Như vậy chủng FNA1 có khả năng phát
triển tốt và phân hủy DDT ở nồng độ rất
cao trong thời gian ngắn. Còn rất nhiều
chủng vi khuẩn và nấm khác đã được phát
hiện có khả năng phân hủy DDT rất tốt
với nồng độ rất thấp từ 0,1 – 2 ppm như
loài Rhodotorula gracilis, Torulopsis
utilis phân hủy lần lượt 97 %, 94 % DDT
với nồng độ ban đầu là 2ppm, còn loài
Blepharisma intermedium phân hủy 90 %
DDT với nồng độ ban đầu là 1ppm.
Bidlan và Manonmani đ ã ch ứng minh
chủng Serratia marcescens DT-1P làm
giảm 50% DDT sau 48 giờ với nồng độ
ban đầu là 5ppm. Kanoknit phân lập được
167 chủng từ tỉnh Songkhla, Thái Lan có
khả năng phát triển trên môi trường có
chứa 25ppm DDT. Chỉ có năm chủng sinh
trưởng và phát triển và tạo vòng phân hủy
ở nồng độ 100ppm DDT, sau 10 ngày
nuôi cấy năm chủng này có khả năng
phân loại bỏ từ 20,3 % đến 37,4 % DDT
với nồng độ ban đầu là 25 ppm. Chúng
mình trên cho thấy khả năng phân hủy
DDT của chủng FNA1 cao hơn hẳn nhiều
chủng đã được công bố [12].
7 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng phân hủy DDT của chủng nấm sợi FNA1 phân lập từ đất ô nhiễm hỗn hợp thuốc trừ sâu tại Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KHẢ NĂNG PHÂN HỦY DDT CỦA CHỦNG NẤM SỢI FNA1 PHÂN LẬP TỪ
ĐẤT Ô NHIỄM HỖN HỢP THUỐC TRỪ SÂU TẠI NGHỆ AN
Đào Thị Ngọc Ánh1, Đặng Thị Cẩm Hà1*
1 Viện Công nghệ Sinh học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TÓM TẮT
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về khả năng của vi sinh vật có thể phân hủy
thuốc diệt côn trùng DDT và các dẫn xuất là DDD và DDE .v.v, ở Việt Nam
những công trình về vấn để này vẫn rất khiêm tốn. Kết quả nhận được trong bài
báo này cho thấy, chủng FNA1 được phân lập từ đất ô nhiễm thuốc trừ sâu có khả
năng phát triển mạnh trên môi trường chứa DDT (200 ppm). Khuẩn lạc FNA1 có
dạng bông xốp, màu xanh lá mạ, viền ngoài màu trắ
. Nghiên cứu khả năng phân hủy DDT
của chủng FNA1 sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường czapek nghèo có chứa 200
ppm DDT bằng phương pháp sắc ký khối phổ, kết quả cho thấy chủng này đã
phân hủy 92,69 % DDE, 97,19 % DDD, 97,23 % DDT so với mẫu đối chứng.
Từ khóa: DDT, phân hủy sinh học, FNA1.
∗
Ở nước ta, theo thống kê của Bộ Tài
nguyên và Môi trường năm 2007 thì hi ện
nay nước ta còn 108 tấn hoá chất bảo vệ
1. MỞ ĐẦU
DDT [1,1,1-trichloro-2,2-bis-
(pchlorophenyl)ethan] là hợp chất hữu cơ
bền vững khó phân huỷ, rất độc hại đối
với con người và môi trường. Chúng được
sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới
trong nhiều thập niên trước với mục đích
trừ sâu và diệt muỗi truyền bệnh sốt rét.
Hiện nay đã bị cấm sử dụng nhưng DDT
vẫn còn tồn dư một lượng rất lớn trong tự
nhiên gây ô nhiễm môi trường đất, nước
và không khí, gây ra những hậu quả lâu
dài đến sức khoẻ con người và môi
trường. Do đó v iệc nghiên cứu để tìm ra
giải pháp tẩy độc các vùng nhiễm độc là
một nhiệm vụ hết sức cần thiết ở rất nhiều
quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung
Quốc, Mexico v.v. trong đó có cả ở Việt
Nam.
