IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết Luận
Đã xảy ra hiện tượng kháng kháng sinh
trên 12 chủng Vibrio anginolyticus phân lập từ
tôm hùm bị bệnh đỏ thân ở Phú Yên. Hai loại
kháng sinh được thể hiện tính kháng vớ i Vibrio
alginolyticus là: Flumequine, ciprofl oxacine.
Các kháng sinh: Doxycycline, tetracycline,
ofl oxacine, streptomycine, acid nalidixic và
gentamicine thể hiện tính nhạy và nhạy trung
bì nh đối với vi khuẩn Vibrio alginolyticus. Tuy
nhiên vẫn có chủng vi khuẩn đã có tính kháng
như: Doxycycline (có 25% chủng thể hiện tính
kháng), tetracycline (có 8,3% chủng thể hiện
tính kháng), ofl oxacine (có 41,7% chủng thể
hiện tính kháng).
2. Kiến nghị
Cần những nghiên cứu về nồng độ ức chế
tối thiểu (MIC) một số loại kháng sinh có tính
nhạy và nhạy trung bình với vi khuẩn Vibrio
alginolyticus để từ đó làm cơ sở xác định liều
dùng kháng sinh hợp lí, tránh lạm dụng kháng
sinh trong điều trị bệnh đỏ thân ở tôm hùm nuôi
lồng tại Phú Yên.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn vibrio alginolyticus gây bệnh đỏ thân trên tôm hùm bông (panulirus ornatus) ở tỉnh Phú Yên - Võ Văn Nha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN
VIBRIO ALGINOLYTICUS GÂY BỆNH ĐỎ THÂN
TRÊN TÔM HÙM BÔNG (Panulirus ornatus) Ở TỈNH PHÚ YÊN
ANTIBIOTIC RESISTANCE OF VIBRIO ALGINOLYTICUS ISOLATED FROM RED
BODY LOBSTERS (Panulirus ornatus) IN PHU YEN PROVINCE
Võ Văn Nha1 , Nguyễn Tường Vy2
Ngày nhận bài: 11/9/2015; Ngày phản biện thông qua: 08/3/2016; Ngày duyệt đăng: 15/3/2016
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành lập kháng sinh đồ với 8 loại kháng sinh trên 12 chủng Vibrio alginolyticus
phân lập ở tôm hùm bông bị bệnh đỏ thân (Panulirus ornatus) nuôi lồng tại tỉnh Phú Yên nhằm đánh giá sự
kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio alginolyticus. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy có 4 loại kháng sinh nhạy
với Vibrio alginolyticus gồm: tetracycline, streptomycine, nalidixic acid, gentamicine; nhạy ở mức trung bình
có ofl oxacine, doxycycline; và các loại kháng sinh đã bị kháng là fl umequine, ciprofl oxacine. Kết quả này
góp phần làm cơ sở đề xuất loại kháng sinh điều trị bệnh đỏ thân có hiệu quả trên tôm hùm bông nuôi lồng ở
Phú Yên.
Từ khóa: Bệnh đỏ thân, tôm hùm bông, Vibrio alginolyticus
ABSTRACT
The study was conducted as resistance to antibiotics, with 8 antibiotics out of 12 strains Vibrio
alginolyticus isolated in red body spiny lobster (Panulirus ornatus) cage cultured in Phu Yen province to
assess the antibiotic resistance of bacterium Vibrio alginolyticus. Results showed that 4 antibiotics were
sensitivity to Vibrio alginolyticus including: tetracycline, streptomycine, nalidixic acid, gentamicine;
intermediate sensitivity towards: ofl oxacine, doxycycline; and the antibiotic resistance towards: fl umequine,
ciprofl oxacine. These results were contribd to propose an effective procedure of antibiotic treatment of red
body lobsters in spiny lobsters in cage.
