Kết quả thử nghiệm 10 tổ hợp lúa lai vụ mùa 2006 tại Thái Nguyên cho thấy:
- Tổ hợp HYT 104 có thời gian sinh trưởng 121 ngày; khả năng chống chịu sâu bệnh và năng
suất thực thu cao nhất đạt 62,87 tạ/ha, cao hơn đối chứng mức tin cậy 95%; chất lượng gạo khá,
tương đương đối chứng.
- Tổ hợp HYT 105 có thời gian sinh trưởng ngắn (113 ngày); chống chịu sâu bệnh tương đối tốt;
năng suất thực thu đạt 57,73 tạ/ha, cao hơn đối chứng mức tin cậy 95%, chất lượng gạo khá.
- Các tổ hợp là HYT103, IR69625A/R1025 và 534S/RTQ5 có thời gian sinh trưởng ngắn (104 -
113 ngày), chống chịu sâu bệnh khá, năng suất thực thu (54 - 55,73 tạ/ha), tương đưong với VL
20, cao hơn KD18 và chất lượng gạo khá hơn đối chứng.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả thử nghiệm một số tổ hợp lúa lai của Việt Nam trong vụ mùa 2006 tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007
109
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ TỔ HỢP LÚA LAI CỦA VIỆT NAM
TRONG VỤ MÙA 2006 TẠI THÁI NGUYÊN
Trần Đình Hà - Đặng Văn Minh (Trường ĐH Nông lâm - ĐH Thái Nguyên)
Nguyễn Trí Hoàn (Viện Cây Lương thực & Cây Thực ph)m)
1. Đặt vấn đề
Lúa lai có vai trò đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho nông dân sản xuất. Sau
Trung Quốc, Việt Nam đứng thứ 2 trong phát triển lúa lai trên thế giới [3], với diện tích đến năm
2005 đạt khoảng 600.000ha, năng suất bình quân 63 tạ/ha (tăng 15 tạ/ha so với lúa thuần) [4].
Tuy nhiên, sản xuất lúa lai Việt Nam còn một số bất cập là hạt giống tự sản xuất chỉ đáp ứng
20%, còn lại 80% nhập nội từ Trung Quốc [4].
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích lúa lai thấp (khoảng 10%). Nguyên nhân chính do
nguồn giống cung cấp còn hạn chế. Để từng bước khắc phục khó khăn trên, đề tài nghiên cứu đã
tiến hành thử nghiệm một số tổ hợp lúa lai có triển vọng về năng suất và chất lượng như HYT
102, HYT 103, HYT 104, HYT 105... do Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa, viện Cây
Lương thực và Cây Thực phNm tạo ra.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thí nghiệm tiến hành với 10 tổ hợp lúa lai do Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa -
Viện Cây Lương thực và Cây Thực phNm chọn tạo, giống lúa lai Việt Lai 20 (VL20) làm đối
chứng 1 và giống lúa thuần Khang Dân 18 (KD 18) làm đối chứng 2.
Biểu 1. Các tổ hợp lúa lai được nghiên cứu trong vụ Mùa 2006
TT Tên tổ hợp, giống Tên tổ hợp (Mẹ/Bố) Loại giống Nguồn gốc
1 HYT 102 AMS30S/GR10 2 dòng Trung tâm NC&PTL
2 HYT 103 AMS30S/GR100 2 dòng Trung tâm NC&PTL
3 HYT 104 BoIIA/68-1 3 dòng Trung tâm NC&PTL
4 HYT 105 II32A/PM3 3 dòng Trung tâm NC&PTL
5 IR69625A/MK86 IR69625A/MK86 3 dòng Trung tâm NC&PTL
6 IR69625A/R242 IR69625A/R242 3 dòng Trung tâm NC&PTL
7 IR69625A/R253 IR69625A/R253 3 dòng Trung tâm NC&PTL
8 IR69625A/R1025 IR69625A/R1025 3 dòng Trung tâm NC&PTL
9 IR69625A/R1028 IR69625A/R1028 3 dòng Trung tâm NC&PTL
10 534S/RTQ5 534S/RTQ5 2 dòng Trung tâm NC&PTL
11 KD 18 (Đ/c2) Lúa thuần Trung Quốc
12 VL 20 (Đ/c1) 103S/R20 2 dòng Đại học NNI-Hà Nội
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Thực hành Thực nghiệm - Trường Đại học
nông lâm Thái Nguyên, trên đất vàn, thành phần cơ giới nhẹ - trung bình, chủ động tưới tiêu.
