Khả năng tự làm sạch sinh học và lý học của nước đầm thủy triều, Khánh Hòa - Phan Minh Thụ

IV. KẾT LUẬN Khả năng tự làm sạch sinh học và vật lý (thông qua quá trình pha loãng của thủy vực và phân rã chất hữu cơ cũng như đồng hóa muối dinh dưỡng) ở đầm Thủy Triều khá lớn. Hằng số tốc độ phân rã hữu cơ dao động 0,129 - 0,168 ngày-1, tương ứng với thời gian bán phân rã là 4,13 - 5,37 ngày đối với chất hữu cơ tự nhiên và 4,30 - 4,39 ngày đối với chất hữu cơ thải. Khả năng đồng hóa của thực vật nổi đối với muối dinh dưỡng trung bình đạt 1,18 - 2,54mgN/m3/h và 0,07 - 0,16 mgP/m3/h; giá trị cực đại đạt 1,97 - 3,13 mgN/m3/h và 0,27 - 0,43 mgP/m3/h. Khả năng trao đổi nước chênh lệch khá cao giữa mùa khô (thời gian lưu của nước là 24,55 - 24,61 ngày) và mùa mưa (thời gian lưu của nước là 2,39 - 3,70 ngày). Sự tích hợp của việc pha loãng giúp cho quá trình sinh học tự làm sạch tăng thêm 4,06 - 4,07%/ngày vào mùa khô và 27,03 - 41,84%/ngày vào mùa mưa. Thêm vào đó, vai trò của một số hệ sinh thái biển đặc thù như cỏ biển, rong biển và rừng ngập mặn cũng góp phần tăng cường khả năng sinh học tự làm sạch của thủy vực

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng tự làm sạch sinh học và lý học của nước đầm thủy triều, Khánh Hòa - Phan Minh Thụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH SINH HỌC VÀ LÝ HỌC CỦA NƯỚC ĐẦM THỦY TRIỀU, KHÁNH HÒA CAPACITY OF PHYSICAL-BIOLOGICAL SELF-PURIFICATION OF SEAWATERS IN THUY TRIEU LAGOON, KHANH HOA Phan Minh Thụ1, Tôn Nữ Mỹ Nga2 Ngày nhận bài: 28/8/2014; Ngày phản biện thông qua: 15/10/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015 TÓM TẮT Đánh giá đúng và đủ khả năng tự làm sạch của thủy vực góp phần quản lý, bảo vệ và khai thác thủy vực một cách hợp lý. Khả năng tự làm sạch, bao gồm các quá trình lý học, hóa học và sinh học, giúp cho thủy vực trở lại trạng thái cân bằng dưới tác động bên ngoài. Dựa vào kết quả thực nghiệm và mô hình hóa, bài báo đã đánh giá khả năng tự làm sạch sinh học và vật lý (thông qua quá trình pha loãng của thủy vực và phân rã chất hữu cơ cũng như đồng hóa muối dinh dưỡng) ở đầm Thủy Triều. Đặc trưng phân rã chất hữu cơ của thủy vực khá lớn (hằng số tốc độ phân rã hữu cơ dao động 0,129 - 0,168 ngày-1, tương ứng với thời gian bán phân rã là 4,13 - 5,37 ngày). Khả năng đồng hóa của thực vật nổi đối với muối dinh dưỡng trung bình đạt 1,18 - 2,54 mgN/m3/h và 0,07 - 0,16 mgP/m3/h; giá trị cực đại đạt 1,97 - 3,13 mgN/m3/h và 0,27 - 0,43 mgP/m3/h. Khả năng trao đổi nước chênh lệch khá cao giữa mùa khô (thời gian lưu của nước là 24,55 - 24,61 ngày) và mùa mưa (thời gian lưu của nước là 2,39 - 3,70 ngày). Sự tích hợp của việc pha loãng giúp cho quá trình sinh học tự làm sạch tăng thêm 4,06 - 4,07%/ngày vào mùa khô và 27,03 - 41,84%/ngày vào mùa mưa. Thêm vào đó, vai trò của một số hệ sinh thái biển đặc thù như cỏ biển, rong biển và rừng ngập mặn cũng góp phần tăng cường khả năng sinh học tự làm sạch của thủy vực. Từ khóa: Tự làm sạch, trao đổi nước, phân rã sinh học, đồng hóa muối dinh