Key word: Red body disease, ornate rock lobster, Vibrio alginolyticus
1 TS. Võ Văn Nha: : Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III
2 Ths. Nguyễn Tường Vy: Viện Hải dương học - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tôm hùm là giáp xác có hàm lượng dinh
dưỡng cao, có giá trị về mặt kinh tế. Tuy
nhiên, tình hình dịch bệnh gia tăng là một yếu
tố gây tổn hại nhiều trong nuôi trong nuôi tôm
hùm. Các bệnh thường xảy ra ở tôm hùm
nuôi nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn với
những đợt dịch bệnh có qui mô lớn, đặc biệt
là các vi khuẩn Vibrio alginolyticus, V. harveyi,
V. parahaemolyticus và Listone anguillarum là
tác nhân gây nhiều bệnh ở tôm hùm. Ở trong
nước, theo Võ Văn Nha (2005) [2] tôm hùm
bông có dấu hiệu đỏ thân thường bắt gặp các
giống vi khuẩn khác nhau: Vibrio alginolyticus,
V. parahaemolyticus, V. damsela, V. fl uvialis,
V. metschinikovii, V. anguillarum, V. cholera.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Kết quả cảm nhiễm cho thấy Vibrio alginolyticus
là một trong các tác nhân gây bệnh đỏ thân
ở tôm hùm bông giai đoạn ương giống. Có
nhiều biện pháp hạn chế việc nhiễm khuẩn,
trong đó sử dụng kháng sinh như một biện
pháp để khống chế các vi khuẩn gây bệnh. Do
việc sử dụng chưa đúng qui định, chưa kiểm
soát chặt chẽ đã gây tác động đến môi trường
và hệ sinh thái. Nhiều nghiên cứu trong và
ngoài nước cũng chỉ ra rằng tác động của
việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy
sản là đã tạo ra những chủng vi khuẩn kháng
kháng sinh.
Ở nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu
thực hiện đánh giá khả năng kháng kháng sinh
chủng Vibrio alginolyticus. Năm 2004, Jacintha
Sugnaseelan đã kiểm tra sự kháng thuốc của 43
dòng V. alginolyticus phân lập từ sò huyết nuôi
với 15 loại kháng sinh cho thấ y, tất cả các chủng
đều thể hiện tính kháng với một hoặc nhiều
loại kháng sinh, 100% chủ ng V. alginolyticus
kháng với vancomycin; 97,7% khá ng vớ i
penicillin; 95,4% khá ng vớ i bacitracin [12]. Rim
Lajnef (2012) [7] khảo sát sự kháng kháng
sinh trên 69 chủng V. alginolyticus từ những
vùng nuôi ở Bắc Châu Phi, kết quả cho thấy có
59/69 chủ ng (85,0%) kháng với ít nhất 6 loại
kháng sinh cùng một lúc, trong đó có 94,2%
chủ ng kháng với tetracycline; 85,5% khá ng vớ i
erythromycin; 84,0% khá ng vớ i kanamycin;
76,8% khá ng vớ i gentamycin và 75,3% khá ng vớ i
cefotaxim. Tại Việt Nam, chưa có nhiều thông
báo về khả năng kháng kháng sinh của chủng
V. alginolyticus. Trên đối tượng tôm hùm, Võ
Văn Nha (2005) [2] đã có nghiên cứu sử dụng
một số loại kháng sinh có hiệu quả để điề u
trị bệnh do Vibrio alginolyticus gây ra nhưng
nghiên cứu vẫn chưa đi sâu vào hiện tượng
kháng kháng sinh trên vi khuẩn này.
