản lý và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên nước là có hiệu quả nhất. 2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ tài nguyên nước Pháp luật bảo vệ tài nguyên nước đã xây dựng hành lang pháp lý để điều chỉnh hành vi của các tổ chức,cá nhân trong quá trình khai thác,sử dụng tài nguyên nước.Nội dung chủ yếu như sau: - Xác định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ phát sinh từ việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. - Quy định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. - Quy định các tiêu chuẩn về nước sạch để trên cơ sở đó xác định mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trường nước, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc bồi thường thiệt hại khôi phục hiện trạng môi trường. a) Quản lý nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên nước a.1) Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước bao gồm các cơ quan sau: - Chính phủ có chức năng quản lý chung về tài nguyên nước trong phạm vi cả nước - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mà trực tiếp là Cục quản lý nước và công trình thủy lợi quản lý chuyên môn về tài nguyên nước (kể cả nước dưới đất, trước đây do Bộ Công nghiệp quản lý). - Bộ công nghiệp -mà quản lý trực tiếp là Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam - Bộ xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ Thủy sản,Tổng cục khí tượng thuỷ văn. - UBND cấp tỉnh. - Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước a.2) Nội dung quản lý: Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước là toàn bộ hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý bảo vệ tài nguyên nước sao cho bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước bao gồm: + Quản lý việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước + Quản lý các công trình tiêu thoát nước. + Quản lý các lưu vực sông, quản lý nguồn nước ở các vùng đặc biệt. Cụ thể: 1- Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước, dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra. 2- Xây dựng các tiêu chuẩn, đinh mức,qui trình, qui phạm về khai thác, sử dụng nước, phòng chống ô nhiễm môi trường (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì và phối hợp với các bộ,ngành liên quan) 3- Cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước (giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép đối với một số hoạt động trong phạm vi công trình thủy lợi). Việc xét cấp giấy phép về tài nguyên nước phải căn cứ vào những yếu tố nhất định và tùy vào từng loại giấy mà các cơ quan khác nhau có thẩm quyền cấp là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc UBND cấp tỉnh. 4- Thu hồi, đình chỉ giấy phép Thu hồi, đình chỉ giấy phép trong các trường hợp sau: - Người được cấp giấy phép vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước hoặc các qui định ghi trong giấy phép. - Tổ chức được cấp giấy phép giải thể hoặc phá sản. - Giấy phép không sử dụng trong thời hạn 2 năm mà không có lý do chính đáng. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy vì lí do an ninh hoặc quốc phòng hoặc lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. * Cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép nào thì có quyền thu hồi giấy phép loại đó. Cơ quan cấp trên có quyền thu hồi giấy phép do cơ quan quản lý cấp dưới cấp. * Một số trường hợp không cần thiết phải xin cấp giấy phép về tài nguyên nước. 5- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước; xử lý vi phạm, giải quyết trranh chấp, khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước. - Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước do thanh tra chuyên ngành và thanh tra nhà nước (thanh tra của các ban ngành hữu quan) phối kết hợp cung giải quyết. - Xử lý vi phạm bao gồm: + Xử phạt hành chính + Truy cứu tránh nhiệm hình sự. - Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng,khai thác và bảo vệ tài nguyên nước: UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc hòa giải các tranh chấp. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép nào thì có tránh nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giấy phép đó. Đương sự không đồng ý với phán quyết của của cơ quan giải quyết tranh chấp thì có quyền khiếu nại lên cơ quan nhà nước cấp trên hoặc khởi khiện tại Tòa án. + Tranh chấp phát sinh từ các vi phạm pháp luật bảo vệ tài nguyên nước gây thiệt hại, thì Tòa án giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự. + Tranh chấp quốc tế về tài nguyên nước:Thì giải quyết phù hợp với điều ước quốc tế mà các bên ký kết hoặc tham gia và thông lệ quốc tế. b) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của tổ chức cá nhân đối với tài nguyên nguyên nước b.1) Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng các nguồn nước. * Các nguyên tắc cơ bản trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn nước. - Đảm bảo tính hệ thống của nguồn nước trong vùng hoặc trong lưu vực sông, không được chia cắt theo địa giới hành chính. - Sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn nước theo qui hoạch, qui trình kỹ thuật, kết hợp với bảo vệ chất lượng các nguồn nước và môi trường... - Ưu tiên việc khai thác, sử dụng các nguồn nước cho nhu cầu sinh hoạt. Việc sử dụng tài nguyên nước vào các mục đích khác (nông nghiệp, công nghiệp, làm muối, thủy điện...) phải hợp lý tiết kiệm không được gây suy thoái, cạn kiệt nguòn nước cản trở dòng chảy, xâm nhập mặn và các ảnh hưởng xấu khác đến nguồn nước. b.2) Quyền, nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ nguồn nước. - Không được đưa vào nguồn nước các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép theo qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Không được xả nước thải, đưa các chất thải gây ô nhiễm vào vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt. - Tổ chức và cá nhân sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp không được gây ô nhiễm nguồn nước. - Các cơ sở sản xuất không được xả thải (chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn) vào nguồn nước dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước. - Không được gây bồi lấp lòng dẫn, san lấp trái phép ao hồ công cộng. - Chỉ được thải vào nguồn nước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Không được thải dầu mở, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước. 2.c) Trách nhiệm pháp lý của các tổ chức,cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật Tổ chức, cá nhân có hành vi vi pham pháp luật bảo vệ tài nguyên nước (sử dụng nguồn nước bất hợp pháp,lãng phí các nguồn nước, không tiến hành xử lý chất thải trước khi xả thải vào nguồn nước). Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. (Đ183 tôi gây ô nhiễm nguồn nước) III. PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN: (Luật khoáng sản ngày 20/3/1996) Các qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản bao gồm 2 nhóm quy định
- Nhóm I:Những quy định nhằm khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
- Nhóm II: Những qui định nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường.
Ví du nhóm I:
* Điều kiện đẻ tổ chức hoạt động khoáng sản
- Thành lập theo pháp luật Việt Nam .
- Phải có giáy phép hoạt động khoáng sản như:
. Giấy phép thăm dò.
. Giấy phép khai thác.
. Giấy phép chế biến.
- Phải có đủ vốn để hoạt động khoáng sản (vốn điều lệ ³ 30% tổng dự toán dự án khai thác khoáng sản)
- Phải thực hiện dự án hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường.
- Phải ký quỹ để khôi phục môi trường, môi sinh.
IV. PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THỦY SẢN
Gồm những qui định về bảo vệ môi trường sống của thủy sản như.
1- Nghiêm cấm việc xả thải vượt quá giới hạn cho phép vào môi trường sống của thủy sản.
2- Nghiêm cấm việc khai thác trái phép nguồn lợi thủy sản.
3- Trong quá trình xây dựng, dỡ bỏ công trình không được làm ảnh hưởng đến môi trường sống của thủy sản.
4- Các tổ chức, cá nhân chỉ được khai thác theo sản lượng qui định.
5- Cấm khai thác bằng các nguồn xung điện.
6- Không được đánh bắt các loài thủy sản quí hiếm loại I; loại II. (tương tự như với động thực vật rừng quí hiếm)
7- Không được khai thác đánh bắt ở những khu vực cấm khai thác. Khi đánh bắt tránh mùa sinh sản.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Trình bày khái niệm và phân loại tài nguyên môi trường.
2.Nêu sự cần thiết phải bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3.Trình bày các quy định của pháp luật trong việc quản lý và bảo vệ động thực vật rừng quý hiếm.
4.Trên thế giới hiện nay có bao nhiêu cấp độ thiếu nước?Việt Nam đang ơ trong cấp độ thiếu nước nào?