dưỡng, đầm Thủy Triều ABSTRACT Assessment of capacity of self-purifi cation of water bodies exactly would take part in managing, protecting and exploiting the waters sustainably. The self-purifi cation of waters, including physical, biological and chemical processes, could help them recover the stable status under external impacts. Basing on the experimental and modeling results, the paper indicated the physical - biological self-purifi cation capacity of Thuy Trieu Lagoon (by the processes of water dilution and biodegradation of organic matter as well as nutrient assimilation of phytoplankton). Capacity of biodegradation of organic matter was quite high (biodegradation rate constants ranged 0.129 - 0.166 day-1, equal to the half-time of 4.13 - 5.37 day). The average nutrient assimilation capacity of phytoplankton was at 1.18 - 2.54 mg N m-3 h-1 and 0.07 - 0.16 mg P m-3 h-1; and the maximum reached at 1.97 - 3.13 mg N m-3 h-1 and 0.27 - 0.43 mg P m-3 h-1. The water exchanges were signifi cantly different between dry season (with the residence times of water of 24.55 - 24.61 days) and rainy season (with the residence times of water of 2.39 - 3.70 days). Combining with diluting processes, the biodegradation self-purifi cation could be increased by 4.06 - 4.07% per day in dry season and 27.03 - 41.84% per day in rainy season. In addition, the roles of particular marine ecosystems, such as seagrass bed, seaweed and mangrove forest, also contributed to increase the biological self-purifi cation of waters. Keywords: Self-purifi cation, water exchanges, biodegradation, nutrient assimilation, Thuy Trieu Lagoon 1 ThS. Phan Minh Thụ: Viện Hải dương học - Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam 2 ThS. Tôn Nữ Mỹ Nga: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng nước ven bờ giữ nhiều chức năng vô cùng quan trọng trong việc ổn đinh và phát triển của các hệ sinh thái ở đây, bao gồm cung cấp nguồn vật chất cho các đối tượng sinh vật trong hệ sinh thái, cung cấp các dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế cho con người như cung cấp lương thực, thực phẩm, góp phần vào các chức năng giải trí... Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Trong quá trình khai thác vùng ven bờ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người, chúng ta đã làm cho hệ sinh thái ven bờ suy giảm khả năng hồi phục của chúng. Tuy nhiên, nhờ chức năng tự phục hồi, trong một mức độ nào đó, chúng có thể trở lại trạng thái cân bằng. Trong các chức năng tự phục hồi này, chức năng tự làm sạch đóng vai trò quan trọng nhất. Tự làm sạch của các thủy vực ven bờ là tổ hợp các quá trình vô cùng phức tạp nhưng nhìn chung được chia ra thành các quá trình vật lý, hóa học và sinh học. Trong đó, khả năng tự làm sạch vật lý được xác định bằng khả năng pha loãng, khả năng lắng đọng trên nền đáy và hấp phụ trên bề mặt trầm tích; quá trình hóa học được xác định bằng quá trình keo tụ và các tương tác hóa học; và quá trình sinh học được xác định bằng các quá trình sinh tổng hợp (hấp thụ muối dinh dưỡng) và phân rã sinh học chất hữu cơ. Bài báo này đánh giá khả năng tự làm sạch của đầm Thủy Triều bằng quá trình vật lý (pha loãng) và quá trình sinh học (tự làm sạch muối dinh dưỡng và tự làm sạch chất hữu cơ) trong cột nước, nhằm cung cấp những dữ liệu khoa học phục vụ cho việc quy hoạch phát triển kinh tế. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát và thu thập số liệu Mẫu nước được thu tại 7 trạm mặt rộng (#1-7) và 3 trạm nước thải (T1-T3) trong 4 chuyến khảo sát ở vùng đầm Thủy Triều được thực hiện từ năm 2012 - 2014 (hình 1) theo đề tài cấp Viện (Viện Hải dương học và Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam - VAST.ĐLT.01/13-14) và dự án NANO SE Asia 2013-2014. Tại mỗi trạm, các yếu tố nhiệt độ, độ mặn được đo bằng máy đa yếu tố; NH4 +, NO2 -, NO3 -, PO4 3- được định lượng theo phương pháp lên màu đặc trưng rồi đo trên máy quang phổ UV-2900 [6] (DIN (Nitơ vô cơ hòa tan) bao gồm tổng NH4 + + NO2 - + NO3 -, và DIP (Photpho vô cơ hòa tan) là giá trị của PO4 3-); DO theo phương pháp Winkler [6]; BODt là nhu cầu oxy sinh học sau thời gian t ngày, được xác định bằng chênh lệch DO ban đầu với DOt; Năng suất sinh học xác định bằng chênh lệch DO giữa bình trắng và bình đen sau thời gian chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo t (ngày hoặc giờ). Chlorophyll-a (Chl-a) được xác định bằng phương pháp chiết xuất với aceton 90% trong 24 giờ, sau đó được định lượng trên máy quang phổ UV-2900 [8]. Khả năng đồng hóa muối dinh dưỡng được thí nghiệm với mẫu nước thu tại trạm 2 và 5; trong khi đó khả năng phân rã hữu cơ của vi sinh vật được thí nghiệm với mẫu nước thu tại các trạm 2, 3, 5 và mẫu nước thải từ các trạm T1, T2, T3. 2. Phương pháp đánh giá khả năng trao đổi nước Quá trình trao đổi nước được đánh giá theo mô hình LOICZ [7] với phương trình tổng quát như sau: dV — = Σ VVà o – Σ VRa (1) dt Trong đó, ΣVVào là lượng nước đưa vào trong hệ; ΣVVào = VQ + VP + VG + VO + VX ΣVRa là lượng nước đưa ra khỏi hệ: ΣVRa = VE - VR + VX VR = -(VQ + VP + VG +VO) + VE Trong đó, VQ: nước sông suối; VP: nước mưa; VE: nước bốc hơi; VG: nước ngầm; VO: các nguồn nước khác; VR: dòng chảy ra khỏi hệ; VX: nước trao đổi giữa hệ với vùng biển kế cận. Do đặc tính bảo toàn khối lượng, tại trạng thái cân bằng, phương trình (1) được viết: 0 =Σ VVà o – Σ VRa (2) Hay là: 0 = Σ (VQ + VP + VG + VO + VR + VX ) – Σ (|VE| + VX) (3) Do VX liên quan với sự trao đổi các vật chất nội tại trong khối nước, cụ thể là độ mặn của vùng biển Hình 1. Trạm vị khu vực nghiên cứu (:trạm mặt rộng, +: Trạm nước thải) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59 Giả sử, độ mặn của nước mưa, nước bay hơi, nước sông, nước ngầm và các nguồn nước khác gần bằng 0, thì khi đó (4) được viết lại: 0 = Σ (VRSR + VXSocean ) – Σ (VXSSys) (5) Từ đó, suy ra: V R S R V X = �� (6) S Sys – S ocean Và với thể tích của hệ thống là VSys, thời gian lưu khối nước τ được tính: V Sys τ = �� (7) (V X + |V R |) 3. Phương pháp đánh giá mức độ đồng hóa muối