Nghiên cứu được tiến hành trong vụ mùa 2006.
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007
110
2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
Theo dõi các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất
và chất lượng. Phương pháp nghiên cứu theo qui phạm khảo nghiệm giống lúa quốc gia 10TCN-
558-2002 và Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI [1], [2]. Phương pháp bố trí thí nghiệm theo kiểu
khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 10 m2.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai
Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai trong thí nghiệm thu được ở bảng 1:
Bảng 1: Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai trong thí nghiệm (ĐVT: Ngày)
TT Tên tổ hợp, giống
Thời gian từ gieo (22/6/2006) đến
Cấy Bắt đầu
đẻ nhánh
Kết thúc
đẻ nhánh
Trỗ
10%
Trỗ
80%
Chín
(TGST)
1 HYT 102 15 23 44 82 84 113
2 HYT 103 15 23 44 77 79 111
3 HYT 104 15 23 51 93 95 121
4 HYT 105 15 24 46 80 82 113
5 IR69625A/MK86 15 24 46 76 79 106
6 IR69625A/R242 15 25 45 76 78 104
7 IR69625A/R253 15 24 45 75 77 104
8 IR69625A/R1025 15 24 46 80 83 113
9 IR69625A/R1028 15 25 44 75 76 103
10 534S/RTQ5 15 24 47 76 78 104
11 KD 18 (Đ/c2) 15 26 47 77 78 104
12 VL 20 (Đ/c1) 15 24 43 76 78 104
Với tuổi mạ cấy 15 ngày tuổi, các tổ hợp lúa lai có thời gian đẻ nhánh chênh lệch nhau
không đáng kể so với đối chứng: Thời gian bắt đầu đẻ nhánh biến động từ 23 – 26 ngày sau
gieo, giống đẻ muộn nhất là KD 18; Thời gian kết thúc đẻ nhánh từ 43 - 51 ngày, trong đó tổ
hợp HYT104 có thời gian đẻ kéo dài nhất (28 ngày).
Các tổ hợp và giống đối chứng đều trỗ tập trung (≤ 3 ngày), tuy nhiên thời gian từ gieo
đến trỗ 80% có sự chênh lệch đáng kể, biến động từ 76 - 95 ngày sau gieo. Tổ hợp HYT104
do thời gian đẻ nhánh dài hơn và kết thúc trỗ muộn nên có thời gian sinh trưởng dài nhất với
121 ngày, các tổ hợp còn lại và giống đối chứng có thời gian sinh trưởng biến động từ 103 -
113 ngày.
3.2. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ
Sâu cuốn lá gây hại nặng nhất ở mức điểm 5 (21 - 35% cây bị hại) đối với các tổ hợp
IR69625A/R242; IR69625A/R253; IR69625A/R1028, tổ hợp HYT104 bị hại nhẹ nhất ở mức
điểm 1, các tổ hợp còn lại và giống đối chứng bị hại ở mức điểm 3 (Bảng 2).