∗ Đặng Thị Cẩm Hà, Tel: 04. 38360892,
E-mail: dangcha80@gmail.com
thực vật nguy hại, chiếm 8 trong 12 hợp
chất hữu cơ khó phân huỷ (POPs) và
55.000m3 đất nhiễm hoặc lẫn các loại
hoá chất này, trong đó có 1,1,1-trichloro-
2,2-bis (p-chlorophenyl) ethane (DDT)
nằm rải rác ở 23 tỉnh, đặc biệt diện tích
đất bị ô nhiễm nặng được tìm thấy tại các
địa phương như Nghệ An (Kim Liên I và
II, Nam Đàn). Tại Nghệ An DDT vẫn
còn trong một nhà kho từ năm 1965 đến
năm 1985. Nồng độ của DDT thay đổi từ
3,38 đến 960,6 mg/kg trong các mẫu đất
và từ 0,00012 đến 0,00168 mg/l trong
các mẫu nước. Trong nhiều năm liên
tiếp, mùi thuốc DDT nồng nặc bay xa
đến 600 mét. Đã có 25 người chết vì ung
thư, và 22 trường hợp dị thai được ghi
nhận [7].
Xử lý các chất ô nhiễm bằng phương pháp
phân hủy sinh học hiện nay đang được
xem là một hướng đi mới mẻ và nhiều
triển vọng trong việc giải quyết các vấn
đề ô nhiễm trong đó có ô nhiễm DDT.
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc
Đào Thị Ngọc Ánh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 46 – 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
kích thích các tập đoàn vi sinh vật bản địa
có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm,
nên công nghệ này rất an toàn, thân thiện
với hệ sinh thái và môi trường. Phương
pháp phân hủy sinh học là phương pháp ít
phức tạp, không đòi hỏi các điều kiện môi
trường quá khắt khe, chi phí thấp dó đó
rất phù hợp với điều kiện nước ta. Cơ chế
của quá trình phân hủy sinh học DDT và
đồng phân của nó có thể là nhờ quá trình
loại clo hoặc cắt vòng. Các vi sinh vật có
khả năng chuyển hóa DDT và các đồng
phân của nó (o,p,-DDT, p,p,-DDT) thành
dạng bớt độc hơn, không độc hoặc khoáng
hóa hoàn toàn thành CO2 và nước.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều tác giả đã
phân lập được vi sinh vật có khả năng
phân hủy DDT chủ yếu là vi khuẩn và
nấm. Một số chủng nấm có khả năng phân
hủy DDT được biết đến như Nocardia .sp,
Phanerochaete chrysosporium,
Trichoderma viridae v.v.[11].
ết quả
nghiên cứu phân lập và khả năng phân
huỷ DDT của nấm sợi phân lập từ đất ô
nhiễm thuốc trừ sâu ở Nghệ An. Loài nấm
này có khả năng phân hủy DDT và các
đồng phân của nó ở mức độ cao so với
các chủng đã đư ợc nghiên cứu và công
bố.
2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Nguyên liệu
Ba chủng nấm sợi được phân lập từ đất ô
nhiễ ợp DDT, DDD, DDE,
Hexachlorocyclorohexane (HCH),
Heptachlor, Aldrin, Diendrin, Endrin ở
nồng độ cao của Nam Đàn, Nghệ An. Các
chủng nấm này đ ược đặt tên lần lượt là
FNA1, FNA2, FNA3. Đây là 3 chủng nấm
sợi trong bộ giống của phòng Công nghệ
Sinh học Môi trường – Viện Công nghệ
Sinh học, Viện KH&CN Việt Nam [9].
Hóa chất sử dụng để nghiên cứu là các
hóa chất tinh khiết, đảm bảo chất lượng
được nhập ngoại từ các công ty hóa chất
có uy tín như Sigma, Merk .v.v. Thiết bị
sử dụng có độ chính xác, tin cậy cao của
Viện Công nghệ Sinh học và Viện Công
nghệ Môi trường – Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.
2.2. Phương pháp
Nghiên cứu hình thái khuẩn lạc và hình
thái bào tử nấm sợi
Để nghiên cứu hình thái của nấm các
chủng nấm sạch được cấy trên môi trường
Czapek nghèo, thành phần môi trường
gồm có (g/lít): 2,4g KNO3, 0,42g MgSO4,
0,44g KH2PO4, 0,56g Na2HPO4, 1g NaCl,
0,4g NaNO3, 0,1g KCl, 0,001g FeSO4, 6g
Saccharose. Trong môi trường nuôi cấy
có bổ sung 100ppm hỗn hợp DDT, DDD
và DDE, nuôi cấy ở 30oC. Sau 5 ngày
nấm phát triển tốt, chúng được quan sát
và chụp ảnh khuẩn lạc trên đĩa thạch.
