4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Tảo Chlorella đạt mật độ cao nhất trong điều
kiện quang dị dưỡng (106,53±0,69×106 tế bào/mL)
và thấp nhất ở nghiệm thức quang dưỡng
(32,27±3,94×106 tế bào/mL).
Trong điều kiện quang dị dưỡng, tảo Chlorella
sp. đạt mật độ cao nhất ở nghiệm thức glucose
10g/L (99,66±1,77×106 tb/mL) và thấp nhất ở
nghiệm thức glucose 5g/L (59,16±2,56×106
tb/mL).
4.2 Đề xuất
Có thể nuôi tảo Chlorella sp. trong điều kiện
quang dị dưỡng với hàm lượng glucose 10g/L cho
mật độ tảo cao nhằm thu sinh khối lớn phục vụ cho
nhu cầu sử dụng.
Nghiên cứu sử dụng tảo Chlorella sp. nuôi
trong điều kiện quang dị dưỡng và dị dưỡng làm
thức ăn cho luân trùng và các đối tượng động vật
phiêu sinh khác
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng phát triển của tảo chlorella SP. trong điều kiện dị dưỡng - Trần Sương Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần B (2017): 127-132
127
DOI:10.22144/jvn.2017.045
KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA TẢO Chlorella SP.
TRONG ĐIỀU KIỆN DỊ DƯỠNG
Trần Sương Ngọc, Huỳnh Thị Ngọc Hiền và Phạm Thị Tuyết Ngân
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 28/09/2016
Ngày nhận bài sửa: 21/11/2016
Ngày duyệt đăng: 26/06/2017
Title:
Development of Chlorella sp.
in heterotrophic cultivation
Từ khóa:
Chlorella sp., glucose, quang
dị dưỡng
Keywords:
Chlorella sp., glucose,
heterotrophic
ABSTRACT
This study was performed to find out the best of trophic conditions and
glucose concentration for Chlorella sp. growth. Two experiments were
set-up in laboratory with temperature at 25 - 28oC. Chlorella were
cultured in 8L glass vessel with salinity of 25‰ and Walne medium.
Initial density of algae was 2 million cells/mL. In the first experiment,
Chlorella sp. were cultured in 3 different trophic conditions:
phototrophic, mixotrophic and heterotrophic. Glucose was supplied as
organic carbon source for mixotrophic and heterotrophic cultivation in
10g/L concentration. In the second experiment, Chlorella sp. were
cultured with different glucose concentrations of 5g/L, 10g/L and 15g/L
in mixotrophic condition. Results showed that mixotrophic treatment
obtained highest density (106,53±0,69×106 cells/mL) and significantly
different from others (p<0.05). In the second experiment, Chlorella sp.
grew best in glucose concentration of 10g/L, maximal density
(99,66±1,77×106 cells/mL) was significantly different from other
treatments (p<0,05). As the results, Chlorella sp. grew best in
mixotrophic with glucose of 10g/L.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra điều kiện dinh dưỡng và hàm
lượng glucose sử dụng thích hợp cho sự phát triển của tảo Chlorella sp.
Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm được tiến hành trong phòng với nhiệt độ
26-28°C, tảo được nuôi trong bình thủy tinh 8 lít với mật độ ban đầu
2×106 tế bào/mL ở độ mặn 25‰ và môi trường nuôi cấy là Walne. Thí
nghiệm 1 được tiến hành gồm 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại trong điều
kiện: quang dưỡng, quang dị dưỡng và dị dưỡng, trong đó nguồn carbon
hữu cơ cung cấp trong điều kiện quang dị dưỡng và dị dưỡng là glucose
với hàm lượng 10g/L. Ở thí nghiệm 2, tảo Chlorella sp. được nuôi trong
điều kiện quang dị dưỡng với hàm lượng glucose khác nhau: 5g/l, 10g/L
và 15g/L. Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy tảo Chlorella sp. phát triển tốt
nhất ở nghiệm thức quang dị dưỡng, mật độ cao nhất 106,53±0,69×106
tế bào/mL, khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại. Ở
thí nghiệm 2, tảo Chlorella sp. ở nghiệm thức glucose 10g/L đạt mật độ
99,66±1,77×106 tế bào/mL, cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức
còn lại.