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007
111
Bảng 2: Một số sâu, bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các tổ hợp lúa lai ĐVT: Điểm
TT Tổ hợp, Giống
Sâu hại Bệnh hại Độ
cứng
cây Cuốn lá Đục thân Bạc lá Khô vằn Hoa cúc
1 HYT 102 3 1 3 1 5 1
2 HYT 103 3 1 3 1 1 3
3 HYT 104 1 1 1 1 1 3
4 HYT 105 3 1 1 1 1 1
5 IR69625A/MK86 3 1 3 1 1 1
6 IR69625A/R242 5 1 3 1 1 3
7 IR69625A/R253 5 1 1 1 1 3
8 IR69625A/R1025 3 1 3 1 3 1
9 IR69625A/R1028 5 1 1 1 1 3
10 534S/RTQ5 3 1 3 3 1 3
11 KD 18 (Đ/c2) 3 1 1 1 1 1
12 VL 20 (Đ/c1) 3 1 3 1 3 3
Sâu đục thân gây hại ở tất cả các tổ hợp lai và đối chứng ở giai đoạn đẻ nhánh - chín
nhưng ở mức độ nhẹ điểm 1 (có số bông bị hại 1-10%)
Bệnh bạc lá là một bệnh nguy hiểm đối với các tổ hợp lúa lai. Tuy nhiên, các tổ hợp
HYT104; HYT105; IR69625A/R253; IR69625A/R1028 bị nhiễm ở mức nhẹ (điểm 1), tổ hợp
còn lại và giống VL 20 bị hại nặng hơn cũng chỉ ở mức điểm 3.
Bệnh khô vằn gây hại thời kỳ chắc xanh – chín, mức độ gây hại ở hầu hết các tổ hợp lai và giống
đối chứng được đánh giá ở thang điểm 1, duy nhất chỉ có tổ hợp 534S/RTQ5 bị hại nặng hơn ở điểm 3.
Bệnh hoa cúc gây hại trực tiếp trên hạt lúa giai đoạn chắc xanh và chín, bệnh xuất hiện ở
tất cả các tổ hợp, hầu hết là ở mức độ nhẹ điểm 1, tổ hợp bị nhiễm nặng hơn cả là HYT102 ở
điểm 5, tổ hợp IR69625A/R1025 và giống VL 20 nhiễm ở mức điểm 3.
Khả năng chống đổ (độ cứng cây) của tất cả các tổ hợp, giống đối chứng đạt điểm 1 (tốt)
– điểm 3 (khá), trong đó chống đổ tốt là: HYT102, HYT105, IR69625A/MK86,
R69625A/R1025, KD 18.
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Số bông hữu hiệu trên khóm của tổ hợp lúa lai và giống đối chứng biến động từ 5,1 – 7,7
bông/khóm, cao hơn hoặc tương đương với đối chứng. Số hạt/bông của các tổ hợp lai biến động
từ 112,78 - 181,00 hạt/bông, trong đó duy nhất tổ hợp 534S/RTQ5 cao nhất và tương đương với
đối chứng, các tổ hợp còn lại thấp hơn đối chứng. Tỷ lệ hạt chắc trên bông biến động từ 68,20 –
86,52%, cao nhất là tổ hợp HYT104, tiếp đến là HYT105 đạt 86,22%, cao hơn cả hai đối chứng
ở mức tin cậy 95%. Khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp và giống thí nghiệm cao hơn hoặc
tương đương giống đối chứng VL 20 và cao KD 18 ở mức tin cậy 95%. Năng suất lý thuyết ở
các tổ hợp và giống đối chứng biến động từ 47,98 – 66,33 ta/ha, trong đó 6 tổ hợp tương đương
với VL 20 và cao hơn KD 18, các tổ hợp còn lại có năng suất lý thuyết cao hơn hoặc tương
đương với KD 18 (Bảng 3).
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007
112
Năng suất thực thu của các tổ hợp biến động từ 41,73 - 62,87 tạ/ha, trong đó tổ hợp
HYT104 đạt cao nhất, tiếp đến là HYT102 đạt 57,73 ta/ha, cao hơn so với các giống đối chứng; 3 tổ
hợp HYT103, IR69625A/R1025, 534S/RTQ5 có năng suất tương đương với giống VL20 và cao hơn
KD 18.