Hiện tượng kháng kháng sinh đang là mối
lo ngại không chỉ đối với người nuôi gây những
khó khăn cho việc trị về sau mà nó còn ảnh
hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng (dư
lượng fl uoroquinolones và enrofl oxacin gây
mất thị lực, chloramphenicol làm suy tủy). Bài
báo này là cơ sở để đề xuất loại kháng sinh
điều trị bệnh đỏ thân trên tôm hùm có hiệu quả,
hạn chế việc lạm dụng kháng sinh, nhằm mục
đích hướng tới “phát triển bền vững” trong nuôi
tôm hùm ở Việt Nam.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Vi khuẩn Vibrio alginolyticus phân lập từ
tôm hùm bông bị bệnh đỏ thân từ tháng 12/2013
đến tháng 3/2014 tại 3 vùng nuôi tôm hùm lồng
thuộc xã Xuân Thịnh (đặ c trưng cho vù ng nuôi
thuộ c đầ m Cù Mông), xã Xuân Phương (đặ c
trưng cho vù ng nuôi thuộ c vị nh Xuân Đà i) và
xã An Chấn (vù ng nuôi thuộ c biể n Đông) tỉnh
Phú Yên. Số lượng mẫu thu được thể hiệ n ở
bả ng 1:
Bảng 1. Số lượng mẫu tôm hùm thu để phân lập Vibrio alginolyticus
Địa điểm (xã) Chiều dài (cm)(nhỏ nhấ t – lớ n nhấ t)
Khối lượng (gam)
(nhỏ nhấ t – lớ n nhấ t)
Số lượng mẫu thu
(con)
Xuân Phương 5-25 20-400 4
Xuân Thịnh 5-25 20-400 4
An Chấn 5-25 20-400 4
2. Phương pháp nghiên cứu xác định hiện tượng
kháng kháng sinh của Vibrio alginolyticus
trên tôm hùm bông bệnh đỏ thân
2.1. Phương pháp thu mẫu, nuôi cấ y, phân lậ p
và định danh vi khuẩn Vibrio alginolyticus
Mẫu tôm hùm: Thu chọn lọc những con còn
sống, có dấu hiệu đặc thù của bệnh đỏ thân như:
tôm yếu lờ đờ, bỏ ăn, nhìn phần bụng tôm thấy
có màu đỏ hồng hoặc đỏ tím, khớp đôi chân
bò rời ra, râu dễ gãy. Tất cả các mẫu tôm sau
khi thu được đưa nhanh về phòng thí nghiệm
bằng thùng xốp được sục khí.
Thu mẫu bệnh phẩm: Dùng panh, kéo đã
sát trùng bằng cồn 70o để lấy gan tụ y tôm bệ nh.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 43
Đưa mẫu vào các ống nghiệm có chứa 2-3
ml nước muối sinh lý đã vô trùng.
Rử a mẫ u bằ ng nướ c muố i sinh lý 2-3 lầ n,
sau đó nghiề n ná t mẫ u gan tụ y tôm bệ nh trong
nướ c muố i sinh lý .
Mẫu sau khi xử lý tiến hành nuôi cấy
trên môi trường TCBS (thiosulfat citrate bile
saccharose). Thời gian nuôi cấy 24 giờ ở 300C.
Chọn những khuẩn lạc và ng có hình dạng
khác nhau để làm thuần vi khuẩn.
Xác định tên vi khuẩn gây bệnh: Các đặc
điểm về hình thái, sinh hóa đã được kiểm tra
bằng việc sử dụng bộ kít API 20E và soi trên
kính hiển vi ở độ phóng đại từ thấp đế n cao
(40x đến 1000x). Vi khuẩn được định danh
theo khóa phân lập Bergey [5] dựa trên phương
pháp nghiên cứu của Frerich (1984) [6].
2.2. Phương pháp lập kháng sinh đồ
Dựa trên phương pháp Kirbry-Bauer, sử
dụng môi trường TSA (Tryptic Soy Agar), chọn
8 loại kháng sinh đã được chọn làm thí nghiệm
bao gồm doxycycline, tetracycline, fl umequine,
ofl oxacine, streptomycine, ciprofl oxacine, acid
nalidixic và gentamicine. Cụ thể được mô tả
như sau:
Bước 1: Dùng que cấy tiệt trùng lấy khuẩn
lạc trên đĩa thạch có V. alginolyticus đã được
làm thuần, cho vào ống nghiệm chứa 10ml
nước muối sinh lý (0,85% NaCl) đã tiệt trùng.