Trích dẫn: Trần Sương Ngọc, Huỳnh Thị Ngọc Hiền và Phạm Thị Tuyết Ngân, 2017. Khả năng phát triển của
tảo Chlorella sp. trong điều kiện dị dưỡng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50b: 127-132.
1 GIỚI THIỆU
Chlorella là tảo có tốc độ phát triển nhanh và
được xem như nguồn dinh dưỡng có giá trị cao
trong tương lai với hàm lượng protein cao khoảng
50% và chứa hầu hết các acid amin thiết yếu như
lysine, ethionine, tryptophan, arginine, histidine,
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần B (2017): 127-132
128
lipid của tảo thay đổi từ 10-20% với đa số các acid
béo không no. Chlorella có chứa hầu hết các
vitamin: A, B1, B2, B6, B12, C, D, K, acid nicotinic,
acid pantotenic... đặc biệt rất giàu vitamin C. Trong
thủy sản, Chlorella thường được sử dụng như
nguồn thức ăn thích hợp cho luân trùng, moina, ấu
trùng cá ngoài ra Chlorella còn được sử dụng
trong hệ thống nước xanh ương ấu trùng các loài
tôm, cá với tác dụng ổn định môi trường, hạn
chế sự tạo thành các hợp chất độc hại và đặc biệt
Chlorella có khả năng sản sinh chlorellin là một
hợp chất từ các acid béo có khả năng hạn chế sự
phát triển của một số vi khuẩn gram dương và
gram âm (Pratt et al., 1948). Ngoài ra, trong
Chlorella còn chứa chất tăng trưởng CGF
(Chlorella growth factor), CGF là một chuỗi peptid
nucleotide được sản sinh ra và giúp cho Chlorella
tăng khả năng quang hợp, phát triển nhanh chóng,
có hiệu quả kích thích tăng trưởng, phục hồi sau
bệnh (Chen, 1996; Lee, 1997). Theo báo cáo của
Hasegawa et al. (1994) và Kim et al. (2008) thì
Chlorella còn có khả năng chống ung thư, chống
oxy hóa và có tác dụng làm sáng da và được sử
dụng như một thực phẩm chức năng, đây cũng là
nguồn nguyên liệu trong sản xuất dầu sinh học (Xu
et al., 2006; Xiong et al., 2008; Zheng 2013). Với
nhiều lợi ích cho thủy sản và cho đời sống con
người, Chlorella được gây nuôi trong nhiều hệ
thống khác nhau tuy nhiên sản xuất tảo thông qua
quá trình quang hợp ở cả hai hệ thống ngoài trời và
trong phòng thí nghiệm đều tốn nhiều chi phí cho
việc cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp,
năng suất thấp, mật độ cực đại thấp (1-2 g/L).
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tảo, phương
pháp nuôi cấy thông qua quá trình lên men, dị
dưỡng được thực hiện nhằm nghiên cứu khả năng
phát triển của tảo Chlorella sp. trong điều kiện
dinh dưỡng dị dưỡng để phục vụ cho nhu cầu sử
dụng. Theo Xu et al (2006) hàm lượng chất béo
trong tảo C. protothecoides nuôi dị dưỡng cao hơn
gấp bốn lần so với nuôi tảo tự dưỡng trong điều
kiện tương tự. Ở tảo Tetraselmis sp.; Nitzchia
laevis thì khả năng sản xuất EPA và DHA trong
điều kiện dị dưỡng cao hơn quang dưỡng (Wen and
Chen, 2003; Chen et al., 2007). Theo Perez-Garcia
et al. (2011), glucose thường được sử dụng như
một nguồn cung cấp carbon trong nuôi dị dưỡng
tảo do quá trình chuyển hóa của glucose tạo ra
nhiều năng lượng hơn so với các nguồn carbon
khác. Liều lượng glucose sử dụng thường phụ
thuộc vào loài tảo, thích hợp cho Chlorella
vulgaris là 10g/L, Scenedesdus acutus là 1 g/L
(Ogawa and Aiba, 1981), C. saccharophila là 2,5
g/L (Tan and Johns, 1991).