Bảng 3: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lúa lai
TT
Tên tổ hợp,
giống
Bông hữu
hiệu/ khóm
(bông)
Tổng số
hạt/bông
(hạt)
Tỷ lệ hạt
chắc (%)
Khối lượng
1000 hạt (g)
Năng suất
lý thuyết
(tạ/ha)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha)
1 HYT 102 6,00 133,37 79,75 22,90 58,46 51,70
2 HYT 103 6,53 112,78 74,47 27,89 61,18 55,73
3 HYT 104 7,67 113,85 86,52 21,95 66,33 62,87
4 HYT 105 5,07 140,56 86,22 26,60 65,38 57,73
5 IR69625A/MK86 5,53 136,24 75,31 25,94 58,87 47,30
6 IR69625A/R242 5,60 126,13 71,51 23,75 47,98 42,27
7 IR69625A/R253 5,47 129,43 79,48 21,53 48,46 44,23
8 IR69625A/R1025 6,87 130,32 77,31 23,89 66,14 54,97
9 IR69625A/R1028 5,73 130,59 76,53 23,23 53,21 41,73
10 534S/RTQ5 6,20 181,00 68,02 21,11 64,45 54,00
11 KD 18 (Đ/c2) 5,53 173,78 72,30 17,95 49,89 46,57
12 VL 20 (Đ/c1) 5,13 174,75 72,36 22,28 57,81 50,50
LSD 0,05 0,86 22,24 8,39 0,58 8,95 5,76
CV(%) 8,60 9,40 6,50 2,50 8,10 6,70
3.4. Chất lượng gạo của các tổ hợp lúa lai
Bảng 4: Chất lượng gạo của các tổ hợp lúa lai vụ mùa 2006
TT
Tên tổ hợp,
giống
Tỷ lệ
gạo lật
(%)
Tỷ lệ
gạo xát
(%)
Tỷ lệ gạo
nguyên
(%)
Bạc
bụng
(Điểm)
Chiều dài
hạt gạo
(mm)
Phân
loại
kích
thước
Hàm
lượng
Protein
(%)
Hàm
lượng
Amyloza
(%)
1 HYT 102 81,9 68,2 53,3 0 6,23 TB 8,2 23,0
2 HYT 103 82,3 66,7 60,5 1 7,08 D 9,8 21,5
3 HYT 104 79,2 66,8 72,2 0 6,08 TB 10,3 23,0
4 HYT 105 80,1 66,4 63,8 1 6,34 TB 9,9 23,5
5 IR69625A/MK86 80,8 66,5 66,9 1 6,27 TB 8,7 21,6
6 IR69625A/R242 81,2 67,4 75,2 1 6,34 TB 10,7 23,8
7 IR69625A/R253 79,7 66,1 66,1 0 7,34 D 10,5 22,7
8 IR69625A/R1025 81,2 67,2 67,1 0 6,99 D 9,1 20,8
9 IR69625A/R1028 80,9 67,4 63,2 0 6,40 TB 8,7 22,0
10 534S/RTQ5 81,8 69,6 64,3 0 6,41 TB 8,9 21,4
11 KD 18 (Đ/c2) 80,1 68,8 71,4 0 5,67 TB 8,9 21,7
12 VL 20 (Đ/c1) 81,0 67,9 77,4 0 7,20 D 10,3 23,5
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007
113
Tỷ lệ gạo lật của các tổ hợp lúa lai đạt cao (trên 80%) và tỷ lệ gạo xát đạt từ 66,1 - 69,6%, ít
chênh lệch so với đối chứng. Tỷ lệ gạo nguyên của hầu hết các tổ hợp lúa lai đạt trên 60%, trong đó có 2
tổ hợp đạt cao nhất là IR69625A/R242 với 75,2% và HYT104: 72,2%, so với KD 18 (71,4%) (Bảng 4).