Bước 2: Điều chỉnh mật độ vi khuẩn được
xác định dựa vào phương pháp so màu trên
máy quang phổ U-5100 (Hitachi-Nhật): dung
dịch trộn đều trên máy voltex sau đó đem đo
trên máy so màu quang phổ ở bước sóng
610nm, điều chỉnh độ đục ở mức OD= 0,1±
0,02, khi đó mật độ vi khuẩn trong ống nghiệm
tương ứng khoảng 1 x 108 cfu/ml.
Bước 3: Lấy 0,2 ml vi khuẩn từ ống
nghiệm đã điều chỉnh mật độ trải đều trên đĩa
thạch, sau đó gắn các đĩa kháng sinh (Hãng
Biorad-Mỹ) vào đĩa thạch (đĩa kháng sinh là
những mảnh giấy tròn có tẩm kháng sinh) và ủ
trong tủ ấm ở nhiệt độ 300C.
Bước 4: Sau 24 giờ, đo đường kính vô
trùng (mm) bằng thước kẹp có độ chính xác
đến 1mm. Dựa vào chuẩn đường kính vòng vô
trùng của tài liệu CLSI- The Clinical and Labo-
ratory Standards Institure (2006) để xác định
loại kháng sinh nhạy, trung gian và kháng [13].
Tất cả các thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Bảng 2. Tỷ lệ phần trăm nhạy, nhạy trung bình và kháng của các chủng V. alginolyticus
phân lập ở những vùng khác nhau với 8 loại kháng sinh
Tên kháng sinh Số chủng Kháng (%) Trung gian (%) Nhạy (%)
Doxycycline 12 25,0 58,3 16,7
Tetracycline 12 8,3 33,4 58,3
Flumequine 12 75,0 25,0 0,0
Ofl oxacine 12 41,7 58,3 0,0
Ciprofl oxacine 12 50,0 25,0 25,0
Nalidixic Acid 12 0,0 33,3 66,7
Streptomycine 12 0,0 8,3 91,7
Gentamicine 12 0,0 0,0 100,0
Kết quả kháng sinh đồ từ bảng 2 cho thấy,
với 8 loại kháng sinh đưa vào thí nghiệm trên 12
chủng V. alginolyticus phân lập từ tôm hùm bị
bệnh đỏ thân thu ở Phú Yên thì có 4 loại kháng
sinh nhạy vớ i vi khuẩ n V. alginolyticus; 2 loại
kháng sinh nhạy ở mức trung bình và 2 loại
kháng sinh đã thể hiện tính kháng (bảng 2).
Trong 4 loại kháng sinh nhạy với
V. alginolyticus thì gentamicine là kháng sinh có
độ nhạy với 12 chủng vi khuẩn (100%), tiếp theo
là streptomycine, nalidixic acid và tetracycline.
Vì vậy, có thể đề xuất cá c loạ i khá ng sinh này
cho việc điề u trị bệ nh đỏ thân ở tôm hù m. Tuy
nhiên, riêng tetracycline mặc dù kết quả cho thấy
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
44 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
vẫn còn nhạy với V. alginolyticus, nhưng vẫn có
8,3% vi khuẩn đã kháng. Jacintha Sugnaseelan
(2004) [12] cũng chỉ ra rằng, đã xảy ra hiện
tượng kháng tetracycline trên vi khuẩ n
V. alginolyticus phân lậ p từ sò huyế t. Do vậy,
việc sử dụng tetracycline phải hết sức cân
nhắc bởi tính kháng kháng sinh vẫn có thể xảy
ra nếu sử dụng trong thời gian dài và liên tục.
Kháng sinh nhạy ở mức trung bình đố i
vớ i V. alginolyticus trong nghiên cứ u này là
ofl oxacine và doxycycline. Đã có một vài báo
cáo cho thấy hiện tượng kháng thuốc đối với
doxycycline và ofl oxacine, cụ thể Rim Lajnef
(2012) [7] cho rằng, có 69,6% trong số 69
chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus phân lập từ
các cơ sở nuôi cá ở Bắc Châu Phi thể hiện tính
kháng với doxycycline. Sanjoy Banerjee (2011)
[4] phân lập được 48,3% các loà i vi khuẩn
thuộc nhóm Vibrio trong đó có V. alginolyticus
từ các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng đã cho
kết quả kháng với norfl oxacine cùng nhóm với
ofl oxacine.