Hình thái bào tử của các chủng nấm được
quan sát và chụp ảnh dưới kính hiển vi
quang học (Nikon eclipse 50i, Nhật Bản)
với độ phóng đại 40 lần.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ
DDT đến khả năng sinh trưởng của
chủng nghiên cứu
Với mục đích tìm n ồng độ thích hợp nhất
cho sinh trưởng của chủng nấm được
chọn thì nghiên cứu khảo sát nồng độ
DDT cũng được tiến hành trên môi trường
Czapek nghèo có bổ sung hỗn hợp DDT,
DDD, DDE lần lượt là 50ppm, 100ppm,
200ppm, và 300ppm. Từ kết quả của
nghiên cứu sẽ lựa chọn nồng độ thích hợp
để tiến hành các khảo sát về khả năng
phân hủy DDT của chủng nấm sợi trên.
Nghiên cứu khả năng phân hủy DDT
của chủng nấm sợi
Khả năng phân hủy DDT của chủng
FNA1 được xác định sau 7 ngày nuôi lắc
180 vòng/phút ở 30oC trên môi trường
Czapek nghèo có bổ sung nồng độ DDT
thích hợp. Độ tồn lưu DDT, DDD, DDE
sau 7 ngày nuôi cấy được tách chiết và
phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng
cao áp (HPLC), sử dụng máy GC/ECD
2010 của hãng Shimadzu Nhật Bản.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đào Thị Ngọc Ánh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 46 – 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1. Các đặc điểm hình thái khuẩn lạc
và cuống sinh bào tử của FNA1, FNA2,
FNA3
Sau 5 ngày nuôi cấy trên môi trường
Czapek nghèo có bổ sung DDT hình thái
khuẩn lạc của 3 chủng nấm được quan
sát và miêu tả ở hình 1. Chủng FNA1 có
khuẩn lạc mọc lan rộng, đường kính 2
cm, khuẩn ty khí sinh màu xanh lá mạ
viền ngoài màu xanh trắng, bông xốp.
Khuẩn lạc chủ , đường kính
1,2 cm, bề mặt khuẩn ty khí sinh chắc, có
múi, màu xanh rêu đậm, viền ngoài
trắng, tâm có giọt tiết màu đen. Chủng
FNA3 có khuẩn lạc tròn, rộng 1,5 cm,
viền ngoài khẩn ty khí sinh có màu trắng
hơi khứa, trong màu nâu, sinh giọt tiết
màu nâu đậm. Khuẩn ty cơ chất của cả 3
chủng trên đều màu trắng. Cuống sinh
bào tử
(Hình 1).
Với các đặc điểm về hình thái khuẩn lạc
và bào tử n h ư trên có thể xếp 3 chủng
nấm sợi này vào chi Aspergillus. Do
chủng FNA1 phát triển nhanh nhất, tạo
sinh khối lớn nên đã được chọn để tiến
hành các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ảnh hưởng của nồng độ DDT đến
khả năng sinh trưởng của chủng FNA1
Để lựa chọn môi trường nuôi cấy với
nồng độ DDT thích hợp môi trường
Czapek nghèo vẫn tiếp tục được sử dụng
và các nồng độ DDT khác nhau được bổ
sung vào bình nuôi cấy. Sinh khối nấm
được sấy khô đến khối lượng không đổi
và cân bằng cân phân tích sau 7 ngày nuôi
cấy. Kết quả cho thấy ở nồng độ 200 ppm
chủng FNA1 phát triển tốt nhất (Hình 2,
Hình 3).
Tên
chủn
g
Hình thái
khuẩn lạc
Hình thái
cuống sinh
bào tử
FNA
1
FNA
2
FNA
3
Hình 1. Hình thái khuẩn lạc và cuống
sinh bào tử chủng FNA1, FNA2, FNA3
Hình 2. Khả năng phát triển của chủng
FNA1 trên môi trường czapek nghèo chứa
DDT
3.3. Khả năng phân hủy DDT của
chủng nấm sợi FNA1
Sau khi xác định được ở nồng độ DDT là
200 ppm chủng FNA1 phát triển tốt nhất,
nghiên cứu đánh giá khả năng phân hủy
Đào Thị Ngọc Ánh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 46 – 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DDT đã được tiến hành bằng phương
pháp sắc ký lỏng cao áp để phân tích độ
tồn lưu của DDT và các đồng phân của
nó. Sau 7 ngày nuôi cấy mẫu không có vi
sinh vật và có FNA1 đã đư ợc so sánh, kết
quả phân tích được thể hiện trên sắc ký đồ
ở hình 4 (A, B). Khả năng phân hủy DDE,
DDD và DDT của chủng FNA1 đạt rất
cao, các chất trên được loại bỏ lần lượt là
92,69 %, 97,19 % và 97,23 % (Bảng 1).