Độ bạc bụng gạo của các tổ hợp không có hoặc rất thấp với mức điểm 0-1. Chiều dài hạt
gạo của các tổ hợp và giống đối chứng từ 5,67- 7,34mm, trong đó ngắn nhất là KD 18; 3 tổ hợp
là HYT103, IR69625A/R253, IR69625A/R1025 và đối chứng VL 20 thuộc nhóm có hạt gạo dài,
tổ hợp còn lại có hạt gạo dài trung bình.
Hàm lượng Prtein trong gạo của các tổ hợp đạt từ 8,2 - 10,7%, các tổ hợp đạt xấp xỉ
10% trở lên là IR69625A/R242, IR69625A/R253, HYT104, HYT105, HYT103. Hàm lượng
Amyloza của các tổ hợp và giống đối chứng biến động không lớn từ 20,8 - 23,5%, đây là mức
phù hợp với mục đích sử dụng làm lương thực của người Việt Nam.
4. Kết luận
Kết quả thử nghiệm 10 tổ hợp lúa lai vụ mùa 2006 tại Thái Nguyên cho thấy:
- Tổ hợp HYT 104 có thời gian sinh trưởng 121 ngày; khả năng chống chịu sâu bệnh và năng
suất thực thu cao nhất đạt 62,87 tạ/ha, cao hơn đối chứng mức tin cậy 95%; chất lượng gạo khá,
tương đương đối chứng.
- Tổ hợp HYT 105 có thời gian sinh trưởng ngắn (113 ngày); chống chịu sâu bệnh tương đối tốt;
năng suất thực thu đạt 57,73 tạ/ha, cao hơn đối chứng mức tin cậy 95%, chất lượng gạo khá.
- Các tổ hợp là HYT103, IR69625A/R1025 và 534S/RTQ5 có thời gian sinh trưởng ngắn (104 -
113 ngày), chống chịu sâu bệnh khá, năng suất thực thu (54 - 55,73 tạ/ha), tương đưong với VL
20, cao hơn KD18 và chất lượng gạo khá hơn đối chứng.
Summary
Testing Vietnammese prospective rice hybrids in Autumn-Summer Season 2006 at
Thainguyen Province
The objective of the reseach is to test 10 promising rice hybrids. The results of the study
showed that growing duration of rice hybrids were from 104 to 121 days and good resistant to
common insects (e.i. Cnaphalocrosis medinalis G., Scirpophaga incertulas W.), and diseases (e.i.
Sheath blight caused by Rhizoctonia solani P., Bacterial leaf blight caused by Xanthomonas
campestris pv.oryzae D.). Two rice hybrids: HYT 104, HYT 105 have the highest harvest with
6,28 ton/ha and 5,77ton/ha, respectively, which were significantly higher than that of the control
varieties (VL20 and Khang Dan 18); while yields of three other rice hybrids HYT103,
IR69625A/R1025 và 534S/RTQ5 were equivalent to VL 20 and significantly higher than Khang
Dan 18. Quality of theses rice hybrids were evaluated as good as or better than control varieties.
Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Quy phạm khảo nghiệm giống lúa quốc gia
10TCN-558-2002. Nxb Nông Nghiệp.
[2]. Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) (1996, Hệ thống tiêu chu)n đánh giá cây lúa. P.O.Box
933. 1099 Manila, Philippines.
[3]. Báo Nhân dân (26/1/2006), Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005:
Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ lúa lai ở Việt Nam,
www.vast.ac.vn/index.asp?fcid=2&progid=21002&newsid=245 - 31k
[4]. Vietnamnet, Sẽ thiếu trầm trọng giống lúa lai,
www.vietnamnet.vn/kinhte/chinhsach/2005/11/508749/ - 15k 07/11/2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_thu_nghiem_mot_so_to_hop_lua_lai_cua_viet_nam_trong.pdf