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thí nghiệm 1: Khả năng phát triển của
tảo Chlorella sp. bằng các hình thức dinh dưỡng
khác nhau
Thí nghiệm được tiến hành với ba nghiệm thức
nuôi tảo Chlorella ở điều kiện quang dưỡng, quang
dị dưỡng và dị dưỡng, trong đó mỗi nghiệm thức
được lặp lại 3 lần. Tảo Chlorella sp. được nuôi
trong bình thủy tinh 8 lít ở nhiệt độ 26-28°C, sục
khí liên tục, ở độ mặn 25‰ với mật độ tảo ban đầu
2,07×106 tb/mL môi trường nuôi cấy là Walne
được bổ sung một lần duy nhất vào ngày đầu của
thí nghiệm với liều lượng 16 mL/bình (Coutteau,
1996). Trong quá trình nuôi tảo, nước cất được bổ
sung khi lượng nước trong bình mất đi do bốc hơi.
Trong điều kiện quang dưỡng, ánh sáng được cung
cấp từ 3 ngọn đèn huỳnh quang 1,2 m như nguồn
năng lượng cho quá trình quang hợp (cường độ ánh
sáng trung bình 3.947±180 lux). Ở điều kiện dị
dưỡng, tảo sử dụng năng lượng từ nguồn carbon
hữu cơ với hàm lượng glucose 10 g/L (Coelho et
al., 2014) được che tối hoàn toàn và điều kiện
quang dị dưỡng là sự kết hợp giữa hai điều kiện có
ánh sáng và bổ sung glucose 10 g/L một lần duy
nhất trong suốt thời gian thí nghiệm. Glucose
anhydrous do công ty Xilong Scientific, Trung
Quốc sản xuất.
2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của hàm
lượng glucose khác nhau lên sự phát triển của
tảo Chlorella sp.
Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện
giống như thí nghiệm 1 gồm 3 nghiệm thức với 3
lần lặp lại được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các
hàm lượng glucose là 5, 10 và 15g/L.
2.3 Các chỉ tiêu theo dõi: Nhiệt độ, pH, đo 1
lần/ngày vào lúc 8 giờ, các chỉ tiêu NO2−, TAN thu
3 ngày/lần và được phân tích theo phương pháp
Indo-phenol blue, Salycilate, troṇg lươṇg 2540-D
(APHA, 1999).
Mật độ tảo được xác định hằng ngày bằng
buồng đếm Burker được tính theo công thức: Số tế
bào tảo/mL = ((n1 + n2)/160) × 106 ×d (Coutteau,
1996).
Trong đó, n1: Số tế bào tảo ở buồng đếm thứ
nhất; n2: Số tế bào tảo ở buồng đếm thứ hai; d: Hệ
số pha loãng.
Kích thước tảo được xác định lúc bắt đầu thí
nghiệm và khi tảo đạt pha tăng trưởng: đường kính
của 30 tế bào tảo được đo ngẫu nhiên bằng trắc vi
thị kính ở vật kính 40 với độ phóng đại 400.
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần B (2017): 127-132
129
0,0
5,0
10,0
15,0
20,0
25,0
0 10 20 30
N
O
3 (
m
g/
L)
NgàyQd Qdd Dd
2.3 Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm
Excel. So sánh thống kê được thực hiện qua phân
tích one-way ANOVA và so sánh các giá trị trung
bình với phép thử Duncan ở mức ý nghĩa p ≤ 0,05
bằng phần mềm Statistica 7.0.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thí nghiệm 1: Khả năng phát triển của
tảo Chlorella sp. bằng các hình thức dinh dưỡng
khác nhau
3.1.1 Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ: trung bình nhiệt độ giữa các nghiệm
thức dao động từ 26,4 - 28,7oC. Theo Liao et al.