CHƯƠNG VI
QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. TÍNH TOÀN CẦU CỦA VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Môi trường của trái đất là một thể thống nhất, mang tính hệ thống và toàn cầu,quan hệ mật thiết với nhau.Môi trương trái đất không bị chia cắt và bị tách rời bởi sự phân chia biên giới giữa các quốc gia.Sự tác động xấu tới môi trường ơ khu vực này của trái đất rất có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khu vực kia của trái đất.Ngược lại, sự cải thiện điều kiện môi trường của khu vực này cũng có thể tác đông tích cực đến môi trường ở khu vực khác.
Cho nên,vì lợi ích của mỗi quốc gia.việc thiết lập các quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường là một nhu cầu tất yếu, khách quan của tất các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị,tôn giáo,trình độ phát triển kinh tế-,khoa học-kỹ thuật.
II. CÁC ĐIỀU ƯỚC QUAN TRONG MANG TÍNH TOÀN CẦU MÀ VIỆT NAM THAM GIA HOẶC KÝ KẾT
Để thực hiện bảo vệ môi trường toàn cầu cũng như môi trường của mỗi quốc gia,các quốc gia đã và đang ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường bao gồm cả điều ươc song phương,khu vực và phổ cập toàn cầu..Các điều ươc này nhằm bảo vệ những thành phần của môi trường hoặc nhằm kiểm soát những hoạt động có ảnh hưởng xấu tới môi trường.Các điều ước này có tính ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia tham gia hoặc ký kết.
Các điều ứoc quốc tế quan trọng nhất mang tính toàn cấu mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết gốm:
- Công ước Ramsar (Ký kết ngày 20/9/1989) Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trong quốc tế,đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước.
- Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới(Ký kết tại Paris ngày 19/10/1982).
- Công ước CITES về buôn bán quốc tế nhưng loài động thực vật có nguy cơ bị đe doạ Việt Nam trở thành thành viên ngày 20/1/1994(Ký kết tại Washington 3/1973)
- Công ước Marpol Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển.
- Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn Việt Nam trở thành thành viên ngày 26/1/1994(Ký kết năm 1978)
- Công ước Liên hợp quốc về Luật biển Việt Nam trở thành thành viên ngày 5/71994 (Ký kết 1982.)
- Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn Việt Nam trở thành thành viên ngày 26/4/1994 (Ký kết 23/3/1985.)
- Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hiểm và việc loại bỏ chúng Việt Nam trở thành thành viên ngày 1/3/1995(Ký kết 1989.)
- Công ước về đa dạng sinh học Việt Nam trở thành thành viên ngày 16/11/1994 (Ký kết tại Rio de Janairo 5/6/1992)
- Công ước khung về thay đổi khí hậu của LHQ Việt Nam trở thành thành viên ngày 16/11/1994(Ký kết tại NiuYooc 9/5/1992)
-Công ước về thông báo sớm các sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu về phóng xạ Việt Nam trở thành thành viên ngày 29/9/1987
-Công ước chống xa mạc hoá Việt Nam trở thành thành viên 8/1998
III. CÁC HỘI NGHỊ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Hội nghị Liên hiệp quốc về môi trường con người họp tại StocKholm ,Thuỷ Điển từ ngày 5 đến ngày 16/6/ 1972
Hội nghị này đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế với sự tham gia của 133 quốc gia,trong đó Việt Nam.Từ hội nghị này,vấn đề môi trường mới được quốc tế quan tâm một cách đúng mức,nó phản ánh sự thức tỉnh của nhân loại về vấn đề môi trường toàn cầu.
+ Nội dung.
Hội nghị đã giải quyết được 4 vấn đề cụ thể như sau:
-Đề ra một kế hoạch hành động đối với chính sách môi trường.
-Đưa ra một tuyên bố bao gồm 26 nguyên tắc về môi trường con người.
-Thành lập chương trình về môi trường của Liên hiệp quốc(UNEP).-một tổ chức có nhiệm vụ điều phối những biện pháp liên Chính phủ về giám sát và bảo vệ môi trường.
-Thành lập quỹ môi trường toàn cầu với nguồn thu do các quốc gia tự nguyện đóng góp.