Cũ ng từ kết quả bả ng 2 cho thấy, hầu hết
vi khuẩn kháng với kháng sinh fl umequine
(75,0%) và ciprofl oxacine (50,0%) thuộc nhóm
quinolone, điề u nà y trù ng hợ p vớ i nhữ ng
công bố trướ c đây rằ ng hiệ n nay vi khuẩ n
V. alginolyticus có tỉ lệ kháng cao với các kháng
sinh thuộc nhóm quinlone và được Sanjoy
Banerjee (2011) [4] xác nhận đây là nhóm
kháng sinh bị kháng phổ biến nhất mặc dù
trước đây nhóm kháng sinh này có hiệu quả
nhất trong kiểm soát V. alginolyticus [12]. Theo
báo cáo của cục kiểm định thuốc châu Âu,
quionolone là nhóm kháng sinh rất quan trọng
chuyên dùng để điề u trị các bệnh nhiễm trùng
nguy hiểm cho người và động vật. Do vậy,
nhóm quionolone là thành phần chính trong
các sản phẩm thương mạ i như Beta-Entro 20,
Enro-β 40, dùng trong nuôi tôm hùm lồng ở
Việ t Nam, mà đây là nhóm kháng sinh cấm sử
dụng trong nuôi trồng thủy sản của Việt Nam.
Hệ lụy củ a việ c ngườ i dân dùng kháng sinh
cấm là rất lớn, đó là sự tồn lưu của kháng sinh
trong thực phẩm gây nguy hiểm cho người sử
dụng, tăng tác dụng phụ, tăng độc tính, gây
chủng vi khuẩn lờn thuốc làm cho việc chữa trị
về sau gặp khó khăn. Do vậy, các cơ quan có
thẩ m quyền cần có biện pháp tuyên truyề n và
quả n lý chặ t chẽ hơn.
So sá nh vớ i kết quả nghiên cứu của
Võ Văn Nha (2005) [2] cũng trên vi khuẩ n
V. alginolyticus phân lậ p từ tôm hù m bông bị
bệ nh đỏ thân ở Phú Yên cho thấy, đường kính
vòng vô khuẩn ở các chủng phân lập trong
nghiên cứ u nà y đã giảm xuống rõ rệt, giảm
mạnh đối với những loại kháng sinh được
người dân sử dụng phổ biển (bảng 3).
Bảng 3. Khả năng kháng kháng sinh của Vibrio alginolyticus phân lập
từ tôm hùm bị bệnh đỏ thân
Nhóm kháng sinh Tên kháng sinh
Nồng độ
kháng
sinh
(µg/dĩa)
Đường kính độ nhạy
chuẩn (mm) (*) Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
Kháng Trung gian Nhạy V. al XP V. al XT V. al AC
V. al
(2005)
Tetracycline
Doxycycline 30 UI <17 17-18 ≥19 19-20 17-18 15-16 19-20
Tetracycline 30 ≤11 12-14 ≥15 14-15 14-15 10-12 —
Quinolone
Flumequine 30 <21 21-24 ≥25 18-21 18-20 19-20 24-26
Ofl oxacine 5 <16 16-21 ≥22 18-19 14-15 19-20 14-15
Ciprofl oxacine 5 <19 19-21 ≥22 22-23 17-18 19-20 19-21
Nalidixic Acid 30 <15 15-19 ≥20 18-20 20-21 18-19 20-22
Aminoglycosides
Streptomycine 10 ≤11 12-14 ≥15 19-20 17-19 21-23 —
Gentamicine 120 ≤14 4-15 ≥16 9-20 9-20 21-23 9-21
Ghi chú: V. al XP: Chủng Vibrio alginolyticus thu ở Xuân Phương
V. al XT: Chủng Vibrio alginolyticus thu ở Xuân Thịnh
V. al AC: Chủng Vibrio alginolyticus thu ở An Chấn
V. al (2005): Chủng Vibrio alginolyticus theo kết quả Võ Văn Nha (2005) [2]
(*): Theo the Clinical and Laboratory Standards Institure [13]
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 45
Hầ u hế t cá c vi khuẩ n phân lậ p từ nghiên
cứ u nà y đã khá ng vớ i khá ng sinh fl umequine