Hình 3. Tỷ lệ phân trăm khối lượng khô sinh
khối nấm
Hình 4. Phổ sắc ký đồ của mẫu nuôi cấy
không có vi sinh vật (A) và có vi sinh vật
(B).
Bảng 1. Khả năng phân hủy DDT, DDE,
DDD bởi chủng FNA1
Chất
ô
Lượng thu
hồi
Lượng bị
loại bỏ
nhiễ
m
Khôn
g có
VSV
(ppm)
FNA
1
(ppm
)
(ppm
) (%)
DDE 4,271 0,312 3,959 92,69
DDD
10,23
8
0,287 9,951
97,1
9
DDT 162,8 4,5 158,3 97.2
3
Đã có nhiều công bố về khả năng phân
hủy sinh học DDT của vi sinh vật. Các
nhóm vi sinh vật tiềm năng cho quá trình
phân hủy DDT phục vụ cho xây dựng qui
trình công nghệ khử độc đất nhiễm hỗn
hợp DDT, HCH và các chất ô nhiễm hữu
cơ chứa clo khác được quan tâm là nấm,
xạ khuẩn và vi khuẩn. Theo các nghiên
cứu thì có tới hơn 300 chủng vi sinh vật
có khả năng phân hủy DDT và các dẫn
suất, một số vi sinh vật chuyển hoá DDT
đã được công bố bao gồm Escheria coli,
Enterobacter aerogenes, Enterobacter
cloacae, Klebsiella pneumoniae,
Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas
putida, Bacillus sp. v.v. và một số nấm như
Saccharomyces cerevisiae, Phanerochaete
chrysosporium, Trichoderma [5]. Quá trình
chuyển hoá DDT của các vi sinh vật đã
được nghiên cứu phần lớn đều theo cơ chế
đồng trao đổi chất. Cũng có thể chủng
FNA1 được phân lập từ đất ô nhiễm DDT
và các thuốc trừ sâu khác cũng phân h ủy
DDT theo cơ chế đồng trao đổi chất. Các
nghiên cứu trước đã sử dụng môi trường
muối khoáng chứa DDT nhưng chủng
FNA1 không phát triển, chủng này chỉ
phát triển trên môi trường có bổ sung
saccharose. Tuy nhiên cần rất nhiều
nghiên cứu tiếp theo để làm sáng tỏ cơ
chế chuyển hóa DDE, DDD, DDT của
chủng nấm sợi này.
Nồng độ DDT
Tỷ lệ phần trăm
Đào Thị Ngọc Ánh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 46 – 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Khả năng phân hủy hỗn hợp DDT của
nấm FNA1 cao hơn hằn so với khả năng
phân hủy của vi khuẩn được phân lập từ
cùng mẫu nghiên cứu là BNA71 và
BNA73 [9]. Hai chủng này phân hủy lần
lượt là 12,53 % và 19,66 % DDT tổng sau
14 ngày nuôi cấy, trong khi chủng FNA1
phân hủy được 94,41 % sau 7 ngày. Điều
này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu
trong và ngoài nước cho thấy khả năng
phân hủy DDT của nấm tốt hơn hẳn vi
khuẩn và xạ khuẩn. Aislabie và cộng sự
đã sử dụng chủng Terrabacter sp. DDE-1
để nghiên cứu khả năng phân huỷ sinh
học của vi khuẩn. Nồng độ DDE đã giảm
từ 0,1 mg/ml xuố n 0,062 mg/ml (48
%) sau 10 ngày nuôi cấy Terrabacter sp.
-
đị
Aerobacter aerogenes Bacillus subtilis
5µg/ml [4].
Bumpus và Aust đã sử dụng nấm đả
P. chrysosporium nghiên cứu xử lý DDT
trong môi trường thiếu nitơ, sau 30 ngày
nuôi cấy, khoảng 50 % DDT đã được
chuyển hoá trong đ ó có 1 0 % đã được
khoáng hoá hoàn toàn và thấy xuất hiện
các sản phẩm của quá trình trao đổi chất
như dicofol, FW-152 và DBP [2].
Fernando (1989) kiểm tra khả năng phân
huỷ 14C-DDT trong hỗn hợp đất và lõi
ngô bởi nấm P. chrysosporiumi cho thấy
sau 60 ngày 10% 14C chuyển sang dạng
14C-CO2, 5% sang dạng hoà tan trong
nước và 18% ở dạng không thể tách chiết.