(1983), nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tảo
Chlorella là 25 - 35oC. Như vậy, trong thí nghiệm
này, nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp cho sự
phát triển của tảo.
pH: Giá trị pH trung bình ở nghiệm thức quang
dưỡng là 8,7±0,27 cao hơn và khác biệt có ý nghĩa
(p<0,05) so với các nghiệm thức quang dị dưỡng
và dị dưỡng với pH trung bình lần lượt là 6,1±1,05
và 5,0±1,66 (Bảng 1). Điều này có thể do nghiệm
thức quang dị dưỡng và dị dưỡng được bổ sung
thêm glucose nên xảy ra quá trình đường phân và
quá trình pentose-phosphate, quá trình này sẽ giải
phóng ra nhiều CO2 và H+ làm giảm pH của nước.
Bảng 1: Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1
Chỉ tiêu NT Quang dưỡng NT Quang-Dị dưỡng NT Dị dưỡng
Nhiệt độ (oC)
pH
TAN (mg/L)
PO43- (mg/L)
NO3- (mg/L)
26,7 ± 0,97a
8,7 ± 0,27b
0,54 ± 0,37
0,26 ± 0,35
15,30 ± 3,12
28,7 ± 0,74b
6,1 ± 1,05a
0,45 ± 0,27
0,42 ± 0,43
5,67 ± 7,79
26,4 ± 1,13a
5,0 ± 1,66a
1,09 ± 0,86
0,37 ± 0,48
8,37 ± 7,43
TAN: Hàm lượng TAN ban đầu ở các nghiệm
thức quang dưỡng, quang dị dưỡng, dị dưỡng
tương đối thấp và không có sự khác biệt thống kê
(dao động trong khoảng 0,85-1,18 mg/L) do được
cung cấp từ môi trường dinh dưỡng Walne. TAN
có khuynh hướng giảm trong quá trình thí nghiệm
và tăng nhẹ vào cuối thời gian thí nghiệm với hàm
lượng trung bình là 0,54±0,37 mg/L, 0,45±0,27
mg/L và 1,09±0,86 mg/L ở các nghiệm thức tương
ứng.
PO43-: Hàm lượng PO43- ngày đầu ở các
nghiệm thức quang dưỡng, quang dị dưỡng và dị
dưỡng được cung cấp từ cùng môi trường dinh
dưỡng Walne nên không có sự khác biệt và đạt các
giá trị lần lượt là 1,11±0,03 mg/L, 1,09±0,01 mg/L
và 1,21±0,01 mg/L. Đến cuối thí nghiệm hàm
lượng PO43- đều giảm ở cả 3 nghiệm thức tương
ứng còn 0,08±0,01 mg/L, 0,19±0,03 mg/L và
0,08±0,00 mg/L.
NO3-: Hàm lượng NO3- ngày đầu ở các nghiệm
thức quang dưỡng, quang dị dưỡng và dị dưỡng
khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với giá trị lần
lượt là 20,11±0,12 mg/L, 19,4±1,00 mg/L và
20,63±0,40 mg/L. Hàm lượng NO3- ở nghiệm thức
quang dị dưỡng và dị dưỡng giảm nhanh trong suốt
thời gian nuôi do tảo hấp thu và phát triển nhanh ở
hai nghiệm thức này.
3.1.2 Mật độ tảo
Mật độ tảo ban đầu được bố trí khác biệt không
có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức với mật
độ trung bình là 2,07±0,05×106 tb/mL.