với đường kính vô khuẩn là 20-21mm, trong
khi năm 2005 đây là loại kháng sinh có độ nhạy
cao và có đường kính kháng khuẩn cao nhất
24-26 mm. Tương tự vậy, các loại kháng sinh
doxycycline, ciprofl oxacine vòng kháng khuẩn
cũng giảm nhưng không nhiều, trong khi đó ,
đố i vớ i kháng sinh ofl oxacine đường kính vò ng
vô khuẩ n lại tăng lên. Kết quả nghiên cứu khả
năng kháng kháng sinh của chủng vi khuẩn
này năm 2005 cho thấy, đường kính vò ng vô
khuẩ n đố i vớ i khá ng sinh ofl oxacine là 14-15
mm, nhưng đến năm 2014 đường kính vò ng
vô khuẩ n là 18-19 mm. Gentamicine và acid
nalidixic vẫn còn có độ nhạy cao vớ i vi khuẩ n
V. alginolyticus và đường kính vòng vô khuẩn
trong nghiên cứ u nà y không có sự chênh lệch
nhiều so vớ i kế t quả năm 2005.
Nghiên cứ u của Alderman & Hasting (1998)
[3], Le, X.V (2005) [8], Reimschuessel và Miller
(2006) [11] chỉ ra rằ ng, sự kháng thuốc có liên
quan đến việ c sử dụng thuốc kháng sinh trước
đâytùy tiện và phổ biến để phòng trị bệnh trong
nuôi trồng thủy sản. Do vậy, chỉ nên sử dụng
kháng sinh khi thật cần thiết. Nếu buộc phải
dùng kháng sinh thì phải sử dụ ng nồng độ và
thờ i gian đú ng vớ i hướ ng dẫ n sử dụ ng củ a
nhà sả n xuấ t hoặ c cơ quan quả n lý ngà nh.
Trướ c khi tì m khá ng sinh điề u trị có hiệ u quả ,
ngườ i dân nên sử dụ ng mộ t số loạ i dượ c thả o
có nguồn gốc từ thiên nhiên có tá c dụ ng ứ c
chế sự phá t triể n củ a V. alginolyticus đã đượ c
công bố như nghiên cứu của Lee và Najiah
(2009) [9], Lee (2009) [10] đã tìm thấy Citrus
microcarpa (tinh dầu đinh hương) có hiệu quả
trong việc ức chế sự phát triển của V. alginolyticus.
Trần Thị Hương (2009) [1] cho rằng dịch
allixin chiết xuất từ tỏi và fl avonoid chiết xuất
từ cây chó đẻ răng cưa có khả năng kháng cao
đối với vi khuẩn V. alginolyticus gây bệnh đỏ
thân cho tôm hùm với nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) là 12,5 ppm. Những biện pháp trị bệ nh
này nế u đượ c vậ n dụ ng phù hợ p thì không chỉ
giúp cho việc loại trừ các vi sinh vật gây bệnh
hiệ u quả mà còn giảm nguy cơ hình thành các
vi sinh vật kháng thuốc trong các hệ thống nuôi
trồng thủy sản.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết Luận
Đã xảy ra hiện tượng kháng kháng sinh
trên 12 chủng Vibrio anginolyticus phân lập từ
tôm hùm bị bệnh đỏ thân ở Phú Yên. Hai loại
kháng sinh được thể hiện tính kháng vớ i Vibrio
alginolyticus là: Flumequine, ciprofl oxacine.
Các kháng sinh: Doxycycline, tetracycline,
ofl oxacine, streptomycine, acid nalidixic và
gentamicine thể hiện tính nhạy và nhạy trung
bì nh đối với vi khuẩn Vibrio alginolyticus. Tuy
nhiên vẫn có chủng vi khuẩn đã có tính kháng
như: Doxycycline (có 25% chủng thể hiện tính
kháng), tetracycline (có 8,3% chủng thể hiện
tính kháng), ofl oxacine (có 41,7% chủng thể
hiện tính kháng).