Con đường chuyển hóa DDT của vi khuẩn
E. Aerogenes được công bố bởi
Wedemeyer năm 1976 cũng t ạo ra sản
phẩm trung gian là DDD và DDE [8]. Từ
kết quả phân tích DDD và DDE cho thấy
hàm lượng DDD và DDE của mẫu có bổ
sung chủng FNA1 thấp hơn nhiều của
mẫu đối chứng. Số liệu này chứng tỏ
chủng FNA1 có khả năng phân hủy cả
DDT, DDD và DDE. So sánh khả năng
chuyển hóa DDT và các dẫn xuất với con
đường chuyển hóa bởi hai chủng P.
Chrysosporium, E. Aerogenes, chúng tôi
nhận thấy kiểu phân hủy sinh học DDT
của chủng FNA1 khá giống với các chủng
nêu trên.
Như vậy chủng FNA1 có khả năng phát
triển tốt và phân hủy DDT ở nồng độ rất
cao trong thời gian ngắn. Còn rất nhiều
chủng vi khuẩn và nấm khác đã được phát
hiện có khả năng phân hủy DDT rất tốt
với nồng độ rất thấp từ 0,1 – 2 ppm như
loài Rhodotorula gracilis, Torulopsis
utilis phân hủy lần lượt 97 %, 94 % DDT
với nồng độ ban đầu là 2ppm, còn loài
Blepharisma intermedium phân hủy 90 %
DDT với nồng độ ban đầu là 1ppm.
Bidlan và Manonmani đã ch ứng minh
chủng Serratia marcescens DT-1P làm
giảm 50% DDT sau 48 giờ với nồng độ
ban đầu là 5ppm. Kanoknit phân lập được
167 chủng từ tỉnh Songkhla, Thái Lan có
khả năng phát triển trên môi trường có
chứa 25ppm DDT. Chỉ có năm chủng sinh
trưởng và phát triển và tạo vòng phân hủy
ở nồng độ 100ppm DDT, sau 10 ngày
nuôi cấy năm chủng này có khả năng
phân loại bỏ từ 20,3 % đến 37,4 % DDT
với nồng độ ban đầu là 25 ppm. Chúng
mình trên cho thấy khả năng phân hủy
DDT của chủng FNA1 cao hơn hẳn nhiều
chủng đã được công bố [12].
Theo các khảo sát bước đầu mà chúng tôi
đã tiến hành cho thấy chủng FNA1 sinh
enzyme ngoại bào trên môi trường chọn
lọc đặc hiệu với chất cảm ứng là 100 ppm
DDT. Đây có thể là một trong các lý do
tại sao loài nấm sợi này phân hủy chuyển
hóa DDE, DDD, DDT rất tốt so với các
chủng vi sinh vật khác. Để tìm hiểu và
ứng dụng chủng FNA1 như là một ứng cử
viên cho phương pháp tăng cường sinh
học xử lý đất nhiễm nặng hỗn hợp thuốc
trừ sâu và côn trùng cần rất nhiều nghiên
cứu khác. Theo các kết quả thu được từ
rất nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới
thì enzyme ngoại bào do nấm sợi sinh
Đào Thị Ngọc Ánh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 46 – 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tổng hợp đang mở ra nhiều triển vọng rất
lớn để xử lý loại bỏ POPs (persistent
organic pollutants) trong đó có DDT và
các dẫn xuất của nó [3].
IV. KẾT LUẬN
Dựa trên các đặc điểm hình thái thì chủng
FNA1 phân lập từ đất ô nhiễm hỗn hợp
thuốc trừ sâu tại Nghệ An có thể được xếp
vào chi Aspergillus.
Sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường
Czapek nghèo có bổ sung 200 ppm DDT,
chủng nấm sợi FNA1 đã phân hủy được
92,69 % DDE, 97,19 % DDD, 97,23 %
DDT.
LỜI CẢM ƠN
Công trình được thực hiện nhờ nguồn kinh
phí của đề tài “Nghiên cứu xử lý tẩy độc
một số hợp chất hữu cơ chứa clo bằng các
phương pháp hóa học, sinh học hiện đại,
2007-2008” do viện Công nghệ Sinh học
Việt Nam cung cấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Aislabie J, Davison A D, Boul H L,
Franzmann P D, Jardine D R, and Karuso
P (1999) Isolation of Terrabacter sp. Strain
DDE-1, Which metabolizes 1,1-dichloro-
2,2-bis (4-chlorophenyl) ethylene when
induced with biphenyl. Appl and Environ
Microbiol 65: 5607-5611.