2. Hội nghị về môi trường và phát triển họp tại Rio de Janneiro, Braxin từ ngày 3 đến 14/6/1992.
Từ hội nghị về môi trường lần thứ nhất 1972,tình hình môi trường toàn cầu vẫn xấu đi do quan niệm chưa đầy đủ về vấn đề môi trương và bảo vệ môi trường.Trong hội nghị 1972,vấn đề môi trường chỉ được coi là vấn đề sinh học và vật lý,tách rời các vấn đề chính tri-xã hội và kinh tế năm 1989,Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết kêu gọi tổ chức một hội nghị nhằm tạo cơ sở cho cuộc sống bền vững trên trái đất.Hội nghi thượng đỉnh lần thứ 2 về môi trường đươc tổ chức với sự đại diện của 178 quốc gia,118 nguyên thủ quốc gia,khoảng 10.000 nhà môi trương hoc trên thế giới,8.000 nhà báo.Hội nghị đã thông qua được một bản tuyên bbố chung và một chương trình hành động cho thế kỹ XXI
+ Nội dung của tuyên bố Rio.
Hội nghị chỉ rõ vấn đề môi trương không thể tách rời với các vấn đề chính trị-xã hội và kinh tế.Chính từ tuyên bố Rio đã công nhận khái niệm phát triển bền vững.Bản tuyên bố cũng xác định trách nhiệm của các quốc gia đối với hoạt động dẫn tới suy giảm môi trương toàn cầu.Cụ thể:
-Phải hợp tác trong việc lựa chọn những phương thức sản xuất và tiêu dùng ít ảnh hưởng tới môi trường,xây dựng các chính sách dân số thích hợp.
-Phải hợp tác để ngăn chặn việc đưa các hoạt động hoặc chất thải có hại cho sức khoẻ con người sang các quốc gia khác,phải có trách nhiệm thông báo cho các quốc gia khác về các thiên tai,khả năng gây ô nhiễm môi trường,vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
-Phải hợp tác,giải quyết các vấn đề xung đột bằng con đường hòa bình,tránh các xung đột vũ trang vì chiến tranh là sự huỷ diếtự phát triển bền vững.Các quốc gia phải tôn trọng các quy định của Luật quốc tế trong thời kỳ có xung đột vũ trang.
-Phải ban hành pháp luật hữu hiệu về bảo vệ môi trường,các tiêu chuẩn môi trường,xây dựng và thực hiện các chiến lược,chính sách và kế hoạch về bảo vệ môi trường.
3. Hội nghị thượng đỉnh trái đất về phát triển bền vững của Liên hiệp quốc họp tại Johannesburg,Nam Phi từ ngày 26/8 đến 4/9/2002
Hơn 60 ngàn đại biểu,trong đó có trên 100 nguyên thủ quốc gia từ 191 nước trên thế giới tham dự hội nghị.
+Nội dung chính của các phiên họp :
*Kiểm điểm và đánh giá việc thực hiện Chương trình Nghị sự 21,những cam kết của Chính phủ cac nước trong 10 năm qua, kể từ khi HNTĐ Rio 1992 đến nay.
*Cảnh báo hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường toàn cầu đang ngày càng tăng nhanh trên khắp thế giới,những sức ép và sức cản to lớn đối với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Ví dụ:Dân số thế giới hiện nay đã gần 6,1 tỷ,dự báo đến 2050 sẽ tăng lên 9,3 tỷ.Hiện nay 1,2 tỷ người trên thế giới phải sống dưới 1USD/ngày(so với 65USD/ngày của các nước phát triển)777 triệu người lớn và 200 triệu trẻ em đang thiếu ăn và suy dinh duỡng
*Gia tăng dân số,đô thị hoá và phát triển kinh tế nhanh chóng,nhất là nông nghiệp,càng làm cho tài nguyên nước suy thoái,ô nhiễm và cạn kiệt nhiều hơn.
Hiện nay 1,1 tỷ người đang thiếu nước sinh hoạt an toàn và gần 2,5 tỷ người thiếu điều kiện vệ sinh.Dự báo đến 2025 nữa dân số thế giớ sẽ lâm vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.Giải pháp cho vấn đề này cũng là một trong năm trọng tâm của HNTĐ lần này.