2. Kiến nghị
Cần những nghiên cứu về nồng độ ức chế
tối thiểu (MIC) một số loại kháng sinh có tính
nhạy và nhạy trung bình với vi khuẩn Vibrio
alginolyticus để từ đó làm cơ sở xác định liều
dùng kháng sinh hợp lí, tránh lạm dụng kháng
sinh trong điều trị bệnh đỏ thân ở tôm hùm nuôi
lồng tại Phú Yên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Thị Hương, 2009. Khả năng kháng khuẩn Allixin chiết xuất từ tỏi và Flavonoid chiết xuất từ cây chó đẻ
răng cưa đối với vi khuẩn Vibrio alginolyticus gây bệnh đỏ thân trên tôm hùm. Tuyển tập các công trình khoa
học công nghệ (2005-2009) Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, 63-69.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
46 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2. Võ Văn Nha, 2005. Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra ở tôm Hùm Bông
(Panulirus ornatus) nuôi lồng tại vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa và các biện pháp phòng trị. Báo cáo tổng kết
khoa học và kỹ thuật đề tài cấp Bộ, 2005. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III.
Tiếng Anh
3. Alderman, D.J. and Hastings, T.S., 1998. Antibiotic use in aquaculture: development of antibiotic
resistance-potential for consumer health risks. Int. J. Food Sci. Technol. 33, 139-155.
4. Banerjee, S., Ooi, M.C., Shariff, M., and Khatoon, H., 2011. Antibiotic Resistant Salmonella and Vibrio
Associated with Farmed Litopenaeus vannamei. The Scientific World Journal, 2012.
5. Bergey, J., 2001. Taxonomic Outline of the procarytic gener. Bergey`s Manual of Systematic Bacterioloycy.
6. Frerichs, G.N., 1993. Isolation and Identifi cation of fi sh bacterial pathogens. Institute of Aquacuture University
of Stirling Scotland.
7. Lajnef, R., Snoussi, M., Romalde, J.L., Nozha, C., and Hassen, A., 2012. Comparative study on the antibiotic
susceptibility and plasmid profiles of Vibrio alginolyticus strains isolated from four Tunisian marine biotopes.
World J microbiol biotechnol.
8. Le, X.V., Munekage, Y., and Kato, S., 2005. Antibiotic resistance in bacteria from shrimp farming in mangrove
areas. Science of the total environment, 349, 95-105.
9. Lee, S.W. and Najiah, M., 2009. Antimicrobial property of 2-hydroxypropane-1,2,3-tricarboxylic acid isolated
from Citrus microcarpa extract. Agricul. Sci. China 8, 880-886.
10. Lee, S.W., Najiah, M., Wendy, W., and Nadiah, M., 2009. Chemical composition and antimicrobial activity
of the essential oil of Syzgium aromaticum flower bud (clove) against fish systemic bacteria isolated from
aquaculture sites. Front. Agricul. China 3, 332-336.
11. Reimschuessel, R. and Miller, R.A., Antimicrobial drug use in aquaculture, in Antimicrobial Therapy in
Veterinary Medicine, Giguère, S., Prescott, J.F., Baggot, D., Walker, R.D., and Dowling, P.M., Editors. 2006,
Blackwell Publishing Ltd, Oxford. p. 241-248.
12. Sugnaseelan, J., Ismail, S., Maurice, L., Bulan, G.T., Edwin, B., Kqueen, C.Y., and Radu, S., 2004. Isolation,
antibiotic resistance and plasmid profi ling of Vibrio alginolyticus from Cockles (Anadara granosa). Journal of
food technology, 2, 50-55.
13. Wayne, N.J., 2006. Methods for broth dilution susceptibility testing of bacteria isolate from aquatic animals;
informational supplement.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vo_van_nha_2837_2024491.pdf