[2]. Bumpus and Aust (1987)
Biodegradation of DDT [1,1,1- trichloro -
2,2-bis (4-chlorophenyl) ethane] by the
white rot fungus Phanerochaete
chrysosporium. Appl Environ Microbiol.
1987 September; 53(9): 2001–2008.
[3]. Hestbjerg Helle, Willumsen Pia
Arentsen, Christensen Mette, Andersen
Ole and Jacobsen Carsten Suhr (2003)
Bioaugmentation of tar-contaminated
soils under field conditions using
Pleurotus ostreatus refuse from
commercial mushroom production.
Environmental Toxicology and
Chemistry 22 (4): 692-98.
[4]. Johnson B. Thomas and Jack O.
Kennedy (1973) Biomagnification of p,
p'-DDT and Methoxychlor by Bacteria.
Appl Environ Microbiol, 26(1): 66-71.
[5]. Jesus G.M. Silvia G.A., Ana I.A.,
Francisco R.V., (1999) Use of 16S-23S
ribosomal genes spacer region in studies
of prokaryotic diversity. Journal
Microbiol Methods, vol 36: pp. 55-64.
[6]. Kanoknit Sonkong, Poonsuk
Prasertsan, and Vorasan Sobhon (2008)
Screening and identification of p,p’-DDT
degrading soil isolates. Songklanakarin J.
Sci. Technol 30 (1): 103-110.
[7]. Mai Thanh Truyết, Nguyễn Minh
Quang. Phát triển và môi trường bền
vững ở Việt Nam.
[8]. Nadeau Lloyd J, Sayler Gary S and
Spain J C (1998) Oxidation of 1,1,1-
trichloro-2,2-bis(4-chlorophenyl)ethane
(DDT) by Alcaligenes eutrophus A5.
Archives of Microbiology 171 (1): 44-49.
[9]. Nguyễn Nguyên Quang, Đặng Thị
Cẩm Hà (đã nh ận in) Phân lập, phân loại
và khả năng phân hủy DDT, DDD, DDE
của một số chủng vi sinh vật. Tạp chí
công nghệ sinh học.
[10].Reddy C A and Mathew Z (2001)
Bioremediation potential of white rot
fungi. Fungi in bioremediation. G. M.
Gadd Cambridge, U.K.: Cambridge
University Press.
[11].Subba-Rao R V and Alexander M
(1985) Bacterial and fungal cometabolism
of 1,1,1 -trichloro-2,2-bis(pchlorophenyl)
ethane (DDT) and its breakdown
products. Appl Environ Microbiol 49:
509-516.
[12].Yi Huang, Xi Zhao and Shengji Luan
(2007) Uptake and biodegradation of
DDT by 4 ectomycorrhizal fungi. Sicence
of the total enviroment 385 (1-3): 235-
241.
Đào Thị Ngọc Ánh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 46 – 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
∗
∗ Đang Thi Cam Ha; Tel: 04. 38360892,
SUMMARY
DDT DEGRADING CAPABILITY OF FUNGAL STRAIN ISOLATED FROM
PESTICIDES CONTAMINATED SOIL IN NGHE AN
Dao Thi Ngoc Anh1, Dang Thi Cam Ha1*
1 Institute of biotechnology
Researches on degradation of DTT pesticide and its derivatives: DDD, DDE, etc by
microorganisms have been carried out widely in the world but publications about this
topic are relatively rare in Vietnam . Obtained results presented in this paper showed that
fungal strain FNA1 isolated from pesticide contaminated site in Nghe An could grow
vigorously in medium containing 200 ppm DDT. The colonies of FNA1 has grass-green
colour, spongy surface, white-green exterior border. Spore was sphere or ellipse, young
spore was even, mature spore was barbed. Study of DDT degradation by FNA1 using
HPLC demonstrated that after 7 days of cultivation in modified Czapek medium
supplemented with 200 ppm DDT, this strain could degrade 92.69% DDE, 97.17% DDD
and 97.23% DDT.
Key word: 1,1,1-trichloro-2,2-bis-(p-chlorophenyl)ethan (DDT), FNA1, biodegradation.
E-mail: dangcha80@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_1738_9639_khanangphanhuyddtcuachungnamsoifnalphanlaptudatonhiemhonhopthuoctrusautainghean_4727.pdf