Hình 1: Hàm lượng NO3- ở thí nghiệm 1 Hình 2: Mật độ tảo ở thí nghiệm 1
Thí nghiệm cho kết quả mật độ tảo đạt cao nhất
ở nghiệm thức quang dị dưỡng vào ngày thứ 11
(106,53±0,69×106 tb/mL) và khác biệt có ý nghĩa
so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Mật độ
0,0
20,0
40,0
60,0
80,0
100,0
120,0
0 10 20 3
M
at
do
(1
06
tb
/m
L)
Ngày
Qd Qdd Dd
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần B (2017): 127-132
130
tảo đạt thấp nhất ở nghiệm thức quang dưỡng vào
ngày thứ 18 với 32,27±3,94×106 tb/mL. Kết quả
cho thấy trong điều kiện quang dị dưỡng tảo
Chlorella sp. đạt mật độ cao hơn gấp nhiều lần và
có tốc độ phát triển nhanh hơn so với điều kiện
quang dưỡng. Theo Ogawa và Aiba (1981), tảo
được nuôi trong điều kiện quang dị dưỡng thu được
sinh khối lớn và tốc độ phát triển nhanh. Tảo
Chlorella phát triển trong điều kiện dị dưỡng có
mật độ tảo cao hơn so với tảo phát triển trong điều
kiện quang dưỡng do trong quá trình đường phân
tạo ra nhiều ATP hơn. Điều này cũng phù hợp với
nhận định của Yang et al. (2000) dưới điều kiện dị
dưỡng có thể sản sinh ra ATP cao gấp 16 lần so với
điều kiện quang dưỡng. Mật độ tảo đạt cao nhất ở
nghiệm thức dị dưỡng vào ngày thứ 11
(79,20±1,00×106 tb/mL) thấp hơn so với nghiệm
thức quang dị dưỡng (106,53±0,69×106 tb/mL).
Theo Kaplan et al. (1986), chế độ phát triển của tảo
ở điều kiện quang dị dưỡng khác với dị dưỡng, vì
trong điều kiện quang dị dưỡng CO2 và nguồn
carbon hữu cơ đồng thời được đồng hóa, hoạt động
trao đổi chất, hô hấp và quang hợp cùng xảy ra
đồng thời nên mật độ tảo cao hơn ở điều kiện dị
dưỡng. Trong 6 ngày đầu thí nghiệm, mật độ tảo ở
nghiệm thức dị dưỡng tăng rất ít từ 2,05±0,08 ×106
tb/mL lên 4,58±0,11×106 tb/mL còn ở nghiệm thức
quang dị dưỡng mật độ tảo tăng nhanh hơn từ
2,12±0,06 × 106 tb/mL lên 32,63±1,45 ×106 tb/mL.
Điều này có thể do nguồn tảo giống ban đầu được
nuôi trong điều kiện có ánh sáng nên khi đưa tảo
vào nuôi trong điều kiện tối hoàn toàn tảo cần thời
gian thích nghi với môi trường mới. Hơn nữa, khi
sử dụng glucose cần phải trải qua quá trình đường
phân để tạo ra nguồn năng lượng cho tổng hợp chất
hữu cơ, vì vậy quần thể tảo phát triển chậm hơn
(Hình 2). Từ sau ngày thứ 7 của thí nghiệm mật độ
tảo ở nghiệm thức dị dưỡng tăng nhanh, đạt mật độ
cao nhất vào ngày thứ 11 với 79,20±1,00×106
tb/mL.
3.1.3 Kích thước tế bào tảo
Kích thước trung bình của nguồn tảo Chlorella
sp. giống ban đầu là 4,72±0,93 µm khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức quang dưỡng
(5,27±1,04 µm). Ở nghiệm thức quang dị dưỡng,
hình dạng tảo ở cuối thí nghiệm có 2 dạng là hình
elip và hình tròn với kích thước trung bình lần lượt
là 5,98±1,16 × 4,07±0,83 µm và 5,25±0,91 µm.
Vào cuối thí nghiệm, hình dạng tảo ở nghiệm thức
dị dưỡng biến đổi hoàn toàn sang dạng elip và có
kích thước trung bình 6,30±1,28 × 4,58±1,03 µm.