* Những nguồn tài nguyên thiên nhiên,những hệ thống hỗ trợ cuộc sống quan trọng đang suy thoái và cạn kiệt nhanh chóng..
Viện tài nguyên thế giói dự báo trong vòng 10 đến 20 năm tới,40% diện tích rừng nguyên sinh còn lại hiện nay sẽ biến mất.Mất rưng kéo theo mất nơi cư trú của đời sống hoang dã ,hiện nay có 11nghìn loài động vật có nguy cơ diệt chủng
*Vấn đề sử dụng năng lương hoá thạch,nhất là than đá,kẻ thù số một của môi trường sẽ dẫn đến ô nhiễm không khí nặng nề,suy giảm tầng Ôzôn,sự nóng lên của toàn cầu,mực nước biển nâng cao gây thảm hoạ cho con người và môi trường toàn cầu.
Sau nhiều phiên họp bàn thảo,tranh luận sôi nổi,các nguyên thủ quốc gia,các nhà thương lượng và các chuyên gia cao cấp đã đồng thuận 95% các vấn đề cho Kế hoạch hành động dày 71 trang.Hội nghị đã đạt được sự nhất trí cao trong các vấn đề về nước,vệ sinh,năng lượng,nguồn cá,hoá chất,y tế,viện trợ,toàn cầu hoá,thương mại, đa dạng sinh học,quản lý,BVMT,xác định trách nhiệm chung và riêng giữa các nước giàu va nghèo về vấn đề bảo vệ hành tinh.
IV.QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường là hai hệ thống độc lập nhưng có mối quan hệ tác động qua lai với nhau.
Nó độc lập bởi Luật bảo vệ môi trường Việt Nam do Nhà nước CHXHCNVN ban hành có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ VN.Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường do nhiều nước ký kết hoặc tham gia(trong đó có VN) không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ VN.Muốn thi hành trên lãnh thổ VN, các qui phạm của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường phải được chuyển hoá thành quy phạm phạm pháp luật quốc gia,nghĩa là Nhà nước phải phê chuẩn các điều ước quốc tế này (thẩm quyền phê chuẩn thuộc Quốc hội).
Có sự tác động qua lại bởi sau khi phê chuẩn các tổ chức và cá nhân Việt Nam phải tuân thủ các qui định của điều ước(Đ 45 LBVMTVN 1993).
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Tại sao vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay trở thành vấn đề của toàn cầu?
2.Hãy nêu các hội nghị quốc tế quan trọng về bảo vệ môi trường và nội dung tại hội nghị quốc tế đó.
3.Hãy nêu một số điều ước quốc tế quan trọng về môi trường mà nhà nước Việt Nam đã ký kết hoặc phê chuẩn
4.Hãy nêu một số tổ chức quốc tế quan trọng về môi trường,sinh thái và phát triển bền vững.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định hướng dẫn thi thi hành,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội,năm 1997
2.Luật Dầu khí và văn bản hướng dẫn thi hành,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội,năm 1999
3.Luật Đất đai,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội,năm 2001
4.Luật Tài nguyên nước,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội,năm 1998
5.Luât Bảo vệ và phát triển rừng ,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội,năm1991
6.LuậtKhoáng sản ,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm1996
7.Bộ Luật Dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,năm 1995
8.Bộ Luật Hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,năm 2000
9.Văn bản pháp luật về vệ sinh môi trường,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002
10.Giáo trình Luật môi trường,Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân,Hà Nội, năm 2001
11.Giáo trình Luật môi trường,Trung tâm Đào tạo từ xa -Đại học Huế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2002
12.Giáo trình Khoa học môi trường,Trung tâm Đào tạo từ xa -Đại học Huế,Nxb Công an nhân dân,Hà Nội,năm 2001
13.Môi trường sinh thái-Vấn đề và giải pháp,Phạm Thị Ngọc Trâm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1997
14.Môi trường và Luật quốc tế về môi trường,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1996
15.ISo 14000.Những điều các nhà quản lý cần biết,Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, năm 1997
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luật môi trường.doc