dinh dưỡng Khả năng đồng hóa muối dinh dưỡng của thủy vực được xác định thông qua khả năng quang hợp cực đại của thực vật nổi. Quá trình này được xác định bằng thí nghiệm năng suất sinh học từ mẫu nước thu được ở các trạm 2 và 5 với 20 mức ánh sáng khác nhau từ 0 - 600 µE m-2 s- [9], [2], [4]. Kết quả thí nghiệm được tình toán đựa trên phương trình tống quát trong điều kiện không có ức chế quang hợp [10]: - α1 PB (I) = PBm [ 1 - exp (��)] (8) PBm Trong đó, PB(I): Năng suất sinh học (NSSH) ở cường độ bức xạ I, PBm: Cường độ quang hợp cực đại khi bão hòa ánh sáng; a: hệ số góc của đường cong P-I, hay hiệu suất hấp thụ ánh sáng riêng của Chlorophyll-a. Mức độ đồng hóa muối dinh dưỡng được tính toán bằng cách chuyển đổi giữa Carbon hữu cơ tạo thành với N hoặc P sử dụng. Giải phương trình (8) bằng phương pháp bình phương tối thiểu. 4. Phương pháp đánh giá khả năng phân rã chất hữu cơ - Xác định hằng số phân rã hữu cơ dựa vào mô hình Streeter-Phelps [11]: BODt = BODgh (1 – e -kt ) (9) Trong đó, BOD t là BOD sau thời gian ủ mẫu t (mg/l); BODgh là BOD giới hạn (mgO2/l) trong trường hợp này được xác định là BOD20; k: Hằng số tốc độ (1/ngày), được xác định như là tốc độ phân rã hữu cơ; và t: Thời gian (ngày). BODt được xác định tại các ngày 1, 3, 5, 6, 10, 15 và 20. Giải phương trình (9) bằng phương pháp bình phương tối thiểu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Quá trình lý học tự làm sạch của đầm Thủy Triều - quá trình pha loãng lân cận (Socean) với độ mặn của hệ thống (SSys). Với độ mặn của nước sông SQ, nước mưa SP, nước bốc hơi SE, nước ngầm SG, nước khác SO và nước ra khỏi hệ SR, cân bằng muối (3) được viết lại như sau: 0 = Σ (VQSQ + VPSP + VGSG + VOSO + VRSR + VXSocean ) – Σ (|VE|SE + VXSSys) (4) Hình 2. Phân bố dòng tại đầm Thủy Triều ở pha triều xuống (trái) và triều lên (phải) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 60 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Theo Bùi Hồng Long và cộng sự [3], chế độ thủy triều ảnh hưởng lớn đến khả năng trao đổi nước ở đầm Thủy Triều (hình 2), thời gian dòng triều đi vào đầm thường dài hơn thời gian đi ra khỏi đầm từ 4 - 6 giờ. Độ trễ về pha triều tại mặt cắt giữa cửa đầm và đỉnh đầm là 1giờ 10phút, và lượng nước trao đổi qua mặt cắt cầu Long Hồ chỉ bằng 25 - 35% so với mặt cắt qua cửa vịnh. Kết quả tính toán khả năng trao đổi nước dựa vào cân bằng muối - nước theo mô hình LOICZ [7] từ dữ liệu khảo sát của môi trường nước trong những năm 2012 - 2014 và số liệu thống kê nhiều năm của lượng mưa và lượng bốc hơi trong khu vực cho thấy khả năng trao đổi nước ở đầm Thủy Triều vào mùa mưa (2,39 - 3,70 ngày) nhanh hơn mùa khô (24,55 - 24,61 ngày) rất nhiều (p<0,01) (Hình 3). Điều đó chứng tỏ nước mưa từ thượng nguồn đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng pha loãng của thủy vực. Hình 3. Khả năng trao đổi nước ở đầm Thủy Triều vào mùa khô (trái) và mùa mưa (phải) 2. Quá trình sinh học tự làm sạch của đầm Thủy Triều Các chất hữu cơ hoặc các sản phẩm phân rã chất hữu cơ như muối