Màu sắc tế bào tảo ở cuối thí nghiệm cũng có sự
thay đổi, ở nghiệm thức quang và quang dị dưỡng
tế bào có màu xanh lục trong khi tế bào tảo ở
nghiệm thức dị dưỡng có màu nhạt hơn. Kết quả
này phù hợp với kết quả của Endo et al. (1974) khi
nuôi tảo Chlorella regularis ở điều kiện quang
dưỡng có hàm lượng Chlorophyll là 4 % trong khi
ở điều kiện dị dưỡng thấp hơn (2 %). Theo
Martinez et al. (1991), việc bổ sung glucose vào
môi trường nuôi cũng kích thích thay đổi sinh lý
bên trong tảo Chlorella, ảnh hưởng đến quá trình
đồng hóa carbon dẫn đến những thay đổi về kích
thước tế bào tảo và các vật chất dự trữ bên trong tế
bào (tinh bột, lipid, protein, chlorophyll,
vitamin). Vì vậy, việc bổ sung glucose có thể đã
ảnh hưởng đến hình dạng của tế bào tảo.
3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của hàm
lượng glucose khác nhau lên sự phát triển của
tảo Chlorella sp. trong điều kiện quang dị dưỡng
3.2.1 Các yếu môi trường
Nhiệt độ: Trung bình nhiệt độ ở thí nghiệm 2
dao động từ 27,0- 28,9oC nằm trong khoảng thích
hợp cho sự phát triển của tảo (Bảng 2). Nhiệt độ
trung bình ở cả 3 nghiệm thức đều khác biệt có ý
nghĩa (p<0,05). Ở nghiệm thức glucose 15g/L có
nhiệt độ trung bình cao nhất (28,9±0,37oC), nhiệt
độ thấp nhất ở nghiệm thức glucose 5g/L
(27,0±0,41oC). Điều này có thể do quá trình
chuyển hóa của glucose trong môi trường nuôi tạo
ra năng lượng. Theo Boyle and Morgan (2009),
năng lượng được tạo ra từ glucose là 2,8 kJ/mol, vì
vậy lượng glucose bổ sung càng nhiều càng tạo
nhiều năng lượng đã dẫn đến nhiệt độ tăng cao, tuy
nhiên nhiệt độ vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho
sự phát triển của tảo.
pH: Trung bình pH ở các nghiệm thức tỉ lệ
nghịch với hàm lượng glucose bổ sung. Ở nghiệm
thức glucose 5g/L có pH trung bình là 7,7±1,06,
cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức
glucose 15g/L (4,8±1,4). Nguyên nhân có thể do
hàm lượng glucose bổ sung càng nhiều thì quá
trình đường phân xảy ra càng nhiều và khả năng
tạo ra nhiều H+ làm cho pH giảm, tuy nhiên càng
về cuối thí nghiệm do sự phát triển của tảo ở các
nghiệm thức làm cho pH tăng. So sánh với kết quả
ở thí nghiệm 1 giữa nghiệm thức bổ sung 10g/L
trong điều kiện quang dị dưỡng cho thấy pH trung
bình ở hai thí nghiệm 1 và 2 tương đương nhau,
với giá trị tương ứng là 6,1±1,05 và 6,0±1,3. pH ở
nghiệm thức bổ sung 15 g/L đạt thấp do đó đã hạn
chế sự phát triển của tảo, theo Coutteau (1996) pH
thích hợp cho sự phát triển của tảo từ 7-9.
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần B (2017): 127-132
131
Bảng 2: Các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 2
Hàm lượng glucose bổ sung (g/L)
5 10 15
Nhiệt độ (°C) 27,0 ± 0,41a 27,9 ± 0,39b 28,9 ± 0,37c
pH 7,7 ± 1,06b 6,0 ± 1,37ab 4,8 ± 1,4a
PO43- (mg/L) 0,85±1,56 1,00 ±1,75 0,84±1,69
NO3- (mg/L) 4,55±3,58 5,73±8,31 7,36±8,22
Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p<0,05)
PO43-: Hàm lượng PO43- trung bình không có
sự khác biệt giữa các nghiệm thức đạt giá trị
0,85±1,56; 1,00 ±1,75 và 0,84±1,69 mg/L tương
ứng với hàm lượng glucose từ thấp đến cao. Hàm
lượng PO43- ở tất cả các nghiệm thức có xu hướng
giảm dần trong suốt quá trình thí nghiệm theo sự
hấp thu và phát triển của tảo.