dinh dưỡng trong thủy vực luôn biến động và chuyển hóa lẫn nhau thông qua con đường bài tiết, phân rã hoặc quang hợp. Đây cũng chính là những con đường tự làm sạch sinh học. Bảng 1. Các yếu tố môi trường của mẫu nước thí nghiệm Yếu tố Đơn vị Nước tự nhiên* Nước thải** Trung bình Dao động Trung bình Dao động DO mg O 2/L 6,12 ± 0,42 5,25 - 6,52 2,15 ± 0,25 1,51 – 2,63 BOD5 mg O2/L 1,32 ± 0,37 0,87 - 1,69 9,72 ± 1,23 8,89 - 11,13 Chl-a mg/m3 5,60 ± 2,64 2,92 - 8,75 - - DIN mg N/m3 255,33 ± 165, 83 50,87 - 529,32 3238,3 ± 2739,4 618,5 - 6083,3 DIP mg P/m3 60,75 ± 10,48 45,87 - 81,00 513,42 ± 310,23 171,96 - 777,93 Ghi chú: *: thí nghiệm đồng hóa muối dinh dưỡng và phân rã hữu cơ; **: thí nghiệm phân rã hữu cơ Hình 4. Biến động BOD ở các trạm nghiên cứu (trái) và nước thải (phải) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 61 Trong môi trường nước của đầm Thủy Triều, chất hữu cơ bị các vi sinh vật chuyển hóa thành các chất vô cơ. Bằng phương pháp thực nghiệm trong điều kiện thí nghiệm biến động BOD theo thời gian với các mẫu nước ngoài tự nhiên, mẫu nước thái (bảng 1) và giải phương trình Streeter-Phelps [11] theo phương pháp bình phương tối thiểu, kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng phân rã của các chất hữu cơ ở đầm Thủy Triều tương đối thấp. Hằng số tốc độ phân rã hữu cơ của nước tự nhiên ở đầm Thủy Triều dao động 0,129 - 0,168 ngày-1 (hình 4 - trái). Trong khi đó, hằng số tốc độ phân rã hữu cơ trong các mẫu nước thải dao động trong khoảng 0,158 - 0,161 ngày-1 (hình 4 - phải). Tốc độ này chậm hơn rất nhiều lần so với vịnh Nha Trang - hằng số này dao động 0,03-0,04 ngày-1 [1], nhưng tương đương với tốc độ phân rã của nước tại cửa Bé (Nha Trang) - hằng số phân rã trung bình 0,121 - 0,172 ngày-1 [5]. Như vậy, để cho lượng chất thải hữu cơ trong thủy vực đã bị chuyển hóa hết 50%, thời gian cần thiết dao động 4,13 - 5,37 ngày đối với chất hữu cơ tự nhiên và 4,30 - 4,39 ngày đối với chất hữu cơ thải. Do đó, khi xuất hiện lượng chất hữu cơ lớn (Ví dụ như nước thải từ nhà máy đường Khánh Hòa), môi trường đầm Thủy Triều bị ảnh hưởng mạnh trong khoảng 4-5 ngày. Mặt khác, khi phân hủy chất hữu cơ, nguồn muối dinh dưỡng N và P phát sinh lại tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Đây là yếu tố để đánh giá mức độ phì dưỡng hóa thủy vực. Chính vì vậy, việc đánh giá mức độ đồng hóa muối dinh dưỡng trong thủy vực góp phần định lượng khả năng mở rộng sức tải môi trường hay tăng cường khả năng tự làm sạch sinh học của thủy vực. Tuy nhiên, khả năng đồng hóa của thực vật trong thủy vực có giới hạn. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất sơ cấp cực đại ở đầm Thủy Triều đạt 11,21 - 17,78 mgC (mgChla)-1h-1 (hình 5 và bảng 2). Với hàm lượng Chl-a cực đại đạt 8,3 - 8,8 mg/m3, với điều kiện ánh sáng tối ưu và tỷ lệ phân tử giữa C:N:P trong quang hợp là 106:16:1, thực vật nổi tại đây có thể đồng hóa tối đa khoảng 1,97 - 3,13 mgN/m3/h và 0,27 - 0,43 mgP/m3/h. Hình 5. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với năng suất sơ cấp PB Bảng 2. Cường độ quang hợp cực đại của thực vật nổi tại đầm Thủy Triều Thông số Đơn vị Trạm 2 5 α mgC (mgChla)-1h-1 (µE m-2s-1)-1 0,104 0,068 Pm B mgC (mgChla)-1h-1 17,776 11,213 Trong thực tế, với nguồn năng lượng dồi dào (dao động trong khoảng: 150 - 180 W/m2, tương đương 3096 - 3715 kcal/m2-ngày; bức xạ đạt cực đại cỡ 22000 - 35000 lux, có thể truyền đến độ sâu: 45 - 60 m [12]) năng suất sơ cấp phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng muối dinh dưỡng, đặc điểm sinh thái của quần xã thực vật nổi cũng như đặc trưng thủy động lực của vực nước. Năng suất sơ cấp trung bình ở vùng Thủy Triều - Cam Ranh trong khoảng 160,90 - 346, 40 mgC/m3/ngày và như vậy, khả năng đồng hóa trung bình ngày của thực vật nổi ở đây được đánh giá vào khoảng 28,33 - 61,00 mgN/m3/ngày và 1,77 - 3,81 mgP/m3/ngày; tương đương 1,18 - 2,54mgN/m3/h và 0,07 - 0,16 mgP/m3/h. Những giá trị này thấp hơn so với khả năng đồng hóa cực đại của thực vật nổi. Điều đó cho thấy chức năng của thực vật nổi trong quá trình sinh học tự làm sạch có thể mở rộng hợp lý khi có những nghiên cứu bổ sung để chứng minh tính khoa học của chúng. Kết hợp với tốc độ pha loãng của thủy vực (thông qua thời gian lưu của nước), tốc độ tự làm sạch sinh học (khả năng phân rã chất hữu cơ và khả năng đồng hóa hữu cơ) trong ngày có thể tăng thêm 4,06 - 4,07%/ngày vào mùa khô và 27,03 - 41,84%/ngày vào mùa mưa. Vào mùa mưa, cường độ ánh sáng mặt trời giảm thấp hơn mức trung bình năm, cho nên khả năng đồng hóa muối dinh dưỡng có thể giảm. Tuy nhiên, đầm Thủy Triều còn có hệ sinh thái ngập nước như thảm cỏ biển (548 ha), rong biển và rừng ngập mặn (14 ha). Đây là những thành phần tăng cường khả năng đồng hóa. Do đó, nếu quá Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG trình quản lý, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái nước ở đây được thực hiện một cách hợp lý thì khả năng tự làm sạch của đầm Thủy Triều có thể mở rộng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phục hồi nguồn lợi. IV. KẾT LUẬN Khả năng tự làm sạch sinh học và vật lý (thông qua quá trình pha loãng của thủy vực và phân rã chất hữu cơ cũng như đồng hóa muối dinh dưỡng) ở đầm Thủy Triều khá lớn. Hằng số tốc độ phân rã hữu cơ dao động 0,129 - 0,168 ngày-1, tương ứng với thời gian bán phân rã là 4,13 - 5,37 ngày đối với chất hữu cơ tự nhiên và 4,30 - 4,39 ngày đối với chất hữu cơ thải. Khả năng đồng hóa của thực vật nổi đối với muối dinh dưỡng trung bình đạt 1,18 - 2,54mgN/m3/h và 0,07 - 0,16 mgP/m3/h; giá trị cực đại đạt 1,97 - 3,13 mgN/m3/h và 0,27 - 0,43 mgP/m3/h. Khả năng trao đổi nước chênh lệch khá cao giữa mùa khô (thời gian lưu của nước là 24,55 - 24,61 ngày) và mùa mưa (thời gian lưu của nước là 2,39 - 3,70 ngày). Sự tích hợp của việc pha loãng giúp cho quá trình sinh học tự làm sạch tăng thêm 4,06 - 4,07%/ngày vào mùa khô và 27,03 - 41,84%/ngày vào mùa mưa. Thêm vào đó, vai trò của một số hệ sinh thái biển đặc thù như cỏ biển, rong biển và rừng ngập mặn cũng góp phần tăng cường khả năng sinh học tự làm sạch của thủy vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Tác An, Lê Lan Hương và Phan Minh Thụ, 1999. Sơ bộ đánh giá khả năng tự làm sạch ở vực nước ven bờ Nha Trang. Tuyển tập Nghiên cứu biển. 9: 123 - 136. 2. Nguyễn Đắc Kiên, Phan Minh Thụ và Đào Thị Hồng Vân, 2013. Khả năng quang hợp cực đại của thực vật nổi và các tham số của quá trình quang hợp ở Cửa Bé, Khánh Hòa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 230: 55-59. 3. Bùi Hồng Long, Trần Văn Chung, Nguyễn Hữu Huân và Tô Duy Thái, 2013. Khả năng tự làm sạch do triều của vịnh Cam Ranh - đầm Thủy Triều (Khánh Hòa). Tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường Khánh Hòa. 4. Phan Minh Thụ, Nguyễn Hữu Huân, Lê Trần Dũng, Lê Trọng Dũng, Võ Hải Thi, Lê Hoài Hương, Hoàng Trung Du v à Trần Thị Minh Huệ, 2012. Chỉ số đồng hóa của thực vật nổi ở Cửa Bé (Nha Trang) (Factors of Phytoplankton Assimilation in Bé Mouth (Nha Trang)). Tuyển tập nghiên cứu biển (Collection of Marine Research Works, Institute of Oceanography, Vietnam). XVIII, 79-88. 5. Phan Minh Thụ, Tôn Nữ Mỹ Nga và Nguyễn Thị Miền, 2014. Đánh giá mức độ phân rã hữu cơ sinh học ở Cửa Bé - Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản. 2(2014): 57-61. Tiếng Anh 6. APHA, 2005. Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 21st Edition, 21st Edition ed. American Public Health Association, Washington, D.C., 7. Gordon, J.D.C., Boudreau, P.R., Mann, K.H., Ong, J.E., Silvert, W.L., Smith, S.V., Wattayakorn, G., Wulff, F. and Yanagi, T., 1996. LOICZ Biogeochemical Modelling Guidelines. LOICZ, Texel, The Netherlands, 96. 8. Jeffrey SW, Welschmeyer NA. 1997. Spectrophotometric and fl uorometric equations in common use in oceanography. Pages 597-615 in Jeffrey SW, Mantoura RFC, Wright SW, eds. Phytoplankton pigments in oceanography : guidelines to modern methods. 9. Mackey, D.J., Parslow, J.S., Griffi ths, F.B., Higgins, H.W. and Tilbrook, B., 1997. Phytoplankton productivity and the carbon cycle in the western Equatorial Pacifi c under El Nin[small tilde]o and non-El Nin[small tilde]o conditions. Deep Sea Research Part II: Topical Studies in Oceanography. 44, 1951-1978. 10. Platt, T., Gallegos, C.L. and Harrison, W.G., 1980. Photoinhibition of photosynthesis in natural assemblages of marine phytoplankton. Journal of Marine Research. 1, 687-701. 11. Streeter H. W., Phelps E. B., 1925, A Study of the pollution and natural purifi cation of the Ohio river. III. Factors concerned in the phenomena of oxidation and reaeration, Public Health Bulletin no. 146, Reprinted by U.S. Department of Health, Education and Welfare, Public Health Service, 1958, 75p. 12. Tac-An, N., Minh-Thu, P., Cherbadji, I.I., Propp, M.V., Odintsov, V.S. and Propp, L.H., 2013. Primary production of c oral ecosystems in the Vietnamese coastal and adjacent marine waters. Deep Sea Research Part II: Topical Studies in Oceanography. 96, 56-64.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_1_2015_10_phan_minh_thu_572_2024357.pdf