NO3-: Trong quá trình thí nghiệm hàm lượng
NO3- ở các nghiệm thức đều giảm từ đầu cho đến
cuối thí nghiệm do sự hấp thụ của tảo cho quá trình
tăng trưởng, đặc biệt ở nghiệm thức bổ sung
glucose 10 g/L. Hàm lượng NO3- ban đầu ở các
nghiệm thức glucose 5g/L, 10g/L và 15g/L lần lượt
là 19,95±0,20 mg/L, 20,38±0,19 mg/L và
21,55±1,05 mg/L đến cuối thí nghiệm hàm lượng
giảm còn 1,10±0,00 mg/L, 1,03±0,03 mg/L và
1,08±0,06 mg/L.
3.2.2 Mật độ tảo
Hình 3: Mật độ tảo ở thí nghiệm 2
Mật độ tảo ở nghiệm thức glucose 10g/L đạt
cao nhất, đạt tối đa 99,66±1,77×106 tb/mL vào
ngày thứ 11, khác biệt có ý nghĩa so với các
nghiệm thức còn lại (Hình 3). Nghiệm thức glucose
15g/L có mật độ tảo cao thứ hai với
66,97±5,64×106 tb/mL. Nghiệm thức glucose 5g/L
có mật độ thấp nhất (59,16±2,56×106 tb/mL). Theo
Perez-Garcia et al. (2011) trong nuôi cấy tảo dị
dưỡng, hàm lượng glucose cao hay thấp quá đều
hạn chế sự phát triển của tảo. Hàm lượng glucose
thích hợp cho sự phát triển của tảo phụ thuộc vào
loài tảo, hệ thống nuôi và điều kiện môi trường
trong đó loài tảo được xem là yếu tố chính. Sự kết
hợp của các yếu tố này sẽ dẫn đến mức glucose
thích hợp khác nhau. Kết quả ở thí nghiệm này phù
hợp với thí nghiệm của Ogawa and Aiba (1981) có
hàm lượng glucose thích hợp cho sự phát triển
Chlorella vulgaris là 10g/L trong khi ở báo cáo của
Shi et al. (1999) ở tảo C. protothecoides là 85g/L.
Như vậy, trong điều kiện quang dị dưỡng, tảo
Chlorella sp. phát triển tốt nhất ở hàm lượng
glucose 10g/L. So sánh cùng nghiệm thức cho thấy
kết quả ở thí nghiệm 1 và 2 gần tương đương nhau,
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần B (2017): 127-132
132
đều đạt mật độ cao vào ngày thứ 11 của thí
nghiệm.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Tảo Chlorella đạt mật độ cao nhất trong điều
kiện quang dị dưỡng (106,53±0,69×106 tế bào/mL)
và thấp nhất ở nghiệm thức quang dưỡng
(32,27±3,94×106 tế bào/mL).
Trong điều kiện quang dị dưỡng, tảo Chlorella
sp. đạt mật độ cao nhất ở nghiệm thức glucose
10g/L (99,66±1,77×106 tb/mL) và thấp nhất ở
nghiệm thức glucose 5g/L (59,16±2,56×106
tb/mL).
4.2 Đề xuất
Có thể nuôi tảo Chlorella sp. trong điều kiện
quang dị dưỡng với hàm lượng glucose 10g/L cho
mật độ tảo cao nhằm thu sinh khối lớn phục vụ cho
nhu cầu sử dụng.
Nghiên cứu sử dụng tảo Chlorella sp. nuôi
trong điều kiện quang dị dưỡng và dị dưỡng làm
thức ăn cho luân trùng và các đối tượng động vật
phiêu sinh khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Boyle, N.R. and Morgan J.A., 2009. Flux balance
analysis of primary metabolism in
Clamydomonas reinhardtii. BMC Systems
Biology, 3:4.
Chen F, 1996. High cell density culture of
microalgae in heterotrophic growth. Trends in
biotechnology 14: 412-426.
Chen, G. Q., Jiang Y. and Chen, F., 2007. Fatty acid
and lipid class composition of the
eicosapentaenoic acid producing microalga,
Nitzschia laevis. Food chemistry 104: 1580-1585.
Coutteau, P., 1996. Micro-algae. In: Patrick Lavens
and Patrick Sorgeloos (Eds). Manual on the
production and use of live food for aquaculture.
Published by Food and Agriculture Organization
of the United Nations, Rome, 361pages.
Endo H., Nakajima K., Chino R. and Shirota M.,
1974. Growth characteristic and cellular
components of Chlorella regularis, heterotrophic
fast growing strain. Agricultural and Biological
Chemistry 38 (1): 9-18.
Kaplan, D., Richmond, A.E., Dubinsky, Z.,
Aaronson, S., 1986. Algal nutrition. In:
Richmond, A. (Ed.), Handbook for Microalgal
Mass Culture. CRC Press, Boca Raton, FL.,
USA: 147-198.
Lee, Y.K., 1997. Commercial production of
microalgae in the Asia-Pacific rim. Journal of
Applied Phycology 9: 403-411.
Liao, I.C., Su H.M. and Lin J.H., 1983. Larval foods
for penaeus prawns. In: CRC handbook of
mariculture.VI: Crustacean Aquaculture, Jame,
P. (Eds): 43-69.
Martinez, F., Ascaso C. and Orus M.I., 1991.
Morphometric and stereologic analysis of
Chlorella vulgaris under heterotrophic growth
conditions. Ann. Bot. 67. 67: 239-245.
Ogawa, T. and Aiba S., 1981. Bioenergenic analysis
of mixotrophic growth in Chlorella vulgaris and
Scenedesmus acutus. Biotechnology and
Bioengineering 23: 1121-1132.
Perez-Garcia O., Escalante F.M.E., de-Bashan L. E.
and Bashan Y., 2011. Heterotrophic cultures of
microalgae: Metabolism and potential products.
Water reasearch 45: 11-36.
Pratt, R., 1948. Studies on Chlorella vulgaris: XI.
Relation between surface tension and accumulation
of Chlorellin. Am. J. Bot. 35: 634-637.
Shi, X. M., Liu H.J., Zhang X.W. and Chen F., 1999.
Production of biomass and lutein by Chlorella
protothecoides at various glucose concentrations in
heterotrophic cultures. Process Biochem.34: 341-347.
Tan, C. K and Johns M. R., 1991. Fatty acid production
by heterotrophic eicosapentaenoic acid production.
Journal of Applied Phycology 8: 59-64.
Wen, Z.Y. and Chen, F., 2003. Heterotrophic
production of eicosapentaenoic acid by
microalgae. Biotechnology advances 21: 273-294.
Xiong, W., Li X., Xiang J. and Wu Q., 2008. High-
density fermentation of microalgae Chlorella
protothecoides in bioreactor for microbio-diesel
production. Applied Microbiology and
Biotechnology 78: 29-36.
Xu H., Miao X. X., Wu Q., 2006. High quality
biodiesel production from a microalga Chlorella
protothecoides by heterotrophic growth in
fermenters. Journal of Biotechnology 126: 499-507.
Yang, C., Hua, Q., Shimizu, K., 2000. Energetics
and carbon metabolism during growth of
microalgal cells under photoautotrophic,
mixotrophic and cyclic light-autotrophic/dark-
heterotrophic. Applied Microbiology and
Biotechnology 91:31-46.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_ts_tran_ngoc_suong_127_132_045_5593_2037050.pdf